Những năm Ngọ đáng nhớ trong lịch sử dân tộc
Trích từ ở website này:
http://vitoquocvietnam.wordpress.com...ch-su-dan-toc/


Xin thứ lỗi cho tui những điều này:


1. Không biết tác giả là ai
2. Không truy cứu tài liệu lịch sử (vì thời gian không cho phép)
3. Trích ngang những sự kiện lịch sử để đôi khi nhớ về giòng giống Tiên Rồng
4. Ngang nhiên bỏ đi những điều không thích đọc và nhớ (hey, sue me! J )


+ Năm Bính Ngọ (766), Phùng Hưng, người ở quận Đường Lâm (nay là Phú Thọ Sơn Tây) đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, chỉ trong vòng mấy tháng đã tiến đánh chiếm phủ Đô hộ của quan đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình, khiến Cao Chính Bình lo sợ lâm bệnh mà chết. Phùng Hưng chiếm giữ phủ thành, dựng nền tự chủ. Đến năm 791 thì mất. Nhân dân ái mộ, lập đền thờ và tôn danh hiệu là Bố Cái Đại Vương, (nghĩa là tôn Phùng Hưng là Cha, Mẹ) để ghi nhớ công lao đánh giặc cứu dân của Ngài.

+Năm Nhâm Ngọ (1042), niên hiệu Minh Đạo, Vua Lý Thái Tông (1028-1054) đã ban hành Bộ hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam; mở đầu trang mới trong lịch sử pháp quyền nước ta. Từ nội dung của bộ luật đó mà sau này vào niên hiệu Hồng Đức, vua nhà Lê là Lê Thánh Tông làm cơ sở để cho biên soạn và ban hành bộ luật định thời Lê sơ mà ta quen gọi là bộ Luật Hồng Đức.

+ Năm Giáp Ngọ (1054) Niên hiệu Long Thụy Thái Bình, sau khi lên ngôi vua, Lý Thánh Tôn (tức Thái tử Nhật Tôn) đã đổi Quốc hiệu là Đại Việt thể hiện niềm tự hào và tự tôn của dân tộc ta. Vua lý Thánh Tôn là một ông vua nhân từ nên được trăm họ mến phục trong đời ngài làm vua ít có giặc giã nhiễu loạn, Lý Thánh Tông có nhiều công lao khai hóa sự nghiệp văn hoc như lập văn miếu, lập tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiền hiền của đất nước để tôn thờ. Nước ta có Văn miếu thờ Khổng tử và các chư hiền kể từ đây.

Năm Mậu Ngọ (1258): Trước sức mạnh của quân xâm lược Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của tướng giặc Ngột Lương Hợp Thai; Vua , quan nhà Trần thực hiện kế lui binh, rút khỏi kinh thành Thăng long về đóng quân ở vùng Thiên Mạc (Hưng Yên) để bảo toàn lực lượng bộ chỉ huy, đợi thời cơ phản công. Được ít lâu quân Nguyên Mông không quen thông thổ và khí hậu, lương thảo lại không được tiếp tế kịp, người, ngựa ốm đau bệnh tật và mệt mỏi; chớp lấy thời cơ, mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), vua Trần Thánh Tông trao cho Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuân chức tiết chế Quốc Công thống lĩnh ba quân cùng với Thái sư Trần Thủ Độtiến đánh quân Nguyên Mông ở Đông bộ Đầu. Dưới sự chỉ huy tài ba của Hưng đạo Đại Vương và tinh thần chiến đấu dũng mạnh của quan, quân nhà Trần, Quân Nguyên Mông thua chạy về đến trại Quy Hóa lại bị chủ trại ở đấy chiêu tập dân binh đổ ra đón đánh, Quân Nguyên Mông đại bại phải rút chạy về Vân Nam. Như vậy chỉ chưa đầy 1 tháng, đội quân xâm lược thiện chiến Nguyên Mông đã phải thất bại thảm hại trước mưu lược của Hưng Đạo Vươngvà sức mạnh tinh thần chống giặc phương Bắc của quân, dân thời Trần.

Chiến thắng Đông Bộ đầu là một chiến thắng vẻ vang của quân dân ta. Là trận thắng mở đầu có ý nghĩa to lớn để sau này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và vua quan nhà Trần hai lần tổ chức đánh thắng quân Nguyên vào năm 1287 và 1289, Đánh bại ý đồ xâm lược nước ta của quân Nguyên Mông.

+ Năm Bính Ngọ (1426): Vào tháng 10, khi nhận thấy quân Minh ở cả Nghệ An và ở ngoài Đông Đô không cón bao nhiêu, Bình Định Vương (Lê Lợi) bèn sai tướng Lý Triện, Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Đỗ Bỉ tiến đánh vùng Quốc Oai, Quảng Oai, Gia Hưng, Quy Hóa, Đà Giang, Tam Đái (Bạch Hạc) Tuyên Quang để chặn đường viện binh của quân Minh từ Vân Nam sang. Quân Minh vừa đến Tốt Động thì bị phục binh của quân ta bốn mặt đổ ra đánh chém. Quan Thượng Thư là Trần Hiệp, Nội quan là Lý Lượng cùng 50.000 quân lính nhà Minh phải bỏ mạng , hơn 10.000 tên bị bắt sống. Quân ta còn thu được vô kể đồ đạc khí giới, voi, ngựa. Tướng giặc Phương Chính và Mã Kỳ hoảng loạn chạy tháo thân về thành Đông Quan cố thủ cùng Vương Thông.
Nguyễn Trãi đã ghi lại chiến thắng này trong Đại cáo bình Ngô như sau: “…Trận Tốt Động như gió mạnh gãy cành cây, Trần Hiệp, Lý Lượng như dưới hố cọp sa, Vương Thông, Mã Kỳ như vạc sôi cá nhảy…”

+ Năm Bính Ngọ (1786): Nguyễn Huệ lật nhào nền thống trị gần 300 năm của giòng chúa Trịnh, Phong trào Tây Sơn đạt thành tựu xuất sắc, khôi phục sự thống nhất đất nước từ Cao Lạng đến Minh Hải.

Sau khi lấy được đất Thuận Hóa, Nguyễn Huệ cho quân tiến ra Bắc diệt Trịnh phò nhà Lê, Quân Tây Sơn đánh tan thủy quân của nhà Trịnh, Chúa Trịnh Khải mặc áo nhung ý cầm cờ, lên voi thúc quân chống cự; nhưng thế quân Tây Sơn quá mạnh Trịnh Khải phải bỏ chạy lên Sơn Tây, sau đó bị dân binh bắt được đem nộp cho quân Tây Sơn, trên đường giải về Thăng Long, Trịnh Khải lấy gươm cắt cổ tự vận. Nguyễn Huệ cho lấy Vương lễ mà tống táng, rồi vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê.

Có thể nói họ Trịnh giúp nhà Lê trung hưng, rồi giữ lấy quyền chính, lập ra nghiệp Chúa lưu truyền từ Trịnh Tùng đến Trịnh Khải đước 216 năm ( 1570-1786) thì chấm dứt.