Register
Page 44 of 45 FirstFirst ... 3442434445 LastLast
Results 431 to 440 of 446

Thread: Rình

  1. #431
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu dọ thám của mật vụ Đức (BND)

    Không chỉ có Mỹ dọ thám Đức, mà mật vụ BND Đức cũng nghe lén và cũng nghe lén ở Thổ Nhĩ Kỳ. BND bác bỏ cáo buộc này, nữ đảng trưởng đảng Xanh yêu cầu phải giải thích.



    Mật vụ của ông này có nghe trộm Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Giám đốc BND, ông Gerhard Schindler trước hệ thống bắt sóng của một chi nhánh sở mật vụ ở Bad Albling.


    Sở mật vụ Đức (BND - Bundesnachrichtendienst) đã theo dõi Thổ Nhĩ Kỳ nhiều năm cho đến ngày hôm nay. Theo nguồn tin của tờ SPIEGEL, đồng minh NATO của Đức vẫn hiện là "mục tiêu theo dõi" được chính phủ Đức chính thức giao nhiệm vụ cho mật vụ Đức từ năm 2009. Cứ 4 năm chính phủ Đức xác định các mục tiêu trọng tâm ở ngoại quốc cho ngành mật vụ BND.

    Tờ đặc san cho biết mục tiêu hiện tại của BND đã không được soạn mới do vụ bê bối theo dõi của NSA gần đây. Ngoài ra BND không chỉ nghe trộm nữ ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong thời gian đương nhiệm của bà mà người kế nhiệm John Kerry cũng bị tiếp tục nghe trộm.

    Theo tin tức của tờ Spiegel đã có tối thiểu một cuộc gọi của ông Kerry bị nghe trộm. Cuộc điện thoại xảy ra vào năm 2013 qua vệ tinh đã bị "sa lưới" theo dõi của BND, mạng lưới này được BND giăng ra ở vùng Trung Đông tương tự như cuộc gọi của Clinton bị nghe lén một năm trước.

    Chỉ vô tình theo dõi trong các chiến dịch

    Như tờ "Spiegel" tiếp tục tường thuật vụ theo dõi như cuộc gọi của ông Clinton cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan hồi còn đương nhiệm, tuy nhiên các cuộc gọi điện thoại của tổng thống Mỹ không phải là mục tiêu theo dõi mà tình cờ xảy ra trong các chiến dịch theo nguồn tin của hành lang an ninh.

    Về chuyện nghe lén Clinton Spiegel đã có hẳn một bài tường thuật thứ Sáu hôm qua. Các tin tức chiếu theo tài liệu của gián điệp Đức bị bắt do bán tin cho CIA hồi tháng Bảy. Người bán tin này đã thú nhận chuyển cho Mỹ ít nhất 218 tài liệu trong vòng 2 năm nay.

    Bằng chứng Đức dọ thám

    Theo các tường trình, Mỹ đã bắt đầu xử dụng các tin tức thu thập được qua các hoạt động gián điệp của Mỹ ở Đức. Chuyện nghe lén Clinton họ mang ra làm bằng chứng rằng Đức cũng theo dõi Mỹ. Được biết Kerry đã nói chuyện này với đồng sự là ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier (thuộc đảng SPD).

    Ông Denis McDonoug, cố vấn tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập vụ nghe trộm nhân dịp bộ trưởng nội phủ thủ tướng Peter Altmaie của Đức viếng thăm. Phần chính phủ Đức đang bác bỏ cáo buộc của các bản tường trình rằng mật vụ BND của Đức dọ thám Mỹ có hệ thống.

    Sở mật vụ liên bang Đức (BND) muốn ngăn chận lại ấn tượng là Đức đã mở các cuộc tấn công theo dõi Mỹ có chủ đích. Phát ngôn viên BND cho biết sáng thứ Bảy hôm nay, "trên nguyên tắc chúng tôi không dùng các biện pháp nghe trộm với các quốc gia bằng hữu, nước Mỹ chưa từng là và hiện cũng không là mục tiêu theo dõi". "Các bản thu âm tình cờ có được đều được hủy bỏ ngay".

    Nữ chủ tịch đảng Xanh yêu cầu giải thích

    Sau khi nghe vụ cáo buộc, nữ đảng trưởng đảng Xanh, bà Simone Peter yêu cầu chính phủ Đức giải thích không được cân nhắc gì cả. Bà Peter nói với tờ Welt am Sonntag là, "Không thể tưởng tượng được rằng hơn cả năm nay chúng ta biết thêm nhiều chuyện bê bối củA NSA qua các thảo luận rốt ráo thì nay sở mật vụ của chính mình lại đang hoạt động dọ thám các quốc gia đồng minh".

    "Chúng tôi đang chờ đợi chính phủ Đức lập tức minh bạch toàn diện trước hội đồng Thượng Nghị Viện", ngoài ra Bà Peter yêu cầu hãy đưa ra dự thảo làm thế nào để "giám sát sự mờ ám chuyên quyền của mật vụ".

    Chính phủ Đức đã từng phẫn nộ phản ứng về vụ phanh phui nghe trộm chung quanh mật vụ Mỹ NSA. Theo bằng chứng mật vụ Mỹ đã không những chỉ theo dõi nhiều công dân Đức mà cũng nghe trộm điện thoại di động của bà thủ tướng Angela Merkel.

    dpa/Reuters/flo


    (* theo "Nato-Partner Türkei soll Spionageziel des BND sein")
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #432
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Tin mấy hôm nay cho biết mật vụ Đức còn theo dõi cả chị Hi la ry và anh Gion Ke ry nữa. Vậy là huề cả làng.

  3. #433
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Thổ mắng Đức là năm ngoái năm nay Đức bày đặt chê Mỹ, tưởng sao Đức cũng vậy, đồ đạo-"đức"-giả.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #434
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    America's Willing Helper: Intelligence Scandal Puts Merkel in Tight Place



    Questions for Merkel

    The chancellor now faces questions about how these actions can be reconciled with her oath of office. What is being done to ensure that German law is respected? Are German interests betrayed when American intelligence services are able to spy on German companies -- or at least attempt to -- with impunity? What has gone wrong in a country whose own intelligence services simply look away or even provide their support as this happens? And what about the damage the latest scandal has done to relations between Germany and its neighbors? Is having good relations with the Americans more important than maintaining the trust of European partners?

    (more)

  5. #435
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Oh oh, the big brother spies again...



    Ba tổng thống Pháp bị tình báo Mỹ nghe lén
    Thanh Phương




    Cả ba tổng thống Pháp, từ Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy cho đến François Hollande đều đã bị tình báo Hoa Kỳ nghe lén, theo các tài liệu của WikiLeaks được hai tờ báo Pháp đăng tải tối qua, 23/06/2015. Paris lên án hành động “không thể chấp nhận được giữa các đồng minh.”

    Các tài liệu do nhật báo Libération và trang mạng Médiapart đăng tẳi là những tài liệu đóng dấu “Tối mật”, chủ yếu bao gồm 5 báo cáo của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA của Mỹ, dựa trên những cuộc nghe lén điện thoại. Những tài liệu này, được gởi cho giới tình báo Hoa Kỳ và các lãnh đạo của NSA, cho thấy cả ba tổng thống Hollande, Sarkozy và Chirac đều đã bị tình báo Mỹ nghe lén, ít ra là trong giai đoạn từ 2006 đến 2012.

    Tài liệu gần đây nhất ghi ngày 22/05/2012, tức vài ngày sau khi ông Hollande nhậm chức tổng thống, đề cập đến những cuộc họp bí mật để thảo luận về khả năng Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro, trong cuộc họp này, tổng thống Holande tỏ vẻ rất lo ngại cho Hy Lạp.

    Một tiết lộ khác từ các tài liệu nói trên là sau khi gặp thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Hollande đã liên lạc với lãnh đạo đảng đối lập SPD Sigmar Gabriel và mời ông này đến Paris để thảo luận. Thủ tướng Pháp lúc đó là Jean-Marc Ayrault đã khuyên ông Hollande là nên giữ bí mật cuộc tiếp xúc này để tránh “ các vấn đề ngoại giao” với Berlin, nếu bà Merkel biết được là Paris đã lén gặp đối lập Đức.

    Sau khi các tài liệu nói trên được báo chí Pháp công bố, tổng thống Hollande đã triệu tập Hội đồng Quốc phòng để bàn về hành động đáp trả của Paris đối với Washington về vụ này. Hội đồng Quốc phòng quy tụ tổng thống Hollande, thủ tướng Manuel Valls, ba bộ trưởng Ngoại giao, Nội vụ và Quốc phòng, cùng với các lãnh đạo quân sự và tình báo của Pháp.

    Ngay trước cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng, phát ngôn viên chính phủ Pháp Stéphane Le Foll, phát biểu trên kênh truyền hình I-Télé sáng nay, 24/06/2015, đã lên án một hành động “ không thể chấp nhận giữa các đồng minh”. Tuy nhiên, ông Le Foll nói thêm : “ Những gì đã xảy ra là không thể chấp nhận được, nhưng không phải vì thế mà giữa hai nước sẽ gặp khủng hoảng”.

    Theo những người thân cận với ông Sarkozy, cựu tổng thống Pháp cũng cho rằng những phương pháp gián điệp như vậy là “không thể chấp nhận được” giữa các đồng minh. Còn những người thân cận với cựu tổng thống Chirac thì chưa có phản ứng.

    Toàn bộ chính giới Pháp, từ phe đối lập cánh hữu cho đến phe cánh tả cầm quyền đã nhất loạt lên án hành động nghe lén các tổng thống Pháp của tình báo Hoa Kỳ.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20150624-ba-to...o-my-nghe-len/)

  6. #436
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Mỹ và đồng minh Châu Âu nghi kỵ lẫn nhau ?
    Mai Vân



    Tiết lộ của WikiLeaks về vụ tình báo Mỹ nghe trộm 3 đời Tổng thống Pháp từ Chirac, Sarkozy đến Hollande là chủ đề báo giới Pháp ngày 25/06/2015 không thể bỏ qua. Trong một tựa trang nhất Le Figaro đánh dấu hỏi : Chirac, Sarkozy và Hollande bị NSA nghe lén ? Tờ báo nhắc lại không chỉ có Tổng thống, mà cả bộ trưởng lẫn nghị sĩ Pháp cũng bị theo dõi nghe lén.

    Đặc biệt Libération, tờ báo với sự họp tác của WiliLeaks, đăng lại những ghi chú cho thấy Washington đã nghe lén. Tờ báo dành 10 trang cho sự kiện, với ảnh 3 vị tổng thống Pháp trên trang đầu với dòng tựa ngắn : « Bị nghe lén ».

    Ở các trang trong Libération đăng lại các báo cáo của NSA, về những buổi họp kín của ông Hollande về khủng hoảng vùng đồng euro và Hỵ Lạp, tháng 5/2012, về nỗ lực hòa giải của ông Sarkozy liên quan đến Israel Palestine năm 2011, hay cách thức vận động của ông Chirac, năm 2006, để một đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Trung Cận Đông, Roed–Larsen, mà Paris ủng hộ, giành được chiếc ghế Phó Tổng thư ký của định chế này.

    Libération cho là để nghe lén điện thoại lãnh đạo Pháp, một đơn vị tình báo đặc biệt chuyên thu thập thông tin – SCS (Special Collection Service ) được đặt tại đại sứ quán Mỹ, ở Quảng trường Concorde, Paris. Vị trí rất tốt vì chỉ nằm cách vài trăm mét nào là Điện Elysée, bộ Nội vụ, bộ Ngoại giao, nào là Quốc hội Pháp... và nhiều đại sứ quán khác.

    Libération còn nhìn về phía Đức, mỉa mai bà Merkel : ‘Người nghe trôm lại bị nghe lén’. Tờ báo Pháp nhắc lại sự kiện là điện thoại Thủ tướng Đức đã bị NSA nghe lén, nhưng từ 2 năm qua thì bà Merkel cũng bị dính vào xì căn đan tình báo Đức hoạt động cho Mỹ, nghe trôm bộ Ngoại giao Pháp, các tập đoàn, trong đó có Airbus. Dĩ nhiên không chỉ có Pháp mà nhiều nước Châu Âu cũng bị nghe trộm.

    Trong bài xã luận tựa đề Nghi kỵ, Libération nhận định : « NSA theo dõi mọi người, bạn cũng như thù, CIA tuyển mộ người trong guồng máy của các đồng minh cũng như địch thủ, đó là những điều không còn làm ai ngạc nhiên. Nhưng cũng không nên tỏ ra quá ngây thơ : Pháp cũng làm như vây, nhưng ở mức độ kém hơn, vì phương tiện không bằng. »

    Tuy nhiên những tài liệu vừa công bố có tính chất khác : Lần đầu tiên có được bằng chứng không thể chối cãi là ít ra từ năm 2002, Hoa Kỳ giám sát, theo dõi thế giới, cả đến các cuộc nói chuyện riêng tư của các Tổng thống Pháp.

    Đối với Libération ai cũng biết thái độ nghi kỵ của Mỹ đối với đồng minh Pháp, nhưng phải thấy có một sự khác biệt rất lớn giữa việc tìm hiểu chương trình hạt nhân của Pháp, với việc đặt nghe điện thoại di động riêng của ông Sarkozy hay ông Hollande.

    Nếu cư xử như thế thì có nghĩa là đồng minh hay kẻ đối nghịch không có gì khác nhau, có thể hoàn toàn ‘chơi xỏ’ như nhau. Mỹ thu thập hàng khối thông tin chỉ vì có đủ phương tiện để làm như thế. Điều này không hay cho quan hệ hai nước.

    Báo Les Echos trên sự kiện này chú ý đến phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp chính trị lên án các vụ nghe trộm và đợi xem cách hành xử của chính quyền.

    Tờ báo nêu hai quan điểm, một mặt như phản ứng nhiều người cánh tả, không hiểu một nước như Hoa Kỳ đặt lên hàng đầu quyền tự do cá nhân lại có thể vi phạm, chà đạp nó như vậy. Quan điểm khác thì cho là không quá ngạc nhiên, vì NSA có phương tiện thâm nhập vào các hệ thống điện thoại, internet, để tim hiểu người ta nghĩ gì, nói gì, thì tại sao họ lại không làm ? Điều này nghiêm trọng, nhưng có thể lường trước được.

    (nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20150624-hoa-k...i-ky-lan-nhau/)

  7. #437
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Tại sao các nhà lãnh đạo quốc gia không bắt chước các nhà lãnh đạo băng đảng buôn lậu: dùng điện thoại di động dễ đốt cháy (burner). Gọi một lần thôi rồi vất đi phi tang. Tốn kém một chút nhưng tha hồ yên dạ chả có ai nghe lóm.

  8. #438
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Vụ Mỹ nghe lén Tổng thống Pháp: Paris không thể trả đũa
    Thanh Phương



    Những tiết lộ về vụ tình báo Mỹ nghe lén ba tổng thống Pháp Hollande, Sarkozy và Chirac dĩ nhiên là đề tài chính trên các nhật báo Pháp số ra ngày hôm nay, 25/06/2015. Theo các báo Pháp, tuy vụ này gây phẫn nộ dư luận Pháp và toàn bộ chính giới ở Pháp đã đồng loạt lên án hành động này, Paris sẽ không thể trả đũa đồng minh Hoa Kỳ.

    Trong bài viết tựa đề « Ngoài phản ứng phẫn nộ, hợp tác vẫn tiếp tục », tờ Le Monde nhận định rằng sự hợp tác rất chặt chẽ giữa các cơ quan tình báo phương Tây làm giới hạn tầm mức của mọi phản ứng từ phía Paris.

    Trước hành động gián điệp của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA, và của cơ quan tương đương của Anh GCHQ, nước Pháp chỉ có thể ra những tuyên bố mang tính nguyên tắc. Lý do là vì cơ quan GCHQ hợp tác với cơ quan tình báo Pháp DGSE trong lĩnh vực giải mã thông tin. Với cơ quan NSA của Mỹ, sự hợp tác còn lâu đời hơn. Chính NSA đã giúp Paris xây dựng hệ thống giám sát, giúp trang bị vào thập niên 1980, những máy tính cực mạnh như Cray. Hơn nữa, từ cuối năm 2011, cơ quan DGSE của Pháp đã bắt đầu trao đổi các dữ liệu với tình báo Hoa Kỳ.

    Cũng theo Le Monde, một mặt Pháp yêu cầu tổng thống Obama cam kết sẽ không nghe lén lãnh đạo các nước đồng minh, mặt khác Paris cũng lo phát triển hơn nữa các phương tiện gián điệp và phản gián của riêng mình để giảm bớt nguy cơ bị xâm nhập hệ thống.

    Trong khi đó tờ Libératon, nhật báo thiên tả thì lên án thẳng thừng hành động « xem thường » của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đồng minh và đặc biệt là đối với Pháp.

    Tờ báo viết : « Khi nghe lén ba tổng thống Pháp trong thời gian ít nhất là 6 năm, bất chấp mọi quy tắc ứng xử giữa các nước bạn, Hoa Kỳ đã đối xử với Pháp như một quốc gia trẻ con. (... ). Chính phủ Pháp đã lên giọng đúng lúc, nhưng sẽ đạt được những gì ? Hay chỉ là những lời hứa sẽ hành xử đàng hoàng hơn và những lời giải thích mơ hồ ? Nước Pháp có chỉ bằng lòng như thế, với lý do là rất cần những thông tin do NSA cung cấp để có thể chống khủng bố một cách hiệu quả ? »

    Libération đề nghị Pháp đón nhận và cấp quy chế tỵ nạn cho cựu tư vấn cơ quan NSA Edward Snowden, người đã bị truy đuổi gắt gao từ ba năm qua và có nguy cơ lãnh án tù chung thân ở Mỹ vì đã « dám nói lên sự thật ». Theo tờ báo này, chỉ cần một cử chỉ như vậy là đủ để trừng trị cách hành xử tồi tệ của một đồng minh cao ngạo, đồng thời lấy lại vị thế của một quốc gia quê hương của nhân quyền.

    Nhật báo Le Figaro, thiên hữu, thì đề nghị là hai nước nên sửa chữa những thiệt hại chính trị do vụ nghe lén này gây ra, nhằm phục hồi sự tin cậy giữa Washington và Paris.

    Xã luận của tờ Le Figaro mở đầu với nhận xét : « Đấy có thể không phải là một điều đáng ngạc nhiên, nhưng dẫu sao thì vụ này cũng gây khó chịu và làm mích lòng. Hoa Kỳ công khai nghe trộm mọi cuộc đàm thoại, mọi phát biểu ý kiến và mọi kế hoạch của các nhà lãnh đạo Pháp. Họ không che giấu hành động này, bởi vì trạm nghe lén được được ngay trên nóc đại sứ quán Mỹ, nằm giữa điện Elysée và quảng trường Concorde».

    Tờ báo cho rằng trước khi xin lỗi, Hoa Kỳ nên giải thích là điều gì đã biện minh cho việc nghe lén ba tổng thống Pháp trong suốt nhiều năm, bất chấp quan hệ giữa các lãnh đạo Pháp với Nhà trắng. Theo Le Figaro, vì những lợi ích chung về thương mại và chiến lược quá quan trọng, Pháp và Mỹ không thể để cho vụ này dẫn đến khủng hoảng ngoại giao. Nhưng sự tin cậy giữa hai đồng minh đã bị tổn hại rất nhiều.

    Tổng thống Obama như vậy là không có thay đổi gì cho với phương pháp của vị tiền nhiệm G.W.Bush. Theo Le Figaro, đó là « một sai lầm chiến lược » của Hoa Kỳ và thêm một thất bại đối với vị tổng thống mà dân Pháp đã rất ủng hộ.

    Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, nhật báo kinh tế Les Echos có bài nhận định về việc Thượng viện Mỹ hôm qua vừa thông qua luật cho tổng thống Obama « quyền đàm phán nhanh » ( fast-track ) các hiệp định tự do mậu dịch như TPP.

    Theo tờ báo này, đây là một thắng lợi thật sự đối với ông Obama vì cho tới nay Nhà trắng không thể trông chờ vào sự ủng hộ của các nghị sĩ Dân chủ, mà đa số xem hiệp định TPP là mối đe dọa đối với công ăn việc làm của người lao động Mỹ trong các ngành công nghiệp.

    Nhưng Les Echos lưu ý rằng cuộc chiến chưa kết thúc, bởi vì tổng thống Obama còn phải thuyết phục Quốc hội thông qua hiệp định TPP. Một số nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận cho văn bản luật hôm qua đã báo trước tổng thống thuộc phe của họ rằng không chắc là họ sẽ đồng ý với hiệp định TPP.

    Thủ tục « đàm phán nhanh » được thông qua hôm qua cũng sẽ được áp dụng cho các cuộc đàm phán về hiệp định tự do mậu dịch giữa Hoa Kỳ với châu Âu TTIP. Nhưng dự án này một lần nữa bị phản đối hôm qua, sau những tiết lộ về vụ tình báo Mỹ nghe lén các tổng thống Pháp. Các lãnh đạo Mặt trận cánh tả ( cực tả ) và Mặt trận Quốc gia ( cựu hữu ) đã đòi cắt đứt thương lượng về TTIP, trong khi phát ngôn viên chính phủ Pháp thì kêu gọi nên có thái độ chừng mực.

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20150625-tong-...g-the-tra-dua/ )

  9. #439
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Pháp tăng quyền cho tình báo nhân danh chống khủng bố
    Đức Tâm



    Trong bối cảnh vụ bê bối tình báo Mỹ nghe trộm, thu thập thông tin về các Tổng thống và nhiều chính trị gia Pháp, ngày hôm qua, 25/06/2015, Quốc hội Pháp đã thông qua « Luật về tình báo », nhân danh cuộc chiến chống khủng bố, cho phép các cơ quan tình báo, an ninh được nghe lén, thu thập thông tin. Văn bản sẽ có hiệu lực ngay sau khi chính phủ công bố.

    Từ năm ngoái, khi được soạn thảo, dự luật về tình báo đã gây nhiều tranh luận. Những người chống đối lo ngại tình trạng theo dõi và nghe lén ồ ạt.

    Sau loạt khủng bố hồi đầu tháng Giêng năm nay làm 17 người thiệt mạng, chính phủ cánh tả Pháp muốn sớm có luật về tình báo.

    Đạo luật vừa được thông qua quy định các nhiệm vụ của cơ quan tình báo Pháp, từ phòng ngừa khủng bố cho đến ngăn chặn gián điệp kinh tế, đề ra các cơ chế, thủ tục cho phép, kiểm soát các kỹ thuật tình báo, như nghe lén điện thoại, đặt máy quay phim hoặc cài phần mềm gián điệp, tiếp cận với các thông tin kết nối v.v.

    Theo Thủ tướng Pháp Manuel Valls, đạo luật tạo khuôn khổ pháp lý và cho phép các cơ quan tình báo, an ninh, hoạt động « có hiệu quả nhất trước mối đe dọa khủng bố nhưng đồng thời đấu tranh chống tội phạm có tổ chức trên quy mô lớn và chống gián điệp kinh tế ».

    Tổng thống Pháp François Hollande cho biết sẽ hỏi ý kiến Hội đồng Bảo Hiến để « bảo đảm » là đạo luật « hoàn toàn hợp hiến ». Tuy nhiên, cam kết này cũng không làm dịu các cuộc tranh luận và lo lắng. Khoảng một trăm nghị sĩ không ủng hộ đạo luật cũng sẽ đệ trình văn bản này lên Hội đồng Bảo Hiến. Phe chống đối bao gồm nhiều hiệp hội bảo vệ nhân quyền, các thẩm phán, các cơ quan truyền thông và công đoàn các nhà báo, những đối tác hoạt động trong lĩnh vực tin học.

    Theo dân biểu cánh hữu, cựu Bộ trưởng Pierre Lellouche, được AFP trích dẫn, thì luật về tình báo có nguy cơ dẫn đến tình trạng « theo dõi ồ ạt » đe dọa các quyền tự do và đó « không phải là phương tiện tốt nhất để chống khủng bố ».

    Ông Frans Timmermans, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Châu Âu, nhận định, trên phương diện quốc tế, đạo luật này gây nhiều lo lắng, đặc biệt tại Hội đồng Châu Âu và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu. Cụ thể là văn bản « có thể đặt ra nhiều vấn đề về luật pháp », nguy cơ vi phạm Hiến chương Châu Âu về các quyền cơ bản.

    Cho đến phút chót, chính phủ đã phải can thiệp, cho rút ra khỏi văn bản dự luật cuối cùng một điều khoản cho phép theo dõi, không cần có kiểm soát, những người nước ngoài chỉ đi qua Pháp. Điều khoản này do một dân biểu đảng Xã hội đưa ra và được kín đáo cài vào dự luật tuần trước.

    Có một điều khoản trong đạo luật bị phản đối mạnh mẽ nhất : đó là việc cài đặt các công cụ phân tích tự động trên các mạng viễn thông nhằm phát hiện ra « mối đe dọa khủng bố », trước « một loạt các dữ liệu kết nối đáng nghi ngờ ». Những người phản đối đạo luật coi công cụ này như một loại « hộp đen », giống như cơ quan tình báo Mỹ NSA đã làm, « theo dõi đại trà », ồ ạt, trên diện rộng.

    Tối thứ Ba, 23/06, tức là ngay trước khi Quốc hội Pháp thông qua luật về tình báo, WikiLeaks đã cho công bố, thông qua báo Libération và website Médiapart, các tài liệu tình báo Mỹ theo dõi ba Tổng thống Pháp, Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và François Hollande, trong nhiều năm.

    Thời điểm tiết lộ các thông tin này không phải là ngẫu nhiên. Báo Liberation và website Médiapart gần như đi đầu trong việc phản đối luật về tình báo. Theo Libéeration, đạo luật cho phép « phân tích tất cả, nghe lén bất kể ai, trong một xã hội bị ám ảnh bởi khủng bố. Đó là trường hợp nước Mỹ hậu 11/09. Và đó sẽ là trường hợp nước Pháp hậu 07/01, với việc triển khai luật về tình báo ».

    Nhà báo Edwy Plenel, nguyên trưởng ban biên tập báo Le Monde, người sáng lập website Médiapart, đã từng bị nghe trộm trong những năm 1980. Vào thời đó, những người thân cận của cố Tổng thống thuộc đảng Xã hội François Mittérrand đã thiết lập trái phép, ngay tại Phủ Tổng thống- điện Elysée, một mạng lưới nghe trộm nhiều nhà báo, trí thức, văn nghệ sĩ.

    Theo tòa án Pháp, mạng lưới này có mục đích ngăn chặn, giữ kín những thông tin liên quan đến đời tư của ông Mittérrand, đặc biệt là việc ông có con ngoài giá thú, việc ông bị ung thư được phát hiện từ năm 1981 cũng như quá khứ của ông liên quan đến chính quyền Vichy trong đệ nhị thế chiến.

    (nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20150625-phap-...hong-khung-bo/)

  10. #440
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Xì-can-đan nghe lén chấn động Bá Linh
    Mật vụ Đức BND dọ thám đồng minh




    Mật vụ Đức (BND) cũng đã dọ thám các đường viễn thông của đồng minh EU.
    Họ không chỉ xử dụng máy dọ thám (selector) của NSA Mỹ cung cấp tin tức cho
    Mỹ mà còn xử dụng kỹ thuật của riêng mình, báo "Mitteldeutsche Zeitung" loan tin
    dẫn nguồn từ thành viên của Hội đồng thanh tra của Quốc hội Liên Bang Đức và
    Hội đồng thanh tra NSA của Thượng nghị viện Đức.

    Sự việc là đề tài chính buổi họp đêm qua có sự tham dự của giám đốc sở mật vụ Đức
    BND, ông Gerhard Schindler. Buổi họp kín đã kết thúc lúc 19 giờ.

    Theo nguồn tin của "Berliner Zeitung", BND đã nêu con số 4 chỉ số về vấn đề máy dọ thám,
    tuy chưa rõ là 4 chỉ số này nằm trước hay nằm sau. Theo tiết lộ của cựu nhân viên NSA
    Edward Snowden hồi mùa Hè năm 2013 dưới sự vụ lệnh của bộ trưởng nội các Ronald Pofalla (CDU)
    chương trình chủ động nghe lén này đã được dẹp bỏ.


    Sở mật vụ Đức "phá hoại"

    Trong giới nghị sĩ quốc hội đã có lời ra tiếng vào là, "Sở mật vụ BND và nội các cũng là dân phá hoại".
    Rõ ràng là việc này nội các phải biết rồi nhưng lại im tiếng. Cho đến nay người ta chỉ đề cập đến các
    máy dọ thám của NSA. Ông Pofalla đã đập vập vụ xì-can-đan NSA. Nghị sĩ CDU Clemens Binninger nói
    với RBB là có cả đống nghi vấn đã có dịp đối chất rồi. Câu hỏi lượn lờ thứ nhất là có vụ che giấu các sự
    vụ lệnh nghe lén phát ra từ BND hay không. Theo nguồn tin của "Spiegel Online", sở mật vụ BND đã nghe
    trộm các tòa đại sứ và các cơ quan khác của các quốc gia EU và nhiều quốc gia đối tác khác nữa.
    Trong đó có các mục tiêu nghe lén ở Pháp và Mỹ dù không có sự vụ lệnh tương tương của chính phủ Đức.

    (* dịch từ nguồn: n-tv.de , ppo/dpa)

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:51 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh