Sáng tạo vì xem phim Youtube:
Thợ máy chế túi hộ sinh cho các ca sinh khó



Túi hộ sinh: phát minh của một người thợ máy có thể cứu mạng người


Đoạn phim Youtube trình bày ý tưởng trên bàn nhậu đã khiến một người thợ máy Á Căn Đình sáng tạo: anh này phát minh ra cái bọc nhựa trong trường hợp khẩn cấp có thể kéo đứa bé ra khỏi tử cung. Cái bọc này đã cứu mạng người ở các nước đang phát triển.





Người đàn ông trong phim đã dùng một ít sức ấn cái nút bấc rơi vào một cái chai rỗng và hứa: tôi sẽ lấy cái nút này ra mà không làm vỡ chai. Sau đó anh này dồn cái bọc nhựa màu xanh được se lại vào chai, thổi cái bọc lên bao quanh cái nút bấc. Đoạn anh này kéo cái bọc ra, nổ cái bóc, hoàn tất!

Hơn 600 ngàn người đã bấm xem đoạn phim Youtube, nhưng đa số nghĩ rằng biết cũng không có ích lợi gì, vì chừng nào mới có dịp lấy cái nút bấc ra khỏi cái chai? Tuy nhiên anh thợ máy Jorge Odón xem xong lại nảy sinh sáng tạo.


Sáng kiến lúc 4 giờ sáng


Odón kể lại cho tờ New York Times rằng vào lúc 4 giờ sáng hôm sau anh đã đánh thức vợ dậy. Một tia chớp trong đầu khi ngủ đưa ra sự liên hệ giữa vụ cái nút bấc trong cái chai và đứa bé trong tử cung. Sao mình không thể giúp mấy đứa bé đó chào đời đơn giản như cái nút bấc trong cái chai nhỉ? Vợ anh sau khi nghe anh nói đã phán rằng anh bị mát dây mất rồi, tuy nhiên chị này vẫn giúp anh Odón thực hiện ý tưởng đó.

Chị đã may hộ anh cái bọc tương tự như túi nhựa, thêm con búp bê của con gái anh ta để làm vật thí nghiệm, một cái bình thủy tinh làm không gian dạ đẻ. Thử nghiệm đầu tiên đã thành công. Không dừng lại ở đây, anh thợ máy đã thuyết phục được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và mạnh thường quân quyên góp thực hiện ý tưởng này. Biết đâu một ngày nào đó quyết tâm của anh lại cứu được mạng người.


Cứ 20 ca sinh đẻ là có sử dụng máy hút


Nếu lúc đang rặn đẻ mà bất giác dừng lại, ví dụ như người mẹ mệt quá, hoặc cơn đau ngừng ngang, hoặc là đứa bé quá lớn, sẽ xảy ra chuyện đứa bé bị kẹt ở cổ tử cung. Ở Đức bác sĩ hộ sản trong những trường hợp này sẽ dùng kiềm hoặc thường hơn nữa là xử dụng máy hút để giúp bà mẹ kéo đứa bé chào đời. Trong năm 2012 cứ 20 đứa bé là có một đứa được hộ sinh bằng cách như thế (5,7% dùng máy hút, 0,5% dùng kiềm trợ sinh). Nếu tình trạng đe dọa có nguy hiểm, người ta sẽ đẩy sản phụ vào phòng phẫu thuật.

Ở các nước đang phát triển, các ca sinh khó lại không có nhiều điều kiện để hộ sinh như vậy. Chính là ở những vùng quê vừa không có dụng cụ vừa thiếu nhân sự cho ca giải phẫu lấy thai. Sản phụ trong trường hợp sinh khó đành phải đi biển một mình. Ngay cả việc xử dụng kiềm hộ sinh hoặc máy hút cũng phải do nhân sự có kinh nghiệm thực hiện, nếu không đứa bé và người mẹ dễ bị thương, cột sống đứa bé có thể bị tổn hại, hộp sọ và não bộ có thể bị móp méo.


Đầu đứa bé lồng giữa bọc đệm không khí


Tổ chức Y tế Thế Giới WHO muốn giúp đỡ chính những người mẹ nnhư vậy trong tương lai qua sự hỗ trợ phát minh của anh Odón. Cái bọc dễ xử dụng mà chế tạo lại rẻ tiền như thử nghiệm đầu tiên cho thấy. Họ thực sự xử dụng nguyên tắc y hệt như đoạn phim người đàn ông lấy cái nút bấc ra khỏi cái chai.

Trước hết người hộ sinh trùm cái bọc hai lớp qua người đứa bé đang kẹt, sau đó họ bơm không khí vào hai vách của bọc nhựa, đầu đứa bé nằm trọn vừa khít trong bọc như là nằm trong một quả bóng.

Khi người hộ sinh kéo cái bọc, đồng thời đứa bé cũng được kéo theo ra. Để việc trợ sinh được dễ dàng hơn, họ đã bôi thêm thuốc mỡ vào vách ngoài của bọc cho trơn. Nếu cần phải dùng sức thì có thể xử dụng lực để kéo cái bọc tương tự như sức hút của cái máy bằng kim loại. Các thử nghiệm đã chứng nhận nguyên lý này thành côn và áp dụng đơn giản. Tuy nhiên còn phải chờ đợi thêm qua nhiều cuộc khảo sát nữa cái bọc nhựa đặc biệt kia mới có thể mang ra cứu người.








Mỗi cái bọc chỉ tốn ít hơn 50 USD


Cho đến nay phát minh của anh Odón chỉ được thử nghiệm ở 30 phụ nữ Á Căn Đình. Tất cả các đứa bé đã được hộ sinh an toàn ra đời. Sau đó có một bà mẹ đã khen công dụng cái bọc, con của cô này lúc sinh ra cân nặng đến 4 kí rưỡi. Cô đã nói với tờ "New York Times" rằng phát minh của anh thợ máy đã "thực sự giúp đỡ" cô.

Hiện tại WHO đang dự định thử nghiệm với 100 sản phụ nữa ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Cũng phải không xảy ra vấn đề gì trong lúc hộ sinh. Nếu thành công sẽ thử tiếp với 170 sản phụ trong tình trạng không thể sinh. Nếu chứng thực kết quả tốt thì con đường đi đến kỹ nghệ sản xuất đã được lót sẵn: công ty Becton, Dickinson và Company ở Mỹ đã mua sẵn bản quyền. Giá thành sẽ rẻ hơn 50 USD mỗi bọc, các quốc gia đang phát triển sẽ được giảm giá.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tỏ ra lạc quan. Trên trang mạng của họ đã viết về "cái máy cứu mạng" rồi. Thế nào đi nữa, phát minh của anh thợ máy 59 tuổi đã đi xa hơn nhiều dự án khác trong lĩnh vực này. Nó chứng minh một điều rằng không phải lúc nào cũng cần phải có các sự đổi mới kỹ thuật phức tạp mới cách mạng được y khoa, mà chỉ cần đơn giản có một ý tưởng tuyệt vời mà thôi.

irb


(* dịch lại từ "Inspiriert durch YouTube-Video: Automechaniker erfindet Rettungstüte für schwierige Geburten")