Register
Results 1 to 8 of 8

Thread: Haiyan

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Haiyan

    (nguồn hình ảnh: SPIEGEL.de)



    Haiyan rời Phi Luật Tân, đe dọa Việt Nam






    Quận Leyte, hải cảng Tacloban - mùi tử thi






    Tacloban, đã có chuyện hôi của






    Một ông chủ tiệm ở Tacloban canh chừng cửa hiệu sợ hôi của






    Nạn nhân thiên tai tụ tập ở các cửa hiệu chuẩn bị hôi của vì hàng hóa cứu trợ đến chậm trễ do hải cảng, phi trường và đường sá hư hại nhiều






    Tòa đô chánh của Tacloban










    Tàu trôi dạt vào bến cảng Tacloban








    Nạn nhân đi tìm lại nhà của mình. Đã có con số 10 000 người tử vong







    Hủy hoại ở đảo Bantayan
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Phá hủy hoàn toàn - không nhà, không nước uống, không thực phẩm






    Không khí lo lắng và sợ hãi trước bạo lực và hôi của bao trùm Tacloban







    Tìm quần áo khô ráo?






    Mạng lưới điện thoại lẫn mạng lưới điện thoại di động cũng bị hủy hoại
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3

    10.000 người thiệt mạng!

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Theo tin tức trung tâm dự báo khí tượng Việt Nam, Haiyan đã đi ngang Hải Phòng, Quảng Ninh tuy nhiên không có thiệt hại nhân mạng, chỉ có cái cột Ăng-ten đài truyền hình Uông Bí cao 52 thước bị đánh sập, cột phát sóng điện thoại di động bị nổ, 15 căn nhà sập, 129 căn nhà tốc mái. Sau một đêm gió chỉ còn ở cường độ cấp 5 cấp 6.

    Như vậy là Việt Nam thoát nạn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Nhìn hình ảnh nát như tương kia khiếp thật. Trong đống đổ nát kia thấy mái tôn khá nhiều, chắc số người bị tôn chém chết chắc cũng khá lớn. Nhìn mấy tấm hình này lại nhớ bão Katrina bên xứ tớ.
    Laissez les bon temps rouler!

  6. #6
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Ảnh về cơn bảo Hải Yến thổi qua Việt nam - "coi trong" Yahoo!

    Thiệt hại nặng nề: cờ Việt cộng bị đổ gục.



    Nhà cán bộ sẽ có thêm một bộ lũa.



    Cột phát sóng truyền hình bị hỏng, chả biết có sửa kịp để đồng bào xem bóng đá vòng loại Cúp Thế giới không?


  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Cột phát sóng truyền hình bị hỏng, chả biết có sửa kịp để đồng bào xem bóng đá vòng loại Cúp Thế giới không?
    Ở "Cổng thông tin bộ tài chính" đã có giảm giá xăng "250 đồng một lít" hỗ trợ đồng bào trong lúc khó khăn bão lũ rồi anh Ốc ạ. Nghe rằng dân cư mạng Việt Nam đang bàn thảo xem với số tiền tiết kiệm này có thể làm được những gì đấy.
    Last edited by Triển; 11-11-2013 at 09:37 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    "Ở đâu có chết chóc là nơi đó có oan hồn"


    Đói khát, ảm đạm, chết chóc - nhưng cũng có hi vọng và tri ân. Sau trận bão "Haiyan" Phi Luật Tân không còn như xưa nữa. Ngày ngày nỗi thất vọng càng gia tăng. Kèm theo là sợ hãi.




    Katja Mitic và Sophie Mühlmann


    Dân chúng Phi Luật Tân đã trải qua nhiều giông tố. Nhưng một cơn bão như "Haiyan" chưa có ai từng trải. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc có khoảng 11 triệu 3 người là nạn nhân của cơn bão, mất trắng, bị thương hoặc mất mát người thân. Gần 40 phần trăm nạn nhân cơn bão là trẻ em. Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino đã tính có 2000 đến 2500 tử vong. Vị nguyên thủ của quốc đảo Đông Nam Á đã trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ CNN như vậy.


    Liên Hiệp Quốc kêu gọi cộng đồng thế giới hãy quyên góp 300 triệu Mỹ kim. Đức đã nâng phần đóng góp của mình lên 1 triệu rưỡi Euro. Quân đội đã có mặt nhiều nơi ở nước này để ngăn chặn nạn hôi của. Dẫu sao cũng có vài tia hi vọng.


    Ai ai cũng muốn thoát khỏi địa ngục


    Họ ngủ dưới cơn mưa như trút ở đâu cũng được, miễn là có một chỗ dung thân khá an toàn như dưới các tấm nylon, giữa những cây sào ngổn ngang, dưới các tấm tôn. v.v. Có người nằm đại ở lề đường trong sình lầy. Miễn sao cứ trời hừng sáng là họ ùa về hướng phi trường. Cái bãi đáp hư hại hết phân nửa chính là sinh lộ đến nơi an toàn. Hàng ngàn người trên đảo Leyte thuộc Tacloban đã trở thành vô gia cư, đa số chỉ muốn thoát khỏi nơi này mà thôi. Ra khỏi địa ngục, nơi mà cả viên đá này chồng lên hòn đá khác cũng không còn nữa, nơi mà mùi hôi thối tử thi nồng nặc và thiếu thốn mọi thứ.


    Có hai chuyến bay quân sự mỗi ngày mang hàng hóa tiếp tế vào đồng thời chở người ra, những người gặp may. Hơn 3000 người tá túc trực tiếp luôn ở chung quanh phi đạo. Mỗi khi trời hừng sáng là tất cả ùa chạy ra phi đạo khi chiếc C-130 của Philippine Air Force hạ cánh. Dòng người nhào đại vào mặc cho một vài anh lính cố gắng đẩy họ lại, quá ít ỏi trước một lượng người quá đông đang hoảng loạn. Có nhiều bà mẹ trẻ giơ con họ lên cao với hi vọng được chiếu cố. Tuy nhiên chỉ cỡ vài trăm người được phép lên máy bay.


    Cô Helen Cordial nằm trên băng ca run rẩy mất tự chủ. Cô bị bệnh tiểu đường mà ở Tacloban không còn thuốc thang gì nữa. Sau đó cô kể, "tôi năn nỉ các anh lính là bộ mấy anh muốn thấy tôi chết ở đây sao? Các anh đúng là có trái tim sỏi đá!". Đoạn có một bà cụ tên Aristone Balute phân trần: "Chúng tôi cần giúp đỡ. Nhưng mà ở đây không có động đậy gì cả. Từ hôm qua chúng tôi đã phải nhịn đói tới bây giờ!" Bà cụ 81 tuổi ướt nhẹp đến da nhăn, mặt tuôn đầy nước mắt.
    Ông tài xế xe vận tải Joselito Caimoy 42 tuổi lại được may mắn hơn vì đã lo được cho vợ và hai con ông an toàn lên máy bay. Gia đình họ ôm nhau mà khóc, rồi ông phải nhìn theo chiếc phi cơ từ từ lăn bánh và cất cánh lên khoảng trời u ám. Ông phải ở lại vì muốn canh chừng một ít của cải mà cơn bão để sót lại cho gia đình ông.


    "Ở đâu có chết chóc là ở đó có oan hồn lảng vảng"


    Goria Monje rụt cổ lại. "Trong một thành phố có quá nhiều người chết như vầy thì oan hồn phải lảng vảng!" Không phải chỉ có mình cô sợ Ghouls, tức là ma. "Đa số người Phi Luật Tân tin có ma. Nơi nào có tử vong và thảm cảnh, chỗ đó sẽ có oan hồn ray rứt". Nhiều người cô quen biết đã gặp ma. "Chúng tôi tránh các nơi có người chết. Đặc biệt là những cái chết tức tưởi".


    Cô chắc chắn rằng Tacloban giờ là một thành phố ma. Bộ trưởng bộ y tế Enrique Ona cho hay đã có 800 tử thi chuyển đến Tacloban, 1000 xác chết sẽ được tiếp tục mang đến. Có tin chỉ nội Tacloban đã có hơn 10 ngàn người thiệt mạng. Gloria sợ ma hơn mọi thứ và không muốn sống chung.


    Nhưng cô thú thật cũng có nhiều đồng hương của cô không sợ hãi gì cả, họ sống chung với vong hồn như với bạn bè. "Tôi biết vài người hi vọng rằng qua cách này có thể gặp lại người thân đã mất. Họ sẽ hạnh phúc lắm nếu gặp lại được mẹ đã bị chết đuối hoặc các con đã tử vong qua cơn bão - ngay cả khi người thân họ trong hình hài ma trở về".


    Là một công việc và chớ hốt hoảng


    Cô Hanni Walter của tổ chức hỗ trợ ngoại quốc Johanniter muốn giúp đỡ, nhưng chính cô bây giờ lại lâm vào tình trạng khẩn cấp. Bình thường người phụ nữ 33 tuổi này ngồi ở văn phòng đại diện tổ chức cứu trợ tại Nam Dương. Nhưng sau vụ bão cô được gọi đến thành phố Cagayan de Oro ở đảo Mindanao gấp để điều hợp các nhóm cứu trợ người Đức. Và chính thành phố này đang sắp có cơn bão mới đang vận hành đến đây.


    Một nhóm bác sĩ cấp cứu của tổ chức Johanniter đang trên đường đi Tacloban. Nhưng có lẽ tình cảnh sẽ khó khăn. Cô Walter chỉ có thể liên lạc vô chừng được với nhóm bác sĩ đầu tiên đang ở tại thành phố đổ nát kia. Thành phố không chỉ mất điện mà "chỉ có một vài điểm có thể bắt sóng điện thoại di động, thỉnh thoảng chúng tôi nhận được một tin nhắn, toàn bộ hạ tầng cơ sở đã bị hủy hoại", cô cho biết.


    Cầu bị sập, đường sá bị các đống đổ vỡ và tử thi cản trở. Thie^Äu thốn nước sạch, thực phẩm và thuốc thang. Walter cố gắng giữ bình tĩnh dù hình ảnh khủng khiếp trước mắt và các lần nói chuyện với người còn sống sót. Tôi không thể để tinh thẩn bị ảnh hưởng, đó là công việc của tôi", cô nói. "Đồng nghiệp người Phi của tôi chưa hốt hoảng thì tôi cũng sẽ không hoảng hốt".


    "Chúng tôi may quá"


    Xe hơi và xe gắn máy đậu hàng dài mấy cây số trước cây xăng trên đảo Leyte. Mỗi một giọt xăng bây giờ là của quý. Ngay cả đứng trước máy rút tiền ở nhà băng người ta cũng phải đợi hàng giờ đến khi rút được tiền. Chắc phải vài tuần nữa mới có điện lại. Tuy nhiên ông Günter Mosch còn có cả internet qua computer của ông nữa.


    Người đàn ông 59 tuổi nói, "Chúng tôi may mắn hết sức". "Nếu cơn bão chỉ cần xê dịch độ 30 đến 40 cây số về phía Nam hòn đảo thôi là chúng tôi bị lãnh đủ". Trước đây 18 năm ông thầy dạy lặn này người thành phố Karlsruhe đã di dân sang làng biển Macrohon San Roque ở phía Nam đảo Leyte để cùng với vợ mở cơ ngơi lặn có một khách sạn nhỏ. Giờ họ đã có một đứa con trai.


    Nơi này đặc biệt hấp dẫn du khách vì có cá mập voi cứ vào độ bắt đầu tháng 12 có thể xem được vài tháng. Trong khoảng thời gian còn lại ông ta cung cấp dịch vụ du lịch đến hơn 20 địa điểm đầy cả vườn san hô sinh sống. Ông Mosch nói, "Tôi không biết các bãi lặn sẽ ta sao, có lẽ đã bị hư hại nhiều".


    Một ngày sau trận bão ông đã lái xe đến thành phố Omoc cách Tacloban khoảng 80 cây số để xem xét, nhưng không thể đi xa hơn vì các đống đổ nát. "Nhiều người Phi nghèo không dám rời bỏ các mái nhà tôn của họ vì sợ bị mất cắp". Riêng Mosch hi vọng rằng du khách không hủy đặt cọc. "Ai muốn giúp đỡ thì chính lúc này nên đến Phi Luật Tân. Chỉ có như vậy người ở đây sau trận thiên tai mới có thể kiếm sống" .


    Quà tặng trên trời rơi xuống cho tù nhân


    Tướng Virgilio Espineli tỏ ra lo lắng, ông tư lệnh vùng Tacloban phải thú nhận rằng qua trận bão cái hàng tường ngoài của trại tù bị hư hại. Tù nhân đã giật sập được rồi đào tẩu. Ông nói, "lính canh có bắn súng cảnh cáo để ngăn cản tù nhân tẩu thoát hàng loạt và cũng có vài tù nhân quay trở lại".


    Tuy nhiên ông cũng không biết hiện có bao nhiêu tù nhân đã tẩu thoát. Có khoảng 600 tù nhân trong trại lúc cơn bão ập đến. Ông Espinell không chỉ lo lắng cho sự an toàn của dân chúng, mà ông cũng lo cho đám tù nhân của ông, "Họ đi đâu bây giờ?" Ông đặt câu hỏi một cách công khai, và "họ sẽ ăn cái gì ?"


    Lúc bà Pascale Meyner nhìn thấy cái đảo bé xíu Malapascua phía Bắc của Cebu, bà nghĩ đến một vụ nổ lớn. Người phụ nữ Thụy Sĩ nói, "Khi một quả bom nổ tung, nó sẽ trông giống như vậy đó". Bà Meyner làm quản trị cho công ty du lịch "Sea Explorers" ở Phi Luật Tân. Như có kỳ diệu xảy vì bà đã sống sót. Hầu hết các hàng dừa và các cây dù che mát của du khách bị gẫy hết. Cây cối bị tước lá, và đứng trơ trọi ở bãi biển. Mỗi một căn nhà trên cái đảo chỉ có 5000 người ở này đều bị hư hỏng một chỗ nào đó.


    Mưa và nóng bức - một kết hợp lý tưởng cho bệnh tật


    Người phụ nữ Thụy Sĩ 40 tuổi cho biết qua điện thoại rằng "ở đây đang nóng bức vì chẳng còn bóng râm nào trên Malapascua nữa, nhiều người ngủ luôn ngoài trời". Bà đã trải qua nhiều trận giông tố qua tám năm ở Phi Luật Tân. Nhưng chẳng có ai tưởng tượng được có một trận bão như "Haiyan". Từ hôm có bão, bà xem tin tức khí tượng mỗi bữa. Bà nghĩ đến dân chúng ở Malapascua, nếu có ai tụ tập làm gì đó, tức là họ đang xây một chỗ ở dã chiến với vật liệu từ đống đổ nát.


    "Mưa và thời tiết nóng bức, đó là sự kết hợp lý tưởng cho mầm bệnh", bà nói. Nhưng sức sống mãnh liệt toát ra từ cư dân trên đảo khiến bà rất ấn tượng. Các con đường đã bắt đầu được thu dọn. "Mỗi người đều giúp một tay". Chiếc thuyền bình thường dùng để chở du khách hiện đang vận chuyển hàng cứu trợ cho Malapascua. "Khi nào trời tốt, chúng tôi lại ra khơi".


    Và chúng chỉ gọi: 'Mẹ ơi, mẹ ơi....!'


    Ceniza Aguilar đã gần như tuyệt vọng khi cố gắng liên lạc hai đứa con của cô. Trước đây hai ngày khi tờ "Welt" phỏng vấn, cô tỏ ra đầy lo lắng. Người phụ nữ 33 tuổi làm thuê cho một tư gia ở Tân Gia Ba, còn hai đứa con trai cô John Cedric và Jhazz sống cùng mẹ chồng cô ở đảo Burios, trung tâm Phi Luật Tân. Mấy ngày liền không có tin tức, đường dây điện thoại bị tắt nghẽn.


    Cenzia kể lại, "chỉ nghe tiếng lột sột" hoặc là "giọng máy tính: 'người bà muốn tìm chưa liên lạc được'". Rồi bỗng nhiên hôm tối thứ hai cô bỗng nghe tiếng tuýt, ngắt quãng, mỏng manh và ngập ngừng, nhưng đối với cô đó là thứ âm thanh tuyệt vời nhất thế giới. Mẹ chồng cô bắt điện thoại. Nghe rất xa xăm.


    "Nhưng mà tôi đã hiểu hết, rằng mọi người đều khỏe, rằng họ vừa thoát khỏi hãi hùng. Cám ơn trời đất, tôi hạnh phúc quá!" Tuy nhiên cuộc sống ở đảo Burias đầy khốn khó. "Nhưng mà cây cối gẫy đổ hết, ruộng vườn bị hủy hoại, gạo bị hư hết, khoai lang, xoài cũng hư. Đến đám gia súc heo gà cũng bị chết đuối. Không còn gì để ăn nữa".


    Ceniza muốn gửi ngay tiền về, nhưng phải đi cả ngày trường đến thành thị ở đất liền để rút tiền và mua thực phẩm chưa thể thực hiện được. "Trong lúc chúng tôi đang nói điện thoại thì đường dây yếu dần, yếu dần. Tôi còn đang muốn nói chuyện với hai đứa con trai thì đường dây bỗng nhiên bị tắt mất. Từ lúc đó tôi không gọi được nữa. Tuy nhiên vừa lúc trước khi cuộc nói chuyện bị đứt ngang tôi còn nghe được hai đứa trẻ đang khóc phía sau. Sợ nhiều lắm. Và chúng cứ gào đi gào lại: 'Mẹ ơi, mẹ ơi'...! "




    (* dịch lại từ "Wo es Tod gibt, dort gehen die Geister um")

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:26 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh