Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 28
  1. #1
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225

    John Steinbeck và những lá thư viết từ Việt Nam

    John Steinbeck (1902-1968) là một văn hào Mỹ từng đoạt giải Nobel về Văn Chương năm 1962. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng giá trị như “Của Chuột và Người” (Of Mice and Men, giải Nobel 1962), “Chùm Nho Uất Hận” (The Grapes of Wrath),... đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có Việt Nam. Khoảng cuối năm 1966, ông du lịch đến Việt Nam để tìm hiểu về cuộc chiến đang diễn ra ở đây.

    Tại đây, ông đã trải qua 5 tháng cùng với các đơn vị quân đội Mỹ đang tham chiến tại Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã viết hàng chục lá thư ghi lại những cảm nhận của ông về cuộc chiến gởi về cho tạp chí Newsday do bà Alicia Patterson, vợ của một người bạn thân đã quá cố, đang làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí này. Những lá thư được viết trong khoảng thời gian từ tháng 12, 1966 đến tháng 5, 1967. Gần đây, những lá thư này đã được nhà xuất bản University of Virginia Press tập họp lại in thành sách với nhan đề “Steinbeck in Vietnam: Dispatches from the War” (Steinbeck ở Việt Nam: Những Báo Cáo từ Chiến Trường).

    Dưới đây là một trong những lá thư của John Steinbeck viết từ Việt Nam (Cần Thơ), vào tháng 1, 1967, xin giới thiệu (lược dịch) đến các bạn:
    “Cần Thơ, 21 Tháng Giêng, 1967

    Alicia thân mến,

    Tôi viết cho bạn về cuộc tuần tra im lặng trên sông, những bờ sông yên lặng và những vì sao lấp lánh kép bởi cái không khí ẩm ướt. Chúng tôi đã đến bờ trước 9 giờ một chút. Ðó là một phần của cuộc hành quân Game Warden đặt căn cứ ở Cần Thơ, thành phố lớn nhất trong vùng Châu Thổ. Có một số ít nhà hàng nhỏ ở Cần Thơ nơi các người Việt, luôn luôn đi với con cái họ đến ăn và nói chuyện bằng ngôn ngữ của họ mà âm hưởng nghe giống như đang hát. Ánh đèn không sáng ở những nơi đó. Bởi vì tình trạng thiếu điện hầu hết chúng được thắp sáng bằng những cái đèn leo lét.

    Vào khoảng 10 giờ tối, hai thanh niên trẻ đang đi dạo dừng lại ở phía trước của một nhà hàng đông đúc và bất ngờ ném hai quả lựu đạn vào trong lúc cánh cửa mở rộng. Một quả không nổ. Quả kia nổ tung và xé tung mọi người cùng với con cái họ. Không có người lính nào trong nhà hàng, kể cả lính Mỹ cũng như lính Việt. Không có một lợi ích gì về mặt quân sự đạt được. Một đại úy người Mỹ chạy lại và bồng ra một em bé gái khoảng 7 tuổi. Anh đã khóc khi mang em bé đến bệnh viện và em đã chết. Các xe cứu thương đã mang đi các thân thể bị gẫy nát tới một tòa nhà dài, nơi từng là một bệnh viện của Pháp nhưng nay là của chúng ta. Rồi công việc cưa cắt, và tìm kiếm những miểng vụn kim loại bắt đầu và mùi ê-te đầy trong tòa nhà. Một số người với quần áo tơi tả khi đến nơi đã chết và một số khác đã chết sau đó nhưng số người sống sót đã được điều trị và băng bó. Họ nằm trên những chiếc giường gỗ với một câu hỏi ánh lên trong ánh mắt họ. Những kim truyền dịch nước biển được dán vào mu bàn tay họ, nếu họ còn tay, hoặc vào mắt cá chân nếu họ không còn tay. Những đứa trẻ đang nô đùa trên sàn nhà hàng đã bị thương nặng nhất khi lựu đạn nổ. Các bác sĩ và y tá của lực lượng đế quốc Mỹ thô bạo, hung hãn đã làm việc suốt cả đêm cho cái kết qủa của sự bảo vệ tổ quốc cao quý này.

    Cùng lúc đó những kẻ ném lựu đạn đã bị bắt và chúng đã tự hào nhìn nhận hành động, thực sự kiêu hãnh vì nó.

    Tôi thấy tôi không hiểu được cái ý tưởng của những tên khủng bố bừa bãi này.Tại sao họ lại tiêu diệt chính đồng bào họ, những đồng bào nghèo khổ của chính họ mà sự tự do là mối quan tâm cửa miệng của họ? Cái bệnh viện đó với tất cả sự đau đớn vô ích của nó giống như một đám mây buồn. Có ai có thể tin rằng Việt Cộng, những kẻ có thể làm điều này cho chính đồng bào họ, lại quan tâm đến tình trạng an sinh cho họ nếu họ nắm trọn quyền kiểm soát. Tôi thấy tôi không thể tin được. Chúng ta và các đồng minh của chúng ta thường làm bị thương những người vô tội trong khi thực hiện một cuộc hành quân. Còn VC thì luôn luôn tự tắm với (máu) những con người vô tội. Họ đặt một khẩu súng máy ở ngay cửa nhà một nông dân và một bầy trẻ con ở gần đó dù biết rằng chúng ta sẽ miễn cưỡng bắn lại làm thiệt mạng người dân.

    Họ lập những lô cốt của họ trong những khu đông dân cư cũng với cùng một mục đích. Và người dân sẽ bị thương. Tôi đã thấy chúng ta quan tâm để cố tránh điều đó, và phải cấp cứu khi nó không thể tránh được.

    Một khu của cái bệnh viện cũ của người Pháp ở Cần Thơ là để dành cho những thương vong của VC. Những cánh cửa ra vào và cửa sổ đã bị bít chắn, dĩ nhiên, nhưng ở bên trong, việc điều trị thì vẫn giống y như dành cho chúng ta. Nhưng trong con mắt của những tù nhân bị thương tôi nhìn thấy một sự thật tàn nhẫn khác, những bộ óc này chỉ trông đợi sẽ bị hành hạ và bị chết bởi chúng ta và sự nghi ngờ đến khó chịu của họ khi nó đã không xảy ra. Những cái đầu óc này đã bị thui chột bởi cùng cái kế hoạch đã đặt cái túi chất nổ trong chợ hay ném trái lựu đạn vào trong một rạp hát đông người.

    Tôi phải tin rằng những người tuần hành đông đảo phản đối từ nhiều ngày qua ở Liên Hiệp Quốc và chung quanh Tòa Bạch Ốc chán ghét chiến tranh. Tôi nghĩ tôi có nhiều lý do hơn họ để chán ghét. Nhưng có thể nào chiêu mộ họ cho những dịch vụ y tế không? Họ có thể được huấn luyện cấp tốc và không đòi hỏi phải giết ai cả. Nếu họ rất yêu mến dân chúng, tại sao họ không muốn cứu giúp họ? Ðất nước này thiếu thốn sự trợ giúp y tế một cách thật khổ sở. Có thể nào một số năng lượng dùng vào việc mang các áp-phích (chống chiến tranh) được chuyển qua để dọn dẹp các giường (bệnh viện) hay chùi rửa các vết thương bị nhiễm trùng? Ðó mới thực sự là một sự phản đối chống lại chiến tranh. Họ đáng lẽ có thể được nói cho biết rằng, dĩ nhiên những người hùng VC của họ không tôn trọng những ý định hòa bình. Họ bỏ bom bệnh viện và đặt mìn các xe cứu thương. Có thể là nguy hiểm khi sử dụng phương pháp phản đối này, và hơn nữa, nếu họ rời khỏi đất nước, những tấm chi phiếu trợ cấp của họ có thể bị ngưng lại. Nhưng ngược lại họ có thể gặt hái được một chút tự hãnh diện là đã làm một chút gì thay vì chống lại.

    Câu hỏi thường được đặt ra từ quê nhà là - khi nào chiến tranh sẽ chấm dứt? Tôi chỉ có thể đoán thôi, Alicia, nhưng ít ra tôi đang phỏng đoán trên căn bản quan sát từ đầu này tới đầu kia của đất nước. Tôi đoán rằng sự ngừng bắn sẻ đến không còn xa trong tương lai bởi vì chúng ta và các đồng minh của chúng ta có thể gặp và đánh bại bất cứ đối thủ quân sự nào đối mặt chúng ta. Nhưng một sự ngừng bắn mới chỉ là một sự bắt đầu. Trong cuộc hưu chiến Lễ Giáng Sinh, cũng là một sự ngừng bắn, đã có hàng trăm vụ vi phạm hưu chiến nhưng không có cái nào thực hiện bởi chúng ta cả. Nhưng đó không phải là sự kết thúc chiến tranh. Những người VC chính hiệu chuyên nghiệp được huấn luyện ở trong những tổ ba người (tổ tam tam chế) để phá rối đất nước. Chúng phải bị đánh bật ra từng người một cho đến khi các xã ấp có thể tự bảo vệ. Và cái đó phải mất cả một thế hệ. Nhưng bất cứ ai còn nghi ngờ điều này nên nhìn vào Nam Hàn. Chỉ trong một thế hệ mà một dân tộc đã thay đổi, kiêu hãnh, hiệu quả và tự tin. Binh lính của họ đã có mặt tại đây ở Việt Nam thật tốt đẹp như bất cứ quân đội nào trên thế giới. Và điều gì đã xảy ra cho họ có thể xảy ra ở đây (Việt Nam) - chắc chắn như vậy. Nếu chúng ta vội vã rút ra hay quá ngu ngốc để hiểu được cái giá phải trả, chúng ta có thể thắng trận đánh và thua cuộc chiến.”

    John Steinbeck đã bị những người phản chiến chỉ trích bởi vì những quan điểm ủng hộ cuộc chiến Việt Nam của ông như trong lá thư trên. Những cảm nhận của ông về chiến tranh Việt Nam đã trái ngược hẳn với quan điểm của phong trào phản chiến phản đối chiến tranh Việt Nam đang lên đến cao điểm tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960 của thế kỷ trước. Ông chỉ trích những người phản chiến vì cho rằng họ đã không có mặt ở đó để hiểu biết được ý nghĩa về cuộc chiến tranh này.

    Ông nói: “Ít nhất tôi đã ở đây và tôi thấy việc đó rất đáng ngưỡng mộ.” (At least I'm here and I find that pretty admirable).

    Thật đáng tiếc, John Steinbeck đã mất quá sớm ở tuổi 66 (20/12/1968) tại New York vì bệnh tim trong khi sự nghiệp còn dang dở, để lại nhiều thương tiếc cho những người ái mộ.



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=172070&zoneid=271#. UiIAjO3wDIU


    http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1962/press.html





    Read an Excerpt: Steinbeck in Vietnam


    http://www.npr.org/books/titles/150893547/steinbeck-in-vietnam-dispatches-from-the-war?tab=excerpt#excerpt
    Last edited by Dân; 08-31-2013 at 03:24 PM.

  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Chiến tranh bùng nổ khi người ta cần... phải sống với nhiều lý do: xứ sở hoặc lợi nhuận (tôi chỉ nghĩ ra hai điều đó trong lúc này).

    Trong chiến tranh, không có Phật, Chúa, chỉ có kẻ thù với nhau!

    Bạn có muốn chiến tranh không?

    Steinbeck chỉ là kẻ phàm tục như bạn và tôi, những gì ông nghĩ là của riêng ông! Còn những ý nghĩ của người khác thì sao? Nhất là những người nông dân nghèo sống nhờ trên lúa gạo họ trồng và gặt được, một ngày bị phá tan hoang, mạng họ mất, con cháu họ nghĩ thế nào?

    Tôi hy vọng những lời dịch này chỉ dành cho văn học...
    và đừng đang cố hát cho một âm hồn lạc lõng nào khác (ôi thì Nobel!) hoặc cho một cuộc chiến đã tắt!


    Hành động đó, đôi khi tôi nghĩ rằng có một kẻ đang chửi một người khác bị tật bẩm sinh câm điếc.

    Điều đó tôi không thể tha thứ!
    Last edited by Hanhgia; 08-31-2013 at 06:35 PM.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Dân View Post
    "....Nếu chúng ta vội vã rút ra hay quá ngu ngốc để hiểu được cái giá phải trả, chúng ta có thể thắng trận đánh và thua cuộc chiến.....”

    John Steinbeck đã bị những người phản chiến chỉ trích bởi vì những quan điểm ủng hộ cuộc chiến Việt Nam của ông như trong lá thư trên. Những cảm nhận của ông về chiến tranh Việt Nam đã trái ngược hẳn với quan điểm của phong trào phản chiến phản đối chiến tranh Việt Nam đang lên đến cao điểm tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960 của thế kỷ trước. Ông chỉ trích những người phản chiến vì cho rằng họ đã không có mặt ở đó để hiểu biết được ý nghĩa về cuộc chiến tranh này.


    Cái ông có đến 3 đời vợ này không đơn giản. Chạy tứ xứ làm ký giả chiến trường, cưới vợ giai đoạn không thua gì Hồ Chí Minh. Thân Johnson hiếu chiến, đến trước khi chết thì trở về với hình hài cũ: pacifist. Ông này chết sớm hơn chiến tranh Việt Nam nên không biết lời tiên tri (in đậm) của ông đã được ông phó tổng thống thời Eisenhower sang năm sau đó 1969 bắt đầu thực hiện: bắt tay với tàu bỏ Việt Nam chết queo.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Hanhgia View Post
    âm hồn lạc lõng nào khác
    Âm hồn lại hiện về rồi. Nhanh hơn tôi tưởng tượng.

  5. #5
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Âm hồn lại hiện về rồi. Nhanh hơn tôi tưởng tượng.
    Bạn có âm hồn không? Nó cũng sẽ lạc lõng như vậy!

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Hanhgia View Post
    Bạn có âm hồn không? Nó cũng sẽ lạc lõng như vậy!
    Âm hồn là người ta ví phần hồn của người chết. HanhGia đang sống hay chết?

  7. #7
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Âm hồn là người ta ví phần hồn của người chết. HanhGia đang sống hay chết?
    Hey, bạn Triển, âm hồn chỉ là cách diễn đạt, an expression trong lúc vui đùa. Xin đừng đánh trống lãng một câu hỏi có thể làm sáng tỏ thân phận kẻ ... nghĩ và viết.

  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Hanhgia View Post
    Hey, bạn Triển, âm hồn chỉ là cách diễn đạt, an expression trong lúc vui đùa. Xin đừng đánh trống lãng một câu hỏi có thể làm sáng tỏ thân phận kẻ ... nghĩ và viết.
    Thân phận ai và đánh trống lãng điều gì vậy HanhGia? HanhGia hỏi có tôi âm hồn không, tôi hỏi lại HanhGia sống hay chết? Nếu HanhGia đang sống và đang viết với tôi sao hỏi tôi có âm hồn không? Đơn giản vậy thôi mà!

  9. #9
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Thân phận ai và đánh trống lãng điều gì vậy HanhGia? HanhGia hỏi có tôi âm hồn không, tôi hỏi lại HanhGia sống hay chết? Nếu HanhGia đang sống và đang viết với tôi sao hỏi tôi có âm hồn không? Đơn giản vậy thôi mà!
    How about kgr traloi? Huh?

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Hanhgia View Post
    How about kgr traloi? Huh?
    kgr traloi là cái gì vậy? Viết tiếng Việt giùm được không?

 

 

Similar Threads

  1. Tìm lại những mùa xuân
    By Mỹ Trinh in forum Thơ
    Replies: 196
    Last Post: 07-09-2017, 12:26 AM
  2. Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975
    By Vịnh Nghi in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 23
    Last Post: 04-26-2014, 05:40 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 06-24-2012, 07:58 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 04-19-2012, 11:26 AM
  5. Chuyện chỉ có ở Việt Nam những ngày cuối năm
    By ngocdam66 in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 1
    Last Post: 01-30-2012, 05:38 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:31 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh