Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 29
  1. #1
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680

    Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi

    Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi:
    “Dư Thương” hay “Hồ Trường”?
    Last edited by Hàn Sinh; 09-30-2013 at 08:13 PM. Reason: xóa bài!

  2. #2
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680

    Post

    Bữa nay bị quấy rầy với mấy cái emails chưa đã... Sáng đang còn ngủ nướng đã bị phone dựng đầu dậy chỉ vì mấy chữ "hoa soan, cây, lá, gương mặt trái soan... " phải đánh vần sao cho đúng?

    Khổ nỗi, người gọi phone cũng đã biết là "soan" là âm "S" mà người Hanoi cũng như người miền Trung phát âm có uốn lưỡi và nghe rất rõ. Cô ấy cũng biết, phần lớn người Bắc và người Bắc di cư 1954 đã phát âm như "X".

    Tuy nhiên, giải thích cho cô sao được về việc hầu hết các tự/từ điển từ thời Khai Trí Tiến Đức của nhóm Nam Phong ra đời, cho đến Nguyễn Văn Khôn, Lê văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính)... đều ghi là "xoan"? Nó phải là một bài luận văn rất dài. Bởi vì, bản thân tôi đã từng công khai nhận định rằng các cuốn tự/từ điển Việt ngữ của nước ta từ 1902 cho đến 1975 đều có sai sót ít nhiều. Ít thì vài trăm lỗi như Nguyễn văn Khôn, nhiều thì cả ngàn như Lê văn Đức và Khai Trí, cũng như Thanh Nghị,...

    1/ Chính vì thế, chương trình Quốc (Việt) văn trước năm 1975 đã đưa các bài văn mẫu cho học sinh ghi nhớ và tránh lỗi của từ điển. Trong số đó có chữ "Soan" này. Còn nhớ, sách Luận văn lớp Bốn có đoạn văn mẫu của Duyên Anh, trích từ truyện ngắn rất cảm động của ông, "Con Sáo Của Em Tôi":

    "Mùa xuân, hoa soan vườn nhà nở nhiều, mầu tím dịu mắt.
    Mẹ tôi nói hoa soan nở chỉ tổ đuổi muỗi mệt xác.
    Cùng lượt hoa soan khoe sắc, sáo trên rừng đổ xô xuống đồng bằng hàng đám, cơ man.
    Em tôi nhìn những con sáo đen, lông muôn muốt, viền mắt vàng vàng, ra chiều thèm ước."

    2/ Cô đề cập đến phần ns Tuấn Khanh "thú nhận" rằng mình đã đánh vần sai "Hoa soan bên thềm cũ" là trường hợp duy nhất ... Tôi đã cười ngặt nghẽo trên phone vì NẾU ĐIỀU ĐÓ THẬT SỰ XẢY RA, THÌ QUẢ LÀ lối quảng cáo cho nhà hàng cùng tên một cách thiếu thật thà và thiếu lương thiện của ns đã ngoài tuổi tám mươi là ông TK:

    BỞI NÓ LÀM TÔI NGỜ RẰNG, Ns biết rằng mình nói dối nhưng đã cố tình làm thế để quảng cáo cho cái "sai chính tả một cách độc đáo" cho tiệm của mình. Là một nhạc sĩ lớp tám mươi ngoài, chắc chắn ông TK đã không thể không biết đến bản nhạc "Những Mùa Hoa Soan" của ba nhạc sĩ Mạc Phong Linh (tức Lê Minh Bằng)!

    3/ Nhà xuất bản Lá Bối năm 1966, có ấn hành một tuyển tập truyện ngắn của Võ Hồng mang tựa đề "Con Suối Mùa Xuân". Nếu tôi nhớ không lầm, trong đó cũng có một truyện ngắn mang tên "Mùa Hoa Soan".

    4/ "Lỡ Bước Sang Ngang" là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính đăng nhiều lần trên các tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san về Văn học và Văn nghệ từ những năm 40's, 50's, 60's, và 70's; từ trong Nam ra đến Bắc. Trong đó có đoạn:


    "Nhưng em ơi một đêm hè,
    Hoa soan nở, xác con ve hoàn hồn.
    Dừng chân bên bến sông buồn,
    Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang .
    Đoái thương, duyên chị lỡ làng.
    Đoái thương phận chị dở dang những ngàỵ
    Rồi... rồi... chị nói sao đây!
    Em ơi, nói nhỏ câu này với em...
    ... Thế rồi máu trở về tim
    Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
    Chị nay lòng ấm lại rồi,
    Mối tình chết, đã có người hồi sinh.
    Chị từ dan díu với tình,
    Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng."

    5/ Khi vào đến miền Nam, Vũ Hoàng Chương, thi sĩ và cũng là Giáo sư Việt Văn tại CVA, đã viết:


    Hồ Gươm sóng lụa bờ tơ liễu
    Hàng Trống Hàng Khay rộn bước người
    Sách vở lên hương trầm ngát nẻo
    Hoa soan hoa phượng chói màu tươi


    Vũ Hoàng Chương, Phố Cũ, Hoa Đăng, 1959.


    6/ Một nhân vật liên quan đến Tự Lực Văn Đoàn, TS Nguyễn Tường Bách phác họa vài nét về Mẹ và Cha mình như sau:

    “Nếu bên nội là giòng giõi văn quan, thì bên ngoại, mẹ tôi, lại là giòng võ tướng. Vì tôi thấy ai cũng gọi bà ngoại tôi là bà quản. Một bên nho nhã, một bên võ biền, nhưng tại sao cả hai bên lại gặp nhau ở đây và kết thân với nhau, tôi cũng chưa rõ. Và sự kết thân này, với hai tính cách khác nhau đó tất cũng đã có ảnh hưởng đến tương lai của chúng tôi. Thầy tôi, tôi chỉ được nhìn qua ảnh chụp, có một khuôn mặt trái soan, văn nhã trong bộ áo dài, còn mẹ tôi thì giống bà ngoại, hay cậu Cả tôi, dáng người rắn giỏi. Tiếng nói lớn, bà có tính cách cả quyết trong mọi việc. Có lẽ chúng tôi đã thừa hưởng cả hai thứ tính cách đó. "

    Đoạn trên nằm ngay chương đầu tiên của “Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua” (Cuốn Một 1916-1946).

    7/ Cũng trong cuối thập niên 1930's, 40's... khi phong trào Thơ Mới ra đời, nữ sĩ Anh Thơ làm thành tên tuổi của mình. Trong đó có:

    Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng.
    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

    Qúan tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm soan, hoa tím rụng tơi bời.



    Ở miền Bắc, mùa xuân ẩm ướt, thường có mưa bụi dân gian gọi là Mưa xuân. Khí trời ấm lại sau hơn 3 tháng mùa Đông hanh khô, rét ngọt. Mưa nhe khiến cây cỏ, hoa lá, đồng lúa tươi xanh mơn mởn.
    Bến đò này nằm trên bờ con sông không qúa lớn nối từ 2 sông Cái (sông mẹ) vào. Mưa xuân kéo dài triền miên nhiều ngày khiến đường lầy lội, người đi lại thưa vắng. Con đò được neo giữ, như kẻ ’’biếng lười’’ nằm mặc nước sông trôi khiến thân đung đưa, vật vã mà chẳng thèm cưỡng lại. Mưa xuân, Trên đường không có người đi lại. Mấy quán hàng mái tranh, trên bến đò - đứng im lìm đón khách. Trên bờ sông có con đê nhỏ. Dưới chân đê lưa thưa vài mái tranh nghèo nép bên dưới rặng soan. Trên cành soan, đây đó buộc những chiếc tổ sáo do các cậu bé lây phên rổ (rổ bị hỏng, rách) - quân lại, dụ sáo vào đẻ, bắt sáo non về nuôi, dậy sáo nói. Hoa Soan nở... những chùm hoa Soan tím thơm hắc... ’’rụng tơi bời’’ xung quanh gốc, vương vải khắn nơi khiến cả một vùng hương thơm ngào ngạt."

    Mà phần văn xuôi là nhận định của Lê Xuân Quang...

    Chỉ cần nửa tiếng đồng hồ searching, cộng thêm trí nhớ lâu ngày đã mòn mỏi của mình; tôi đã lôi ra được hơn gấp đôi số thí dụ trên này (mười chín cái). Đặc biệt, dưới đây là link bài nằm trong đactrung:


    8/ “3.
    Mẹ tôi bảo - người miền Bắc rời quê nhà đi đâu cũng hay mang theo cách sống, cách sinh hoạt, thậm chí cả khung cảnh làng quê mình đi cùng . Mẹ vẫn kể về hoa soan, hoa gạo. Thằng con nghe mãi thành ra cũng ngỡ mình khi chưa sinh ra đã thấy hoa gạo, hoa soan, hoa lý, hoa mận dù nó lớn lên ở Sài Gòn, cái xóm đạo toàn người xứ Bắc, lạ không ?”

    “Tương Tư Hoa Gạo Quê Nhà”
    Đỗ, dactrung:

    http://dactrung.net/Bai-bv-765-Tuong...o_Que_Nha.aspx

    ...

    Dẫn chứng đến đây tạm ngưng dù còn rất nhiều, nếu chúng ta chịu khó nhớ, lục kiếm, thậm chí dò đọc trong sách báo sẵn có trong nhà!


    Ngày tôi còn cắp sách ở bậc tiểu học, chỉ có các bạn làm biếng không nghe Thầy Cô giảng bài nên mới bị lỗi "soan" viết thành "xoan". Bởi vì ngày đó, ngay cả lời các bài nhạc nếu có sai chính tả; trong nhà xuất bản và nhà in luôn luôn có người sửa (biên tập) một cách cẩn thận, chứ không hề cẩu thả như sau này. Ngoài ra, tự điển ban đầu soạn không tránh được sai sót. Nếu Saigon và miền Nam được hưởng thái bình, thì các sai sót đó đã dần được tu sửa do chữ Quốc Ngữ chỉ mới được chính thức sử dụng trong học đường và thi cử chưa đầy năm mươi năm (tính đến 1975)!

    Last edited by Hàn Sinh; 12-16-2013 at 09:44 PM. Reason: ghi đầy đủ ý để tránh làm tổn thương đến NS Tuấn Khanh một cách vô ý!

  3. #3
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Oái oăm, cuốn tự điển sau này đã sửa đúng được chữ "soan" lại là cuốn tự điển của cs, dù lời giải thích rất ư là ngớ ngẩn (chẳng ra đâu vào với soan) :









  4. #4
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    chào bác Hàn Sinh,

    như vậy là soan viết với chữ s và hoa soan là hoa lilas

    đọc xong bài viết của bác, bo cảm thấy buồn cho người dân Việt mình ...
    chữ Quốc Ngữ hình thành từ đầu thế kỷ XVII nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ XX mới được đưa vào học đường

    buồn cho đất nước Việt Nam mang tiếng là thái bình đó,
    nhưng lại để những tên bất tài ngu muội cầm quyền và để chữ Quốc Ngữ ngày càng mai một ...

    bất chợt rùng mình ...

    kính chúc bác những ngày lễ cuối năm vui tươi và hạnh phúc cùng gia quyến.

    ~o)@};-

  5. #5
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,692

    Chào anh Hàn Sinh,

    Bài viết của anh Hàn Sinh đầy sức thuyết phục về tên gọi hoa Soan.
    Hoa Soan, trái Soan, gỗ Soan phát âm nghe hay ho và chữ viết cong cong uốn lượn nhìn đẹp mắt.

    Đọc đoạn bên dưới này gợn lên chút thắc mắc, nếu không phiền mong anh Hàn Sinh giúp cho TAX câu trả lời:
    " 2/ Cô đề cập đến phần ns Tuấn Khanh "thú nhận" rằng mình đã đánh vần sai "Hoa soan bên thềm cũ" là trường hợp duy nhất ... Tôi đã cười ngặt nghẽo trên phone vì lối quảng cáo cho nhà hàng cùng tên một cách thiếu thật thà và thiếu lương thiện của ns đã ngoài tuổi tám mươi là ông TK:

    Ns biết rằng mình nói dối nhưng đã cố tình làm thế để quảng cáo cho cái "sai chính tả một cách độc đáo" cho tiệm của mình. Là một nhạc sĩ lớp tám mươi ngoài, chắc chắn ông TK đã không thể không biết đến bản nhạc "Những Mùa Hoa Soan" của ba nhạc sĩ Mạc Phong Linh (tức Lê Minh Bằng)! "

    - Cô bạn cùa anh Hàn Sinh đề cập đến phần ns Tuấn Khanh "thú nhận" rằng mình đã đánh vần sai. Cô ấy có cho biết, cô được nghe nói lại, kể lại, hay cô được đọc một bài viết, một nguồn tài liệu tin cậy. Hay cô chỉ nghe qua lời bàn tán trên các trang mạng ? Nếu như thực điều cô biết là từ nguồn tin tức khả tín, anh HS có thể hỏi giúp cho TAX xin tài liệu này để về tham khảo được không.

    - Còn nếu chỉ qua lời của một cô bạn đề cập, không kèm theo nguồn dẫn chứng, anh HS có kết luận, NS TK nói dối đánh vần sai là để quảng cáo cho nhà hàng cùng tên một cách thiếu thật thà và thiếu lương thiện. Như vậy có oan ức cho Nhạc sĩ, nếu không muốn nói là như vậy có xúc phạm Ông, hay không. TAX có thử dùng Google tìm kiếm bài viết về Ns Tuấn Khanh thừa nhận đánh vần sai Xoan thành Soan nhưng không thấy. TAX chỉ muốn tìm hiểu tính xác thực của điều cô bạn anh HS đề cập.

    Hy vọng TAX không quấy rầy anh Hàn Sinh.
    Có dịp anh HS trở lại với các bài viết về Nhiếp ảnh nhé.

    Cảm ơn, thật nhiều.




    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  6. #6
    Chào anh Hàn Sinh, chào Tà Á Xanh. Cám ơn bài viết của anh Hàn Sinh . VT từng đọc những bài viết giải thích về chữ nghĩa của anh Hàn Sinh trong một diễn đàn nọ,,, rất thuyết phục. Cám ơn Tà Áo Xanh đưa câu hỏi đúng lúc đúng chỗ . VT mang về hình ảnh quán phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ và bản nhạc tiền chiến có cùng tên của tác giả:






    quán phở: hoa soan...bên thềm cũ của tuấn khanh...







    Đây rồi quán phở ngon nhất tại quận Cam mà tôi vừa mới được dịp thử qua - quán Hoa Soan...bên thềm cũ - của nhạc sĩ Tuấn Khanh (tác giả của Chiếc Lá Cuối Cùng, Nhạt Nhòa, Nỗi Niềm, Dưới Giàn Hoa Cũ...). Thật không uổng công chạy đường xa từ tận thành phố Irvine đến khu thương mại góc đường Chapman & Brookhurst nơi có quán LUP cũ và French Deli mà Nhóm The Friends đã sinh hoạt ở những ngày xưa...Ôi, ngày xưa thương mến!
    Last edited by Vết Trầm; 11-11-2014 at 10:32 AM.

  7. #7
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by bonita View Post
    chào bác Hàn Sinh,

    như vậy là soan viết với chữ s và hoa soan là hoa lilas

    đọc xong bài viết của bác, bo cảm thấy buồn cho người dân Việt mình ...
    chữ Quốc Ngữ hình thành từ đầu thế kỷ XVII nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ XX mới được đưa vào học đường

    buồn cho đất nước Việt Nam mang tiếng là thái bình đó,
    nhưng lại để những tên bất tài ngu muội cầm quyền và để chữ Quốc Ngữ ngày càng mai một ...

    bất chợt rùng mình ...

    kính chúc bác những ngày lễ cuối năm vui tươi và hạnh phúc cùng gia quyến.

    ~o)@};-
    Chào bonita,

    Không biết tuổi tác ra sao mà nghe bonita gọi là "bác", quả là đáng ngại thật đấy!^^

    Nhưng xin được cảm ơn bonita về lời chúc cũng như sự đồng cảm với cái buồn khi nhìn thấy chữ Mẹ đẻ và văn hóa của chúng ta ngày càng mai một vì sự thiếu ý thức của rất nhiều thành phần xã hội trong nước và tại hải ngoại. Nhất là, những bọn bất tài ngu muội đang cầm quyền chà đạp lên tổ quốc, dân tộc, và đồng bào chúng ta!

    Đối với sự việc đến đầu thế kỷ thứ XX chúng ta có được chữ Quốc ngữ để dùng một cách chính thức trong hành chánh, học đường,... thật ra là điều rất đáng mừng.
    Là kẻ hậu thế, chúng ta cần phải tri ân các thế hệ có công phát triển chữ Quốc ngữ vào khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Trong đó, đáng kể là các học giả Phan Kế Bính, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, và Phạm Quỳnh là những người có công vận động với chính phủ thuộc địa Pháp cho phép dùng chữ Quốc ngữ để thay thế Hán văn trong hệ thống hành chánh, thi cử, và học đường!
    Nếu không có những sự vận động ráo riết và triệt để của các vị học giả vừa kể bên trên, ngày nay chúng ta có lẽ phải dùng tiếng Pháp làm tiếng "Mẹ đẻ" giống như nhiều dân tộc thuộc địa tại Phi Châu phải dùng Anh hoặc Pháp ngữ!

    Ngoài ra còn là biết bao thế hệ những ký giả, văn nhân, thi sĩ từ thời của Nông Cổ Mín Đàm, Phong Hóa, Ngày Nay, Đông Dương rồi Nam Phong Tạp Chí, Tự Lực Văn Đoàn,... đã đóng góp không chỉ cho việc phát triển chữ Quốc ngữ; mà còn là đóng góp cho việc cải cách và phát triển văn hóa, nhân quyền, nữ quyền, công dân quyền...

    HS cũng xin được lưu ý rằng, khi đọc lại các tác phẩm của tiền nhân chúng ta sẽ thấy rằng chính tả sai sót rất nhiều. Chỉ xin nêu vài thí dụ như ngay cả khi đọc các cụ Trần Trọng Kim, Khái Hưng, Nguyễn Bá Học, Bá Trác,... cũng đã thấy khá nhiều lỗi chính tả. Các lỗi đó có thể rất là thô thiển nếu xét theo tiêu chuẩn sau này. Tuy nhiên, đó là những cố gắng khai phá để tạo thành nền tảng cho con cháu tiếp nối nhằm tu sửa và hoàn thiện cho chữ Quốc ngữ được thêm phong phú, giàu đẹp hơn. Cái đáng buồn là chúng ta đã không thể tiếp nối việc làm của Ông Cha đã bỏ công vun bồi, mà phải nhìn thấy chữ Quốc ngữ bị tàn phá ngày càng mai một!

    Vâng, chữ Quốc ngữ đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Alexandre De Rhode kế tục sáng tác từ thế kỷ mười bảy. Tuy nhiên, mục đích của họ là dùng để tiếp xúc và truyền đạo cho người dân bản địa. Trong các yếu tố văn hóa, xã hội, và lịch sử đã không cho phép Quốc ngữ (QN) có một vai trò đáng kể khi nước ta đã/đang dùng Hán văn rồi Quang Trung Hoàng Đế có ý định thay thế bằng chữ Nôm,... cho đến khi bị thực dân Pháp đô hộ! Do đó, dù Ông Cha chúng ta có muốn dùng và phát triển ngay chữ QN, thì cũng đã không có được các điều kiện chính trị, văn hóa, và xã hội thích hợp.

    Đầu thế kỷ hai mươi, những học giả yêu nước người VN có khuynh hướng cổ vũ cho chữ Quốc ngữ đã còn phải chống lại một xu hướng khác nữa. Đó là xu hướng kêu gọi dùng chữ Nôm thay thế cho Hán tự. Nêu lên điều này để chúng ta thấy rằng chữ QN đã là một chọn lựa rất đúng và khoa học mà các học giả đã phải cố công thật nhiều để chiến thắng các khuynh hướng bảo thủ, thủ cựu; để đến nỗi một trong năm vị vừa nêu bên trên đã phải mang tiếng là "học phiệt".

    Đôi điều chia sẻ với bonita về sự phổ biến và phát triển muộn màng chữ QN mà chúng ta đang dùng.

    HS.

  8. #8
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by tà áo xanh View Post

    Chào anh Hàn Sinh,

    Bài viết của anh Hàn Sinh đầy sức thuyết phục về tên gọi hoa Soan.
    Hoa Soan, trái Soan, gỗ Soan phát âm nghe hay ho và chữ viết cong cong uốn lượn nhìn đẹp mắt.

    Đọc đoạn bên dưới này gợn lên chút thắc mắc, nếu không phiền mong anh Hàn Sinh giúp cho TAX câu trả lời:
    " 2/ Cô đề cập đến phần ns Tuấn Khanh "thú nhận" rằng mình đã đánh vần sai "Hoa soan bên thềm cũ" là trường hợp duy nhất ... Tôi đã cười ngặt nghẽo trên phone vì lối quảng cáo cho nhà hàng cùng tên một cách thiếu thật thà và thiếu lương thiện của ns đã ngoài tuổi tám mươi là ông TK:

    Ns biết rằng mình nói dối nhưng đã cố tình làm thế để quảng cáo cho cái "sai chính tả một cách độc đáo" cho tiệm của mình. Là một nhạc sĩ lớp tám mươi ngoài, chắc chắn ông TK đã không thể không biết đến bản nhạc "Những Mùa Hoa Soan" của ba nhạc sĩ Mạc Phong Linh (tức Lê Minh Bằng)! "

    - Cô bạn cùa anh Hàn Sinh đề cập đến phần ns Tuấn Khanh "thú nhận" rằng mình đã đánh vần sai. Cô ấy có cho biết, cô được nghe nói lại, kể lại, hay cô được đọc một bài viết, một nguồn tài liệu tin cậy. Hay cô chỉ nghe qua lời bàn tán trên các trang mạng ? Nếu như thực điều cô biết là từ nguồn tin tức khả tín, anh HS có thể hỏi giúp cho TAX xin tài liệu này để về tham khảo được không.

    - Còn nếu chỉ qua lời của một cô bạn đề cập, không kèm theo nguồn dẫn chứng, anh HS có kết luận, NS TK nói dối đánh vần sai là để quảng cáo cho nhà hàng cùng tên một cách thiếu thật thà và thiếu lương thiện. Như vậy có oan ức cho Nhạc sĩ, nếu không muốn nói là như vậy có xúc phạm Ông, hay không. TAX có thử dùng Google tìm kiếm bài viết về Ns Tuấn Khanh thừa nhận đánh vần sai Xoan thành Soan nhưng không thấy. TAX chỉ muốn tìm hiểu tính xác thực của điều cô bạn anh HS đề cập.

    Hy vọng TAX không quấy rầy anh Hàn Sinh.
    Có dịp anh HS trở lại với các bài viết về Nhiếp ảnh nhé.

    Cảm ơn, thật nhiều.



    Chào các bạn TAX và CD1,

    Cảm ơn sự ủng hộ đối với những điều đơn sơ mà HS gõ vội chiều hôm qua. Lẽ ra, điều đầu tiên HS muốn viết là xin được tạ lỗi với tác giả của bài hát "Chiếc Lá Cuối Cùng" mà HS rất thích, nhạc sĩ Tuấn Khanh. HS tạ lỗi vì đã viết vội và quá vắn tắt nên đã không rõ ràng ý mình trong phần mà TAX đã quoted lại. Vì, lẽ ra HS đã phải viết rõ hơn như sau:

    Cô đề cập đến phần ns Tuấn Khanh "thú nhận" rằng mình đã đánh vần sai "Hoa soan bên thềm cũ" là trường hợp duy nhất ... Tôi đã cười ngặt nghẽo trên phone vì NẾU ĐIỀU ĐÓ THẬT SỰ XẢY RA, THÌ QUẢ LÀ lối quảng cáo cho nhà hàng cùng tên một cách thiếu thật thà và thiếu lương thiện của ns đã ngoài tuổi tám mươi là ông TK:

    VÌ NÓ LÀM TÔI NGỜ RẰNG
    Ns biết rằng mình nói dối nhưng đã cố tình làm thế để quảng cáo cho cái "sai chính tả một cách độc đáo" cho tiệm của mình. Là một nhạc sĩ lớp tám mươi ngoài, chắc chắn ông TK đã không thể không biết đến bản nhạc "Những Mùa Hoa Soan" của ba nhạc sĩ Mạc Phong Linh (tức Lê Minh Bằng)! "


    Hai phần thiếu sót mà HS đã không ghi ra được ngay chiều hôm qua do vội vã buổi SN của cô cháu gái. Sang đến hôm nay đi làm mãi mười giờ đêm mới về đến nhà để xem lại những gì mình đã viết thì đọc được thắc mắc của TAX và CD1. Một lần nữa HS xin được công khai tạ lỗi cùng nhạc sĩ TK về điều không rõ ràng đã gây tổn thương cho ông.

    Bên cạnh đó, lẽ ra HS cũng cần rõ ràng minh bạch hơn nữa với lý lẽ của mình như sau:

    Ngoài việc từ năm 2007 website wikipedia đã đánh vần sai bài hát của ns Tuấn Khanh, "Hoa Xoan Bên Thềm Cũ" trong mục chữ Xoan như ở đây; [Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Tuấn Khanh là tác giả bài "Hoa xoan bên thềm cũ" khá nổi tiếng.] ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Xoan ); Khi nhạc sĩ mở quán phở cùng tên, các website tại VN đã râm ran cùng những điều tương tự. Vì thế, HS cho rằng NẾU điều đó rùm beng lên thì nhạc sĩ cũng phải lên tiếng với hai lý do:

    1/ Nói rằng một người Bắc di cư 100% ở tuổi tám mươi sinh hoạt văn nghệ từ trước 1954 như ns Tuấn Khanh mà đánh vần sai chữ "Soan", đã là một điều phỉ báng. Nhận rằng mình "đánh vần sai vì lẽ ra phải là Xoan" thì lại là phỉ báng hơn bội phần!

    2/ Nếu điều đó được làm um lên rằng ns TK "thú nhận" đánh vần sai mà ông đã không lên tiếng cải chính, khi đó HS và bất kỳ ai khác cũng có thể nghi ngờ sự thành thật của nhạc sĩ như đã trình bày ở trên!

    Phụ lục:

    Bản thân HS chưa hề có dịp thưởng thức bát/tô phở do nhà hàng của ns TK nấu và phục vụ. Tuy nhiên, nếu nói rằng nhạc sĩ Tuấn Khanh với tuổi tám mươi của ông đứng ra trông coi tiệm phở chứ chưa nói đến nấu và nghệ thuật nấu phở của ông như được báo chí ca ngợi, bản thân HS đã không tin. Dù rằng có bài ca ngợi hiện đang còn được ịn ngay trên website của nhà thơ Du Tử Lê cũng thế!b-)
    Bán phở hay bán cái gì với sức khỏe của một lão ông tám mươi tuổi cũng là điều đáng suy ngẫm lắm thay!



    Tất nhiên, một nhà hàng mở ra có người khen chê là sự thường. Có lời khen nức nở, cũng có lời chỉ khen cho không khí và quang cảnh của tiệm phở mà thôi... Bởi vì chính tác giả của lời khen, đã không thể tìm được lý do để khen cho chính mùi vị của tô phở. Thí dụ như, Hoàng Lan Chi là một ngòi bút dường như không lạ với dactrung thì phải:

    [ Có lẽ số khách cũng giảm khá nhiều sau vài bài viết đó. Chả ai muốn xếp hàng để thử phở để rồi được phục vụ theo kiểu tác giả bài báo mô tả. Tôi cũng chả bao giờ có kiên nhẫn xếp hàng cái gì cả đừng nói là phở. Một tình cờ là tôi tập dưỡng
    sinh ngay bên cạnh nên một hôm tôi có ghé ăn thử. May là lúc đó “Hoa Soan” hết cảnh “tò mò” của khách Cali rồi. Tiệm vắng hoe. Thử phở thì thấy cũng “OK”, không có gì đặc sắc lắm. Có lẽ tại Little Sài Gòn có quá nhiều tiệm phở nên họ phải cạnh tranh ráo riết vì thế không tiệm nào ngon tuyệt cả chăng? Thậm chí theo tôi đoán có lẽ chỉ Little Sài Gòn mới có “buy one get one free” phở! Nghĩa là giảm giá 50%. Tháng trước cô em từ Canada ghé chơi, tôi phải đưa cô đi ăn thử cho biết phở 50% off của Cali! Cũng ngon chứ có dở ẹt đâu!
    Trở lại với tiệm phở của ông nhạc sĩ. Hôm qua, tôi có một vị khách từ Boston. Tôi chọn Hoa Soan vì những lý do sau đây: trước hết gần nhà tôi để tôi không ngại lái xa, không ngại kẹt xe ( gì chứ Bolsa thì hay kẹt. Ngày tết kẹt y chang Sài Gòn); thứ là parking rộng rãi thoải mái (tôi vô cùng chán phở Quang Trung vì cái parking khó tìm chỗ đậu!); thứ nữa là Hoa Soan khá rộng, không ồn ào xô bồ chật hẹp như Song Long. Tôi không cần ăn ngon lắm, tôi cần thoải mái dong nói chuyện!


    Tiến sĩ Hà văn Hải, ông anh từ Boston khen phở ngon! Tôi làm thinh. Phan Nhật Nam cũng chẳng nói gì dù Nam không ăn, chỉ ngồi ngó. Ông anh tôi khen lần hai và khi thấy một sự im lặng “não nùng” từ cả Phan Nhật nam và Hoàng Lan Chi, Đốc Tờ Hải cười cười “Chắc tại tôi ở Boston, phở không được ngon như Cali nên tôi thấy ngon?”. Hoàng Lan Chi phá ra cười “Chính xác.” còn Phan Nhật Nam thì cười rất ư hiền lành “Tại Cali đông nên họ phải cạnh tranh, do đó có nhiều tiệm ngon lắm” rồi “Công nương chọn chỗ này cũng ngộ. Thường thì tiệm phở nó phải có chút bình dân, chứ tiệm này coi đẹp quá, sang trọng quá”.]

    http://www.tvvn.org/forum/entry.php/...3n-H%E1%BA%A3i


    Vài dòng trước là tạ lỗi với nhạc sĩ Tuấn Khanh vì các thiếu sót đã nêu. Sau là, mong làm rõ được những thắc mắc của TAX và Ca Dao1.

    HS.

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Ban đầu tôi ba chớp ba nháng đọc câu anh Hàn Sinh viết còn tưởng anh Tư Mã Tai Trâu là đàn bà. Bởi vì sư huynh này hai hôm trước cũng có câu phát biểu tương tự.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by tà áo xanh View Post

    Có dịp anh HS trở lại với các bài viết về Nhiếp ảnh nhé.

    Cảm ơn, thật nhiều.



    Chào tà áo xanh,

    Xin lỗi vì câu trả lời chẳng chút màu mè nào của mình:

    HS chẳng còn có lý do để viết về các đề tài nhiếp ảnh tại dactrung. Vô cùng đơn giản vì ngày nay người ta "chụp" hình, nào có cần đến máy ảnh, đến phone cameras hoặc kỹ thuật chi cho mệt xác?
    Hình ảnh có sẵn trên internet, họ cứ việc lựa ra rồi "chụp" lấy đem về làm của mình là xong mà!

    Làm vậy cũng được suy tôn, khen tặng rất nhiều và còn có khi lại được làm tới admin của các websites nữa... Mua máy để học kỹ thuật nhiếp ảnh ngày nay chẳng phải là phí tiền và phí công sức lắm hay chăng?

    HS.

 

 

Similar Threads

  1. Nước Mỷ trong Tôi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 4
    Last Post: 06-18-2019, 06:01 PM
  2. Non Nước Hữu Tình
    By conmuanho in forum Thơ
    Replies: 24
    Last Post: 09-03-2015, 11:55 AM
  3. Thơ Khóc Cười
    By Vết Trầm in forum Thơ
    Replies: 2
    Last Post: 07-30-2013, 07:56 AM
  4. Bìm Bịp Kêu Nước Lớn
    By BB.Phan in forum Âm Nhạc
    Replies: 2
    Last Post: 05-15-2013, 03:09 AM
  5. Nước mắt làm ướt áo thầy tu
    By ngocdam66 in forum Gia Đình
    Replies: 2
    Last Post: 08-24-2012, 09:21 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:11 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh