Register
Page 86 of 138 FirstFirst ... 3676848586878896136 ... LastLast
Results 851 to 860 of 1375
  1. #851
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Mỗi năm cứ đến gần ngày 11 tháng 11 là nghe ầm ĩ chuyện tưởng nhớ chiến sĩ trận vong, hoa đỏ lại lôi ra bảo nhau cài lên áo, nhưng chiến tranh thì chả bao giờ thấy chấm dứt, vì ai cũng muốn giành thêm một tí.
    Chào anh ốc và chị Lú Xì...
    Thì vậy đó , nếu không tưởng nhớ , tưởng niệm...v...v...thì mấy ông làm gì cho hết thời giờ !

  2. #852
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Mỗi năm cứ đến gần ngày 11 tháng 11 là nghe ầm ĩ chuyện tưởng nhớ chiến sĩ trận vong, hoa đỏ lại lôi ra bảo nhau cài lên áo, nhưng chiến tranh thì chả bao giờ thấy chấm dứt, vì ai cũng muốn giành thêm một tí.

    Đọc báo thấy bên Anh họ trưng bày hàng trăm nghìn chiếc hoa cốc cờ li cô bằng sành sứ ở chung quanh lâu đài Nữ hoàng Anh để nhớ đến các anh lính chết trận trong thế chiến thứ nhất, sau đó bán cho dân chúng mua mà gây quỹ từ thiện.

    Cốc cờ li cô này em thấy ở thành phố Cô bé hay ghen, xứ Đen mạt.



    Còn Na uy thì chắc là khí hậu lạnh quá nên không có hoa này, chỉ có một giống hoa dại màu vàng tươi, mọc sát ở chân tường các ngôi nhà hoặc biêu đinh trong thành phố. Vì thế nên Na uy dạo sau này ít tham gia chiến tranh vì không có hoa để mà tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

    Thế mới nói châu Âu có nền văn minh thụt lùi. Ở Việt Nam người ta đã đi trước gần nửa thế kỷ. Cứ việc treo con cá cây lên tường nhìn nó và cơm vào miệng là được. Tưởng tượng hết. Tưởng niệm thì dù gì cũng là phần tâm linh, tâm linh thì chỉ cần đồ giả dùng được lâu, hoa hòe thật làm gì lại hư hại môi trường.

    Gần đây người ta viếng mộ cả trên mạng, chỉ cần vài clicks là đủ hoài niệm người của quá khứ mà không cần show hàng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #853
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    VIII.
    Tôi nhớ dạo ấy Karen đương tập bản công xẹc số 20 của Mô za, khi nào có đàn cũng gõ tinh tinh cà linh một đoạn; tiếng đàn đánh suông vẫn làm tôi dỏng tai nghe ngóng, một phần não sẽ tự động tìm ra hướng đi lối về chỗ hôm nào... the geolocation of those days.

    Tôi nhớ Karen bảo bản nhạc cũng chỉ là một nhạc cụ, như chiếc đàn, cái sáo, hay thanh quản; tuỳ tâm trạng, tuỳ mỗi người mà tạo ra âm nhạc khác nhau. Chữ "music" có cùng gốc gác với chữ "musing" vì đó là tiếng động của suy tư, ý tứ.

    Đôi khi tôi nhận ra tình cảm cũng giống âm nhạc: hai con người như hai bản nhạc, và bao nhiêu kỷ niệm chính là tiếng đàn tinh tinh cà linh ngân nga trong thời gian; tuỳ tính cách, tuỳ mỗi người mà giữ lại những dư âm khác nhau. Memories are music of yesterday.

    Tôi chỉ có những tình cảm của mùa hạ, hừng hực khó chịu, tôi đã không thể chờ qua những mùa thu mùa đông nguội lạnh. Tôi đã dừng lại, nhìn tất cả trôi vào những mùa chay mùa vọng.

  4. #854
    Biệt Thự Co may's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    921
    Chiến trường đã hết sôi động.Phóng viên cũng nên viết hồi ký cho mọi người đọc vầy thì tốt rồi.
    "Giả vờ làm thứ cỏ cây nhỏ bé...cũng là xạo ke luôn..."

  5. #855
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by ốc View Post

    Đôi khi tôi nhận ra tình cảm cũng giống âm nhạc
    Trộm nghĩ, nhạc Tây được viết theo ký âm pháp Tây; gồm 12 nốt đủ các dâu thăng giảm. Còn nhạc Ta thì theo ngũ cung: Hò Xự Xang Xê Cống. Tuy là chỉ có 5 nốt nhưng nhạc Ta được sự hỗ trợ của phong cách Nhấn mà có thêm nhiều cung bậc khác nữa. Chả hạn, tùy theo cách nhấn mà Xự có Xự non, Xự già. Xang có Xang non Xang già. Xê có Xê non, Xê già. Cống có Cống non Cống già. Ấy, nếu chịu khó làm toán cộng thì nhạc Ta có 13 nốt. Hơn nhạc Tây một nốt. Oách chưa?
    Theo toán học thì:

    12 nốt có 12^12 (12 lũy thừa 12) là 8916100448256 cách phối hợp giữa các cung bậc.
    13 nốt có 13^13 = 302875106592253 phong cách.

    Suy ra nhạc Ta hơn nhạc Tây đến 293959006143997 cách phối hợp các cung bậc này nọ.

    Thì như làm vậy, tình cảm Ta có nhiều tình huống đau lòng khôn xiết, người ơi.:-s
    Đỗ thành Đậu

  6. #856
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    Ông Ốc còn mắc chuyện dù vàng và chuyện âm dưong ngũ hành bên bển, thành tui vì tình thương mến thương, dzô đây quét bụi phủi màng nhện chờ người trở lợ - kêu bằng ông theo ngôi thứ ba, hổng phải ngôi thứ hai heng, cốt để tỏ lòng kính trọng -

    Dà bữa hổm là chuyện tự vận quá xá lạc đề, bữa nay nói chuyện du lịch cho fit.
    Thế này...

    Hồi từ North Carolina chạy dzìa Philly, tui có tính ghé D.C, ra bờ sông Potomac dòm chừng kép nào mũi tẹt da vàng mắt hí, đang ngửa cổ ngó sao giời đoán điềm giải mộng - y chang cổ tích thần thoại thánh kinh - thì xáp lợi hỏi chuyện làm quen. Dè đâu đi ngang khúc nớ xe kẹt quá xá, xa lộ mà kẹt cứng ngắc hà. Chúng biểu chừ ra vô D.C ngặt lắm vì kiểm soát rất gắt nhằm đề phòng thủ đô bị khủng bố.
    Tui còn tính ghé cả Maryland hay Virginia chi đó nha, tới cái nhà đằng trước cẩm tú cầu mọc xếp lớp đủ màu y chang vườn bách thảo - Nếu như sợ tiếng chuông giữa khuya làm chủ nhà thức giấc rồi thả chó ra rượt, thì ít nhứt cũng nháy bô hình mang chưng trong phố làm bằng chứng tình yêu ngưỡng mô - Mà cũng hổng xong y chang luôn.

    Chuyện North Carolina thì thế này :
    Hồi đó giờ coi xi cà la ma, cứ tưởng nơi ấy thần tiên thơ mộng lắm. Chời ơi chời... nào có dè !
    North Carolina (y hình) là cầu nối giữa bắc và nam mỹ quốc. Thời nội chiến, liên quân cả hai phe đã lấy mốc địa lý của vùng này mà phân chia chiến tuyến với nhau trên lý thuyết. Theo như thế thì... bắt đầu từ North Carolina, mầu da đậm dần và lợi tức trung bình từ từ giảm thiểu.

    Phim ảnh đẹp vậy nhưng ngoài đời hổng đúng chút nào. Xứ sở chi mà xây ngay giữa rừng, đi đâu cũng tuyền những cây là cây. Cây nhiều nên cái nóng của mùa hè nơi ấy là một cái nóng khó chịu tới bứt dứt bồn chồn. Trong nhà máy lạnh chạy ì ầm tối đa, ngó ra ngoài, nắng vàng lợt lạt tới bịnh hoạn vì không khí triền miên ẩm ướt. Bữa nào hên ra, nắng có gay gắt xuyên thủng tầng mây mù chút xíu thì người ta (tui nè chớ ai) bèn hí hửng mở cửa sổ chào đón ảnh mặt trời, rồi liền bị một luồng nóng ập vào mặt, dập tắt ngay tắp lự nỗi vui chờ mong (sẽ không đến bao giờ) Chưa kể là... tắt máy lạnh mở cửa sổ đồng nghĩa với... khăn rửa mặt khăn lau chén có phơi cả tuần cũng nhứt định hổng thèm khô. Quá là khủng khiếp !

    Mà North Carolina thiệt là nhỏ hìu. Đô thị nào của nó cũng một kiểu ... phố núi cao phố núi đầy sương... đi dăm phút đã về chốn cũ... Dân số chắc hổng nhiều, hai cái phi trường có chút nẹo. Direct flight có nhưng mắc trời thần, còn bằng như muốn rẻ thì phải chờ connect, từ một tới năm tiếng đồng hồ, ở các phi trường lớn của các states xung quanh, lâu lắc và chán nản !

    Duke University có lẽ là đại học lớn nhứt và nổi tiếng nhứt của NC, nằm trong Ivy League. Dĩ nhiên Duke dựng ngay trong rừng, từ phân khoa này qua phân khoa kia đi bộ hổng biết khi nào mới tới, chưa kể là lên núi xuống đèo, cỡi xe đạp coi như... chết sớm có ngày vì tai nạn.
    Tháng tám, khu đại học yên ắng quá chời, đa số học trò còn nghỉ hè, cổng trường tuy hổng khóa nhưng im lìm khép kín.
    Học phí ở đây cao ngất trời luôn. Gia đình trung lưu muốn gởi con vào trường hẳn là rất vất vả, bằng không chừng ra trường chúng mang nợ dám ngập đầu. Con nhà nghèo muốn vào thì phải thiệt xuất sắc mới hy vọng xin được full scholarship.

    Duke chọn kiến trúc theo lối Renaissance âu châu, đúng hơn british. Cũng nghe nói vật liệu dùng trong xây dựng phần lớn lấy ngay tại địa phương nhà, gạch đá xẻ từ các querries xung quanh và gỗ từ các cánh rừng lân cận. Các building chánh của Duke mới dòm tưởng cổ kính lâu đời, chừng check lợi té ra chỉ vỏn vẹn 6 - 7 chục năm là hết đất - Thiệt ngỡ ngàng y chang bị lừa đảo rồi cái bụng sanh ấm ách - Một vài phân khoa như kinh tế thương mại lại chọn kiến trúc mới sau này, nhẹ và sáng (hổng hiểu sao các trường đaị học kinh tế thương mại bắc mỹ hầu như tân kỳ mà hổng cổ điển như các phân khoa khác, có thể vì khoa này vốn sanh sau đẻ muộn chăng ?)

    Tui mới tới Duke, sang trước sáng sau nghe trường nhắn tin khuyến cáo tất cả các học trò đang theo khóa hè, rằng... tui bay phải cẩn thận đề phòng đám tội phạm trà trộn lợi dung thời cơ, thì hồi hôm có ông giáo sư trẻ từ trường cỡi xe đạp xuống phố, chừng dzìa gần tới nhà trong khuôn viên campus thì bị cướp đè ra trấn lột, ông kháng cự lợi nên bị chúng xô dẩy tới bể đầu, hiện còn bị săn sóc dòm chừng trong cấp cứu. Kể từ bưa nay nhơn viên an ninh sẽ gia tăng tuần tiễu khu vực đặng duy trì an ninh cần thiết, ban giám đóc điều hành thiêt tha năn nỉ, xin tụi bay tránh bù khú khuya khoắt ngoài đường… bla bla bla…
    Nghe hết hồn hông chời !

    Tới Duke đi tùm lum, chừ hỏi lợi vậy chớ nhớ cái chi nhứt thì thiệt là hổng có chi để nhớ dzáo chọi, trừ cái tên sang trọng của nó. Đậc điểm nếu có, là trong khoảnh sân rộng trước toà nhà hành chánh, dựng lên đâu đó khoảng 6 cái bảng khẩu hiệu với motto rất kêu, Duke giữ được bao nhiêu phần trăm tinh thần của đám khẩu hiệu nọ thì thiệt hổng rõ.



    Duke còn có một ngôi thánh đường đẹp với một dàn phong cầm mang trade-mark nổi tăm nổi tiếng, chỉ trỗi giọng trong dịp lễ lạc quan trọng mà thôi.
    Mặt trước giáo đường là cái sân nhỏ, trong đó sừng sững pho tượng bán thân của ông nhà giàu đã chịu khó bỏ tiền thiết lập ra Duke (thập niên 30-40 ở thế kỷ trước). Sát cạnh sân này là một vườn hồng to đùng đang rực rỡ khoe sắc hương.

    Cây cỏ tại NC thì đậc biệt nhứt là crepe mirtles như đã nói rồi, riêng tại Duke thấy có những vạt đất phủ đầy một loại cỏ ra bông rất đẹp trong gia tộc Convolvulaceae, có tên Liriope muscari hay Muscari Big Blue. Tuy blue vậy nhưng màu lại tím tím pastel trang nhã. Vậy chớ nghe nói gốc gác từ Trung hoa Nhựt bổn, và trồng được cả ở dziệc nam - sao tui hổng thấy nó bao giờ hồi ở quê nhà vậy cà ? Loại này cũng thấy rải rác ở Philly nhưng có lẽ hổng hạp phong thổ nên èo uột ển ển xìu xìu, hổng bắt mắt chi dzáo chọi.

    Tướng công biểu : Thị nữ nó ơi, đi xa làm chi, ở dzầy khổ quá khổ. Nội tiền máy bay đi đi về về thăm nhà là coi như bay luôn tấm paycheck, chưa tính tới chi phí vòng ngoài, thiiệt là công hổng bõ heng
    Chuyện chưa khởi đầu đã đứt chến, quyết định luôn màn bế mạc gọn lẹ giấy tờ !

    Qua bữa sau, hai đứa kéo nhau ra bãi
    Bãi nào bãi nấy hoang dã thiếu vắng bóng người, thị nữ ngồi trên cát nóng (nóng méng phỏng bàn toạ luôn) ôm đống quần áo cho tướng công đi tắm biển. Tắm xong thì... hổng có phông tên nước xối lợi, rồi hai đứa mới chun đại vô sân một căn nhà trọ sát bãi ven đường, có cái chòi tắm lộ thiên, trong trỏng có phông tên, shampoing và cả xà bông nữa, chỉ phải cái tội vừa tắm vừa run, sợ chúng sua chó ra rượt thì ìt, nhưng sợ chúng kêu police tới hốt dzìa bót nhiều hơn !

    Hồi hộp hào hứng y chang thời trẻ dại.
    ... Hier encore, j'avais juste vingt ans...



    TB : Plat ơi Plat, chừ theo chị Lú dìa nhà, hổm nay ta bà miết dám bà chủ tưởng bị xe đụng !
    Make the long story... short !

  7. #857
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    661
    Đợi em chạy u đi mua đôi dép khác xí, hổm nay chạy theo chị đôi dép mòn tới đất,hôm nay thì quai dép cũng theo ông theo bà luôn rồi…

  8. #858
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Trộm nghĩ, nhạc Tây được viết theo ký âm pháp Tây; gồm 12 nốt đủ các dâu thăng giảm. Còn nhạc Ta thì theo ngũ cung: Hò Xự Xang Xê Cống. Tuy là chỉ có 5 nốt nhưng nhạc Ta được sự hỗ trợ của phong cách Nhấn mà có thêm nhiều cung bậc khác nữa. Chả hạn, tùy theo cách nhấn mà Xự có Xự non, Xự già. Xang có Xang non Xang già. Xê có Xê non, Xê già. Cống có Cống non Cống già. Ấy, nếu chịu khó làm toán cộng thì nhạc Ta có 13 nốt. Hơn nhạc Tây một nốt. Oách chưa?
    Theo toán học thì:

    12 nốt có 12^12 (12 lũy thừa 12) là 8916100448256 cách phối hợp giữa các cung bậc.
    13 nốt có 13^13 = 302875106592253 phong cách.

    Suy ra nhạc Ta hơn nhạc Tây đến 293959006143997 cách phối hợp các cung bậc này nọ.

    Thì như làm vậy, tình cảm Ta có nhiều tình huống đau lòng khôn xiết, người ơi.:-s

    13 nốt có 13! (factorial - giai thừa) biến tấu gồm 1*2*3*4* ...... 12*13 = 6 227 020 800 không có điệp khúc
    13 nốt có điệp khúc lặp lại một lần là 13! / 1! = 6 227 020 800
    13 nốt có điệp khúc lặp lại hai lần là 13! / 2! = 3 113 510 400
    ...
    Last edited by Triển; 11-12-2014 at 09:56 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #859
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Em trộm nghĩ, nếu dùng phép giai thừa để suy đoán việc phối nốt của nhạc nhẹo thì thấy sức biến tấu sẽ bị gới hạn chật hẹp trong một bài nhạc. Nói giả dụ, một bài nhạc có 13 nốt thì sẽ không có nốt nào được lập lại.

    Nốt đầu tiên có thể là 1 trong 13 nốt.
    Nốt thứ hai chỉ còn 12 cách chọn
    Nốt thứ ba thì là 11
    Nốt thứ tư là 10
    ...
    Nốt sau rốt thì còn 1 cách
    Tóm lại: 13*12*11*10 .... *1

    Nhưng, nếu dùng phép lũy thừa thì ta có:
    Nốt 1: 13 chọn lựa
    Nốt 2: 13 chọn lựa
    Nốt 3: 13 chọn lựa
    ...
    Nốt sau rốt: 13 chọn lựa
    Tóm tắt: 13*13*13*13 ... *13

    Trên thực tế, bất kỳ bài nhạc nào, dù ít nốt hay nhiều nốt, đều có sự trùng lập của một nốt hoặc nhiều nốt trong chiều dài từ đầu bài đến hết. Có nhẽ, nhờ vậy mà sức ngẫu hứng được tăng cường trong việc biến tấu chăng?:-"
     
    Đỗ thành Đậu

  10. #860
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. những ý tưởng
    By Tràng Thi in forum Tùy Bút
    Replies: 14
    Last Post: 03-15-2012, 05:10 PM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:45 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh