Register
Page 1 of 45 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 446

Thread: Rình

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Rình



    Kế hoạch PRISM: Mật vụ Mỹ theo dõi người xử dụng mạng internet trên thế giới

    Matthias Kremp, Konrad Lischka và Ole Reißmann

    NSA theo dõi sát người xử dụng internet. Những thứ bị trộm gồm điện thư [1], các mẩu đối thoại chat, phim ảnh. Các công ty lớn trên mạng đã tự nguyện chuyển giao dữ liệu [2] của người xử dụng internet đến mật vụ Mỹ. Apple, Microsoft và Co. phủ nhận cáo buộc này.



    Mã danh là PRISM. Theo tường thuật của tờ "Washington Post""Guardian" một chương trình theo dõi lén rất bí mật phía sau mã danh PRISM, được Cục An Ninh NSA Mỹ thành lập từ năm 2007. Trong tài liệu hồi tháng tư năm nay có đề cập đến sự truy nhập của mật vụ lên máy chủ [2] của Microsoft, Google, Facebook, Apple và các công ty IT khác [4]. NSA câu dữ liệu của người xử dụng internet trực tiếp, các công ty mạng chính thức tuyên bố "như không biết gì về vụ này".

    Như vậy PRISM đã qua mặt cả vụ theo dõi điện thoại vừa nổ ra hôm thứ tư. Tờ "Guardian" đã công bố một quyết định của tòa án. Theo đó, công ty Verizon của Mỹ có bổn phận phải chuyển giao cho NSA tất cả dữ kiện các cuộc gọi, như ai gọi cho ai, từ đâu. Bỗng nhiên trong giới truyền thông loan tin rằng những bản quyết định tương tự cũng xuất hiện lặp đi lặp lại đối với các công ty khác.

    Từ năm 2006, người ta đã phát hiện một phòng bí mật trong một tòa nhà của công ty AT&T, từ chỗ này NSA truy nhập được tất cả dữ liệu bắt đường dây, tính luôn của dân Mỹ. Một chuyên viên kỹ thuật của công ty đã cho biết lúc trước, rằng không chỉ liên quan đến các cuộc gọi: chương trình nghe lén nhắm vào "tất cả dữ liệu truyền qua mạng internet", tính luôn " điện thư, các trang mạng hoặc tài liệu khác". Tài liệu hiện đang được công bố cho thấy, NSA đang mạnh tay trộm từ những nguồn công ty theo kiểu này.

    Các cơ quan này phải tiếp tục ra sao? Còn công ty nào liên quan đến vụ này. Các câu hỏi và trả lời quan trọng

    NSA thu thập những gì?

    NSA được truy cập lên một số lượng dữ liệu vĩ đại. Như tờ "Washington Post" công bố trình bày của NSA dữ liệu được chuyển giao từ các công ty lớn của Mỹ như Google, Facebook, Yahoo và Apple trong khuôn khổ chương trình PRISM đến NSA. Theo bản trình bày của NSA, nội dung cũng xoay quanh các nội dung về giao tiếp đang được lưu trữ ("stored comms"). NSA phân ra tùy theo mỗi công ty đưa những loại dữ liệu gì . Họ đã truy nhập vào các dữ liệu được lưu trữ như điện thư (emails), điện đàm (chats), phim (videos), ảnh (photos), họp qua mạng (video conferrence) và các tài liệu lưu động.

    Các công ty nào hợp tác?

    Các công ty mạng của Mỹ có thể tự nguyện tham gia chương trình theo dõi lén PRISM. Sự tham gia này mang đến lợi ích cho họ, như ai tham gia sẽ được chiêu bài miễn tử và không bị khách hàng truy tố ra tòa vì tội danh chuyển tiếp dữ liệu. Theo tờ "Washington Post" sự chuyển giao dữ liệu xảy ra qua đường FBI, FBI đã cài đặt giao diện [5] của họ ở các công ty mạng kể trên. Tuy nhiên các công ty cũng có thể bị ép tham gia, và "Foreign Surveillance Intelligence Court" có thể sắp đặt sự theo dõi trong các công văn bí mật.

    Trong tài liệu NSA được tờ "Guardian" và "Washington Post" công bố, những công ty mạng vĩ đại này được gọi là Tham dự viên - PRISM, có cả ngày bắt đầu hợp tác:


    • Công ty Microsoft (ngày 11 tháng 9 năm 2007). Công ty này phủ nhận sự tham gia này. Một phát ngôn viên cho biết: "chúng tôi chỉ giao ra dữ liệu theo đòi hỏi của tòa án đối với những trương mục đặc biệt". Nếu có một chương trình theo dõi nào lớn hơn và tự nguyện, chúng tôi sẽ không tham gia". Mâu thuẫn giữa NSA và giải thích của công ty này được giải thích như sau: Một quyết định của Foreign Surveillance Intelligence Court là có thật!




    • Công ty Yahoo (12 tháng 3 năm 2008). Công ty này phủ nhận có sự hợp tác trực tiếp, phủ nhận lại để sót một chỗ rộng đường dư luận: "Chúng tôi không cho phép chính phủ truy nhập trực tiếp vào máy chủ, các hệ thống hoặc là mạng của mình".




    • Công ty Google (14 tháng 1 năm 2009). Công ty này phủ nhận. "Chúng tôi không mở cửa sau để chính phủ truy cập vào dữ liệu cá nhân của người xử dụng mạng".




    • Công ty Facebook (3 tháng 9 năm 2009). Facebook phủ nhận tương tự như tuyên bố của Yahoo: "chúng tôi không cho các tổ chức của chính quyền truy cập trực tiếp lên máy chủ của Facebook".




    • Công ty Apple ( tháng 10 năm 2012). Apple phủ nhận tối thiểu là các cuộc truy cập trực tiếp: "Chúng tôi không tạo điều kiện cho cơ quan chính phủ nào được truy cập trực tiếp lên máy chủ của chúng tôi".




    Ai bị theo dõi ?


    Tất cả mọi người kể cả công dân Mỹ. Thật ra PRISM chỉ để theo dõi người ngoại quốc. Nhưng vì Google hoặc Facebook đã có khách hàng khắp mọi nơi trên thế giới nên sẽ rơi ra cả đống tư liệu. Và sự phân biệt của NSA giữa công dân Mỹ và những người còn lại không có quyền căn bản gì, có vẻ như không đáng tin tưởng cho lắm.

    Tờ "Washington Post" dẫn lời một người phân tích xử dụng hệ thống PRISM. Ông ta diễn tả lại rằng những người phân tích giới hạn dữ liệu bằng một phương pháp tìm kiếm định sẵn, phương pháp này sẽ lọc ra với "xác suất 51 phần trăm" được người theo dõi là "người ngoại quốc". Tuy nhiên tờ "Washington Post" đưa thêm lời bình là những công thức có sẵn kia không nên tin tưởng cho lắm. Những người ngồi phân tích cứ mỗi ba tháng là lầm lẫn nộp tường trình về giao tiếp trộm được của công dân Mỹ. Tuy nhiên theo "Post", trong sách luyện tập có viết những kiểu theo dõi của Mỹ đó "không có gì phải sợ" cả.


    Dữ liệu được kiểm soát ra sao?

    Theo Gigaom thì NSA lưu trữ dữ liệu theo dõi trong cơ sở dữ liệu [6] Acumolo. Đây là một loại nhu liệu được NSA thiết kế năm 2008 chuyên làm việc với số lượng dữ liệu lớn, sau đó nhu liệu này được chuyển sang các lập trình viên Open-Source-Software của Apache Foundation để tiếp tục phát triển. Dường như cơ sở dữ liệu của NSA đã có hàng tá petabytes ( một petabyte là một triệu gigabyte).

    Nếu theo những phương pháp xưa nay sẽ không thể nào phân tích nổi số lượng dữ liệu khổng lồ như vậy. Cách đây vài tuần hai nhà nghiên cứu NSA đã công bố một luận án chi tiết. Họ đã giải thích trong đó những vấn đề gặp phải khi nhận những bài toán như vậy. Ngoài ra cho dù máy lớn vẫn chỉ có bộ nhớ tạm thời khả năng giới hạn và vận tốc làm việc với số dữ liệu lớn được chuyền qua các mạch điện của các bộ tính [7], cũng là một yếu tố rất giới hạn.

    Những nhà nghiên cứu này đưa ra thí dụ qua mô tả bằng đồ họa, sự kết nối trong bộ não con người. Để có thể lưu trữ lại phần gọi là Brain Graph [8] có dung lượng ba petabyte, người ta phải cần 728 cái đĩa có dung lượng 4 Terrabyte hoặc là 3881 máy chủ. Nghĩa là đã quá sức đối với máy siêu computer hiện tại. Cơ hội duy nhất để làm việc với một lượng lớn dữ liệu như vậy, là chỉ có thể tách chúng ra thành từng lượng dữ liệu nhỏ. Trung tâm dữ liệu [9] mới nhất NSA đang xây dựng ở Utah có thể xử dụng cho những loại ứng dụng như vậy và phỏng đoán rằng,thay vì dùng đĩa xưa nay phải xử dụng hàng ngàn đĩa SSD [10] để lưu trữ hàng loạt.

    Làm sao chính phủ liên bang Đức bảo vệ người Đức xử dụng mạng internet?

    Không có làm gì cả, ít nhất là không chính thức. Khi nói đến chuyện này luôn được nghe cảnh báo về sự theo dõi của Mỹ. Hồi đầu năm gần đây một bản tường trình của Quốc hội Cộng đồng chung Châu Âu khẩn báo trước sự truy cập dữ liệu của người Mỹ. Theo đó bên đảng thiên tả của chính quyền liên bang muốn biết, sẽ xứ trí như thế nào về quyền căn bản xử dụng internet của người Đức. Chính phủ Đức trả lời rất gọn: họ không biết có vụ theo dõi như vậy. Nếu bị theo dõi thì là chuyện của người Mỹ. Chính quyền Đức cũng chẳng bận tâm.

    Mật vụ Đức thì làm gì?

    Mật vụ liên bang Đức (BND) [11] cũng lọc điện thư và kiểm soát. Có đến 20% số lượng dữ liệu di chuyển trên mạng lưới ra internet qua các công ty mạng của Đức đã bị mật vụ liên bang Đức "scan". Đó là câu trả lời của chính phủ liên bang trước chất vấn của đảng thiên tả trong quốc hội hồi tháng năm của năm ngoái.

    Chi tiết thì sao? Tuyệt đối bí mật. Chỉ bấy nhiêu: các công ty mạng thiết lập sẵn sàng một giao diện cho mật vụ đọc được dữ liệu giao thông trong mạng. Trong năm 2010 có gần 37 triệu điện thư được "câu" và kiểm soát, tuy nhiên đa số là thư rác (spam). Mười phần trăm số điện thư, nghĩa là gần 3,7 triệu, bị khám xét.

    Phải làm gì để chống lại những kiểu theo dõi như vậy?

    Emails phần nhiều được gửi đi không mã hóa, giống như một tấm post card gửi qua bưu điện, ai được quyền truy cập vào máy chủ, tham dự vào vụ chuyển gửi, sẽ đọc được. Muốn chống lại chuyện này chỉ có thể mã hóa theo kiểu point-to-point [12].



    ---chú thích
    [1] điện thư = email
    [2] dữ liệu = data
    [3] máy chủ = server
    [4] IT = Information Technology
    [5] giao diện = interface
    [6] cơ sở dữ liệu = data base
    [7] bộ tính = processor
    [8] Brain Graph = biểu đồ sóng não
    [9] trung tâm dữ liệu = data center
    [10] SSD = Solid-State-Drive = đĩa bán dẫn
    [11] BND = Bundesnachrichtendienst = Mật vụ liên bang Đức
    [12] Point-to-Point Encryption = mã hóa giữa người gửi và người nhận, muốn mở thư phải có chìa khóa riêng được đôi bên thỏa thuận.




    (* dịch từ "Projekt Prism: US-Geheimdienst späht weltweit Internetnutzer aus")
    Last edited by Triển; 06-07-2013 at 12:19 PM.

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    canh chừng "cái mạng"



    Nhà nước có bổn phận canh chừng "cái mạng"


    Alan Posener


    Mật vụ Mỹ truy cập trực tiếp vào dữ liệu lưu trữ ở Apple, Google và Facebook. Rồi thì sao? Nếu không theo dõi dấu vết của khủng bố và trộm cướp luôn trên mạng là bất cẩn.

    Nếu ở Mexico-City đang có người mua hàng loạt bóp đầm Gucci với tấm thẻ tín dụng giả, dưới danh nghĩa của bạn, mặc dù bạn đang ở Hamburg vừa rút có 50 €, thì đâu đó sẽ có cái chuông được kích hoạt báo động bằng một thuật toán [1] luôn theo dõi chuyển động và kiểu cách mua sắm của bạn.

    Ngân hàng ở chỗ bạn sẽ báo cho bạn biết và khuyên hãy phong tỏa ngay cái thẻ đó, hoặc là cái ngân hàng đó làm luôn cho bạn rồi. Bạn có than phiền ngân hàng can dự vào việc riêng tư của bạn không? Hoặc là bạn mừng rỡ rằng tổn thất được phòng chống hiệu quả?

    Mật vụ Mỹ cũng dùng thuật toán tương tự để kiểm soát dữ liệu điện thoại và dữ liệu mạng. Ở đây tựu trung cũng là để chống tổn thất. Không phải để chống lường gạt thẻ tín dụng vài chục ngàn euro. Mà chống buôn lậu, chống khủng bố và tội hình trên mạng ảo, toàn là việc sống còn.

    Trên lý thuyết đoán chừng bạn có thể truy được tin tức liệu vợ bạn có lường gạt bạn hay không. Trên thực tế thì bạn chỉ quan tâm truy lùng kẻ sát nhân hàng loạt, những người có thể cho nổ tung giết hại tình nhân của bạn, vợ hiền con ngoan của bạn.

    Lúc so sánh dữ liệu các cuộc gọi điện thoại, trên căn bản luật pháp và theo sự chỉ định của tư pháp, các cuộc nói chuyện không được nghe hoặc SMS không được đọc. Mà người ta truy xét theo những kiểu mẫu bất thường, những đường dây xuất hiện giữa các số điện thoại phạm nhân đã biết trước với đồng lõa chưa được biết.

    Osama bin Laden đã được tìm ra theo kiểu đó. Ở quốc gia chúng ta, việc lưu trữ lại dữ liệu cần thiết cho công việc này là quốc cấm. Điều này có thể xiển dương là chiến thắng của công cuộc bảo vệ dữ liệu cá nhân, hoặc cũng có thể gọi là bất cẩn trong vấn đề tiêu hủy những chi tiết hệ trọng, là chi tiết khả dĩ dẫn đến việc ngăn chận hoặc giải tỏa hồ sơ khủng bố như vụ đặt bom nổ ở Madrid.

    Quảng cáo cũng xử dụng thuật toán

    Bây giờ liên quan đến chuyện lấy dữ liệu của các công ty mạng lớn: lúc bạn đang dạo chơi trên mạng, bạn đã để lại dấu vết. Các dấu vết này cô đọng lại thành một kiểu mẫu dạo phố ảo của bạn. Từ lâu các thương nghiệp đã chuyên nghiệp hóa việc phân tích tự động những kiểu mẫu như vậy, để soạn những thông điệp quảng cáo dành riêng cho tư cách của bạn, từ miếng tã lót nhi đồng đến cái bỉm lớn cho người cao niên.

    Chuyện chính phủ cũng được quyền lạm dụng dấu vết mạng, để theo dõi tội phạm hoặc khủng bố là rõ ràng rồi. Nếu chính phủ không làm vậy, nghĩa là cũng bất cẩn. Ai thích đọc cái trang mạng kích động cực đoan Hồi giáo, tải xuống các bài hướng dẫn chế bom hoặc là loan truyền những thông điệp hận thù trên Facebook phải nên lọt vào tầm kiểm soát của mật vụ.

    Ngày xưa người ta kéo cao cổ áo mưa cho đúng điệu đứng rình rập các cửa hiệu hoặc người đi đường. Trong thời đại điện tử các thuật toán computer sẽ đảm nhiệm công việc này.

    Bây giờ đi vẽ bóng ma của Big Brother lên tường là gây náo loạn và rồi không thừa nhận thông điệp gửi gắm trong tiểu thuyết của George Orwell. Chuyện viết về sự thống trị độc tài toàn trị của một cái đảng chính trị. Còn ở đây xoay quanh sự phòng ngự chống lại những kẻ khủng bố toàn trị.

    Điều thật sự khiến người bất an, là mặc dù những hạng người kiểu đặt bom ở Boston đã bị theo dõi rồi, họ đã thoa trét để lại dấu vết bành ky của mình trên mạng rồi, và từ lâu họ đã nằm trong tầm chiêm ngưỡng của mật vụ Mỹ, của phản gián Nga, nhưng vẫn có thể hoàn thành tác phẩm khủng bố của họ.

    Lạm dụng bởi chính quyền Obama

    An tâm ở chuyện này là cách đối xử phe đối lập chính trị và những người phản biện cũng như kẻ thù của chính quyền Obama: bằng cách này các nhóm bảo thủ cánh hữu được sở thuế vụ đặc biệt theo dõi và phóng viên được mật vụ tận tình chiếu cố.

    Cách thức thực hành trên đã được áp dụng thành truyền thống dài dằng dặc xấu xí của các đảng phái từ Franklin Roosevelt sang John F. Kennedy và Richard Nixon, cho đến George W. Bush. Tại vì ở đây sự rình rập chẳng liên quan gì chuyện phòng ngự bảo vệ gì thân thể và đời sống người công dân, mà là ngăn ngừa hiểm họa cho chính phủ.

    Barack Obama đã hứa hẹn làm một vị tổng thống hoàn toàn khác biệt. Trong chuyện này và trong vài lãnh vực khác ông cũng chỉ là một vị tổng thống tầm thường thôi. Chuyện tốt là trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố, khi buộc phải xử dụng các trận đánh bằng máy bay không có phi công điều khiển [2] thì ông thực hiện nghiêm chỉnh ngay. Chuyện xấu là ông ta cũng bất chấp lạm dụng quyền lực khi muốn bịt miệng những người phản biện.


    ---chú thích
    [1] thuật toán = algorithm
    [2] máy bay không có phi công = unmanned aerial vehicle




    (* dịch lại từ "Der Staat hat die Pflicht, das Netz zu überwachen")





  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Người chỉ điểm [1] vụ PRISM:
    "Tôi không nghĩ rằng sẽ được nhìn lại cố hương"

    Marc Pitzke

    Ngày xưa anh chính là một bánh xe trong cỗ máy mật vụ: cựu nhân viên CIA 29 tuổi đã thú nhận là người lật tẩy vụ chương trình PRISM. Anh này có nguy cơ nhận lãnh hậu quả nặng nề. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Obama bây giờ cũng có vấn đề lớn.



    Người thanh niên trẻ đang ngồi trong một phòng khách sạn ở Hương Cảng. Mặt tái nhợt, không cạo râu, giọng nhỏ nhẹ nhưng quả quyết. Vì sợ nghe lén nên anh ta đã dùng gối chèn kín cửa ra vào. Lúc có còi báo động lửa cháy, anh đoán là cái bẫy muốn dụ anh lộ diện.

    Ed Snowden, 29 tuổi đang trốn chạy. Cảnh tượng loan tin đồn của tờ "Guardian" bên Anh là đoạn gây cấn nhất mới nhất trong bộ phim mật vụ phản gián không chỉ làm nghẹt thở riêng nước Mỹ từ tuần trước. Snowden là một nhân vật đang bị truy nã, vì đã lật tẩy chương trình trộm tin PRISM được đồn đại lâu nay của Hoa Kỳ. Đây có lẽ là sự lật tẩy xì-căng-đan nhất trong lịch sử ngành mật vụ.

    Chuyện anh là người chỉ điểm trong vở kịch này, đáng lý Snowden nên giữ lại tin tức này ít lâu. Nhưng không, anh ta đã tự nguyện vén màn sân khấu trong một đoạn video gần 12 phút phỏng vấn, mà tờ "Guardian" đã công bố trên trang mạng của họ vào tối chủ nhật hôm qua.
    Snowden phơi bày một điểm xoáy trong hành động phản kháng của anh ta chống lại việc trộm dữ liệu của nhà nước : "Tôi không muốn sống trong một xã hội mà người ta làm như vậy", cựu nhân viên CIA, người làm việc trong thời gian gần đây cho một công ty quân sự tên Booz Allen thố lộ. "Tôi không muốn sống trong một thế giới mà những gì tôi làm và nói đều bị ghi lại".

    Nhưng có lẽ dù gì đi nữa cũng đã quá trễ. Cuộc tranh cãi mà dường như Snowden hi vọng khuấy động lên, đã chứng thực rằng mạng lưới nghe lén ảo của Mỹ gần như hoàn hảo, và dân chúng không thể làm gì để phản kháng. Ross Douthat viết trong tờ "New York Times", "Chào mừng ở tương lai, bạn chỉ cần chú ý là đừng giấu diếm điều gì cả".

    Cú đánh lịch sử ở Hạ Uy Di

    Snowden cũng sợ hãi trước tương lai vừa kể, vì vậy anh ta đã hành động: "Chính phủ Mỹ đã đặt mục tiêu phải biết nội dung tất cả cuộc đàm thoại và mọi hành động trên thế giới".

    Chính Snowden từng là một chiếc bánh xe trong cỗ máy bí mật này. Sau một cuộc dạo chơi ngắn ngũi trong quân đội, anh ta đã bắt đầu tạo dựng sự nghiệp bí mật ở sở mật vụ NSA, rồi đổi sang CIA. Ở đây anh đã bắt đầu ngờ vực: "lúc đó tôi mới biết rõ là tôi đang can dự vào chuyện gây tổn thất nhiều hơn là một chuyện tốt".

    Năm 2009 Snowden bỏ nhảy ra nhánh kinh tế tư nhân, và làm cho công ty Booz Allen Hamilton, một công ty chuyên về quân sự, hợp tác chặt chẽ với mật vụ Mỹ. Gần đây nhất theo như công ty này chứng thực một cách bất ngờ là anh làm việc về IT trong một cơ sở của NSA ở Hạ Uy Di.
    Và ở đó đã xảy ra cú đánh lịch sử: Snowden sao lại tài liệu cùa hai chương trình bí mật vĩ đại của NSA trộm đạo hàng loạt dữ liệu các cuộc gọi điện thoại, cũng như bắt trộm các đường chuyền trong internet rồi gửi ra ngoài, trong đó có gửi cho tờ "Guardian".

    Sau đó anh ta dối cấp trên là sẽ nghỉ "một vài tuần" rồi bỏ sang Hương Cảng. Bạn gái của anh cũng không được anh cho biết nội tình ra sao.

    Vấn đề quan hệ công chúng của Obama [2]


    Dù anh ta có một "cuộc sống rất thoải mái" với tiền lương 200 ngàn đô/năm và một căn nhà ở Hạ Uy Di. Snowden vẫn nói, "tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả", anh ta bị "lương tâm cắn rứt" nếu để chính phủ Mỹ hủy hoại sự riêng tư cá nhân "bằng cỗ máy theo dõi hàng loạt" này.

    Hiện tại anh sẽ bị những gì đe dọa? Bị giao lại, bị bắt cóc, bị tố tụng: "tôi chỉ còn những chọn lựa xấu", anh ta biết điều đó. Bây giờ anh kiếm "tỵ nạn ở nước nào tin tưởng và bảo vệ tự do ngôn luận", anh ta đã giải thích với tờ "Washington Post": "tôi không mong đợi sẽ được nhìn lại cố hương".

    Anh ta cũng nhắc nhiều lần về trường hợp người lính Bradley Manning đưa tin cho WikiLeaks đang còn hầu tòa, là một trong hàng chục trường hợp mà chính phủ Obama đã đối xử với "người chỉ điểm" [1] một cách không thương tiếc.

    Chẳng đợi gì lâu, ông Mike Rogers cử tọa hội đồng mật vụ trong hạ viện Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đã đòi mở cuộc điều tra tố tụng. Bà thượng nghị sĩ Dianne Feinstein của đảng Dân chủ lập tức tán thành và còn đòi hỏi phải chất vấn trước quốc hội.

    Riêng mật vụ Mỹ thì giữ tiếng ở lời tuyên bố lạnh lùng: "Nội vụ đã được chuyển sang bộ tư pháp". Bây giờ ông Obama cũng đứng trước vấn đề lớn quan hệ công chúng [2]. Chính ông đã phát biểu rằng, ông hoan nghênh việc tranh luận chung quanh chuyện theo dõi của nhà nước. Không lẽ bây giờ lại truy nã người đàn ông đã gây ra sự tranh cãi này hay sao?

    Một điều chắc chắn là Snowden đang bị mật vụ, tư pháp và phóng viên săn đuổi. Liệu Snowden là người anh hùng hay là kẻ phản trắc, tác giả Ganrance Frank-Ruta viết trong tờ "Atlantic" có quên một điều: "Bây giờ anh ta trở thành một trong những người của công chúng được tìm hiểu nhiều nhất trên toàn thế giới"



    ---chú thích:
    [1] kẻ chỉ điểm = Whistleblower
    [2] quan hệ công chúng = public relations



    (* dịch lại từ: "Prism-Whistleblower: "Ich erwarte nicht, mein Zuhause wiederzusehen")





    (nguồn ảnh: Spiegel)


    * Ngôi nhà của Snowden ở Hạ Uy Di trước khi trốn chạy





    * an ninh trước tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Hương Cảng: cựu thuộc địa của Anh xưa kia có ký thỏa thuận điều khoản giao người






    * phóng viên Glenn Greenwald của tờ Guardian ở Hương Cảng, anh đang bênh vực vụ lật tẩy chương trình theo dõi: "Mỗi lần có người phơi bày một việc xấu xa của một chính phủ, chiến thuật bao giờ cũng là biến người đó thành quỷ dữ phản quốc".



    Last edited by Triển; 06-10-2013 at 06:36 AM.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Người bịt lỗ ....



    Obama đuổi bắt người lật tẩy bí mật

    Sebastian Fischer

    Một lần nữa tổng thống Mỹ Obama với vết nhơ dữ liệu phải thanh minh cho việc nghe lén điện thoại và trộm dữ liệu Internet. Bây giờ tư pháp Mỹ khởi tố người chỉ điểm Edward Snowden. Không tìm thấy dấu vết của anh này ở Hương Cảng.



    Barack Obama sẽ đi vào lịch sử dưới danh nghĩa "vị tổng thống bịt lỗ" [1]. Trong bốn năm gần đây, chi tiết về các chiến dịch chống khủng bố đã lần ra con đường đến với công chúng bằng cách này; hoặc là trận đánh bằng phi cơ không điều khiển bắn một công dân Mỹ làm cho al-Qaida; hoặc là ba phần tư triệu tài liệu bí mật được người thì thầm WikiLeaks Bradley Manning phát lậu ra ngoài.

    Và bây giờ ông tổng thống Mỹ phải đối diện với chàng thanh niên 29 tuổi Edward Snowden. Cựu nhân viên CIA này đã công bố, có thể gọi là hợp pháp, việc trộm đạo hàng triệu cuộc gọi điện thoại cá nhân và dữ liệu trên mạng qua ngõ Cục Anh Ninh Quốc Gia (NSA). Đây là lỗ hỏng thất thoát tin tức lần-thứ-x [2] dưới thời tổng thống Obama. Bây giờ mỗi ngày vị tư lệnh phải gắng bào chữa theo kiểu phòng vệ, vì đã nói rằng ông thích mở các cuộc "tranh luận" về sự cân bằng giữa quyền tự do cá nhân và an ninh. Ông dẫn lời phát biểu của mình về việc chống khủng bố hồi tháng năm cũng có đặt vấn đề giữa quyền tự do cá nhân và an ninh.

    Tuy nhiên bây giờ thì sao đây? Tổng thống cần cám ơn người đục lỗ tên Snowden vì anh đã dấy lên tranh luận chăng? Ông tổng thống mừng rỡ vì có lỗ hỏng thất thoát tin tức mới chăng?

    Obama phát biểu, "không", "bởi vì đã có một lý do vì sao các chương trình này bí mật". Cho nên bây giờ bộ tư pháp cũng khởi tố, và cho nên Snowden có đe dọa bị giao trả. Theo tường thuật truyền thông, anh ta đã rời khách sạn ở Hương Cảng trưa thư hai hôm qua rồi; sau đó không rõ anh hiện đang ở đâu. Lúc tờ Guardian phỏng vấn, anh ta cho biết là có thể xin tỵ nạn ở Island. Tuy nhiên tân chính quyền bảo thủ ở Reykjavik được xem là thân Mỹ.

    Ông dân cử Cộng hòa và chuyên gia an ninh Peter King gọi Snowden là "kẻ phản bội" và tỏ ra lo lắng rằng người Trung quốc có thể bắt được anh ta ở Hương Cảng và khai thác thêm bí mật, King nói, "anh ta phải bị đền tội đầy đủ trước luật pháp". Đó là cách suy nghĩ của đa số dân cử và nghị sĩ ở Hoa Thịnh Đốn, mặc kệ là phe Cộng hòa hay là phe Dân chủ.

    Về phần Obama đã cho thông qua 6 lần khởi tố chống "những người chỉ điểm", Manning đứng trước vành móng ngựa tòa án quân sự, Julian Assange người lập ra WikiLeaks trốn tránh ở tòa đại sứ Ecuador ở Luân Đôn. Các mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành, một mặt có nguyện vọng mở các cuộc tranh luận và mặt khác thì săn đuổi đến cùng, càng ngày càng dồn Obama vào thế bí. Thứ hai hôm qua phát ngôn viên của tổng thống Jay Carney hơi chới với trong cuộc họp báo, lúc một phóng viên muốn biết rõ ràng như sau:

    Hỏi: Đã rõ ràng là chúng ta sẽ không mở cuộc tranh luận, nếu không xuất hiện lỗ hỏng thất thoát tin tức này. Tại sao bây giờ công tố viện lại lo việc này?

    Carney: Tôi muốn dẫn lời phát biểu của tổng thống, chuyện ông.....

    Hỏi: Tôi đã đọc rồi. Lời phát biểu đó chẳng ăn nhập gì với trường hợp này cả.

    Carney: Có một phần tương tự.

    Hỏi: Không, chỗ đó không nói về phương pháp nghe lén đặc biệt này... Cuộc tranh luận chỉ xảy ra, bởi vì có người đục lỗ tin tức lọt ra ngoài, có phải không?

    Carney: Ừ thì tôi đã nói rồi, là tổng thống không nhất thiết hoan nghênh mở cuộc tranh luận này theo kiểu nào...

    Và tiếp tục như vậy.

    Ở thủ đô Hoa Kỳ áp lực lên chính phủ ngày mỗi tăng. Chuyên gia về khủng bố Brian Jenkins cảnh báo trong tạp chí "Slate" về chuyện "quốc gia đàn áp chưa tồn tại, mà công cụ đàn áp bây giờ đã được chuẩn bị sẵn".

    Và người viết cho cột báo tờ "New York Times" Maureen Dowd nhắc lại lời hứa hẹn của ông Obama vào năm 2008, rằng ông ta sẽ không lập một chính phủ theo kiểu một bản sao tương tự, gọi là "light version" của chính phủ của George W. Bush. Dowd viết châm biếm: "ông tổng thống không cần phải lo lắng là tù nhân Guantanamo cự tuyệt một cuộc tố tụng ở nơi nào; ở đâu có xảy ra vụ điệp viên CIA không luôn nắm rõ, thực ra họ đang dùng phi cơ không người lái giết ai vậy; ở đâu đối xử quá trớn chống lại các lỗ hỏng thất thoát tin tức; và ở đâu thủ lĩnh của chính phủ được phóng đại trong nước thì nơi đó chă'c chắn không có cái bản sao của chính quyền George W. Bush". Và rồi khái niệm "George W. Obama" ngự trị Hoa Thịnh Đốn.


    Trên trang mạng của Tòa Bạch Ốc, những người hỗ trợ Snowden đã mở một cuộc ký tên mà nội trong buổi sáng thứ ba đã có 35 ngàn người ủng hộ. Mục đích là hãy tha Snowden, anh này là "anh hùng của dân tộc". Nếu đến 9 tây tháng 7 đạt được 100 ngàn chữ ký, chính phủ phải trả lời thỉnh nguyện thư này.

    Đồng thời đa số dân chúng Mỹ không có vấn đề gì với Cục an ninh NSA. Theo một thăm dò hiện tại của Pew, có 56 phần trăm thấy rằng việc bí mật truy nhập lấy trộm tin tức các cuộc gọi điện thoại là "chấp nhận được". 45 phần trăm những người được hỏi còn nói rằng, chính phủ càng phải làm mạnh tay hơn nữa và nên có khả năng trông chừng các hoạt động của mỗi công dân, nếu qua đó khả dĩ ngăn chận được các vụ khủng bố.

    Như vậy là còn lâu lắm mới ngã ngũ rằng, trong thâm tâm đồng hương, Edward Snowden có được xem là anh hùng hay không.


    ---chú thích:
    [1], [2] lỗ, lỗ hỏng tin tức, thất thoát tin tức = leak; sách báo Việt Nam dịch là "rò rỉ thông tin"



    (* dịch lại từ "Obama jagt die Geheimnisverräter")

    Last edited by Triển; 06-11-2013 at 12:24 AM.

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Trên trang mạng của Tòa Bạch Ốc, những người hỗ trợ Snowden đã mở một cuộc ký tên mà nội trong buổi sáng thứ ba đã có 35 ngàn người ủng hộ. Mục đích là hãy tha Snowden, anh này là "anh hùng của dân tộc". Nếu đến 9 tây tháng 7 đạt được 100 ngàn chữ ký, chính phủ phải trả lời thỉnh nguyện thư này.

    Tôi nghĩ admin của trang thỉnh nguyện thư Tòa Bạch Ốc này phải dẹp vụ "create account" rồi mới được ký tên, vì tên tuổi và email mọi người chính phủ Obama đã có rồi kia mà. Đâu cần phải ghi danh nữa.


  7. #7
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Theo bài trên kia, anh ta được tặng (hay mua bằng tiền của anh ta, hay mua theo chương trình timeshare?) và được trả 200K một năm, có lẽ vì số lương quá ít ỏi nên anh ta mới làm hành động chỉ điểm này để nổi tiếng và từ đó sẽ kiếm bạc triệu. Giá bài trên đừng nêu ra tiền lương và tài sản của anh này thì hay hơn; anh ta sẽ trở thành người hùng.
    Laissez les bon temps rouler!

  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Thế lương bác Tôm mỗi năm được bao nhiêu nào?
    200 ngàn USD vị chi là 151 ngàn euro, nghĩa là mỗi tháng khoảng 12 ngàn rưỡi. So với bên tôi là ngon lành lắm rồi. Ở đây kỹ sư điện toán giỏi lâu năm tối đa chỉ có 90 ngàn euro/năm thôi ( khoảng 120 ngàn dollar).
    Last edited by Triển; 06-11-2013 at 06:14 AM.

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    an ninh phục vụ cho sự tự do...



    An ninh không phải là mục đích cuối cùng




    Đức được cho là quốc gia bị chương trình PRISM theo dõi thu thập dữ liệu nhiều nhất thế giới. Bà bộ trưởng tư pháp Sabine Leutheusser-Schnarrenberger chỉ trích trong trả lời cho tạp chí Spiegel Online hiểm họa lưu trữ một cách điên cuồng. Bà yêu cầu chính phủ Mỹ giải thích.

    Gần đến ngày ông Obama viếng thăm, người Đức cảm thấy bất bình trong câu hỏi là Mỹ đã vượt giới hạn đến đâu trong việc theo dõi sự vận hành trên mạng. Điều mà truyền thông quả quyết, rằng thực tế hầu hết các dạng trao đổi trong mạng đều bị Mỹ đọc từ nguồn và chứng minh được, có đúng không? "Guardian" và "Washington Post" tường thuật là NSA có thể qua chương trình có tên gọi là PRISM truy cập trực tiếp vào dữ liệu của người xử dụng mạng và đọc trộm. Một người cung cấp tin tức được dẫn lời nguyên văn, rằng NSA có thể "xem ý nghĩ của bạn (theo nghĩa đen) thế nào khi bạn gõ lên dàn bấm".

    Sự phủ nhận các công ty vĩ đại của mạng như Facebook và Google được tung ra ngay sau đó, rằng họ không cung cấp tin tức gì, nếu không có trác tòa. Tuy nhiên người ta vẫn còn nghi ngờ. Những tin tức này đã gây bất ổn lớn. Nhìn chung tình hình sẽ nguy hiểm nếu vụ lưu trữ điên cuồng này có thật.

    Tổng thống Obama phản ứng hôm cuối tuần với câu nói, người ta không thể có 100% an ninh, 100% tự do cá nhân và 0% sự khó chịu.

    Tôi không chia sẻ nhận định này. Một xã hội càng mất tự do hơn, nếu công dân bị kiểm soát và quan sát, theo dõi nghiêm ngặt hơn. Trong một quốc gia pháp trị dân chủ, an ninh không phải là mục đích cuối cùng, mà an ninh phục vụ cho sự tự do.

    Quyền công dân bị giới hạn rõ ràng

    Nước Mỹ từ khi bị khủng bố kinh khủng từ 11 tây tháng chín năm 2001 đã trở thành một quốc gia rất khác. Cấu trúc an ninh của Mỹ được nhanh chóng xây dựng lại. Mục tiêu là tất cả các cơ quan kết nối với nhau và thiết lập một sự trao đổi tin tức rộng rãi giữa các cơ quan an ninh. Đặc biệt với Đạo Luật Yêu Nước [1] được ban hành chỉ vài ngày sau ngày 9 tháng 11, đã đẩy cán cân căng thẳng giữa sự tự do và an ninh sang bất lợi cho sự tự do. Phía sau Đạo luật Yêu nước ẩn nấp một gói đạo luật được chấp thuận trong thời gian ngắn. Đạo luật này nới rộng cơ hội theo dõi, y hệt như mức độ nó lấy đi sự tự do, nhằm mục đích phòng ngừa khủng bố.
    Tóm lại: Để thông cảm cho sự đối kháng khủng bố có hiệu quả, an ninh và tự do của dân chúng phải đứng ở trạng thái cân bằng thích hợp. "Đạo luật yêu nước" đã giới hạn quyền công dân người Mỹ một cách rõ rệt.

    Sự thay đổi này thường bị thế giới chỉ trích. Ngay cả tổng thống Obama, một luật gia chuyên môn về hiến pháp nước Mỹ, trước kia từng xem xét sự thay đổi này một cách gắt gao. Sự giới hạn quyền tự do ban bố trong khuôn khổ "chiến tranh chống khủng bố" của George W. Bush, đã không được bãi bỏ trong nhiệm kỳ của Obama.

    Tất cả dữ kiện phải mang ra

    Nên nhớ rằng sức mạnh của một nhà nước pháp quyền tự do, nằm trong sự tín nhiệm của người công dân. Những bảo đảm mang tính cách pháp quyền, sẽ bảo vệ sự tín nhiệm và theo đuổi hai mục tiêu: trừng phạt kẻ có tội và bảo vệ người vô tội hoặc là bảo vệ những người vô tội bị tình nghi, trước các biện pháp vũ lực của nhà nước. Đó là học thuyết nước Đức học hỏi từ hiến pháp truyền thống của Mỹ năm 1776: Trong một tiến trình dân chủ rộng mở và tự do, người ta không thể có cảm giác rằng, việc bảo vệ quyền căn bản này chỉ mơ hồ.

    Nhà văn và chính trị gia Mỹ Benjamin Franklin đã nói: "Những người từ bỏ tự do để có an ninh đến cuối cùng sẽ không có cả hai".
    Sự nghi ngờ về việc theo dõi trao đổi thái quá thật đáng lo ngại, và nó không nên tồn tại. Cho nên bây giờ chuyện đầu tiên là cần sự minh bạch và thẳng thắn của chính phủ Mỹ. Tất cả dữ kiện phải được mang ra.

    Mạng internet toàn cầu đối với một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh, chia sẻ tin tức và hỗ trợ nhân quyền cho những quốc gia toàn trị, không thể xem nhẹ. Sự tín nhiệm trong lĩnh vực kỹ thuật này đã có đe dọa bị mất đi vì các biện pháp nghe trộm hiện nay.

    Bộ trưởng tư pháp Đức
    Sabine Leutheusser-Schnarrenberger


    --chú thích:
    [1] Đạo luật yêu nước = Patriot Act





    (* dịch từ "Sicherheit ist kein Selbstzweck" )






  10. #10
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Thế lương bác Tôm mỗi năm được bao nhiêu nào?
    200 ngàn USD vị chi là 151 ngàn euro, nghĩa là mỗi tháng khoảng 12 ngàn rưỡi. So với bên tôi là ngon lành lắm rồi. Ở đây kỹ sư điện toán giỏi lâu năm tối đa chỉ có 90 ngàn euro/năm thôi ( khoảng 120 ngàn dollar).
    Bác hỏi lương của các anh chị bên Silicon Valley coi, sẽ thấy lương anh này không đến nỗi phải coi là hy sinh to tác lắm đâu. Sáng nay, trong lúc nhâm nhi cafe, tớ coi lướt qua tin tức, thấy lương anh này bị hạ xuống, đúng như bác nói, là khoảng 120K.
    Laissez les bon temps rouler!

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:20 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh