2. Đêm Đông – Bản du ca bất tuyệt của Lữ khách Nguyễn Văn Thương.
Hà Nội, đêm giao thừa tết (Kỷ Mão) 1939… Một chàng học sinh gốc Huế lang thang trên con Phố Khâm Thiên trong cơn mưa rét não nùng. Trên bước lang thang u buồn nhớ quê, chàng gặp một cô đào đang ủ rũ soi gương đợi giao thừa trong tê tái. Chợt một giai điệu chợt bât ra từ tâm khảm:
"Ðêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Ðêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai trông chồng
Ðêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Ðêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.."
Nhạc phẩm “Đêm đông” ra đời như thế.


Hedeigger nói rằng : “ Người cô độc thực sự là cô độc ngay trên chính quê hương mình”. Đã từng có một tuổi học sinh lang thang tại Huế. Nơi đã dạy cho tuổi học sinh biết bước di thê đầu đời của một loài thiên di. Trong những đêm rét của xứ sở mưa mùa, nghe Đêm Đông ở Quán cà phê Chiều bên đường phượng bay. Không còn đủ tiền cho một ly cà phê, chỉ được ngồi trước nội thành nghe lén Đêm đông cũng đủ tái tê lòng lữ khách