Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 21
  1. #1
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846

    Rồi hết chiến tranh

    RỒI HẾT CHIẾN TRANH
    Tuỏng Năng Tiến viết hay quá!



    "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
    T.C. S
    Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
    Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

    Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.

    Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa... ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy...”(“VIETNAM: CHILDREN SOLD INTO BEGGING, PIMPING AND DRUG DEALING”).

    Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy... ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“... recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”).Chuyện này thì thằng chả nói hơi... thừa! Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất... – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?
    Trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!
    Chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng chấm dứt luôn sự chia cách giữa hai miền Nam - Bắc. Viễn tuợng thống nhất (cũng) đã đuợc hình dung bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn truớc đó, và cũng là một hình ảnh khiến cho không ít kẻ phải ước mơ: “Một đoàn tầu đi tỏa khói trắng hai bên đường...’’


    Một lần nữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại đúng, dù vẫn chưa đúng hết. Sau cuộc chiến, quả nhiên là có đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc - Nam. Điều đáng tiếc là hành khách lại luôn luôn ở tâm trạng bất an. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị ném đá vỡ đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng – đợi xe lửa đi qua – thi nhau ném vun vút vào cửa sổ!

    Do vậy, tầu Thống Nhất đuợc “cải tiến” bằng cách rào kín mọi khung cửa bởi dây kẽm theo hình mắt cáo. Từ đó, nó trông y như những toa xe dùng để chở. Những đoàn tầu như thế mà đi phom phom, hớn hở hú còi, và hân hoan thơ thới, sung sướng ’’toả khói trắng hai bên đuờng’’ thì trông (e) hơi mỉa mai và (có phần) lố bịch!
    Trịnh Công Sơn chỉ gần hoàn toàn đúng khi mô tả thảm cảnh sau đây:Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xuơng con mình...’’ Nói là “chỉ gần hoàn toàn đúng” vì cuộc chiến đã tàn từ lâu. Thế hệ của những “mẹ già lên núi tìm xuơng’’ đã qua nhưng chuyện đào bới hài cốt vẫn được tiếp tục bởi anh chị em, hay bạn đồng đội của những người đã khuất – theo như tuờng thuật của Rajiv Chandrasekaran, trên The Washington Post:’’Vietnamese Families Seek Their MIAs.”

    Tổ Quốc Ghi Công. Nguồn ảnh: tranhung09


    Bài báo mở đầu bằng một câu chuyện thương tâm. Ông Nguyễn Dinh Duy tử trận ngày 29 tháng 3 năm 1975. Suốt mấy muơi năm qua, chị của ông ta (Bà Thắm) vẫn không ngừng đi tìm kiếm xác em trong... vô vọng. Ông Duy chỉ là một trong 300.000 lính Bắc Việt chết trận mất xác – và kể như là mất luôn (Duy is one of about 300,000 North Vietnamese soldiers killed in the war whose remains have not been located - and likely never will be).

    Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này...’’ Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).

    Quan niệm sống của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót sau cuộc chiến vừa rồi. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Trần Bạch Đằng nào đó đã giải thích với phóng viên Rajiv Chandrasekaran như sau: ’’...tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’ (Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).

    Vì đảng viên Cộng Sản Việt Nam là những nguời theo chủ thuyết duy vật nên không quan tâm đến những việc làm có tính cách duy tâm chăng? Nói vậy e không được ổn. Nhìn cái cách họ ’’thờ’’ ông Hồ Chí Minh thì biết. Họ có cả một Bộ Tư Lệnh để bảo vệ lăng ông ta mà. Họ đâu phải là những kẻ vô tâm và lo tốn kém.
    Họ ướp xác ông Hồ và bảo trì cũng như bảo vệ nó tới cùng chỉ vì nó có giá trị như một thứ môn bài (patent) cho phép họ tiếp tục hành nghề cách mạng – hay ít nhất thì họ cũng tưởng hoặc mong như thế; còn 300.000 ngàn bộ xuơng của đám binh sĩ chết dấm chết dúi đâu đó, trong cuộc chiến vừa rồi, đâu còn một chút giá trị thực tiễn nào nữa khiến họ phải quan tâm.

    Rõ ràng họ không phải là những người duy vật, cũng không phải là những kẻ duy tâm mà là những tên duy... lợi ! Hãy nhìn vào thực tế, xem cô nhi quả phụ hay bố mẹ của những kẻ đã hy sinh được “chăm lo’’ ra sao – từ nửa thế kỷ qua ?

    ‘’Lúc ấy nguời ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt nguời cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó... họ sợ nhất là sau cái ’lễ truy điệu trọng thể để ’Tổ Quốc ghi công’ là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng.’’(sđd trang 136 -138).

    “’Lúc ấy’’, qua đoạn văn vừa dẫn, là hình ảnh của xã hội miền Bắc vào thập niên 60 và đầu 70 - khi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam còn cần động viên xương máu nguời dân cho chinh chiến. Cuộc chiến đã tàn. Bây giờ thì họ còn cần gì đến ai nữa? (Nói chi đến mộ phần của những tên “lính ngụy” ở Nghĩa Trang Quân Đội!)

    Do đó, khi thấy một phế nhân lê la xin ăn trên hè phố Sài Gòn hôm nay đừng vội nghĩ đó là thương binh của quân đội miền Nam. Không nhất thiết như thế đâu. Bây giờ ăn mày là một cơ hội đồng đều (equal opportunity), không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.

    Ranh giới giữa kẻ thắng và người bại đã bị xoá nhòa từ lâu ở đất nước này. Nơi đây – trước đói rách, khủng bố và mọi bất công xã hội – tất cả đều bình đẳng. Việt Nam hôm nay chỉ còn một nhóm nguời thu tóm hết quyền bính, đất đai, cũng như sở hữu mọi tài sản xã hội, và cả một dân tộc bị trị vì đã bị lừa gạt trắng trợn - thế thôi.

    Bài báo của Rajiv Chandrasekaran kết thúc bằng một tâm sự não lòng: “Tháng 4 năm nay khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm sau ngày ’giải phóng miền Nam’ và thống nhất đất nước nhiều gia đình đã đến nghĩa trang để thăm mộ thân nhân. Riêng bà Thắm thì có cảm tưởng mình bị bỏ rơi. Theo bà ta thì ’em tôi đáng lẽ phải nằm trong nghĩa trang liệt sĩ chứ đâu phải ở rừng sâu.’(My brother belongs in the Martyrs’ Cementery,’’ Tham said, ’’not out in the jungle’’).

    Người ta có thể hiểu được tình thuơng yêu vô hạn của bà Thắm đối với người em vắn số nhưng thực khó mà chia sẻ với bà ta cái ảo tưởng rằng ông Nguyễn Dinh Duy là liệt sĩ. Cùng với hàng triệu nguời khác nữa, sự hy sinh của ông Duy – chung cuộc – chỉ đẩy cả một dân tộc vào cảnh lầm than và băng hoại.
    Bà Thắm vẫn chưa nhận ra được rằng cái đuợc mệnh danh là cuộc chiến “chống xâm luợc’’ và “giải phóng miền Nam’’ vừa qua chỉ là những canh bạc bịp. Nhờ vào gian manh, thủ đoạn và tất cả những mánh khoé lường gạt cần thiết nên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng. Còn nhân dân thì thua trắng tay.


    Họ mất ráo mọi thứ, kể cả xương cốt của người thân, để đổi lấy... những bảng ghi công: Liệt Sĩ, Gia Đình Có Công Với Cách Mạng, Mẹ Việt Nam Anh Hùng... Hoặc giản dị hơn nữa là một cái bãi đất mênh mông (chi chít bia mộ) với bốn chữ “Nghĩa Trang Liệt Sĩ" treo ở cổng vào, và chấm hết.


    Chỉ có thế thôi mà bà Thắm vẫn bị đứng ngoài. Bà ta có lý do để buồn, dù đó một nỗi buồn “không lấy gì làm chính đáng.’’ Buồn hơn nữa là gần một phần hai thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, một số nguời Việt ở hải ngoại – những kẻ có nhiều cơ hội để nhìn vấn đề một cách khách quan hơn – vẫn tiếp tục tranh cãi và xỉ vả lẫn nhau về những chuyện rất không cần thiết và cũng chả chính đáng tí nào.

    Họ giống như những nguời đàn bà nhà quê đi chợ bằng xe lam. Trên xe bị một thằng lưu manh dụ chơi bài ba lá, lột hết tiền, và đuổi xuống xe. Thay vì xúm nhau, túm cổ thằng khốn nạn, vả cho nó rụng hết răng rồi lấy lại tiền thì họ quay ra xa xả đổ thừa lỗi lầm cho kẻ này nguời nọ; sau đó, họ cãi vã và xỉa xói lẫn nhau – bằng những ngôn từ nặng nề và thô tục đến độ khó ngờ.

































  2. #2
    1. RỒIHẾT CHIẾN TRANH
    TuỏngNăng Tiến viết hay quá!




    …Thế mà lượng kiều hối từ thập niên 80 cho đến hiện tại vẫn không ngừng gia tăng .
    …Thế mà kiều bào “ yêu chùm khế ngọt “ đạt quá mức tiên đoán của nhà nước.
    …Và sau 38 năm lưu vong, hàng ngàn hội đoàn được thành lập nhưng không một tổ chức nào có thể đại biểu chính thức của người Việt đối với chính quyền sở tại .




    … chỉ có người sai chứ ta không bao giờ sai trái điều gì !


    …Làm sao mà ra nông nổi này !
    tì nh nhị hồ vẫ n yêu â m xư a .
    ư ưư aâẫââ m u

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Bài này "hay" chỗ nào?
    Cũng là ngồi chửi đám cầm quyền, chửi tình trạng xã hội,
    chửi luôn ra dân hải ngoại. Ông Tưởng Năng Tiến có thường
    bước về phía trước hay không hay là vẫn bước lùi, như ông bình
    luận thiên hạ. Nghĩa là cũng viết bài "xỉa xói" lẫn nhau? :-|

    "...
    Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’

    xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới
    đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn
    tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời
    gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi
    lúc được nhận biết rõ ràng hơn
    ..."

    Văn chương đoạn này kiểu Tú Mỡ hay là nói hớ một cách .... thật lòng?

  4. #4
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422

    Tàn Nhẫn.

    Tui đọc được bài ni trong nét, thấy hay nên vác về, xin phép bác Ngọc dán ở đây heng.

    Ông Triển.
    Đọc TNT thấy có nạc mỡ chi đâu nào, hay tại cái đầu tui chưa nghĩ xa xôi đủ ???

    Hello chú em NN, hổm nay chú mất tăm mất tích hở, trốn đâu kỹ vậy.

    *

    Tàn nhẫn

    BS Đỗ Hồng Ngọc.

    Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

    Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

    Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

    Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

    Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nướcnào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị!

    Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

    Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân ThanhHóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

    Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:




    Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trun gương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

    Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

    *

    Lời loạn bàn
    Tháng trước đi đám cưới, tui gặp vợ chồng một đồng nghiệp từ VN sang dự (chú rể là cháu ruột của họ).
    Ông này gởi thư cho giới hửu trách đang nắm quyền tại VN, tâm sự chuyện Trung Cộng xâm lăng chủ quyền và văn hóa dân tộc. Tờ thư được đăng trên báo, góp tiếng nói ý kiến của người dân tới đảng và chánh phủ.

    Ông cũng giống như BS Đỗ Hồng Ngọc này đây ha, là những người được đào tạo trong chế độ "mỹ ngụy". Tuổi đời của họ nay xấp xỉ 70, gần đất xa trời cả rồi, thành họ hết còn sợ mất mát.
    Mà cái đám thổ phỉ nọ, chúng còn mê mải bốc hốt nên cứ tỉnh rụi mần lơ, tiếp tục màn... sống chết mặc bây, tiền thày bỏ túi.

    Dĩ nhiên với tình trạng thông tín nhặm lẹ như hiện nay, ém nhẹm che dấu và bịt miệng cũng hổng tới đâu - trừ phi cái đứa nọ phản động quá tiêu chuẩn cho phép - Và... để sửa soạn chuyện tháo thân trong tương lai, đám thổ phỉ nọ ra sức ẳm bạc mang sang ngoại quốc để dành phòng thân sẵn.

    Sau cùng là chi ?
    Thưa là... hổng sửa hổng đổi chi ráo, nhà dột từ nóc dột xuống, kèo cột giường tủ ghế bàn đã bị mối xông hết cả rồi, sửa cách mấy cũng hổng tới đâu. Tốt nhứt là giựt sập và xây cất rồi sắm đồ mới cho ăn chắc.
    Nhưng.... nói dể mà làm hổng dễ, thành ra nữ nhi thường tình có bàn cũng là là bàn vậy - con mẹ ni cách nào cũng hổng thể... "cao hơn ngọn cỏ", chuyện lấp bể vá trời là chuyện của các bậc trượng phu quân tử.
    Amen.
    Last edited by ntđl; 09-05-2013 at 07:43 AM.
    Make the long story... short !

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ntđl View Post

    Ông Triển.
    Đọc TNT thấy có nạc mỡ chi đâu nào, hay tại cái đầu tui chưa nghĩ xa xôi đủ ???
    bà Ngô,
    thời nay mà còn chửi hoài là cần phải nghi ngờ bà có hiểu ý tôi không? Bởi vì cái vụ xã hội VN và đám cầm quyền VN xấu xa tồi bại kinh tởm ai cũng biết rồi, không buồn chửi nữa. Đến ngày nay mà ngồi chửi, thì phải nên là một người trong nước chửi. Vì họ "dám" chửi (hay hơn nữa là họ làm cái gì đó khác hơn chửi).
    Còn dân hải ngoại mà ngồi chửi, chửi hết ngày này sang ngày khác thì tôi nghĩ là có vấn đề. Tôi không chụp mũ ai cả, nhưng tôi không thấy ngồi chửi là phản ảnh được lập trường chính trị của mình hay gì cả. Chửi chỉ là chửi, chửi cho hả giận hay gì đó thôi chứ chẳng có gì hay ho cả. Chửi ngày này sang ngày khác, chửi liên tu bất tận thì có lẽ có vấn đề rồi.
    Tôi nói như vậy bởi vì trên tựa bài có ghi Tưởng Năng Tiến viết hay quá. Tôi không biết hay chỗ nào? Vì những điều ông ấy viết ra ai cũng biết cả. Viết văn hay là so sánh hay-dở trong sự hiểu biết vừa phải, có kiến thức và thuyết phục (và không cần mở ngoặc Anh ngữ gì cả, tiếng Việt tối nghĩa vậy à, phải chú thích bằng tiếng Anh?) chứ không phải ngồi chửi đối thủ cạn tàu ráo máng là hay. Ý cá nhân tôi là như vậy.
    Last edited by Triển; 09-05-2013 at 08:51 AM.

  6. #6
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422
    Ô...ô...ô, ra là thế mà tui hổng hiểu.
    Cám ơn ông Triển đã giải thích.
    Nhưng... bài "Rồi hết chiến tranh" này tui đọc được đâu đó cỡ hơn 15 năm rồi ông Triển à. Bài ni cũ và đã hết thời gian tánh.

    Tui nghĩ... ý của ông TNT khi ấy (tức 15-17 năm về trước) tóm tắt như sau : VC luôn luôn đổ lỗi mọi chuyện xấu xảy ra là hậu quả chiến tranh và tàn dư mỹ ngụy. Bởi vậy, vì thế, cho nên... chiến tranh hết rồi mà cũng hổng thấy trẻ con ra ngoài đồng hát đồng dao. Nếu có ra ngoài đồng ngoài ruộng, cũng chỉ để lượm rác mần kế hoạch lớn kế hoạch nhỏ chi đó theo chánh sách, còn bằng không mắc làm mướn làm công đậng... cải thiện bữa cơm gia đình..
    Chuyện chửi lộn kiểu hàng cá hàng tôm thì đâu mà hổng có, vì đây là hình thức của... tự do. N
    Người ta chửi nhau vì thiếu nhứt trí, bởi term nhứt trí chỉ thấy trong cuộc họp đại hội đảng và quốc hội mà thôi.

    Hy vọng là tui hiểu đúng tính thần bài viết của ông TNT.
    Xin hết.
    Make the long story... short !

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Nghĩa là ông này viết bài này 22-20 năm sau 1975 phải không bà Ngô?
    20 năm sau ở Việt Nam làm gì có vụ kế hoạch nhỏ kế hoạch to? Chỉ có
    lúc đó tổng thống Clinton sang Việt Nam bỏ cấm vận xóa thù làm bạn
    lung tung đó mà. :-??
    Chắc lúc đó ông TNT mới thoát ra khỏi Việt Nam nên viết bài phải không?
    Last edited by Triển; 09-05-2013 at 10:11 PM.

  8. #8
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
    Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

    Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.
    Em đoán bài này ông TNT viết vào năm 2000 vì vào đề là ông đã cẩn thận làm phép tánh trừ để xác định thì gian hiện tại. Lấy 1999 - 1975 = 24. Sau đó thì cho sai số chút lỉnh, thành ra mới có hàng chữ rào đầu "hơn hai mươi bốn năm".

    "Kế hoạch nhỏ" cũng được nhắc qua và có phụ đề "Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại"

    Em có nghe thế gian có câu "xấu đẹp tuỳ người đối diện", ngon dở tuỳ theo khẩu vị, thì nhời khen cũng nên được đối xử theo sách ấy: tuỳ lòng hảo tâm của độc giả.
    Đỗ thành Đậu

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Đậu View Post

    Quote Originally Posted by ngocdam66
    Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng." Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

    Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.
    Em đoán bài này ông TNT viết vào năm 2000 vì vào đề là ông đã cẩn thận làm phép tánh trừ để xác định thì gian hiện tại. Lấy 1999 - 1975 = 24. Sau đó thì cho sai số chút lỉnh, thành ra mới có hàng chữ rào đầu "hơn hai mươi bốn năm".

    "Kế hoạch nhỏ" cũng được nhắc qua và có phụ đề "Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại"

    Em có nghe thế gian có câu "xấu đẹp tuỳ người đối diện", ngon dở tuỳ theo khẩu vị, thì nhời khen cũng nên được đối xử theo sách ấy: tuỳ lòng hảo tâm của độc giả.
    À thì ra là phải cộng thêm chữ "hai" phía trước rồi mới lấy số năm của cái quyển sách xuất bản kia để tính toán trừ hai ba quận sao cho ra số năm mà bài viết ông TNT để lên mạng hả?

    Còn nếu không cộng trừ gì nghĩa là 15-17 năm trước bà Ngô đọc được bài viết của ông TNT ở tương lai hả? :-t
    Last edited by Triển; 09-06-2013 at 06:51 AM.

  10. #10
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Việc đoán điếc, xưa nay, sai siếc là việc thường. Có những điều được viết trong Hiến pháp mà sau này người ta phát hiện ra là chưa hoàn chỉnh hoặc chưa phù hợp với tình thế hiện nay phải cần tu chính tu chỉnh gì đó. Đấy, nhà nước còn sai, mấy trăm cái đầu làm việc cật lực có lãnh lương mà còn sai. Huống gì em đoán điếc có tính nghiệp dư là chánh. Cho nên là em cứ vô tư đoán. Trúng trật tuỳ vào hên xui.
    Đỗ thành Đậu

 

 

Similar Threads

  1. Rập khuôn TQ & VN - Chuyên gia bút chiến
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 69
    Last Post: 05-13-2013, 05:29 PM
  2. Vươn lên sau chiến tranh
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 03-10-2013, 12:54 PM
  3. Cuộc chiến tiền tệ
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 01-13-2013, 03:47 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-02-2012, 04:47 AM
  5. Bất chiến tự nhiên thành
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2012, 11:12 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:43 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh