Register
Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 32
  1. #21
    Lotus
    Guest

    Năng lượng tái tạo, năng lượng từ thiên nhiên

    Khuynh hướng trên thế giới ngày nay là chuyển đổi lần lần qua sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió ( năng lượng tái tạo, thiên nhiên), ít nguy hiểm hơn là các nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ .


    Bây giờ thì năng lượng hạt nhân còn chưa hoàn toàn có thể loại ra, nhưng khuynh hướng thay thế nó qua năng lượng thiên nhiên trong tương lai là không thể phủ nhận .
    12.07.2013


    Last edited by Lotus; 07-13-2013 at 09:58 AM. Reason: update

  2. #22
    Lotus
    Guest

  3. #23
    Lotus
    Guest
    Khuynh hướng trên thế giới ngày nay là chuyển đổi lần lần qua sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió ( năng lượng tái tạo, thiên nhiên), ít nguy hiểm hơn là các nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ .


    Bây giờ thì năng lượng hạt nhân còn chưa hoàn toàn có thể loại ra, nhưng khuynh hướng thay thế nó qua năng lượng thiên nhiên trong tương lai là không thể phủ nhận .
    Solar power in California



    Cuôí trang có các references :

    http://en.wikipedia.org/wiki/Solar_power_in_California


    US solar electricity production








    http://en.wikipedia.org/wiki/Solar_p..._United_States















    http://en.wikipedia.org/wiki/Renewable_energy
    Last edited by Lotus; 07-15-2013 at 02:15 PM. Reason: bổ sung

  4. #24
    Lotus
    Guest
    Khuynh hướng trên thế giới ngày nay là chuyển đổi lần lần qua sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió ( năng lượng tái tạo, thiên nhiên), ít nguy hiểm hơn là các nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ .


    Bây giờ thì năng lượng hạt nhân còn chưa hoàn toàn có thể loại ra, nhưng khuynh hướng thay thế nó qua năng lượng thiên nhiên trong tương lai là không thể phủ nhận .
    15.07.2013

    Cali: Điện Mặt Trời Tăng 26%, Nhiều Nhất Toàn Nước Mỹ

    California có một năm quảng bá việc thiết đặt điện mặt trời trong năm 2012, mang đến cho tiểu bang 391 megawatts gần bằng mục tiêu đã định để thiết đặt 3,000 megawatts vào năm 2017.

    Theo phúc trình tiến trình Khởi Động Điện Mặt Trời tại California bởi Ủy Ban the Public Utilities Commision, những thiết đặt điện mặt trời nói trên đã gia tăng 26% trong năm 2011. Tiểu bang hiện thiết đặt để sản xuất 1,629 megawatts điện mặt trời qua khắp các dự án đã hoàn tất tại gần 168,000 cơ sở - đủ lượng điện cung cấp cho 150,000 căn nhà.

    Evan Gillespie, phó giám đốc tại the Sierra Club's Beyond Coal Campaign, nói rằng tiến trình là ý nghĩa. Ông nói rằng, "Chúng ta có một năm lớn nhất chưa từng thấy sự thiết đặt điện mặt trời trên mái nhà với gần 400 megawatts. Đó là số nhiều nhất của các tiểu bang có tính tới thời điểm đó."

    Sự khởi động là một chương trình giảm gía đối với việc sử dụng điện được làm chủ bởi chính nhà đầu tư tại tiểu bang - Pacific Gas and Electric, Southern California Edison, và San Diego Gas and Electric - với mục tiêu rộng lớn tạo ra một thị trường điện mặt trời tại California. Đó là chương trình lớn nhất thuộc loại này tại Hoa Kỳ, với ngân sách lên tới gần 2.4 tỉ đô la, theo phúc trình cho biết.

    Gillespie cho biết rằng, "167,000 căn nhà, trường học, và cơ sở kinh doanh này đã chọn cách rẻ nhất để họ có thể làm cho hóa đơn điện là thiết đặt điện mặt trời trên mái nhà."


    http://vietbao.com/D_1-2_2-349_4-210...535_14-2_15-2/


    State’s solar installations jumped 26% in 2012

    California had a banner year in solar installations in 2012, bringing the state 391 megawatts closer to its goal to install 3,000 megawatts by 2017...











    http://fox5sandiego.com/2013/07/11/c...#ixzz2Z9RX6UXQ

    http://www.latimes.com/business/mone...,4238121.story

    http://inhabitat.com/california-incr...rcent-in-2012/

  5. #25
    Lotus
    Guest

    Năng lượng thiên nhiên, năng lượng tái tạo

    Khai thác năng lượng từ biển : Pháp tìm vị trí dẫn đầu





    Từ vài năm trở lại đây, ở Châu Âu và tại Pháp, việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo từ đại dương đang dần dần hiện ra như một chân trời mới có khả năng mang lại những nguồn năng lượng thay thế có tiềm năng lớn. Tạp chí khoa học và môi trường của RFI tuần này giới thiệu với quí vị cơ hội và triển vọng của các năng lượng tái tạo từ biển đối với nước Pháp - đặc biệt là hai loại năng lượng gió và thủy lực -, các nỗ lực của Pháp trên đà vươn lên tìm vị trí dẫn đầu.


    Các thách thức do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, với các chỉ báo về tốc độ tan băng, nồng độ CO2 trong không khí, mức độ axit hóa ở các đại dương, hay nhiều hiện tượng khí hậu bất thường khác, khiến các đầu tầu kinh tế của hành tinh bị đặt trước áp lực phải tìm cách gia tăng tỷ trọng của các năng lượng tái tạo, nhằm bớt bị phụ thuộc vào các năng lượng tạo khí thải gây hiệu nhà kính. Tiếp theo một số loại hình năng lượng tái tạo đã bắt đầu được sử dụng phổ biến, như điện mặt trời, điện gió trên đất liền…, đầu tư sắp tới của công cuộc quá độ chuyển sang năng lượng xanh đang hướng ra đại dương.

    Về mặt lý thuyết, tiềm năng của các loại hình năng lượng tái tạo mà biển cả cung cấp, như năng lượng gió, năng lượng dòng chảy, thủy triều, nhiệt năng hay từ độ mặn của nước biển là vô cùng lớn. Theo giáo sư Tony Lewis, đại học Cork (Ailen), phụ trách mục năng lượng biển của Giec - Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu -, thì tiềm năng năng lượng của biển là gấp từ 8 đến 10 lần nhu cầu về điện của nhân loại. Vấn đề chủ yếu là làm thế nào có được các công nghệ và nguồn lực tài chính để khai thác những tài nguyên « vô tận » này.

    Trong số các loại năng lượng tái tạo từ biển, gió và dòng chảy là hai thứ mang lại nhiều triển vọng nhất trong thời gian trước mắt. Kế hoạch của Pháp là đến 2020, 23% tổng lượng điện có xuất xứ từ các nguồn năng lượng tái tạo, so với mục tiêu 20% của Châu Âu, với khoảng 3,5% là từ các nguồn năng lượng tái tạo biển.

    Tiềm năng hàng đầu thế giới

    Trả lời phỏng vấn tạp chí khoa học tháng trước của RFI, ông Jean-François Legrand, chủ tịch hội đồng dân biểu tỉnh Manche, một địa phương nằm bên bờ Đại Tây Dương có rất nhiều tiềm năng về năng lượng biển, cho biết một số cảm nhận của ông về cơ hội của Pháp :

    « Điều đáng ngạc nhiên là từ nhiều năm nay, nhiều tập đoàn công nghiệp lớn quan tâm đến lĩnh vực này một cách lặng lẽ. Chỉ từ vài năm trở lại đây, công chúng rộng rãi mới biết đến sự ra đời của một ngành công nghiệp khổng lồ. Cái nhìn của tôi hướng về tiềm năng của toàn nước Pháp, nhiều hơn là khu vực Normandie của riêng tôi.

    Nước Pháp chúng ta có tiềm năng về các năng lượng tái tạo biển, trí tuệ, hiểu biết, các phương tiện công nghiệp, các công ty công nghiệp lớn. Nếu chúng ta không trở thành những người đứng đầu, thì có nghĩa là chúng ta thất bại.

    Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc đưa ra số lượng dự kiến việc làm do các ngành năng lượng tái tạo ở biển tạo ra, ví dụ như con số 10.000 chỗ làm người ta thường nói. Bởi vì toàn bộ khu vực kinh tế này còn chưa thành hình, nên sẽ là không có căn cứ, khi đưa ra một con số như vậy. Tôi thiên về chỗ chú ý đến phương diện tiềm năng sản xuất.




    Hải đăng Goury bảo vệ tàu thuyền đi qua vùng Raz Blanchard, dòng chảy dữ dội nhất châu Âu. (DR)

    Về điều này, riêng về năng lượng dòng chảy ngầm dưới biển, chỉ tính tại vùng Raz-Blanchard, phần thuộc về nước Pháp, thì chúng ta có một trữ lượng có thể so sánh với ba nhà máy cỡ Flamanville, tức nhà máy điện hạt nhân tại chính tỉnh Manche, có nghĩa là khoảng từ 5 đến 6 gigawatt (GW). Dĩ nhiên là hiệu năng sản xuất điện của loại năng lượng này là ít hơn nhiều, ở vào cỡ khoảng 40%, như vậy cũng đã tương đương với một nhà máy hạt nhân. Rõ ràng là không thể coi nhẹ được !

    Về năng lượng điện gió trên biển, Anh và các nước Bắc Âu khác có tiềm năng khoảng từ 45 đến 50 gigawatt. Tổng tiềm năng điện trong lĩnh vực này của Bắc Âu là rất lớn. Về phương diện này, phần biển do nước Pháp sở hữu có diện tích đứng thứ nhì thế giới. Về ‘‘nhiệt điện’’ biển cũng như điện thủy triều, nước Pháp có rất nhiều tiềm năng. Trong lĩnh vực các năng lượng tái tạo từ biển, tóm lại, Pháp ở vào một vị thế địa-chính trị hết sức thuận lợi ».

    Cạnh tranh quyết liệt

    Trong bản báo cáo của các bộ Năng lượng, Vận tải và Phục hồi sản xuất, được công bố đầu tháng này 05/2013, các năng lượng tái tạo biển là một cái đích « mang tính chiến lược » của nước Pháp. Năng lượng từ các dòng chảy ngầm ở vùng biển ven bờ, theo bản báo cáo, là nguồn năng lượng được coi là có ý nghĩa nhất, vì khả năng khai thác nằm trong tầm tay, đứng trên năng lượng gió ngoài khơi xa và năng lượng thủy triều. Theo chuyên gia Antoine Rabain, phụ trách bộ phận năng lượng và công nghệ của Indicta, « Sau điện gió thu được từ các trạm cố định, công nghệ duy nhất trong số các công nghệ khai thác các năng lượng tái tạo từ biển, được thương mại hóa cho đến nay, thì công nghệ khai thác các dòng chảy xiết là có độ hoàn thiện cao nhất, đứng trên điện gió nổi, khai thác năng lượng thủy triều và nhiệt năng biển ».

    Bà Marion Letrry, tổng đại diện của Nghiệp đoàn các năng lượng tái tạo Pháp lưu ý đến tính chất cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực này :

    « Hiện tại, có một sự cạnh tranh quốc tế quan trọng, đặc biệt từ những nước như Anh. Luân Đôn đã có nhiều chính sách hỗ trợ các hình thức khai thác năng lượng tái tạo từ biển, đặc biệt là năng lượng của các dòng chảy ngầm. Ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, kỹ thuật này cũng đang được nghiên cứu. Vì vậy nước Pháp cần phải nhanh chóng xác định được vị trí của mình, nếu không muốn bị bỏ rơi trong cuộc cạnh tranh khai thác các nguồn năng lượng tái tạo biển.

    Các loại năng lượng tái tạo từ biển là một phần của tổng thể các loài hình năng lượng, ngang hàng với các loại năng lượng tái tạo khác (như điện mặt trời, thủy điện…), có thể đã được biết đến nhiều hơn.

    Vấn đề hiện nay là phải đánh giá đúng được tiềm năng của năng lượng biển, xác định được các mục tiêu cho giai đoạn sau cái mốc 2020. Với các cuộc thảo luận về quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, nước Pháp cần xác định các mục tiêu cho năm 2030, để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin cần thiết về các hoạt động mà họ có thể được tham gia trong lĩnh vực này ở nước ta ».

    Thủy lực đại dương đi trước về công nghệ

    Báo cáo kể trên của liên bộ Năng lượng, Vận tải và Phục hồi sản xuất Pháp khuyến nghị tiến hành ngay lập tức việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia, trong quý ba năm nay, vào việc xây dựng ba trại điện thủy lực thí điểm tại các dòng chảy xiết ‘‘Raz Blanchard’’ và ‘‘Raz Barfleur’’ (thuộc tỉnh Manche) và dòng chảy Fromveur, ngoài khơi mũi Finistère, cực tây nước Pháp, với công suất từ 300 đến 500 megawatt (MW) (Được biết, tổng công suất điện của toàn nước Pháp là 128.680.00 MW). Thời gian xây dựng là trong vòng ba năm, từ 2014-2016. Như vậy, trong ba năm nữa, thủy lực đại dương sẽ bắt đầu cung cấp điện cho nước Pháp, được bán với giá ưu đãi. Tiếp theo đó, kể từ năm 2016 đến 2020, các « công viên thương mại (điện thủy lực)» sẽ được xây dựng với công suất lớn hơn nhiều, để cung cấp điện cho thị trường. Về tiềm năng thủy lực biển dựa vào các dòng chảy xiết (từ 2 đến 8 mét/giây trở lên), Pháp đứng hai ở Châu Âu sau Anh. Xét trên toàn cầu, tiềm năng trong lĩnh vực này là 90 GW (gigawatt). Theo tính toán của Indicta, vào ngưỡng cửa 2030, thị trường toàn thế giới về tua bin cho thủy lực biển ước tính khoảng 70 tỷ đến 100 tỷ euro.



    Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp, như DCNS, Alstom, EDF, GDF Suez… đã bắt đầu tìm chỗ đứng trong ngành khai thác năng lượng này, vốn cho đến nay chủ yếu do các công ty Anh hay Ailen dẫn đầu. Theo giám đốc bộ phận năng lượng tái tạo của DNCS, thì dòng chảy Raz Blanchard, với độ dài khoảng 15 km và tốc độ dòng nước rất cao, lại nằm sát bờ, là địa điểm có tiềm năng đứng thứ ba thế giới về thủy lực.

    Hiện tại EDF ở giai đoạn thí điểm vận hành tua bin nguyên mẫu tại thực địa, trong dự án xây dựng một trại thủy lực ở ngoài khơi vùng Bregtagne (cách bờ biển khoảng 10 km). Dự án mở màn từ năm 2004, dự kiến sẽ hòa mạng vào năm 2014. Nếu thành công, trại thủy lực, gồm bốn tua bin có tổng công suất 2 MW, sẽ là trại thủy lực đại dương thực nghiệm hòa mạng đầu tiên trên thế giới. Chiếc tua bin Arcouest, do công ty Ailen OpenHydro sản xuất (hiện do DCNS nắm cổ phần chi phối), nặng 850 tấn, đường kính 16 mét, đã hai lần được đưa xuống đáy biển từ cuối 2011 để thực nghiệm. Kết quả lần thứ nhất là khả quan. Lần thứ hai, do sự cố trong vận chuyển, tua bin Arcouest đã phải nằm dưới biển nửa năm trời, sau khi được đưa lên vào tháng 3 năm nay. Riêng tại khu vực dòng chảy nổi tiếng Raz Blanchard tại eo biển Manche, GDF-Suez hy vọng một trại thí điểm thủy lực với công suất lớn hơn sẽ bắt đầu vận hành từ năm 2016.

    Điện gió nổi hướng ra biển xa

    Bên cạnh việc sản xuất điện từ các dòng chảy xiết, việc khai thác năng lượng gió ngoài khơi được đánh giá là nguồn năng lượng có triển vọng hàng thứ hai. Cũng như thủy lực, tiềm năng điện gió của Pháp đứng hàng thứ hai ở Châu Âu sau Anh. Cho đến nay, « trại điện » gió Greater Gabbard, ở ngoài khơi đông nam nước Anh, hoàn thành cuối năm 2012, với công suất 500 MW (megawatt) được coi là trại lớn nhất. Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, đang có kế hoạch từ đây đến năm 2020, xây dựng một trại điện với công suất 1 GW, được coi là đứng đầu thế giới trong tương lai gần, chính ở vùng ngoài khơi tỉnh Fukushima.

    Theo France énergie éolienne (FEE) – Nghiệp đoàn phong điện Pháp -, thì tiềm năng gió biển tại các vùng nội thủy của nước Pháp, với các trạm điện được cố định, ước tính mang lại 80 gigawatt, trong đó phần có thể khai thác được trong trung hạn là khoảng 15 gigawatt vào thời điểm 2030 (bằng gần ½ so với dự kiến của Anh là 33 GW và bằng khoảng 2/3 so với chỉ tiêu 25 GW của Đức). Các dự án điện gió hiện tại của Pháp có tổng công suất 3 gigawatt. Trong một nghiên cứu, FEE đã xác định được 14 khu vực ngoài khơi gần bờ biển nước Pháp, chủ yếu nằm ở Đại Tây Dương, với tổng diện tích khoảng 10.000 km², nơi có thể lắp đặt hàng nghìn trạm điện gió trong hai thập niên tới.



    Các khu vực khai thác điện gió biển thuận lợi nhất, được thẩm định trong nghiên cứu kể trên, là khu vực sâu không quá 50 mét, nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý và nằm cách xa bờ từ 10 km trở ra, để không gặp phải các mâu thuẫn lợi ích với những người đánh bắt hải sản, với ngành du lịch hay với cư dân ven biển. Việc khai thác điện gió ở các khu vực nước sâu hơn gặp nhiều khó khăn vì công nghệ còn bất cập và giá thành cao. Về khả năng khai thác vùng biển xa hơn, nếu có đủ công nghệ và tài chính, sẽ mang lại những nguồn năng lượng lớn hơn rất nhiều. Nghiệp đoàn phong điện Pháp cũng đã tiến hành một nghiên cứu thứ hai về triển vọng của điện gió nổi ngoài khơi xa, gồm cả vùng nằm ngoài 50 mét chiều sâu : Tiềm năng ước tính lên đến 140 GW.

    Hywind là trạm điện gió nổi đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động năm 2009, có công suất 2,3 MG, được đặt tại vùng biển tây nam Na Uy, nơi có độ sâu 220 mét. Trạm điện này, về nguyên tắc, có thể hoạt động tại vùng biển có độ sâu 700 mét. Hywind là sản phẩm của tập đoàn dầu khí Na Uy StatoilHydro, trong nhóm thực hiện dự án có công ty Pháp Technip.




    Một bản đồ mô tả phân bố tiềm năng gió biển toàn cầu


    Tập đoàn Areva, đứng đầu về điện hạt nhân thế giới, hiện đã có một cơ sở thí điểm điện gió ở ngoài khơi miền bắc nước Đức từ năm 2009, và đã nghiên cứu, chế tạo từ năm 2000, các tua bin điện gió công suất 5 MG, thích hợp trong môi trường đại dương. Tập đoàn có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất tua bin điện gió « 100% made in France », tại vùng Thượng Normandie. Năm 2016, sẽ có 100 tua bin đầu tiên xuất xưởng, để cung cấp cho trại điện gió Saint-Brieux, một trong bốn trại điện thí điểm của Pháp, mà tập đoàn vừa trúng thầu.

    Ông Christophe Chabert, giám đốc chương trình điện gió tại DCNS - Công ty đóng tàu quốc phòng nổi tiếng của Pháp, một doanh nghiệp đầu tư mạnh vào một loạt các loại hình năng lượng tái tạo biển, cho biết một số nhận định của ông về các bước phát triển của ngành công nghiệp điện gió biển trong thời gian tới :

    « DCNS, từ bốn năm trở lại đây, quyết định đầu tư phát triển trong một lĩnh vực kề cận, đó là khai thác các nguồn năng lượng tái tạo từ biển, vì hoạt động này khá gần với lĩnh vực hoạt động chính của chúng tôi.

    Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, có các công trình điện gió ‘‘thế hệ thứ hai’’. Tiếp theo thế hệ các công trình điện gió được lắp đặt cố định, các trạm điện gió nổi trên mặt nước cho phép đi xa bờ hơn, đến những vùng nước sâu hơn, để có thể thu được nhiều năng lượng hơn từ gió, và đồng thời việc tách xa khỏi bờ hơn, sẽ tránh khỏi các xung đột về lợi ích (như với những ngành đánh cá hay du lịch).





    Điện gió trên biển ở các độ sâu khác nhau. Ngoài cùng bên phải là trạm điện gió nổi, ở độ sâu từ 50 đến 200 mét. (DR)


    Sự phát triển sắp tới của chúng tôi trong lĩnh vực này sẽ diễn ra qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất sẽ phải được kết thúc vào năm tới, với một công trình thực nghiệm bên bờ biển xứ Bretagne. Đây là giai đoạn cho phép trắc nghiệm chất lượng kỹ thuật của công nghệ này. Giai đoạn thứ hai có kế hoạch xây dựng các ‘‘trại thí điểm’’ (fermes pilotes), trong khoảng thời gian từ 2017-2018. Quy mô thực nghiệm trong giai đoạn này lớn hơn, với việc hoàn thành từ 5 đến 6 trạm điện gió, dự kiến sẽ được lập ra tại vùng biển cạnh đảo Groix, cũng thuộc xứ Bretagne, cách đất liền khoảng hơn 10 cây số. Dự án này cho phép thẩm định hiệu quả kinh tế của các công trình điện gió nổi. Giai đoạn thứ ba là ‘‘thương mại hóa’’, với thời gian dự kiến là khoảng năm 2020, với việc xây dựng hàng trăm trạm điện gió dọc theo bờ biển nước Pháp.

    Trong giai đoạn đầu tiên, mục tiêu là hoàn thiện được mô hình điện gió nổi kể trên. Đây sẽ là mô hình điện gió nổi đầu tiên trên biển của Pháp. »

    Giá thành sẽ dần ngang bằng với các năng lượng truyền thống


    Về vấn đề giá thành sản xuất, Giám đốc chương trình điện gió của Công ty đóng tàu quốc phòng Pháp bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai trước mắt cũng như triển vọng của năng lượng này vào thời điểm 2030.

    « Khi đi xa bờ hơn, giá vận chuyển điện sẽ cao hơn một chút, nhưng vì các trạm điện gió ở xa bờ cho phép nhận được gió mạnh hơn, thường xuyên hơn và cuối cùng, như vậy điều này cho phép bù lại được với việc giá tăng do phải vận tải điện trên quãng đường dài.

    Trước hết, chúng tôi bắt đầu với các trạm điện nằm không xa bờ lắm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khai thác dần dần. Đầu tiên chúng ta sẽ không đi xa bờ đến hàng nghìn km ngay lập tức, thế nhưng chúng ta sẽ đi dần ra từng bước một. Cùng với hệ thống các phương tiện tạo ra năng lượng, cần phải xây dựng các hệ thống tích trữ năng lượng, sản xuất khí hydrogène, xây dựng các nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt và có nhiều điều khác nữa có thể làm được. Đây là tôi nói về triển vọng dài hạn của điện gió nổi trên biển. Các trạm điện nổi có điểm thuận lợi là có thể phát triển ‘‘ở khắp mọi nơi’’, vì cùng sử dụng một công nghệ.





    Hiện tại, về tiềm năng của điện gió trên biển, ước lượng điện gió nổi có tiềm năng gấp ba so với điện gió cố định. Công suất điện có thể khai thác được trong lĩnh vực này là khoảng vài chục gigawatt chỉ riêng ở châu Âu. Điều quan trọng là phải khởi sự hành động.

    Mục tiêu là đưa giá điện của gió biển xuống ngang với các hệ thống sản xuất năng lượng khác. Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra với điện gió trên đất liền : Hiện tại điện gió đã có giá thành tương đương với nhiều loại năng lượng khác. Trong giai đoạn đầu, giá cả là cao hơn, nhưng có nhiều cơ sở để thấy rằng, trong khoảng từ 10 đến 15 năm nữa điện gió biển sẽ có giá cả phù hợp với tổng thể giá cả các loại hình năng lượng nói chung. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng giá dầu tăng lên, điện hạt nhân phải tăng giá với việc phải chi phí nhiều cho các hệ thống bảo đảm an toàn. Chúng ta hy vọng là, đến khoảng 2030, sẽ có sự gặp nhau về giá thành giữa các năng lượng tái tạo từ biển và ‘‘năng lượng quy ước’’ ».

    Tác động môi trường của năng lượng tái tạo biển

    Ông Philippe Bornens, đồng giám đốc In Vivo Environnement, một văn phòng nghiên cứu môi trường đại dương, khu vực biển ven bờ và những tác động của hoạt động con người đến đại dương cho biết một số ghi nhận :

    « Ảnh hưởng của các loại hình khai thác năng lượng tái tạo biển đến môi trường sinh thái và các hoạt động khác của con người là khác nhau tùy theo từng loại.

    Liên quan đến điện gió, tác động đến phần không gian phía trên các đại dương là một lĩnh vực mới. Trong lĩnh vực này, có vấn đề tác động đến các loài chim, những loài sống tại chỗ cũng như các loài di cư. Điều rất có thể xảy ra là, một dự án điện gió được đặt trên tuyến đường di cư của chim. Hiện tại, mặc dầu đã có rất nhiều dữ liệu thu thập được, cải thiện hiểu biết của chúng ta, nhưng từ đó, chúng tôi chưa đủ cơ sở để nói đến tác động của các trạm điện gió trên biển đến luồng chim chóc di cư.

    Khi nghiên cứu về ảnh hưởng đến môi trường, thì tác động đến con người hiển nhiên là rất quan trọng. Không hẳn đã có một xung đột, nhưng có thể có sự không tương hợp về lợi ích. Ví dụ như, một dự án điện gió có thể ảnh hưởng đến các hoạt động đánh cá vốn có. Hiển nhiên là cần phải xác định được các tác động của dự án đến việc đánh bắt cá và con đường để giảm thiểu các tác động như vậy, hoặc nếu không có cách nào khác, thì bồi thường như thế nào.

    Hiện nay, chúng ta không có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các trạm điện gió cố định gần như là những công trình trên biển. Tác động của chúng tới môi trường là khác nhau, tùy theo khu vực, tùy theo loại nền móng được xây dựng. Ảnh hưởng còn do những yếu tố như : Tiếng ồn, tác động điện từ của các đường dây cáp.

    Việc lập các trạm điện gió trên biển chắn chắn sẽ làm thay đổi môi trường sinh thái tại một khu vực, nhưng tác động của chúng sẽ trải rộng. Các loài sinh vật sẽ vẫn tiếp tục tồn tại. Ở từng vị trí cụ thể, hệ sinh thái bị tác động đôi chút. Việc giảm bớt khai thác cá có thể làm xuất hiện trở lại tình trạng cân bằng của môi trường sinh thái vào thời điểm trước khi ngành công nghiệp đánh cá phát triển, bởi vì cá sẽ được khai thác ít hơn.
    Về cơ bản, các công nghệ năng lượng tái tạo để lại các nguy cơ rất thấp. Cần phải so sánh với các hình thức năng lượng gây ô nhiễm khác để tương đối hóa những ảnh hưởng của công nghiệp khai thác các năng lượng tái tạo từ đại dương. »

    Tranh luận quốc gia đầu tiên về điện gió biển

    Kể từ ngày 20/03/2013, một cuộc thảo luận quốc gia đầu tiên về điện gió trên biển đã được mở ra tại Pháp, liên quan đến bốn « trại điện » với 330 trạm điện gió đầu tiên, có công suất tối đa tổng cộng là 2 GW. Avera - Tập đoàn điện hạt nhân Pháp – và công ty điện Tây Ban Nha Iberdrola nhận thầu một trại, ba trại còn lại thuộc về EDF và Alstom. Trị giá của bốn dự án này là gần 8 tỷ euro. Cuộc thảo luận về các trại điện gió đầu tiên trên biển sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 7.

    Về triển vọng của việc khai thác hai nguồn năng lượng tái tạo từ biển, gió và dòng chảy ngầm tại Pháp, đã có rất nhiều niềm tin đặt vào tương lai và trên thực tế đã có những thực nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ghi nhận, trong lĩnh vực này, tốc độ phát triển của Pháp được đánh giá là chậm. Ông Jean-François Petit, chuyên gia về điện ngoài khơi của Nghiệp đoàn phong điện Pháp lưu ý rằng, trong hiện tại, Pháp mới chỉ có thể hy vọng đạt được công suất 2 GW điện gió biển vào năm 2020 (thấp hơn rất nhiều so với dự kiến 6 GW chính thức), nếu mọi việc suôn sẻ (tương đương với hai lò phản ứng hạt nhân và cung cấp khoảng hơn 1% tổng lượng điện toàn quốc). Trong trường hợp nhiều kiện tụng dai dẳng, thì có thể sẽ không thực hiện được trạm điện nào. Điều mà Nghiệp đoàn phong điện muốn nhấn mạnh với chính phủ là cần phải thiết lập nhanh chóng một « kế hoạch sử dụng không gian biển » (PSM), nhằm phối hợp sử dụng vùng đại dương ven bờ giữa các đối tác khác nhau, từ ngành hàng hải, đánh cá, du lịch… đến các loại hình năng lượng tái tạo biển, cũng như việc bảo tồn các hệ sinh thái, thay vì chỉ chú ý đến việc gọi thầu từng dự án một.
    Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu Pháp không nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển thủy lực và điện gió trên đại dương trong thời gian trước mắt, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội dành một vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, sau khi đã bị nhiều nước Châu Âu khác vượt qua trong một loạt các năng lượng tái tạo khác, như điều đã xảy ra với ngành điện gió trên đất liền. Trên tổng công suất 100 GW điện gió đất liền mà Châu Âu có được vào cuối năm 2012, cung cấp 6,3% điện tiêu thụ của khối, thì Pháp chỉ có 6,8 GW, đứng xa đằng sau Đức – 29 GW và Tây Ban Nha – 21,6 GW.


    http://www.thongtinducquoc.de/node/558


    http://www.rfi.fr/emission/20130413-...-renouvelables

  6. #26
    Lotus
    Guest
    Khuynh hướng trên thế giới ngày nay là chuyển đổi lần lần qua sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió ( năng lượng tái tạo, thiên nhiên), ít nguy hiểm hơn là các nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ .


    Bây giờ thì năng lượng hạt nhân còn chưa hoàn toàn có thể loại ra, nhưng khuynh hướng thay thế nó qua năng lượng thiên nhiên trong tương lai là không thể phủ nhận .

    Đức, Pháp, Mỹ tạm thơì hiện nay còn sử dụng điện hạt nhân vì nhiều phần lãnh thổ trong lục địa . Muôn´ dẫn phong điện từ vùng biển vô các vùng nội địa thì khá xa và phức tạp .

    Các vùng trong nội địa, nhiêù khi không có gió mạnh, thì cánh quạt không quay vì thiêú gió hay gió quá yêú .




    Sự quản lý của họ tương đôí nghiêm túc, thê´ nhưng sau này họ phải tìm nguồn khác thay thê´ lần lần các nhà máy điện hạt nhân .




    Vùng tôi ở tuy trong nội địa Đức và xa biển 300 km, nhưng nay tận dụng năng lượng điện gió , còn tính câu thêm điện gió từ vùng biển Nordsee về .



    http://www.muensterschezeitung.de/lo...art993,1247006





    http://www.bmvbs.de/cae/servlet/cont...e-windpark.jpg

  7. #27
    Lotus
    Guest

    Hậu quả môi trường, chi phí khi gở bỏ các nhà máy điện hạt nhân

    Die Schachtanlage in Asse: In dem ehemaligen Salzbergwerk lagern rund 126.000 Fässer mit Atommüll

    Das Bundesamt für Strahlenschutz hat im maroden Atommülllager Asse Redkordwerte an radioaktivem Caesium gemessen - der Wert lag um das 24-fache über dem Erlaubten und hat sich binnen drei Jahren offenbar mehr als verdoppelt. Die Ergebnisse zeigen: Bei der geplanten Rückholung des Atommülls drängt die Zeit ...

    http://mobil.stern.de/politik/deutsc...e-1674939.html


    Rund 126.000 Fässer mit schwach- und mittelradioaktivem Atommüll lagern in der Asse. Da seit Jahrzehnten große Mengen Wasser in das Salzbergwerk eindringen, wird eine radioaktive Verseuchung befürchtet...

    http://www.ndr.de/regional/niedersac.../asse1197.html

    http://www.ndr.de/regional/niedersac...bohrer125.html

    http://www.abendblatt.de/politik/deu...ager-Asse.html


    Các báo Đức : Chỗ chôn chất thải hạt nhân dươí lòng đất có nguy cơ bị nước chảy vào, sẽ tạo nguy cơ ngập kho trữ và ô nhiễm phóng xạ nền đất và nước , cho nên chính phủ Đức tìm cách lâý ra và chôn nơi khác. Không những tôn´ tiền khi lâý chất thải hạt nhân ra khỏi chỗ tàn trữ này, mà vấn đề là chôn đâu, vì chất thải còn phóng xạ cả triệu năm sau.


    Thử hỏi nước Đức mà có vấn đề này, CHXHCNVN làm sao có đủ khả năng xử lý.

    Về chuyện gở bỏ các nhà máy điện hạt nhân cũng không phải đơn giản :


    Es wird das wohl teuerste und größte Abrissprogramm in der deutschen Geschichte. Doch die Atombranche warnt vor jahrelangen Verzögerungen beim Rückbau ihrer Kernkraftwerke - im schlimmsten Fall könnten die Meiler erst in 45 Jahren endgültig verschwinden. Offen ist vor allem die Frage: Wohin mit dem strahlenden Müll?

    http://www.sueddeutsche.de/wirtschaf...erbe-1.1306377

    Wohin mit dem strahlenden Müll? = Rôì bỏ tàn dư vật liệu phóng xạ chỗ nào?

    Đây sẽ là cuộc gở bỏ tốn tiền nhấn trong lịch sử nước Đức. Chi phí trên 30 tỷ đô la. Và nhiêù vấn đề khác.

    Bởi vậy không thể nói là ký hợp đồng vay để xây rôì dễ bỏ như cán bộ Đảng nói trong báo chí CHXHCNVN .

  8. #28
    Lotus
    Guest
    ... theo các chuyên gia nói với New York Times, Việt Nam nước này có rất nhiều vấn đề như đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch.

    "Thời gian biểu quá tham vọng có thể dẫn tới quản lý yếu kém, cũng như mối quan hệ thông đồng giữa các nhà quản lý và khai thác có thể góp phần vào thảm họa như tại nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm ngoái," một số chuyên gia trong nước và quốc tế nói với New York Times về trường hợp của Việt Nam...

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._critics.shtml

    ... that was too little time to establish a credible regulatory body, especially in a country with widespread corruption, poor safety standards and a lack of transparency. They said the overly ambitious timetable could lead to the kind of weak regulation, as well as collusive ties between regulators and operators, that contributed to the disaster at the Fukushima nuclear plant in Japan last year....

    After the Fukushima disaster, Tokyo abandoned plans to build 14 more reactors in Japan by 2030. Japan had 54 reactors before the disaster, but growing public opposition has now idled all but two....


    http://www.nytimes.com/2012/03/02/wo...1&pagewanted=2

  9. #29
    Lotus
    Guest
    Đức, Pháp, Mỹ tạm thơì hiện nay còn sử dụng điện hạt nhân vì nhiều phần lãnh thổ trong lục địa .

    Các vùng trong nội địa, nhiêù khi không có gió mạnh, thì cánh quạt không quay vì thiêú gió hay gió quá yêú, cho nên chính phủ và các cơ quan địa phương Đức đang tính chuyện đưa năng lượng điện từ gió biển Nordsee qua mâý trăm cây sô´ vào nội địa .

    Nêú đưa năng lượng phong điện từ gió biển xa xôi vô các vùng nội địa xa biển thì chi phí cao và nhiêù phức tạp .





    Có lý do vì sao mà Đức, Pháp, Mỹ tạm thơì hiện nay còn sử dụng, tuy nhiên tìm cách thay qua năng lượng thiên nhiên, năng lượng tái tạo.


    Trong khi Việt Nam dọc theo bờ biển, vô cùng thuận tiện cho việc sử dụng năng lượng điện gió .





    Ngoài ra Việt Nam có nhiêù ngày có mặt trời (sunny days in year), không có băng tuyết bao phủ lên các tấm pin năng lượng mặt trời, cho nên thuận tiện cho việc sử dụng năng lượng mặt trời .



    Nhưng mà sở dĩ cán bộ Đảng và bà con cán bộ Đảng muốn xây nhà máy điện hạt nhân theo lôí ký giâý vay là vì :


    1) Bà con cán bộ Đảng khai thác titan ở miền Trung và Nam Trung Bộ và bán qua Trung Quốc
    , cho nên không thể xây nhiêù các cột trụ sử dụng điện gió dọc theo bờ biển, vì sẽ còn đào xơí nhiêù vùng .


    Khai thác và bán khoáng sản titan qua Trung Quốc, các bài trong :

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....-và-ngươì




    2) Các tập đoàn điện hạt nhân sẳn sàng hôí lộ nhiêù hơn các tập đoàn liên quan năng lượng tái tạo, để nhận hợp đồng mơí, vì nhiêù nước trên trên thê´giơí giảm hay là không xây thêm nhà máy điện hạt nhân.




    3) Nhận các lò hạt nhân cũ mà các nươc´trên thê´giơí có nhu câù thải ra và tính giá thành lò mơí cho dân VN gánh trả nợ , như Vinashin, Vinalines mua đồ cũ tính giá đồ mơí.



    4) Ngoài các trò mua đồ cũ tính giá đồ mơí cho ngân sách, thì tha hô` dễ dàng bòn rút nhiêù khi xây nhà máy điện hạt nhân, và trong khâu pha chê´ xi măng, như các dự án khác lâu nay .

  10. #30
    Lotus
    Guest
    Trong khi Việt Nam dọc theo bờ biển, vô cùng thuận tiện cho việc sử dụng năng lượng điện gió .





    Ngoài ra Việt Nam có nhiêù ngày có mặt trời (sunny days in year), không có băng tuyết bao phủ lên các tấm pin năng lượng mặt trời, cho nên thuận tiện cho việc sử dụng năng lượng mặt trời .



    Nhưng mà sở dĩ cán bộ Đảng và bà con cán bộ Đảng muốn xây nhà máy điện hạt nhân theo lôí ký giâý vay là vì :


    1) Bà con cán bộ Đảng khai thác titan ở miền Trung và Nam Trung Bộ và bán qua Trung Quốc
    , cho nên không thể xây nhiêù các cột trụ sử dụng điện gió dọc theo bờ biển, vì sẽ còn đào xơí nhiêù vùng .


    Khai thác và bán khoáng sản titan qua Trung Quốc, các bài trong :

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....-và-ngươì




    2) Các tập đoàn điện hạt nhân sẳn sàng hôí lộ nhiêù hơn các tập đoàn liên quan năng lượng tái tạo, để nhận hợp đồng mơí, vì nhiêù nước trên trên thê´giơí giảm hay là không xây thêm nhà máy điện hạt nhân.




    3) Nhận các lò hạt nhân cũ mà các nươc´trên thê´giơí có nhu câù thải ra và tính giá thành lò mơí cho dân VN gánh trả nợ , như Vinashin, Vinalines mua đồ cũ tính giá đồ mơí.



    4) Ngoài các trò mua đồ cũ tính giá đồ mơí cho ngân sách, thì tha hô` dễ dàng bòn rút nhiêù khi xây nhà máy điện hạt nhân, và trong khâu pha chê´ xi măng, như các dự án khác lâu nay .
    Nhìn lại lịch sử VN.

    * Cải cách ruộng đât´ : ở miền Băc´ VN và Trung Quôc´ cũng đưa tơí đâú tô´ chết ngươì, trong khi cải cách ruộng đât´ ở Đài Loan và Nhật Bản thì không cần phải đâú tô´ chết ngươì.


    * Thông´ nhât´ đât´nươc´: Đưc´ thông´ nhât´ đât´nươc´ mà không cần thông qua chiến tranh. Hễ miền nào phát triển khả quan hơn thì miền này nhập vào miền kia .



    * Kinh tê´ : Kinh tê´thị trường đã có lâu trươc´đó trên thê´giơí.

    Sau 1975, đảng cộng sản đưa đât´nươc´ và nhân dân đi con đường sai. Mãi đên´năm 1986 mơí trở về con đường kinh tê´thị trường mà đã có lâu rôì trên trên giơí.

    Cái gọi là kể công Đổi Mơí, thật ra là đưa dân ta đi lạc đường và khi chính phủ CHXHCNVN thiêú tiền xài thì mơí đổi hương´ đi lại.

    Đảng cộng sản lãnh đạo Việt Nam đi con đường sai, khiên´cho đât´nươc´ nghèo đói và nhân dân phải liêù mình ra đi.

    Những đồng tiên` kiêù hôí ngày nay đã được trả bằng nguy hiểm và tính mạng.

    Cái giá mà nhân dân Việt Nam phải trả, rõ ràng là quá nhiêù so vơí nhân dân những nươc´ trong vùng Đông Á không có chê´độ cộng sản.

    Cái gọi là Đổi Mơí, thật ra là kinh tê´thị trường đã có từ trươc´ đó trên thê´giơí rôì.




    * Quy hoạch các nhà máy điện hạt nhân : Trong khi đên´ 2020 - 2025 thì nhiêù nươc´trên thê´giơí muôn´ giảm các nhà máy điện hạt nhân, , thì đảng cộng sản lại muôn´ cho xây các nhà máy điện hạt nhân ở CHXHCNVN.




    Khách quan mà coi trong lịch sử, từ sau khi đảng cộng sản lên cầm quyên`, những ý tưởng, việc làm của họ đa sô´ là gây thiệt hại cho nhân dân.

 

 

Similar Threads

  1. The Power
    By V.I.Lãng in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 40
    Last Post: 10-14-2012, 05:28 AM
  2. Môi trường và chất lượng không khí
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 3
    Last Post: 07-01-2012, 03:21 PM
  3. Năng lượng tương lai : HELIUM 3
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 06-04-2012, 10:11 AM
  4. The Power of Women
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 12-04-2011, 05:46 AM
  5. Replies: 39
    Last Post: 11-28-2011, 11:56 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:45 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh