Register
Page 11 of 11 FirstFirst ... 91011
Results 101 to 103 of 103
  1. #101
    @ bro Hiệp: ăn sáng dễ dàng quá nhỉ, cứ ghé hòm là rinh 1 mớ tiền. Vậy 1 ngày bác ăn sáng mấy lần vậy ?

    Vì là con út, 3 ông anh lớn thì đi vào quân đội hết, nên bố mẹ cũng hơi cưng. Sau này đậu xong tú tài 2, thì tiền ăn sáng được tăng lên chút đỉnh, khi nào kẹt hỏi thêm thì bị mẹ mắng cho môt cái rồi cũng đưa thêm tiền cho sài.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #102
    Nhà Ngói
    Join Date
    Oct 2013
    Posts
    154
    Xin Post phần còn lại của danh sách các rạp xi-nê Sài Gòn xưa :

    ( Như thường lệ, phần chú thích dưới mỗi tên rạp là của tác giả TDC , không phải Tony Phạm )


    Majestic – Tự Do.
    Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. “Les Portes Claquent” (1960).

    Minh Châu – Trương Minh Giảng.

    Minh Phụng – Hồng Bàng, Chợ Lớn.
    Thật ra, nơi đây là đình Minh Phụng, khi xưa có lúc khai thác chiếu phim ban ngày.

    Mini Rex – Lê Lơị.
    “Paint Your Wagon” (1969).

    Moderne – Trần Văn Thạch, Tân Định.
    Tôi không có duyên với rạp này nên chưa bao giờ có dịp bước chân vào. Theo lời một thân hữu, rạp này có vài ba đặc điểm: lối vào rạp đâm ngang hông phía giữa những hàng ghế, ghế bằng cây nên khi dứt phim khán giả cùng đứng dậy làm cho ghế cây khua lên rầm rầm, và cũng vì ghế cây nên đoàn quân rệp tha hồ cắn phá đám khán giả trong bóng tối của buổi chiếu phim.

    Mỹ Đô – Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn.
    Tên xưa là Thành Chung, tên mới là Vườn Lài.


    Rạp Mỹ Đô ngày nay

    Nam Quang – Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp.

    Nam Tiến – Bến Vân Đồn.

    Nam Việt – Tôn Thất Đạm, Chợ Củ. “The Bravados” (1958).

    Nguyễn Huệ – Nguyễn Huệ.
    Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là cơ sở U.S.O.. “Journey to the Center of the Earth” (1959).

    Nguyễn Văn Hảo – Trần Hưng Đạo.

    Olympic – Hồng Thập Tự.
    “To Hell And Back” (L’Enfer des Hommes (1955)).

    Oscar – Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.

    Phi Long – Xóm Củi.

    Palace – Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.


    Rạp Palace ngày nay.


    Quốc Thái – Trần Quốc Toản, Chợ Lớn.

    Quốc Thanh – Nguyễn Trải.

    Rạng Đông – Pasteur.
    Tên cũ là Hồng Bàng. “The Ambassador’s Daughter” (1956).


    Rex – Nguyễn Huệ. “Dirty Harry” (1971), “Le Passager de la Pluie” (1969).

    Thanh Bình – Phạm Ngũ Lão.
    “Le Magnifique” (1973).

    Thanh Vân – Lê Văn Duyệt, Hòa Hưng.

    Thủ Đô – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn.
    Tên cũ là Eden.

    Trung Hoa – Đồng Khánh,
    trước nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.

    Văn Cầm – Trần Hưng Đạo.
    Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là đại lý Honda đầu tiên tại Việt Nam.

    Văn Cầm – Võ Di Nguy, Phú Nhuận.
    Rạp này có cái lệ luôn luôn chiếu một phim ngắn của 3 anh hề ‘Stooges’ trước khi chiếu phim chính. Rạp rất rẻ tiền không có máy lạnh nên rất ngộp thở. Tôi không bao giờ ngồi vào ghế mà lúc nào cũng đứng phía sau cùng nơi có cái màn đen che ánh sáng. Khi nào ngộp thở quá thì vén màn thò đầu ra ngoài thở không khí mát một chút rồi thả màn ra coi tiếp.

    Vào năm 1961, tôi đang theo học lớp 5e chương trình Pháp (đệ lục chương trình Việt hoặc lớp 7 bây giờ) ở trường Taberd. Khoảng thời gian đó, tôi mê xem xi nê rạp Văn Cầm gần nơi tôi ở đến độ bỏ đi consigne (bị phạt phải vào lớp chiều Thứ Báy lúc nghỉ học) nên bị mấy sư huynh hành hạ tơi bời nhớ đời luôn khiến tôi không thể nào quên được cái khoảng đời học sinh tương đối đen tối của lúc đó.

    Văn Hoa – Trần Quang Khải, Đa Kao


    Rạp Văn Hoa ngày nay.

    Văn Lang – Cách Mạng, Phú Nhuận.

    Victory Lê Ngọc – Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn.

    Việt Long – Cao Thắng.


    Vĩnh Lợi – Lê Lợi.
    Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, có người bị thương nặng phải cưa chân. “Deliverance” (1972).Rạp này chuyên chiếu phim Pháp và Phim xưa, giá vé rẻ và có thể ngồi cả ngày chung với nhóm P.D

    Ngoài những rạp xi-nê bình thường còn phải kể đến những nơi có chiếu phim không bán vé.

    Trường Taberd.
    Thỉnh thoảng các sư huynh chiếu phim cho học sinh xem vào chiều cuối tuần không có lớp học, phim thì cũ rích, máy thì nhỏ chỉ đủ xem trong phòng lớp. Về sau này, khi có auditorium khang trang với balcon đàng hoàng không thua gì các rạp xi-nê lớn ngoài phố. Tôi được xem phim “Ivanhoe” (1952) ở đây. Học sinh nội trú Taberd được xem phim mỗi tối Chúa Nhật.

    Phim tôi nhớ nhất là “Titanic” (1953) lúc tàu đang chìm, ban nhạc và những người ở lại với chiếc tàu cùng nhau hát bài “Chúa ơi con nay gần kề…” thật cảm động. Mặc dù bị đám học sinh nội trú chê là “ciné Taberd toujours local”, các sư huynh ở đây tiến bộ hơn các sư huynh ở tỉnh, những pha cụp lạc hôn hít vẫn được tôn trọng để nguyên cho học sinh xem.

    Trái lại, khi tôi học nội trú ở trường Saint Joseph, Mỹ Tho, phim nào có cảnh hôn hít đều bị cắt xén trước khi chiếu. Có lần, vì không kịp kiểm duyệt trước nên lúc chiếu có màn hôn hít, sư huynh phụ trách bèn điều chỉnh cho hình ảnh mờ đi chẳng còn thấy cái gì mặc cho đám học sinh la ó om xòm.

    Đơn vị Công Binh.
    Nhà của tôi ở gần một căn cứ quân đội. Một thượng sĩ được lệnh chiếu phim mỗi tuần vài ba đêm cho trại gia binh xem. Phim thuộc loại 16mm mượn của quân đội Hoa kỳ nên dĩ nhiên là chẳng có phụ đề Việt ngữ gì cả. Ngược lại, phim rất mới và không có chiếu ngoài rạp Sài Gòn, hoặc ít ra cũng phải một hay hai năm sau mới có chiếu như phim “Les Félins” (1964).

    Điểm ngộ nghĩnh của nơi chiếu phim này là người chiếu phim lại cần đến khán giả. Những phim nào dễ hiểu thì bà con còn coi cho vui, phim nào khó hiểu thì bà con bỏ đi về hết một phần vì trời tối khuya khoắc. Có lần chỉ còn tôi và một người bạn ráng ở lại để cho thượng sĩ phụ trách vui lòng. Một điểm kỹ thuật là máy chiếu phim không có hoặc hư hoặc mất cái ống kính chiếu phim đại vỹ tuyến nên gặp phim loại nà̉y là hình ảnh cứ dẹp đép theo chiều đứng.

    Thượng sĩ chiếu phim bèn nghĩ ra cách là để máy chiếu nằm chéo góc với màn ảnh nên xem cũng tạm tạm mặc dù một bên lớn, một bên nhỏ. Tôi được xem những phim độc đáo như “Goldfinger” (1964), “She” (1965)…

    Câu Lạc Bộ Mỹ.
    Nhờ chơi nhạc trong các căn cứ quân đội Hoa Kỳ, tôi được mấy anh G.I.s mời trở lại thăm viếng và cùng xem xi-nê với họ. Như đã nói, đây là những phim 16mm nhằm giải trí cho quân nhân Hoa Kỳ. Tôi được xem phim “Your Cheatin’ Heart” (1964) kể lại cuộc đời của ca sĩ nhạc country Hank Williams.

    Phim loại này chắc chắn khó được các nhà phân phối phim Sài Gòn mua nhập vì người Sài Gòn có thể nói rằng chẳng hề biết Hank Williams là ai cả. Nói về nhập cảng phim, tôi vẫn còn nhớ đến hảng Cosunam khi mở đầu phim luôn có cảnh bộ lư đang hun khói cùng với đoạn nhạc hiệu lập đi lập lại nghe đến phát chán. Ngoài ra còn có hảng Mỹ Vân đã đóng góp rất nhiều cho nền điện ảnh Sài Gòn qua phần nhập cảng, chuyển âm và sản xuất phim.
    Yêu anh anh cũng như vầy
    Ghét anh anh cũng như ngày em yêu

  3. #103
    Nhà Ngói
    Join Date
    Oct 2013
    Posts
    154
    Sài Gòn khi xưa có rất nhiều xe hơi, nhưng đặc biệt Sài Gòn chỉ chú trọng và yêu thích nhất các loại xe hơi của Pháp, thật không hổ danh là Paris ở phương Đông






    Hình khách sạn Continental với dòng xe cộ trên đường phố cho thấy rất nhiều xe Pháp Citroen 2CV ( deux cheveaux - hai ngựa ), loại xe này rất thịnh hành và rất được dân SG ưa chuộng khi xưa, và rất nhiều xe gắn máy Vespa , Lambretta nổi tiếng của Ý. Mỗi lần nhìn thấy chiếc Lambretta này là tôi lại nhớ khi xưa còn nhỏ lúc còn bé xíu mỗi cuối tuần bố tôi thường chở cả nhà trên chiếc xe máy Lambretta : mẹ tôi ngồi phía sau kèm đứa út, còn thì cả 2 anh em đều đứng phía trước chỗ sàn để chân ngay bi-đông tay lái của chiếc xe máy 2 bánh , vậy mà cũng đi khắp đó đây ở Sài Gòn bằng chiếc xe gắn máy Lambretta của Ý bất hủ này , đi vườn Bờ-rô , đi sở thú Sài Gòn , đi xi-nê Rex , đi ăn kem Bắc cực… đều chở cả nhà bằng chiếc Lambretta ! Bây giờ mà chở như thế này thì chắc cảnh sát bắt phạt ngay lập tức , nhưng khi đó là Sài Gòn – một thời đã xa khác với bây giờ xa lắm. Thời xa xưa ấy đời sống còn rất đơn giản, không vội vã , không xô bồ .. Tôi yêu ly cà phê buổi sáng , con đường ngập lá vàng , và tôi cũng yêu em …
    Yêu anh anh cũng như vầy
    Ghét anh anh cũng như ngày em yêu

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:27 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh