Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 14

Thread: Xả lũ

  1. #1
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225

    Xả lũ

    Xả lũ gây ngập lụt, trách nhiệm về ai? Nghe bài này Nguyên bài trong : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wate-relea-fr-rese-inu-10062013073147.html#.UlFtXlts8Q8.facebook

  2. #2
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    Dân lo đói vì thủy điện, thủy lợi xả lũ
    Hồ thủy điện, hồ thủy lợi vội vã xả lũ làm nhà ngập, tài sản chìm trong nước, mùa màng hư hại. Hậu quả là hàng trăm ngàn người trở thành tay trắng và đang đối diện với cái đói...Một số đập thủy lợi bị vỡ, nước tràn tự do ra đồng ruộng nhà cửa ở tỉnh Thanh Hóa. Sợ vỡ hồ thủy lợi Vực Mấu, ban quản lý đột ngột xả lũ làm một phần huyện Quỳnh Lưu và tất cả thị trấn Hoàng Mai của Nghệ An chìm trong biển nước.
    Sợ vỡ đập thủy điện, ban quản lý các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn (gồm thủy điện A Vương, Dak Mi 4 và Sông Bung A4) cũng hối hả mở cửa đập xả nước. Người dân chỉ kịp tháo chạy lấy người, khi thấy nước lên qua nhanh, ngập cả nền nhà.
    Một người dân ở thị trấn Hoàng Mai mất trọn một nông trại 400 con gà đẻ và 3,000 quả trứng ấp nói “Thấy nước ngập lên tới giường tôi mới biết”, theo báo Tuổi Trẻ.
    Các chức sắc nhà nước chống chế cho việc xả lũ của các hồ thủy lợi là “đúng quy trình” dù thời gian thông báo “chỗ có chỗ không” tới nhà cầm quyền các địa phương và thường quá ngắn ngủi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lẫn tài sản...
    Các đập thủy điện và thủy lợi vừa có mục đích cung cấp điện, cung cấp nước cho mùa màng, còn đồng thời có nhiệu vụ “điều tiết” lượng nước để tránh ngập lụt trong mùa muaa7 bão và giảm thiểu thiếu nước cho sinh hoạt và mùa màng trong mùa khô.Với những gì từng xảy ra trước đây và hiện đang gây hậu quả trầm trọng các cùng hạ du từ Thanh Hóa đến Quảng Nam, báo Người Lao Động đặt câu hỏi là “Điều tiết lũ hay hại dân?” , “Chức năng điều tiết lũ của các thủy điện nằm ở đâu?”
    Báo Dân Việt nói rằng người dân ở các vùng có thủy điện “thua thiệt đủ đường”. Sau khi mấy hồ thủy lợi vỡ ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, báo Người Lao Động cho biết người dân ở đây “Cái đói cận kề”. Báo điện tử VTC sau khi nêu ra những thiệt hại gần như mất trắng của một số xã ở huyện Quỳnh Lưu và thị trấn Hoàng Mai tỉnh Nghệ An đặt câu hỏi là “trâu, bò, lợn gà, thóc lúa mất sạch rồi, lấy gì sống đây?”
    Chỉ riêng thị trấn Hoàng Mai đã có khoảng 20,000 nhà với 100,000 dân đối diện với những ngày khốn khó trước mặt. Ruộng lúa, vừn rau đậu, trang trại gà, vịt, đầm nuôi tôm cá ước lượng thiệt hại ở đây đã khoảng 800 tỉ đồng vì xả lũ thủy lợi, theo báo Tuổi Trẻ.
    Trên tổng cộng thiệt hại tài sản lối 11,000 tỉ đồng hậu quả của bão cho các tỉnh miền Trung, riêng tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất với khoảng 8,000 tỉ đồng. Nghệ An không bị bão nhưng lại bị hại vì 'xả lũ” thủy lợi nên cũng mất 1,300 tỉ đồng. .. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.UlC_o-3wDIU

  3. #3
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225

    Thủy điện xả lũ gây ngập lụt nghiêm trọng

    03-10-2013

    Sáng hôm nay các thủy điện phía thượng nguồn tỉnh Quảng Nam tiếp tục xả lũ khiến nhiều huyện hạ du bị ngập nghiêm trọng.



    Từ ngày hôm qua hàng loạt thủy điện cùng xả lũ một lúc khiến nước tràn xuống các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn làm nhiều nơi ngập nặng khiến đường xá hư hỏng và nhiều nơi còn trôi cả nhà cửa, tài sản người dân.
    Tại nhiều xã người dân đi lại phải dùng thuyền con hay đò chở khách. Sông Thu Bồn có mực nước dâng cao do tiếp nhận nước từ các thủy điện xả ra. Nước sông Vạn Buồng cũng có tình trạng tương tự. Mực nước sông này cao gần 1 mét 50 và toàn bộ 80 hộ dân sống trong khu vực bị cô lập hoàn toàn.
    Khoảng 12 trưa hôm nay các xã Quế Xuân 1, Quế Phú, Quế Xuân 2 bị ngập sâu và nhiều thôn bị cô lập hoàn toàn vì biển nước.
    Phố cổ Hội An cũng không thoát được hậu quả xả lũ, mực nước đã xấp xỉ báo động cấp 2 con đường Bạch Đàng dọc bờ sông đã ngập nước khiến hoạt động du lịch ngưng trệ hoàn toàn.

    http://www.rfa.org/vietnamese/vietna...013091927.html

  4. #4
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    Một trong những nguyên nhân khiến cho xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An trong những ngày qua bị lũ lớn và gây thiệt hại kinh tế nặng nề là do xả lũ ở hồ Vực Mấu.Thông tin này, được giám đốc của đơn vị quản lý và khai thác hồ Vực Mấu xác nhận, nhưng ông cho rằng việc xả lũ là đúng quy định.
    Theo lời giải thích thì do lượng mưa từ cơn bão số 10 đêm 30/9 đến sáng 1/10 quá lớn và đạt tần suất 200 năm mới có một lần, lại xảy ra trong đêm khuya và thủy triều dâng, việc thoát lũ chậm, gây ngập lụt cho vùng hạ du.
    Theo ước tính ban đầu, cơn lũ vừa qua ở xã Hoàng Mai đã gây thiệt hại khoảng 800 tỷ đồng và khiến 20,000 hộ dân ảnh hưởng nặng nề...
    http://www.rfa.org/vietnamese/vietna...013095701.html

    Ông bà có câu “tức nước vỡ bờ”. Câu này ám chỉ về tâm lý và đối nhân xử thế, đừng để chuyện gì vượt quá giới hạn chịu đựng của đối phương cho dù đối phương đứng ở vị trí nào chăng nữa, cũng phải biết giữ trung dung… Nhưng không, trong hiện tại, chuyện tức nước vỡ bờ là chuyện rất cụ thể, không ám chỉ, không bóng bẩy mệt đầu như thời xưa đâu. Chỉ cần nói ‘tức nước vỡ bờ” thì lo mà cuốn gói, co giò chạy trối chết, nếu không chạy thì chết, nếu không tin, nhìn lại gần một ngàn cái túi nước treo khắp Việt Nam với cái tên khá mĩ miều “đập thủy điện” thì sẽ hiểu ngay!
    Tỉnh Bình Dương là một tỉnh được mệnh danh là an toàn nhất Việt Nam, ít có thiên tai nhất Việt Nam, thậm chí, đọc lại lịch sử, dường như tỉnh này có cái tên Bình Dương cũng vì đặc điểm ít thiên tai, hiền hòa của nó. Cũng chính vì đặc điểm này mà rất nhiều khu công nghiệp mọc lên ở đây, mảnh đất này mau chóng trở thành trung tâm công nghiệp của quốc gia. Thế nhưng mấy ngày gần đây, tin huyện Bến Cát, Bình Dương bị ngập lụt làm cho không ít người hoang mang.
    Nói đến hoang mang thì người Việt có cả ngàn lẻ một lý do để hoang mang, sống trên đất nước cờ đỏ sao vàng này, nếu không biết hoang mang thì e rằng chưa biết làm người. Nhưng mà hoang mang vì lũ lụt thì chuyện hơi hiếm. Vì người Việt vốn quen với thiên tai, thậm chí người Tây Nam Bộ sống chung với lũ chẳng khác nào người miền Trung sống chung với bão lụt. Chuyện ngập lụt có gì là lạ, có gì mà hoang mang?
    Nhưng mà lạ đấy, vì lụt thường niên trước đây ở Tây Nam Bộ và Trung Bộ là lụt do thiên nhiên gây ra, có thể dữ dội, ngập nhà cửa, ruộng đồng, cũng có thể lụt vừa phải, mang một lớp phù sa về đắp thêm cho đồng ruộng, giúp cho mùa màng bội thu. Nhưng đó là chuyện xưa rồi, chuyện bây giờ, thiên tai lúc nào cũng kèm theo nhân họa, cái này mà không hoang mang mới là lạ!
    Nếu như trước đây, việc lụt lội chỉ đơn thuần do nước ở thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn, trán vào ruộng đồng, ngập nhà ngập cửa, họa hoằng lắm mới có trận lụt năm Thìn 1964, lở núi Cà Tang ở Quảng Nam, cuốn mất một ngôi làng dân tộc thiểu số người Tà Ôi. Nhưng khi tìm hiểu kĩ, thì hiểu ra cũng do nhân họa, vì núi Cà Tang bị người thiểu số ở đây đốt rừng dẫn đến cháy trụi, trơ đất trống đồi trọc, đến mùa mưa, nguyên một quả núi lở lói khiến cho ngôi làng Tà Ôi trôi tuột xuống dòng nước xoáy, mất dấu.
    30 mét khối nước/người



    Bây giờ, trung bình mỗi người dân miền Trung đang mang trên đầu mình hơn 30 mét khối nước. Chỉ riêng Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế và Quảng Trị, nếu chia bình quân đầu người của gần 14 triệu dân cho 70 hồ đập thủy điện lớn, nhỏ với dung lượng từ vài trăm triệu khối đến vài tỉ khối (trong tình trạng nước ổn định, những lúc cần xả đập thì nước lên cao gần gấp ba lần ổn định) thì mỗi người dân phải chịu hơn 50 khối nước treo lơ lửng trên đầu. Thử hình dung với một dải đất tương đối hẹp, một bên là núi rừng, hồ chứa và một bên là biển, khi 50 khối nước đó đồng loạt xổ xuống đầu từng người dân thì cái biển nước miền Trung sẽ ra sao?



    Nhiều khu vực ở thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương bị ngập sâu đến 1,5m hôm 19 tháng 10. Courtesy vov.

    Và người dân hoang mang khi nghe tin ngập lụt Bình Dương là hoàn toàn tỉnh táo, sự hoang mang này không phải là sự mất bình tĩnh hoặc sự dao động của người thiếu hiểu biết mà đây là sự phân tích, tính toán kĩ lưỡng, “trông voi mà soi mình”, trông người mà ngẫm đến ta. Một xứ sở vốn không bao giờ biết thiên tai, ngập lụt là gì, thế mà đùng một cái, lụt xối xả, người dân không kịp dọn đồ, tài sản trôi, heo gà chết, người người vật vã, khóc lóc… Thử hỏi, làm sao mà dân các miền quen chịu thiên tai không thấy lo?
    Riêng miền Trung, thiên tai mỗi năm đã ngốn vài chục mạng người, có năm lên cả trăm mạng người, nhà cửa, tài sản mất đi con số hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn tỉ đồng. Đó chỉ mới là thiên tai, còn nhân họa thì miễn bàn, vì với kiểu xây dựng rút ruột tận cùng, triệt để hiện nay, cứ mỗi công trình mọc lên thì các quan tỉnh, quan huyện giàu ra, trơn da láng thịt… Thử hỏi, có bao nhiêu cái hồ chứa, bao nhiêu cái đập thủy điện đảm bảo an toàn và tin chắc là không bị vỡ? Và với kiểu làm việc tắc trách, vô lương tâm, người trực cống xả mà uống rượu say, đợi đến khi nước vượt ngưỡng thì xả vô tội vạ, làm trôi cả một thôn như trận lũ năm 2010 ở Đại Lộc, Quảng Nam, do thủy điện A Vương xả đập khối lượng quá lớn dẫn đến ngập lụt, bùn non dày cả mét… Như vậy, người dân làm sao dám tin là mình an toàn?
    Và một khi có cả chục cái thủy điện móc trên một nhánh sông, hệ quả của nó sẽ là các thủy điện này thi nhau tích nước vì nguy cơ khan hiếm nước có thể diễn ra, thậm chí sẽ có tranh giành trong việc tích nước. Tích cho nhiều, đến khi có báo động đỏ, mưa lũ kéo về thì mạnh ông nào ông nấy xả, vì sợ vỡ đập (bởi hơn ai hết, các ông này thừa biết mối nguy vỡ đập do xây dựng không đạt chất lượng, do rút ruột, chung chi cho các cấp…). Cuối cùng, khi mà hàng chục cái thủy điện đồng loạt xả nước trên một con sông để cứu lấy mình thì chắc chắn là phải có một vài ngôi làng chịu trận, mất dấu, hy sinh cho công cuộc cứu thủy điện của họ. Người dân bao giờ cũng là người chịu rủi ro đầu tiên và nhận may mắn cuối cùng, chịu thiệt thòi tiên phong và nhận quyền lợi cuối cùng (nếu có!).
    Đến đây, có lẽ không cần bàn thêm về nỗi hoang mang của nhân dân khi nghe tin ngập lụt ở Bình Dương. Vấn đề cần bàn là tức nước vỡ bờ. Như chuyện những cái túi nước nổi giận trên đầu nhân dân đã đi vào hiện thực thì bao giờ những cái túi nước bất bình trong nhân dân sẽ đổ xòa xuống? Chuyện này nghe ra có mối tương quan, liên hệ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của nó – tức nước vỡ bờ!

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013131611.html

  5. #5
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    Tháng 11

    Huế: thủy điện lại xả lũ chết người


    Đường Phan đĩnh Phùng, TP Huế, dưới làn nước sông An Cựu, ngày 7 tháng 11,2013.

    Cư dân TP Huế hôm qua hốt hỏang trước tình trạng mực nước sông lên rất nhanh do các đập thủy điện trong tỉnh Thừa Thiên-Huế xả lũ cùng lúc, khiến 4 học sinh bị nước cuốn trôi, 1 em thiệt mạng.
    Tình trạng mưa to trong những ngày qua khiến các hồ thủy điện lớn nơi này đồng loạt xả lũ về vùng hạ du, gây thương vong như vừa nói khi các nữ sinh ấy đang từ nhà đến trường.
    Lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu được 3 em, trong khi nữ sinh Trần Thị Thanh Nhơn chết đuối.
    Theo báo chí trong nước thì sau tình hình gọi là “mất mát đau lòng này”, giới hữu trách huyện Quảng Điều mới chỉ đạo thuộc cấp “tuyên truyền, vận động nhân dân không nên đi lại trong nước lũ”.
    Tin không đề cập gì đến chuyện lẽ ra cuộc “vận động tuyên truyền” như vậy diễn ra trước khi các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ.

    http://www.rfa.org/vietnamese/vietna...013125805.html

    Các bài liên quan
    http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-78661/d...loi-xa-lu.html

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UoQWDdswfIU

  6. #6
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    Lũ lớn tàn phá miền Trung Việt Nam
    Cập nhật: 09:20 GMT - thứ bảy, 16 tháng 11, 2013

    Bình Định chìm trong biển nước ...

    Đồng loạt xả lũ

    Tại Bình Định, mưa lớn từ khuya 14/11 đến sáng 15/11 đã gây lũ trên diện rộng.
    Báo Thanh Niên cho biết sáng 15/11, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ với lưu lượng 1.576 m3/s, kết hợp với lượng mưa lớn khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh lần đầu tiên bị chìm trong nước lũ.
    Cũng theo Thanh Niên, nhiều người dân ở các xã gần đó đã gọi điện đến các cơ quan chức năng cầu cứu vì không kịp trở tay trước mực nước dâng quá nhanh.
    Một số độc giả của chúng tôi tại Bình Định cho biết không được báo trước về việc xả lũ nên hoàn toàn bị bất ngờ.
    Nick Anh Hạt Đậu viết trên Facebook của BBC: "Chính quyền ngày 15/11 xả lũ không thông báo cho dân kết hợp mưa lớn làm ngập lớn toàn Bình Định (bao gồm cả Thị xã an Nhơn). Đây cơn lũ lịch sử, nhà tôi không còn gì rồi".
    Ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn, được Thanh Niên dẫn lời nói “Nước lũ năm nay lớn bất thường do mưa lớn và hồ Định Bình xả lũ. Đây cũng là lần đầu tiên có lũ lớn nên người dân trong huyện rất lúng tung đối phó".
    Theo báo Tuổi Trẻ, trong ngày 15/11, chính quyền địa phương tỉnh Bình Định đã di dời được 750 hộ với 2.773 nhân khẩu.
    Thủy điện Sông Ba Hạ ngày 15/11 xả lũ lưu lượng 1.400m3/s, làm mực nước các sông dâng nhanh tại các huyện miền núi Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, theo báo Dân Trí.
    Tại Phú Yên, mưa lớn làm tám xã ven sông Kỳ Lộ, sông Cô, ngập trong nước khiến chính quyền địa phương phải di dời 880 hộ với 2.391 nhân khẩu khỏi khu vực, báo Tuổi Trẻ cho biết.
    Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong chiều 15/11, khiến nước sông dâng nhanh, làm hầu hết các tuyến đường ở bị ngập sâu.
    Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến tối 16/11, các sông từ Thừa Thiên Huế đến Bắc Khánh Hòa sẽ rút dần xuống mức Báo động 2 - Báo động 3.
    Các độc giả của BBC ở Huế nói mưa lớn đã xảy ra trong suốt chiều ngày 15/11 và tiếp tục kéo sang ngày 16/11, dù cường độ có giảm đi.
    Một bạn đọc nick Đặng Suy Nghĩ nói trên Facebook của BBC: "Mình ở trung tâm thành phố Huế thấy mưa giảm nhẹ so với hôm qua, nước rút bớt rồi,còn các khu vực khác ko biết thế nào."

    Lũ đạt đỉnh trong ngày 16/11 ở Quảng Nam

    Chiều tối 15/11, tại Quảng Nam, các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nhiều khu vực ở huyện Đại Lộc bị ngập nặng, báo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc, Quảng Nam, cho biết.
    Một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều khu vực ở Quảng Nam, trong đó có phố cổ Hội An, bị nhấn chìm trong nước.
    Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức di dời được hơn 2.500 hộ với hơn 4.800 nhân khẩu, Tuổi Trẻ cho biết thêm.
    Tại Quảng Ngãi lũ trên các sông đã đạt đỉnh và đều ở mức báo động ba hoặc trên mức này, nhưng sẽ rút dần trong tối 16/11, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương.
    12.278 hộ với 47.635 nhân khẩu tại các khu vực bị ảnh hưởng của nước lũ ở Quãng Ngãi đã được di dời, theo Tuổi Trẻ.
    Một bạn đọc nick Hồng Nhụy Cao chia sẻ với BBC: "Quê tôi, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nước ngập lút nóc nhà."
    "Hiện tại nước đã rút đến sân, bùn non thì đến đầu gối. Bò và heo chết hết. Mới liên lạc được với ba. Nhà trắng tay ko còn tài sản gì giá trị. Bây giờ người dân đang rất đói và thiếu nước uống, đang chờ cứu trợ".

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._vietnam.shtml

  7. #7
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN?


    ... xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương .
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...planning.shtml

  8. #8
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    Dân bị lũ cô lập, cán bộ vẫn ăn nhậu, hát hò tưng bừng bên "tượng bác"
    Ngày 16.11, trong khi người dân đang vật lộn với lũ dữ thì tại trụ sở UBND phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) đang diễn ra một cuộc ăn nhậu, hát hò vui vẻ...

    Trích một số phản hồi của bạn đọc ....
    - Nguyễn Hoàng Kha: "Huyện Hinh 2013"

    - hph: Hoan hô tinh thần lạc quan của tập thể công chức Phường. Dù trong khó khăn vẫn nêu cao tinh thần "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"

    - thanhnguyen: Không thể chấp nhận được, đề nghị lảnh Đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế kỷ luật cho thôi việc ngay Chủ Tịch và Bí Thư của Phường "vô đạo" này

    - Trankhoan: Cảnh sao giống như tác phẩm "Sông chết mặc bay" của cụ Phạm Duy Tốn cách đây 95 năm

    - Đỗ xuân Vinh: bữa tiệc mừng ngày đại doàn kết này dúng là có một . các vị đang doàn kết với ai khi người dân đang khổ sở vì lũ ? các vị công bộc này quả là vĩ đại nhờ có trái tim vô cảm .

    - Sơn: Lũ là chuyện "Thường ngày ở Huyện" mà, sống lạc quan vậy đáng hoan nghênh chư lị !

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...#disqus_thread

  9. #9
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    17/11

  10. #10
    Nhà Ngói
    Join Date
    Aug 2013
    Posts
    225
    36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam


    Gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.
    Số tử vong trong lũ tại miền Trung Việt Nam đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích.
    Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.
    Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong.
    Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.
    Ông Hồ Đắc Hưng: 10 huyện thuộc tỉnh Bình Định trong đó có Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn, An Lão, Hoài Nhơn…bị rất nặng do người ta xả lũ từ mấy đập thủy điện. Mưa làm nước trên thượng nguồn nhiều quá, mấy hồ chứa nước thủy điện nước nhiều quá, họ sợ vỡ nên xả ào ào xuống. Nặng nhất là vùng Tuy Phước. Có mấy người chết.
    VOA: Nhà cửa, đường sá, hoa màu ra sao?
    Ông Hồ Đắc Hưng: Hoa màu mùa này ở đây người ta cũng gặt hái hết rồi. Nhà cửa bị ngập.
    VOA:Hiện giờ nước lũ đã rút bớt chưa, độ cao khoảng bao nhiêu?
    Ông Hồ Đắc Hưng: Vẫn còn cao, ngập tới mái nhà luôn. Dân leo lên mái nhà ngồi rất nhiều, nước ngập sâu quá mà. Ngay cả vùng núi mà cũng bị ngập nào giờ đâu có vụ đó. Mấy vùng trũng gần biển bị ngập thì đương nhiên, nhưng giờ như huyện An Lão là huyện miền núi mà cũng bị ngập chạy không kịp. Như huyện An Khê trên núi cao mà nước lũ cũng chảy xiết, người ta chỉ kịp chạy thoát thân thôi, không lấy được đồ đạc gì cả....
    VOA: So sánh với những thiên tai trước, đợt này anh thấy thế nào?
    Ông Hồ Đắc Hưng: Gần đây năm 2009 tương đối chỉ có 1 vùng bị xả lũ. Còn nay do tất cả các nguồn nước trên cao đổ xuống rất nhanh. Cho nên, năm nay lớn hơn mấy năm trước rất nhiều. Xã An Nhơn hồi giờ đâu có ngập lụt mà nay cũng ngập nhà luôn mà.
    VOA: Anh nói lũ do người ta xả lũ xuống chứ không phải do mưa bão?
    Ông Hồ Đắc Hưng: Không có bão. Mưa thì nhiều trên thượng nguồn. Vì phá rừng, không giữ được nước, nên nước đổ xuống các hồ nhiều. Họ sợ vỡ đập thì còn chết nhiều hơn nữa. Cho nên, họ xả lũ, xả hồ chứa nước đập thủy điện mới gây lũ, chứ không phải lụt. Lụt thì nước dâng lên từ từ. Còn đây lũ nó ào xuống chạy đâu có kịp.
    VOA: Báo chí trong nước nói tình trạng này do ‘ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ’?
    Ông Hồ Đắc Hưng: Họ phải nói vậy thôi. Thứ nhất do mở đập thủy điện nhiều quá. Thứ hai, do nạn phá rừng nên giờ không giữ nước được khi mưa nhiều.
    VOA:Đã có sơ tán, sao lại có nhiều người bị mắc kẹt trong lũ, thưa anh?
    Ông Hồ Đắc Hưng: Tại chạy không kịp. Phương tiện cũng không có. Lũ mà, sao chạy cho kịp.
    Báo Thanh Niên nói nước lũ dâng cao nhanh chóng sau khi 15 nhà máy thủy điện trong vùng mở cổng xả lũ để tránh vỡ bồn chứa.
    Quảng Nam, Bình Định bị ngập trên diện rộng trong khi Quảng Ngãi bị ngập sâu với nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn.
    Hình ảnh trên truyền hình nhà nước cho thấy tại hai địa điểm được UNESCO liệt kê là di sản văn hóa thế giới gồm phố cổ Hội An và cố đô Huế, nhà cửa, đường sá bị ngập chìm trong nước. Hàng trăm khách du lịch đã được sơ tán.
    AFP dẫn nguồn tin từ một giới chức ở Đà Nẵng cho hay lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lưu thông đường bộ, đường không, và đường sắt xuyên suốt khu vực...


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1792273.html , các bài liên quan : http://www.rfa.org/vietnamese/progra...013103744.html , http://www.rfa.org/vietnamese/blog/l...013163506.html
    Last edited by Dân; 11-22-2013 at 12:59 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:18 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh