Register
Page 4 of 28 FirstFirst ... 2345614 ... LastLast
Results 31 to 40 of 277
  1. #31

    DỊCH KINH ĐẠI TOÀN - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

    Làm sao để hiểu đuợc Dịch ?

    Thiên Lôi Vô Vọng !





    Không vọng động ?

    Không mơ tuởng loạn càn ?

    Cần trút bỏ hết các thành kiến, các khuynh huớng sai lạc thiển cận ?

    Giữ cho tâm thần thanh tịnh trong sạch để có thể ghi nhận và lãnh hội những
    gì mà cơ duyên sẽ đem đến ?



    Mấy lâu nay tâm trí thật phân vân không biết phải suy diễn ra sao trong vấn đề này !


    Làm sao để có thể giữ lòng trung chánh, để tránh suy nghĩ càn bậy , khi mà gần như tất cả mọi thứ mình đã học hỏi , đã thu luợm đuợc trong cõi sống đều là thiếu sót, sai lệch, mù mờ , luôn bị đời giả dối che mắt ?



    Đang lơ mơ như vậy thì tự dưng hôm qua nhận đuợc thư tín của nguời bạn cũ từ góc trời xa, chỉ đuờng mách nuớc cho thấy một kho tàng rất phong phú về Kinh Dịch:




    Sau đây là vài lời diễn giảng chính yếu về quẻ 25 (TLVV) trích từ web site của Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ :



    Vô Vọng là nguyên tuyền, đẹp đẽ,
    Tốt lành thay, hợp lẽ chính trung.
    Chính rồi, mới được hanh thông.
    Nếu không chính đáng, lâm vòng tội khiên.
    Tội tình vọng động triền miên,
    Làm gì cũng sẽ chẳng nên việc gì.

    Thoán Từ đại khái nói rằng: Con người mà đã đạt tới tình trạng Toàn chân, Toàn thiện, chí thành, chí mỹ rồi thì thực là một điều đại hạnh vậy. Con đường đưa tới chí thành, chí thiện, tức là con đường công chính, nếu theo được mới hay, mới lợi. Hễ đã đi sai con đường công chính, tức đã đi vào con đường tà ngụy, như vậy tránh sao khỏi lỗi lầm, như vậy thời làm sao mà hay, mà lợi được.


    ....


    Hào số 2 có tính chuyển biến , ẩn ý là như sau:


    Lục nhị.
    Bất canh hoạch. Bất chi dư. Tắc lợi hữu du vãng.
    Tượng viết:
    Bất canh hoạch. Vị phú dã.

    Dịch.
    Chẳng cày, vẫn gặt, mới hay.
    Chẳng cần ngả ruộng, mà nay ngấu thành.
    Việc gì cũng sẽ lợi danh.

    Tượng rằng:
    Chẳng cày, vẫn có mùa màng.
    Là Tâm chẳng có vấn vương tiền tài.

    Hào Lục nhị có ý nói: Mình hãy cứ làm các công việc tốt, nhưng không có lòng mong cầu lợi lãi. Những Thánh nhân các đạo giáo cũng nói như trên.

    Đạo Đức Kinh viết:

    Vô vi huyền diệu khôn bì,
    Không làm, mà chẳng việc chi không làm.
    Vô vi mà được thế gian,
    Càng xoay sở lắm, đời càng rối beng. (XLVIII)

    Last edited by BatNgat; 04-05-2014 at 06:11 PM. Reason: add picture

  2. #32

    tìm theo dấu Dịch

    Khi hào số 2 của quẻ 25 biến đổi, thì tuợng quẻ kép sẽ trở thành Thiên Trạch LÝ (quẻ số 10) .







    Lời bình giảng cho quẻ này trích từ nhantu.net là như sau:


    Lý là mềm dẵm cứng,
    Vui thuận theo dễ ứng với trời.
    Thế là tuy dẵm trúng đuôi,
    Mà hùm chẳng có cắn ngưòi, mới may.
    Cương cường, trung chính, thẳng ngay,
    Bước lên đế vị, lòng này tuyết băng.
    Quang minh, băng tuyết, một lòng.
    Quẻ Lý dạy ta phải tìm ra những định tắc thiên nhiên chi phối công cuộc thần thánh hóa bản thân. Ta sinh ra ở đời , có mục tiêu chính yếu và tối hậu là bước lên con Đường Trời đó. Muốn như vậy, phải vui thuận theo ý Trời.


    Trời muốn ta trở thành Thần minh, mà Thần minh thời trí tuệ sáng suốt, thông minh. Muốn trở nên thông tuệ, ta quyết tâm học hỏi, triền miên suy tư, biết tập trung tinh thần, hồi quang phản chiếu. Người bước vào con đường Hiền thánh, phải nhân từ, khoan quảng, phải rộng lượng, bao dung. Tóm lại, Lý là thần thánh hóa bản thân, vui theo những định luật thiên nhiên của tam tài (Trời, Đất, Người), để thực hiện định mệnh cao sang của con người là Phản bản, Hoàn Nguyên, là phối Thiên, phối Mệnh. Thế tức là:


    Nghĩa nhân làm hán, làm hài,
    Uy nghi, trang trọng, đường trời bước lên.


    Lễ là những quy tắc, đường lối, phương pháp, giúp ta cải thiện tâm thần, để trở thành thần thánh.
    ....






    Nói tóm lại,


    muốn hiểu Đạo, cần sống phối kết với Đạo

    muốn hiểu Dịch , nên từ bỏ mọi vọng tuởng , cứ dẫn buớc theo dấu chân của Dịch vạch ra ?







  3. #33

    Từ nguồn ra ngọn

    Theo lời bàn luận của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ thì có hai đuờng lối để nghiên cứu về Dịch: học từ ngọn và học từ nguồn .


    Khi ta chỉ chú tâm vào các hình thức của quẻ Dịch , vào chi tiết của các hào, của tuợng quẻ thì sẽ chỉ biết về ngọn Dịch . Muốn cho thông suốt trọn vẹn thì còn cần truy xét thêm về cái căn bản gốc gác của Dịch , vốn nằm trong Hà Đồ và Lạc Thư .


    Hà Đồ thì có từ đời vua Phục Hi, và gồm một họa hình như sau:




    Lạc Thư thì truyền thuyết cho rằng phát xuất từ thời vua Văn Vuơng, cũng là một họa hình bí ẩn :





    Các hình đồ này tuy có dạng đơn giản, nhưng cả hai đều hàm chứa nhiều bí quyết , nhiều ý nghĩa sâu xa về cơ câú, về nguyên tắc xoay vần của vũ trụ, về nhịp sống nhân gian . Xưa nay đã có bao nhiêu học giả, Đông phuơng lẫn Tây phuơng, từng nghiên cứu và ttrình luận về hai hình đồ này . Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thọ thì cái điều đáng ghi nhớ nhất về Hà Đồ và Lạc Thư chính là :


    ... Nhìn vào các đồ bản Dịch ta sẽ lĩnh hội được sự kiện vô cùng quan trọng này là Tạo Hóa hay Thái Cực ẩn áo ngay trong lòng sâu Vạn Hữu. Tạo Hóa và Vạn Hữu hợp lại thành một đại thể, y như một cây vĩ đại có muôn cành lá, hoa quả xum xuê.

    Thái Cực, Tạo Hóa là căn cốt; Vạn Hữu là những hiện tượng biến thiên chuyển dịch bên ngoài.
    Suy ra: nếu ta biết vượt qua những lớp lang, biến ảo của hoàn cảnh, xác thân và tâm hồn, ta sẽ tìm về được với Tạo Hóa, với Thái Cực ẩn áo nơi đáy lòng ta.
    Thế tức là: từ ngọn suy ra gốc, từ biến thiên suy ra hằng cửu, từ các tầng lớp biến thiên bên ngoài suy ra tâm điểm bất biến bên trong. Như vậy học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịch của vũ trụ và của lòng mình; nhân đó, sẽ suy ra được chiều hướng tiến thoái và trở về được cùng bản thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy lòng mình. Xưa nay đã có biết bao người nhờ học Dịch mà trở về được với căn nguyên của mình, với Trời, với Thái Cực.

    .....
    Thái Cực là chốt Dịch, đã nằm sẵn trong mình, và mọi sự biến thiên, tiến hóa của Kinh Dịch cũng đều do nơi ta. Xưa nay thiên hạ có gì hay, có gì tốt, đều do Thái Cực trong ta đã xui nên.

    ....
    Trời ở trong tâm khảm mình, Chân, Thiện, Mỹ là ở trong mình. Nên biến thiên, tiến hóa, hay Hằng Cửu cũng nằm gọn trong mình. Đi tìm tòi nơi xa vời, nghe tuyên truyền, dụ dỗ, nhất nhất đều là mê vọng.

    Cổ nhân xưa tìm ra được bí quyết của Hóa Công, tạo ra được Hà Đồ, Lạc Thư, Hồng Phạm, sáng tác ra được Dịch Tượng, Dịch Quái, không phải vì thấy Thần qui, Long mã, mà chính vì đã biết quan sát hiện tượng đất trời, tiềm tâm suy cứu, để đi sâu vào đáy lòng vũ trụ, vào tới Thiên địa chi tâm, Hoàng cực chi cực, để rồi từ đó, có cái nhìn bao quát cả nội giới lẫn ngoại giới.
    Cho nên điều kiện căn bản để học Dịch cho có kết quả là:

    - Khảo sát kinh văn.
    - Quan sát nội giới, ngoại giới.
    - Tiềm tâm suy cứu.

    Có như vậy mới tìm ra được vi ý cổ nhân, tìm ra được nhẽ biến hằng của trời đất cũng như của bản thân, tìm ra được bản nguyên vũ trụ tiềm ẩn ngay trong lòng mình, tìm ra lẽ nhất quán ngay trong người mình.



  4. #34

    Tìm đâu trực giác ?


    Thái Cực nằm trong tâm ?


    Theo như kiểu suy luận này thì mầm mống của mọi sự đều có chứa sẵn "trong tâm" , đâu cần chi mà phải tìm kiếm nguyên do đầu mối của mọi vấn đề ở những nơi xa vời . Cứ việc ráng câu nối với cái kho tàng sẵn có "trong tâm" ?


    Tuy cứ nói là "trong tâm" , nhưng thực ra "cái gì đó" nó là một thứ siêu Không gian, siêu Thời gian, luôn vây quanh bao trùm mọi thứ mọi sự, kể cả mỗi chúng ta . Bởi vậy cho nên có thể coi nó như vốn nằm sẵn trong mỗi tế bào mỗi hơi thở của ta . Chỉ cần sao điều chỉnh sắp xếp lại "bộ thu nhận" cho đúng tần số là mọi tình tiết lâm ly sẽ xuất hiện rõ ràng ?






    Mỗi tế bào trong ta là một hạt Thái Cực ?


    Mỗi chúng ta là một hạt giống của cả vũ trụ ?





    Khoa học Tây phuơng luôn dựa vào những lý luận, những bằng chứng cụ thể để mà suy ra các giải đáp cho mọi vấn đề . Nhưng kẹt thay, cuộc sống lại hay bày ra lắm hoàn cảnh và nhiều truờng hợp mà các sự kiện cụ thể đều không có, hoặc rất thiếu sót mập mờ , hoặc bị sai sửa , ém nhẹm, hủy bỏ mất tiêu . Chẳng những thế, các lý luận thông dụng trong đầu óc ta đôi khi thay vì làm nguyên tắc dẫn đường, lại cứ đưa ta vào những chỗ bế tắc . Nhất là trong lãnh vực tâm lý và tâm thần , mọi lý luận thuờng chỉ khiến ta quay lòng vòng , hoặc là chỉ nhảy cà tưng ...dậm chưn tại chỗ ....



    Bác sĩ phân tâm học Carl Jung là một trong những nguời sớm nhận ra cái giới hạn của học thuật Tây phuơng . Ông đã từng bao năm nghiên cứu những phuơng cách khác để vuợt qua cái bế tắc đó . Theo như ông ta nghĩ thì Kinh Dịch có thể là một trong những phuơng tiện giúp trau dồi trực giác (intuition) , giúp ta xuyên qua đuợc khối suơng mù vốn luôn vây chặt cái trận đồ nhân giới . Những khi mà ta không thể dùng cái la-bàn "luận lý" để mò ra huớng đi nữa thì Kinh Dịch có thể phất cờ quăng ra cho ta ít manh mối , chỉ cần một điều là ta có tập biết cách tiếp nhận và ứng dụng nó , biết cách chuyển biến cái tần số trong đầu não của mình.


    Sau đây là một bài viết thuật lại vài thử nghiệm mà bác sĩ Carl Jung đã từng áp dụng với Kinh Dịch trong học trình nghiên cứu của ông . Về các vấn đề mà Carl Jung trình bày duớí đây, ông ta đã không còn biết phải tham khảo hay bàn luận cùng ai . Trong tình cảnh đó thì còn có đối tượng nào khác hơn là Kinh Dịch nữa đâu !

    http://www.iging.com/intro/foreword.htm





    Trong câu hỏi thứ nhất , C Jung muốn biết Kinh Dịch sẽ phán định ra sao về việc "Kinh Dịch sẽ xuất hiện truớc dư luận đuơng thời của xã hội Tây phuơng ".



    ... according to the old tradition, it is "spiritual agencies," acting in a mysterious way, that make the yarrow stalks give a meaningful answer. These powers form, as it were, the living soul of the book. As the latter is thus a sort of animated being, the tradition assumes that one can put questions to the I Ching and expect to receive intelligent answers. Thus it occurred to me that it might interest the uninitiated reader to see the I Ching at work. For this purpose I made an experiment strictly in accordance with the Chinese conception: I personified the book in a sense, asking its judgment about its present situation, i.e., my intention to present it to the Western mind.
    Although this procedure is well within the premises of Taoist philosophy, it appears exceedingly odd to us. However, not even the strangeness of insane delusions or of primitive superstition has ever shocked me. I have always tried to remain unbiased and curious -- rerum novarum cupidus. Why not venture a dialogue with an ancient book that purports to be animated? There can be no harm in it, and the reader may watch a psychological procedure that has been carried out time and again throughout the millennia of Chinese civilization, representing to a Confucius or a Lao-tse both a supreme expression of spiritual authority and a philosophical enigma. I made use of the coin method, and the answer obtained was hexagram 50, Ting, THE CALDRON.
    In accordance with the way my question was phrased, the text of the hexagram must be regarded as though the I Ching itself were the speaking person. Thus it describes itself as a caldron, that is, as a ritual vessel containing cooked food. Here the food is to be understood as spiritual nourishment. Wilhelm says about this:
    The ting, as a utensil pertaining to a refined civilization, suggests the fostering and nourishing of able men, which redounded to the benefit of the state. . . . Here we see civilization as it reaches its culmination in religion. The ting serves in offering sacrifice to God. . . . The supreme revelation of God appears in prophets and holy men. To venerate them is true veneration of God. The will of God, as revealed through them, should be accepted in humility.

    Keeping to our hypothesis, we must conclude that the I Ching is here testifying concerning itself.
    When any of the lines of a given hexagram have the value of six or nine, it means that they are specially emphasized and hence important in the interpretation. In my hexagram the "spiritual agencies" have given the emphasis of a nine to the lines in the second and in the third place. The text says:
    Nine in the second place means:
    There is food in the ting.
    My comrades are envious,
    But they cannot harm me.
    Good fortune.
    ... Though the I Ching not only seems to be satisfied with its new edition, but even expresses emphatic optimism, this still does not foretell anything about the effect it will have on the public it is intended to reach. Since we have in our hexagram two yang lines stressed by the numerical value nine, we are in a position to find out what sort of prognosis the I Ching makes for itself. Lines designated by a six or a nine have, according to the ancient conception, an inner tension so great as to cause them to change into their opposites, that is, yang into yin, and vice versa. Through this change we obtain in the present instance hexagram 55, Chin, PROGRESS.
    The subject of this hexagram is someone who meets with all sorts of vicissitudes of fortune in his climb upward, and the text describes how he should hehave. The I Ching is in this same situation: it rises like the sun and declares itself, but it is rebuffed and finds no confidence -- it is "progressing, but in sorrow." However, "one obtains great happiness from one's ancestress." Psychology can help us to elucidate this obscure passage. In dreams and fairy tales the grandmother, or ancestress, often represents the unconscious, because the latter in a man contains the feminine component of the psyche. If the I Ching is not accepted by the conscious, at least the unconscious meets it halfway, and the I Ching is more closely connected with the unconscious than with the rational attitude of consciousness. Since the unconscious is often represented in dreams by a feminine figure, this may be the explanation here. The feminine person might be the translator, who has given the book her maternal care, and this might easily appear to the I Ching as a "great happiness." It anticipates general understantling, but is afraid of misuse -- "Progress like a hamster." But it is mindful of the admonition, "Take not gain and loss to heart." It remains free of "partisan motives." It does not thrust itself on anyone. ...
    The I Ching therefore faces its future on the American book market calmly and expresses itself here just about as any reasonable person would in regard to the fate of so controversial a work. This prediction is so very reasonable and full of common sense that it would be hard to think of a more fitting answer.

  5. #35

    Hỏa-Phong ĐỈNH


    Carl Jung muốn biết việc đem sách Kinh Dịch ra xuất bản trong xứ Âu châu sẽ ra sao .



    Theo lời thuật lại của Carl Jung thì quẻ gieo ra cho câu hỏi này là Hỏa-Phong ĐỈNH (số 50) .

    Để cho quẻ này trở thành quẻ 55 (Lôi-Hỏa PHONG ) như ông đã kể , thì hào 1, hào 2 và hào 6 cần có tính biến chuyển (Sơ Lục, Cửu nhị , và Thượng Cửu):







    Hỏa-Phong ĐỈNH

    “Vạc nấu ăn”. Lấy cây nhúm lửa là biểu tượng của sự nấu nướng. Vạc là một dụng cụ nấu ăn, nó rất cần thiết, và làm thuận lợi cho mọi người. Nếu được như vạc thì thật là tốt lành. Trong cuộc đời ta cần chuẩn bị, tích trữ hai yếu tố tài và đức thì mới thành công. Tốt hơn hết là hãy dâng hiến mọi công sức của mình cho trời đất, không màng tới tư lợi. Cứ ráng làm mọi việc cho chu toàn trong một tinh thần thư thái, tự tại.














    Lôi-Hỏa PHONG

    “Thịnh vượng”. Thời thế đang hưng thịnh tột mức. Tình cảnh này rất đáng vui mừng, nhưng cũng nên phòng xa một chút. Bởi rằng khi mặt trời đã lên tới đỉnh rồi thì tất có lúc sẽ xế. Biết vậy nhưng chẳng vì thế mà đâm lo lắng. Hãy bình tâm mà thi hành phận sự, an hưởng phước lành. Cốt sao mà được như mặt trời đứng giữa không trung, quang minh soi sáng mọi nơi.




    Đối với C Jung thì sự đáp ứng của Dịch trong câu hỏi này rất là thích đáng. Theo ông nghĩ thì Dịch đã tự ví mình như cái vạc để nung nấu nuôi duỡng tinh thần của mọi nguời. Thêm vào đó , Dịch còn dự đoán rằng sự tình sẽ tiến hành một cách tốt đẹp và thịnh lợi .


  6. #36

    Khảm vi Thủy

    Trong bài viết kể trên bác sĩ Carl Jung còn dùng Kinh Dịch để mà giải quyết một vấn đề lắt léo của chính bản thân ông.


    Vào thời của Carl Jung, xã hội Tây phuơng vốn coi các tư tuởng văn hóa của Đông phuơng là lạc hậu thấp kém. Carl Jung là một bác sĩ chuyên nghiệp có địa vị và danh vọng với đời . Nếu ông ta tuyên bố cùng mọi nguời cái việc mình đã nhiều năm nhiên cứu và tham khảo Dịch Kinh thì nó chẳng khác chi chuyện một khoa học gia nổi tiếng tự thú nhận mình thuờng xuyên coi bói ! C Jung đã từng đắn đo nhiều về việc đó , không biết sự tiết lộ một cách công khai chuyện mình hay khảo cứu về Dịch sẽ có những tác dụng gì .


    Ông đã mang chính cái vấn đề này để mà thử vấn với Dịch :

    ... I know that previously I would not have dared to express myself so explicitly about so uncertain a matter. I can take this risk because I am now in my eighth decade, and the changing opinions of men scarcely impress me any more; the thoughts of the old masters are of greater value to me than the philosophical prejudices of the Western mind.

    I do not like to burden my reader with these personal considerations; but, as already indicated, one's own personality is very often implicated in the answer of the oracle. Indeed, in formulating my question I even invited the oracle to comment directly on my action. The answer was hexagram 29, K'an, THE ABYSMAL. Special emphasis is given to the third place by the fact that the line is designated by a six. This line says:

    Forward and backward, abyss on abyss.
    In danger like this, pause at first and wait,
    Otherwise you will fall into a pit in the abyss.
    Do not act in this way.

    Formerly I would have accepted unconditionally the advice, "Do not act in this way," and would have refused to give my opinion of the I Ching, for the sole reason that I had none. But now the counsel may serve as an example of the way in which the I Ching functions. It is a fact that if one begins to think about it, the problems of the I Ching do represent "abyss on abyss," and unavoidably one must "pause at first and wait" in the midst of the dangers of limitless and uncritical speculation; otherwise one really will lose his way in the darkness. Could there be a more uncomfortable position intellectually than that of floating in the thin air of unproved possibilities, not knowing whether what one sees is truth or illusion? This is the dreamlike atmosphere of the I Ching, and in it one has nothing to rely upon except one's own so fallible subjective judgment. I cannot but admit that this line represents very appropriately the feelings with which I wrote the foregoing passages. Equally fitting is the comforting beginning of this hexagram -- "If you are sincere, you have success in your heart" -- for it indicates that the decisive thing here is not the outer danger but the subjective condition, that is, whether one believes oneself to be "sincere" or not.

    The hexagram compares the dynamic action in this situation to the behavior of flowing water, which is not afraid of any dangerous place but plunges over cliffs and fills up the pits that lie in its course (K'an also stands for water). This is the way in which the "superior man" acts and "carries on the business of teaching."

    K'an is definitely one of the less agreeable hexagrams. It describes a situation in which the subject seems in grave danger of being caught in all sorts of pitfalls. Just as in interpreting a dream one must follow the dream text with utmost exactitude, so in consulting the oracle one must hold in mind the form of the question put, for this sets a definite limit to the interpretation of the answer. The first line of the hexagram notes the presence of the danger: "In the abyss one falls into a pit." The second line does the same, then adds the counsel: "One should strive to attain small things only." I apparently anticipated this advice by limiting myself in this foreword to a demonstration of how the I Ching functions in the Chinese mind, and by renouncing the more ambitious project of writing a psychological commentary on the whole book.
    ....

    In our hexagram we have a six in the third place. This yin line of mounting tension changes into a yang line and thus produces a new hexagram showing a new possibility or tendency. We now have hexagram 48, Ching, THE WELL. The water hole no longer means danger, however, but rather something beneficial, a well:

    Thus the superior man encourages the people at their work,
    And exhorts them to help one another.
    The image of people helping one another would seem to refer to the reconstruction of the well, for it is broken down and full of mud. Not even animals drink from it. There are fishes living in it, and one can shoot these, but the well is not used for drinking, that is, for human needs. This description is reminiscent of the overturned and unused ting that is to receive a new handle. Moreover, this well, like the ting, is cleaned. But no one drinks from it:

    This is my heart's sorrow,
    For one might draw from it.
    The dangerous water hole or abyss pointed to the I Ching, and so does the well, but the latter has a positive meaning: it contains the waters of life. It should he restored to use. But one has no concept (Begriff) of it, no utensil with which to carry the water; the jug is broken and leaks. The ting needs new handles and carrying rings by which to grasp it, and so also the well must be newly lined, for it contains "a clear, cold spring from which one can drink." One may draw water from it, because "it is dependable."

    It is clear that in this prognosis the speaking subject is again the I Ching, representing itself as a spring of living water. The preceding hexagram described in detail the danger confronting the person who accidentally falls into the pit within the abyss. He must work his way out of it, in order to discover that it is an old, ruined well, buried in mud, but capable of being restored to use again.




    Sự đáp ứng của Dịch cho câu hỏi thứ hai này đã là quẻ 29 biến ra quẻ 48 .









    Quẻ số 29 : Khảm vi Thủy


    “Việc sâu hiểm”. Trong đời sống thế nào cũng có những tình cảnh ngặt nghèo. Vận trời là vậy, khó mà tránh được. Tốt nhất là cứ làm theo như giòng nước. Tính thủy thường lưu chảy, ít khi ứ đọng lại. Đổ xuống vực sâu, tràn vào biển cả, luôn luôn đi giữa chỗ hiểm mà không bao giờ mất tin tưởng. Đó là đức tánh của nước. Kẻ hiểu đạo coi đó mà giữ đức hạnh, trị mình, cứ từ một việc tốt mà làm hoài hoài.











    Quẻ số 48 : Thủy Phong Tỉnh


    “Giếng nước”. Nơi nào mà có làng xóm người ở thì chỗ đó cần có nước, có giếng. Thôn xóm có thể dời đổi, nhưng giếng nước lúc nào cũng vậy, ở đâu thì vẫn còn đó. Và luôn luôn có mạch nước chảy hoài. Người qua kẻ lại, giếng không từ chối một ai, cứ lo làm phận sự của giếng. Thân người cũng vậy, hễ làm việc gì thì ráng làm cho trót, cho thành công. Luôn ráng giữ gìn những thứ trời ban, kẻo để nửa đường đổ bể mọi sự.





    Carl Jung đã có nhận xét rằng tuy quẻ 29 (hố nuớc sâu hiểm) ám chỉ một trạng huống khó khăn đầy chuớng ngại , nhưng nó có mang cái triển vọng hóa thành quẻ 48 , (giếng nuớc) vốn là thứ hàm chứa bao đắc dụng cho đại đồng .



  7. #37

    Thao thức






    Ngày đã trôi xa không hẹn về


    Đêm chờ thao thức bóng lê thê


    Đường chia muôn nẻo đầy hoang vắng


    Tim mãi đi tìm .. trong mải mê ...




  8. #38

    Đường chia muôn nẻo


    Trong việc xử dụng Kinh Dịch để truy vấn các vấn đề của cuộc sống bác sĩ Carl Jung đã có một nhận xét sâu sắc như sau :


    "I do not like to burden my reader with these personal considerations; but, as already indicated, one's own personality is very often implicated in the answer of the oracle..."


    Ý ông nghĩ rằng cái tâm lý và tâm trạng của nguời thỉnh vấn thật có ảnh huởng nhiều và sẽ quyết định cái kết quả ứng đáp của Dịch .


    Nói một cách khác, nếu như có 10 nguời đặt ra cùng một câu hỏi với Dịch thì rất có thể họ sẽ nhận đuợc 10 câu trả lời khác nhau, khi mà mỗi nguời đều mang riêng một tâm sự ! Mỗi câu trả lời đều sẽ là một cái chìa khóa riêng , sẽ giúp từng nguời mở đuợc từng cái cửa đang nhốt chặt họ .



    Làm sao để hiểu đuợc Dịch ?


    Đối với cái nhân vật BatNgat này chẳng hạn, đầu óc vốn thuờng suy nghĩ loạn xạ lung tung, thì lời đáp của Dịch còn gì tốt hơn là "Thiên Lôi Vô Vọng " (chớ vọng tuởng càn bậy !).






    Đối với mỗi quý bạn , câu trả lời của Dịch sẽ là sao ?







  9. #39
    HeaWeaSUNHawk CCG's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Location
    Kapa'a Kauai
    Posts
    1,865
    Quote Originally Posted by BatNgat View Post


    Đối với mỗi quý bạn , câu trả lời của Dịch sẽ là sao ?






    CCG xin giơ tay nha: what really matter is what happens in us, not to us.


    Last edited by CCG; 04-24-2014 at 08:22 AM.

  10. #40

    những thứ trong ta

    what really matter is what happens in us, not to us.
    Không phải những gì xảy đến với ta
    mà là những gì diễn biến trong ta
    mới thật đáng kể ?



    Nhiều năm truớc tôi đã từng nêu một câu hỏi tuơng tự với Dịch


    Xin Dịch hãy giúp cho hiểu … về Dịch !

    http://batngat.wordpress.com/b%E1%BA...%C6%A1ng-tinh/

    Thời đó tâm trạng sa sút không tốt, ngoại cảnh cũng nhiều xao xuyến lao đao. Lời đáp của Dịch lúc đó quả là một điều khác :


    3 1 2 0 1 1


    Quẻ số 61 biến sang quẻ số 6



    Thành Quái






    Quẻ số 61 : Phong Trạch TRUNG PHU

    “Trung tín, chân thành”. Đức chân thật mà lớn tới độ cảm hoá được cả loài heo, loài cá thì còn gì tốt hơn nữa. Người trung tín sẽ không còn chứa chấp một thành kiến, nghi kỵ nào hết. Được như vậy thì dù có gặp hoàn cảnh gian nan như phải qua sông lớn cũng sẽ thuận lợi. Sự kiên tâm bền chí sẽ luôn luôn giúp ta thành đạt. Kẻ hiểu đạo lúc nào cũng dùng sự bao dung và khoan hồng mà đối xử và xét đoán người khác.


    ....


    Quẻ 61 nhìn giống như một cái khuôn trống nằm ở giữa, một cái cửa sổ, một khung ảnh trong đó có thể xuất hiện những gì ta muốn thấy .

    Nếu không có cái khuôn thì mọi sự vẫn cứ mơ hồ như một cục bột méo mó, không ra hình thể nhất định chi hết . Khi mà có một khuôn mẫu , một tiêu chuẩn thì từ đó sẽ có thể kết tinh ra những hiện tuợng rõ ràng hơn trong đời sống .

    Bình thuờng thì trí não của ta có thể ví như một cái máy thu thanh, hay máy truyền hình chẳng hạn . Nó chỉ có thể tiếp nhận , phát hiện đuợc một số hình ảnh, âm thanh, trong một phạm vi, một tần số nào đó mà thôi . Các dữ kiện mà ta gom góp đuợc từ đó nhiều khi không đủ giúp cho ta giải quyết thỏa đáng những thử thách, những vấn đề khó khăn trong cuộc sống , buộc ta phải khai triển nới rộng tâm trí mình hoài hoài để mới có bề đối phó .

    Kinh Dịch hé mở thêm cho ta một cửa sổ , một băng tần phát thanh nữa … huớng nhìn vào bên trong …


 

 

Similar Threads

  1. Những bóng hồng trong thơ nhạc
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 04-27-2012, 07:37 AM
  2. Còn nhớ hay quên !!!
    By zung in forum Không Gian Riêng
    Replies: 1
    Last Post: 03-15-2012, 02:19 PM
  3. Bong bóng
    By Triển in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 32
    Last Post: 01-28-2012, 06:52 PM
  4. Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 10
    Last Post: 12-20-2011, 02:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:53 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh