Register
Page 25 of 28 FirstFirst ... 152324252627 ... LastLast
Results 241 to 250 of 277
  1. #241

    Bài Ca Thiên Xuất (tiếp theo)

    Chương 5: Mộng đời buông bỏ (Sannyaasa-Yoga)

    Arjuna chưa hiểu sao mà con người lại có thể tiếp tục thi hành mọi phận sự, mà đồng thời vẫn không hề vướng mắc vào các hành động của mình .

    Krishna nhắc lại rằng người đời có hai nẻo sống: thứ nhất là xuất giới - từ bỏ mọi bám víu vào vật chất (āśrama-sannyāsa) , thứ hai là nhập thế - nhưng không còn tự nhận dạng vào thân thể của mình nữa (karma-yoga) . Krishna khuyên Arjuna phải ráng theo con đường thứ hai, bởi lẽ khi xuất giới mà vẫn cứ còn chấp chước nhận dạng vào thể xác, vào các bề mặt vật chất, thì sẽ khó mà đạt được tự do hay an nhiên tự tại .

    Sự buông bỏ thật sự, no' nằm sâu trong tâm , chứ không lệ thuộc vào các thứ vật chất bên ngoài .

    Khi lòng ghi nhớ và lắng suy ngẫm về điều này, tức là đang tiến trên đường giải thoát (mokṣa)



  2. #242
    ,

    "Sự buông bỏ thật sự, no' nằm sâu trong tâm , chứ không lệ thuộc vào các thứ vật chất bên ngoài."


    Khi ta biết để đạt được sự sống ở thế gian này, một đơn chất đã phải trải qua bao trùng trùng duyên ngộ, để gặp một đơn chất khác hữu duyên hầu tạo một hợp chất, và bao trùng trùng duyên khởi khác để hợp chất ấy được rơi vào một hoàn cảnh mà giòng điện của sự sống được bùng phát, khởi đầu một chu kỳ sống với bao hệ luỵ nhiệm màu, thì sự "buông bỏ" sẽ là một giằng co sâu thẳm và mãnh liệt trong tận cùng sự sống .


    Bát Ngát đã cố gắng vô cùng qua bao nỗ lực tìm về tận cùng của sự sống chính mình, mà vẫn chưa "tới", có phải ?


    Thì hãy "sống" cho tận cùng nhiệm màu của sự sống đi .

    Đó chính là ân huệ vô cùng của những ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên mà khó thể tìm lại qua trùng trùng duyên khởi .

    Đừng tự tạo mâu thuẫn với bản năng sống huyền diệu để rồi sẽ tiếc nuối khôn nguôi .




    ,

  3. #243
    Quote Originally Posted by thuyền nhân View Post
    Bát Ngát đã cố gắng vô cùng qua bao nỗ lực tìm về tận cùng của sự sống chính mình, mà vẫn chưa "tới", có phải ?


    ,

    Đã "tới" ? hay là chưa "tới" ? ... làm sao biết được đây ?


    Một giai thoại Thiền học (Zen) từng ví cái công trình đi tìm chân lý như cảnh huống của người đang cỡi trâu mà lại cứ mãi đi tìm trâu . Suy diễn theo quan điểm này thì sự tình rất có thể là ta vốn luôn sẵn "ở đó" rồi, nhưng lại chẳng hay rằng mình đã "tới" .


    Tuy nhiên, có mấy ai thông hiểu hay thấy rõ được con vật mình đang cỡi ? Nếu quả tình nó là trâu, thì khoẻ quá rồi, chẳng cần đi đâu hoặc làm chi nữa hết . Nhưng rủi mà con vật của mình là heo là bò thì sao ? cứ sống trên lưng nó hoài thì .. chắc sẽ chỉ có đường tới số thôi .


    Thời nay khi bàn về việc đi tìm Chân Lý thì chả cần phải dựa vào trâu hay bò chi nữa . Đã có các dụng cụ hiện đại do Tây phương chế ra (như hình dưới đây) , có thể giúp đạt tới đích rất nhanh chóng .









    @


  4. #244

    "Synchronicity" happens again !

    "Ngẫu duyên" tái xuất !




    Tuy vốn là người ham đọc sách , trong nhà sách để đầy tủ và còn thêm chất chứa mấy thùng trong kho, nhưng mà vài năm gần đây hầu như là không còn đụng tới quyển nào nữa . Lý do cũng giản dị thôi : Thời buổi này muốn đọc hay tìm hiểu điều gì thì chỉ cần lên mạng internet là sẽ có ngay bao tài liệu phong phu' , thật tiện lợi nhanh chóng, chẳng cần phải rờ lật từng trang sách như xưa .


    Hôm kia trong lúc dọn dẹp, phủi bụi bậm đóng trên tủ sách, thì chợt thấy 1 quyển paperback mới toanh, nằm dúi kín trên đầu các sách cũ khác . Cầm nó lên mới hay nó là "BHAGAVAD GITA AS IT IS" . Trong lòng lấy làm lạ, mới lên tiếng hỏi trong nhà xem có ai biết nó từ đâu mà ra không . Tới chiều tối, đứa con trai đi học về mới cho hay rằng tháng trước đó trong khi đi ngoài phố đã có người ngẫu nhiên đưa tặng cho nó . Hỏi có đọc sách chưa, thì nó nói rằng chỉ xem lướt qua nhưng chẳng hiểu chi hết, nên mang về cất trong tủ để dành cho bố !








    Đây chắc không thua chi cái cảnh đang đi ăn mày bỗng nhiên được cho gói xôi gấc !





    Quyển sách này dầy gần 700 trang, ngoài cái bản dịch ra tiếng Anh của bản gốc tiếng Phạn, còn gồm thêm bao nhiêu lời chú giải của dịch giả , mang tên A.C. Bhaktivedanta Swami Prabhupada .


    Trong phần Giới Thiệu (Introduction), sách có nêu lên một số điểm đáng lưu ý như sau :



    The subject of the Bhagavad-gita entails the comprehension of five
    basic truths. First of all, the science of God is explained and then the
    constitutional position of the living entities, jivas. There is isvara, which
    means controller, and there are jivas, the living entities which are controlled.
    If a living entity says that he is not controlled but that he is free, then he
    is insane. The living being is controlled in every respect, at least in his
    conditioned life. So in the Bhagavad-gita the subject matter deals with the
    iSvara, the supreme controller, and the jivas, the controlled living entities.
    Prakrti (material nature) and time (the duration of existence of the whole
    universe or the manifestation of material nature) and karma (activity) are
    also discussed. The cosmic manifestation is full of different activities.
    All living entities are engaged in different activities. From Bhagavad-gita we
    must learn what God is, what the living entities are, what prakrti is, what
    the cosmic manifestation is and how it is controlled by time, and what the
    activities of the living entities are.
    Out of these five basic subject matters in Bhagavad-gita it is established
    that the Supreme Godhead, or Krishna, or Brahman, or supreme controller,
    or Paramlitma-you may use whatever name you like-is the greatest of all.
    The living beings are in -quality like the supreme controller. For instance,
    the Lord has control over the universal affairs, over material nature, etc.,
    as will be explained in the later chapters of Bhagavad-gita. Material nature
    is not independent. She is acting under the directions of the Supreme Lord.
    As Lord Krishna says, "Prakrti is working under My direction." When we see
    wonderful things happening in the cosmic nature, we should know that
    behind this cosmic manifestation there is a controller. Nothing could be
    manifested without being controlled. It is childish not to consider the
    controller. For instance, a child may think that an automobile is quite
    wonderful to be able to run without a horse or other animal pulling it,
    but a sarie man knows the nature of the automobile's engineering arrange*-
    ment. He always knows that behind the machinery there is a man, a driver.
    Similarly, the Supreme Lord is a driver under whose direction everything
    is working. Now the jivas, or the living entities, have been accepted by the
    Lord, as we will note in the later chapters, as His parts and parcels. A
    particle of gold is also gold, a drop of water from the ocean is also salty,
    and similarly, we the living entities, being part and parcel of the supreme
    controller, iSvara, or Bhagavan, Lord Sri Krishna, have all the qualities of the
    Supreme Lord in minute quantity because we are minute iSvaras, sub*ordinate
    iSvaras. We are trying to control nature, as presently we are trying
    to control space or planets, and this tendency to control is there because
    it is in Krishna. But although we have a tendency to lord it over material
    nature, we should know that we are not the supreme controller. This is
    explained in Bhagavad-gita .


    tạm dịch ý tóm tắt, như sau:


    Cuốn Bhagavad-gita giúp thông hiểu 5 sự thật căn bản:

    1) Biết về Thượng Đế (isvara, Supeme Controller) : đây chính là Chủ Nhân Tối Thượng, nắm quyền lực điều động tất cả mọi sự .

    2) Biết về các nhân vật hiện sinh (jivas , living entities) : những kẻ tuy đang sinh sống, nhưng luôn nằm dưới quyền điều động của Chủ Nhân Tối Thượng .

    3) Biết về thế giới vật chất (prakrti, material nature) : mọi thứ hiện hình trên thế gian, tất cả đều do sự sắp xếp điều khiển của Thượng Đế , không có gì tự nó mà xuất hiện hết .

    4) Biết về thời gian (kala , time) : vũ trụ vật chất xuất hiện theo những chu kỳ có quy định sẵn .
    5) Biết về nếp hoạt động (karma , activity) của các nhân vật có mặt trên thế gian .

    Bhagavad-gita cho hay rằng Thượng Đế (còn được gọi là Krishna, hay Brahman, hay Paramlita ...) vốn là Chủ Nhân điều khiển tất cả mọi việc trong trần thế . Không có gì hiện hữu mà lại không nằm dưới sự kiểm soát của cái quyền lực tối cao này . Các nhân vật hiện sinh trong thế giới vật chất cũng thừa hưởng phần nào cái tính chất của Krishna, cho nên họ thường mang cái bản tính muốn chỉ huy điều khiển mọi thứ vật chất trong cuộc sống của mình . Tuy nhiên họ cần hiểu rằng cái quyền điều động thực sự , nó thuộc về Krishna .

  5. #245
    .


    Có chắc Krishna là Thượng Đế, nắm mọi quyền điều động?

    Mà không là một nguyên tắc "coding" tạo ra trùng trùng duyên khởi dựa trên những ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên, những dây DNA, những proton photon neutron tự sinh tự diệt hầu bảo đảm một cân bằng bão hoà ?

    Như vậy trong giới hạn của con người, tự bản năng buộc phải duy trì sự sống , Krishna xuất hiện như "tình yêu" và "em bé trai", hoàn toàn có ngụ ý truyền sinh, nhất là trong văn hoá phồn thực của Ấn Độ .

    "Across the various theologies and philosophies, the common theme presents Krishna as the essence and symbol of divine love, with human life and love as a reflection of the divine. The longing and love-filled legends of Krishna and the gopis, his playful pranks as a baby,[152] as well as his later dialogues with other characters, are philosophically treated as metaphors for the human longing for the divine and for meaning, and the play between the universals and the human soul.[153][154][155] Krishna's lila is a theology of love-play. According to John Koller, "love is presented not simply as a means to salvation, it is the highest life". Human love is God's love.[156]

    https://en.wikipedia.org/wiki/Krishna


    Khi "viên mãn" và "diệt dục" thì "love" hay "tình yêu thánh hoá" có thành tình yêu đồng tính,

    "Tình yêu nhân thế bao la" ?

    Yêu mà không có dục, không có sự truyền sinh ?

    Đó có là sự sống vĩnh hằng nơi cõi Phật ?

    Hay vẫn là chưa "tới" ?

    Quay đầu lại


    Bờ

    Bợ

    Vợ



    ...

    .

    ....

  6. #246

    Phượng tím luôn xanh

    @ * @ * @

    Sáng mùa đông thật lạnh . Nằm ngủ trong giường chẳng muốn dậy, đến khi chợt tỉnh thì mặt trời đã lên cao . Nhìn qua của sổ thấy nắng đang soi sáng chưng cả góc vườn . Cây cỏ lá hoa quanh nhà, mọi thứ đều nở rực dưới ánh nắng ấm . Cũng may chúng không nhờ cậy chút nào vào sự điều động của tôi, vì nếu như thế thì chúng đã ngỏm từ lâu ... Sự sống của chúng là do năng lượng, do tình thương vô bờ bến, tỏa ra từ mặt trời ...








    Đây là cây jacaranda (phượng tím) ở góc sau nhà sáng nay . Phía trước nhà bên kia đường có một cây lớn hơn nữa . Lúc này nó đang xanh tốt, nhưng chỉ một tháng nữa thôi thì lá sẽ vàng úa rụng hết, nhường chỗ cho hoa tím nở đầy cây, rụng đầy đường như để mời đón mùa xuân .











    Tất cả đều tuần tự xảy ra không sai sót, hết năm này qua năm khác, chẳng cần đến sự điều động gì của tôi hay của bất cứ người nào .









    Thiên nhiên cứ xoay vần với nhịp sống của nó, .. không thắc mắc, .. không tranh luận , .... không ôm ảo tưởng chi hết ...

    !

  7. #247

    Dò kinh hỏi sách

    @

    Nếu kỳ thực những sự trùng hợp ngẫu nhiên lý thú đôi khi xảy ra trong đời sống vốn là các tín hiệu từ trong tiềm thức nhằm lưu ý ta về một điều chi đó, mà ta lại cứ thờ ơ vô tình làm ngơ thì chẳng phải là để lỡ uổng phí một cơ duyên khó kiếm hay chăng ?


    Sự kiện quyển sách Bhagavad Gita xuất hiện trước mắt tôi một cách bất ngờ, trong những ngày tôi đang suy nghĩ tìm tòi về đề tài này trên mạng internet, xem ra có thể coi như là một ngẫu duyên ít có . Đây đâu khác gì tình cảnh của người đi hành hương đang ngơ ngác tìm hướng, thì lại có ngay bảng chỉ đường hiện ra dẫn lối .


    Trong lòng cho rằng sự tình này vốn phát xuất từ tiềm thức, nên tôi đã ra công cậy mở cửa kho tàng thêm chút nữa bằng cách nêu lên một câu vấn cho Kinh Dịch như sau:


    "Xin Dịch giúp cho biết quyển sách Bhagavad Gita hiện ra để nhắn nhủ điều gì ? "

    Sau khi gieo quẻ, sự đáp ứng của Kinh Dịch đã thể hiện dưới hình thức sau đây:



    Thành Quái là Quẻ 64 (Hỏa Thủy Vị Tế) với ba hào động .









    Khi thay đổi các hào động của Thành Quái từng hào một mỗi lần , thì sẽ thấy các Biến Quái tuần tự như sau:











    Ngoài ra , trong Thành Quái 64 còn có nằm ẩn dấu sẵn dạng Hổ Quái 63 (Thủy Hoả Ký Tế)







    Trong toàn bộ 64 quẻ, Dịch Kinh đã chọn và xuất ra quẻ 64 (Hỏa Thủy Vị Tế) như có ý ám chỉ một công trình còn dở dang chưa trọn vẹn . Khoảng thời gian vài ngày mà tôi đã dùng vào việc tìm tòi nghiên cứu sách B Gita dường như chưa thấm vào đâu , chỉ mới là một đoạn đường sơ khởi .


    Biến Quái thứ nhất, khi chỉ đổi hào động số 1 của Thành Quái, là quẻ số 38 (Hỏa Trạch Khuê) , có thể được coi như mô tả cái tình trạng của cuộc sống đương thời của tôi : đầy dẫy bao tương phản trái nghịch giữa nội tâm và ngoại cuộc . Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng . Bao nhiêu ảnh tượng về đời người trong thần trí tôi đã bị đối chọi thẳng thừng bởi các biến cố thực tế .


    Khi thay đổi thêm hào động số 2 kế tiếp, thì hiện ra quẻ số 21 (Hỏa Lôi Phệ Hạp) . Những bế tắc trong cuộc sống sẽ đòi hỏi nhiều công sức kiên trì để mà nghiền ngẫm nhai nghiến, vì như vậy mới có hy vọng phá tan được các khó khăn ngăn trở . Chẳng những phải cắn răng chịu đựng , mà còn cần có sự cố tâm truy ra nẻo thoát .


    Biến Quái sau cùng, khi đổi hết các hào động cùng lượt , thì là quẻ số 30 (Ly vi Hỏa) . Quẻ này trình bầy một thực trạng căn bản của cuộc sống: sự tồn tại của mọi sinh linh trên thế gian đều dựa trên sự cộng tác nương tựa vào lẫn nhau . Chẳng có gì mà có thể đơn phương sống sót một cách độc lập được . Lửa muốn tiếp tục sáng phải có nguồn nhiên liệu . Người để tiếp tục sống lành mạnh cần câu nối với nguồn năng lực trong thanh , về tinh thần cũng như thể chất .


    Cõi sống của nhân gian là một thế giới nhị nguyên, chứa đầy những sự kiện tương phản, luôn hiện hữu cặp đôi với nhau: có âm tất có dương, khi nói có cái đẹp tức là còn có cái xấu , có thiện tất có ác ... Nằm sẵn trong Thành Quái 64 (Hỏa Thủy Vị Tế) thì lại có Hổ Quái 63 (Thủy Hoả Ký Tế) . Cái ý nghĩ cho rằng một sự tình chi đó chưa hoàn tất, tự nó đã ám chỉ rằng còn có một sự tình khác vốn là trọn vẹn chu toàn, đang nằm đợi sẵn đâu đó trên giòng đời, luôn chờ đón ta chèo lái tới trong ngày mai ...?

  8. #248
    .


    Dịch

    Dục

    Diệt

    đều là những ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên
    khi các điều kiện thiên nhiên được thoả mãn

    tình yêu của đá ???
    các nối kết bền của kim cương???

    Kinh Kim Cương ???

    Màu tím là màu của phổ quang qua giọt lệ
    Sự sống qua hạt nước long lanh

    ...

    .

  9. #249




    Hương xuân rơi rải trên vườn


    Nhặt hoa mới biết .. vô thường là sao



    @


  10. #250

    Tình Xa ... ca mãi ..

    @

    Ngày tháng như ngàn mây, thoáng đi


    Đời che muôn bóng , có riêng gì


    Chìm trong mơ đắm , hồn lưu luyến


    Tình đã xa rồi , ao ước chi





    Tình đã xa rồi , mong nhớ chi


    Thầm ôm mơ cũ , có vui gì


    Bao đêm thao thức , tìm quên lãng


    Ngày tháng đâu còn , khi đã đi






    Last edited by BatNgat; 02-26-2020 at 10:36 AM. Reason: new video link, take #2

 

 

Similar Threads

  1. Những bóng hồng trong thơ nhạc
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 04-27-2012, 07:37 AM
  2. Còn nhớ hay quên !!!
    By zung in forum Không Gian Riêng
    Replies: 1
    Last Post: 03-15-2012, 02:19 PM
  3. Bong bóng
    By Triển in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 32
    Last Post: 01-28-2012, 06:52 PM
  4. Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 10
    Last Post: 12-20-2011, 02:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:11 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh