Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 29
  1. #1

    Việt Nam “tháo” hết rào cản dụ Việt kiều mua bất động sản

    Chừng nào còn điều 4 hiến pháp và đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì NVHN không dại gì mà về tròng đầu vào cổ, tiền mất tật mang. Một nghịch lý, trong khi các người giầu có và cán bộ tham nhũng thì mang tiền ra hải ngoại mua nhà.

    ******

    Việt Nam “tháo” hết rào cản dụ Việt kiều mua bất động sản
    Friday, February 14, 2014 717 PM

    HÀ NỘI (NV) .- Thị trường bất động sản tại Việt Nam chết chìm không ngóc lên nổi từ mấy năm qua, nay nhà cầm quyền tính gỡ bỏ mọi rào cản đã từng dựng lên để hy vọng Việt kiều nhảy vào giải cứu.


    Một khu vực xây dựng dở dang ở Hà Nội bị bỏ hoang cho cỏ mọc suốt mấy năm qua vì không có khách mua. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

    Theo báo Thanh Niên, một bản dự thảo sửa đổi Luật Nhà Đất sắp được đưa ra Quốc hội Hà Nội để thông sau mấy năm chần chờ. 

Lần này, dự thảo “đề xuất cho phép Việt kiều có quyền sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn liền với quyền sử dụng đất. Việc sở hữu nhà ở của Việt kiều được thực hiện thông qua các hình thức: mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật…”
    Hơn nữa, dự thảo còn “đề xuất mở cho Việt kiều mua nhà ở trong nước không chỉ được sở hữu mà còn được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Được bán, tự do bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở, thế chấp gắn liền với quyền sử dụng đất ở; có quyền cho người khác thuê nhà ở, ủy quyền cho người khác quản lý nhà của mình....”
    Những “đề xuất” như nêu trên có hậu quả từ hàng trăm ngàn đơn vị gia cư, từ biệt thự đến chung cư cao cấp được các công ty xây dựng quốc doanh và một ít công ty tư nhân xây dựng dở dang năm, sáu năm trước hoặc có thể gần chục năm trước, rồi bỏ đó cho rêu mọc.
    Chỉ riêng hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, con số thống kê chính thức nói có hơn 70,000 đơn vị gia cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ hoang. Một số nguồn tin nói con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.

Theo một bản tin của tờ Lao Động cuối năm 2012, khoảng 69 đại gia bất động sản , một số không ít là các tổng công ty xây dựng quốc doanh của Bộ Xây Dựng, chôn trong những tòa nhà rêu phủ đó trên dưới 7 tỉ đô la.
    Không ít ngân hàng thương mại cũng bị kẹt lây khi các con nợ (các nhà đầu tư xây dựng địa ốc) không đào đâu ra tiền để trả. Nhà cầm quyền Hà Nội đã bàn thảo nhiều kế hoạch nhắm cứu thị trường địa ốc suốt mấy năm nhưng không thấy có biện pháp gì.
    Cuối cùng, hồi Tháng Sáu 2013, Ngân hàng Nhà nước được lệnh giải tỏa số tiền 30,000 tỉ đồng hay khoảng 10% nhu cầu (như nhiều chuyên gia trong nước ước lượng) , đem bơm số tiền này tới các ngân hàng thương mại, một phần cho người tiêu thụ vay, một phần cho các nhà đầu tư địa ốc đang kẹt vay, để “kích cầu”.
    Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Một Thế Giới ngày 8/12/2013, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, phê bình rằng cái gói “kích cầu” đó đã “thất bại vô cùng thảm hại”.
    Ông nhận xét “Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 30.11.2013, 5 ngân hàng là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB mới chỉ giải ngân được 470.8 tỷ đồng trong gói 30,000 tỷ cho 1,236 khách hàng. ...Như vậy, sau 6 tháng triển khai, số tiền giải ngân mới chỉ đạt 1,56%. Và với tốc độ này, theo tính toán cần phải mất thêm 32 năm nữa thì số tiền 30,000 tỷ mới giải ngân xong.”
    Được biết, theo kế hoạch được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Xây Dựng Hà Nội đưa ra, số tiền 30,000 tỉ đồng “kích cầu” này phải tiêu thụ hết trong vòng 3 năm.


    Quảng cáo bán nhà giảm giá của một công ty địa ốc ở Hà Nội. (Hình: Một Thế Giới)

    Theo bản tin ngày 23/11/2013 của báo Một Thế Giới, nhiều công ty địa ốc quảng cáo bán nhà với các số tiền “khuyến mãi” rất lớn, có thể bớt khoảng 80 triệu đồng một căn tặng kèm một cái điện thoại iPhone 5. Tuy nhiên, đây là quảng cáo của những nhà đầu tư các dự án nhỏ và nhà đã xây dựng hoàn chỉnh ở những khu vực có dân cư sinh sống.
    Còn số phận của hàng chục đơn vị chung cư, biệt thự bỏ hoang thì tương lai ra sao không ai biết. Hay đợi Việt kiều lao thân vào khi luật nhà ở đã được thông qua? Hiện một số rất ít Việt kiều mua nhà ở Việt Nam đã phải “mua chui” tức nhờ họ hàng, người thân đứng tên vì bị cấm làm chủ bất động sản kèm theo quyền sử dụng đất.
    Tham nhũng trong lãnh vực địa chính, nhà đất được coi là một trong những ngành tham nhũng nhất tại Việt Nam. Dù luật có thay đổi để cầu Việt kiều cứu giá, thì nạn nhũng nhiễu, vòi vĩnh hối lộ không chắc là đã giảm. (TN)

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UwBDf46hDHg
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #2
    Quyền sở hữu đất đai: Của chung nhưng tao giữ, tao quyết định, tao ăn
    D. T. Huong
    Tác giả gửi tới Dân Luận

    Quyền sở hữu: một quyền thiêng liêng

    Chết rồi, vẫn mong được sở hữu, chứng tỏ đây là một quyền rất thiêng liêng. Những đồ tùy táng trong các ngôi mộ cổ cho thấy người tiền sử đã ước ao và coi trọng xiết bao cái quyền này. Chôn theo người chết là những vật dụng hàng ngày, những đồ ăn, thức đựng, vật che thân, đồ trang sức… để người quá cố đủ tiện nghi ở thế giới “bên kia”. Dẫu sao, những thứ này dùng mãi sẽ hao mòn hoặc sẽ hết. Hậu duệ cần tiếp tục cung cấp để tiền nhân an lạc. Có lẽ vì vậy nước ta có tục cúng giỗ và đốt vàng mã?

    Sẽ tới lúc người ta hiểu ra và chôn theo người quá cố cả những công cụ sản xuất, ví dụ con dao, ngọn giáo, cái cung, bó tên, thậm chí cả nông cụ… để người quá cố có thể tự mưu toan cuộc sống.

    Tài sản để mưu sinh quý hơn các tài sản khác. Đây là nhận thức mà con người trước sau sẽ có. Và có rất sớm: Ngay từ thời thượng cổ.

    Bước nhận thức mới về quyền sở hữu
    Gọi là mới, nhưng đã từ 4 hoặc 5 trăm năm nay

    1) Quyền sở hữu là một quyền con người
    Nó giúp ta một trong những tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật. Đó là công lao nghiên cứu của nhà triết học nhân quyền Jonn Locke (1632 - 1704). Để được xem là một con người, phải có 3 quyền cơ bản: Quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Không thế, không ra “con người”.
    Hãy bàn riêng về quyền sở hữu.

    2) Quyền sở hữu (đúng nghĩa) phải gồm 3 quyền hợp thành
    Các nhà triết học thời Locke và sau ông đã phân tích để mọi người hiểu thấu đáo rằng, khi sở hữu một tài sản - ví dụ một ngôi nhà - phải gồm đủ 3 quyền: Chiếm hữu (hay nắm giữ); sử dụng và định đoạt (hay quyết định) đối với tài sản đó. Nói đơn giản, một người được thuê canh giữ một ngôi nhà chỉ có quyền nắm giữ nó (để bảo vệ nó), mà không có quyển sử dụng và càng không có quyền định đoạt nó (bán, tặng hoặc phá hủy nó). Nhưng khi ông ta thuê ngôi nhà đó để ở, ông có thêm quyền sử dụng, nhưng vẫn chưa có quyền định đoạt. Muốn sở hữu đúng nghĩa, ông ta phải tự làm nhà hoặc mua nhà. Khi đó, ông mới có đủ 3 quyền, nói lên sự sở hữu.
    Ai cũng cần đất để ở

    Lãnh thổ, đất đai Việt Nam là sở hữu của toàn dân Việt Nam vì dân tộc này từ bao đời đã kiến tạo nên, nắm giữ, bảo vệ và sử dụng mảnh đất này.

    Sở hữu đất ở là nguyện vọng ngàn đời của mọi cá nhân và mọi dân tộc.
    Ai cũng sống trên mặt đất và cần có một diện tích đất để sống. Dân vạn chài hoặc những dân tộc xa xưa sống trên cây (để tránh thú dữ) thì dưới chân họ vẫn là đất.

    Quyền sở hữu cá nhân một mảnh đất để trú ngụ là quyền con người, không đợi ai ban phát.
    Thời phong kiến, đất đai cả nước là của vua, do vua “thống nhất quản lý”. Vua có quyền ban phát đất đai, nhưng đó là thời chuyên chế, người dân dưới chế độ này chưa đáng gọi là “người”. Khi được vua ban phát đất thì tất nhiên chỉ có quyền sử dụng và trao đổi với nhau cái quyền này mà thôi. Không thể đưa văn tự mua đất ra để tránh bị vua thu hồi khi vua cần đất. Đã có quyền ban phát, tất nhiên vua có quyền lấy lại (thu hồi), kể cả quyền đàn áp để lấy lại (nay gọi là cưỡng chế)…

    Nông dân càng cần đất để sinh tồn

    Sở hữu đất đối với người nông dân, đang chiếm 2/3 số dân, càng là quyền thiêng liêng. Vì đó là sở hữu phương tiện sinh lợi duy nhất, để có thể sinh tồn. Quyền sở hữu đất quý gấp trăm lần sở hữu cái cày, con trâu và gấp ngàn lần sở hữu cái bát hoặc cái rổ. Nông cụ và trâu bò sẽ vô dụng nếu không có đất để chúng phát huy tác dụng. Do vậy, bị tước đoạt quyền sở hữu đất, người nông dân đau đớn như bị tước đoạt mạng sống.

    Câu bất di bất dịch trong Luật Đất Đai
    Đã sửa chục lần, nhưng dẫu có sửa trăm lần thì câu sau vẫn bất di bất dịch:
    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
    Nó tồn tại dai dẳng đến nỗi ai cũng thuộc.
    Không khó lắm để vạch ra tim đen của các tác giả viết ra cái câu “chơi chữ” này.

    - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nghe khá êm tai, dễ bị lừa. Khốn nỗi, phải là “toàn dân” mới có quyền sở hữu đất đai. Chớ từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng nhóm, từng xóm, từng làng, từng huyện hay từng tỉnh… vẫn chưa phải “toàn dân”. Vậy, làm sao dám đòi quyền sở hữu đất đai? Đó là về lý lẽ. Nhưng… thực tế, nếu tập hợp được 20 hay 40% nông dân đồng loạt đòi quyền sở hứu đất đai (một quyền làm người) thì các tác giả của cái câu “bất di bất dịch” trong Luật kia, sẽ mất đất chôn thây.

    - Nhà nước quản lý đất cho dân. Dân là chủ; nhà nước “của dân, do dân, vì dân” chỉ là người quản lý. Họ được ông chủ thuê mượn để quản lý tài sản quý nhất - tài sản sinh lợi - của chủ. Thì ra, thoạt xem, đây vẫn là quan hệ Chủ - Tớ. Quả là mỵ dân có nghề.
    Dù chỉ là người quản lý, nhưng nhà nước vẫn phải có một số quyền nào đó, để có thể làm quản lý.
    Chẳng cần đợi ai giao quyền, nhà nước ta cứ tự nhận (và đã thực thi) 4 quyền mà Luật Đất Đai không cần úp mở, như sau đây:
    1) Quyền ban phát đất. Trong Luật, người ta gọi là quyền “giao đất” cho đỡ chướng. Đầy tớ tuyên bố từ nay đất đai không thuộc sở hữu tư nhân nữa, mà là “toàn dân” - dù trước đó mảnh đất có nguồn gốc nào. Trong phút chốc, 90 triệu dân mất quyền sở hữu đất. Thay vào đó, người dân được giao một quyển “sổ đỏ” - chỉ nói lên quyền sử dụng; y hệt như tình cảnh người dân thời phong kiến. Tạm yên tâm, vì họ vẫn được cày cấy và thu hoạch trên mảnh đất cũ, vẫn được trao đổi, sang nhượng cho nhau theo giá thị trường. Không ai lường nổi tai họa, cho tới khi các vị đầy tờ thực thi quyền thứ hai của mình. Gần đây nhất, các trí thức chính thống còn tán tụng rằng “quyền sử dụng đất có giá trị như quyền tài sản”. Nghe bùi tai đấy chứ?
    2) Quyền thu hồi. Nhận “sổ đỏ” tức là thừa nhận mình đã được ban phát đất, dù là khai hoang mà có, dù là mua được hoặc do tổ tiên để lại. Tức là thừa nhận có thể bị thu hồi. Ban phát thì giả, nhà nước chỉ cần in ra một tờ giấy (sổ đỏ) để phát; nhưng thu hồi thì rất thật, dù là thu hồi “có bồi thường”. Mảnh đất thân yêu sẽ ra đi vĩnh viễn để rơi vào tay những thế lực cố ý trở thành thù địch của dân.
    3) Quyền định giá bồi thường. Luôn luôn rẻ mạt và áp đặt. Hai từ này ghép lại, chỉ có một nghĩa: Ăn cướp giữa thanh thiên bạch nhật.
    4) Quyền cưỡng chế, nếu không chấp nhận giá bồi thường.
    Với 4 quyền trên, đầy tớ có thực quyền làm chủ, đẩy ông chủ danh nghĩa xuống hàng nô bộc, rơi vào thân phận như tá điền thời phong kiến.

    Ý muốn thông qua Luật Đất Đai trước khi thông qua hiến pháp là một mưu đồ, nhưng tạm thời bất thành. Tên nước ta vẫn có cụm từ XHCN, nói lên sự kiên định mục tiêu, trong đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý là phần quan trọng bậc nhất của mục tiêu.

    http://danluan.org/tin-tuc/20130705/...et-dinh-tao-an
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #3
    Nhà cao tầng trông từ xa có vẻ khang trang, mà đến gần thì hỡi ôi. Việt kiều ai dám về mua nhà?


    *****
    Cận cảnh 'chung cư sợ hãi' giữa Hà Nội
    Chủ nhật, ngày 16 tháng 2 năm 2014
    Cơ sở hạ tầng tại nhà N5, N6, N7, N9, N10 ở Khu tái định cư Đồng Tàu (Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) trong tình trạng sụt lún, xuống cấp trầm trọng khiến hàng nghìn người dân lo sợ.

    http://vtc.vn/xa-hoi/can-canh-chung-...885.html#IMG11
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #4
    Kinh tế sẽ vẫn mãi tụt hậu khi nào còn còn công ty quốc doanh làm chủ đạo (cha chung không ai khóc), kinh tế thị trường còn cái đuôi XHCN, đầu Ngô mình Sở.

    *****
    Việt Nam: Những món nợ khổng lồ
    Thursday, February 20, 2014 1222 PM

    Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bế tắc, ít nhất trong vài năm tới cùng với những món nợ xấu do các doanh nghiệp quốc doanh gây ra lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng.

    Chỉ trong năm 2012, các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước đã lỗ thêm hơn 2,250 tỷ đồng (tương đương hơn $ 1 triệu), theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới – Phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ VN. Cũng theo báo cáo này, tổng số nợ mà các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh phải trả lên tới 1,33 triệu tỷ đồng. Trong đó riêng số nợ xấu khó đòi và có nguy cơ mất vốn lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

    Khó giải quyết nhất cho đến nay vẫn là câu chuyện Vinashin, với vụ án ngày càng được dư luận quan tâm sau cái chết ‘đột ngột’ của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, đã để lại ngập đầu, mà chỉ riêng việc trả lương, đóng bảo hiểm, trả các khoản nợ đã vay trước đó, đã là 100.000 tỷ đồng.

    ‘Điểm mặt’ các con nợ đáng chú ý, có Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) thuộc Bộ Giao thông vận tải, với số nợ ‘khủng’: Lỗ lũy kế tính đến năm 2012 âm hơn 1,000 tỷ đồng; hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 14,55 lần, vượt trần 5 lần so với quy định của Bộ Tài chính.

    Do vung tay đầu tư tràn lan theo phong trào, hai dự án là Xi măng Thái Nguyên và Xi măng Đồng Bành của Tổng Cty Cơ khí Xây dựng (Coma, Bộ Xây dựng) phải dừng hoạt động từ tháng 3-2012, do không có khả năng trả nợ.

    Nhưng các công ty quốc doanh thường...xài tiền như nước, vì tiền đầu tư không phải của mình, và nếu nợ thì đã có nhà nước...trả nợ dùm. Dự án Xi măng Đồng Bành lỗ gần 197 tỷ đồng, và Bộ Tài chính ‘cho vay’ 3,49 triệu USD để trả nợ. Với dự án xi măng Thái Nguyên cũng được ứng trả thay 4,25 triệu Euro. Sau hơn một năm hoạt động nhà máy xi măng này lỗ 77 tỷ đồng. Chính phủ VN bảo lãnh, bỏ ra gần 2,500 tỷ đồng (tương đương $120 triệu) để trả nợ gốc vay đối tác nước ngoài.

    Các khoản nợ xấu của các tập đoàn quốc doanh đã tác động xấu trực tiếp đến ‘sức khỏe’ của một số ngân hàng.

    Trao đổi với báo chí trong nước, một thành viên Hội đồng quản trị của một ngân hàng cổ phần thừa nhận:”Nếu chỉ trông vào trích lập dự phòng rủi do thì chẳng mấy các ngân hàng sẽ kiệt quệ vì phải trích lập dự phòng nhiều hơn nữa do nợ của các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng chất chồng trong khi nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.”

    Theo một tính toán khác, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30-35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu của khu vực doanh nghiệp quốc doanh đang tập trung nhiều ở Ngân hàng Phát triển (VDB) mà đây là đơn vị sử dụng nhiều nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay lại.

    Ngay tại VDB, Vinashin cũng có khoản vay ưu đãi gần 300 tỷ đồng với lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Tính riêng nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75-80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển.

    Trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp quốc doanh rất khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường.

    Làm ăn trong nước quá khó, nhiều đơn vị quốc doanh bỏ vốn ra nước ngoài cũng đang trong tình trạng khốn đốn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp là đại gia đứng trước nguy cơ phá sản. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã “thất bại” ở Venezuela sau 3 năm ký kết hợp đồng dự án $ 8 tỷ, khi liên doanh khai thác dầu nặng Junin 2 tại quốc gia dầu mỏ này đã phải tạm dừng. Trước đây, PVN cũng đã phải đặt dấu chấm hết cho 6 dự án dầu khí ở nước ngoài mà không thu được lợi nhuận nào từ các dự án này. Số tiền chi cho 6 dự án đó là khoảng hơn $29 triệu.

    Còn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) trước đây có 5 dự án đầu tư ở Lào và Campuchia, nhưng sau khi nghiên cứu khảo sát thì Vinacomin đã buộc phải kết thúc một dự án tại Lào, mất trắng khoảng $1,56 triệu.

    Theo ước tính của một đại gia trong lĩnh vực cao su (được coi là vàng trắng), thì một hecta cao su có thể cho ra 2 tấn mủ/năm. Với suất đầu tư thấp ở Lào và Campuchia, lợi nhuận sẽ càng lớn gấp vạn lần nếu như các đại gia được cấp phép diện tích lớn. Thế nhưng nhiều công ty quốc doanh trở nên trắng tay sau khi cầm cố tài sản vay tiền sang Campuchia trồng cao su.

    Bước sang đầu năm mới, người dân lại tiếp tục hoang mang, lo lắng khi đứng trước bức tranh xám xịt về nền kinh tế VN, trong đó nhiều mảng tối rơi vào các tập đoàn quốc doanh đã và đang hứng trọn ‘bầu sữa’ ngân sách.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.Uwoho46hDHg
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #5
    lại thêm một chiêu bắt dân làm chỉ điểm như thời CCRĐ.

    ****

    SÀI GÒN 24-2 (NV) - Dân Sài Gòn ở Quận 4 được công an phát tận nhà từng gia đình "Phiếu Tố Giác Tội Phạm" bắt người ta tố cáo cả những ai "nói xấu chế độ" hay "vận động khiếu kiện tập thể".



    Phiếu tố giác tội phạm biến người dân thành kẻ chỉ điểm chính trị, một thứ tay chân của chế độ công an trị. (Hình: Bauxite Vietnam)

    
Đứng đầu cái "Phiếu tố giác tội phạm" mà người ta phải kê khai là về an ninh chính trị gồm hai thứ bị gọi là tội như "Kích động, nói xấu chế độ", và "Vận động khiếu kiện tập thể". Cái phiếu này gián tiếp cho hiểu chế độ Hà Nội cảm thấy bất an. Chế độ không thể tồn tại nếu sự bất mãn của quần chúng cứ một một nghiêm trọng hơn mà một lúc nào đó sẽ "tức nước vỡ bờ" như vừa mới xảy ra ở Ukraine.

    Khi đưa tin này lên mạng hôm Thứ Hai 24/2/2014, diễn đàn thông tin Bauxite Việt Nam nhận xét rằng "Bằng cách làm này, người ta có thể bắt bất kỳ ai dám phê phán Đảng và Nhà nước (tội “kích động, nói xấu chế độ”), bất kỳ ai cả gan liên kết với nhau để khiếu kiện (tội “vận động khiếu kiện tập thể”)."

    Nguồn tin này cho hay "Hiến pháp năm 2013, vừa mới được Quốc hội thông qua chưa đầy ba tháng, long trọng xác nhận quyền tự do ngôn luận (Điều 25), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30) – tất cả các quyền này đã bị sổ toẹt. Bằng “Phiếu Tố giác Tội phạm” này, người ta đe nẹt dân: Biết thân thì phải câm miệng!"

    Theo Bauxite Việt Nam "Nó khiến dân phải dè chừng nhau – biết đâu người bên cạnh có thể ghi âm để tố cáo với công an vì trong một phút uất ức thấy giá xăng giá điện tăng vọt, thấy một cán bộ nhũng nhiễu, … mình trót buộc miệng chửi thề! Dầu không phải là tội phạm, ai cũng nơm nớp! Và khi nhìn thấy ai cũng là tay chỉ điểm tiềm năng, thì mình đánh mất phẩm giá của chính mình!"

    “Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (******). Than ôi! Cụ Hồ đã lạc hậu! Ngày nay, người ta làm đủ mọi cách để “dân sợ không dám mở miệng”. Hay đây là sáng tạo để “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong 'Thông điệp đầu năm 2014'! Cứ đà này, thì cái ngày “dân không thiết mở miệng” đã nhãn tiền!”

    Tháng 10 năm ngoái, Công an thành phố Hà Nội đã bắt dân chúng kê khai 32 điều thuộc về thông tin cá nhân gồm cả số điện thoại, số thẻ bảo hiểm, địa chỉ email, hội viên các hội đoàn v.v... Đòi hỏi kê khai những điều này là vi phạm quyền bí mật thông tin cá nhân mà hiến pháp và luật pháp của chế độ xác nhận “bảo hộ”. Nói khác, đòi hỏi của Công an cho thấy họ ngồi xổm lên cả hiến pháp của chế độ.

    Với cái “Phiếu tố giác tội phạm” mới khởi sự ở Quận 4 thành phố Sài Gòn, người dân thường được nhà cầm quyền biến thành cánh tay nối đài của chế độ, trở thành kẻ chỉ điểm chính trị bất chấp bản hiến pháp do chính họ nặn ra. Mai kia, các quận khác ở Sài Gòn và rộng ra trên toàn quốc thì bao giờ sẽ áp dụng “đại trà” chưa thấy có tin tức. (TN)

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UwwPgo6hBHg
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    lại thêm một chiêu bắt dân làm chỉ điểm như thời CCRĐ.
    SÀI GÒN 24-2 (NV) - Dân Sài Gòn ở Quận 4 được công an phát tận nhà từng gia đình "Phiếu Tố Giác Tội Phạm" bắt người ta tố cáo cả những ai "nói xấu chế độ" hay "vận động khiếu kiện tập thể".

    Trời đất! cái chế độ này tiếu lâm thiệt ta. Không biết có ai điền vào "Phiếu tố giác tội phạm" này tên công an phường, chủ tịch phường .v.v.v. ăn hối lộ chưa ta? =))
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Có ai dám tố giác lãnh đạo VN không? Đã có giấy đấu tố sẵn rồi.



    (nguồn: xuandienhannom.blogspot.com)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Có ai dám tố giác lãnh đạo VN không? Đã có giấy đấu tố sẵn rồi.
    Anh Triển,

    Phải thêm mục thứ III/

    I/ An Ninh Chính Trị

    II/ Trật Tự Xã Hội

    III/ Tham Nhũng Lớn/Bé
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Anh Triển,

    Phải thêm mục thứ III/

    I/ An Ninh Chính Trị

    II/ Trật Tự Xã Hội

    III/ Tham Nhũng Lớn/Bé
    Có lý nha anh Hiệp, tôi đề nghị thêm các mục nhỏ và 1 mục lớn như sau:

    II/ Trật Tự Xã Hội
    1.
    2.
    3.
    5. Tội làm đầy tớ nhân dân
    - đánh đập người biểu tình, người bị cưỡng chế nhà cửa đất đai
    - giết người ở bót

    6. Tội vô giáo dục
    - tội ngu mà còn phá rối dư luận công chúng ngoài đường phố và trên mạng


    IV/ Gian thương bán nước
    - bán lẻ đất đai, tỉnh lỵ, đảo, bán đảo
    - bán sỉ lãnh thổ, lãnh hải
    - bán rẻ lương tâm
    - tặng không sỉ và lẻ cho các quan thầy thiên triều phương Bắc
    Last edited by Triển; 02-25-2014 at 08:59 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Lối làm ăn không minh bạch cũng khiến việt kiều ngại và sợ không muốn về. LQQuân bị tù vì dám viết báo cáo minh bạch.

    *******
    Lê Quốc Quân - Chuyện bây giờ mới kể

    Người Buôn Gió

    Hôm nay phiên phúc thẩm xử đã xong được vài ngày. Y án. Tôi để vài hôm suy nghĩ, đêm nay lúc 2 giờ sáng Châu Âu mới quyết định viết cảm nghĩ về thân phận người bạn của mình.

    Với cá nhân tôi, tôi hài lòng với chuyện Quân y án. Nếu có mong thì mong Quân không bị bắt, nếu bị bắt thì mong được xử án treo. Còn khi đã xử Quân 30 tháng tù giam, rồi kéo dài thời hạn xử phúc thẩm một cách bất thường để qua phiên Việt Nam báo cáo nhân quyền tại Liên Hợp Quốc, khiến Quân phải chịu nhiều ức chế đến nỗi thể xác tiều tụy, thì tôi cũng không trông mong gì Quân được án treo thả về ở phiên tòa phúc thẩm.

    Tất nhiên thì nhà cầm quyền VN sẽ chẳng bao giờ tuyên án Quân vô tội. Vì nếu Quân vô tội thì quãng thời gian anh ngồi tù, bao nhiêu mất mát anh phải chịu sẽ được tính thế nào. Và nếu xử Quân vô tội ở phiên phúc thẩm thì đã chẳng phải là cái nhà cầm quyền này rồi.

    Ngại nhất nhà cầm quyền ở phiên phúc thẩm xử thời gian còn lại của Quân án treo, thử thách với thời gian vài chục tháng. Như thế họ được tiếng là đã nhượng bộ với quốc tế, nhưng họ vẫn trói buộc Quân bằng một án tù tại gia. Chúng ta hãy nhìn án treo, thử thách, quản chế của Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Phương Uyên thì biết điều đó không khác gì một hình phạt tù trá hình khác. Thời gian sống trong giang hồ, tôi thấy nhiều tay anh chị lọc lõi họ còn thích chọn án tù ngồi thời gian ngắn còn hơn án treo dài kèm cái đuôi thử thách, quản chế lê thê đến vài năm.

    Về với gia đình ngày nào, tất nhiên tốt ngày đó, nhưng về với cái giá thế nào là cả một chuyện khác. Người khẳng khái như Quân chắc hiểu được điều này. Chỉ cần Quân nhận tội trốn thuế, xin khoan hồng, bồi hoàn vài trăm triệu... để báo chí, truyền thông tung hô rằng nhà nước xử đúng người, đúng tội. Bọn thù địch bên trong và bên ngoài trước giờ xuyên tạc, lợi dụng, giờ đối tượng nhận tội rành rành, nhà nước cũng nhân đạo... abc.

    Tôi mừng khi thấy ở phiên tòa phúc thẩm, dù tình trạng thể lực suy kiệt, anh vẫn cứng cỏi đối đáp và không chấp nhận lời cáo buộc của viện kiểm sát, tòa án.
    Giờ là một nét khác về Lê Quốc Quân, đó là công việc của anh, điều mà ngay cả báo chí nhà nước, dư luận viên không nhắc tới, hoặc chỉ nhắc đôi dòng. Tôi chắc nhiều người có thiện cảm với Quân cũng không biết công ty của Lê Quốc Quân hành nghề gì. Chỉ một số ít người biết điều đó. Ðó cũng chính là lý do tôi trước đây khuyên Quân bỏ công ty, giải thể và về quê tránh nạn. Tất nhiên không phải là tránh tội trốn thuế, vì tội đó có đâu mà tránh.

    Công việc của Quân cực kỳ ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp lớn. Ðó là anh xếp hạng tín nhiệm các công ty lớn trong nước. Nhiều năm cần mẫn, làm việc khoa học, tỉ mỉ, Quân có đầy đủ số liệu để đánh giá năng lực của các doanh nghiệp lớn trong nước. Trước đây vài năm, Quân đã dự định phát hành một cuốn sách khái quát đánh giá năng lực doanh nghiệp, một vài ngân hàng lớn bị Quân đánh giá kém. Bây giờ thì thực tế chứng minh đánh giá của Quân đúng đến đâu, tôi vẫn nhớ rằng Viettinbank là một ngân hàng nằm trong số đó.

    Chúng ta thử hình dung trước kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà thủ tướng đang thúc đẩy kia, sẽ ra sao khi các đối tác tìm hiểu mua cổ phần doanh nghiệp họ tham khảo tài liệu mà Quân cung cấp.?

    Tôi khẳng định rằng, nghề mà hot nhất năm 2014 và 2015 tới đây là đánh giá tài sản, giá trị doanh nghiệp. Một nghề cần cho cả hai bên. Bên bán muốn biết mình đang ở giá trị thực sự là bao nhiêu vì sợ bị bán hớ. Bên mua cũng cần thông tin thực sự về doanh nghiệp để mua khỏi hớ.

    Có lẽ vì lý do này, mà khi khám xét các văn phòng của Quân và em trai Lê Ðình Quản, người ta thu sạch máy móc, giấy tờ... tất cả những gì có thể thu được, trong đó nhiều dữ liệu đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp lớn.

    Nhưng chuyện đánh giá doanh nghiệp chưa hẳn là chuyện cuối cùng. Lê Quốc Quân còn làm một việc nữa khiến các ông chủ Trung Quốc và Việt Nam rất hận, có thể hận thấu xương tủy.

    Một số doanh nghiệp Trung Quốc muốn lừa đảo bảo hiểm quốc tế. Họ ký hợp đồng xuất khẩu một lượng hàng A sang cho công ty X ở Việt Nam. Công ty TQ mang hợp đồng mua bán này để mua bảo hiểm rủi ro quốc tế, trường hợp bên công ty VN không trả tiền thì họ sẽ nhận được tiền bảo hiểm.

    Công ty X ở Việt Nam có thể là công ty do ông chủ thực sự người TQ đứng giật dây cho một cá nhân VN hám tiền nào đó đứng tên công ty. Hoặc công ty TQ giao hẹn với công ty X ở VN là sẽ bán cho một số hàng trên giấy tờ, công ty VN không nhận hàng thực sự, không phải trả tiền, trái lại công ty TQ sẽ cho một ít tiền.
    Chúng ta không lạ gì những công ty bán hóa đơn, trốn thuế, lừa đảo do những người hám tiền, thiếu hiểu biết bị bọn gian manh dựng lên. Những công ty như thế nhan nhản ở Việt Nam.

    Lê Quốc Quân được công ty bảo hiểm quốc tế thuê để tìm hiểu, xác minh có chuyện mua bán này không. Có chuyện hàng hóa đã được giao, và bên mua không trả tiền không.? Tôi đã từng thấy những hồ sơ mà công ty TQ bán cho công ty VN với số tiền đến cả triệu USD ở văn phòng của Lê Quốc Quân. Những hồ sơ này do bên bảo hiểm quốc tế chuyển cho Quân để xác minh.

    Việc mua bán ảo trên giấy tờ giữa công ty TQ và công ty VN để lừa bảo hiểm, số tiền thu về hàng triệu USD này vào túi ai? Thực chất phía TQ là người bán hàng, đứng ra mua bảo hiểm, họ nhận phần lớn số tiền. Phía công ty VN chỉ nhận được rất ít. Nhưng giá đổi lại là tín nhiệm của các công ty VN trên thương trường quốc tế sẽ bị xếp hạng thảm hại.

    Nhiều khi ngồi cùng Quân trên phòng làm việc của anh. Quân giở cho tôi xem những hợp đồng, số liệu. Anh đau đáu ca thán rằng cứ thế này chúng ta sẽ mất chữ tín trên thương trường, chữ tín cũng là tài nguyên, làm thế này coi như bán rẻ tài nguyên cho bọn Trung Quốc nó ăn của mình.

    Tôi giả vờ không hiểu chuyện làm ăn, giả bộ không quan tâm. Vì tôi biết nếu tôi nổi máu lên, tôi sẽ theo Quân vào một cuộc chiến mà những kẻ thù đầy quyền lực là đối thủ, sẽ động đến thực tế đồng tiền của chúng. Tôi chọn mặt trận văn hóa, ở mặt trận đó đối thủ của tôi cũng chả rõ ràng. Nhờ thế tôi tồn tại. Ðó là sự khôn lỏi của tôi. Cứ chửi, xỏ xiên nhưng đừng động đến túi tiền của kẻ nào, dù đó là tiền bất nghĩa, bất nhân. Nhiều người thấy tôi viết, họ tưởng tôi anh hùng lắm, thực ra tôi rất hèn, tôi né tránh nhiều vấn đề mà tôi thấy nguy hiểm.

    Việc gì mà mình không đủ sức can trường chấp nhận đến cùng như Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày) Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức... thì mình tránh luôn từ đầu. Chứ dở dở ương ương đến lúc bị sao, không có gan chịu, lại khai báo tuốt tuột ra ai đó như anh Dương Chí Dũng thì còn tệ hại hơn nhiều. Lúc đó cúi đầu xin xỏ, van lạy cả cháu chắt chúng nó, chưa chắc nó tha cho yên lành.
    Các bạn thử đặt mình vào đại sứ quán Trung Quốc đầy quyền lực ở Việt Nam, họ có cam lòng để một tên như Lê Quốc Quân cản trở hàng triệu USD đang dễ dàng chảy về túi công ty nước họ hay không?
    Các bạn thử đặt mình vào người quản lý các doanh nghiệp nhà nước đang muốn cổ phần hóa có cam lòng để những thông tin xếp hạng doanh nghiệp của tên Lê Quốc Quân cản trở không?

    Dù sao thì Lê Quốc Quân, người bạn thân của tôi, đã kiên cường trước hai phiên tòa của nhà nước Việt Nam. Ðó là niềm tự hào với ai đã quen biết, đã làm bạn với anh. Tuy thời gian tù đầy còn mười mấy tháng nữa. Nhưng khí phách còn, danh dự còn trong lòng anh em, bè bạn. Ðó mới là cái được muôn đời.

    Viết mấy dòng này, để cho bạn đọc hiểu thêm một khía cạnh khác về vụ án Lê Quốc Quân. Có thể nguyên nhân đưa ra ở đây không phải là yếu tố chính để người ta xử tội Lê Quốc Quân. Nhưng cũng là một khía cạnh tham khảo.

    Nếu gia đình Quân có gặp anh, nhắn hộ anh là Hiếu Gió không bao giờ đồng tình việc anh tuyệt thực. Vì những điều phía trước, có thể là còn lâu, mà càng lâu thì càng cần giữ sức.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Similar Threads

  1. Việt Nam, Việt Nam - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 199
    Last Post: 09-22-2022, 08:28 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-21-2012, 08:29 PM
  4. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM
  5. Facebook Việt xôn xao tranh 'lạ' về Việt Nam
    By Ba Ếch in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 12
    Last Post: 10-18-2011, 10:01 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:29 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh