Register
Page 24 of 28 FirstFirst ... 142223242526 ... LastLast
Results 231 to 240 of 277
  1. #231

    Sầu quên tên dấu




  2. #232

    Dựa núi theo sông

    > >


  3. #233

    Kết lá che hoa

    @ @ @


  4. #234

    Tình đan duyên kết

    #

  5. #235

    Synchronicity

    !
    Thời nay tại các xứ Âu Mỹ hay thường nghe người ta gợi lên đề tài "synchronicity" mỗi khi có những sự trùng hợp ngộ nghĩnh và lý thú xảy ra trong đời sống . "Synchronicity" (tạm dịch là Đồng-phương-tương-tính, viết tắt DPTT) là danh từ do bác sĩ Carl Jung khởi xướng để mô tả một hiện tượng như vầy :- "Trong trí óc ta đang có suy tư hay lo nghĩ về một vấn đề gì đó, thì bỗng nhiên vô cớ lại có một sự kiện xuất hiện ngoài đời rất là tương ứng và có liên quan một cách thật chính xác với cái điều ta đang bận tâm ".


    Đa số chúng ta đều cho rằng đây chỉ là những trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi, dù có ngỡ ngàng đôi chút rồi cũng cho qua, nhưng các học giả về ngành tâm lý hiện đại thì coi đó là các cơ hội hy hữu có thể giúp ta nhận biết ra những điều nằm ẩn dấu trong tiềm thức của mình .


    Cách đây không lâu nhà chuyên gia điều trị tâm thần tại Úc tên Edward Traversa có viết một bài bình luận về đề tài này . Bài viết tuy hơi khó hiểu những cũng đáng đọc trên mạng tại đây :





    When most people think about synchronicity they often assume that the synchronicity is like a road sign that attempts to point the person in a certain direction. That the direction is often deduced as something occurring in our outer world is frequent. For example, a set of synchronicities may give rise to the belief that a new relationship is around the corner or a new job. It is relatively easy to see why we often come to such conclusions. For instance, we might be pondering buying a new car and in the next few days or weeks a certain model of car might appear in our lives on a frequent basis. We then make a decision based on the belief that buying a new car is what the universe intended for us. When it comes to synchronicity we are especially prone to ascribing the phenomena as a sign from god/universe.
    However, synchronicity is an interior function – we create the synchronicity. This is how synchronicity was first coined and explained by Carl Jung. It is, in principle a psychological function (albeit often unconscious) which coincides with an acausal event which occurs in the physical world. In the car example used earlier it is our thinking about the car that has a connection with cars appearing by ‘coincidence’ in the external world.

    ....

    Synchronicity is an opportune moment to pause and reflect on what our deepest fears, desires and aspirations are. It is a pointing inward, an opportunity to examine ourselves in a new light. It is rarely about buying a red car, but synchronicity might call into question our deepest attitudes and beliefs about material success and trappings. There is something in the synchronicity itself that we need to learn about ourselves.
    This does not mean that sometimes synchronicity does never provide a direction or course to take in life. But it does mean that is secondary and of lesser importance than the attention inward we are being asked to partake in.

    ....





    Tạm tóm dịch vài ý chính như sau:


    Một quan điểm về ý nghĩa của "đồng-phương-tương-tính"

    Khi nghĩ về đồng-phương-tương-tính ta thường giả dụ rằng nó cũng tựa như là một tấm bảng chỉ đường muốn đưa đẩy ta về một chiều hướng nào đó . Ta lại còn hay suy luận rằng cái đường huớng đó áp dụng vào một sự việc gì diễn tiến ở thế giới bên ngoài . Thí dụ như có những sự kiện khiến cho ta tin rằng sẽ sắp có một việc làm mới hay một tình duyên mới . Đôi khi ta đang dự tính mua xe hơi mới chẳng hạn, và rồi trong những ngày kế tiếp cứ liên tiếp gặp thấy cùng một loại xe nào đó . Thế rồi trong lòng cứ đinh ninh rằng vũ trụ đang ra tín hiệu giúp cho mình trong quyết định mua xe . Tóm lại khi xét về đồng-phương-tương-tính ta rất thường có khuynh huớng tin rằng cái hiện tượng này là một điềm báo ứng đến từ Phật Trời/ thiên địa .

    Tuy nhiên, trên thực tế , đồng-phương-tương-tính là một động năng của nội tâm, chính chúng ta tạo dựng ra đồng-phương-tương-tính . Đây là một điều đã từng được diễn giải bởi bác sĩ Carl Jung . Trên nguyên tắc, đồng-phương-tương-tính là một động năng tâm lý ( ẩn dấu trong tiềm thức) đang trùng hợp với một sự kiện vô cớ xảy ra tại thế giới vật chất bên ngoài . Trong cái thí dụ về xe hơi kể trên , thì cái sự suy nghĩ về xe cộ của ta là cái có câu nối với việc các chiếc xe xuất hiện một cách ngẫu nhiên ở ngoài đời .

    ...
    Thật sự ra thì ...

    DPTT là một giây phút cơ duyên cho ta tạm ngừng nghỉ và tự suy xét lại xem những nỗi lo sợ, những mong muốn, những ước vọng thầm kín nhất của mình thật ra là gì ? Nó là một cơ hội chỉ dẫn ta hướng vào trong, và tự soi xét mình dưới một tia sáng mới . Rất hiếm khi nào mà nó thật sự liên quan tới việc mua cái xe hơi màu đỏ (mà ta cứ luôn gặp thấy), đằng khác nó rất có thể muốn khuyến nhủ ta về cái thái độ và niềm tin mà mình thường có về các sở hữu của cải vật chất . Nằm trong cái hiện tượng DPTT này có một bài học chi đó về bản thân mà ta cần phải ráng nhận ra .
    Đây không có nghĩa rằng DPTT sẽ chẳng bao giờ chỉ dẫn cho ta đường hướng nên theo trong cuộc sống ngoài đời . Nhưng cái điều này chỉ là vấn đề phụ thôi, nó không quan trọng bằng cái sự chú tâm vào bên trong mà chúng ta đang được nhắc nhở cần phải làm .

    ...

  6. #236

    Ca khúc Trời ban

    Mấy hôm nay nói chuyện thuờng xuyên qua điện thoại với một người em sống bên Mỹ . Hắn đang trải qua nhiều thử thách trầm trọng, sự nghiệp tiêu tan, thân tàn ma dại, tinh thần rất mệt mỏi và kiệt quệ . Hắn muốn tôi giúp giải quyết một câu hỏi trong đầu : "Tại sao trong cuộc đời lại có lắm sự việc phi lý và vô nghĩa xảy ra như vậy" . Nếu không tìm được câu trả lời thỏa đáng thì hắn sẽ khó mà hội đủ tâm sức để mà tiếp tục chèo chống .
    Sự tình quả là hóc búa, không dễ gì đối ứng . Chỉ có thể đưa ra cho hắn một nhận xét, từ kinh nghiệm bản thân : "Sự bế tắc trong tâm trí vốn là do các tiêu chuẩn, các vốn liếng hiểu biết của mình không còn đủ, không còn chính xác để giúp cho mình tiến bước . Cần phải ráng nới rộng tầm nhìn, thay đổi các thành kiến cá nhân".


    Nghĩ lại, nhiều năm về trước, tôi cũng từng trải qua vài giai đoạn khủng hoảng và từng bị ám ảnh bởi các thắc mắc tương tự . Thời đó tôi có duyên đọc được quyển sách "Bhagavad Gita" (Song of God, dịch qua Việt ngữ là "Chí Tôn Ca"), trong đó trình bày câu truyện của một hoàng tử Ấn độ tên Arjuna . Người này, trong một bối cảnh chiến tranh giữa hai vương quốc , trước khi phải giáp chiến có hướng nhìn về phía địch quân thì nhận ra bên đó toàn là anh em họ hàng và có luôn cả sư phụ của mình ngày trước nữa . Trong lòng Arjuna đâm ra rối loạn khủng hoảng bởi các sự mâu thuẫn vô lý vô nghĩa của hiện trường, không còn chút động lực nào để mà tiếp tục ra tay tiến bước . Trước tình cảnh đó thì đấng Khrisna (tượng trưng cho đấng Chí Tôn, theo như Ấn độ giáo) , dưới vai trò của người lính lái chiến xa cho Arjuna , mới lên tiếng đối đáp để giải thích và nhắc nhở Arjuna rằng : "Mọi sự tình, mọi chiến cuộc trong đời, đều là do một quyền lực tối cao chủ động dàn xếp . Mọi người trong cuộc đều chỉ là đóng vai trò thực hiện ý muốn của Thượng Đế . Phần Arjuna thì đã được giao phó trách nhiệm của một tướng lãnh cầm quân bảo vệ quốc gia của mình thì phải biết dẹp đi các tình cảm, các thành kiến cá nhân để mà hoàn thành cái sứ mạng đó . Cứ hết lòng thi hành phận sự của mình mà không bận tâm hay cầu mong chi về cái thành quả kết cuộc . "


    Người em tôi chưa hề biết về Bhagavad Gita , thêm vào đó quyển sách này giống như các kinh sách cổ xưa khác , không dễ đọc chút nào . Nhưng bí quá nên tôi vẫn phải đề cập và dựa vào nó để mà giúp em tôi thông qua cái tình trạng bế tắc . Rồi tôi cũng tự tìm đọc lại trên mạng, thì thấy ngày nay có thật nhiều nguồn tài liệu về Bhagavad Gita .
    Dưới đây là một bài tóm tắt khá đầy đủ các ý tưởng chính của kinh sách này :


    ...
    The Bhagavadgita teaches us how to live in this world, do our duties and yet remain like the lotus leaves in the water of life. The world in which we live is said to be a world of illusion. You cannot depend upon it forever, because it is transient and subject to change. Out of ignorance and egoism, states the Bhagavadgita, we bind ourselves to it through our desires and desire-ridden actions and suffer from ignorance and delusion, not knowing our true nature and true purpose. Having become caught in the snare of desires and delusion, we remain chained to the cycle of births and deaths and to the forces of nature.

    The Bhagavadgita teaches us how to escape from this predicament, not by escaping from the burdens of the worldly life, nor by the avoidance of our duties and responsibilities, but remaining amidst the humdrum of life and facing it squarely with fearlessness, detachment and stability of mind, accepting God as the Doer and the Savior and performing our actions as part of the sacrifice of life.
    ....


    Tóm dịch như sau :


    ...
    Kinh Gita chỉ dẫn cho ta cách sống trong cõi trần, chu toàn mọi bổn phận của mình mà vẫn cứ tựa như cái lá sen nhẹ nổi trên giòng đời . Cõi sống của ta là một thế giới của ảo tưởng, không thể tin cậy vào nó mãi được bởi vì nó luôn chập chờn biến chuyển . Cái ngã và sự vô minh của ta đã trói buộc ta vào cõI này , để rồi luôn chịu chìm đau trong những tối tăm hoang tưởng, bỏ mất chân tính và mục đích thực sự của mình . Bởi trót vướng mắc vào cạm bẫy của bao tham vọng và mê lầm, nên ta cứ phải luân lưu mãi trong cái vòng sinh tử .

    Kinh Gita dạy ta làm sao để thoát được cái nghiệp nạn đó, không phải bằng cách trốn tránh các trách nhiệm và bổn phận, mà là đứng nguyên trong cuộc sống , đối mặt trực tiếp với mọi sự một cách kiên cường, với một tâm trí bền vững không chút cầu mong vụ lợi, nhận biết rõ Thượng Đế mới chính là Vai Chủ Động và là Nguồn Cứu Rỗi, để rồi dâng hiến hết mọi công sức hành động của mình, hy sinh cho cuộc sống .
    ...

  7. #237

    Bài Ca Thiên Xuất

    Cuốn Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca) nguyên bản viết bằng tiếng Phạn (Sanscrit), gồm có 18 chương . Trình bày dưới đây là bài tạm phỏng dịch dựa theo những lời chú giải cho từng chương của Swami Paramarthananda Sarasvati ( mới tìm thấy trên mạng ) :






    Chương 1: Nỗi khổ tâm của Arjuna

    Chương này mô tả bối cảnh chiến tranh giữa hai vương quốc Pandavas và Kauravas . Hoàng tử Arjuna của bên Pandavas ra lệnh cho Krishna lái chiến xa của mình xông ra giữa chiến trường để quan sát tình hình phe địch . Khi nhìn thấy bao anh em họ hàng thân quyến trong hàng ngũ của đối phương, trong một phút yếu lòng Arjuna đã để tâm trí mình bị chấn động bởi những tình cảm quyến luyến, bấn loạn với bao hoang tưởng ưu sầu . Arjuna ngồi kẹt trên chiến xa, chẳng còn muốn ra tay chiến đấu nữa , nhưng đồng thời vẫn còn biết rằng mình cũng không thể rút lui bỏ cuộc ...
    Cảnh huống của Arjuna tượng trưng cho tình trạng của bao kẻ đang bị vây hãm trong vòng sinh tử luân hồi, luôn bị lôi kéo bởi các quyến-luyến (attachment) bám-víu câu-nệ chấp-chước tích trữ đầy trong tâm, bị mê hoặc bởi những hoang tưởng sai lệch (delusion), và chịu dằn vặt bởi bao khổ lụy (sorrow) sầu thương . Để vượt thoát cái nghiệp nạn đó, điều trước tiên là cần nhận biết rằng mình đang kẹt trong bẫy lưới . Điều thứ hai là hiểu rõ tự mình sẽ không đủ tâm sức để tháo gỡ hết các mối giây trói buộc, và bước kế tiếp là cần tìm kiếm sự chỉ dẫn của minh sư . Đây giống như Arjuna trong giờ phút bấn loạn đã biết hướng về Krishna để cầu vấn lời dẫn giải, giúp thông qua sự bế tắc của mình .

    Chương 2: Đường theo Chân lý

    Đáp lời cầu khẩn của Arjuna, đấng Krishna đã đưa ra nhiều huấn từ về các điều chính yếu như sau:

    1) Sở dĩ Arjuna bị bế tắc là do sự thiếu hiểu biết, đã lầm tưởng rằng khi ra tay chiến đấu là sẽ phạm tội bạo động giết hại anh em thân quyến của mình . Sự thật là "Chân thể (atma) của mọi người vốn là bất diệt, dù cho thể xác có mất đi , atma vẫn sẽ tồn tại" , ( đây là Sankhya Yoga) . Thân thể thì luôn luôn biến chuyển và rồi phải tàn lụi, vậy tại sao Arjuna lại cứ bám víu vào các sự vật vô thường này ?

    2) Với cái nhiệm vụ của một tướng lãnh , Arjuna cần phải xét nhìn sự việc theo quan điểm của quốc gia và xã hội, chứ không thể để các cảm tình riêng tư cá nhân của mình cản trở việc thi hành bổn phận . Không ra tay chiến đấu thì Arjuna sẽ chắc chắn mang tội với xứ sở , và sẽ cam chịu danh phận của một kẻ hèn nhát .

    3) Kế tiếp Krishna diễn giảng về Karma Yoga . Người đời rất khó mà nhận ra chân lý vì tâm chất chứa quá nhiều đam mê ham muốn, cho nên họ cần được để tự ý hành động theo đuổi đưòng trần . Bài học cần được thu thập qua sự tình này là mọi công sức sẽ chẳng bao giờ đem tới sự mãn nguyện chu toàn . Ta có thể chọn lựa và quyết định các hành động của mình, nhưng không thể quyết định và chọn lựa đích xác mọi kết quả . Tuy không định đoạt được các kết quả cho việc mình làm, nhưng ta đừng vì vậy mà chẳng làm gì hết, bởi đó cũng không giải quyết được vấn đề . Một khi ta hành động với hết khả năng của mình, với lòng vô tư không cầu mong và sẵn sàng chấp nhận mọi kết quả , thì sẽ không bị ràng buộc , mà đằng khác còn được chỉ dẫn bởi karma nữa . Khi tâm trí ta thanh thản và bình lặng thì sẽ không còn bị mê hoặc bởi các ảo tưởng của trần gian , và sẽ tìm nhận ra được chân thể (atma) , đạt được giải thoát .

    4) Krishna nêu ra hai điều cần thực hành để đạt được kiến tánh (Self-Knowledge): Thứ nhất là cần chế ngự được tâm thần (mind) và ngũ giác (sense organs) . Thứ hai là sự tìm hiểu suy ngẫm về đạo pháp . Krishna nhắc nhở Arjuna rằng một khi ta khai mở đuợc tâm trí thì dù cho vẫn còn phải lặn lội trong cõi trần, ta sẽ luôn có được sự an nhiên tự tại của tâm hồn, không còn cảm thấy thiếu thốn, không còn bị rối loạn hay giao động bởi các biến cố ngoài đời nữa .
    ....

  8. #238

    Bài Ca Thiên Xuất (tiếp theo)

    Chương 3: Luận về Hành Động và Nghiệp Vận (Karma Yoga)

    Giữa hai con đường: Một là nhập thế, lăn lộn trong nhân tình, gánh vác các trách nhiệm của xã hội . Hai là xuất giới, ẩn cư tu luyện, không dính líu gì tới thế sự hết . Arjuna phân vân không biết phải theo hướng nào để đạt tới siêu thoát . Krishna giải thích cho Arjuna rằng dù chọn đường nào đi nữa cũng sẽ cần phải có sự ra công tích cực hành động thì mới đạt được kiến-tánh (Self-knowledge) .
    Để cho vũ trụ có thể tiếp tục xoay vần tiến triển, mọi phần tử đều phải tham gia hoạt động góp phần vào sự tiến hoá của nó . Giải pháp tốt nhất cho mỗi cá nhân là cố gắng chu toàn mọi phận sự mà mình được giao phó , và luôn ghi nhớ ba điều: giữ lòng trong sạch (purity), chú tâm suy diễn (enquiry), và tìm đến hiểu biết (knowledge) .


    Câu thứ 30 trong chương 3 đã rút gọn 5 điểm chính nói về Karma Yoga:

    1) Duy trì mục tiêu tâm linh của mình
    2) Dâng hiến mọi công sức hành động cho Thiên Hoàng
    3) Không bận tâm gì tới cái thành quả
    4) Dẹp hết mọi toan tính chiếm hữu cho mình
    5) Giữ tấm lòng thanh thản an nhiên


    Cuối chương này Krishna còn lưu ý Arjuna rằng mọi tham vọng ham muốn của con người vốn xuất phát từ ba khía cạnh : cảm xúc (senses), tâm tư (mind) và thần trí (intellect) . Chúng sẽ cản trở sự tiến hoá của ta nếu không được điều chỉnh và chế ngự cho đúng mức .




    Chương 4: Minh Triết luôn soi (Jñānakarmasannyāsa-yoga )

    Krishna cho Arjuna biết rằng cái kiến thức trong sáng sẽ giúp giải toả mọi nghiêp chướng, bởi lẽ vô minh (sự thiếu hiểu biết) chính là gốc rễ của mọi tội tình khổ nạn . Những ai thật lòng luôn hướng tìm minh triết, có thể khống chế được các mê vọng, và biết tìm tới minh sư, thì rồi sẽ đạt được kiến tánh .

    Một khi ta dâng hiến mọi công sức hành động của mình, không hề bám víu, không màng đến các tư lợi, thì sẽ đạt được tự do , không còn bị ràng buộc trong vòng nhân quả nữa ..

  9. #239
    Quote Originally Posted by BatNgat View Post
    Mấy hôm nay nói chuyện thuờng xuyên qua điện thoại với một người em sống bên Mỹ . Hắn đang trải qua nhiều thử thách trầm trọng, sự nghiệp tiêu tan, thân tàn ma dại, tinh thần rất mệt mỏi và kiệt quệ . Hắn muốn tôi giúp giải quyết một câu hỏi trong đầu : "Tại sao trong cuộc đời lại có lắm sự việc phi lý và vô nghĩa xảy ra như vậy" . Nếu không tìm được câu trả lời thỏa đáng thì hắn sẽ khó mà hội đủ tâm sức để mà tiếp tục chèo chống .
    Đọc BG xong mà chưa tìm được câu trả lời thì bác nói anh ấy xem cái này có giúp gì không. Pháp cũng như thuốc, có khi chữa được bệnh người này mà không với người khác! Bác nhắc anh chuyện Tái ông thất mã (https://sites.google.com/site/cauchuyentaiongthatma). Đời họa phúc khó lường, nhiều năm sau nhìn lại mới biết hay dở. Theo ngôn ngữ nhà Phật thuận duyên thì tốt rồi, nhưng nghịch duyện nhiều khi còn tốt hơn vì nó force mình phải đi tìm một con đường chưa từng đi thay vì lối mòn đã quen, “con đường xưa em đi”! Tất cả tuỳ ở mình thôi. Chịu thua, đầu hàng nghịch cảnh hay là “When life gives you lemons, make lemonade.” Và nhớ là “What doesn't kill you makes you stronger”!

    https://www.youtube.com/watch?v=rGGhH8ZjmPY
    https://www.youtube.com/watch?v=gttF8xbDMK4


  10. #240
    Cám ơn bác CLVT đã góp ý .

    Lớn lên trong hoàn cảnh chật vật khó khăn của gia đình và xã hội, người em tôi vốn ôm rất nhiều ước vọng và ham muốn vật chất . Sau khi vượt biên qua được tới Mỹ lúc còn trẻ, thì hắn như là cá gặp nước, tất cả thời gian công sức đều nhắm vào việc gầy dựng tài sản của cải . Đời sống hắn bao năm luôn xoay quanh cái mốc duy nhất là công danh sự nghiệp, chỉ biết hưởng thụ hết mức những thành quả vật chất cụ thể của mình, chẳng hề bận tâm chi tới các vấn đề tâm linh mơ hồ . Trong cái môi trường đầy tràn đủ thứ lôi cuốn và thu hút của nếp sống Tây phương thì đó cũng là điều tất nhiên khó tránh . Thế nhưng chỉ trong một cơn bạo bệnh bất ngờ thôi, cuộc sống độc thân tự do tung hoành của hắn bao lâu nay đã bị cắt đứt đột ngột . Bây giờ với thân phận tàn phế nằm liệt giường, mọi sự đều phải trông cậy vào sự săn sóc giúp đỡ của người khác , hắn không còn biết dựa vào đâu để tiếp tục nữa .




    Mọi thử thách xảy ra trong đời đều có thể được coi như là cơ hội để thay đổi, để tiến hoá thêm, như bạn CLVT đã nêu lên, nhưng quả là không dễ chi . Muốn có được như vậy thì thay vì cứ đặt câu hỏi "tại sao ?", chắc là ta cũng phải biết nhìn theo kiểu "why not ?" ?
    Last edited by BatNgat; 06-30-2019 at 11:07 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Những bóng hồng trong thơ nhạc
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 04-27-2012, 07:37 AM
  2. Còn nhớ hay quên !!!
    By zung in forum Không Gian Riêng
    Replies: 1
    Last Post: 03-15-2012, 02:19 PM
  3. Bong bóng
    By Triển in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 32
    Last Post: 01-28-2012, 06:52 PM
  4. Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 10
    Last Post: 12-20-2011, 02:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:28 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh