Register
Page 1 of 5 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 45
  1. #1
    Lotus
    Guest

    Cán bộ lãnh đạo quịt nợ, bay qua nước ngoài

    Một lãnh đạo ngành thuế quịt nợ, bay sang Mỹ


    Thursday, July 25, 2013 724 PM


    Nạn quịt nợ đang lan tràn ở Việt Nam, ngày càng có nhiều “sếp lớn” dính án. Mới đây, người bị tố là ông Phạm Văn Bê, phó chi cục trưởng Chi Cục Thuế quận 3, Sài Gòn và vợ là bà Phạm Thị Bông, ngụ tại đường Trần Nhật Duật, Sài Gòn.


    Theo báo CA Sài Gòn, nạn nhân là bà NTL, cư dân phường 1, quận 10. Bà NTL cho biết là bạn rất thân thiết của vợ chồng ông Bê từ 8 năm nay.




    Căn nhà mặt tiền của ông Phạm Văn Bê đã sang nhượng cho người khác từ lâu.


    Ðầu năm 2013, ông Bê hỏi vay của bà NTL 3 tỉ đồng, tương đương 150,000 đô, nói là để “xoay vốn làm ăn.” Tin ông Bê là cán bộ lãnh đạo của ngành thuế tại địa phương, bà L lập tức nhận lời, không đòi phải thế chấp tài sản, mà chỉ yêu cầu ông này viết một giấy tay mượn nợ.

    Nhiều tháng trôi qua, bà NTL bỗng giật mình khi thấy ông Bê không đả động gì đến việc trả nợ. Truy tìm tông tích của vợ chồng ông Bê, bà NTL mới bật ngửa khi hay tin cả gia đình của ông Bê đã sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.

    Ðến lúc này, khổ chủ mới biết ra, vợ chồng ông Bê được con bảo lãnh sang Mỹ nên đã bán nhà, bán hết tài sản để chuẩn bị khăn gói ra đi. Vì còn muốn “vơ” thêm một số tiền nữa, vợ chồng ông Bê mới hỏi mượn thêm của bà NTL 150,000 đôla.

    Một nguồn tin của người thân của bà NTL ở Mỹ còn cho biết, vợ chồng ông Bê đã mua được nhà, mua được tiệm tại Hoa Kỳ bằng cách bán sạch sản nghiệp ở quận 1, và gom thêm tiền bạc của người thân quen. Bà NTL chỉ còn nước “giậm cẳng kêu trời” vì trót tin người.

    Cũng theo báo CA Sài Gòn, một nạn nhân khác của ông Bê cũng đã gửi đơn tố cáo ông này vay và quịt của bà 800 triệu, tương đương 40,000 đôla từ 3 năm trước. Khổ chủ thứ hai này là bà Nguyễn Thị Minh Lý, 69 tuổi, cư dân quận 1 cũng đang than khóc, rằng vì quá tin vào “chiếc ghế” xếp phó Chi Cục Thuế của ông Bê mà mất của.


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.Uf0hiu3wDIV

  2. #2
    Lotus
    Guest

    Cán bộ lãnh đạo quịt nợ , lừa gạt người dân

    Bà Hiền cũng là ủy viên Ủy Ban Trung ương MTTQVN và TP CầnThơ từ năm 2004 đến nay. Chồng của bà Hiền là Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ ...


    Theo cơ quan chức năng thì số nợ của Bianfishco đã vượt xa tài sản cố định của công ty. Riêng tiền mua cá của nông dân lên tới gần 300 tỷ. Số tiền nợ BHXH của công nhân và nhiều khoản nợ khác tuy chưa thống kê hết nhưng theo UBND thành phố Cần Thơ thì số nợ mà Bianfishco hiện có không dưới 1.000 tỷ.

    ... tuy nợ nần chồng chất nhưng bà Phạm Thị Diệu Hiền vẫn làm đám cưới cho con trai rất hoành tráng với dàn xe rước dâu được xem là đắt tiền nhất Việt Nam. Trong khi đám cưới diễn ra nông dân chủ nợ đã giăng biểu ngữ đòi nợ bà Hiền khiến dân chúng TP Cần Thơ hết sức ngạc nhiên.


    http://www.rfa.org/vietnamese/vietna...012095606.html


    nữ đại gia này đã được phép đưa 5 triệu USD vốn, tương đương trên 80 tỉ đồng, ra nước ngoài.

    >> 'Nữ đại gia nợ tiền cá của dân' chơi sang đến mức nào?


    Biệt thự nhiêù triệu đô la của bà Hiền (đảng viên đảng cộng sản VN , ủy viên Ủy Ban Trung ương MTTQVN, CHXHCNVN) bên Mỹ.

    http://www.zing.vn/news/xa-hoi/dai-g...y/a240801.html
    Last edited by Lotus; 08-07-2013 at 10:41 AM. Reason: xóa địa chỉ , địa chỉ coi trong bài báo

  3. #3
    Lotus
    Guest

    nạn nhân của các vụ trưng thu đất.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...so-huu-tu-nhan

    Từ vụ 'nuốt đất' tại Vĩnh Phúc đến Viethaus ở Berlin


    Nguyễn Anh Quân (thuộc Tổng cục 2- tình báo quân đội ?), một nghi phạm trong vụ "lừa đảo" bất động sản tại Vĩnh Phúc đã có lệnh truy nã và cấm xuất cảnh, nhưng bỗng dưng lại có mặt tại Đức trong cương vị "chủ" mới của "Ngôi nhà Việt" - Viethaus. Tại đây, ông đã gặp một số quan chức Việt Nam và sau đó có thị thực sang Mỹ. Vai trò của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và các cơ quan khác trong vụ "tẩu thoát" ngoạn mục này như thế nào?

    Phần 1. Vị Sỹ quan Quân đội chưa bao giờ đi bộ đội

    Hôm ấy là ngày 5 tháng 12 năm 2011, trời mùa đông nên chóng tối, cả khu nhà Viethaus tắt đèn im ỉm ngoại trừ khu vực nhà hàng. Khách ăn không đông nên mọi người dễ nhận ra sự khác biệt của một số thực khách quanh một bàn VIP. Điều đáng chú ý không phải ở sự bày biện sang trọng của bữa tiệc với đồ ăn thừa mứa mà là cách ăn và lối nói của vị khách ngồi ở ghế chủ tiệc.

    Dễ dàng nhận ra đây là một "đại gia“ mới tới từ Việt Nam. Giọng nói tự tin, cao ngạo với một âm lượng luôn làm cho khách bên các bàn khác phải giật mình. Làm bộ như không coi mọi việc xung quanh ra gì nhưng cặp mắt sắc ngọt luôn đảo rất nhanh, quan sát hết thảy mọi diễn biến trong căn phòng. Vẻ bình thản bên ngoài như cố giấu đi sự bồn chồn, bất ổn bên trong? Khoảng 21 giờ có thêm hai vị khách xuất hiện, cũng người Việt nhưng là "thổ dân“. Màn chào hỏi diễn ra nhanh chóng: xin giới thiệu đây là anh Quân, giám đốc công ty…. Chủ mới của Viethaus. Anh Quân mới sang. Ra thế, thảo nào. Nghe nói người mới đến là ông "Hùng râu“, chủ cũ.

    19 ngày sau, đúng ngày Thiên chúa giáng sinh 24.12, đọc báo trong nước thấy đưa tin "phát lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân“ (xemlink dưới đây) http://tamnhin.net/Phapluat/17995/-D...-Anh-Quan.html


    Vụ án „Nuốt đất“ tại Vĩnh Phúc Tổng cục 2

    Trong khoảng thời gian từ tháng 6.2006 đến cuối năm 2010, báo chí trong nước rầm rộ đưa tin về vụ án "nuốt“ 25,5 ha đất tại Vĩnh Phúc. Tóm tắt vụ án như sau:

    Theo hồ sơ tại sở KH&ĐT Vĩnh Phúc, Tam Đảo Mới là công ty cổ phần có trụ sở tại TP Vĩnh Yên thành lập ngày 11.3.2005 (trước khi xuất hiện "dự án trang trại“ ở phường Đồng Tâm một thời gian ngắn). Ngành nghề kinh doanh bất động sản, xây dựng, khách sạn, du lịch … không có nghề nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp, trong khi Dự án Trang trại lập ra để trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia cầm, thủy sản… Đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Anh Quân, sinh năm 1971, quê Vĩnh Phúc, thường trú tại Hà Nội.

    Một tờ báo phác thảo chân dung ông Quân: "Thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục mang quân hàm sỹ quan cao cấp, đi xe biển đỏ của quân đội“; "có thể vỗ vai các cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây cũng như hiện nay“; "vườn cây cảnh của Quân thuê gần nhà thi đấu Vĩnh Yên trưng bày mấy chục cây tùng nhập ngoại, lúc nào cũng có một trung đội cảnh sát bảo vê“…

    Bằng con đường quan hệ với các quan chức của Vĩnh Phúc, Nguyễn Anh Quân đã lập giả hồ sơ Dự án Trang trại như đã nói trên để nhận 25,5 ha đất nông nghiệp sau đó làm thủ tục (xiếc) chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất xây dựng khu đô thị để bán lại cho các doanh nghiệp đầu tư địa ốc.

    Điều đáng nói ở đây là bằng những thủ đoạn rất "ngớ ngẩn“ không có gì mới Nguyễn Anh Quân đã "nuốt“ một lúc nhiều chục ha đất nông nghiệp, chuyển thành đất đô thị, bán kiếm lời nhưng khi sự việc bị đổ bể, do người dân bức xúc tố cáo, lại không có cơ quan điều tra nào có thể tiếp cận để làm sáng tỏ vấn đề. Thật ngạc nhiên khi trong kết luận điều tra của cơ quan điều tra công an tỉnh Vĩnh Phúc có đoạn viết "Căn cứ vào kết quả điều tra và những tài liệu chứng cứ đã thu thập được cùng với lời khai nhận tội của các bị can đã có đử cơ sở để kết luận dự án Trang trại phường Đồng Tâm là của Nguyễn Anh Quân…“

    Nhưng "Để làm rõ vai trò của Nguyễn Anh Quân trong vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Vĩnh Phúc đã tiến hành xác minh và triệu tập nhiều lần tại nơi ở, nơi làm việc của Quân nhưng chưa xác định được hiện nay Quân đang làm gì và ở đâu“.


    Thêm nhiều dự án mới


    ai chủ mưu vụ án nuốt đất Vĩnh Phúc?

    Khi Công an Vĩnh Phúc đang điều tra vụ án "Trang trại phường Đồng Tâm“, Nguyễn Anh Quân lại bị tố cáo thêm hàng loạt sai phạm trong hoạt động liên quan đến các dự án bất động sản.

    Điển hình là việc Nguyễn Anh Quân với tư cách Tổng giám đốc - đại diện theo pháp luật công ty Cổ phần BETA BQP (địa chỉ 33 Phạm Ngũ Lão, Hoàn kiếm, Hà Nội) đã làm giả hồ sơ, tự nhận là nhà đầu tư Thứ Cấp (một hình thức thầu phụ) của công ty CIENCO 5 trong dự án Thanh Hà, Hà nội. Việc giả mạo này đã được thực hiện trót lọt một cách dễ dàng vì Quân có trong tay một công văn giới thiệu do một vị Thiếu tướng, thứ trưởng bộ Quốc phòng ký tên, đóng dấu.

    Theo một nguồn tin, số tiền Nguyễn Anh Quân huy động của nhiều người trong dự án này lên tới hơn 500 tỷ đồng (khoảng 25 triệu USD). Cũng theo nguồn tin này Quân không phải sỹ quân quân đội, còn vì sao ông ta là giám đốc công ty BETA BQP vẫn còn là một dấu hỏi. (mời xem chi tiết http://landtoday.net/vn/doanhnghiep/...uan-la-ai.aspx)

    Đến đây chúng ta có thể nhìn ra phần nào chân tướng của vị "đại gia“ được mô tả ở phần trên trong bữa tiệc tại Viethaus. Câu hỏi được đặt ra: tại sao trong nước đã có lệnh cấm xuất cảnh trước đó và đến ngày 24.12.2011 đã có lệnh truy nã đối với Nguyễn Anh Quân mà vị "sỹ quan“ này vẫn có thể chễm trệ ở Viethaus (Berlin) trong thời gian này. Ai đã tiếp tay cho Nguyễn Anh Quân sang Đức? và ai đã can thiệp để Nguyễn Anh Quân (sắp) nhận được Visa đi Mỹ?

    http://www.danchimviet.info/archives/52688

    http://www.vietinfo.eu/cd-tai-duc/tu...-o-berlin.html


    Sau khi lưà gạt hàng chục triệu đô la, giựt tiền và đât´ của ngươì VN thì Đảng cho ông Nguyễn Anh Quân ra nươc´ ngoài .

    Thử hỏi không có đồng ý của Đảng, làm sao ông Nguyễn Anh Quân có thể ra khỏi nhà, qua các vòng kiểm soát và lên máy bay đi ra nươc´ ngoài và qua toà đại sư´ CHXHCNVN để nhận nhiệm vụ mơí .


    Dù công an CHXHCNVN ký giâý truy nã tượng trưng (vì vụ lưà lơn´ gây chân´ động và liên quan nhiêù dân oan ngoài Băc´), vậy mà ông sĩ quan đảng viên này vẫn có thể thông qua hải quan và công an lên máy bay qua toà đại sư´ CHXHCNVN bên Đưc´ .

    Báo CHXHCNVN có nêu, sau khi các trang hải ngoại nói tơí vụ này, mà sao lâu rôì thâý im ghê .

  4. #4
    Lotus
    Guest
    Báo CHXHCNVN và công an CHXHCNVN nói cho dân ta nghe là truy nã, thê´ mà vẫn có thể lên máy bay Vietnam Airlines ra nươc´ ngoài , thông qua công an và hải quan CHXHCNVN :


    Lê Minh Đức bị bắt ngóm ở cửa khẩu sân bay nội bài năm 2009 vì công an VN truy nã trong 16 năm, lại ngồi lù lù ở Đông Âu và nay quay vê` CHXHCNVN kinh doanh .



    Các báo CHXHCNVN có thông tin Lê Minh Đức bị bắt :


    http://giadinh.net.vn/20100106092247...m-lan-tron.htm


    http://www.thanhnien.com.vn/news/pag...012002847.aspx



    Tội phạm lại có thể leo máy bay ra được nước ngoài và trở thành một doanh nhân sinh hoạt công khai cùng cán bộ Đảng và chính phủ CHXHCNVN :


    Các trọc phú và tập đoàn 'toàn tội phạm' ở xứ người

    Theo mình biết thì Lam chẳng phải kiều bào gì cả, anh ta không sống ở nước ngoài lâu lắm rồi, từ ngày làm chợ anh ta đã biến hộ chiếu của mình thành hộ chiếu công vụ, tất nhiên bằng tiền hối lộ chứ có phải quan chức gì đâu, bởi vì tôi biết ngoài buôn lậu anh ta chính là một trong những đầu sỏ có công làm cho cả cộng đồng Việt Nam tại Kharkov điêu đứng. Chính vì anh ta biết cái tội của chính mình nên mua được cái hộ chiếu đỏ thương vụ, mục đích là có biến động thì anh ta … biến ngay, vì vậy theo luật thì anh ta là công dân Việt Nam thỉnh thoảng sang Ukraina chơi, chứ chẳng có tài sản gì ở Ukraina này sất, nhưng lạ thay mình lại thấy anh ta được tung hô tại hội nghị là “ Chủ tịch doanh nhân toàn Ukraina” “Chủ tịch Hội người Việt Nam toàn U”….cơ đấy.Trần Đức Tựa Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov nhiệm kỳ V

    Lại thêm cái lão Trần Đức Tựa, trong tay có được không quá 300 hội viên mà dám tuyến bố thay mặt cộng đồng Việt Nam ở Kharkov 4000 người, có láo quá chăng? Chưa nói 300 hội viên kia là ép buộc, bắt đóng hội phí kèm với phí rác thải tại Làng Thời Đại. Còn chưa nói đến tư cách Đảng Viên ĐCSVN của ngài Tựa, theo điều lệ đảng thì đảng viên ĐCSVN có quyền nhập Quốc tịch nước khác không? Lừa dân dối Đảng. Tại sao họ có những hành động ngông cuồng như vậy? Có lẽ chủ tịch hội doanh nhân Kharkov Lê Minh Đức bị bắt tại sân bay Nội Bài vào tháng 10 năm 2009, thay vì ngồi 13 năm 9 tháng theo bản án của tòa án Việt Nam trước đây thì qua các màn ảo thuật sau 1 năm anh ta đã ra ngoài và hoành tráng làm ông chủ Bà Nà Hill đã là tấm gương lớn soi sáng , là “chân lý” đồng tiền trên cả pháp luật ở Việt Nam của Lê Viết Lam, nên anh ta vẫn tiếp tục công nghệ đứng gần các quan chức chụp ảnh đăng tải khắp nơi để hù dọa …

    Nhưng chao ôi, nó đã trở thành vũ khí của báo chí Lê Viết Lam để đánh bóng tên tuổi, tuyên truyền cho những hành vi chèn ép cộng đồng có tổ chức được suông sẻ và thậm chí đó chính là thông điệp “ Chúng tôi lừa có sự hỗ trợ của chính quyền đấy”. Còn đối với trong nước, những bài báo này trở thành cái uy tín ngất ngưỡng, được hiểu như là những doanh nhân vĩ đại và sẽ được ưu ái giao cho những công trình tốt và được vay tiền ngân hàng thả phanh. Nếu là một doanh nhân chân chính có cần làm những hành động như thế không? Trả lời được câu hỏi này các ngài sẽ hiểu những gì tôi nói ra trên đây....Mọi tội lỗi của chúng dù bị cơ quan luật pháp sờ vào cũng đều rụt tay lại, để lọt tội phạm trong những tình huấn cực kì bất ngờ. Hãy xem những bằng chứng ở đây và suy ngẫm.




    Lê Viết Lam, Lê Minh Đức và Trần Minh Sơn







    Đoàn Kiev chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng


    Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng



    Nguồn: Thy Oanh Nguyen/ QLB


    http://www3.vietinfo.eu/viet-nam-que...-xu-nguoi.html

    http://quanlambao.blogspot.com/2012/...oc-phu-va.html

  5. #5
    Lotus
    Guest
    Chủ tịch hội doanh nhân Lê Minh Đức nay là ông chủ Bà Nà Hill Đà Nẵng. Tập đoàn Mặt Trời SunGroup là một tập đoàn liên quan cộng sản .


    --------------------------------------------------------------------------------------


    Giáo dân Cồn Dầu không còn hy vọng


    2012-10-28
    http://www.rfa.org/vietnamese/vgminh.../download.html



    Những hộ gia đình còn lại tại giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục đối diện biện pháp cưỡng chế trong vô vọng.



    Làng đạo Cồn Dầu được hình thành cách đây hơn một thế kỷ với những thế hệ giáo dân thuần thành chuyên làm nông nghiệp trở thành một mảnh đất vàng trong dự án phát triển khu đô thị sinh thái của Tập đoàn Mặt Trời, Sun Group.

    Khi truy cập vào trang chủ của Tập đoàn Mặt trời, người xem được giới thiệu về dự án này với nguyên văn như sau: “Dự án được đặt tại ví trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngã ba sông Hàn , sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò với ba mặt giáp sông, hài hòa giữa phong cảnh sông và núi, nằm trong quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng nhằm phát triển mạnh đô thị về phía Nam.”

    Diện tích của khu này đuợc nhà đầu tư cho biết rộng 450 héc ta. Và làng Cồn Dầu nằm trong số 440 hec ta phải bị giải tỏa trắng để giao đất cho chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng.

    Dù sau mấy năm triển khai, nhưng đến nay nhiều người dân tại Cồn Dầu vẫn chưa đồng ý để địa phương kiểm định đất và nhà của họ, Một lý do được người dân đưa ra là giá cả đền bù quá thấp; không thỏa đáng. Nếu họ nhận tiền đền bù để lên khu tái định cư thì số tiền đó không đủ để xây dựng lại nhà cửa. Đó là chưa kể đến việc mất nguồn đất làm nông không biết phải làm gì để sống khi lên tại khu vực tái định cư.

    Một người trong số 100 hộ dân còn lại vẫn chưa chịu di dời và đang bị chính quyền địa phương thông báo sẽ cưỡng chế trong những ngày tới cho biết thực tế cuộc sống gia đình như sau:

    "Nhà cửa thì đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa. Đất đai thì ví dụ họ đền bù rẻ quá. Đất thực tế thì chưa có, mà có thì bán không được, không đủ để làm nhà. Mà con thì đông, đứa nào cũng lớn đến tuổi có gia đình hết rồi, Khổ vậy đó."

    Trong khi dự án chưa hình thành, nhà đầu tư đã rao bán đất trong khu vực dự án mà Tập đoàn tư nhân Mặt Trời được chính quyền giao 450 hec ta đất
    tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ để thực hiện dự án khu đô thị sinh thái chưa được nhiều người dân địa phương đồng thuận đó. Cụ thể mạng muabannhadat.com.vn đưa ra giá tham khảo cho đất nền là từ 7 đến 8 triệu đồng một mét vuông.

    Ước vọng dân bị cưỡng chế




    Tin cho biết riêng tại khu vực Cồn Dầu có chừng 350 hộ gia đình, hơn hai phần ba phải chấp nhận về khu tái định cư hay trước đó tự động bán nhà cửa, đất ruộng để đi nơi khác nhằm tránh sự bức bách của chính quyền địa phương. Cuộc sống của họ không khá hơn so với trước như thuật lại của người dân hiện còn lại tại Cồn Dầu như sau:

    "Hồi xưa có ruộng nương, giờ mất hết ruộng nương ở nhà không chứ làm chi. Ở nhà không đâu có tiền tiêu, khổ rứa chứ… Họ đổ đất chỗ ni, chỗ kia, lổm chổm - loi coi, làm cho ngập nước thêm. Bây giờ có người lên khu mới rồi mà cực khổ quá, họ trở về họ trồng rau… đó chứ."

    Còn những người cố gắng bám víu lại căn nhà trong giáo xứ thì ngoài lo lắng không có đủ tiền khi nhận khoản bồi thường do Nhà Nước qui định để lên khu tái định cư làm lại cuộc đời mới; họ chỉ mong muốn được tái định cư quanh ngôi nhà thờ mà mấy đời cha ông họ đã góp công, góp sức gây dựng nên. Người dân còn lại của Cồn Dầu bày tỏ:

    "Dồn họ vô chỗ mô gần nhà thờ. Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi ‘lễ’, kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa. Gia đình tôi cũng thế; chính vì thế mà đập đi hết rồi còn một mình gia đình tôi ‘chóc ngóc’ bên này đây."

    Ngoài nhà cửa, ruộng vườn, người dân tại Cồn Dầu còn có khu nghĩa trang chôn cất thân nhân cũng phải bị di dời. Trong vấn đề này, giáo quyền Đà Nẵng đã nhận đất của chính quyền đổi để dời nghĩa trang; thế nhưng người dân vẫn có ý kiến không đồng thuận:

    "Nhà thờ để nguyên, nhưng phải dời nghĩa địa đi. Giám mục đứng về phía chính quyền yêu cầu giáo dân dời đi. Nói là của giáo hội nhưng cũng là của giáo dân vì do giáo dân đóng góp xây dựng lên. Bây giờ phải hỏi ý kiến giáo dân, giáo dân không đồng tình."



    Đất bao vây những gia đình còn sót lại ở giáo xứ Cồn Dầu. Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý.


    Chính quyền ra tay

    Tuy nhiên ước vọng được người dân Cồn Dầu vừa rồi bày tỏ đã một lần nữa bị chính ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng bác bỏ tại lần cuộc họp mới nhất với người dân tại Cồn Dầu hồi tháng 8 vừa qua. Người dân Cồn Dầu thuật lại một số nội dung cuộc gặp mặt mà chính bà này có tham dự:

    "Ông Thanh nói là giải tỏa sẽ khá hơn, bà con đừng lo cực khổ. Ai cực khổ thì đến gặp tôi. Nhưng tôi không biết chắc có ai đến gặp ông Thanh chưa. Còn chuyện ở lại thì ông nói không có vì đất này đã bán rồi…"

    Vào chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua, chúng tôi gọi đến số điện thoại của ông bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để hỏi thăm thông tin liên quan vụ việc giải tỏa nhà của người dân tại xứ đạo Cồn Dầu cho dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, thì ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng đã chuyển qua cho chính quyền thực hiện, còn ông đang bận họp nên cúp máy: "Anh là ai? Việc đó đã giao cho bên chính quyền rồi. Tôi đang họp."

    Theo nhận định của những người dân còn bám trụ lại tại Xứ Đạo Cồn Dầu thì chính quyền đang tiếp tục triển khai việc cưỡng chế bằng cách làm từng nhà một như cách thức ‘bẻ gãy từng chiếc đũa’ như mới nhất đối với căn nhà của gia đình ông Hùynh Ngọc Chạy hồi ngày 2 tháng 10 vừa qua. Người dân Cồn Dầu kể lại ngày hôm đó:

    "Như hôm cưỡng chế nhà anh Chạy, công an giữ từ ngoài Đò Xu vô tới trong ni, cấm không cho dân tới. Tôi có nói với họ nếu cưỡng chế thì báo cho tôi trước ít ngày để tôi che cái chòi ở rồi giao cho họ muốn làm gì thì làm."

    Những người trong cuộc nhận thấy dù thế nào đi nữa thì cuối cùng sức mạnh của lực lượng cưỡng chế sẽ buộc tất cả phải ra đi.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012121447.html

  6. #6
    Lotus
    Guest
    Bà Hiền cũng là ủy viên Ủy Ban Trung ương MTTQVN và TP CầnThơ từ năm 2004 đến nay. Chồng của bà Hiền là Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ ...


    Theo cơ quan chức năng thì số nợ của Bianfishco đã vượt xa tài sản cố định của công ty. Riêng tiền mua cá của nông dân lên tới gần 300 tỷ. Số tiền nợ BHXH của công nhân và nhiều khoản nợ khác tuy chưa thống kê hết nhưng theo UBND thành phố Cần Thơ thì số nợ mà Bianfishco hiện có không dưới 1.000 tỷ.

    ... tuy nợ nần chồng chất nhưng bà Phạm Thị Diệu Hiền vẫn làm đám cưới cho con trai rất hoành tráng với dàn xe rước dâu được xem là đắt tiền nhất Việt Nam. Trong khi đám cưới diễn ra nông dân chủ nợ đã giăng biểu ngữ đòi nợ bà Hiền khiến dân chúng TP Cần Thơ hết sức ngạc nhiên.


    http://www.rfa.org/vietnamese/vietna...012095606.html


    nữ đại gia này đã được phép đưa 5 triệu USD vốn, tương đương trên 80 tỉ đồng, ra nước ngoài.

    >> 'Nữ đại gia nợ tiền cá của dân' chơi sang đến mức nào?


    Biệt thự nhiêù triệu đô la của bà Hiền (đảng viên đảng cộng sản VN , ủy viên Ủy Ban Trung ương MTTQVN, CHXHCNVN) bên Mỹ.

    http://www.zing.vn/news/xa-hoi/dai-g...y/a240801.html

    Ngoài nhà trên, bà ta có nhiêù nhà khác .

    Nay bà ta quay vê`CHXHCNVN công khai .
    Last edited by Lotus; 08-07-2013 at 10:41 AM. Reason: xóa địa chỉ , địa chỉ coi trong bài báo

  7. #7
    Lotus
    Guest

    Nạn quịt nợ đang lan tràn ở Việt Nam, ngày càng có nhiều “sếp lớn” dính án. Mới đây, người bị tố là ông Phạm Văn Bê, phó chi cục trưởng Chi Cục Thuế quận 3, Sài Gòn và vợ là bà Phạm Thị Bông, ngụ tại đường Trần Nhật Duật, Sài Gòn.


    Bà NTL chỉ còn nước “giậm cẳng kêu trời” vì trót tin người...

    Khổ chủ thứ hai này là bà Nguyễn Thị Minh Lý, 69 tuổi, cư dân quận 1 cũng đang than khóc, rằng vì quá tin vào “chiếc ghế” xếp phó Chi Cục Thuế của ông Bê mà mất của.



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.Uf0hiu3wDIV

    Khó mà kiện cáo, cho dù ông này quay vê` CHXHCNVN .

  8. #8
    Lotus
    Guest
    Chính phủ CHXHCNVN dung túng cho đảng viên đảng cộng sản Việt Nam quịt nợ quốc gia và quịt nợ nhân dân.


    Báo CHXHCNVN :


    Sẽ xóa nợ thuế khó đòi phát sinh trước ngày 1.7.2007


    05/08/2013

    Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1.7.2007.

    Theo dự thảo, tiền thuế được xóa bao gồm thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên và thuế sử dụng đất nông nghiệp.

    Các đối tượng được xóa nợ bao gồm hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa và doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán theo quy định


    http://www.baomoi.com/Se-xoa-no-thue...6/11630006.epi


    Một mạng lươí đặc quyền và giàu có kêt´ nôí vơí nhau trong xư´ xã hội chủ nghĩa này... Nhiều doanh nghiệp vẫn là một trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây hay là còn có một số quyền sở hữu Nhà nước, và nhất là vẫn còn được điều hành bởi các đảng viên. Nhiêù ngôi vị điều khiển và chủ đạo của khu vực tư nhân được bổ nhiệm bên gia đình bà con, hoặc bạn bè của họ.

    An influx of wealth and privilege is shaking up this socialist country....Many "private" businesses are either former state-owned enterprises (SOEs) or still have some state ownership, and most are still run by party members. Most of the controllers of the commanding heights of the private sector are party appointees, their family, or their friends. The Communist Party elite are turning Vietnamese capitalism into a family business.


    http://www.foreignpolicy.com/article...nams_new_money


    việc tuyển dụng công chức cho các cơ quan hành chính thành phố hiện nay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào “quan hệ”, chủ yếu con cháu các vị lãnh đạo


    http://sgtt.vn/Ban-doc/134052/Hoc-ch...hong-xong.html

    Nhiều doanh nghiệp, công ty liên doanh vẫn là một trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây hay là còn có một số quyền sở hữu Nhà nước, và nhất là vẫn còn được điều hành bởi các đảng viên, gia đình bà con, hoặc tay chân của họ .


    Xóa nợ tiền thuế, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế bán tài nguyên, ... -> Chính phủ CHXHCNVN dung túng cho đảng viên đảng cộng sản Việt Nam tham nhũng bòn rút , quịt nợ quốc gia và quịt nợ nhân dân .


    Trong khi dân lâu nay thì vào tù nêú không đóng góp đầy đủ thuê´ ngay .

  9. #9
    Lotus
    Guest
    Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam

    Sự hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là sự cấu kết giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt. Sự thực của vấn đề này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào, Anh Vũ phỏng vấn TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng.

    Các nhóm lợi ích

    Anh Vũ: Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất mạnh. Nó có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin ông đánh giá khái quát về vấn đề này?

    TS. Phạm Chí Dũng: Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ lâu, nhưng đến đầu năm 2011 cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư luận xã hội đề cập một cách chính thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm trục lợi.

    Nhóm lợi ích tạm chia thành ba loại: Nhóm lợi ích thứ nhất là nhóm đầu cơ liên quan đến tài chính như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán; điển hình như nhóm ngân hàng G5, Công ty vàng SJC... Nhóm lợi ích thứ hai liên quan đến tính bao cấp là những nhóm độc quyền như xăng dầu, điện, nước mà điển hình là Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là những điển hình. Nhóm lợi ích thứ ba là các Tổng công ty nhà nước như Vinashin, Vinalines… Các nhóm lợi ích tuy không được bao cấp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng lại được hưởng lợi khá lớn từ hệ thống chính sách ưu đãi của chính phủ.


    Trong hai năm 2011 và 2012, làn sóng thâu tóm ngân hàng cho thấy một sự chiếm đoạt và giành giật lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích. Trong bối cảnh nền kinh tế còn tương đối ổn định thì các nhóm lợi ích vẫn còn đất sống, nhưng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì đã có những nhóm lợi ích như BĐS và chứng khoán đã gặp khốn đốn. Khi ấy, chỉ còn một số nhóm lợi ích như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện, nước vẫn có thể tồn tại.

    Trong các nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích thứ nhất được đánh giá là nhóm trục lợi ghê gớm nhất, có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các chiến dịch đầu cơ vào thời điểm các năm 2006-2009. Giai đoạn này nhiều triệu phú đô la ở Việt Nam xuất hiện, có nhiều đại gia có tài sản từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD. Đáng chú ý là theo dư luận, trong nhóm đại gia này còn có sự liên quan đến không ít các quan chức.

    Anh Vũ: Xin ông cho biết về sự nguy hại của nó đối với đất nước như thế nào?

    TS. Phạm Chí Dũng: Rất nguy hại làm cho kinh tế suy thoái. Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội. Tuy nhiên, bất chấp làn sóng phản ứng gay gắt của dư luận, các nhóm lợi ích xăng dầu, điện vẫn không ngừng tăng giá, một phần để bù đắp cho những khoản lỗ ngoài ngành, phần khác để gia tăng lợi nhuận. Vừa rồi đã giá xăng tăng 3 lần và giá điện tăng 5%.





    Điều đáng lưu ý là các nhóm lợi ích ở Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt động theo kiểu mafia với hai yếu tố quyền lực và tiền bạc để lũng đoạn. Khác với ban đầu là các nhóm lợi ích chỉ dùng quyền để trục lợi thì bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền không những nhằm khuynh loát chính trị mà còn lợi dụng vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng.

    Từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước, nhóm lợi ích vàng xuất hiện, đã khuấy đảo và thao túng thị trường vàng trong tất cả các khâu. Tính chất độc quyền trong kinh doanh vàng đã tạo ra sự chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới 5- 7 triệu đồng/lượng và gây thiệt hại cho người dân.

    Mâu thuẫn phát sinh

    Anh Vũ: Hiện nay, giữa các phe nhóm lợi ích đang có vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi và quyền lực. Xin ông cho biết về hậu quả của việc xung đột ở đỉnh điểm trong tương lai (nếu có) sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?

    TS. Phạm Chí Dũng: Vì khó khăn của nền kinh tế mà thị phần và tỷ suất lợi nhuận của các nhóm lợi ích đã bị giảm đi tương đối. Từ đó, các nhóm lợi ích phải quay sang cạnh tranh với nhau như trong vài năm vừa rồi. Sự tồn tại và chiếm lĩnh của các nhóm lợi ích sẽ phụ thuộc rất lớn vào biến động của nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, kênh tạo ra lợi nhuận tối ưu lại phụ thuộc vào các chính sách độc quyền và tạo ra đặc quyền của nhà nước.

    Muốn có được chính sách độc quyền và đặc quyền lại cần có những người tạo ra chính sách. Trong trường hợp này, nhóm thân hữu xuất hiện và các nhóm lợi ích đã bắt rễ với nhau và hình thành nên mối liên kết hữu cơ, hay còn gọi là mối quan hệ “ăn chịu”.

    Nếu không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này, tất yếu sẽ kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân. Tương lai bùng nổ như thế sẽ không còn bao lâu nữa.

    Anh Vũ: Ngoài nguyên nhân về trục lợi, sự tồn tại của nhóm lợi ích còn là hệ quả tâm lý của các quan chức, ông có đánh giá như thế nào?

    TS. Phạm Chí Dũng: Mục tiêu của mối quan hệ nhóm lợi ích – nhóm thân hữu ở Việt Nam không chỉ thuần túy là tạo ra lợi nhuận. Như bài học lịch sử ở các nước tư bản từ thời kỳ đầu đến nay, tiền bạc luôn có khuynh hướng biến thái thành quyền lực, thông qua phương tiện chính trị. Thì hoạt động chính trị ở Việt nam không chỉ nhằm gia tăng và bảo vệ tài sản cá nhân, mà còn để thỏa mãn tâm lý ham thích và thể hiện quyền lực đối với đối tượng bị cai trị.

    Nền chính trị Việt Nam đã tạo ra cho quan chức thói quen thích thể hiện quyền lực và đặc biệt thích cai trị. Với cố tật của nó, nó có khả năng sẽ bị biến thái trong những năm tới, với một phần lớn nền chính trị sẽ rơi vào tay các nhóm tài phiệt và chính khách tham lam.

    Anh Vũ: Vậy theo ông cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

    TS. Phạm Chí Dũng: Chính quyền phải có biện pháp ngay, không thì sẽ quá muộn. Trong những năm qua, mặc dù không ít vụ việc lợi dụng chính sách trục lợi đã bị công luận và dư luận phanh phui và lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. Tuy vậy vẫn không có bất kỳ một hành động cụ thể nào của các cơ quan đảng và nhà nước đối với bất kỳ một nhóm lợi ích nào.

    Vì thế một yêu cầu cần phải tiến hành cuộc đại phẫu đối với khối doanh nghiệp nhà nước là hết sức bức thiết. Nhưng cần hơn tất cả, là phải có nhát cắt đại phẫu vào vị trí của những nhóm lợi ích. Nếu không, nguy cơ nền kinh tế Việt Nam bị thao túng và lũng đoạn hoàn toàn bởi nhóm lợi ích và nhóm thân hữu là rất dễ xảy ra. Khi đó, mức độ xấu nhất của tình trạng kinh tế xã hội không còn được quy chiếu từ năm 1991 như TS. Lê Đăng Doanh đã nói, mà sẽ ghê gớm hơn gấp bội.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013091327.html

  10. #10
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Chào bạn Lotus. Xin vui lòng tự xóa địa chỉ của người khác đăng trên diễn đàn (bài số #2 và #6), thể theo pháp luật của Hoa Kỳ. Xin cảm ơn.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 07-20-2013, 02:05 PM
  2. Đứng ngoài đường hơn 3 tiếng trong năm mới
    By ngocdam66 in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 10
    Last Post: 01-01-2012, 09:38 PM
  3. Tết ở cao lãnh
    By phanthaiyen in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 12-20-2011, 10:16 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:00 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh