Register
Page 5 of 30 FirstFirst ... 3456715 ... LastLast
Results 41 to 50 of 300
  1. #41
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    808
    cám ơn em hỏi thăm, "nó" quơ quơ như em đã thấy chứ tiến triển thì chưa lấy gì làm khả quan. chị khoe kem với bs thì ông nói cứ bôi nếu thấy bớt đau chứ còn công hiệu thì ông không tin lắm. kệ, chị vẫn xen kẽ dầu, rượu thuốc và kem, không cảm thấy đau là đỡ khổ lắm rồi. hìhì vì trét đủ thứ như vậy mà hôm trước bị phán một câu xanh dờn... em có cái mùi kỳ kỳ )

    quên kể em nghe nữa, chai nước táo đánh có ba hơi là cạn sạch. ngon ơi là ngon, thảo nào mà có người siêng hái, lượm, ép, vô chai hoài. còn rượu với gan thì đợi cuối năm, anh chai em hũ cho xôm trò.

    Góc

  2. #42
    Nếu không đau là mừng rồi chị Góc,em cũng vậy, xức cho nó không đau để mình còn làm công việc nên lúc nào cũng kè kè cái lọ dầu.
    Nước táo để lần sau em mang chục chai chị uống dùm chứ ở đây em có nhiều quá ,uống không hết.Nhiều khi làm thịt rôti cũng bỏ nước táo vô nữa đó.
    Gan, em cũng để dành đến cuối năm,bây giờ khui ra làm liền thấy hơi trớt quớt, hihihi.
    Bông Trang.
    Last edited by bông trang; 11-17-2011 at 04:39 AM.
    Người ta cất nhà còn tui cất gánh .

  3. #43
    Thỉnh thoảng cũng làm vài điều không vừa ý trong cuộc sống hàng ngày.Có người trách là chuẩn bị không tốt nên mới bị như vậy .Đúng là như vậy thật nhưng mỗi ngày điều phải trong tư thế này thì thật là ….Chẳng hạn mỗi lần phải làm việc gì đó thì phải chuẩn bị tất cả mọi thứ,khi đến nơi công quyền thì phải cần giấy tờ gì, đi xa phải làm đầy cái vali không thừa không thiếu.Nhà có hai người hổng lẽ cứ cắng đắng nhau hoài,thôi đành nói câu lúc nào cũng có cách giải quyết,mất mát chút đỉnh nhưng cũng sẽ làm được.Đừng lo lắng sợ sệt mà hoạnh họe nhau.
    Trước khi đi đâu phải lo chợ búa thuốc men cho ba má chồng,cũng may là tôi thuộc loại có trí nhớ không tệ nên đi chợ không cần list của má chồng đưa.Vì bà có đưa list ra thì khi về nhà cũng thiếu vài món gì đó.
    Bận rộn cuối năm không còn làm tôi có thể ngồi xuống viết dai và viết dài được nữa.Lại thêm ráng viết vài câu bỏ dở giữa chừng đi làm việc khác .Chiều qua định đi trùm lại những bụi cây,lấy dụng cụ ra đo đạc lại gặp ox rũ đi ra ngoài hội trường làng coi Saint-Nicolas phát quà cho con nít trong làng. Nói anh đi một mình nhưng thấy cái mặt xìu xìu của anh thế là phải choàng áo trùm khăn đi cho có bạn.Nhà không có con nít nhưng mấy dịp lể dành cho con nít thì có mặt hai vợ chồng nhìn dị gì đâu.Nhưng đi riết người ta cũng đã quen mặt không còn ngạc nhiên như lúc đầu nữa.Tháng sau thì Noel được tổ chức ở một nơi khác trong làng.Người ta chia nhau tổ chức nên lúc nào cũng có chương trình của những hội đoàn khác nhau .Đi tới đi lui gặp nhau là quen biết nhau hết.
    Vậy là buổi chiều trôi qua trong tích tắc,hối hả về nhà để nấu món thịt hầm cho buổi tối.Lúc này tôi đã giảm lượng thịt và thay vào đó là rau củ.Thường thì những món hầm như vậy thì tôi làm cho bốn người thay vì hai ,như vậy sẽ dể nấu hơn và sớt ra phân nữa cho ba má chồng.Tự nhiên không còn thích ăn nhiều như trước nữa,ăn chậm lại và nhai kỷ hơn nên không còn thích ăn thịt nhiều.
    Những món có nước chấm thì tôi hay thêm chanh vào và ít nước chấm lại.Ăn không ngon nhưng không còn khát nước như trước nữa.
    Hôm qua đi ra ngoài khi đến hội trường làng khi ox cởi áo khoác ra thấy anh đeo sợi dây chuyền bằng bạc,nhớ lại trươc kia ox rất ư là đỏm dáng .Anh có nhiều đồ trang sức dành cho đàn ông đẹp và lạ,ngay cả những chiếc bông tai.Vậy mà từ từ anh cũng bỏ xó không đeo nữa , theo tôi riết anh cũng bỏ luôn thói quen của mình.Bây giờ chắc thấy ngày càng bê bối nên lấy ra mang lại.
    Về lại nhà thấy một đàn cừu hơn chục con đang nhởn nhơ trong khoảng vườn nhà .Người thả ngựa trong làng đã mang cừu của họ thả vào đó thay vì con ngựa nhưng không báo.Thôi thì cứ nghĩ là chục chú cừu này là chú ngựa kia đi cho nó ổn.
    Người ta cất nhà còn tui cất gánh .

  4. #44

    bông trang

    Chère Bông Trang,
    Năm tôi còn nhỏ lắm chừng 6 tuổi, thỉnh thoảng tôi theo người lớn đến nhà thờ họ bên ngoại; lúc nào về cũng chỉ nhớ đến bụi bông trang tròn vo ở ngay giữa sân sau cái bình phong vôi có con cọp bằng những mãnh chén vỡ. Nhưng chỉ hơn vài năm sau tôi phải đến chỗ nẩy ở cho đến khi xong tú tài vì nhà tôi bị sập vì chiến tranh và anh chị em đều mỗi đứa một ngã. Cậu tôi, là người trưởng họ, trồng ngay chân khối tròn nầy một cây cùng họ thảo mộc nhưng dáng thon và hoa đẹp hơn, ông gọi là mẫu đơn; những ai không biết tên nầy đều gọi là bông trang tất cả.
    Nhưng khi vô nam, nhất là khi đến thảo trang của bố mẹ Đông Hương (tức Đóa Hồng Tím trong Phố nầy) thì thấy cây hoa trắng mọc quanh bờ nước lại mang tên mẫu đơn. Hoa nầy tương đương với cây gardenia của Mỹ.
    Bông trang ở Huế chỉ có màu đỏ. Nhưng đẹp nhât vẫn là trang dại mọc ở các cồn mồ chung với sim tím (của Hữu Loan) và cây bông xanh mà tôi tìm ra ở Florida là Porter Weed. Vào thời chiến tranh trước 1950 ăn uống thiếu thốn, chúng tôi đi học cây gì trái gì bên đường cũng nhai được. Lá cây sân gai thơm, trái sim và trái trang chát chẳng ngọt tí nào; có khi bẻ cả hoa trang rút từng tăm hoa hút mật.
    Cách đây một năm đúng tôi có thấy trang màu vàng ở Orlando, Florida.
    Nếu tôi còn sáng suốt và hiểu được, Bông Trang có một trang trại bên Pháp. Tôi chẳng hiểu sẽ dùng danh từ gì để gọi nơi tôi đang ở. Trang trại (ferme, farm) cũng không phải. Người chủ cũ có nuôi mấy con ngựa. Mà vùng đất nầy lúc trước ai cũng nuôi ngựa. Còn một cái barn rất lớn, nay là cái hotel của mấy con gà tre. Rào dậu chung quanh vẫn còn. Năm bảy mẫu tây cỏ phía trước nhà phải cho người ta cắt đóng bành (hay / foin). Tôi có cho người ta thả ngựa một năm nhưng hãng bảo hiểm đòi thêm tiền nên họ phải đem đi. Vợ chồng tôi không thích nuôi dê hay cừu chỉ vì không muốn bán làm thịt. Phía sau nhà là một quả đồi lớn cây thưa, có nơi chằn chịt gai black berry. Mỗi năm chống gậy đi quanh một lần nếu có ai muốn đi xem thì đi theo.

    Tôi nghĩ nơi Bông Trang ở đẹp lắm. Nơi tôi ở chỉ là một vùng quê nghèo, ngày nay dân chúng phải đi làm xa bỏ nghề nuôi ngựa. Nói về mình thì chẳng có gì đáng nói. Sương mấy lớp trên mấy lớp núi chen với chút nắng chiều chỉ làm cho cảnh vật ít thực hơn, và thành hư ảo hơn. Những tiếng phong linh mơ hồ như chuông chùa xa.

    Bên trên Bông Trang có nói chuyện hốt lá, giải quyết lá. Trước khi về đây, tôi ở trong thành phố mà lá nhiều hơn; ba bốn cây oak ông hàng xóm trút lá xuống vườn tôi. Phải dùng bao giấy đựng lá. Lúc trước tôi có cái máy xay lá, nay còn nằm ụ trong kho. Nhưng xay rất phức tạp. Cho nên tôi mua máy cắt có hiệu Honda (loại muncher) có lưỡi đôi cắt lá nhuyễn và cho xuống cỏ. Lá còn lại dồn đống trên nền xi măng và dùng Honda nầy xé nát rồi hốt đổ vào gốc cây.
    Tôi vẫn còn những bải cỏ xanh phải cắt; mấy đứa con có mua cho cái xe "zero turn", không có tay lái tròn mà chỉ có hai cần đẩy lui tới như xe tank, nhưng xăng gần 4 dollars một gallon thì nặng tội quá.

    Cuối truyện Candide, Voltaire chỉ có một câu: phải chăm lo trồng tỉa mãnh vườn của ta. Il faut cultiver notre jardin. Có khi làm vườn đến hụt hơi.
    Hân hạnh,

  5. #45

    Trả lời anh tonthattue

    Tuổi thơ của bông trang chỉ quanh quẩn trong xóm nhỏ vùng ngoại ô ở Sài Gòn.Nhà ngoại có trồng hai bụi bông trang ngay đầu ngõ,một cây cho hoa màu vàng nhạt và một cây ra hoa màu đỏ.Đây là loại bông trang bình thường thân cao không hơn một thước , loại này hoa có dáng tròn cở bằng cái chén ăn cơm. Bông trang nhớ là loại bông trang vàng thì cho hoa ít hơn hoa đỏ.Sau đó bà hàng xóm bên cạnh có trồng loại bông trang kiểng thấp hơn bông trang thường, bông cũng không tròn và nhỏ hơn mà bà dùng để chưng trên bàn thờ Phật.
    Bông trang dể trồng không cần chăm sóc,một loài hoa dân dã ít ai để ý tới.
    Nick bông trang có nhiều hàm ý,nhiều lần cũng muốn đổi lấy tên thật của mình nhưng lại nghĩ thôi thì cứ để, có quan trọng hay không tên của một cái nick ?

    Nơi bông trang ở cũng không phải là một trang trại như anh tonthattue nghĩ đâu,chỉ là một cái nhà máy xay lúa chạy bằng nước mà người ta bỏ từ lâu không còn vận hành nữa.Những người chủ cũ đã đập phá và bỏ đi những phần máy móc vận hành .Ông xã bông trang đã mua đấu giá hai mươi lăm năm trước và cứ tự tay tiếp tục sửa sang cho tới bây giờ vẫn chưa xong.Trong khi đó coi phần ox có phần đã rệu rạo để bám theo,lúc trước cũng định bán đi rồi dời về vùng nắng ấm nhưng không thuyết phục được ba má ox đi cùng.Vậy là vẫn còn bám ở đây, lấy phương châm là còn nước thì còn tát.Hể tát mệt quá thì nghĩ mệt,xem ra vô cùng bừa bộn là vậy đó anh tonthattue.
    Nên nếu nói về đây là một trang trại thì cũng không phải,vì nông trại thì có thu hoạch để lấp vào những khoản chi,còn đây thì chỉ có chi chứ phần thu thì chưa bao giờ thấy.
    Vì là nhà máy xay chạy bằng nước nên sở hửu luôn con lạch nhỏ bắt từ trên nguồn cho đến nơi mình ở,nó dài gần cây số và đất chung quanh nhà là một mẫu rưỡi không kể người chủ trước đã bán bớt một phần trước đó.
    Khi mua nhà ox đã bỏ đi phần servitude de passage nhưng bị kiện ra toà, dân họ thắng kiện nên đường đi ngang đất nhà được giữ lại nhưng dời qua bên hông nhà vì vậy miếng đất được chia làm hai.Miếng đất bên kia đành phải cho cỏ mọc,cho ngựa hay lừa hay cừu đến ăn cỏ.
    Trước đây thì nó nằm trong một góc của làng có phần cách biệt ,hiện nay thì nó nằm gọn lõn trong vùng dân cư vì người ta cho phép xây nhà chung quanh nên không còn đặc biệt nữa.Năm nào cũng có kiện cáo hay phiền hà vì hàng xóm tự tiện mang cỏ cắt ,cành tỉa rồi vứt sang vườn nhà, ngay cả họ trút cỏ xuống mương chắn ngang đường nước chảy.Mùa hè thỉnh thoảng phải đi dạo,để coi có gì khác lạ thì đem đồ nghề ra hốt lại mang đi bỏ.

    Nơi này không đẹp lắm đâu anh,làng này cách làng kia chừng ba đến bốn cây số không hơn không kém.Đường từ làng này qua làng kia chỉ toàn là rừng trồng hay những cánh đồng nhỏ.Tất cả đều đồng điệu giống nhau không có gì đặc biệt cho thấy tổ chức hành chính rất là ngăn nắp và nề nếp. Thầm thấy cám ơn mảnh đất này,những người xây dựng một cơ cấu xã hội mà mình cảm nhận được sự bình an trong đó.

    Phía trước nhà là một hàng cây mà quanh năm mùa thu lá rụng đầy.Có lần vì cần phải vét mương trước nhà phải tỉa những cành nằm dưới thấp cho xe có xáng múc đi ngang qua được.Hai vợ chồng hàng ngày phải tỉa một xe kéo(remoque) mang đi bỏ ở sở rác.Chiều nào cũng mang đi bỏ, theo dõi hơn một tuần người của sở rác lại hỏi rằng có phải ông bà vô rừng chặt cây rồi mang vào đây bỏ hay không ?

    Cuối truyện Candide, Voltaire chỉ có một câu: phải chăm lo trồng tỉa mãnh vườn của ta. Il faut cultiver notre jardin. Có khi làm vườn đến hụt hơi
    Dạ, đúng vậy .Nhưng nghĩ rằng mình đã đến lúc có mãnh vườn rồi,còn hơn là lúc mình còn đang đi làm để có nó.Vậy là xắn tay áo lên làm tiếp sau những ngày nghỉ giải lao.

    Trân trọng,
    Người ta cất nhà còn tui cất gánh .

  6. #46
    Năm nay thời tiết không lạnh lắm,cuối tuần rồi có mưa,mưa triền miên và nặng hạt.Sáng nay có chút nắng ,nắng làm cho lòng thấy nhẹ nhàng hơn.
    Cắt nguyên trái bí rợ và nấu thàng soupe để dành ăn vào mùa đông.Nấu không cực nhưng bày ra rồi dẹp và rửa thì cực quá.Trong khi cái đầu thì cứ ngoái ra sau muốn đi làm việc khác.
    Lần trước gặp M. vừa đi săn ảnh vừa trở về từ Venis,M.nói với tôi rằng đi hai ngày chụp được 1.500 tấm ảnh và lựa ra được khoảng 50 chục tấm vừa ý.Ngồi coi đống ảnh của M.đưa xong muốn hoa mắt luôn.
    Cuối tuần đi ra nhà sách tìm được cuốn Routard Việt Nam 2012,không biết có đi được không nhưng cũng phải mua sẵn để đó.Nếu hai vợ chồng không được cùng một lúc chắc ox phải bỏ vé.Sau khi thu xếp việc nhà rồi thì anh sẽ đi sau.Phải gọi điện thoại cho Edreams để hỏi họ coi có đổi vé được không vì vé book trên mạng và không mua bảo hiểm.Lúc đó có nghĩ đến việc mua bảo hiểm nhưng cứ chần chờ.
    Người ta cất nhà còn tui cất gánh .

  7. #47
    Gió hú ngoài kia, những hạt mưa đan xéo tạo thành như một màn nước mõng rớt xuống từ không trung.Tiếng nước rớt xuống tấm tôn che ống khói nhà bếp,như tiếng mưa dột gõ long tong vào cái thau hứng mưa dột của ngày xa xưa.
    Mùa đông năm nay ngày như dài ra,đây đó đã treo đèn kết tụ chuẩn bị đón lể và tết.Năm nay cả hai đều không nghĩ đến điều đó,những cuộc hẹn đã được từ từ xóa bỏ.

    Chờ, chỉ biết chờ trong vô vọng mà thôi, cũng như chờ một phép màu xảy ra.Nguyện cho ba chồng qua cơn bạo bịnh,cho má chồng tâm được bình yên để chấp nhận chuyện nếu có xảy ra.
    Người ta cất nhà còn tui cất gánh .

  8. #48
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    808
    sinh lão bệnh tử ai cũng biết mà khi "nó" đến, khó lòng mà chấp nhận quá phải không Bông ? mong P. và Bông vững tinh thần và sức khỏe để lo cho cả ông và bà.

    Góc

  9. #49
    Biệt Thự Co may's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    921
    Cầu mong Bác khỏe lại...mong mọi đều bình an đến với gia đình Bông Trang và OX.
    "Giả vờ làm thứ cỏ cây nhỏ bé...cũng là xạo ke luôn..."

  10. #50

    Dòng nước và dòng thời gian

    [Vì là nhà máy xay chạy bằng nước nên sở hửu luôn con lạch nhỏ bắt từ trên nguồn cho đến nơi mình ở,nó dài gần cây số và đất chung quanh nhà là một mẫu rưỡi không kể người chủ trước đã bán bớt một phần trước đó.
    Khi mua nhà ox đã bỏ đi phần servitude de passage nhưng bị kiện ra toà, dân họ thắng kiện nên đường đi ngang đất nhà được giữ lại nhưng dời qua bên hông nhà vì vậy miếng đất được chia làm hai.Miếng đất bên kia đành phải cho cỏ mọc,cho ngựa hay lừa hay cừu đến ăn cỏ.
    Trước đây thì nó nằm trong một góc của làng có phần cách biệt ,hiện nay thì nó nằm gọn lõn trong vùng dân cư vì người ta cho phép xây nhà chung quanh nên không còn đặc biệt nữa.Năm nào cũng có kiện cáo hay phiền hà vì hàng xóm tự tiện mang cỏ cắt ,cành tỉa rồi vứt sang vườn nhà, ngay cả họ trút cỏ xuống mương chắn ngang đường nước chảy.Mùa hè thỉnh thoảng phải đi dạo,để coi có gì khác lạ thì đem đồ nghề ra hốt lại mang đi bỏ.

    Nơi này không đẹp lắm đâu anh,làng này cách làng kia chừng ba đến bốn cây số không hơn không kém.Đường từ làng này qua làng kia chỉ toàn là rừng trồng hay những cánh đồng nhỏ.Tất cả đều đồng điệu giống nhau không có gì đặc biệt cho thấy tổ chức hành chính rất là ngăn nắp và nề nếp. Thầm thấy cám ơn mảnh đất này,những người xây dựng một cơ cấu xã hội mà mình cảm nhận được sự bình an trong đó.

    Phía trước nhà là một hàng cây mà quanh năm mùa thu lá rụng đầy.Có lần vì cần phải vét mương trước nhà phải tỉa những cành nằm dưới thấp cho xe có xáng múc đi ngang qua được.Hai vợ chồng hàng ngày phải tỉa một xe kéo(remoque) mang đi bỏ ở sở rác.Chiều nào cũng mang đi bỏ, theo dõi hơn một tuần người của sở rác lại hỏi rằng có phải ông bà vô rừng chặt cây rồi mang vào đây bỏ hay không ?


    Dạ, đúng vậy .Nhưng nghĩ rằng mình đã đến lúc có mãnh vườn rồi,còn hơn là lúc mình còn đang đi làm để có nó.Vậy là xắn tay áo lên làm tiếp sau những ngày nghỉ giải lao.

    Trân trọng,[/QUOTE]
    **************************************

    http://www.gutenberg.org/files/11770...-h/11770-h.htm

    Bông Trang đã mua cái nhà máy xay chạy nước làm tôi nhớ lại văn sĩ Pháp Alphonse Daudet mua một nhà máy xay bỏ hoang làm nơi trú ngụ và sáng tác. Cối xay chạy bằng gió không phải dùng sức nước. Cái link trên bắt đầu tập truyện ngắn Lettres de Mon Moulin, mở đầu bởi chuyện dọn nhà. Tôi không có ý niệm gì về những cối xay; chỉ hy vọng họ xay bột làm bánh mì. Còn giai đoạn từ lúa thì làm sao chà như kiểu VN để lấy gạo. Quyết định mua một nhà máy xay đầy tính chất văn nghệ.
    Hôm trước tôi có viết về chuyện cùng vợ đi mua đồ cũ, tôi thấy dễ chịu hơn đi vào các cửa hàng thứ xin. Những thứ chưng ở đấy mang dấu tích con người; cái áo cũ, đôi dép xưa v.v... đã được cá thể hóa, nhân hóa, không còn ở trong tình trạng cá đối bằng đầu. Có dịp tôi sẽ trình bày thêm quan niệm tình dữ vô tình (giống có tình cảm và giống không tình cảm) của Đông Phương.
    Nơi cối xay bây giờ là nhà của BT, có những cặp tình nhân quyết định đến hôn nhân. Có những bà mẹ chờ xay cho xong có bột về nướng bánh cho gia đình; có cả triệu thứ trong sinh hoạt của con người. Những viên đá, mái ngói ghi nhận những thứ ấy. Có những thành phố, khu vực ta đi qua thì sợ hải, có nơi ta đi qua thấy yên ổn muốn trở lui. Vì những vật vô tri tiếp nhận ý thiện hay ý ác của dân cư trú.
    Cối xay nhà BT là một viện bảo tàng của tâm tưởng, của những dòng đời cá biệt trong một dòng đời của tập thể tại địa phương.
    Con nước trong khuôn viên nhà BT là một bảo vật, một ước mơ của nhiều người. Về địa ốc, chỉ một cái mội nhỏ có dòng nước chừng gan tay là một spring chém tiền khách mua rất đẹp. Người ta sẽ đào một cái hồ cho nó chảy vào trước khi thoát ra. Cái hồ nầy nước sẽ trong, không phải là cái ao. Danh từ chuyên môn là "spring fed lake".
    Cái hồ của tôi khá lớn không có con nước từ chỗ cao chảy xuống, nhưng người chủ đất và các người lớn tuổi trong vùng nói bên dưới có cái mội nước. Họ cam kết nước sẽ trong suốt năm. Thật vậy, những ngày kế tiếp mưa rất lớn, đất bùn mấy triền đồi chung quanh tuông xuống, nước quanh bờ vang khè nhưng hết mưa chừng nửa ngày thì trong như cũ. Trong lúc ấy những ao vũng khác quanh năm đục ngầu. Tôi không hiểu vì sao con suối lại đủ sức tinh lọc như vậy.
    Servitude de passage (thông hành địa dịch, easement) phải thực hiện trong cách thức làm cho chủ đất bị thiệt hại ít nhất. Ví như con đường phải bao quanh ranh giới, không mở thêm hai bên để trồng cây trang trí. Nhưng servitude cũ thì rắc rối vô cùng. Ví dụ, năm bảy chủ nhà cũ là con cùng cha làm nhà trên đất bố mẹ; họ đi ngang về tắt trên đất của nhau chẳng sao mà có khi còn thích. Nay có sự mua bán, chủ mới phải chấp nhận hoặc thối lui. Tôi có một thông hành địa dịch rất lớn đi vào phía kia của khu vườn; không có vấn đề gì vì nó được hình thành khi phân lô; hai bên hai chủ khác nhau. Tôi không dùng hành lang nầy nhưng cắt cỏ. Có khi ông chủ bên cạnh vui tính đi mấy đường lả lướt, luôn canh luôn cơm.
    Khi đọc phần trả lời của BT tôi nghĩ đến Bống (trong phố cũ, không thấy trở lai) vì hai lý do: Bống có con suối rất lớn, và cũng là cái thác. Thứ đến Bống dọn vào một nhà trống bỏ hoang trong Chuyện Linh Tinh, chủ nhà cứ yêu cầu “công an khu vực” xóa hộ khâu đến ba bốn lần.
    Bống làm bài “tân gia” rất hào phóng, theo tôi dĩ nhiên.

    Căn nhà bỏ hoang

    có mái
    toi-lếch
    giường tre
    cái bàn-0-thờ
    có bếp và niêu
    có suối cà róch cà rách
    có bùa chú dán trước cửa
    là bài thơ đường+muối+chanh

    Mình nghĩ là mình kết cái nhà hoang này đá!
    mọi thứ bơ-phệt với đức tính của mình luôn.

    Sáng lạnh
    buồn vô hạn
    bếp không trà
    chỉ có thấy gói Trà Thanh Nhiệt
    (cam thảo, hoa hòe, ảtisô)
    trị nóng và táo bón
    lãng mạng được bắt đầu...

    http://dactrung.net/dtphorum/m485704-p15.aspx
    hình suối
    Last edited by tonthattue; 12-09-2011 at 06:21 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:50 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh