Register
Page 2 of 5 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 45
  1. #11
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Vào quán rượu là phải tìm....con gái rượu chứ?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #12
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Em cũng thấy có người gọi như vậy.

  3. #13
    Banned
    Join Date
    May 2014
    Posts
    31
    Nhà cửa cho con cái, ôm làm gi , tại sao lại cần ??. Về già cũng như người mãn hạn tù khổ sai, cần được tự do, không vướng bận con cái .
    Quote Originally Posted by phiulinh View Post
    Quận Cam thành phố nghèo thì thuê một studio 500sqf đã 1,400/tháng.
    Con số này qúa cao, không thể gọi là nghèo, nếu so với Maine hay SC . State Cali , về già vẫn rượt theo moi thuế !!! Cuối 2005, nếu ai vẫn chọn ở quy chế TCP1 thì vẫn tính theo 80%, chứ không thể hơn, cho dù có đi làm 100 năm cũng không thể hơn 78%-80% (tuổi + năm đi làm không được dưới 20 năm). Muốn chắc ăn thì 25 năm (lấy gía rẻ) Chẳng phải con vua cháu chúa nên tuổi thọ chắc không qúa 70-75, thường 62 là rũ áo đợi ngày đi, tuy nhiên female luôn thọ hơn .

  4. #14
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Wind, khi nào Wind đến tuổi 62 lĩnh được 80% cho là 1,000.00 đô. Nếu có nhà đã trả bứt thì bán hoặc cho thuê. Lấy tiền đó + hưu đi share 1 phòng 500. đô nhà anh Hiệp ở thành phố giàu Huntington Bitch (kế biển chó). Hàng ngày chạy ra biển khoảng 1-2 dặm, hướng tây nhe vì hướng ngược lại là vô quán Lú. Mệt thì mua ly càphê vừa đi vừa uống vừa cười. Ăn rau cỏ trái cấm tươi. Thời tiết thành phố đó mát quanh năm tuyệt vời. Bảo đảm Wind sống khoẻ sống dai sống vui, không cần tốn tiền mua thêm bảo hiểm sức khoẻ Obama. 100 tuổi vẫn sáng suốt như trung niên.


    Tiêu chuẩn hưu trí căn bản của xã hội chỉ để mua càrem. Vì vậy mà mỗi người công dân cần chuẩn bị tích luỹ với nhiều retirement plans như annuity... hoặc kế hoạch độc lập khác như mua nhà cho thuê...chuyện này ai cũng ắt biết và lo xa còn không thì mua vé số hoặc học nghề đánh bạc.
    Nhưng mà cũng khó nói lắm mấy em giàu hay chết yêu chết yễu là thường.


    Chúc khoẻ, nhắm đúng hướng.

  5. #15
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Em định sẽ dọn về tiểu bang No Đa cô ta vì nhà cửa rẻ và khí hậu lạnh cóng chắc mau chết hơn ở mấy chỗ như Ca li sống dai nhưng nhỡ may hết tiền tiêu thì lúc đó hơi kẹt.

  6. #16
    Banned
    Join Date
    May 2014
    Posts
    31
    Vào trong trulia.com/, tha hồ chọn tiểu ban và vùng . Mua bán, rent gì đủ hết . Vi dụ ở San Antonio, miễn thuế gìa , state, nhưng Ôi ba má vẫn nuốt bạo http://www.trulia.com/rental-communi...onio-TX-78213/ Sợ ma thì ngó crimes, green hết là good, tiết canh thì chạy . Vụ gì xẩy ra cũng có record list ra hết . Paste cái địa chỉ vào google, tha hồ ngắm 360 corner, tìm hospital hay asian groceries, fishing, hunting near by Muốn biết weather vùng nào thi vào data-city, tìm room vùng đó . Họ bàn và thảo luận hết . 27 năm con nhà nông . Chẳng biết 4 năm nữa, luật có đổi, sao có rời nữa hay ko

  7. #17
    Về Hưu Làm Gì?
    Thái-Vinh

    Về hưu làm gì? Hùm... nhưng tôi đã về hưu đâu! Tuy nhiên câu hỏi đó đã ám ảnh tôi từ một năm qua khi các hãng bán bảo hiểm Medicare bỗng nhiên khám phá ra tôi như tìm được bạn cũ thất lạc lâu năm. Họ mừng rỡ điện thoại hỏi thăm, để tin nhắn, gửi email, gửi thư tới tấp hứa hẹn sẽ giúp đỡ tận tình chọn một kế hoạch vẹn toàn chăm sóc y tế cho tôi về hưu làm tôi bốì rối không biết tin ai; khiến tôi chẳng những phải cầu cứu các vị sư huynh đã gác kiếm quy ẩn giang hồ từ lâu mà còn ghi tên tham dự một buổi hội thảo về Medicare miễn phí của một hãng bán bảo hiểm nữa cho chắc ăn. Kết quả cho thấy các vị sư huynh của tôi đều nắm vững tất cả bí quyết tuyệt chiêu của các kế hoạch bảo hiểm y tế cho người về hưu không thua gì các chuyên gia “tư vấn” bán bảo hiểm.

    Nghĩa là kế hoạch nào cũng xem xem mem mem. Tôi bèn vấn kế nàng dù nàng còn lâu mới tới tuổi về hưu:

    - Về hưu, anh làm gì hả em?

    Hình như người vợ nào cũng sợ ông chồng ở không sẽ sinh tật xấu?

    - Thì xin chủ cho làm ít giờ đi một tí để tiền An Sinh Xã Hội (Social Security Benefits) không bị cắt giảm là được?

    Tôi cự nự:

    - Thế thì về hưu đâu khác gì vẫn còn đi cày?

    Nàng không thèm cãi chày cãi cối với người giỏi lý luận:

    - Vậy cứ hỏi ông Gù (Google)!

    Đúng là mọi việc trên đời từ ngày có ông Gù, nàng đỡ mất thì giờ với tôi rất nhiều.

    - Ê ông Gù, về hưu làm gì?

    Ông Gù lập tức đưa ra vô số lời khuyên. Lời khuyên nào bàn chuyện kiếm thêm thu nhập là tôi gạt bỏ ngay. Tìm hồi lâu thấy cái tựa đề nầy coi bộ đọc được:

    Về hưu, làm gì để cuộc sống bớt buồn tẻ? (Retired, what to do to make life less tedious?)

    Mặc dù đã chuẩn bị tư tưởng từ trước, nhưng khi chính thức về hưu thì người vừa về hưu phải đối mặt với nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất. Họ cần thời gian để tìm hiểu và thích ứng với nền nếp sinh hoạt mới.

    Em thấy đúng quá, phải không các bác đã về hưu?

    Vì vậy không phải các bà ác mà họ đã suy nghĩ rất sâu xa là các đấng phu quân nên tiếp tục cày dù đã tới tuổi nghỉ hưu để tránh bị sốc ở không, sinh bệnh tật. Nhưng nhiều người không thể tìm được công việc phù hợp khi quá tuổi kéo cày; chỉ có khoảng một phần năm người về hưu vẫn còn cố cày chờ ngày bà nhà cùng về hưu luôn cho phẻ. Nhưng đến lúc đó ông nhà đã liệt, lê lết ba chân, hết xí quách làm bà nhà nhìn thấy bắt ghét!

    Ông Gù nhắc nhở các ông chớ nên bi quan nghĩ rằng về hưu là đồng nghĩa rửa chân theo ông bà “leo lên bàn thờ, núp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân!” Tuy Trời thương, ban cho nữ giới sống thọ hơn nam giới; nhưng cứ 3 bà vượt qua 65 tuổi sống đến 90 thì ít nhất cũng có một ông rưỡi cố bám theo cho các bà đỡ thấy quả đất không quá đỗi tịch mịch. Vì vậy các ông phải biết lo chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân; đừng bắt chước cổ nhân cổ lỗ sĩ: “Trẻ thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con” mà làm khổ người thân, các cụ ạ!

    Từ lúc các hãng bán bảo hiểm Medicare thi đua o bế, lại bị bắt đổi bằng lái xe rút ngắn theo tuổi thọ chỉ còn 5 năm, tôi bắt đầu cảm thấy già nên đã mạnh dạn rủ nàng ghi tên gia nhập Trung Tâm Người Cao Niên ở Gilbert. Cái hay của trung tâm nầy là chỉ đơn giản gọi Gilbert Senior Center, không phân biệt người khác chủng tộc Á Mỹ, Âu Mỹ, hay Phi Mỹ, cũng không hỏi giấy tờ chứng minh gì hết. Mỗi ngày tôi cùng nàng đến đó tập nhảy, chơi game, ăn trưa, và kết bạn với những người cô đơn. Ở đó chúng tôi luôn luôn gặp người cô đơn mới. Có người may mắn còn bạn đời, nhưng cũng có người vừa mới mất bạn chỉ muốn tự tử chết theo khiến con cái phải chở đến Trung Tâm Người Cao Niên, thả chơi ở đấy từ 9 giờ sáng, đến 5 giờ chiều tan sở ghé đón về.

    Mấy hôm nàng tổ chức du lịch dành riêng cho phái nữ, vắng nàng, tôi cảm thấy buồn bèn điện thoại rủ các anh đã có hàng chục năm kinh nghiệm về hưu đi ăn chung cho vui. Nhưng hỡi ơi... có anh bị dị ứng với hai chữ cao niên; có anh bận chiến đấu ở các “sóc mọi Da Đỏ”; và cũng có anh mà nhiều lần tôi gọi thăm đều nghe tẩu tẩu bắt máy trả lời y chang “Ảnh tập thể dục chưa về, em à” mặc dù lúc ấy chỉ mới rạng đông hay đã khuya lơ khuya lắc!

    Ảnh đây là người tị nạn Cộng Sản kỳ cựu nhất tại hai vùng Đông và Tây Thung Lũng Phượng Hoàng nên cái gì cũng biết. Được dịp gặp nhau, tôi vấn kế:

    - Thưa anh, còn 12 tháng nữa em mới được lãnh lương hưu trí, nhưng đã đến tuổi hưởng phúc lợi y tế vậy em nên mua Medicare phần nào?

    Ông anh nầy rất đặc biệt, lúc nào cũng coi mọi chuyện trên đời đều tầm thường:

    - Anh ít đau ốm nên chỉ mua Medicare nào cho tập thể dục miễn phí ở Lifetime Fitness là ô kê.

    Chỉ mới nghe hai chữ Lifetime Fitness, tôi đã khoái rồi vì nó vừa gần nhà vừa “hoành tráng” cao hai tầng, có hồ bơi, có phòng tắm hơi, có sân đánh bóng rổ, bóng chuyền... lại mở cửa suốt ngày đêm. Tôi đã từng là hội viên trung thành của Lifetime Fitness suốt năm năm liền đến khi Desert Fitness ra đời cho giá rẻ bèo chỉ $9 mỗi tháng thì tôi tạm biệt Lifetime Fitness lúc ấy đã lên giá $62 mỗi tháng!

    Nhờ ông anh tài giỏi ấy, tôi chọn được một vị “tư vấn” Medicare tốt. Bây giờ là đầu năm 2018, tôi đã trang bị tạm đủ làm người cao niên 65 tuổi:

    1. Thay bằng lái xe loại mới REAL ID với hình ngôi sao ở góc trên bên phải bằng lái để qua các trạm kiểm soát an ninh ở phi trường sau ngày 1 tháng 10 năm 2020.

    2. Mua chương trình Medicare với cái tên dài thoòng mà tôi không cần biết ý nghĩa AARP MedicareComplete Plan 2 (HMO) là chi cho mệt óc, chỉ cần biết đã được tập thể dục miễn phí tại Lifetime Fitness (Địa chỉ: 381 E. Warner Rd; Gilbert, AZ 85296).

    3. Tham gia sinh hoạt dành cho người cao niên tại Gilbert Senior Center (Địa chỉ: 130 N. Oak St. Gilbert, AZ 85233) tập thể dục, tập chơi, tập nhảy, tập ăn, và tập nói cho đỡ buồn. Nhất là tập nói tiếng Anh vì càng lớn tuổi càng mau quên tiếng ngoại quốc; còn tiếng Mẹ ở nhà đấu mãi với nàng làm sao quên được?

    Tôi chỉ còn kéo cày thêm 11 tháng nữa thôi là chính thức gác cày về hưu. Nhưng để làm vui lòng nàng lúc nào cũng sợ tôi ở không sinh tật, tôi tự hứa khi nghỉ hưu sẽ xin làm những việc thiện nguyện cho nhà thương, nhà thờ, Trung tâm Người Cao niên, Tình Người Arizona, Trường Việt Ngữ Tiếng Mẹ... và làm một việc kiếm thêm thu nhập nho nhỏ chờ ngày nàng cùng về hưu, ví dụ như phụ phân phối báo mà cô chủ bút nguyệt san Bút Tre đã từng đề nghị?

    Thấy tôi đi chơi nhiều, anh tôi hỏi:

    - Về hưu rồi hả?

    - Chưa anh ạ. Sang năm em mới tới tuổi về hưu.

    - Về hưu rồi ở đâu?

    - Ở Mỹ 6 tháng; còn 6 tháng ở các nước khác.

    - Cuộc đời lãng mạn như một kiếm khách trong truyện Kim Dung!

  8. #18
    Cám ơn người viết và đăng bài . Xin thêm vào phần Medicare là thuờng thì họ chỉ bảo hiểm răng rất cơ bản.
    Last edited by Tim Nguyen; 05-07-2018 at 03:52 PM.

  9. #19
    BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
    CHO ỌUÃNG ĐỜI CÒN LẠI CỦA MÌNH?

    Trần Quốc Chương

    Câu hỏi đúng hơn là, Bạn đã chuẩn bị vấn đề tài chính cho tương lai của mình chưa?

    Có thể Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng vấn đề tài chính cho mình khi Bạn về hưu?! Nếu vậy thì chúng tôi thành thật chúc mừng cho Bạn, vì Bạn là một trong những số rất ít đã thật sự suy nghĩ và tính toán cho tương lai của mình.

    Hoặc có thể Bạn cười? Nếu Bạn chỉ mới tốt nghiệp đại học và đang ở lứa tuổi 25 và chuẩn bị bước vào đời với kiến thức quý báo mà Bạn thu nhận được trong những năm đại học.

    Hoặc có thể Bạn đang có dự định tính toán và nghĩ (thoáng qua) chuyện về hưu? Bởi vì Bạn đã có công việc làm ăn ổn định và có nhà cửa xe cộ và gia đình con cái.

    Hoặc có thể Bạn đang thật sự bắt đầu LO chuyện về hưu vì con cái đã lớn và vào đại học?

    Bất kỳ Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc sống - tuổi tác, nghề nghiệp, thành đạt, gia đình con cái, v.v. Bạn cũng sẽ về hưu.

    BẠN ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ trong vấn đề planning cho việc về hưu của mình. Nếu Bạn chỉ mới tốt nghiệp đại học thì đây chính là thời gian tốt nhất để Bạn bắt đầu những vấn đề planning/investment cho tương lai của mình.

    Nếu Bạn là cha mẹ của những em vừa mới xong đại học, thì Bạn có thể giúp hướng dẫn cho các em. Thậm chí chúng tôi cho rằng, nếu có điều kiện về thời gian và tài chính, thì Bạn (là cha mẹ) có thể chuẩn bị cho con cái của mình khi chúng còn rất nhỏ.

    Tôi còn nhớ rất rõ cái nhìn của mình về vấn đề về hưu (retirement) của mình vào lứa tuổi 25, 26. Lúc đó tôi mới vừa xong đại học và được nhận vào làm kỹ sư cho hãng Rockwell Collins ở Cedar Rapids thuộc tiểu bang Iowa. Vừa mới ra trường và được mướn vào công ty lớn nổi tiếng và làm đúng chuyên môn của mình và được trả lương cao và khỏi phải đi xa nhà (qua tiểu bang khác) thì đời... quả là màu hồng!

    Hãng Rockwell Collins đãi ngộ nhân viên của họ rất tốt về những benefit cho nhân viên. Một trong đòi hỏi đầu tiên của Rockwell là những nhân viên mới phải tham gia buổi orientation về lịch sử của hãng, cùng với những điều lệ trong hãng, và đặc biệt là chương trình 401k.

    Tôi còn nhớ rất rõ buổi họp về 401k hôm đó. Thuyết trình viên là nhân viên đại diện của hãng tài chính Fidelity. Fidelity là administrator của Rockwell - tất cả những đóng góp (contributions) của nhân viên hay của hãng đều do Fidelity quản lý.

    Nhiệm vụ chính của người thuyết trình là giải thích 401k là gì và tại sao 401k tốt cho nhân viên, và nhiều chi tiết rất hay của 401k.

    Trong buổi họp hôm đó có chừng dưới 40 người và hơn phân nửa là những “lính mới” như tôi - những nhân viên mới ở lứa tuổi 25-30. Phân nửa kia vào khoảng tuổi 45,50 trở lên (họ cũng là “lính mới”, nhưng là mới được nhận vào làm cho Rockwell chứ không phải mới toanh mới ra trường như chúng tôi). Chúng tôi đi họp bởi hãng bắt buộc và cũng tò mò muốn biết 401k là cái gì.

    Tôi nhớ rất rõ khi người thuyết trình hỏi: “Bạn đã chuẩn bị chuyện retirement của mình chưa?” thì hơn nửa phòng cười ồ lên. Chúng tôi cười bởi vì chúng tôi mới ra trường. Điều chúng tôi “lo” trước mắt là mua xe đẹp, đi du lịch, ăn chơi với bạn bè. Còn chuyện “retirement” là chuyện 30,40 năm nữa! Who cares?

    Quay nhìn lại thì số cười ồ lên hầu hết là “lính mới” như tôi. Còn phân nửa kia? Họ không cười và nhìn chúng tôi với cặp mắt thương hại như muốn nói: “Rồi sẽ tới lượt tụi bây thôi. Bây giờ cười đi mà không lo thì sẽ giống như... tụi tao”.

    Xong buổi họp thì hầu hết lính mới như tôi không có cười nữa mà trở nên đăm chiêu hơn. Vui mừng vì benefit của Rockwell quá tốt; nhưng những thông tin quý giá của người thuyết trình viên làm chúng tôi bắt đầu lo cho tương lai của mình.

    Nhưng rồi, cũng như Bạn có thể đoán được, buổi họp xong và sau đó, chẳng còn buổi hợp thứ hai, thứ ba, hay ai nhắc nhở mình về chuyện retirement.

    Tôi vẫn đóng (contribute) vào 401k và hãng Rockwell vẫn giúp (match) cho đến khi tôi bỏ hãng để đi học lại. Một khi Bạn không còn làm cho hãng của Bạn thì phần matching chấm dứt.

    Vấn đề tính toán đầu tư cho retirement của Bạn cũng sẽ giống như chăm sóc mảnh vườn sau nhà của Bạn. Nếu Bạn không bỏ công chăm sóc, dọn dẹp cỏ dại, trồng thêm hoa mới, bón phân, xịt sâu thì Bạn sẽ không có mảnh vườn đẹp để Bạn có thể ngồi tận hưởng khi Bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu Bạn muốn có mảnh vườn đẹp trở lại thì sẽ không khó lắm bởi vì Bạn có thể mướn người chuyên làm vườn đến để dọn dẹp cỏ dại và trồng các loại hoa mới, thì chỉ trong vài tuần là vườn của Bạn sẽ đẹp trở lại như xưa.

    Nhưng có một điểm khác biệt rất lớn giữa vấn đề chăm sóc khu vườn của Bạn với vấn đề tính toán đầu tư cho retirement của Bạn là yếu tố THỜI GIAN.

    Bất cứ một hình thức đầu tư nào cũng cần THỜI GIAN để tiền bạc (nếu planning đúng) sinh sôi nẩy nở. Nếu muốn nhiều tiền bạc hơn để về già có một cuộc sống thoải mái thì thời gian phải cần nhiều hơn.

    Trở lại vấn đề cá nhân của tôi ỏ trên. Thoáng đó đã 20 năm kể từ lúc tôi vào làm cho Rockwell. Bất chợt nhìn lại mình và suy nghĩ chuyện retirement và nhớ lại cái nhìn thương hại của những người trong phòng họp về 401k của 20 năm trước, và tôi đã hiểu rõ hơn nhiều cái được, cái mất, hay những thiếu sót của mình đối với chuyện retirement planning của chính bản thân.

    Nghĩ lại tôi thấy NẾU như lúc đó thông tin Internet tràn ngập như hôm nay và tôi có cơ hội gặp gỡ, học hỏi, chia sẻ với những người có kiến thức kinh nghiệm về đầu tư thì bây giờ mình đã phải khá và đỡ lo hơn rất nhiều cho vấn đề retirement của mình.

    Một vài lời đối với những bạn trẻ ở lứa tuổi 25, 26. Tôi đề nghị Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ serious về chuyện retirement và đầu tư cho tương lai của Bạn ngay từ bây giờ. Bạn có thể nghĩ rằng 30, 40 năm nữa... là chuyện xa vời. Tôi cũng đã giống như Bạn - cách đây 20 năm. Nhưng rồi Bạn sê thấy thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Bạn sẽ bị cuốn hút vào công việc (thăng quan tiến chức), học hành (nếu Bạn còn muốn học lên nữa sau khi Bạn tốt nghiệp đại học), gia đình, con cái, nợ nần, v.v. Và một ngày nào đó Bạn tạm “dừng chân” và sẽ... giật mình vì bởi Bạn chưa có gì chuẩn bị cho vấn đề retirement của mình!

    Có rất nhiều cách để Bạn có thể để dành (savings) và đầu tư (investment). Savings là tốt, nhưng investment vẫn tốt hơn nhiều vì đồng tiền Bạn bỏ vào investment sẽ luân chuyển liên tục và, hy vọng, sẽ có lời cho Bạn. Bạn có thể contribute vào 401k, hùn hạp với bạn bè mở hay mua bán business, hoặc đầu tư vào địa ốc.

    Chúng tôi đang giúp một cô sinh viên mua một căn hộ nhỏ ở vùng Mesa, gần trường Mesa Community College. Cô được nhận vào chương trình đào tạo chuyên sâu của nghành nha của trường và sẽ bắt đầu vào tháng Chín tới đây. Điều chúng tôi rất khâm phục cô sinh viên này là mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng cô đã chịu khó tìm tòi học hỏi và quyết tâm tạo dựng tài sản cho chính mình.

    Cô đã để dành dụm tiền đi làm trong những năm qua (cô mới qua Mỹ được 5 năm) để làm tiền down payment cho căn hộ này. Cô trình bày cái plan của cô sẽ dùng địa ốc để vừa là savings (vì cô không phải mướn apartment trong thời gian 2 năm học tới) vừa là investment. Và chúng tôi chia sẻ strategy để làm sao đạt được mục đích, cũng như khuyến khích cô cố gắng theo đuổi cái plan của mình. Vì cô đã suy nghĩ kỹ và quyết tâm build cho mình một tương lai như vậy, nên chúng tôi quyết tâm sẽ giúp cô không những mua được căn hộ này, mà sẽ giúp cô đầu tư nhiều hơn nữa trong tương lai. Giấy tờ mua căn hộ sẽ hoàn tất trước cuối tháng Tư này.

    NHỮNG NGỘ NHẬN HAY SUY NGHĨ SAI LẨM VỀ CHUYỆN RETIREMENT

    Chúng tôi đã nói chuyện, phỏng vấn rất nhiều người Việt về cách nhìn của họ đối với chuyện retirement của họ trong tương lai và ghi nhận được nhiều cách suy nghĩ rất lý thú và muốn chia sẻ với Bạn.

    Về già, tôi sẽ về Việt Nam mua đất cất nhà sống

    Có đúng là Bạn sẽ có thể về Việt Nam mua nhà để sống hay không? Đây là cách nhìn rất phổ biến đối với nhiều người lớn tuổi (khoảng 50 trở lên) của... những năm xưa. Tuy nhiên, chắc Bạn cùng thừa nhận rằng về Việt Nam sống - bây giờ hay tương lai - không phải dễ dàng?! Bạn đã sống ở Mỹ lâu và hưởng thụ một cuộc sống bình an, không khí sạch sẽ, đồ ăn vệ sinh, bệnh viện bác sĩ sẵn sàng, pháp luật rõ ràng, v.v., thì Bạn có sẵn sàng đánh đổi để trở về Việt Nam sống một cuộc sống hoàn toàn ngược lại với những cái Bạn đang có ở Mỹ không? Một cuộc sống nơm nớp lo sợ cướp giật; không khí bụi bặm ô nhiễm; đồ ăn đầy những gia phẩm độc hại, dơ bẩn; hay bệnh viện quá tải thiếu thốn bác sĩ không đủ để lo cho bệnh nhân?

    Còn chuyện mua đất cất nhà? Bạn định mua đất ở đâu? Bạn biết giá cả đất đai ở Việt Nam bây giờ nhiều nơi cao nhất so với thế giới không? Cao không phải về giá trị thực sự mà chính vì những người có thẩm quyền đã tạo ra một thị trường ảo để mọi người giành giật nhau mà mua.

    Bạn mua đất ở quê hay ở những thành phố (mà trước đây Bạn đã từng sống tuổi thơ của mình)? Và Bạn sẽ đứng tên trên mảnh đất đó hay dùng tên người khác? Và Bạn định xây nhà hay để đất trống? Luật pháp Việt Nam bảo đảm cho Bạn là miếng đất sẽ mãi mãi dưới tên của Bạn?

    Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến đất đai mà kết quả cuối cùng rất đau lòng, gây ra cảnh tiền mất tật mang của biết bao nhiêu “Việt Kiều” về Việt Nam mua đất cất nhà.

    Một số “Việt Kiều” muốn nhanh tay, nhanh chân chạy về Việt Nam mua đất cất nhà để chuẩn bị sau này về hưu sẽ trở về đó sống. Họ không đứng tên được nên nhờ bà con ruột thịt (mà họ rất tin tưởng) đứng tên và cho ở nhà để... giữ đất, giữ nhà cho họ. Có thể người bà con đó rất thành thật và đáng tin, nhưng vợ chồng của họ... là một vấn đề khác. Một khi những người bà con đứng tên chủ quyền nhà thì... một ngày nào đó họ không muốn trả lại thì người “Việt Kiều” này có thể đòi lại được không?

    Con cháu sẽ lo cho tôi khi tôi về già

    Có đúng là con cháu Bạn sẽ lo cho Bạn hay không? Con cái của Bạn khi tốt nghiệp ra trường (cho rằng Bạn dạy dỗ con cái kỷ lưỡng và tạo điều kiện giúp cho cháu vào đại học được) thì chúng có công ăn việc làm ở tiểu bang khác thì phần lớn sẽ phải sống xa Bạn.

    Rồi chúng sẽ lập gia đình, và phải lo trả tiền nợ học (student loan), nợ nhà (mortgage), nợ xe (car payment), nợ thẻ (credit card), tiền học linh tinh cho con cái, v.v.

    Sống ở Mỹ này đã lâu, chúng tôi thấy rằng hầu hết con cái lo cho bản thân mình đã là khó, chứ đừng nói đến lo cho người khác.

    Về già, tôi có tiền trợ cấp của chính phủ như Social Security

    Đúng vậy! Bạn sẽ có tiền trợ cấp Social Security từ chính quyền.

    Tuy nhiên có vài điểm về số tiền trợ cấp này mà Bạn cần biết.

    a) số tiền này dựa vào số giờ (đúng hơn là quarters of work) làm việc của bạn; nếu Bạn không đủ, thì Bạn có thể sẽ không được nhận trợ cấp

    b) số tiền Bạn nhận tùy thuộc vào số lương Bạn khai báo và đóng thuế trước khi về hưu. Đây là điểm rất quan trọng cho những người nào thuộc dạng self-employ như real estate agent, mortgage agent, nail/hair technician, v.v. Bạn đóng thuế ít thì Bạn sẽ nhận trợ cấp ít

    c) quỹ Social Security ngày càng cạn dần; theo tường trình thì quỹ này sẽ cạn vào khoảng năm 2033 nếu như Quốc Hội không thay đổi những đạo luật để thêm tiền vào quỹ này; thay đổi được xem là chấp nhận được sẽ là tăng thêm tuổi (làm việc trước khi) về hưu hoặc gia tăng tiền thuế (đóng trong khi Bạn đang còn làm việc).

    Tuy nhiên theo nhiều phân tích của những những nhà kinh tế học hoặc các tổ chức giúp người về hưu thì số tiền Social Security sẽ không đủ. Theo họ, về hưu Bạn cần có số tiền tương ứng với 70% số tiền khi Bạn còn đi làm để đạt được một cuộc sống thoải mái. Ví dụ Bạn đang làm nail với mức income khoảng $4,000/tháng, thì về hưu Bạn phải đạt được mức income $2,800/ tháng. Và số tiền Bạn có từ Social Security chắc chắn sẽ không đủ.

    Về già, tôi có tiền 401k

    Đúng vậy NẾU Bạn có đóng góp vào quỹ 401k hiện tại VÀ Bạn theo dõi quỹ này thường xuyên và thay đổi nếu cần thiết để tránh quỹ không bị mất tiền khi Bạn thật sự về hưu.

    Tùy theo Bạn đóng góp ít hay nhiều vào quỹ 401k khi Bạn còn làm việc, nên số tiền Bạn có lúc retirement sẽ được ít hay nhiều. Nếu Bạn có quỹ 401k thì chúng tôi chúc mừng Bạn và mong rằng số tiền từ 401k cộng với số tiền Social Security sẽ giúp Bạn sống thoải mái trong những năm tháng retirement của mình sau này.

    Có một điều về quỹ 401k mà chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn. Theo lời quảng cáo của một số công ty tài chính thì mức lời trung bình của 401k là 8% mỗi năm. Xin Bạn hãy cẩn thận và hỏi cho rõ chi tiết về mức lời được tính toán thế nào. Thêm vào đó Bạn phải biết rằng 401k chỉ là phương tiện để giúp Bạn tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Và Bạn chính là người sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề thua lỗ của quỹ 401k của mình, chứ không phải ai khác chịu trách nhiệm. Bạn không thể cho rằng 401k là con gà đẻ trứng vàng, và Bạn không cần phải chăm sóc hay cho con gà ăn no đủ.

    Đây là quan niệm rất sai lầm của nhiều người có quỹ 401k.

    Rất nhiều người chủ quan cho rằng mình liên lạc với người trông coi account 401k và họ được bảo rằng đến lúc tuổi về hưu thì họ sẽ có trong tay 1, 2 triệu để hưởng già, nếu theo như mức lãi suất đầu tư của quỹ 401k của họ.

    Chúng tôi nhớ có một người bạn làm chung ở Rockwell khi xưa đã từng cho biết (khi chúng tôi trò chuyện cách đây khoảng 3 năm) nếu họ tiếp tục làm với Rockwell thêm khoảng 25 năm nữa thì account 401k của họ được khoảng 3.2 triệu. Và họ không cần phải lo lắng suy nghĩ đầu tư vào những cái gì khác như cổ phiếu hay địa ốc hay cơ sở thương mại. Điều đáng tiếc rằng người bạn này bị lay off 6 tháng sau đó!

    Càng gần đến tuổi retirement Bạn càng phải cẩn thận để thay đổi hay chuyển qua các loại hình thức đầu tư có thể sinh lợi ít, nhưng an toàn không bị mất mát nhiều khi Bạn thực sự về hưu. Quỹ 401k của Bạn sinh sôi nảy nở được nhờ vào 2 yếu tố chính: số tiền Bạn bỏ vào (càng nhiều thì càng tốt) và “quỹ thời gian”. Khi Bạn chuẩn bị retirement thì quỹ thời gian của Bạn đã hết, và nếu số tiền trong 401k của Bạn bị mất nhiều, thì vấn đề retirement của Bạn sẽ gặp khó khăn. Chắc Bạn đã nghe và đọc những câu chuyện của rất nhiều người dùng 401k của họ đầu tư vào những đại công ty mà không cẩn thận để rồi mất trắng để rồi cuối cùng phải tiếp tục cày qua khỏi tuổi về hưu của họ?

    Sau hơn 20 năm đi làm việc cũng như tìm hiểu về những vấn đề tài chính cá nhân (personal finances), đầu tư, 401k, và retirement, chúng tôi nhận thấy rằng 401k là một trong những hình thức đầu tư hay nhất (nếu công ty của Bạn có chương trình 401k), nhưng cũng là chương trình dễ ngộ nhận và gây hiểu lầm nhiều nhất nếu Bạn không hiểu rõ về nó mà tin tưởng tuyệt đối về khả năng của nó.

    Để kết thúc bài này, chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn một câu chuyện. Câu chuyện nằm ngay trong trang đầu tiên của cuốn sách giáo khoa dùng trong lớp Kinh Tế (Economics) của trường. Câu chuyện là như vầy.

    Có một ông vua của một nước vương quốc nọ. Vương quốc của ông cũng không phải giàu có gì. Là vua của một đất nước không giàu có, nhưng ông vẫn mong muốn đất nước của ông phải hùng mạnh và giàu có. Một hôm ông cho triệu tập những nhà thông thái nhất của đất nước đến và phán rằng: Trẫm muốn đất nước mình trở nên giàu có hùng cường, vì vậy nên triệu tập các khanh đến đây để giúp đỡ Trẫm. Trẫm muốn các khanh hãy đi đến chân trời góc biển, và học hỏi tất cả những điều hay nhất của thế gian và đúc kết lại những kiến thức hay đó để giúp Trẫm làm cho đất nước chúng ta giàu có và hùng cường.

    Tất cả những nhà thông thái tuân lệnh của vua và chia nhau đi săn tìm kiến thức để giúp đất nước họ. Sau nhiều năm tìm kiếm, họ trở về và ngồi xuống tổng hợp lại tất cả những gì họ lượm lặt được để dâng lên vua.

    Thưa Ngài, chúng tôi vâng lệnh Ngài và đi chu du thiên hạ để lượm lặt kiến thức. Đây là tất cả những kiến thức mà chúng tôi đúc kết lại cho Ngài dùng trong... 10 cuốn sách này.

    Ông vua lắc đầu: Ta đã lớn tuổi rồi và có trăm công nghìn việc phải làm. Ta không có thời gian đọc cả 10 cuốn sách mà các khanh đã soạn. Ta muốn kiến thức phải cô đọng.

    Các nhà thông thái trở về nhà và bàn bạc thảo luận. Và sau nhiều năm để chọn lựa, áp dụng, và đúc kết những điều hay trong 10 cuốn sách, họ cuối cùng cũng hoàn thành được trọng trách vua giao phó.

    Thưa Ngài, chúng thần đã vâng lệnh Ngài để cô đọng lại kiến thức. Đây là kết quả mà chúng thần đã bỏ công sức trong những năm qua. Tất cả kiến thức để giúp Ngài trị quốc an dân và giúp đất nước chúng ta ngày càng hùng cường đều nằm trong... 1 cuốn sách duy nhất này đây.

    Ông vua nọ ngẫm nghĩ một hồi lâu, rồi lại lắc đầu: Cảm ơn các khanh đã bỏ công sức.Tuy nhiên ta vẫn không có thời gian để đọc cuốn sách này. Trẫm muốn các khanh phải cô đọng kiến thức hơn nữa.

    Các nhà thông thái lắc đầu ngao ngán, không biết phải làm gì ngoại trừ trở về tiếp tục bàn bạc, thảo luận làm sao để cô đọng kiến thức hơn nữa cho ông vua khó tính của họ.

    Một vài năm nữa trôi qua và họ cuối cùng đã tìm được câu trả lời cho ông vua của họ.

    Kính thưa Ngài, chúng thần vâng lệnh Ngài cô đọng kiến thức hơn nữa để giúp Ngài phát triển đất nước chúng ta.

    Đã nhọc công sức các khanh. Vậy cái mà các khanh nói là kiến thức đã cô đọng ở đâu?

    Dạ tất cả nằm ở câu nói này: “There is no such thing as free lunch”. (Dịch nôm na ra tiếng Việt là “Không có cái gì miễn phí cả.”)

    Thưa Bạn, chúng tôi không nhớ rõ ngụ ý của tác giả của cuốn sách giáo khoa đó như thế khi họ dùng câu chuyện ở trên ngay trong trang đầu tiên.Tuy nhiên câu chuyện này theo đuổi chúng tôi hơn 20 năm qua. Mỗi người nhìn vấn đề qua câu nói trên một cách khác nhau. Và cũng tùy theo thời điểm của người đó trong cuộc đời của mình để có thể có một kết luận khác nhau.

    Trong bài viết này chúng tôi muốn mượn câu chuyện để chia sẻ cái nhìn của chúng tôi đối với vấn đề planning cho tương lai, cho việc retirement của mình - sẽ không có cái gì free cả. Nếu Bạn muốn có một cuộc sống (khi Bạn về hưu) thoải mái thì Bạn phải lo chuẩn bị NGAY TỪ BÂY GIỜ. Những gì Bạn “bỏ vô” ngày hôm nay - tiền bạc, thời gian - thì Bạn sẽ, hy vọng, “lấy ra” đầy đủ và nhiều hơn nữa trong tương lai.

    Nếu Bạn đã dùng computer lâu chắc sẽ nhớ câu slogan của Microsoft khi Bill Gates cho phát hành Windows 95 - “Where do you want to go today?”

    Chúng tôi hy vọng qua bài viết này và hai câu “There is no such thing as free lunch”, “Where do you want to go today?” sẽ giúp Bạn thêm một cái nhìn về chuyện planning cho tương lai của mình.

    Còn chúng tôi sẽ “go where today”? Chúng tôi sẽ tiếp tục research tìm kiếm những cơ hội đầu tư cho các thân chủ của chúng tôi.

    Chúc Bạn một ngày vui vẻ.

  10. #20
    Blowing In The Wind
    Hoàng Ngọc Nguyên

    Tôi vẫn tự hỏi: Nếu mình không biết có một trung tâm cao niên nằm trên đường 2200 West cho cư dân của West Jordan các dịch vụ cần thiết cho người già thì sao? Tôi chắc rằng sẽ không có những chuyện tôi đang gởi gắm cho các bạn.

    Từ khi hai chúng tôi – tôi và nhà tôi – lần đầu tiên đặt chân đến Trung tâm Cao niên West Jordan khoảng bốn năm trước đây, cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi cũng nhiều. Đây chẳng phải là lời nói phô trương cho vui để thỏa lòng những người bạn yêu quý ở lớp Tai Chi, được hướng dẫn mỗi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu bởi Don và Nancy – đôi uyên ương đáng yêu nhất tại trung tâm này, nơi có nhiều “người độc thân” hơn “cặp đôi” – mặc dù đây là điều tôi luôn luôn muốn làm. Đó đơn giản chỉ là một sự thật tôi phải chia sẻ để cho thanh thản lương tâm: Tôi cảm thấy một cuộc sống hạnh phúc và tự giác hơn.

    Nhằm theo đuổi một cách sống lành mạnh hơn là mục tiêu hiển nhiên, điều này ngay cả con cái trong nhà cũng có thể nhận biết ngay khi để ý cách chúng tôi ăn uống hiện nay và quan tâm đến chuyện vận động hàng ngày như tham dự các lớp học Tai Chi tại Trung tâm Cao niên và đi bộ quanh xóm trước ăn sáng hoặc sau ăn tối. Các bữa ăn trưa giá cả phải chăng tại trung tâm này chắc chắn đã tăng sức cho chúng tôi trong cuộc chiến chống lại cholesterol và bệnh tiểu đường, và các buổi học của Tai Chi không chỉ giúp giảm huyết áp và sự mệt mỏi vô cớ mà còn thêm năng lượng để “chạy máy lại” hàng ngày.

    Cáng già hơn, chúng ta càng ý thức hơn về sự cần thiết phải có bạn bè. Hạnh phúc là điều tôi mong đợi. Cô đơn làm cho tôi khóc. Bài hát mà chúng ta lần đầu nghe Paul Anka cũng quá lâu lắm rồi bây giờ còn có ý nghĩa hơn đối với người già như chúng ta. Bằng cách xã hội hoá, ta có thể giảm nguy cơ của chứng mất trí và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Có nhiều hoạt động tại trung tâm để chúng ta tham gia và có cảm giác thân thuộc. Nhưng nếu không có những người tốt và tử tế lui tới trung tâm này, bất kỳ nỗ lực xã hội hóa nào sẽ là vô ích.

    Ở đây chúng ta có những người đến từ khắp nơi trên thế giới. Một trung tâm của di dân không có những bức tường. Chúng tôi yêu mến tất cả mọi người ở đây. Họ đơn giản là những người tuyệt vời. Họ quan tâm đến người khác. Họ sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe. Họ không hỏi bạn là ai, làm gì, họ quan tâm bạn có mạnh khỏe chăng. Chúng ta đều biết rằng hầu hết chúng ta, nếu không phải tất cả chúng ta, có một số vấn đề – cách này hay cách khác. Họ rất khác với hầu hết các chính trị gia của chúng ta ngày nay. Họ mang lại cho chúng ta niềm tin vào nhân loại.

    Lớp Tai Chi này có thể chứa 20 người, và từ “thống kê” của tôi, thông thường một trong năm người là “người mới” – tham gia lớp này chưa đến sáu tháng. Những người mới đến luôn luôn được hoan nghênh, nhưng chúng tôi không khỏi tự hỏi một mình “Thế những người già kia đâu rồi – những người không còn đây với chúng tôi”.

    Những người ở đây ai cũng tốt, nhưng một số có thể nổi bật hơn những người khác. Khi tôi nhìn thấy Vicky Bungard dìu Brian Brown đi đến xe của ông sau một phiên Tai Chi, tôi luôn cảm thấy như thể “khói thuốc trong mắt tôi”. Brown từng là một chiến binh trong chiến tranh Việt Nam. Là lính Hải quân, đơn vị ông từng đóng dọc theo bờ biển miền Trung trong hai năm 1968 và 1969 – những năm chiến tranh trở nên hiểm nghèo sau khi cộng sản mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông đã bị đột quị rất nghiêm trọng, trong cách ông đi và nói chuyện quá khó khăn. Nhưng rõ rệt ông dũng cảm, như mọi khi, cố hết sức không bỏ lỡ bất cứ buổi tập Tai Chi nào.

    Donald Fish, nay theo tôi đoán đã sát tuổi 80, cũng là một anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Ông phục vụ Hải quân và đóng tại Bình Thủy, một cảng sông ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cần Thơ. Chiến tranh Việt Nam là một quá khứ xa vời đối với ông, nhưng tôi nhắc ông nhớ rằng nhờ sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Vùng bốn chiến thuât, phía nam của Nam Việt Nam chẳng những đã an bình nhất mà còn sản xuất nông nghiệp tăng mạnh nhất.

    Tại trung tâm này, tôi cũng tìm ra được một “người bạn đã mất từ ​​lâu”. Khoảng 50 năm trước đây, Bradley Keele là một quân nhân Mỹ đóng trong khu vực địa đạo Củ Chi thường xuyên bị đe dọa, gần Sài Gòn, thủ đô của Nam Việt Nam trước đây. Lúc đó tôi còn là sinh viên, và được động viên ba năm sau đó. Vì vậy, tôi đã không có cơ hội kết bạn với ông.

    Keele vẫn còn nhớ rất nhiều về chiến tranh, có lẽ là do mấy bài luận văn ông đã viết trong những ngày tại trường cao đẳng Cộng đồng Salt Lake 17 năm sau khi “Từ giã vũ khí”. Bốn mươi sáu năm trước, tất cả chúng ta đều tìm đọc Pentagon Papers trên trang nhất của The New York Times. Bây giờ tôi thấy “Bradley Papers” đáng giá hơn. Tôi đang hiểu được một điều gì đó, hay hơn cả thế, mà tôi đã không hiểu cách đây mấy thập kỷ. Ông đã viết về “căn cứ hỗ trợ hỏa lực” của mình, nơi đặt đơn vị của ông, “một vị trí phòng thủ bao gồm pháo binh (hỏa lực hỗ trợ) và tiểu đoàn bộ binh bảo vệ và phòng thủ diện địa”. Ông viết: “FSB Keen III là một căn cứ đáng gờm đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ khu vực xung quanh để nông dân địa phương có thể canh tác, làm ăn trở lại”.

    Ông đã nói nhiều về nỗi thất vọng của ông trong cuộc xung đột ở Việt Nam, “Khi trở về từ công tác tại Việt Nam, nhiều GI chịu khủng hoảng về tâm lý. Một trong những nguyên nhân chính là cảm giác thất vọng. Sự thất vọng do không được nghênh đón bởi các đồng nghiệp; Cũng thất vọng vì không thể giải thích được tại sao đã ở Việt Nam. Cũng có thất vọng về những gì đã xảy ra trong những ngày ở đó “. Bài viết chưa đến 800 chữ đã giải thích một cách toàn diện các vấn đề của quân đội Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Ông nói đơn giản: “Cuộc xung đột ở Việt Nam thường gây bực bội cho người lính Mỹ vì những hạn chế đặt ra cho họ và cũng vì khó khăn trong việc xác định kẻ thù”. Ông cũng nhìn đến nỗi thất vọng của những người trở về, bây giờ được gọi là “cựu chiến binh” nhưng thường bị lãng quên hoặc đặt bên lề trong cuộc sống xã hội.

    Tôi vẫn còn nợ ông và những người như Brown và Don vì sự phục vụ cao cả của họ bên cạnh người miền Nam chống lại sự xâm lược của cộng sản. Chúng ta thường bị trầm cảm do thua cuộc, nhưng cứ quên rằng cuộc xung đột này đã ngăn chận sự bành trướng của cộng sản ở Đông Nam Á (các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia) và dẫn đến sự sụp đổ của thế giới cộng sản quốc tế.

    Nếu tôi không biết đến Trung tâm Cao niên West Jordan thì sao? Làm thế nào tôi có thể hồi phục mình với những suy nghĩ này! Hay không chừng tôi cũng tin rằng mọi thứ đều “thổi bay trong gió” như bài hát từng được yêu thích hơn nửa thập kỷ trước.

    Ta phải ngước nhìn bao lần
    Để thấy bầu trời
    Phải có bao nhiêu tai
    Để nghe tiếng than khóc
    Bao nhiêu người phải chết
    Để biết được bao người đã nằm xuống
    Câu trả lời, bạn ơi, đã bay trong gió
    Đã bay trong gió.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:11 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh