Register
Page 3 of 60 FirstFirst 123451353 ... LastLast
Results 21 to 30 of 593
  1. #21
    Biệt Thự hue huong's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,557
    Chào anh Gun và Sông Phố ,
    Tôi là dân lục tỉnh thứ thiệt . Trường làng chỉ tới lớp 2 nên phải " du hoc " làng kế bên khi lên lơp ba .Thường thì tôi phải đón xe đò mỗi ngày . Có bửa xe không rước vì đầy nhóc nên phải đi bộ hơn 5 Km nên má tôi cho tôi đi " ở đậu " nhà bà con để đi học . " Ở đậu " chỉ là ở nhờ , mình phải tự nấu ăn lấy vì ăn cơm tháng mắc lắm , con nhà nghèo đâu kham nổi . MỖi tuần về thăm nhà , má tôi lại cụ bị đồ ăn để tôi đem theo . Chỉ cần nấu cơm là có ăn rồi . Con nhà nghèo giỏi thiệt , nhiều bé gái 7-8 tuổi là biết làm cá nấu cơm lại biết giử và săn sóc em như người lớn . Nhỏ bé mà bồng em nặng tới xệ vai , lớn không nổi . Bởi vậy con gái trưởng mau nhờ , giúp đở mẹ rất nhiều .
    Bây giờ có khá hơn nhưng ở quê , con nhà nghèo cũng vất vả vô cùng .
    Nhiều khi thấy bất nhẫn vì mình năn nỉ mấy cháu ở đây ăn . Còn trẻ nhà nghèo ở quê tôi không có đủ ăn , ở đó mà nhỏng nhẻo .
    Cùng một kiếp người mà sao cách biệt quá nhiều ( bởi vậy các cháu chê bà khó tánh quá ) )
    ----------------
    My You Tube

    Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng còn thấy nguyên màu ấy chăng ?

    BG

  2. #22
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Em thích câu chuyện Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư của nhà văn Sơn Nam lắm chị ơi
    tk không biết câu chuyện này, vậy là phải tìm đọc mới được.
    Hồi sau này tk không thấy Sông Phố hát.
    Bản Mùa Thu Mây Ngàn, SP song ca, tk có thu đó nha!
    Để chuộc tội lén thu nhạc,
    đây là bài thơ tk đọc hồi nhỏ trong QVGKT,
    mình coi như đây là cây cau nhà Gun ở thôn Vĩ Dạ:

    Cây cau

    Nhà tôi có một cây cau
    Nó cao bằng bốn, năm đầu người ta

    Lá thời dài, rộng thướt tha
    Thân thì mảnh dẻ mà da vững vàng
    Trải bao hạ tới, thu sang

    Mà cau vẫn đứng nghêng ngang giữa trời
    Một chiều tôi dựa gốc chơi
    Có đôi chim sẻ đậu rồi lại bay
    Vội vàng tôi chạy vào ngay

    Chim kia lại đến ngọn cây chuyện trò
    Vợ chồng tiếng nhỏ, tiếng to:
    Ở đây làm tổ, chẳng lo ngại gì






    Phải chi tk kiếm được hình cây cau

    ----------
    tk chào Gun, chị Huệ Hương và Hoàng Vân

  3. #23
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Chị TK.

    Chị kể chuyện cây cau và con gái Nam Phổ đi chị.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  4. #24
    Phố bên sông Sông Phố's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    102
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    tk không biết câu chuyện này, vậy là phải tìm đọc mới được.
    Hồi sau này tk không thấy Sông Phố hát.
    Cám ơn chị nhắc nhở, lại còn "chuộc lỗi ".
    Bài thơ Cây Cau mộc mạc dễ thương quá hở chị ? Tự dưng em nhớ bài hát Chị Tôi của Trần Tiến. " Hàng cau đau trái cau, bao lá trầu buồn rơi theo...". Hôm nào em mời chị nghe nhé !
    Chị tìm đọc Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư đi chị. Tình nghĩa lắm!


    Quote Originally Posted by gun_ho
    Chị TK.

    Chị kể chuyện cây cau và con gái Nam Phổ đi chị.
    Dạ, chị kể đi cho SP nghe ké với

    SP chào anh Gun
    Last edited by Sông Phố; 10-13-2011 at 01:11 PM.

  5. #25
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau .
    -------------------------------
    Chuyện nớ có thiệt khôn rứa ? Thiệt, khôn tin về Nam Phổ rình coi.
    Mà ở lổ là ở chỗ mô? hơ hơ .......ở lổ là ở truồng đó mà.

    Đó, người Huế nói vậy đó các bạn, hiểu sao được. Chính tôi là gốc Huế chính hiệu cả hai bên nội ngoại mà cũng không hiểu chữ "ở lổ" là dấu hỏi hay dấu ngã, có lẽ dấu hỏi (đoán vậy).
    Giọng Huế là giọng nói khó ghi lại nhất trong các giọng của các vùng miền trong nước Việt, vì sao? vì nghe phát âm ta chẳng biết âm đó tận cùng có g hay không (muốn và muống) tận cùng t hay c (tắt hay tắc) và dấu hỏi hay dấu ngã (lỗ hay lổ) ...vì vậy tôi mới đoán là "ở lổ". Đó chưa nói là nói chớt như cái dà (nhà) anh (eng) .....cùng một mớ mô tê răng rứa thì đố ai mà hiểu cho kịp?

    Trở lại chuyện cau làng Nam Phổ và con gái ở lổ để trèo
    Nói nghe mắc ham hả các bạn, làng Nam Phổ ở Huế, bọn con gái ở truồng leo cây cau, còn chi sexy và gợi cảm cho bằng? rình mò đi coi một bữa chơi cho đã đời chứ.
    Nhưng rồi sự thật phủ phàng, con gái Huế làng Nam Phổ đâu có phải thích biểu dương lực lượng như vậy, câu nói đó chỉ có nghĩa là làng Nam Phổ nhiều cau lắm, nhiều đến độ bọn con gái nhỏ xíu còn ở truồng cũng biết trèo cau nữa là người lớn.

    Nhà thơ Nam Trân đã viết về cau Nam Phổ và nghề phơi cau khô như sau
    "...... Còn về cau, trái cau Nam Phổ tại răng ngon? Thì cũng tại đất Nam Phổ đối diện bên kia sông với Chợ Dinh rất đắt đỏ vì phì nhiêu và cư dân chen chúc nên người dân Nam Phổ kén trồng giống “Cau bánh dầy” với sự chăm chút vun xới bón tưới. Phải hội đủ 4 tiêu chuẩn để gọi là Cau Nam Phổ “bánh dầy” kê ra với câu thiệu vần nhịp như sau: Mỏng vỏ, Nhỏ xơ, Tơ lòng, Trong ruột.
    “Mỏng vỏ” và ”Nhỏ xơ” là hai yếu tố nói lên cái cấu tạo mảnh dẻ của xơ thớ ở phần cùi cau nên nhai nhá mềm giòn dưới hàm răng. Còn “tơlòng” là phần hột cau có những đường đo đỏ nho nhỏ giống như vi ti huyết quản dưới da người. “Trong ruột “ là khi bổ cau thành ba, thành sáu miếng thì thấy ở giữa trung tâm trái cau có một vòng “ màng mạc”trong trong mọng nước .

    Đến mùa cau rộ, cha mẹ tôi gọi mối thu mua hàng trăm gánh cau tươi từ Nam Phổ , Kim Luông gánh đến bán. Trong nhà thường mướn cả chục nhân công đến róc vỏ cau, tiện chũm và bổ cau ra từng miếng xong sắp trên những cái xề lớn đường kính hai thước tây để hong khô trên những chảo than hồng phủ tro được vây kín lại bằng cái bồ bằng cót đan khít mắt. Cau khô thường chứa trong một cái bồ khổng lồ chiếm hết một gian nhà. Nếu cau ẩm mốc thì được hong lại bằng khói diêm sinh. Khi cần gửi đi, cau khô được đóng vào những giỏ tre đan như cái bội gà lớn sau khi lót tơi lá cau và mo cau cho thật kín. Những giỏ tre đan thì cha mẹ tôi đặt mối từ những làng Bầu la hay Dạ lê. Còn những tơi cau là những lá cau đan lại với những dây dừa bện lại. ( Hồi nhỏ tôi đi học vẫn thường mang tơi cá đan bằng lá cau này, còn buổi trưa ăn cơm gói trong những mo cau, chữ “mo” chỉ nghe ở Huế như câu hát nhạo: Tiếng tây tui để ba mo, Đến khi Tây hỏi, tui mò không ra!)
    ------------------------------------
    Còn nữa .......





    Vườn cau Nam Phổ, hình của nhà thơ Nam Trân.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  6. #26
    Phố bên sông Sông Phố's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    102
    Anh Gun,
    Chuyện cây cau Nam Phổ, SP nghe lần đầu. Mới nghe cũng ham, tưởng đâu ....
    Thấy chữ "còn nữa" nên chờ nữa
    Chào chị Huệ Hương,
    Mới lớp ba mà chị đã được đi du học rồi. Tuổi trẻ tài cao ha chị ?

  7. #27
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Tôi còn nhớ những đám cưới ngày trước, những buồng cau to trái tròn xanh đậm được bày lên mâm cạnh lá trầu cùng bánh cốm các thứ thì giờ đây cau thật đã được thay thế bằng cau nylon dùng hoài chẳng héo mướn từ các tiệm cung cấp dịch vụ cưới hỏi.

    Quả cau nho nhỏ có cái vỏ vân vân giờ đây đã vắng bóng lắm rồi, có lẽ vì thói ăn trầu của dân ta đã chấm dứt mà chỉ còn trong nghi lễ?
    Thời hiện đại, ngay cả cái "vú em chum chúm chũm cau, cho anh bóp cái có đau anh đền" cũng biến mất luôn rồi vì nếu nó cứ chum chúm chũm cau mãi, người ta sẽ có cách biến nó thành trái khác to hơn chứ lị?

    Thế là các vườn cau Nam Phổ huyền thoại (legendary) năm xưa đã từ từ bị đốn hạ, thay vào đó là các thứ cây khác có giá trị thực tế hơn và có khi một bãi đất trống làm mặt bằng giữ xe còn có giá trị hơn cả một vườn cau cho bọn con gái ở lổ nó leo, nó trèo. Và nếu có trồng cau chơi, người ta sẽ trồng cau kiểng, cau bụng, cau Thái thứ cau có trái màu đỏ nhỏ xíu chẳng ăn nhậu gì được ... từ từ có lẽ trái cau sẽ cất bước lên đường đi theo trái dưa lộn kiếp, theo con cá sơn có nhiều thịt của chị Vy cùng nhau về quá khứ rồi biết đâu ngày sau sẽ có người hỏi rằng "trái cau hình dạng làm sao, ai biết làm ơn chỉ dùm, tui mang ơn....."
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  8. #28
    Biệt Thự hue huong's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,557
    Chào anh Gun và quý bạn ,
    Tôi nhẫn nha đọc như thưởng thức hương vị cafe buổi sáng .
    Tiếp tục nhé :-|


    ----------------
    My You Tube

    Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng còn thấy nguyên màu ấy chăng ?

    BG

  9. #29
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Vài điều bạn nên biết về đồng hồ .
    -------------------------------------------

    Cho dù là bạn nằm trong nhóm người ghét đồng hồ, là người không thích biết đến giờ giấc và ghét một cái gì vướng, dính trên cổ tay, nhưng tôi nghĩ bạn cũng nên đọc bài viết này, vì dẫu sao thì một cái đồng hồ ngoài nhiệm vụ chỉ giờ, đếm thời gian nó còn là một nam, nữ trang , một vật đôi khi ta tìm thấy trong góc hộc kéo của cái bàn antique ta mới mua về, ta tính đem bán mà chẳng biết giá trị của nó làm sao và biết đâu vì thiếu chút xíu kiến thức, ta sẽ nộp cho bọn người kia một số tiền to mà ta chẳng hay.
    Nói thế cho các bạn ham và đọc bài này chơi, chứ một cái đồng hồ xưa thuờng rỉ sét và giá trị chẳng bao nhiêu, bán đi cũng chẳng nhiều tiền, nhưng nếu biết rõ về nó thì cũng đâu có gì hại?
    Nhất là khi mà bài viết lại được viết bởi một tay chuyên nghiệp về thú chơi đồng hồ, đã và đang viết bài cho các diễn đàn đồng hồ thế giới, viết với những tâm tình trong ngôn ngữ mẹ đẻ của hắn thì ta cũng nên đọc lắm chứ.
    (quảng cáo quá đi thôi !!!!)
    -------------------------------------------

    Như có lần, anh Tabalo viết về một anh chàng "sang và thích khoe của", anh Ta đã cho nhân vật này tháo cái Longines mạ vàng mới cáo ra để xuống bàn vì lý do "trời quá nóng".
    Dưới con mắt của một dân thường hay chuyên nghiệp thì nếu nhìn cách 1/2 mét, chẳng ai có thể biết rằng một cái đồng hồ là "mạ vàng" hay "vàng đặc" hết cả.
    Vì chất liệu vỏ đồng hồ bằng vàng 18K hay 14K, hay chỉ là một hợp kim rồi mạ một lớp vàng mỏng bên ngoài thì tài thánh mới có thể nhìn từ xa mà phán như thế được. Và dĩ nhiên là vỏ đồng hồ làm bằng vàng đặc (solid gold) sẽ có giá trị hơn vỏ mạ vàng là điều chắc chắn .
    Muốn biết thì ta nhìn ở đâu? Người chuyên nghiệp họ có cái lúp X10 để xem hột xoàn hay vàng và họ tìm ở 4 cái chân (có người gọi là càng , tiếng Anh là lugs) xem thử có đóng triện cái đầu bà đầm (dấu hiệu của 18K Thụy sỹ) hay triện con sóc (14K) hay không. Nếu bạn không nhìn thấy những triện đó mà là hình cái cân bé tí với số 750 hay đầu con chó St Bernard thì cũng có ý nghĩa tương đương, xin chúc mừng bạn là cái vỏ đấy là vàng.

    Bằng như bạn nhìn hoài nhìn mãi chẳng thấy gì, chỉ thấy lớp vàng ngay tại mấy góc cạnh bén đã mòn đi và bên trong có một kim loại khác trăng trắng !!!, tháo nắp đáy ra nhìn thì thấy những chữ như là plaque, GF(goldfilled) 20 micron chẳng hạn, xin chia buồn, vì đấy là thứ hạng bét và dân chơi đồ cổ cũng ghét hàng mạ lắm nên giá trị rất thấp.




    Hình cái cân và số 750 đóng trên chân một vỏ 18K Thụy Sĩ (750 nghĩa là 750/1000 phần vàng tinh ròng, tương đương 18K)



    Còn đây là triện đầu chó (18K)


    Nếu thấy đầu bà đầm hay con sóc cũng ok. (tương đương 18K hay 14K)

    -------------------------------------------------

    còn tiếp........
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  10. #30
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Rồi bạn hỏi nếu vậy thì phải có tí vàng mới linh hay sao? Không, hoàn toàn không đúng, vì rất nhiều vỏ đồng hồ được làm bằng thép trắng (stainless steel) và giá trị cao ngất ngưỡng ấy chứ.
    Bên cạnh loại đồng hồ ăn diện (dress watch) ta thấy có loại thể thao, loại chuyên dùng để ta lặn xuống nước sâu , đua thuyền, đua xe, chạy bộ vân vân .... và các hãng đồng hồ Thụy Sĩ cũng rất biết cách làm sao cho cái đồng hồ thể thao này vừa phục vụ được như cầu của môn thể thao đó mà bên cạnh, đeo vào lại thấy rất là khỏe mạnh như cái Rolex Submariner này chẳng hạn.



    -------------------------

    Cũng mới đây có ông già kia bán đấu giá cái Rolex Submariner của ông trên eBay, mời các bạn đọc lại câu chuyện này

    A retired Navy doctor named Bob recently put an old watch for sale on eBay, starting at $9.95 with no reserve price. Within days, the price shot past $30,000, eventually settling at $66,100, the price for which it ultimately sold. The reason: The watch was an ultrarare Rolex Submariner Ref 5510, a model popularized by Sean Connery in the James Bond films.

    Hodinkee explains how it came into his possession:

    The journey begins 52 years ago, at a Navy Exchange on Kwajalein Atoll in the Marshall Islands. It was here that a young aviation medical student, Bob, spent what was likely the best $70 of his life (much to the chagrin of his wife). When asked why he chose this particular watch he replied, “I needed a dive watch and this was one of the few available,” as he recalled looking through multiple dive watches. Being an avid diver, the intention was simply to time air reserves on his dives.

    For much of the next 35 years that’s exactly what the watch did. Bob spoke fondly of his diving experiences both in Navy at the Marshall Islands as well from a home in the Bahamas, where he lived through the 80′s. Serving its purpose faithfully for over half a century (a testament to the caliber 1530 still ticking away inside), the watch has spent the last decade tucked inside a drawer.

    Even at $66,100, the watch may have been a steal: A Submariner Ref 5510 with a different wristband sold for $100,000 in a 2008 auction






    Như vậy thì đâu phải có vàng mới là có giá trị hả các bạn ?
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:13 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh