Register
Page 12 of 28 FirstFirst ... 2101112131422 ... LastLast
Results 111 to 120 of 277
  1. #111

    Tròn to... mà đo bẹp



    Theo như sự suy luận của Einstein, khi ta bay với tốc độ gần bằng ánh sáng thì đối với một quan sát viên đứng yên, chẳng những thời gian của ta sẽ giãn ra, mà đồng thời không gian của ta cũng sẽ co rút lại :









    Nếu ta quăng ngang qua mắt một quan sát viên một trái banh tròn với một tốc độ khoảng 3/4 của ánh sáng thì bề ngang của trái banh , đối với quan sát viên đó , sẽ co lại còn chừng phân nửa . Thay vì thấy một trái banh tròn , quan sát viên đó sẽ nhận xét rằng trái banh này có hình bầu dục với bề ngang thu dẹp .












    Sáng nay trời đẹp , tôi đang đứng mơ màng nhìn ra khung cửa sổ .
    Một cái phi thuyền chợt vụt bay ngang qua .
    Trong mắt tôi phát hiện rằng trên phi thuyền có chở một nàng tiên thật cao ráo , xinh đẹp tuyệt vời .... Chỉ nhìn thoáng qua thôi mà tôi đã mê mẩn cả nguời ….







    Làm sao mà tôi có thể ngờ đuợc rằng
    cái nàng tiên ngồi trên phi thuyền đó, trong thực tại lại có một thân hình tròn quỉnh , ... không khác gì một cái lu ….!




    Ôi thời gian và không gian ,
    xin đừng ăn gian …,

    xin đừng để cho giấc mộng đẹp trong lòng này phải vỡ tan !


    !@!



  2. #112

    Tìm gió ... quên trăng

    - - - - - - - - ~ ~ ~ ~ ~



    Lòng nguời trôi như sông ...


    Vui:- ca , , buồn:- khóc ròng


    Mấy ai chèo nuớc nguợc


    Mấy ai ... hồn lắng trong





    Vì đâu (cứ ) ôm kịch đời ?


    Tim muốn đầy không vơi


    Mơ rằng, yêu phải đuợc


    Bằng không thì ... hổng chơi







    Nếu hôm xưa biết rằng


    Trần gian thua cung Trăng


    Không Hằng Nga, ...toàn Cuội !


    Còn muốn đầu thai chăng ?



    ? ? ? ? ? ?



  3. #113

    Tình đan, duyên kết

    .





    Tranh thêu hoa thắm tuơi hồng

    Đời thêu bao giấc mơ nồng dấu quên

    Duyên tình ai lỡ thêu tên

    Tơ nào đan kết cho bền tháng năm

    Đường trần mờ mịt xa xăm

    Ngày đi ngơ ngẩn,

    ..... đêm nằm .. ngẩn ngơ

    ...

    .... Trời buồn ... đem nhện giăng thơ .....





    - - - - - - - - - t - - - - h - - - i - - ê -n - - - - nhợ - - - - - - - -- }}}:
    Last edited by BatNgat; 09-17-2015 at 05:40 AM.

  4. #114

    Mượn bướm thương hoa

    "
    >i<


    .
    @


    Xuân về vui tựa bên lan

    Cỏ cây ngây ngất hương tràn mát tươi

    Bên hoa mây rạng nắng ngời

    Nước non còn nhớ ...

    sao người nỡ quên !

    Ngày nào bướm hết mơ tiên

    Thì hoa đã lặng trong miền khói sương

    ....

    Sắc tàn, nên nhạt phai hương ...

    "
    -- - - - - >i< - - - - -


  5. #115

    Sầu quên … tên dấu

    .

    .
    .


    Ôm lòng nghe chút lặng thinh

    Nắng mai in bóng .. vẽ hình .. cho ai

    Đời trôi .. như giấc mơ dài

    Tình đi biệt vắng , .. miệt mài nơi đâu .. ?



    Dấu tên … .... .....

    ......... nhưng chẳng quên sầu …


    Cớ sao không nhạt theo mầu tháng năm ?

    .
    .





  6. #116

    thật nuốt .. lòng đau

    .


    .
    Truth often hurts, but don't worry !
    Unlike lies, it does not spread through words.







    Sự thật, tất làm đau
    Nhưng đừng lo, nó rất ngầu
    Không lây truyền bằng chữ
    Chẳng như lời dối đâu ...

    ..

    .

    Sự thật, (nếu lỡ mắc trúng), thường rất là đau xót
    Nhưng mà đừng lo !
    Khác với những lời giả dối, nó không hề lây truyền qua chữ nghĩa ...





  7. #117

    Giòng sông không đáy

    .
    .

    .
    .



    Một ngày như mọi ngày

    Lá rơi tàn không bay

    Nước xa nguồn ngưng chảy



    Lạnh lùng mưa bỏ mây

    .
    .




    Sao xẹt từ phương xa

    Xa tận cuối ngân hà

    Một giòng sông không đáy



    Trải ngang trời bao la

    .
    .




    Tay vớt muôn bụi hồng

    Bao hành trình mênh mông

    Đã trôi ngàn vạn kiếp



    Sao còn đây đứng trông ...




  8. #118

    Đông mơ , Tây mộng

    http://www.urbandharma.org/udharma7/dreams.html

    Nơi đây có một bài nói về "cõi mộng/mơ ", viết bởi một tu sĩ nguời Mỹ ( Rev. Heng Sure) . Vị này vừa là một học giả Tây phương từng nghiên cứu về những giả thuyết phân tâm học của bác sĩ Carl Jung, lại vừa là một cao tăng Phật pháp . Tác phẩm này của ông đã mớm cho ta thấy một sự so sánh lý thú giữa hai đuờng lối , hai quan điểm khác nhau trong sự tìm hiểu về cõi mơ và về cuộc sống :



    http://www.urbandharma.org/udharma7/dreams.html


    Jung and Junti - Dreams West and East

    by Rev. Heng Sure




    In graduate school, I wanted to look deeper into my dreams so I joined a Jungian dream circle in Berkeley. A group of ten dreamers kept journals and told our dreams to each other. The group was moderated by a Jungian analyst who dispensed insightful guidelines for us to use on our own. The experience was moderately enlightening; my dreams became a wider door to enter and explore for self-knowledge. Later I was thrilled to discover discussion of dreams in the Buddhist texts I was translating. The excitement was initially short-lived, because the sutras said, “Dreams are false and illusory.” Trying to build a bridge the West to the East and merge Jung’s ideas with the Buddha’s approach to dreams was, no matter how unwise, nearly irresistible. Both Jung and the Buddha were consummate psychotherapists, both were compassionate and practical teachers of dreamers. The major difference seems to be that Jung lacked religious faith; he was bound by his senses and he saw dreams as a means of achieving peace and psychic wholeness in this life. Dreams for Jung opened a door into the individuated Self. For the Buddha, dreams opened a door into the ultimately empty and selfless nature of all dharmas. This emptying out of the self in turn made possible the liberating vision of Great Compassion, which sees all beings as sharing the same body and substance.

    ....
    ....

    A. European Approach to Dreams

    It is said that the Swiss psychologist Carl Jung in his lifetime analyzed over 80,000 dreams–. Dreams for Jung played an important complementary role in the psyche. The general function of a dream is to try to restore our psychological balance by producing material that reestablishes, in a subtle way, the total psychic equilibrium. Jung approached dreams as living realities that must be experienced and observed carefully to be understood. He considered Freud’s method of “free association” as incomplete. “Free association will bring out all your complexes, but hardly ever the meaning of a dream. To understand the dream’s meaning, I must stick as close as possible to the dream images.” During analysis, Jung kept asking the dreamer, “What does the dream say?”
    One answer comes from Jeremy Taylor, a well-known authority on Jungian dream work who postulates five basic assumptions about dreams: 1) that all dreams come in the service of health and wholeness; 2) that no dream come simply to tell the dreamer what he or she already knows; 3) that only the dreamer can say with certainty what meanings a dream may hold; 4) that there is no such thing as a dream with only one meaning; and 5) that all dreams speak a universal language, a language of metaphor and symbol. The thrust of Taylor’s and Jung’s approach to dreams is individual-centered, a particularly Western concern. For serious-minded seekers of truth via dream-work the Jungian approach helps you puzzle out the integration of your individual psyche with the analyst as best you can, for a happier and more fulfilled life in this world. This goal is, nonetheless, far more sophisticated than the superficial “good and bad fortune” question that the great majority of people in the world ask their dreams.




    B. An Indian Approach to Dreams

    When Buddhists in India dreamed they dealt with their dreams in a variety of ways. Certain types of dreams occurred frequently enough to the ancients to merit listing as separate categories for dream-analysis. The categories show the following different kinds of dreams. The most distinctive use, for Buddhists, was

    1) seeing dreams as a simile for emptiness, sunyata, the ultimate nature of all things.


    2) seeing dreams as portents of things to come, which overlapped with another type of dream:


    3) as messages or teaching by the gods, spirits or bodhisattva.


    4) Buddhists in India and in China thought, like Freud and Jung, that it was possible to diagnose aspects of the dreamer’s mental and physical health from the symbols of dreams.


    5) The theoretical psychology school of Buddhism, the Vijnanavada (“Consciousness-only”) school called dreams “monkey-sleep,” a function of the “isolated mind-consciousness”.


    6) Buddhist psychologists saw dreams as the return at night of things thought on during the day.


    7) Finally, Nagarjuna explained dreams as a standard for testing the quality of a bodhisattva’s vows.


    Dreams appear in the earliest Buddhist writings, and played no less an important role in Buddhism than in our lives today. Being human, Buddhists have always slept; and when asleep, they dream. While dreaming they perceived the same disembodied shadows and disconnected images as we do. After waking they sought the meaning of their dreams. The diviners and prognosticators of India and China, being culture-bound individuals, interpreted the dreams according to the modes and methods available to them. Those methods were in some respects suggestive of methods used today, in some respects they were quite different. Dreams are very democratic; both rich and poor alike dream at night. But when trying to analyze what dreams meant, it is important to know who the dreamer was. The educated, literate, elite certainly had more options in their systems of dream analysis. Dreams could be messages from ancestors and Sages more often for a prince or a scholar because they had a concept of history. Uneducated individuals seemed to turn to formula-books of ready-made dream interpretations to explain the symbols of dreams.

    .....
    .....



    Nói một cách tóm tắt:

    - Carl Jung thì coi thế giới mơ như là một ngõ cửa giúp ta tìm thấy cái chân nhân riêng biệt , giúp ta đạt đuợc sự an lạc, giúp ta hòa nhập với cái tâm cách toàn vẹn của mình .

    - Còn đối với Đức Phật thì cõi mơ mở đuờng cho ta thấy rõ cái tính chất hư ảo ( trống không / rỗng tuếch) của mọi sự trong đời nguời .



    Con đuờng "Tây mơ" :

    Theo như Carl Jung thì các giấc mơ luôn có một giá trị sống động không thua gì cõi thực tại . Chúng cần đuợc phân tích một cách kỹ luỡng thì mới có thể giải đáp đuợc cái câu hỏi thuờng xuyên và hóc búa : " Giấc mơ đó muốn nói lên điều gì ? "

    Một học giả khác (Jeremy Taylor) đã đưa ra những nhận xét chung như sau:

    1) Mọi giấc mơ hiện đến để trợ giúp ta đạt đuợc nỗi trọn vẹn tâm thần và niềm an khỏe thể chất .

    2) Không một giấc mơ nào chỉ tới để nói ra những điều mà ta vốn đã thừa biết, (nó luôn nhắn nhở ta rõ thêm một chút gì khác nữa)

    3) Chỉ cái nguời đang mơ đó mới thấm hiểu chắc đuợc cái ý nghĩa của những gì mình nằm thấy .

    4) Chẳng có giấc mơ nào mà chỉ có vỏn vẹn một ý nghĩa, (nó thuờng chứa đựng nhiều ngụ ý ) .

    5) Mọi giấc mơ đều đuợc diễn tả bằng một ngôn ngữ chung : cái ngôn ngữ của biểu tuợng, của hình ảnh.





    Lối ngõ "Đông mộng" :

    Giới Phật tử phuơng Đông thì thuờng phân chia các giấc mơ của họ thành ra những thể loại như sau:

    1) Mộng mị - có thể ví von tuơng xứng với cái sự hư ảo vô thực, vốn là cái bản chất tột cùng của vạn vật . Các giấc mơ này có cái tác dụng dẫn giải biểu hiệu cho thấy rằng mọi sự vật trong cõi tỉnh cũng chỉ là những ảo ảnh y như vậy . Nếu ta cứ mãi mê muội bám víu đeo đuổi theo các thứ vô thường này thì kết quả dĩ nhiên sẽ là bao đau thương khốn khổ .

    2) Điềm mộng - chứa đựng những thông tin báo truớc về tuơng lai .

    3) Huấn mộng - bao gồm những điều chỉ dẫn răn dạy của Trời Phật

    4) Chuẩn mộng - các hình ảnh và biểu tuơng tuợng trong mơ có thể cho thấy phần nào cái tình trạng về sức khỏe và về tâm thần của nguời nằm mơ

    5) Hầu mộng - (monkey sleep) - các giấc mộng hiện ra trong lúc chập chờn nửa tỉnh nửa mê .

    6) Các giấc mộng tái diễn, vốn là sự lập lại của những tư tuởng những biến cố xảy ra trong ngày .

    7) Các giấc mộng dùng để thử thách, rèn luyện những kẻ trên đuờng tu học .

    ......







    Đông mơ , Tây mộng

    Bắc ngủ , Nam say

    ....

    Thế gian ... thế đấy !
    .



  9. #119

    The key to happiness: GRATEFULNESS

    It's "gratefulness" that makes us happy


    https://youtu.be/UtBsl3j0YRQ



    Chìa khóa của niềm hạnh phúc ...

    ... nằm trong lòng biết ơn


    Nó không ở bên ngoài , mà lại núp dấu ngay trong mắt nguời đang tìm kiếm ...




    Biết ơn từng phút giây

    Thì hạnh phúc mang tới đầy

    Không tìm, không kiếm nữa

    Nó nằm ... ngay tim đây ...



    Cung Chúc Tân Xuân !









  10. #120
    Quote Originally Posted by BatNgat View Post

    https://youtu.be/UtBsl3j0YRQ



    Chìa khóa của niềm hạnh phúc ...

    ... nằm trong lòng biết ơn


    .

    Khi tâm ta biết cảm tạ trời đất đã ban cho từng giây phút của đời sống, thì trong lòng sẽ có đuợc sự thoải mái an vui . Những giây phút đó tuy rất có thể sẽ chứa đựng nhiều khó khăn, hoặc đầy thử thách cam go, nhưng nếu lòng tự biết xem đó như các cơ hội tốt để duyệt xét lại nếp sống của mình , để thay đổi quan điểm, hoặc để truởng thành , trau dồi thêm chút nghị lực và chí khí, thì tất sẽ không còn thấy đau khổ nữa .

    .


 

 

Similar Threads

  1. Những bóng hồng trong thơ nhạc
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 04-27-2012, 07:37 AM
  2. Còn nhớ hay quên !!!
    By zung in forum Không Gian Riêng
    Replies: 1
    Last Post: 03-15-2012, 02:19 PM
  3. Bong bóng
    By Triển in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 32
    Last Post: 01-28-2012, 06:52 PM
  4. Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 10
    Last Post: 12-20-2011, 02:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:37 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh