Register
Page 22 of 28 FirstFirst ... 122021222324 ... LastLast
Results 211 to 220 of 277
  1. #211

    Mộng dưới Hoa ?


    @





    Hoa nở trong vườn


    Đêm ngủ, ngày vươn


    Đua nhau chen thở

    ...


    Xuân nồng ngát hương

    ...











  2. #212

    Trời tím , hoa xanh !

    *








    Có cây phượng tím

    Mỗi mùa không quên

    Rải hoa rồi đếm ...



    ... Cho vơi nỗi niềm ?

    !



  3. #213

    Từng bước chông gai ...

    16 Nov 2018


    Đêm qua lúc gần thức dậy đã mơ nhiều thứ, nhưng chỉ nhớ đuợc đoạn cuối:

    ... Dường như đã phải đi băng qua một vùng nhiều biến động , trên mặt đất có văng đầy dẫy các vỏ chai bể nát . Tuy đã rón rén rất cẩn thận để mà vượt qua, nhưng rồi vẫn nghe chân bị đau nhói vì đạp miểng chai . Khi ngồi xuống nhìn lại thì thấy chân bên trái đã bị một miểng chai nhọn xuyên thủng qua giầy và ló ra tới trên mu bàn chân . Sau khi rút nó ra và tháo giầy xem xét thì thấy một vết cắt thật dài và sâu . Ngồi ôm chặt bàn chân mong cầm máu , trong lòng bối rối không biết phải làm sao . Ngay lúc đó thì tỉnh dậy, nhưng tâm trí vẫn bần thần lo nghĩ , e sợ rằng vết thương sẽ vẫn còn tác dụng sau khi đã thức giấc ...




    Hai gót chân vốn là các yếu điểm trong cơ thể tôi, vì đã từng bị bong gân dưới gót nhiều năm về trước . Nó đã ảnh hưởng không ít tới cuộc sống, và đòi hỏi bao nhiêu công sức tìm hiểu cách trị liệu, săn sóc và giữ gìn , mới duy trì được sự quân bằng giúp đi đứng tự nhiên lâu nay. .. Dường như trong tâm khảm vẫn còn in hằn những nỗi lo lắng đó ?


    Xin Dịch giúp cho biết


    Giấc mơ này muốn khuyến nhắc điều chi ?











  4. #214

    Âm Dương và Ngũ Hành

    @

    Khi tham khảo Dịch lý vốn thường gặp đề tài "Âm Dương và Ngũ Hành", nhưng bao lâu rồi vẫn không hiểu được sự câu nối liên hệ giữa các khái niệm này . Suy luận ra sao để từ 2 thứ Âm-Dương mà đi tới 5 thể loại Ngũ hành kia ?


    Hôm nay đọc sách Kinh Dịch Diễn Giảng của BS Kiều Xuân Dũng ,

    https://drive.google.com/file/d/0B3r...9wUkd5bGc/view



    mới chợt nhận ra sự liên kết đó . Điều này chỉ có thể soi thấy khi ta nhìn kỹ vào Hà Đồ .


    Hà Đồ thì có từ đời vua Phục Hi, và gồm một họa hình như sau:









    Trong Hà Đồ có gói ghém rất nhiều khái niệm , liệt kê tóm tắt dưới đây:


    - phía bắc (bên dưới ) có 1 đốm trắng và 6 đốm đen,


    - phía nam (bên trên ) có 2 đốm đen và 7 đốm trắng.


    - phía đông (bên trái ) có 3 đốm trắng và 8 đốm đen,


    - phía tây (bên phải ) có 4 đốm đen và 9 đốm trắng,


    - ở giữa có 5 đốm trắng và 10 đốm đen.



    Sự sắp xếp này muốn nói rằng :


    - 1 cặp đôi với 6, 2 cặp đôi với 7, 3 cặp đôi với 8 , 4 cặp đôi với 9 , 5 cặp đôi với 10.


    - các đốm đen là số chẵn thuộc âm,


    - các đốm trắng là số lẻ thuộc dương.


    - các số vòng trong: 1, 2, 3, 4, 5 là những số "SINH" (nguồn cội) ,


    - các số vòng ngoài : 6, 7, 8, 9, 10 , là những số "THÀNH" (kết quả).


    - con số 5 ở giữa còn mang cái ý nghĩa đặc biệt, đó là : các số "SINH" cộng với số 5 thì ra các số "THÀNH" .


    Không có số 5 ở Trung cung ( chính giữa) thì vạn vật không có sanh, cũng không có thành . Số 5 và số 10 là huyền cơ của Trời Đất .



    Nhiều thế kỷ sau Phục Hi, Đạo giáo (Taoism) đã khơi sáng thêm cái vai trò then chốt của con số 5 với thuyết Ngũ hành, áp dụng vào Hà Đồ để cụ thể hoá việc sinh thành của Âm-Dương .


    Ngũ hành gồm có Kim , Mộc, Thủy, Hoả và Thổ . Tất cả đều là những hiện tượng, các hình thể vật chất bề ngoài của Âm-Dương .


    Vị trí của Ngũ hành trong Hà Đồ là như sau: Thủy ở phía Bắc, Hoả phía Nam, Mộc phía Đông, Kim phía Tây, còn Thổ thì nằm tại Trung ương .



    Tuy rằng phân Ngũ hành, nhưng kỳ thật chỉ có 2 khí Âm Dương vận hành, và rồi 2 thứ này cũng là chỉ do một khí (Thái Cực) xoay chuyển trong một vòng vô tận mà ra:








    Theo nguyên tắc căn bản của thuyết Ngũ Hành, cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển không ngừng. Còn các Hành cách nhau thì sẽ khắc chế nhau, cứ thế mà luân lưu mãi:





    Ngũ Hành tương sinh

    Last edited by BatNgat; 05-20-2020 at 01:00 PM.

  5. #215

    Cặp đôi của E-KING

    ~
    Chương trình điện toán E-KING (Electronic Key and Instant Gateway to I Ching) thoạt tiên được thành hình năm 1995 , hoàn toàn dựa trên các khái niệm căn bản phổ thông của 64 quẻ Dịch. Bảy năm sau đó mới có duyên đọc được một cuốn sách tiếng Anh , trong đó có trình bày một phương cách nghiên cứu các quẻ Dịch theo thuyết tương sinh tương khắc của Ngũ Hành, và không hề dùng tới những lời bàn cổ truyền hay những ý nghĩa thông dụng của các quẻ như thường ghi trong Kinh Dịch .


    Phương pháp này chia 64 quẻ ra làm 8 nhóm, mỗi nhóm được quy định một tính chất của Ngũ Hành . Các yếu tố có thể biến đổi trong mỗi quẻ cũng được gán ghép vào 5 thể loại Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ . Thêm vào đó , cái thời điểm (mùa) mà quẻ được gieo cũng là một khía cạnh chính yếu trong pháp phân tích này . Cứ như thế mà rồi suy luận rằng tình thế sẽ ra sao cho người vấn quẻ, nó có thuận lợi đồng tình, hay là cam go trái nghịch với ý muốn trong tâm ?


    Bởi có khá nhiều dữ kiện cần phải nhớ và hiểu mỗi khi áp dụng các nguyên tắc này, cho nên nếu chỉ dùng trí óc không thôi thì sẽ rất khó mà suy tính ra cái kết quả cần biết qua sự gieo quẻ . Vì vậy nên phần mềm điện toán E-QEEN đã được viết ra để thâu gói lại cái cách thức kể trên, giúp cho người nghiên cứu đạt được những kết quả đúng theo pháp Ngũ Hành .


    E-QEEN vốn đã được viết bằng tiếng Anh dưới hình thức trắng đen tối thiểu, để dùng trong hệ MS-DOS . Ngày nay nó không còn thích hợp với các máy điện toán đương thời ( như Windows 7,8, 10 ...) nữa . Cũng may thay , gần đây tôi có dịp tìm ra được một công cụ miễn phí trên mạng (tại QB64.org) , để có thể chuyển ráp lại (recompile) E-QEEN, giúp nó chạy ngon lành trên các máy tính hiện có . Đáng tiếc một điều là E-QEEN ngày nay vẫn còn thể hiện nguyên bản tiếng Anh . Tác giả của nó chưa hội đủ động lực và hơi sức để mà tạo dựng nên một bản Việt ngữ .


    Quý bạn nào muốn thí nghiệm dùng E-QEEN có thể tải nó xuống từ đây :


    Điều cần nhớ nữa là phần mềm E-QEEN sẽ đưa ra câu trả lời dưới dạng YES, NO hoặc MAY-BE , căn cứ theo sự tương sinh và tương khắc của các yếu tố xuất hiện trong quẻ . Bởi thế nên người nghiên cứu cần nhắm nhìn vấn đề theo một chiều hướng thích hợp khi nêu ra câu hỏi vấn . Sẽ cần hỏi theo kiểu "Có hay không ...", khác hẳn với các câu "Thế nào ..", hay "Phải làm sao .." như khi dùng phần mềm E-KING trước đây .


    Nói một cách khác, E-QEEN sẽ giúp thu gọn vấn đề và đưa tới cái giải quyết dứt khoát . Trong khi đó thì E-KING lại đắc dụng hơn trong việc mở rộng tầm nhìn, dò xét xem con đường nào tốt nhất để mà theo đuổi .



    Dưới đây là một thí dụ qua kinh nghiệm của bản thân .


    Ngày đó thật lâu rồi, tôi đã phải trải qua một giai đoạn rất căng thẳng khó khăn trong công việc làm . Tâm thần và sức khoẻ không tốt, chẳng biết phải xử trí thế nào cho ổn thoả . Khi đặt xuống câu hỏi "Xin Dịch giúp ý kiến về tình trạng công việc làm hiện nay " với E-KING , thì quẻ hiện ra như sau:


    0 0 1 2 1 1


    Thành Quái : quẻ số 53 , biến sang quẻ số 9








    Quẻ số 53 : Phong Sơn Tiệm

    "Tiến dần lên". Cây ở trên núi mọc từ từ. Hoàn cảnh người con gái về nhà chồng cần phải tiến bước một cách tuần tự, không thể hấp tấp vội vàng được. Nếu giữ được sự chánh bền thì sẽ càng thuận lợi tốt lành. Kẻ hiểu đạo coi theo quẻ này mà gom trữ đức hiền, làm việc cho xã hội, giúp tu sửa chỉnh đốn nước nhà.



    Biến Quái - Quẻ số 9 : Phong Thiên Tiểu Súc

    "Sức chứa còn nhỏ". Gió thổi trên trời. Mây từ phương tây bay tới dầy đặc, nhưng vẫn chưa mưa. Các dự định của ta đang bị cản trở bởi một điều nhỏ nhoi chi đó. Sự chứa trữ chưa được đúng mức nên kết quả chưa thể hiện. Nên dùng phương pháp mềm dẻo, tránh dùng bạo lực. Muốn thành công cần có sự quả quyết trong tâm trí, còn bề ngoài thì nhu hòa, linh động, cứ từ tốn mà tiến bước.



    Hổ quái, Quẻ số 64 : Hỏa Thủy Vị Tế

    "Chưa thành". Việc làm chưa xong. Tuy có khó khăn nhưng cũng chỉ là vì thời điểm chưa đúng. nếu có đức trung nhu, mềm dẻo và bền bỉ bên trong thì sẽ được hanh thông. Nếu ta nóng nảy hấp tấp như con cáo nhỏ thì sẽ bị lấm đuôi và không qua suối được. Kẻ hiểu đạo coi tình thế mà sắp xếp mọi vật, đặt mọi sự vào đúng ngôi vị của nó, phân biệt đâu vào đó cho rõ ràng.
    ~
    Xem như thế thì từ Thành Quái (53) tới Biến Quái (9) rồi cả Hổ Quái (64) đều ám chỉ là cần có một sự bền tâm nhẫn nại .


    Các lời bàn này của Dịch đã giúp tôi có thêm đuợc chút kiên trì , giữ vững tay chèo của mình được ít lâu nữa . Nhưng đến mùa xuân sau đó thì sức chịu đựng đã ráo cạn, tôi mới nêu lên một câu hỏi dứt khoát hơn với E-QEEN : "Có nên tìm job khác hay không ?" .


    Câu trả lời hiện ra lần này cũng khá rõ ràng:












  6. #216

    Phần mềm cho máy tính hiệu Apple MAC (hệ OSX)

    #
    Đã rất nhiều năm rồi chỉ biết dùng máy hệ MS-DOS và WINDOWS . Thế giới của Apple MAC từ lâu vốn thật là xa lạ . Dạo gần đây thấy trên mạng đã xuất hiện nhiều công cụ có thể đuợc xài trên cả hai loại máy khác nhau này . Thí dụ như tại QB64.org có cung cấp một cái QB64 compiler, chẳng những là miễn phí không thôi, mà lại còn có thể áp dụng vào nhiều loại máy tính khác nhau nữa . Sau khi đã dùng nó để re-compile hai cái phần mềm cũ (E-KING và E-QEEN) cho WINDOWS 10, tôi mới thử làm luôn một thí nghiệm với Apple MAC OSX .

    Không ngờ rằng chỉ trong vòng nửa tiếng sau là đã có E-KING và E-QEEN chạy trên cái máy MAC-Mini của con trai tôi rồi . Tuy là có rất nhiều điều khác biệt giữa hai loại máy tính này, nhưng mọi sự đã diễn tiến một cách trơn tru và dễ dàng ngoài các dự đoán . Bao nhiêu năm qua, thật tình là không ngờ sẽ có ngày thấy đuợc các phần mềm này chạy trên máy hiệu Apple !



    Quý bạn nào dùng máy Apple MAC (OSX) có thể tải E-KING và E-QEEN xuống từ đây để mà thí nghiệm :




    Sau khi unzip, sẽ cần chọn "OPEN/RUN anyway " , khi muốn chạy phần mềm .





  7. #217

    Tìm ngôi "cửu ngũ" !

    ~
    Buổi sáng thức dậy, trong lúc còn ngái ngủ vô phòng tắm, tay thì vốc nước rửa mặt nhưng trong đầu lại tự dưng không biết từ đâu nghe văng vẳng câu nói "tìm ngôi cửu ngũ" .."tìm ngôi cửu ngũ" .., lập đi lập lại hai ba lần ...


    Thoạt tiên cũng chẳng rõ "cửu ngũ" là gì . Một chập sau mới chợt nhớ mài mại rằng trong các sách từng đọc thời trước vốn có nói về các vị vương tướng thường tranh dành nhau để mà "lên ngôi cửu ngũ", nghĩa là để đoạt địa vị cao quý nhất trong xã hội, lên ngai vàng, làm hoàng đế .v..v.. !


    Từ trước tới giờ chưa hề biết tại sao mà từ "cửu ngũ" lại được dùng để diễn đạt cái địa vị vua chúa . Trong lòng lại càng không khỏi bâng khuâng, chẳng rõ vì cớ nào mà trong tâm trí mình lại lởn vởn có cái ý tưởng liên quan tới "ngôi cửu ngũ" ? Chẳng lẽ nằm sâu trong tiềm thức mình lại có cái vọng tưởng làm vua thiên hạ ? Thời buổi này mà còn mơ nghĩ tới điều đó thì thật tình quá vô lý hão huyền .


    Suy nghĩ thêm chút nữa thì nhớ lại rằng mấy hôm rồi đang có ra công tìm hiểu nghiên cứu về đề tài "âm dương - ngũ hành" . Trong Dịch học thì chữ "cửu" vốn được dùng để chỉ định các hào dương (vạch liền) trong quẻ , chẳng hạn như sơ-cửu là hào 1, cửu nhị là hào 2, cửu tam là hào 3 ..v..v. . Trong Hà Đồ thì số 5 (ngũ) đóng vai trò then chốt và quan trọng nhất, với vị trí chính giữa mọi số khác . Số 5 lại cũng là một con số dương, cho nên từ "cửu ngũ" rất có thể là tượng trưng cho con số 5 trong Hà Đồ, năm đốm trắng tại Trung Cung . Đây mới là cái điểm chính yếu nhất, gói trọn các huyền cơ của tạo vật, và mới thật đáng là cái mà mình nên theo đuổi và tìm tới .







    Trong sách DỊCH KINH YẾU CHỈ , Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cũng đã viết như sau:

    ( Chương : Lời nói đầu)
    ....
    8). Tôi đã tìm ra được Dịch biến thiên và xoay quanh 1 Tâm điểm. Tâm điểm ấy chính là Thái Cực, và được tượng trưng bằng con số như 5, 10, 15. Ở nơi con người thì Tâm điểm ấy là Thiên Tâm, Chân Tâm, Cốc Thần, Thái Cực, Lương tâm con người, ở ngay giữa đầu não con người, nơi mà ta gọi là Nê Hoàn Cung, Huyền Quan Nhất Khiếu hay Huyền Tẫn Chi Môn.

    Tâm điểm thời bất biến, Vạn Tượng bên ngoài thời biến thiên. Con người phải tiến từ Vạn Tượng về với Thái Cực. Khi vào tới Thái Cực thì Nho Gia gọi là đạt đạo Trung Dung, Phật gia gọi là đạt tới Kim Cương, Viên Giác, Lão gia gọi là đã luyện xong Kim Đơn. Á Châu còn gọi chung là Qui Nguyên, Phản Bản. ...
    (Chương 1 . DỊCH HỌC NHẬP MÔN )

    ... Nhìn vào các đồ bản Dịch ta sẽ lĩnh hội được sự kiện vô cùng quan trọng này là Tạo Hóa hay Thái Cực ẩn áo ngay trong lòng sâu Vạn Hữu. Tạo Hóa và Vạn Hữu hợp lại thành một đại thể, y như một cây vĩ đại có muôn cành lá, hoa quả xum xuê.
    Thái Cực, Tạo Hóa là căn cốt; Vạn Hữu là những hiện tượng biến thiên chuyển dịch bên ngoài.

    Suy ra: nếu ta biết vượt qua những lớp lang, biến ảo của hoàn cảnh, xác thân và tâm hồn, ta sẽ tìm về được với Tạo Hóa, với Thái Cực ẩn áo nơi đáy lòng ta.

    Thế tức là: từ ngọn suy ra gốc, từ biến thiên suy ra hằng cửu, từ các tầng lớp biến thiên bên ngoài suy ra tâm điểm bất biến bên trong. Như vậy học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịch của vũ trụ và của lòng mình; nhân đó, sẽ suy ra được chiều hướng tiến thoái và trở về được cùng bản thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy lòng mình. Xưa nay đã có biết bao người nhờ học Dịch mà trở về được với căn nguyên của mình, với Trời, với Thái Cực.

  8. #218

    Vô Cực - Thái Cực trong Hà Đồ

    @


    Nhiều nhà nghiên cứu về Kinh Dịch đã cho rằng khi ta nhìn cái mô hình của Hà Đồ dưới dạng của một vòng tròn thì sẽ nhận ra các điều như sau:






    Nếu ta gom quện các số chẵn (âm) như 2,4,6,8 (mầu đen) lại với nhau thành một khối, và đồng thời cho các số lẻ (dương) như 1,3,7,9 (mầu trắng) kết hợp nên nhóm thứ hai thì sẽ có thể xuất hiện cái hình tượng này :




    Âm (vệt đen) và Dương (vệt trắng) biểu hiệu cho hai trạng thái tuy tương phản nhưng luôn luôn gắn liền và quyện vào nhau . Nếu Âm phát huy thái quá thì sẽ trở chiều thành Dương, và ngược lại cũng thế: Dương khi đi tới cực độ thì sẽ xoay chuyển ra Âm .





    Các kinh sách của Trung Hoa nói chung thường rất là vắn tắt và hàm xúc . Phát biểu về các cơ cấu căn bản của Dịch thì cũng chỉ có vỏn vẹn như sau:

    Vô cực sinh Thái Cực

    Thái Cực sinh Lưỡng Nghi

    Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng

    Tứ Tượng sinh Bát Quái ...









    Các phát biểu đó đã gợi lên những suy diễn như sau trong đầu cá nhân này :


    Nếu không có sự nhận thức, thì đối với chúng ta tất cả các hiện tượng trên thế gian đều không có hiện hữu . Chẳng hạn như buổi tối , khi thể xác mệt mỏi nằm xuống ngủ, mắt nhắm tít, 5 giác quan từ từ tắt lịm hết . Mọi ý thức cũng không còn . Thế giới gồm không gian và thời gian như ta biết đều biến mất . Đây chắc có thể tạm ví như là cái trạng thái "vô cực" (chân không) .


    Buổi sáng chợt tỉnh giấc, mở mắt nhìn thì biết ngay là sáng hay tối, tai lắng nghe thời biết động hay tĩnh , da thịt cảm nhận được là nóng hay lạnh, mũi thính ngửi biết khí thanh hay uế, tặc lưỡi thì nhận ra ngay vị đắng hay ngọt . Cứ nằm một chỗ thôi cũng có thể nhận thức được các cặp đôi tương phản đối nghịch nhau như vậy . Điều này xem ra giúp khơi sáng chút xíu cái ý tưởng về Lưỡng Nghi .


    Đứng dậy đi vòng quanh trong phòng, nhận thấy rằng có góc thì tối đen, có nơi thì tối nhiều hơn sáng, có nơi sáng nhiều hơn tối, rồi cũng có nơi thì nắng rọi sáng rực . Những thay đổi trên mặt phẳng hai chiều của sàn nhà có thể được tượng trưng bởi cái khái niệm về Tứ tượng ( 4 cách kết hợp của Lưỡng Nghi).


    Leo thang để đi lên gác thì sẽ nhận thức ra mọi sự rõ là phức tạp hơn một bực nữa . Các thay đổi trong cái khuôn khổ 3 chiều này có thể được tóm tắt lại với cái khái niệm về Bát quái ( 8 cách kết hợp của Lưỡng Nghi).


    Theo cái vũ trụ quan của Trung Hoa thì Bát quái có lẽ tượng trưng cho các "phân tử" căn bản nhất của cõi sống 3-chiều . Mọi sinh hoạt của nhân gian trong cõi này đều có thể đưọc diễn đạt và am hiểu qua các sự phối hợp và tác dụng vào lẫn nhau của 8 yếu tố chính này . Lẽ dĩ nhiên trên thực tế thì các biến đổi trong thế gian rất là phức tạp, có tới muôn hình vạn trạng nhiều hơn tám cái "quái" đó . Thế nên nếu muốn lập biểu tượng cho hết thảy các sự tình thì cần phải khai triển tiếp . Nhưng không hiểu sao , thay vì là tăng thêm một bực nữa (thế giới 4-chiều ?) để mà có được 16 cách kết hợp của Lưỡng Nghi, thì Kinh Dịch lại nhảy vọt bằng cách chồng ngay các Bát quái lên lẫn nhau để có được 64 quẻ kép . ... Làm như vậy là đã suy diễn theo quy tắc gì đây ?


  9. #219

    Cốt tủy của Kinh Dịch

    @
    Mấy hôm nay có lục lạo trong trang web của Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ thì may thay tìm ra thêm được một bài viết về "Cốt tủy của Kinh Dịch" , nằm trong cai e-book tựa TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO , dưới đề mục "Sách đã xuất bản" :



    ....

    Trương Kỳ Quân, một học giả Trung Hoa hiện đại, tác giả bộ Trung Hoa ngũ thiên niên sử, đã viết:
    “Dịch là một sách học cả về Trời lẫn Người, khảo về nguồn gốc sự sáng tạo vũ trụ, để rõ lẽ kiết hung, tiêu trưởng, tiến thoái, tồn vong. Nó là sách căn bản dạy Tu, Tề, Trị, Bình, nhớn như là kinh luân quốc gia, nhỏ như là Tu thân xử thế. Nếu thâm đạt tinh hoa Dịch, mà đem áp dụng thì tất cả đều ở trong kinh đó.”

    “Sách Dịch là sách rộng rãi, bao quát, nhưng nói đại ý, nó chỉ cốt dạy: Trời, người hợp nhất.” (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT)
    ....

    Dịch đã cho thấy là giữa lòng mọi biến thiên đều đã ẩn tàng sẵn Thái Cực. Nếu vậy, thì giữa lòng mọi biến thiên của hình hài, tâm tư, trí não chúng ta, phải có Thái Cực. Biết rằng trong ta có Thái Cực, có căn cốt Trời, chúng ta sẽ có cơ tinh tiến vô biên vô tận.






    Trong chương 9 của quyển sách này , bác sĩ Nguyễn Văn Thọ đã đưa ra một chìa khóa có thể giúp mở cửa nhập vào kho tàng vô giá của Dịch Kinh . Chìa khóa này gồm có 3 khái niệm mấu chốt :


    1) Tâm Điểm
    2) Vòng tròn
    3) Hai chiều biến đổi


    Cổ nhân đã tận dụng nhiều phương cách như từ ngữ, hình tượng và các con số để diễn đạt mọi ý tưởng về đạo lý của Dịch .




    Tâm Điểm
    Số 5 và 10 ở Trung Cung , tượng trưng cho Thái Cực . Đây là "Bản Thể", là gốc rễ của Trời Đất, vừa là căn nguyên và vừa là cùng đích của Vạn Hữu (mọi vật) . Số 5 là Thượng Đế lúc khởi nguyên . Số 10 là Thượng Đế khi chung cuộc .

    Vòng tròn
    Các con số ở vòng ngoài (1,2,3,4 và 6,7,8,9) bao quanh tâm điểm (5,10) vốn là tượng trưng cho Vạn Hữu . (1,2,3,4 ) là Tứ Tượng, vốn do Thái Cực phân tán mà ra ( 5 = 2+3 ; và 5 = 1+4 ) . Còn ( 6,7,8,9) thì cũng là các Biến Hóa thêm dựa trên Thái Cực ( 1+5 = 6 ; 2+5 = 7 ; 3+5 = 8; 4+5 = 9 ) .

    Hai chiều biến đổi
    Dịch có nghĩa là luân lưu biến chuyển , đổi dời . Mọi sự thay đổi trên thế gian có thể diễn tiến theo một trong hai chiều :

    Thứ nhất là chiều Thuận, từ Vô Hình tới Hữu Hình, từ ý tưởng ra hiện tượng, từ trong ra ngoài, là chiều phân tán từ Thái Cực ra Âm Dương, rồi ra Tứ Tượng, kế tới là ra Bát Quái . Đây là chiều sinh Nhân, sinh Vật .

    Thứ hai là chiều Nghịch, từ Hữu Hình trở về Vô Hình, từ ngoài hướng vô trong, chiều của Vạn Hữu quy tụ vào Thái Cực . Đây là chiều sinh Thánh, sinh Thần .



    Theo như bác sĩ Nguyễn Văn Thọ nghĩ , thì Thuyết Quái Truyện của Kinh Dịch có ý đề cao chiều Nghịch hơn là chiều Thuận :


    Số vãng giả thuận. Tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số dã.
    (đại khái nói rằng: Biết dĩ vãng là thuận, biết tương lai là nghịch.)
    Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cho rằng:

    Từ Thái Cực đi ra Vạn Tượng hữu hình là chiều thuận của Dịch. Từ hữu hình trở về Thái Cực là chiều nghịch của Dịch.
    Trong dĩ vãng, con người đã đi chiều thuận, trong tương lai sẽ đi chiều nghịch. Biết đi ngược dòng đời để trở về với Thái Cực, tức là đi trên con đường của Thần Thánh xưa nay vậy.

  10. #220

    Lội ngược giòng đời

    << ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~

    Phận cá kiên tâm, lội ngược giòng


    Kiếp người thiên mệnh, hướng vô trong !



    Determination - Atlantic Salmon jumping water fall



 

 

Similar Threads

  1. Những bóng hồng trong thơ nhạc
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 04-27-2012, 07:37 AM
  2. Còn nhớ hay quên !!!
    By zung in forum Không Gian Riêng
    Replies: 1
    Last Post: 03-15-2012, 02:19 PM
  3. Bong bóng
    By Triển in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 32
    Last Post: 01-28-2012, 06:52 PM
  4. Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 10
    Last Post: 12-20-2011, 02:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:09 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh