Register
Page 4 of 36 FirstFirst ... 2345614 ... LastLast
Results 31 to 40 of 351

Thread: Vượt biển

  1. #31
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Chính sách tị nạn của Châu Âu:
    Trò đùa chết người

    Bình luận của Maximilian Popp


    Người tị nạn được cứu vớt ở Địa Trung Hải: Chính sách tị nạn khiến người ta mạo hiểm

    Gần như mỗi ngày người ta đã chết vì cố vượt Địa Trung Hải sang Châu Âu. Người Châu Âu thờ ơ với thảm cảnh này. Thế nhưng những người thiệt mạng cũng là nạn nhân của chính sách biên giới của Châu Âu.

    Đã có một phụ nữ, người Syria, vừa bồng trên tay đứa trẻ sơ sinh vừa chống chọi lại vô vọng với cái chết đuối cận kề cả giờ đồng hồ cho đến khi giòng nước nhấn chìm họ.

    Đã có ba người bạn từ dải Gaza cùng chết đuối dưới lòng đại dương.

    Schukri al-Assuli, 35 tuổi, cũng từ Gaza, đã sống sót thảm họa một cách kỳ diệu mặc dù không biết bơi, nhưng mà vợ anh và hai đứa con anh, bốn tuổi và 9 tháng đã mất. Anh hỏi, "Làm sao tôi sống tiếp được đây?"

    Tổng cộng có 500 người tị nạn đã bỏ mạng trên chuyến tàu bị đắm ngày 10 tháng 9 trước bờ biển Malta. Giới quan sát cho rằng đây là tai nạn đắm thuyền nghiêm trọng nhất trong nhiều năm nay. Chỉ có 10 người sống sót. Các câu chuyện của họ được kể chương trình tạp chí ARD 'Reporter Mainz' và nhóm ký giả Spiegel lại ở đảo Kreta chấn động và bi thảm. Những câu chuyện này phải gióng lên một tiếng gào thét. Các nguyên thủ Châu Âu đã phải cố vấn về hậu quả từ các thảm cảnh trong các buổi họp giải quyết khủng hoảng từ lâu rồi mới phải. Ngay chính phủ Đức chẳng hạn còn không thiết bày tỏ sự thương hại về các bi kịch này.

    Người Châu Âu phản ứng với thái độ lãnh đạm trước sự tử vong hàng loạt ở biên giới nước họ. Có lẽ nỗi bất hạnh ở hiện trường cũng không còn cách nào để san sẻ. Bởi vì tỏ ra thương hại người thiệt mạng đồng nghĩa với chấp nhận một sự thật xấu hổ rằng những người phải chết đuối trên biển hoặc đổ máu ở rào kẽm gai biên giới Melilla là những người vì chúng ta mà chết. Chính sách của chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự thiệt mạng của họ.

    Hệ thống tị nạn ép người ta trở thành tội phạm

    Mỗi khi các chính trị gia Đức (và ký giả) nói về người tị nạn thì thường nghe các chữ như "Bão tố", "Nước lụt" và "Sóng gió". Họ làm như là quốc gia này phải chuẩn bị phòng chống thiên tai vậy.

    Và họ cũng hành động y hệt như vậy. Chính phủ Đức và các bằng hữu Châu Âu đã đắp lũy Châu Âu trong những năm qua chống lại người nhập cư. Họ gửi lính tráng và cảnh sát ra biên ngoại, họ dựng rào kẽm che chắn, điều tàu chiến ra khơi chờ đợi. Cộng đồng chung Châu Âu không những chấp nhận người ta thiệt mạng ở biên giới mà còn tạo điều kiện cho người ta phải chết ở biên giới.

    Mặc dù EU hứa hẹn che chở những người trốn chạy do bị truy đuổi lý do chính trị. Nhưng ai muốn nộp đơn xin tị nạn tại Châu Âu trước hết phải vượt qua được biên giới. Người xin tị nạn không thể nộp đơn xin tị nạn từ ngoài Châu Âu. Trước hết họ phải nhập cư theo kiểu 'bất hợp pháp'. Hệ thống tị nạn của Châu Âu ép những người đi tị nạn phải trở thành tội phạm. Và đẩy người ta vào vòng tay của bọn buôn người.

    Hậu quả của chính sách này đã biến Địa Trung Hải trở thành mồ chôn tập thể. Có ít nhất 23 ngàn người đã thiệt mạng lúc vượt biển trong vòng 14 năm qua.
    Các tổ chức thế giới như Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) từ lâu đã yêu cầu nguyên thủ các quốc gia Châu Âu hãy tạo phương tiện chính thức cho người tị nạn sang Châu Âu.

    Lập luận toàn là chuyện phiếm

    Cộng đồng chung Châu Âu có thể đầu tư vào các chương trình tái định cư điều hợp đưa người ta từ các vùng khủng hoảng như Syria không qua thủ tục xin tị nạn quan liêu sang nước thứ ba. Bà tổng thư ký nội vụ Châu Âu đã thôi nhiệm Cecilia Malmström từng bày tỏ việc cấp giấy nhập cảnh nhân đạo để người xin tị nạn trong tương lai có thể nộp đơn xin tị nạn từ bên ngoài EU, ở các nước thứ ba như Tunesia hoặc là Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tuy nhiên các nước thành viên EU đã đồng loạt từ chối đề nghị này. Họ sợ rằng nhân đạo với người tị nạn sẽ dẫn đến việc gia tăng người xin tị nạn. Tốt nhất là để họ chết đuối ở biên ngoại là hơn. Chính sách biên giới của EU được quyết định bởi một đám người làm trò hề.

    Bộ trưởng bộ nội vụ Đức Thomas de Maizière đã viết một lá thư đến Hội Đồng Châu Âu có trưng cho ký giả Spiegel và chương trình truyền hình "Reporter Mainz" xem viết rằng: "Cao điểm của vấn nạn nhập cư ở Địa Trung Hải là dịp để lo lắng nhiều hơn". Ông Maizière yêu cầu sự "Cương quyết và liên tục" trong chính sách biên giới của EU. Ông ta nêu ra trình tự ưu tiên là "Canh phòng biên ngoại, các dòng nhập cư vào EU tốt hơn và gia tăng chống các băng đảng buôn người". Nội dung lá thư này cho thấy ông bộ trưởng bộ nội vụ chẳng học được gì từ các thảm kịch xảy ra ở biên ngoại cả.

    Trong số 50 triệu người chạy trốn chỉ có một phần rất nhỏ tìm được đường sang Châu Âu. Ở nước Lybanon, một quốc gia chỉ có 4 triệu người hiện nay có 1 triệu người tị nạn Syria đang sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận trong ba ngày vừa qua nhiều hơn cả Châu Âu nhận người tị nạn trong vòng ba năm.

    Chính phủ Đức bào chữa cho việc bế quan biên giới bằng lập luận rằng nước Đức không thể nào nhận hết người nghèo của thế giới này. Thật đúng là chuyện phiếm.


    (theo "Europas Flüchtlingspolitik: Tödlicher Zynismus" - Spiegel)

    Last edited by Triển; 09-23-2014 at 09:29 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #32
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Nhật và Nam Hàn bị áp lực nhận tị nạn

    Các cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới cũng đồng nghĩa với sự gia tăng làn sóng xin tị nạn. Ở Á Châu quốc gia phải đối diện đặc biệt là nước Úc nhưng các nước khác như Nam Hàn và Nhật cũng loan tin những con số gia tăng và cần có sự chuẩn bị.



    Chỉ riêng các nước Đức, Mỹ, Pháp và Thụy Điển đã nhận số đơn xin tị nạn vào năm 2013 hơn phân nửa tổng cộng số đơn của thế giới. Nói đến chuyện người xin tị nạn ở các nước Á Châu thỉnh thoảng cũng xuất hiện vài dòng tin giật gân của nước Úc nhưng thông thường không được lạc quan. Phương pháp của Úc bị chỉ trích mạnh mẽ vì chận người tị nạn từ ngoài khơi rồi cho "tạm dung" ở Nauru và ở Papua Neuguinea. Cũng như chương trình thỏa thuận cho người tị nạn tạm cư ở Cam-Bốt đổi lấy 35 triệu USD tiền "trợ cấp phát triển" cũng bị Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chỉ trích.

    Dẫu vậy Úc vẫn là một trong những nước được người xin tị nạn xem là mục tiêu chọn lựa: có 24 300 đơn xin tị nạn trong năm 2013 theo tin tức của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Các nước tự do dân chủ giàu có ở Đông Á như Nhật và Nam Hàn cũng giữ khoảng cách với người lưu vong và người xin tị nạn. Nhật đã nhận 3300 đơn xin tị nạn mới vào năm 2013, Nam Hàn nhận 1600 đơn xin tị nạn, đây là 'con số cao nhất' cho cả hai nước từ bấy lâu nay.


    Người tị nạn gốc Kurds ở Tokyo


    "Làm ơn ở ngoài"

    Theo công ước tị nạn rất nghiêm khắc của Liên Hiệp Quốc vào năm 1951 (Nhật gia nhập năm 1981, Nam Hàn năm 1992), và qua chướng ngại quan liêu trong các quá trình xét đơn nên rất ít người được công nhận tị nạn. Từ lúc bắt đầu xét đơn tị nạn vào năm 1994, Nm Hàn chấp thuận trung bình 12% (không tính số người tị nạn từ Bắc Hàn), và ở Nhật chấp thuận 6 đơn xin tị nạn trên 3777 trường hợp vị chi là 0,1 phần trăm. Theo bộ tư pháp Nhật có 15 trường hợp được cấp phép cư trú đặc biệt vì lý do nhân đạo.

    Theo bà Katharine Moon, một chuyên gia Đại Hàn của Washington Brookings Institution cho biết, việc xét đơn xin tị nạn ở Nhật và Nam Hàn kéo dài trung bình 3 năm, một khoảng thời gian khá dài mà người xin tị nạn phải sống một cuộc sống khốn khó, bị cô lập và có phần bất hợp pháp: "Xã hội Nam Hàn thường trộn chung người di cư tìm việc làm với người xin tị nạn, nhưng đó là hai nhóm người hoàn toàn khác nhau với tình trạng luật pháp khác nhau và các vấn đề khác nhau".

    Ông Eri Ishikawa của Hiệp Hội Tị Nạn Nhật Bản nhận thấy vấn đề nằm ở chỗ sở nhập cư của bộ tư pháp Nhật. Ông ta phê bình, "Trong chuyện này chẳng có khách quan, công bình và minh bạch gì cả". Sở nhập cư trên căn bản chỉ quan tâm đến sự kiểm soát nhập cư, kế đến và nếu có thì mới là sự đùm bọc người tị nạn.

    Các khác biệt lịch sử

    Chuyên gia về nhập cư như bà Kristin Surak của School of Oriental and African Studies thuộc đại học Luân Đôn nhận thấy lối cư xử lãnh đạm của các nước Á Châu này nằm ở các nguyên nhân lịch sử xa xưa. "Họ đóng cửa toàn diện vì họ không có cách phản ứng trước chiến tranh thế giới và nạn sát nhân theo kiểu các quốc gia châu Âu, là những người đã thảo ra công ước tị nạn ở Liên Hiệp Quốc vào năm 1951".

    Đối với các quốc gia này việc nhận lãnh người tị nạn và gia đình họ được xem là gánh nặng kinh tế cần tránh được thì tránh.

    Bà Katherine Moon nêu ra sự khác biệt so sánh với Châu Âu: ở các vùng này không có khuôn khổ tổ chức như ở Châu Âu hầu có thể tiến tới chiều hướng các giải pháp chính trị nhân đạo cho vấn đề người lưu vong và người xin tị nạn. "Ở đó người ta xem xét nội bộ nhiều hơn, mục tiêu nằm ở sự giữ gìn xã hội ổn định cũng vì duy trì an sinh xã hội yếu kém hơn so với các quốc gia phú cường phương Tây".

    Vấn đề đặc biệt Bắc Hàn

    Sau cùng thì chính sách tị nạn của Nam Hàn cũng phải được xem xét liên quan đến các vấn đề Bắc Hàn, bà Moon nói với đài Deutsche Welle. Bởi vì miền Nam luôn phải tính toán đến khả năng ồ ạt di dân từ miền Bắc. Điều này khiến chính sách mở cửa cho người xin tị nạn như những nước khác gần như không thể được.

    Dù sao đi nữa Nam Hàn cũng đã lập ra một cơ quan giải quyết vấn đề tị nạn thuộc bộ tư pháp hỗ trợ cho quyền lợi của người xin tị nạn. Quá trình xin tị nạn được đơn giản hóa, cơ hội cư trú và làm việc cho những người xin tị nạn chưa được chấp thuận được cải thiện. Cũng đã có ban hành những điều lệ hội nhập dễ dàng hơn.

    Gabriel Dominguez/HS (Deutsche Welle)

    (* dịch từ "Japan und Südkorea unter Asyl-Druck")
    Last edited by Triển; 11-10-2014 at 09:16 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #33
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Cứu trợ tư nhân trên Địa Trung Hải:
    "Bạn muốn làm sao đây? Để yên cho họ chết đuối ư?"

    Rainer Leurs



    Phải làm gì để hỗ trợ vấn đề tị nạn trước mũi Bắc Phi? Hai người giàu có mang tấm lòng từ thiện bỏ ra gần hai triệu Âu kim đầu tư lập hội cứu nạn tư nhân. Vị điều hành giải thich trong khi phỏng vấn vì sao họ phải trông cậy vào tiền quyên góp.

    Sứ mệnh cứu người rất tốn kém, nhiều công sức - nhưng nếu xem sáng kiến thì người ta tự hỏi vì sao cho đến nay không có ai nghĩ tới. Vì lý do thương cảm cá nhân mà vợ chồng ông bà ChristopherRegina Catrambone lập ra một Hội cứu nạn người tị nạn trên Địa Trung Hải. Hai vợ chồng thương nhân người Malta đã dùng tiền túi tân trang một chiếc tàu đánh cá trở thành tàu cứu hộ giúp đỡ những kẻ đắm thuyền. (MOAS, Migrant Offshore Aid Station).

    Chiếc tàu dài 40 thước mang tên "Phoenix 1" chạy vòng vòng hai tháng trời trên Địa Trung Hải để cứu trợ những người tị nạn trong tình trạng khẩn cấp. Theo lời kể, Hội MOAS vào thời điểm này đã tham gia cứu giúp gần 3000 người. Giai đoạn đầu của sứ mệnh cứu trợ đã chấm dứt vào cuối tháng 10. Ông Martin Xuereb, một cựu quân nhân người Malta là người điều hành cuộc cứu trợ này.

    SPIEGEL ONLINE: thưa ông Xuereb, chiếc "Phoenix 1" đã lênh đênh 60 ngày trên biển cứu trợ, bây giờ thì nó nằm bãi. Vì sao công việc cứu hộ không được tiếp tục nữa?

    Xuereb: Điều này nằm trong kế hoạch. Lúc khởi sự, những người sáng lập MOAS đứng trước sự lựa chọn: một là chờ quyên góp cho đủ rồi mới bắt đầu kế hoạch, hai là tân trang chiếc tàu bằng tiền riêng của mình và trở thành khai sáng cho kẻ khác. Gia đình Catrambones đã chọn lựa cách thứ hai. Hiện tại chúng tôi khởi sự kêu gọi quyên góp để sang năm lại có thể ra khơi.


    SPIEGEL ONLINE: Các cuộc cứu trợ của chiếc "Phoenix 1" xảy ra như thế nào?

    Xuereb: Chúng tôi làm việc chặt chẽ với trung tâm điều phối cứu hộ trên biển ở Roma và trong tình trạng sẵn sàng cứu trợ. Trong vòng 60 ngày chúng tôi nhận được khoảng 100 lần gọi cứu cấp từ trung tâm này. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhìn được các ghe có người tị nạn. Chúng tôi báo ngay cho nhà chức trách rồi chạy song song theo các ghe và làm công việc cứu trợ - ví dụ trong số đó là phát áo phao. Sau đó hoặc là chúng tôi chạy ở cự ly gần chờ cho đến khi có tàu hải quân đến, hoặc là chúng tôi nhận người tị nạn cho lên tàu "Phoenix 1" và chở họ về nơi an toàn. Trong sô' 3000 người mà chúng tôi có tham gia cứu hộ, có phân nửa đã lên tàu chúng tôi.


    SPIEGEL ONLINE: Chiếc "Phoenix 1" chứa được bao nhiêu người?

    Xuereb: Đối với sứ mệnh cứu nạn thì đó là một câu hỏi có tính tương đối. Bạn phải làm gì đây nếu tàu không thể chứa hết tất cả được - Để cho người ta chết đuối ư? Để cho Bạn có một chút ước lượng thì thế này: trong một trong những chuyến hải trình cuối cùng chúng tôi đã cho lên tàu 331 người và chở về Sicilia. Tàu không thể chứa hơn thế nữa.



    Chiếc "Phoenix 1" dài 40 thước. Gia đình Catrambone đã mua chiếc tàu đánh cá này ở tiểu bang Virginia bên Mỹ. Sau khi được giao, họ đã tân trang thiết bị tối tân ở Malta. Trên đuôi tàu họ đã thiết kế hai bãi đáp trực thăng. Cả hai chiếc trực thăng đều có trang bị máy chụp ảnh xuyên đêm và dò nhiệt, tầm hoạt động gần 100 cây số. Chiếc Phoenix 1 có trang bị hai chiếc ghe thổi hơi, và trang bị trên thuyền cả một bệnh viện hoàn chỉnh. Đội ngũ trên tàu gồm 19 người có 6 đến 7 thủy thủ, 2 chuyên gia cứu hộ, nhân viên an ninh, một bác sĩ và một y tá quân y. Ông Xuereb cho biết vợ chồng Catrambone cũng đi theo tàu ra khơi, đồng thời song song điều hành công việc làm ăn khác trên đất liền.



    SPIEGEL ONLINE: Gia đình Catrambone là mẫu người người thế nào? Vì sao họ lại làm chuyện này?

    Xuereb: Họ chỉ là hai người bình thường có phương tiện tài chính làm một kế hoạch như vậy. Chắc chắn là họ cũng có thể dùng tiền đầu tư vào một hãng xưởng gì đó hoặc là mua một ngôi nhà nhỏ ở Chamonix. Nhưng thay vì vậy họ đã chứng minh rằng một Hội cứu hộ tư nhân giúp người tị nạn trên Địa Trung Hải là điều hoàn toàn khả thi.

    Theo dữ liệu của MOAS, ông Christopher Catrambone là người Mỹ và có gốc gác từ New Orleans. Ông ta xây dựng công ty đa hợp gồm công ty bảo hiểm, dịch vụ y tế ở các vùng khủng hoảng và bất ổn. Vợ của ông, bà Regina là người Ý. Tuy nhiên ông Xuereb tránh không trả lời câu hỏi cặp vợ chồng Catrambone đã đầu tư vào MOAS bao nhiêu tiền. Trong một bài báo của BBC có ghi con số là hai triệu Âu kim.

    Sự dấn thân của gia đình Catrambone có một trong các nguyên do từ chuyến viếng thăm đảo Lampedusa của đức giáo hoàng Francis hồi năm 2013. Vị giáo chủ đã bay đến đó để gây sự chú ý đánh động mọi người về số phận của những người tị nạn từ Bắc Phi. NBC News trích dẫn lại lời bà Regina Catrambone, "Ngài đã cầu xin mọi người đừng bỏ mặc họ". "Và sau đó là chúng tôi quyết định hành động".


    SPIEGEL ONLINE: Phần ông từng có thời gian dài ở cấp lãnh đạo của quân đội Malta. Vì sao bây giờ ông làm việc cho hội MOAS?

    Xuareb: Trước hết là bởi vì tôi tin tưởng vào kế hoạch này. Nhưng cũng có một lý do rất cá nhân. Dưới chức vụ của tôi trong quân đội, tôi từng thường xuyên tham gia các cuộc cứu hộ. Tôi đã từng nhìn thấy thi thể các trẻ em bị chết đuối, nhìn thấy trẻ sơ sinh trôi lềnh bềnh mặt úp xuống biển. Xã hội của chúng ta không được phép để các chuyện này xảy ra.







    Cá nhân Martin Xureb - (phát âm là Sui-réch) - được đào tạo từ Royal Military Academy - Học viện quân sự hoàng gia Anh. Từ năm 2010 đến 2013 ông là lãnh đạo quân đội Malta dưới chức vụ thiếu tướng. Vị cựu quân nhân 46 tuổi này hiện đang điều hành công việc của Hội cứu trợ tư nhân MOAS.





    SPIEGEL ONLINE: Nhưng đây không phải chính là nhiệm vụ của bên chính trị hay sao?

    Xuereb: Mỗi một công dân có trách nhiệm giúp đỡ theo khả năng. Dĩ nhiên là phải tìm ra các giải pháp chính trị ngay trên các quốc gia của người tị nạn. Nhưng mà trong khi chưa có các giải pháp này người ta tiếp tục chết đuối thường xuyên. Và ở đời không ai phải thiệt mạng trên biển cả.


    Đến đầu tháng 10 đã có gần 165 ngàn người tị nạn vượt biển từ Bắc Phi sang Châu Âu - nhiều chưa từng có. Con số tử vong trên đường vượt biển trong năm 2014 được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ước lượng khoảng 3343 người. Chỉ riêng trong từ tháng Bảy đến tháng Chín đã có 2755 người thiệt mạng.

    Tình trạng chết đuối sẽ gia tăng khi sắp tới chương trình cứu hộ trên biển "Mare Nostrum" chấm dứt. Ý đã khởi sự chương trình này vào đầu tháng 10 năm 2013 được xem là phản ứng cho việc chiếc tàu chở người tị nạn bị đắm ngay trước đảo Lampedusa có 390 người tử vong. Từ dạo đó hải quân Ý đã cứu hơn 150 ngàn người. Bây giờ chương trình "Mare Nostrum" được thay thế bằng chương trình "Triton" ít tốn kém hơn nhiều: thay vì chủ động tìm kiếm người gặp nạn trên biển trước bờ biển Bắc Phi, thì chương trình này giới hạn hoạt động xuống thành an toàn biên giới hải phận của Cộng Đồng Chung Châu Âu.


    SPIEGEL ONLINE: Ông chờ đợi điều gì sau khi chương trình "Mare Nostrum" kết thúc?

    Xuereb: Chương trình nào tiếp theo cũng mặc: quan trọng là phải làm sao không để người nào chết đuối nữa. Trách nhiệm này mỗi người ra khơi đều phải mang vác cả; các nhà nước và các chính phủ phải cố gắng điều hợp. Đây là mạng sống con người chứ không phải mấy kiện hàng hay là các thùng vận tải. Đối với kế hoạch của chúng tôi bắt buộc chúng tôi từ bây giờ phải trông về tương lai. Hội MOAS đã khởi sự thành công trong những tuần lễ vừa qua - để tiếp tục sứ mệnh chúng tôi trông mong vào sự quyên góp.


    SPIEGEL ONLINE: Ông cần bao nhiêu tiền để chiếc "Phoenix 1" có thể ra khơi?

    Xuereb: Chúng tôi tính toán khoảng chừng 450 ngàn Mỹ kim mỗi tháng. Mọi thứ đều lệ thuộc vào tiền quyên góp có được bao nhiêu. Liệu mọi người có thấy việc cho tiền để cứu sống mạng người là một việc làm có giá trị chăng?



    Nếu Bạn muốn quyên góp cho kế hoạch cứu trợ của ông bà Regina và Chrisopher Catrambone, bạn có thể trực tiếp thực hiện trên trang web của hội MOAS. Trên trang web đó các Bạn sẽ có thêm nhiều dữ liệu về Hội thiện này.











    Sau kế hoạch này là cặp vợ chồng giàu có Regina và Christopher Catrambone đang trên tàu





    Ông Christopher Catrambone





    Bà vợ Regina người Ý. Một trong những nguyên nhân cho sự dấn thân của họ là lời kêu gọi của đức giáo hoàng Francis lúc đến thăm đảo Lampedusa vào năm 2013





    Nếu gặp tàu tị nạn họ cho ghe con đến cặp và thực hiện công việc cứu trợ. Trong hình là cảnh tượng đang phát áo phao.





    ... trước khi hải quân Ý đến tiếp ứng và chở người tị nạn về nơi an toàn.





    (* dịch lại từ "Private Seenotretter im Mittelmeer: 'Was wollen Sie tun - die Leute ertrinken lassen?' ")
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #34
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Italy Searches for 700 Migrants Lost at Sea North of Libya

    ROME — Apr 19, 2015, 5:09 AM ET
    By NICOLE WINFIELD Associated Press

    Emergency services mounted a major search and rescue operation Sunday north of Libya after a ship containing hundreds of migrants trying to reach Italy capsized in the Mediterranean.

    Italy's ANSA news agency said an estimated 700 people were aboard and only 28 people had been rescued.

    Barbara Molinario, spokeswoman for the United Nations refugee agency, said the Italian Coast Guard operation is continuing and the number of victims is not known.

    (đọc tiếp)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #35
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Chủ hãng tàu vận chuyển nói về việc người tị nạn lâm nạn: "Quá tàn nhẫn"
    bài phỏng vấn của Ansgar Siemens


    (ảnh: người tị nạn bị đắm tàu. Thủy thủ đoàn của hãng tàu Opielok đã cứu 1500 người từ tháng 12 năm ngoái)





    Christopher Opielok - 52 tuổi, chủ hãng tàu Opielok ở Hamburg. Thành lập hãng tàu vận chuyển từ năm 1998.

    Chiếc tàu đang lái về hướng một tàu vận tải, những người tị nạn đang chờ đợi được cứu thì tàu của họ bị đắm. Tối Chủ Nhật vừa qua đã có gần 950 người thiệt mạng. Đoạn biển giữa Libya và Lampedusa là đường hàng hải quan trọng của các tàu chở hàng, thông thường họ chính là những người đầu tiên giải cứu các chiếc tàu chở người tị nạn bị đắm.

    Ông chủ tàu Christopher Opielok thuật lại gánh nặng cho thủ thủy đoàn của ông trong cuộc phỏng vấn và giải thích vì sao ông có cảm giác bị bên chính trị bỏ rơi.

    SPIEGEL ONLINE: Ông Opielok, hãng tàu của ông có hai tàu chuyên chở cho dàn khoan dầu ở Địa Trung Hải. Từ tháng 12 đến nay thủy thủ đoàn đã có đến hơn chục lần cứu các tàu tị nạn. Chuyện gì đã xảy ra vậy thưa ông?
    Opielok: Nhiều cảnh tượng khủng khiếp đã xảy ra. Rất nhiều người chết đuối trước mắt thủy thủ đoàn của chúng tôi, trong đó có trẻ sơ sinh bị rơi ra khỏi áo bơi cứu hộ. Và mặc dù những người tị nạn đã lên tàu của chúng tôi, đôi khi họ cũng bị cóng vì đã trôi lênh đênh trên biển mấy ngày trời.


    SPIEGEL ONLINE: Người của ông tìm thấy họ ra sao?
    Opielok: Chúng tôi được trạm tuần phòng duyên hải gọi báo động qua vô tuyến yêu cầu đến hiện trường hoặc là các tàu tị nạn dò sóng kêu cứu trực tiếp chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng các tàu kéo (tàu lai dắt) biết rõ tọa độ của chúng tôi. Thông thường việc cứu hộ xảy ra trong hải phận cách bờ biển Libya độ chừng 50 đến 60 cây số.

    SPIEGEL ONLINE: Việc cứu hộ diễn ra như thế nào?
    Opielek: Gặp lúc các chiếc tàu thủng trôi trên biển là chúng tôi thả ngay "đảo phao" và các tàu cứu hộ xuống để vớt nạn nhân thật nhanh lên tàu. Nếu gặp tàu tị nạn còn hoạt động thì chúng tôi đến gần phía bên hông tàu và thả thang lưới xuống. Lúc chuyển tàu hay xảy ra tình trạng quá nhiều người tranh nhau trèo lên nên tàu của họ bi khẩm một bên rồi lật úp. Những người mạnh mẽ thì sống sót, những người yếu đuối dưới khoang tàu thì chết đuối. Tàn nhẫn lắm.

    SPIEGEL ONLINE: Mỗi lần ông có thể nhận bao nhiêu người?
    Opielok: Thủy thủ đoàn gồm 12 đến 14 người - chăm sóc người tị nạn với lương khô, chăn mền và quần áo. Chúng tôi có chỗ cho khoảng 500 người tị nạn mà chúng tôi sẽ chuyển giao sau đó cho trạm tuần duyên hải hoặc là trại tị nạn trên đảo Lampedusa. Việc cứu hộ là bổn phận tất nhiên của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi không có sự chuẩn bị tinh thần cũng như vật chất cho việc cứu hộ cho nên các trường hợp xảy ra ngày càng khiến chúng tôi tê liệt.

    SPIEGEL ONLINE: Diễn biến ra sao?
    Opielok: tôi nhận được giấy xin thôi việc, thủy thủ đoàn cự tuyệt đi biển Địa Trung Hải. Thủy thủ không chỉ bị tổn thương tâm lý mà họ cũng đối diện với nguy hiểm. Những người tị nạn đôi khi cũng hung hăng, không ai biết được có ai trong số họ bị bệnh hiểm ngèo gì không. Nguy cơ truyền nhiễm trước mắt cho dù thủy thủ có đeo găng tay và khẩu trang.

    SPIEGEL ONLINE: Theo ông phải đối phó vấn nạn này như thế nào?
    Opielek: Cộng đồng chung Châu Âu có trách nhiệm cho việc này. Không thể tưởng tượng được khi họ chỉ khoanh tay đứng nhìn. Trước hết là chúng ta cần sự hỗ trợ của hải quân Đức tại chỗ và các hạm đội quân sự của các quốc gia cộng đồng chung Châu Âu vì họ có trang bị tốt hơn hẳn. Kế đến về lâu về dài phải có một đơn vị quân đội canh gác vùng biển Libya để dẹp hết cơ sở làm ăn buôn bán kiểu giết người của các băng đảng.

    SPIEGEL ONLINE: Liệu sự ủy thác này có nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế hay không?
    Opielok: Tối thiểu các nước trong cộng đồng phải gửi tàu riêng của mình ra Địa Trung Hải. Không thể để các hãng tàu vận tải lãnh đủ sự thất sách chính trị của họ. Chỉ tính thất thoát tài chính qua các lần cứu hộ của chúng tôi cứ lên vài chục ngàn euro.


    (* dịch từ "Reeder zur Flüchtlingskatastrophe: "Es ist grausam" - Spiegel)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #36
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Thảm kịch ở Đông Nam Á:
    Mã Lai đẩy ngược hàng trăm thuyền nhân trở ra Biển



    "Mã Lai không thể tử tế hoài được", với lời lẽ này chính phủ Mã Lai đã thanh minh cho chuyện cự tuyệt hàng trăm người tị nạn bước chân lên nước của mình. Đó là những người thiểu số Hồi Giáo Rohingya ở Miến Điện và Bangladesh.

    Một pha't ngôn viên đại diện bộ nội vụ của Mã Lai, ông Wan Junaidi cho biết có một chiếc thuyền với gần 500 người tị nạn được phát hiện ở bờ biển phía Bắc Mã Lai. Theo lời ông kể, những người tị nạn được cho xăng dầu và thực phẩm rồi kéo ra biển trở lại. "Quí vị trông đợi điều gì ở chúng tôi? Chúng tôi đã rất tử tế với những người ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ chúng tôi lắm rồi. Chúng tôi đối xử nhân đạo với họ; nhưng mà họ không thể cứ tràn vào bờ biển chúng tôi kiểu đó được" .

    Junaidi nói, vì vậy họ phải gửi ra một tín hiệu đúng đắn là: "Không hoan nghênh quý vị tại đến đây". Nam Dương và Thái Lan cũng từ chối nhận người tị nạn.

    Theo hai sĩ quan tuần duyên cho biết, một chiếc thuyền thứ hai gần 300 người được bắt gặp ở hòn đảo nghỉ mát Langkawi và đã bị buộc phải quay lại. Hai viên sĩ quan này xin được khuyết danh.

    "Tình trạng bi đát"


    Ở Miến Điện và Bangladesh sống hàng ngàn người, thông thường là dân thiểu số gốc Hồi Giáo, trong nghèo khổ và bị phân biệt đối xử - vì vậy họ muốn ra đi. Họ muốn đến Thái Lan và Mã Lai bằng thuyền. Chỉ từ tháng Giêng đến tháng Ba năm nay đã co' 25 ngàn thuyền nhân ra đi từ Miến Điện và Bangladesh, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

    Mã Lai là một quốc gia Hồi Giáo đông đúc đã chứng tỏ sự độ lượng của mình đối với tín hữu Miến Điện - cũng vì tộc Rohingya mang lại nguồn lao động rẻ mạt. Hôm thứ Hai vừa qua đã có 1400 thuyền nhân được cứu trước bờ biển Mã Lai và Nam Dương.
    Tuy nhiên hiện vẫn có hàng ngàn người tị nạn lênh đênh trên hải lộ Malakka giữa bờ biển Thái Lan, Mã Lai và Nam Tư. Mới cách đây vài hôm bà giám đốc Mênakshi Ganguly của tổ chức Human Rights Watch mới nói với tờ đặc san Spiegel Online rằng: "tình trạng hiện đang rất bi đát".

    aar/AP/Reuters

    (* dịch từ "Drama in Südostasien: Malaysia weist Hunderte Bootsflüchtlinge zurück")
    Last edited by Triển; 05-14-2015 at 03:49 AM.

  7. #37
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Các nước Đông Nam Á phớt lờ làn sóng thuyền nhân


    Các con thuyền chở hàng trăm người đã bị hải quân Indonesia và Malaysia chặn, và sau khi cung cấp cho các di dân đồ ăn, thức uống, thì đẩy họ đi.

    15.05.2015

    Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á vẫn tiếp tục tỏ ý không muốn nhận các di dân và người tị nạn kẹt trên nhiều chiếc thuyền bị những kẻ buôn người bỏ mặc trên biển, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đã thê thảm.

    Các nhà hoạt động ước tính vẫn có khoảng 8 nghìn thuyền nhân vẫn còn trôi dạt trên các con thuyền, mà nhiều người trong số đó không có đủ lương thực hoặc nước uống, sau khi chính quyền Thái Lan tấn công một đường đây buôn người lớn, phá vỡ các mạng lưới vận chuyển người của tội phạm.

    Malaysia, Indonesia và Thái Lan là ba nước nơi các di dân và người tị nạn muốn tới, nhưng các quốc gia này nói rằng những di dân tuyệt vọng này không phải là trách nhiệm của họ, phớt lờ những lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền và Liên Hiệp Quốc.

    Hơn 700 di dân Rohingya và Bangladesh đã tới Indonesia hôm nay sau khi họ được các tàu đánh bắt cá cứu khi thuyền chở họ bị chìm ngoài khơi tỉnh Aceh.

    Gần 600 di dân cũng được các hải quân Indonesia cứu hôm Chủ Nhật. Các giới chức nói rằng những thuyền nhân này đã được cho ăn uống và đưa tới ở tạm tại phía bắc tỉnh Aceh trong khi chính phủ tham vấn Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

    'Không được chào đón'


    Thứ trưởng Nội vụ của Malaysia Wan Junaidi hôm qua nói rằng nước ông phải “gửi một thông điệp đúng đắn rằng họ không được chào đón ở đây”. Các giới chức Malaysia khác nói rằng các cuộc tuần tra trên biển và trên không đang được tăng cường nhằm ngăn chặn “sự xâm nhập trái phép”.

    Đầu tuần này, hơn 1 nghìn thuyền nhân bị bỏ rơi đã bơi vào bờ ở Indonesia. Các quan chức nói rằng họ hiện đang bị giữ tại các trại tạm giam trong khi chính quyền tiến hành việc chuẩn bị đưa họ đi nơi khác.

    Các con thuyền chở hàng trăm người đã bị hải quân Indonesia và Malaysia chặn, và sau khi cung cấp cho các di dân đồ ăn, thức uống, thì đẩy họ đi.

    Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc tuần này đã kêu gọi mở một chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ quốc tế để giúp đỡ các thuyền nhân. Nhiều người sống sót nói rằng những người bị kẹt trên biển bị đói và ốm đau, và thậm chí một số đã tử vong.

    Nhiều người tị nạn là người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar. Tại nước này, họ là các nạn nhân của tình trạng đàn áp mà tổ chức Human Rights Watch nói rằng cấu thành tội thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại nhân loại.

    Người Rohingya ở Myanmar phần đông bị tước đoạt các quyền cơ bản như quyền công dân và quyền tự do đi lại.

    Số người khác trên các con thuyền là người Rohingya và các di dân tìm cách thoát khỏi tình trạng nghèo đói ở Bangladesh.

    Các thuyền nhân là nạn nhân của một hoạt động buôn người quy mô lớn mà các di dân được hứa hẹn sẽ có công ăn việc làm ở các nước láng giềng, nhưng sau đó lại bị bắt để đòi tiền chuộc hoặc bị bán làm việc như các nô lệ.

    (nguồn: VOANews.com)

  8. #38
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Thảm kịch này thuyền nhân Việt Nam từng gặp phải 20, 30 năm trước.




    Thảm kịch trước bờ biển Á Châu:
    Mỹ yêu cầu hãy bảo vệ người tị nạn thêm nữa


    Tàu tuần duyên hải Mã Lai

    Tình trạng của họ ngày càng bi đát: hàng ngàn người tị nạn đang lênh đênh trên biển trước bờ biển Đông Nam Á, họ muốn cập bến Thái Lan, Mã Lai hoặc là Nam Dương. Tuy nhiên các nước này đã khóa trái cửa biên giới. Nhiều tàu tị nạn bị chận và buộc quay lại hoặc là dồn sang hải phận của nước kế bên. Các nhà nhân quyền nói đây là kiểu "đánh bóng bàn với mạng sống con người".

    Chính phủ Mỹ kêu gọi thêm sự đảm đương của các quốc gia Đông Nam Á. Phát ngôn viên Jeff Rathke của bộ ngoại giao Mỹ cho biết ngày thứ Sáu hôm qua, "Chúng tôi buộc các quốc gia trong khu vực hãy nhanh chóng thương lượng với nhau để cứu cấp ngay mạng sống của những người di dân đang lênh đênh trên biển và cần được gấp rút cứu vớt."

    Theo lời phát ngôn viên, bộ trưởng ngoại giao John Kerry đã gọi điện thoại cho đồng sự phía Thái Lan Thanasak Patimaprakorn về tình trạng thuyền nhân và khả năng đón nhận tạm thời của Thái Lan.

    Hơn một trăm thuyền nhân đã được tìm thấy sáng thứ Bảy hôm nay trên một hòn đảo phía Nam tỉnh Phang Nga. Tỉnh trường cho biết chưa hiểu họ lên đảo bằng cách nào. Thứ Sáu hôm qua các ngư dân Nam Dương đã cứu cấp trước bờ biển của họ hơn 700 thuyền nhân trong lúc tàu họ bị chìm.

    Phát ngôn viên ngoại giao Rathke cám ơn Thái Lan, Nam Dương và Mã Lai đã thu nhận 3 ngàn dân di cư chỉ trong vòng tuần này, và đồng thời cảnh cáo việc đẩy thuyền tị nạn trở lại biển như họ đã lặp đi lặp lại những ngày qua. Những người tị nạn được cung cấp chút ít dầu xăng và thực phẩm rồi bị kéo trở ra biển.

    Chính phủ Mỹ đang điều đình xem họ sẽ giúp đỡ thế nào, theo lời ông Rathke. Họ sẽ gửi một phái đoàn đại diện đến họp thượng đỉnh tổ chức ngày 29 tháng Năm sắp tới ở Thái Lan.

    Giới quan sát nhân quyền ước lượng có khoảng 8 ngàn người di cư hiện đang lênh đênh trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền nhân thuật lại những ngày vất vả trên biển khơi. Nhiều người trong số họ thuộc nhóm Rohingya - một thiểu số người Hồi Giáo bị đàn áp ở Miến Điện.

    Một giải pháp cho vấn đề tị nạn không khả quan: các nước Nam Dương, Mã Lai và Thái Lan vẫn muốn đẩy các tàu tị nạn trở lại. Con Miến Điện thì đe dọa sẽ tẩy chai cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.

    hut/AFP/Reuters/AP

    (* dịch theo "Drama vor asiatischen Küsten: USA fordern mehr Schutz für Flüchtlinge" - Spiegel Online)

  9. #39
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Malaysia kêu gọi Miến Điện ngừng đàn áp người Rohingya
    Trọng Thành



    Trong bối cảnh làn sóng người tỵ nạn tiếp tục đổ về bờ biển Malaysia và Indonesia ngày càng nhiều, bị chính quyền hai nước từ chối tiếp nhận, hôm nay 14/05/2015, một giới chức Malaysia kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt đàn áp người thiểu số Rohingya, một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn của khu vực hiện nay. Hôm qua, đến lượt Hoa Kỳ lên tiếng hối thúc các quốc gia Đông Nam Á hành động không chậm trễ để tìm lối thoát cho khủng hoảng.


    Thứ trưởng Nội vụ Malaysia Wan Junaidi Tuanku Jaafar khẳng định vấn đề người tỵ nạn gia tăng có nguyên nhân chính là do việc người Rohingya bị phân biệt đối xử trong nước, là nạn nhân của nhiều bạo lực mới đây. Giới chức Malaysia nhấn mạnh, chính quyền Miến Điện cần phải đối xử với người Rohingya « như những con người ». Trong phát biểu nói trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia cũng chỉ trích cả Bangladesh, nơi có nhiều người phải chạy khỏi nước đi tỵ nạn.

    Sau các đợt tiếp nhận người khoảng 2.000 người tỵ nạn vào cuối tuần trước, chính quyền Malaysia và Indonesia quyết định đẩy ra khơi những tàu thuyền chở người tỵ nạn. Đối với những người vượt biển, đây chẳng khác nào một án tử hình treo. Những người bảo vệ quyền của người tỵ nạn cho biết hàng nghìn người, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ đang bị mắc kẹt trên biển, trong tình trạng không thực phẩm, không thuốc men, hoặc bị những kẻ đưa người bỏ rơi, khi tìm đường vượt biên sang Malaysia.

    Khối các quốc gia Đông Nam Á có truyền thống không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, việc giới chức Malaysia lên tiếng như trên cho thấy cuộc khủng hoảng đã vượt quá khả năng kiểm soát của các lân bang. Mới đây Ngoại trưởng Malaysia đã tuyên bố người Rohingya đã trở thành vấn đề « quốc tế », cần được thảo luận.

    Giới bảo vệ nhân quyền đồng loạt lên tiếng lo ngại cho tình hình người tỵ nạn bị bỏ rơi hiện nay. Phó Giám đốc châu Á của HRW Phil Robertson yêu cầu hải quân Thái Lan, Malaysia và Indonesia ngừng đùn đẩy những người tỵ nạn đáng thương, mà hãy hợp tác để bảo toàn mạng sống cho những thuyền nhân mà tính mạng đang treo trên đầu sợi tóc, trên những con thuyền ọp ẹp.

    Hôm qua, phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Thái Lan tuyên bố với AFP, Washington kêu gọi các nước trong vùng phải đưa ra « một đáp ứng mang tính khu vực » không chậm trễ cho cuộc khủng hoảng này. Malaysia hiện giữ chức Chủ tịch khối ASEAN.

    Theo thông báo của Thái Lan, một hội nghị về chủ đề này sẽ được tổ chức ngày 29/05 tới tại Bangkok, với sự tham gia của 15 quốc gia, trong đó có Úc, Indonesia, Malaysia, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Bangladesh và Hoa Kỳ.

    Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 1,3 triệu người Rohingya sống tại miền tây Miến Điện là một trong những cộng đồng bị đàn áp khốc liệt nhất thế giới. Những người này bị rất nhiều người Miến Điện (chủ yếu theo Phật giáo) không chấp nhận là công dân cùng một đất nước, và đối xử với như những kẻ vô tổ quốc đáng khinh rẻ. Malaisia và Indonesia – các quốc gia đa số cư dân theo đạo Hồi - là điểm đến hàng đầu của những người tỵ nạn từ Miến Điện hay Bangladesh.

    Gần 1.000 người tỵ nạn bị đẩy khỏi bờ

    Theo thông tin mới nhất, vào đêm qua, hai tàu chở 600 thuyền nhân tìm cách cặp bến Penang và Langkawi, ở phía bắc Malaysia, đã bị cảnh sát biển Malaysia chận lại, tiếp tế nước uống và kéo ra khơi. Tin này do một viên chức chính quyền xin ẩn danh tiết lộ với AFP.

    Cùng ngày hôm nay, cảnh sát biển Thái lan cũng chận một tàu chở 300 thuyền nhân ngoài khơi bờ biển tây Thái Lan. Các thuyền nhân được cung cấp nước và thức ăn nhưng không được phép tiến vào bờ.

    (nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150514-thu...guoi-rohingya/ )

  10. #40
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh Triển cho tôi hỏi nguyên nhân chính của làn sóng vượt biển từ Địa Trung Hải đến Đông Nam Á là gì , kinh tế hay chính trị ? Các nước cs trong vùng ĐNA như VN , Căm pu chia chưa bị dân nhập cư tràn vào dù rằng người Rohingya bị chính quyền Miến Điện đàn áp ...

 

 

Similar Threads

  1. Trung Quốc và biển Việt
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 80
    Last Post: 04-24-2014, 02:03 AM
  2. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM
  4. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 11:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:06 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh