Register
Page 4 of 5 FirstFirst ... 2345 LastLast
Results 31 to 40 of 45
  1. #31
    Đời Sống Người Già ở Mỹ
    HOÀNH NGUYỄN

    Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt Ngữ ở Sacramento. Đó là nguyên do từ một câu nói của một người bạn học ở Sacramento College:

    "Nước Mỹ là thiên đường của tuổi thơ.
    Là chiến trường của thanh niên.
    Là địa ngục của người già”.


    Lúc bấy giờ tôi cũng như người bạn tỵ nạn chánh trị, do chưa hội nhập vào cuộc sống mới lạ của xứ người nên có nhận định không chính xác lắm.

    Mười năm sau, tôi đủ tuổi 65, nên xin được nhà ở chung cư người già: "Eskaton President Thomas Jefferson Manor". Chung cư nầy, nằm ở phía Nam Sacramento, gần khu thương mại Florin Mall, trung tâm Medica và Thư viện.

    Khu chung cư tôi cư ngụ có tổng cộng là 104 căn phòng cho từng hộ riêng biệt (mà người ta gọi là Apartment, viết tắt là Apt) nằm trong một nhà lớn 2 tầng. Tầng trên 52 Apt, tầng dưới 52 Apt. Nhừng hộ sống ở trong Apt nầy đa số là người Mỹ Trắng, một số Mỹ đen, có khoảng chục cặp người Tàu và chừng 9,10 người Việt Nam.

    Sống ở chung cư người già nầy có đủ thành phần trong xã hội. Có người là dược sĩ, có người là cựu quân nhân làm đến tướng, tá, có người là công chức, thương gia... Đa số những người ở đây lãnh trợ cấp Worker hưu trí, còn lại là lãnh tiền người già...

    Chung quanh khu nhà lớn nầy là vườn hoa, có hàng rào sơn trắng bao bọc. Có đường đi bộ, có đường cho xe chạy và nhà để xe, có nhân viên giữ gìn an ninh ngày lẫn đêm (24/24). Cứ mỗi sáng, trước 12 giờ trưa thì nhân viên đi rảo kiểm soát một vòng những Apt. Họ xem coi những vị cao niên nầy có khỏe mạnh không? Nhờ qua cái nút dấu hiệu mà họ cài tối hôm qua trước cửa mỗi Apt. Nếu cái hiệu đèn trắng thì khỏe mạnh không có gì đáng lo ngại. Nếú cái đèn hiệu vẫn còn nguyên màu đỏ, thì nhân viên kiểm soát sẽ gõ cửa hỏi thăm. Nếu không ai trả lời thì họ sẽ tự động mở cửa vào xem.

    Những căn Apt độc thân cho một người ở trong chung cư người già tiện nghi cũng giống như những Apt một phòng, của tư nhân cho mướn bên ngoài. Có phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp phân biệt rộng rải, gọn gàn. Phía trước Apt có cửa lớn ra vào, phía sau có cửa sổ để không khí tươi mát thông thương vào bên trong và cũng để cho chủ nhân ngắm nhìn trời mây, hoặc xe cộ qua lại trên đường bên ngoài... Đặc biệt, trong nhà tắm, gần nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, có nút báo động trực tiếp với văn phòng nhân viên thường trực trong chung cư. Để khi những khi gặp trường hợp bất ngờ như: bị té, bị bịnh... cần được cấp cứu ngay.

    Hàng ngày, những người sống trong chung cư có thể đến phòng khách chung để uống trà, cà-phê, xem truyền hình, đánh lô-tô, đô-mi-nô, đánh bi-da... giải trí. Có phòng thể dục, có phòng xem sách báo và dùng máy vi tính. Hàng tuần có nhân viên dạy ESL, dạy Sittercise môn thể dục ngồi cho người già yếu. Có phòng hớt tóc cho nam nữ. Cả hai tầng đều có phòng giặt đồ, có chỗ chứa rác rất vệ sinh và sạch sẽ. Có cái giữ đồ kho nhỏ riêng biệt cho mỗi hộ.

    Mỗi tuần 2 lần có xe chở đi chợ mua cá thịt, rau cải, gia vị... nấu ăn. Và đi chợ để mua những đồ dùng cá nhân như: áo quần, giầy dép, xà bông... Trong các ngày lễ lớn, ngày Tết... trong chung cư có đãi tiệc, tặng quà, sổ số, chiếu phim, ca nhạc...

    Khi có thân nhân hoặc bạn bè đến thì phải qua an ninh ngoài cổng chánh của chung cư hỏi và liên lạc xem chủ nhân có bằng lòng tiếp không, thì những người viếng thăm mới được vào.

    QUAN SÁT VÀ SUY NGẪM CUỘC SỐNG Ở Mỹ, TA SẼ HIỂU ĐƯỢC TẠI SAO NGƯỜI GIÀ THÍCH VÀO Ở CHUNG CƯ MÀ KHÔNG Ở NHÀ NGOÀI VỚI CON CHÁU.

    * Trước hết là được chăm sóc chu đáo, đầy đủ mà không nhiều tốn kém. Có bạn bè cao niên để tâm tình, nhứt là yên tĩnh rất thích hợp với tuổi già.

    * Ở nhà ngoài con cái bận đi làm. Mướn người giúp việc săn sóc cũng không bằng. Nếu có cháu chắc thì ồn ào, bận bịu...

    * Người sống trong chung cư được đi thăm con cháu, được ra vào tự do... Chỉ cần báo cho văn phòng biết nếu mình đi nhiều ngày.

    Tôi đã sống hơn 3 năm trong chung cư người già. Lúc ban đầu tôi cũng cảm thấy lẻ loi buồn tủi, cũng lo sợ về an ninh và bịnh cao áp huyết của mình, về sau quen dần, thì tôi lại rất thích thú chẳng muốn di chuyển đi đâu.

    Cái thoải mái nhứt của tôi ở đây là được tự do. Tôi muốn làm gì tùy theo ý của mình từ ăn uống cho đến đi lại không phải bị gò bó... Cho dù có sống với con cái cũng không có được như vậy. Tuy nhiên đôi lúc tôi nhận thấy nhạc sĩ Trịnh Hưng rất có lý khi nói lên cảnh sống độc thân của mình qua những câu thơ của ông mà tôi nhớ lõm bõm:

    “Một mình nấu, một mình ăn
    Một mình mình nói, một mình mình nghe
    Một mình nhiều lúc cười khì
    Hai mình có phải diệu kỳ hơn không?”


    Phước duyên thay cho những ai có bạn tri âm. Nếu không thì đừng mang gông vào cổ, mà chắc lưỡi hối tiếc thốt lên những lời: "Nước Mỹ chỉ là địa ngục của người già". Như đã có nhiều người tự ti, mặc cảm và hoang tưởng quá đáng.

    Chuyện trên diễn đàn Internet mới đây. Có một cụ 92 tuổi động lòng cố quốc, tuyên bố về Việt Nam ở luôn. Nhưng chỉ đôi năm sau trở lại Mỹ để có phương tiện điều trị bịnh. Cụ phải vào sống trong Nursing Home để được bác sĩ và y tá trực tiếp mỗi ngày điều trị, khỏi tốn tiền cho thân nhân. Bịnh nặng, nên cũng đành ngậm ngùi với 2 câu thơ:

    “Muôn dậm hồn thiêng về cố quốc
    Trăm năm xương trắng gởi xứ người”

    Tiền trợ cấp xã hội cho người già, hoặc bịnh tại nước Mỹ cũng được chiết tính vừa đủ. Nếu lỡ vướng mắc nợ hoặc làm mất hoặc hư đồ có giá trị của ngưòi khác thì theo luật pháp mỗi tháng phải trả dần $50.

    Mức thu nhập lương hàng tháng của tiểu bang California, cao nhứt là 836 Mỹ kim cho người già. Theo chiết tính bình dân thì có:

    200$ tiền nhà. - 200$ tiền bảo hiểm xe và xăng. - 100$ tiền điện thoại và Internet. - 200$ tiền ăn. - 100$ tiền mua sắm.

    Như vậy là vừa đủ lương. Khi xe hư, hay muốn đổi xe khác phải chi đến đôi ba ngàn đô-la thì đó là việc suy tính đau đầu.

    Những người ở chung với con cháu, không phải trả những thứ linh tinh trên như ở nhà người già thì có tiền dư, để hàng năm đi du lịch thăm cố hương (đó cũng là du lịch ngoại luật), hoặc gởi tiền về cho họ hàng bên nhà.

    Về vấn đề hậu sự cũng là một nỗi nặng lo. Nếu muốn được giữ tro cốt và làm tục lễ cho phần hồn thì phí tổn phải trên dưới 5 ngàn đô-la. Còn ai qua đời trong chung cư người già mà không có người thừa nhận thì Sỡ xã hội sẽ thiêu hủy hài cốt.

    Nếu là những người già hẩm hiu ngoại quốc, không có thân nhân ở nước Mỹ. Nếu là người Việt Nam còn con cái họ hàng sống bên đó. Nếu thân nhân không thông hiểu, cứ than thở, thúc bách tiền bạc, thì thật là tội nghiệp eho cuộc đời xa xứ, cô độc bơ vơ khi gặp bịnh hoạn ở tụổi về chiều.

  2. #32
    Nhớ nhớ, quên quên!
    Huy Phương

    Khi cố nhớ là đã quên một nửa,
    Lúc muốn quên là nhớ đến tận cùng!
    (Không biết của ai)

    Lâu nay, bước vào tuổi già, tôi bắt đầu nhận thấy mình quên rất nhiều thứ. Bệnh mất trí nhớ, nôm na là bệnh quên của người già hiện nay rất phổ biến. Đó là “chứng hay quên” do tuổi tác, nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ của mình.

    Trong khi có người quên chuyện xưa, quên quá khứ thì cũng có người quên mặt người, quên tên. Tôi là một người có chứng bệnh hay quên tên người, và đó cũng là một trở ngại trong lúc giao tiếp với bạn bè. Có lần gặp lại một người bạn rất thân ngày xưa, đáng lẽ phải kêu tên bạn lên một tiếng mừng rỡ cho vui lòng mình mà cũng toại lòng bạn, nhưng chỉ đứng đó mà ú ớ, gọi một tiếng “mày” mà lòng bấn loạn, có cảm giác tội lỗi vì nhớ tên bạn không ra.

    Nhưng có lẽ trên đời này, không phải riêng tôi mắc bệnh quên!

    Tôi kể bạn nghe một câu chuyện khá buồn cười.

    Cách đây không lâu, hai vợ chồng tôi đi ăn cháo Chợ Cũ, mới mở cửa vào, tôi thấy vợ chồng một người ở trong Hội Đồng Quản Trị nhật báo Người Việt, người mà tôi rất quen biết, cũng có lần ngồi uống cà phê với nhau ngoài phố, mà lần này bất chợt, tôi không thể nào nhớ ra nổi tên anh. Hơi ngượng và biết cái bệnh của mình, lựa lúc anh chưa trông thấy tôi, tôi kiếm chỗ ngồi, chú ý lựa chỗ quay lưng lại với anh.

    Trong khi vợ tôi gọi món ăn, tôi cố gắng nặn óc mãi mà nghĩ không ra cái tên ông này. Một ý nghĩ thoáng qua, tôi nói với vợ tôi: “Anh ra ngoài xe một tí.”

    Ra đến xe, tôi lục tìm mấy tờ báo Người Việt cũ, vào trang hai, rà tìm ở chỗ Hội Đồng Quản Trị, thì ra ông này là Nguyễn Phước Quan!

    Bước trở lại vào quán, lần này tôi hiên ngang bước lại bàn vợ chồng anh Quan đang ngồi, đưa tay ra, tự tin kêu lên một tiếng, “Chào anh chị Quan, lâu ngày!” Anh Quan đứng dậy bắt tay tôi, vẻ bối rối thấy rõ. Nửa nhìn tôi, nửa quay sang vợ, anh nói, “Ai đây, xin lỗi, tôi quên!” Có lẽ biết bệnh chồng, chị Quan cười, “Anh Huy Phương đây chứ ai!”

    Nếu chị Quan không “cứu bồ” có lẽ anh Quan cũng sẽ phải lâm cảnh ngượng ngùng. Nếu như anh chị Quan biết tôi vừa chạy ra xe để tìm cho ra cái tên anh, có lẽ anh sẽ buồn cười hơn, nhưng tôi đã “ăn gian” không kể lại chuyện này.

    Phụ nữ thường có trí nhớ tốt hơn đàn ông, bằng chứng là tôi gặp chị Quan có một lần ở tòa soạn, mà chị còn nhớ ra tôi, trong khi anh Quan và tôi khá thân mà lâm cảnh “quên” này. Có lần tôi gặp một người bạn cũ trong một quán cà phê, tôi cố gắng lắm cũng không nhớ ra tên. Lần ấy, tôi cũng chạy ra xe, không phải để lục tờ báo cũ, mà để gọi về nhà cho vợ. Tôi mô tả cái ông bạn, ngày xưa làm chung, nhà ở đường Trần Quốc Toản, có vợ người Nha Trang, ông tên chi, anh quên mất! Không một phút ngần ngại vợ tôi có ngay câu trả lời: – Ông Lâm!

    Cũng vì cái trí nhớ tốt của phụ nữ, cho nên đàn ông mới khổ.

    Câu hỏi mà tôi băn khoăn là ở một phần não thùy nào đó, chỗ để tên người của tôi đã bị hao mòn, thì tôi có tội gì không? Có lắm điều tôi muốn quên, mà càng về già, càng nhớ rõ, không quên được, nhất là chuyện cũ, trong khi có nhiều điều mới xảy ra đây thôi, cố nhớ mà nhớ không ra!

    Muốn độ lượng thì phải quên, muốn sống vui thì nên quên. Muốn đạo đức thì tâm phải hư (tiết trực- tâm hư) lòng phải rỗng không, như cái ống tre rỗng ruột, không để bụng một điều gì, không vướng bận điều gì, không canh cánh bên lòng chuyện chi.

    Càng về già người ta càng ít nhớ chuyện hôm qua, nhưng càng về già càng nhớ dai những chuyện đã như xa lắc xa lơ.

    Người ta thường than các bậc già nua bắt đầu lẩm cẩm, quên không biết cái chìa khóa xe để đâu, cái ví vứt chỗ nào, nhưng vẫn thường nhớ nói chuyện cũ vanh vách. Đó là cái thời xa xưa, dễ chừng cách đây đã nửa thế kỷ. Những trận đánh để đời, vết thương này ở đâu ra, người bạn thân chết ở chiến trường nào. Rồi những ngày đi qua những trại tù non cao, nước thẳm, mịt mù những nỗi đau đớn, buồn phiền, không có một ngày vui. Có ngày về sum họp nhưng cũng có ngày về chia lìa.

    Định mệnh Việt Nam vẽ nên những cảnh đời khác biệt, nên có những ngày vui mà cũng có ngày buồn. Mỗi người ra đi mang theo một cuốn tiểu thuyết của đời mình, nhưng chuyện kể có khi không người nghe. Có bầy con cháu nào đủ thời gian và kiên nhẫn để ngồi nghe một ông già ở xứ sở nào xa lạ đến, với những chuyện xa xôi như chuyện tiền kiếp, không thấy mà cũng khó tin. Trong đám bạn bè, cũng có lúc mệt mỏi, có người nói mà không có người nghe, vì ai cũng đang muốn kể chuyện mình.

    Trong vòng 30 năm nay, từ khi bỏ nước ra đi, chúng ta có bao nhiêu truyện ký, viết về chuyện nước non, chuyện đời mình, cũng có những chuyện được phổ biến rộng rãi, nhưng cũng có những tác phẩm được xếp kín trong tủ sách của riêng mình, như một tâm sự giấu kín, ấp ủ cho hết một đời người. Người mất trí nhớ không còn cảm thấy khổ đau nhưng bất hạnh thay cho những kẻ muốn quên mà không quên được.

    Chuyện khó quên nhất là chuyện quê hương đất nước. Có tắt TV, không vào Internet, không mở radio, cũng nghe chuyện bên nhà. Nói như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, gặp nhau nơi quê người, những người xa xứ 20 năm, 40 năm, không lẽ chỉ có một chuyện khoe nhà, khoe con, trong khi quê hương có bao nhiêu chuyện nặng lòng. Có câu chuyện, đọc một lần, có những bản tin chỉ mới nghe qua, đã hằn sâu trong tâm khảm, như vết chém xuống, không tài nào trở thành vết sẹo trong chốc lát. Có những hình ảnh in đậm trong trí nhớ, mỗi đêm trở giấc, không tài nào ngủ lại được.

    Đó không phải là những chuyện qua đường, hay câu chuyện thị phi nhà hàng xóm mà chính là chuyện của chính chúng ta, là đau đớn, trăn trở xót xa từ tận đáy lòng, muốn xua đuổi, muốn quên đi mà quên không được.

    Có một điều không phải ai cũng nhớ và cũng hiểu ra rằng: “Tôi là ai, mà tôi tới đây!”

    Nhiều người thực sự đã quên, nhiều người lại không muốn nhớ, vì nhớ là mua sự khổ đau. Thương cho ai đã không còn nhớ, mà cũng hạnh phúc cho ai đã quên được.

    Muốn cho lòng mình rỗng không, tâm muốn “hư” mà “hư” không được.

    Nhưng không ruột với vô tâm, vô cảm cũng cùng chung một nghĩa.

  3. #33
    Liệu Pháp Vườn Xanh và Tuổi Già
    Đoàn Ngọc Đông

    Sau bao nhiêu năm lăn lội với đời, bạn già chúng tôi ai ai cũng đến tuổi lục, thất thập. Thế hệ chúng tôi trải nghiệm quá nhiều thay đổi. Cuộc đời ba chìm, bảy nổi, sáu lênh đênh, lớn lên trong cảnh loạn ly của đất nước. Ra xứ người với bàn tay trắng, tất cả làm lại từ đầu. Trên xứ Mỹ, chúng tôi ai ai cũng cố gắng, say sưa làm việc với mục đích làm cho con cái chúng tôi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoảnh mặt lại thấy mình đã đến tuổi về hưu. Về già mỗi người chọn một lối sống thích hợp với mình, bạn bè chúng tối chọn lối sống theo thiên nhiên, hoà mình với cây cảnh, thích hợp với liệu pháp vườn xanh.

    Liệu pháp vườn xanh là phương pháp trị liệu bằng cách cho bênh nhân tiếp xúc với thiên nhiên cây cảnh, tạo cho bệnh nhân cái cảm giác thư thái, thoải mái, giải toả bực nhọc, căng thẳng, làm cho sức khỏe của bệnh nhân bình phục và chóng khoẻ mạnh. Phương pháp trị liệu này được áp dụng để chửa nhiều bệnh, đặc biệt với các bệnh về tim mạch, hô hấp, bao tử, tâm thần, trầm uất và u buồn.

    Phương pháp trị liệu này đã có từ ngàn năm, lúc đầu chỉ có tính cách phổ quát tại các nước bên Âu châu, Nhật bản, Trung hoa và ngay cả trên đất nước Viet nam chúng ta. Phải chờ đến thế kỹ thứ 16 khoa học này mới hình thành. Các bác sĩ và khoa học gia khám phá và nhận thấy những bệnh nhân nghèo, họ phải làm việc trong các hoa viên để lấy tiền trả y phí, kết quả các bệnh nhân này lại bình phục nhanh và khoẻ mạnh hơn các bệnh nhân khác không có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên.

    Sau thế chiến thứ nhất và thứ hai, những thương binh tình nguyện làm việc tại các công viên, bác sĩ nhận thấy họ bình phục và khọẻ mạnh rất nhanh. Các bác sĩ tại trung tâm phục hồi sức khoẻ Mayfield Anh quốc phát hiện liệu pháp vườn xanh đóng góp rất nhiều trong quá trình phục hồi sức khoẻ người bệnh.

    Ngày nay pháp liệu vườn xanh (Horticulture Therapy) đựợc giảng dạy tại các đại học Mỹ. Năm 1955 văn bằng Cử nhân Liệu pháp vườn xanh được cấp phát tại đại học Michigan State. Năm 1971, cử nhân liệu pháp vườn xanh được cấp phát tại đại học Kansas State, đại học này còn có chương trình giảng dạy lấy bằng Master và Ph. D. Các đại học khác cũng có giang dạy ngành này như đại học Colorado, Porland, Oregon State, Rutgers, Texas A&M, Chicago, Deleware, Minesota, Temple, New york, Oklahoma State, Tennessee v. v…Hiện nay tại Mỹ có hơn 24, 000 sinh viên tốt nghiệp ngành Liệu pháp vườn xanh đang làm việc trong các bệnh viện, viện dưỡng lão, các trung tâm phục hồi sức khoẻ.

    Liệu pháp vườn xanh rất có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn bè chúng tôi. Hiểu được sự quan trọng ấy nên ở Mỹ, nhất là ở California, anh em bạn già chúng tôi hầu như ai ai cũng có vườn xanh sau nhà. Trước nhà thì có bải cỏ xanh mướt, các cây cảnh được trồng hài hoà, giống loại được pha trộn những cây cảnh tuyệt đẹp từ các nước Mỹ, Nhật, Trung hoa, Việt nam. Sau nhà thì có cây ăn trái đủ loại, chúng tôi trồng bưởi, thanh trà, chuối, ổi, mãng cầu Xiêm, táo Mỹ, táo Tàu, thanh long, nhãn, đu đủ, có bạn trồng được cây vải, mận đào Mỹ Tho. Đúng là người Việt nam ra đi mang theo quê hương, bạn bè chúng tôi ra đi mang theo vườn rau dân tộc. Chúng tôi trồng đủ loại rau: húng, quế, rau răm, rau má, rau dền, canh giới, rau chua, bạc hà, mồng tơi, cải đậu, bầu bí, khổ qua, nhiều giống khác nhau, nhiều khi còn phong phú hơn các vườn rau xanh ở quê nhà. Vườn hoa thì đủ loại với màu sắc rực rỡ, xanh đỏ tím vàng. Hoa nở quanh năm, đặc biệt mùa xuân và mùa hạ, hoa nở rộ, màu sắc đẹp không bút nào có thể tả nổi.

    Chẳng gì thú vị bằng sáng thức dậy ra trước nhà thì nhìn thấy cây cỏ xanh tươi, quanh vườn sau thì nhìn thấy trăm hoa đua nở, phô trương phơi bày màu sắc tuyệt đẹp, những con bướm vàng tung bay nhẹ nhàng trong ánh nắng ban mai, những con chim trên cành đang ca hót đón chào. Cảnh trí cây xanh cộïng những hoa lá tươi đẹp, con người cảm thấy nhẹ nhàng, ung dung và hình tưởng cái cảnh vui thú điền viên của các cụ thời xưa ở quê nhà.

    Chúng tôi làm những việc nhẹ, nhặt những hoa lá rơi rụng, tưới nước, bón phân, xới gốc. Chúng tôi cảm thấy dễ chịu, yêu đời, được chứng kiến những giai đoạn phát triển của cây cảnh, nhìn từ lúc ra hoa, thụ phấn, kết trái, rồi đợi lúc trái chin, hái xuống, cảm nhận cái mùi thơm, thưởng thức cái hương vị của trái chin trên cành. rồi nghĩ lại và bằng long với cái công lao chăm sóc của chính mình.

    Vào những buổi chiều gió mát, ngồi dưới tàng cây, ngụm ly trà nóng, cố quên sự đời, nhắm mắt lại, thả hồn theo hoa lá, cố sức mở rộng lồng phổi, hít hơi thở sâu, đưa không khí trong lành vào lồng phổi, cho chạy xuống bụng, đưa xuống chân, cố gắng giử dưỡng khí càng lâu càng tốt rồi từ từ thở ra, tiếp tục làm nhiều chu kỳ, làm nhiều lần, con người sẽ thấy như nhẹ lại, thoải mái và sức khoẻ càng ngày càng phấn chấn hơn.

    Bạn bè chúng tôi mọi người đều càm nhận cái hạnh phúc và toại nguyện cái cây cảnh vườn xanh của mình. Chẳng gì vui thú bằng thỉnh thoảng bạn bè họp mặt, cùng nhau ăn uống, thưởng thức những thức ăn do các bà xã tự nấu, ra vườn nhìn thấy cây cảnh tươi đẹp do chính mình tự trồng. Chúng tôi trao đổi những kỷ niệm cũ lúc đi học trong thời niên thiếu rồi ra trường mỗi đứa mỗi nơi, đến lúc xế chiều thì lại sống tụ tập gần nhau.

    Cuộc đời như một giấc mơ kỳ diệụ. Vườn xanh thật sự đã giúp bạn bè chúng tôi thanh thản tâm hồn, hạnh phúc bên gia đình, sức khoẻ dồi dào, kéo dài tuổi thọ và là môi trường tốt để tạo tình bạn hữu thêm phần thắm thiết.

  4. #34
    Tuổi Đã Về Chiều
    Bùi Xuân Đáng

    Cuộc đời chúng ta xoay vần theo bốn chữ Sinh Lão Bệnh Tử. Sinh ra, lớn lên già đi, ngả bệnh rồi đi về cõi thiên thu.

    Trong bốn chữ này, chữ Lão kéo dài thời gian nhất. Khi tuổi về chiều trí đã cùn, tâm đã nhụt. Mắt mờ, chân chậm, nói trước quên sau lại thêm khó tính khó nết. Sức khoẻ ào ào xuống dốc, nếu không cao áp huyết cũng tiểu đừơng, không tê thấp cũng đau đầu gối. Không còn đủ sức để đi làm, mà nếu không đi làm, kinh tế gia đình đi vào ngõ hẹp. Sự túng quẫn về tài chánh, sức khỏe yếu kém, lại có nhiều thì giờ nhàn rỗi càng thêm lắm chuyện.

    Về già thật là đáng chán, thế nhưng có nhiều người hãy còn trẻ cứ muốn coi mình là già. Vua Bảo Đại khi xưa mới 40 tuổi đã ăn mừng tứ tuần đại khánh. Nhiều ông khi chấp chính mới ngoài 50 mà đã thích, đã bắt người ta suy tôn gọi mình bằng Cụ. Nghe đến chữ Cụ, thấy cuộc đời của mình gần đến chỗ gần tàn.

    Năm bẩy năm trước đây, khi tôi mới sấp sỉ 70, bà Từ Dung, Giám Đốc Hội Cao Niên Á Mỹ cũng gọi tôi như vậy. Tôi đành xin bà vui lòng đại xá bỏ đi cho, kẻo tôi thấy mình đã đến ngày xuống chầu Diêm chúa. Trong khi đó, nhiều vị, dù đã 70- 80 tuổi vẫn chưa chịu là già, hãy còn phong độ, hãy còn muốn về thăm quê hương, nhưng thực ra đi tìm thứ của lạ, của chua, thứ của chanh cốm, tiếng lóng của dân Bắc Kỳ hồi thập niên 50 mà bây giờ người ta gọi là bồ nhí. Những vị này chắc muốn kéo lại tuổi xuân và thực hiện câu :

    Chơi xuân kẻo lỡ xuân đi
    Cái già sồng sộc nó thì đến sau

    Chữ già thực ra cũng lắm nghĩa cho nên thường có những bổ túc từ đi kèm để làm cho rõ ràng hơn như :

    - Già gân để chỉ những người tuy già nhưng hãy còn tráng kiện.
    - Già khọm để chỉ người già đi đứng lọm khọm.
    - Già khụ có lẽ là hay ho khù khụ.
    - Già cúp bình thiếc, ý muốn nói da dẻ nhăn nheo như chiếc bình thiếc móp méo chăng"
    - Già khú đế, không hiểu nổi, xin quý vị cao minh chỉ giáo.
    - Lõ thái tuế, cũng vậy, xin đành chào thua.

    Già dịch, đồng nghĩa với già không nên nết hay già còn chơi trống bỏi để chỉ mấy ông già chưa chịu mình là già.

    Kể ra còn nhiều thứ già nữa, nhưng sợ làm rác tai quý vị. Vậy thì tuổi nào mới gọi là đã già. Có lẽ cái già không đợi tuổi, mà do chính lòng mình cảm thấy không còn sinh thú và tình trạng sức khỏe không cho phép con người hoạt động như xưa nữa. Vì vậy hãy nên tạm chấp nhận cái tuổi già theo luật định 62-65 cho tiện việc hơn cả.

    *

    Năm 62 tuổi, tôi chưa cảm thấy mình đã già, sức khỏe chưa sa sút, nhưng không còn hăng say làm việc như trước. Muốn về hưu sớm, nhưng chưa đủ thâm niên để hưởng tiền hưu trí và bảo hiểm sức khỏe, tôi đành phải kéo cầy thêm 3 năm nữa.

    Công ty Shell, nơi tôi phục vu, đã đài thọ vé máy bay và ăn ở tại khách sạn cho vợ chồng các nhân viên sắp sửa về hưu được dự một cuộc hội thảo dành cho người già do Price Water House tổ chức tại Newark. Trong suốt 3 ngày, họ đã mời những chuyên viên thượng thặng đến trình bầy và giải đáp những thắc mắc qua các lãnh vực tâm lý, tài chánh, bảo hiểm, thuế má, sức khỏe, giải trí v.v... Tôi luôn nhớ câu mở đầu:

    Khi về hưu, quý vị sẽ bước vào một cuộc đời mới. Cuộc đời này sẽ ra sao, do chính quý vị lựa chọn và xếp đặt từ trước. Nghĩa là trước khi về hưu cần phải chuẩn bị:

    - Về tài chánh làm sao cho cân bằng sự chi tiêu, phù hợp với ngân sách gia đình.
    - Giữ gìn sức khỏe, năng tập thể dục và khám bệnh thường xuyên.
    - Tìm thú vui giải trí tránh sự nhàn rỗi.
    - Nhưng phần quan trọng hơn cả là sự hòa hợp với người phối ngẫu. Trước kia còn bận đi làm, ngày nay có nhiều thì giờ sống bên nhau cho nên sẽ có nhiều thay đổi.

    Thí dụ trước kia ông là Giám đốc, chuyên môn sai bảo và chỉ tay năm ngón, bây giờ hãy sẵn sàng nghe lệnh đi đổ rác hay chùi cầu tiêu, phòng tắm. Bà trước kia, sáng đi mỹ viện chiều đi shopping, hãy coi chừng ông kiểm sóat viên tài chánh lúc nào cũng kề cận bên mình...

    Tôi nhận thấy mình cần phải kiểm điểm lại những lời khuyến cáo hợp tình hợp lý này xem sao.

    *

    Về mặt tinh thần, chúng tôi rất hài lòng với hoàn cảnh hiện tại.

    Từ năm 1945 đến nay, gia đình chúng tôi nhiều khi tan nát, chia năm xẻ bẩy, đã 4-5 lần tay trắng làm lại cuộc đời. Nhưng may mắn thay qua biết bao nhiêu lần thoát chết trong lao tù Cộng sản, trong những trận càn đi quét lại của thực dân Pháp, rồi đấu tố man rợ. Cho đến khi rời miền Bắc vào Nam, ba anh em chúng tôi đều ở trong quân ngũ. Ngày bỏ nước ra đi, anh em con cháu chúng tôi kẻ đi trước, người vượt biên hay đoàn tụ đến sau đều được Trời Phật đoái thương, Tổ tiên phù hộ không sứt mẻ người nào. Con cháu hiếu thảo, dâu rể hòa thuận, chúng tôi không còn mong gì hơn nữa.

    Về tài chánh, tôi không lo cho lắm bởi vì vợ chồng tôi, từ lâu đã có một nếp sống thanh đạm, lại không đua đòi, không rượu chè cờ bạc cho nên với số tiền an sinh xã hội cộng với tiền hưu bổng chúng tôi sẽ không đến nỗi túng thiếu phải nhờ vả con cháu.

    Về sức khỏe, chúng tôi cũng không đến nỗi bết lắm, vẫn thường đi bộ trên máy treadmill hàng ngày, mỗi ngày nửa tiếng từ mười mấy năm nay. Chúng tôi vẫn thực hành lời dậy trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư tránh xa ông thần Vô tiết độ. Nhưng sức khỏe một phần do mình lo giữ gìn, chăm lo luyện tập, còn một nữa là do trời định. Hôm nay còn khỏe mạnh phây phây, ngày mai bác sĩ cho biết đã bị ung thư, thì ôi thôi cũng bó tay đành chịu.

    Về phần tránh sự nhàn rỗi, vợ tôi từ bao nhiêu năm nay, hết trông nom săn sóc cho cha mẹ, tiếp đến chồng con rồi lại đến cháu. Đó là nguồn vui vô tận của vợ tôi và nguồn vui này không bao giờ nhàm chán.

    Riêng tôi, khi còn trai trẻ tôi ham mê thể dục, thể thao. Môn nào tôi cũng ưa thích đến nỗi khi vừa thành hôn được hơn hai tuần lễ, tôi đã bỏ người vợ ở nhà đi đánh bóng chuyền ở chợ Đống Năm, Thái bình. Cho đến bây giờ vợ tôi vẫn còn nhắc lại chuyện đó. Đến khi tuổi đã không còn thích hợp với việc chạy nhẩy, tôi ham đi câu. Được ngày nghỉ tôi dẫn các con đi câu từ Thủ thiêm, Phú lâm tới Mỹ tho, ngay cả khi chiến sự xẩy ra sát cạnh ven đường.

    Sang Hoa Kỳ lại càng như diều gặp gió. Những năm còn ở Illinois tôi đi câu bất kể ngày đêm, muà hè cũng như mùa đông. Ngày đi làm, tôi kéo chiếc tầu nhỏ theo xe, tan sở đi câu một vài tiếng rồi mới về nhà. Thứ bẩy, chủ nhật tôi đi từ 2-3 giờ sáng, đến tối khuya mới về. Vợ tôi nhiều lần giận dỗi vì cơm chờ, canh đợi, nhưng tôi chỉ bỏ được một vài hôm rồi lại đi theo tiếng gọi của sông hồ. Nếu không đi câu tôi mê mải ngoài vườn. Đất rộng tôi trồng đủ thứ nào rau cải, rau muống, bạc hà, bầu bí v. v.. ngoài việc chăm sóc những cây hoa lan.

    Khi còn sinh tiền, mẹ tôi thường mắng yêu bảo tôi là bị trời đầy cho nên không lúc nào yên chân, ngơi tay. Tôi chỉ cần nằm dài đọc sách hay xem truyền hình 3 ngày chân tôi bắt đầu lạnh, mắt mờ đi và người như muốn bịnh. Thú vui đi giải sầu thiếu gì nhưng tôi không muốn phí thì giờ vô ích, tôi muốn rằng sự giải trí của tôi phải có đôi chút ích lợi, dù chỉ là một chút mảy may nhỏ nhặt chứ không phải là thứ vô bổ (non productive). Cho nên ngoài việc đi câu, trồng trọt tôi cần phải có một thú giải buồn khác nữa cho chính mình mà không cần phải lệ thuộc vào ai cả. Bởi vì đánh cờ, bóng bàn hay quần vợt cũng cần phải có đối thủ.

    Bẩy năm trước khi về hưu, công ty của tôi có lòng ưu ái cung cấp học phí trong vòng 10 năm cho các nhân viên nào muốn học một nghề hay thú vui tiêu khiển nào đó như : địa ốc, kế tóan,thợ mộc, quần vợt v.v... Tôi chọn hội họa là một môn tôi ưa thích từ lâu. Thế rồi tôi ra vào các trường đại học, cộng đồng, công, tư và theo đuổi hết ông thày này đến bà thầy khác. Tôi học đủ thứ từ sơn dầu, mầu nước, than chì, phấn tiên và vẽ táp nham từ phong cảnh, khỏa thân, chân dung. Nhưng chẳng có thiên phú, tôi tốn khá nhiều khung vải, giấy vẽ, bút mực và thì giờ mới có vài tác phẩm tạm gọi là ưng ý trong chốc lát và may mắn cũng có người mua cho. Vài người bạn hỏi bức nào ưng ý nhất? Tôi chỉ chiếc khung vải còn nguyên trinh mầu trắng đục và nói rằng đây là tác phẩm đắc ý nhất của tôi.

    Từ khi về hưu, bỏ miền Illinois gió tuyết lạnh lùng về miền Nam California hưởng chút nắng ấm tình nồng và gần con, gần cháu, tôi mất hẳn cái thú đi câu. Sông hồ ở đây rất hiếm phải đi xa cả trăm dậm mới tới mà lại còn vượt qua bao nhiêu xa lộ chằng chịt. Ra bãi biển gần hơn, nhưng cầu New Port đầy nghẹt những người. Xuống San Clemente quá xa mà chung qui cũng chỉ có vài con cá nục, thét rồi cũng chán.

    Từ nơi tôi ở xuống khu vực Tiểu Saigon tuy chẳng quá xa, nhưng xa lộ 91, 57 và 22 luôn luôn kẹt cứng. Ngay đến những ngày còn ở bên nhà,tôi gần như không có bạn thân, quen thì nhiều nhưng ít người cùng chung tâm sự hay đồng sở thích. Khi sang đến miền đất tự do này, người Việt chúng ta ở tản mác khắp nơi, người ta hầu như sống ẩn dật không tiếp súc với bên ngoài. Một số người ăn lên làm ra hay khoe nhà, khoe của, khoe con cái đỗ đạt. Người không may, mặc cảm đầy mình lúc nào cũng nghĩ tới thời vàng son khi trước. Nói chuyện với những người này, đôi khi họ quá cực đoan, nên rất khó khăn phải lựa lời đưa đẩy mới tránh khỏi giận dỗi. Tính tôi lại ngay thẳng không biết nói theo đuôi hay nói dối. Tôi luôn luôn chủ trương thành thật với bản thân và với mọi người. Nếu phải nói những lời không thành thực chẳng thà ngậm miệng còn hơn. Từ lâu tôi đã muốn tránh những chuyện thị phi và muốn thoát ra khỏi vòng danh lợi.

    Bạn hiền không có, thú đi câu đã mất, trồng trọt cũng không còn cần thiết. Rau cỏ quê hương bán đầy ngoài chợ, đất vườn lại hẹp chỉ đủ để trồng lan. Những năm còn ở Illinois, vào mùa đông tuyết phủ đầy trời, ra ngoài dù 3-4 lớp áo vẫn còn thấy lạnh thấu xương. Tôi bắt đầu tập viết vài giòng cho bản tin hàng tháng của cộng đồng. Sau đó đến những chuyện lăng nhăng về con chuột, con ngựa cho tờ báo Xuân năm Tỵ, năm Ngọ.

    Dần dà tôi bạo gan, bạo phổi nghe theo lời khuyến khích của chú em rể gửi cho bè bạn và một vài tờ báo. May mắn thay họ đang thiếu bài, cho nên cũng đăng giúp. Một vài bài được nhà xuất bản góp chung với một số người khác in thành sách. Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến nửa đùa nửa thật, xui tôi đi kiện. Văn như Siêu, như Quát có lẽ nên nghe, nên kiện. Còn văn như tôi, được người ta đăng cho là phúc bẩy mươi đời rồi, kiện cáo làm chi cho mệt.

    Thực ra tôi chơi hoa lan, vẽ nhăng, viết bậy chủ ý tìm một thứ giải khuây cho chính mình. Mỗi năm vài lượt mang tranh, mang lan đi triển lãm, chẳng qua tôi chỉ muốn mang lại niềm vui cho người thưởng ngoạn còn hơn để cho tranh bị đóng bụi hay để bông hoa trân quý của mình héo tàn ở góc vườn. Từ ngày về hưu tôi chỉ vẽ hoa lan, chim, cá cho đỡ phải mất công tìm kiếm chủ đề, bố cục. Vẽ là tự để thỏa mãn chính mình trước đã, hay nói cách khác là mượn mầu sắc đường nét nói lên những gì mình yêu thích. Vợ tôi, một nhà phê bình thưng trực vẫn bảo tôi rằng: Ông phải vẽ cho nhiều mầu sắc và nhiều hoa hơn chứ vẽ như vậy ai thèm mua. Tôi nghe mãi một câu xanh rờn đó, đành phải giãi bầy là tôi vẽ cho chính tôi, ai thích tôi xin cám ơn còn nếu không tôi sẽ xóa đi vẽ lại.

    Viết cũng vậy, tôi muốn viết để nói lên tiếng lòng chân thật của mình trên trang giấy, để giãi bầy tâm sự, để ghi lại những kỷ niệm xa xưa. Viết để kể lại những gì tan nát, đau thương đã xẩy ra cho quê hương, đất nước và dân tộc khốn khổ của mình.Viết để cho quên nỗi buồn xa nơi cố quận, viết để cho khỏi quên tiếng Việt.

    Năm 1982, khi đợt đầu tiên được gọi đi thi quốc tịch, nhiều người hỏi tôi nghĩ gì về việc này. Tôi trả lời vấn đề chính là ở trong lòng chúng ta. Nếu còn nghĩ đến quê hương, đất nước thì dù cho có mang quốc tịch gì đi chăng nữa, chúng ta vẫn là chúng ta. Cũng vì vậy, tôi cố gắng viết lăng nhăng từ chuyện này sang chuyện nọ để luôn luôn nhắc nhở mình vẫn còn là người Việt.

    Tôi tự biết mình tài hèn, sức mọn, nhưng muốn có một chút cống hiến nho nhỏ cho những người thừa thì giờ xem hoa, ngắm tranh và đọc những bài lẩm cẩm của tôi.

    Nhưng còn lời khuyến cáo là phải hòa hợp vời người phối ngẫu tôi thấy còn khó hơn chuyện mò kim đáy biển.

    Trời sinh ra con người, dù cho anh em cùng một cha mẹ nhưng tính nết mỗi người một khác. Mười đầu ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn nữa là. Tôi và vợ tôi hoàn toàn khác biệt. Tôi thích đi đây đi đó, vợ tôi không cho đâu bằng ở nhà. Tính tôi là tính nhà binh quen ăn to, nói lớn, vợ tôi nhỏ nhẹ dịu dàng. Tôi thì chuyện gì cũng phiên phiến cho qua nhưng vợ tôi cẩn thận từng li từng tí sợ mất lòng người này, người khác. Ngay cả chuyện ăn uống, chúng tôi cũng trái ngược. Vợ tôi thích món ăn nấu nhừ, tôi lại ưa tái sống. Thịt gà, vợ tôi ưa lườn, còn tôi không thể nào nuốt nổi cái thứ vừa vô vị vừa bã như rơm sơ. Thịt bò tôi ưa vè dòn, nạm sụn hay gân sách chứ không bao giờ đụng đũa đến những miếng thịt nạc khô khan.

    Tuy tính nết khác biệt, sở thích lại không cùng, nhưng chúng tôi tôn trọng lẫn nhau. Có nhiều khi chúng tôi bất đồng ý kiến, nhưng vợ tôi biết nhường nhịn và chúng tôi không bao giờ để những chuyện nhỏ ở trong lòng biến thành chuyện lớn.

    Chúng tôi đã 55 năm ăn ở với nhau, chia sẻ biết bao nhiêu lần gian nan, hoạn nạn, sống chết gần kề. Tình đã thêm sâu, nghĩa càng thêm nặng, chúng tôi chịu đựng lẫn nhau và gần như quen thuộc với cá tính trái ngược của nhau.

    Sự hòa hợp của chúng tôi cũng giống như chuyện ông anh họ. Ông này trước khi lấy vợ tuyên bố là chúa ghét, xin lỗi quý vị, cái mùi ở nách đưa ra. Nhưng lại vớ phải bà vợ có làn hương xạ nồng nàn này. Mấy tháng sau chúng tôi hỏi đùa, ông tỉnh bơ trả lời rằng bây giờ đã nghiện mùi đó, nếu không có nó không sao ngủ nổi.

  5. #35
    Biệt Thự Dung's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    A, A
    Posts
    1,442
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Tuổi Đã Về Chiều
    i.
    Em tuổi 54 , hết 2 năm bị què và dịch Covid đọc xong bài viết nghe thấm thía , chạnh lòng đau!

  6. #36
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh
    Già dịch, đồng nghĩa với già không nên nết hay già còn chơi trống bỏi để chỉ mấy ông già chưa chịu mình là già.
    Hiện tại già mắc dịch thì lành ít dữ nhiều, nôm na là chuẩn bị tiền đi điếu.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #37
    Quote Originally Posted by Dung View Post
    Em tuổi 54 , hết 2 năm bị què và dịch Covid…
    “49 chưa qua, 53 đã tới” (tuổi ta)

    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Hiện tại già mắc dịch thì lành ít dữ nhiều...



    Sức khỏe và tuổi về hưu
    Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

    Năm ngoái, tôi dự định đóng cửa phòng mạch để về hưu. Cô y tá khuyên can: “Bác sĩ ơi, đừng về hưu. Em thấy ai về hưu cũng sanh bệnh và chết sớm!”

    Có phải thật như vậy hay không?

    Nghỉ hưu sớm có thể kéo dài tuổi thọ. Đó là kết luận của một nghiên cứu từ trường Đại Học University of Amsterdam, đăng trên báo Health and Economics, năm 2017.

    Nghiên cứu cho thấy, đàn ông trên 54 tuổi, nghỉ hưu sớm, trên 42% sẽ sống lâu hơn ít nhất là 5 năm so với người nghỉ hưu trễ. Vì số phụ nữ tham gia nghiên cứu quá ít, nên không có được kết luận.

    Người ta đưa ra hai giả thuyết:

    Thứ nhất, nghỉ hưu sớm sẽ có nhiều thì giờ để đầu tư cho sức khoẻ. Ví dụ như, được ngủ nhiều hơn, tập thể dục thể thao nhiều hơn, và nếu có vấn đề về sức khoẻ thì sẽ quan tâm lo đi khám bác sĩ sớm hơn.

    Thứ nhì, công việc làm có thể bị stress, và stress có thể gây ra cao huyết áp, một căn bệnh giết người thầm lặng. Nghỉ hưu sớm đi kèm với sự giảm thiểu nguy cơ bị truỵ tim hay tàn tật vì tai biến não.

    Nghiên cứu trên đây cũng phản ánh một số nghiên cứu khác, ví dụ như ở Mỹ, cho biết sau 7 năm về hưu, nguy cơ bị cao máu hay tiểu đường sẽ giảm đi 20%. Ngoài ra các nghiên cứu từ Do Thái, Đức, Anh Quốc và nhiều xứ Châu Âu cũng có những kết luận tương tự.

    Ngược lại, có công việc để làm cũng đem lại nhiều lợi ích, thay vì ăn không ngồi rồi. Bác sĩ người Nhật, Dr. Shigeaki Hinohara, sống đến 105 tuổi, đã cho lời khuyên là, muốn sống lâu thì không nên nghỉ hưu!

    Ở trong môi trường làm việc sẽ giữ cho trí tuệ và cơ thể hoạt động bình thường. Khi làm việc chung, giao tế với mọi người sẽ giúp cho ta bớt cô lập. Mà cô đơn sẽ dẫn đến tình trạng tắt nghẽn của tư duy, và kể cả chết non.

    Công việc làm, không những thế, còn cho ta một mục đích để sống. Các bệnh tim mạch và giảm trí nhớ dễ phát sinh nếu ta sống không có mục đích. Một nghiên cứu cho thấy, càng làm việc dài lâu, càng bớt bệnh giảm trí nhớ.

    Một số vấn đề tiêu biểu khi nghỉ hưu sớm gồm có:

    1-Bạn có thể bị khủng hoảng về phương hướng của cuộc sống. Một câu hỏi mà những người nghỉ hưu sớm có thể bị lúng túng khi “bị” hỏi: “Bạn làm nghề gì để sinh sống?”

    2-Bạn có thể tự vấn lòng mình là quyết định về hưu sớm đúng hay sai?

    3-Người ta có thể hiểu lầm bạn là người không thành công trong xã hội. Mọi người đi làm, mà mình không làm có thể bị hiểu lầm là người vô tích sự, vô nghề nghiệp, và có thể là vô gia cư!

    4-Bạn có thể không vui và hạnh phúc hơn là lúc còn đi làm

    5-Bạn có thể bị cô đơn, buồn chán. Đi chơi vacation nhiều lắm 5 hay 6 tháng là chán, lại về nhà ngồi nhìn bóng câu bay qua cửa sổ, hay ngủ gục trước màn hình ti vi.

    Cô đơn và buồn chán có thể đúng nhưng, nhưng, có thật sự là những người nghỉ hưu sớm thường dễ sanh bệnh và chết sớm hay không?

    Nói cho đúng, nghỉ hưu và chết sớm không hẳn là một liên hệ trực tiếp mà có thể chỉ trùng hợp. Một số người nghỉ hưu vì đã có vấn đề với sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc. Ngược lại, nếu sức khoẻ còn tốt ở tuổi hưu trí, không hẳn là nghỉ hưu sẽ sinh bệnh mà chết sớm.

    Ngưng làm việc nhưng không phải là ngưng sống. Nghỉ hưu sớm hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mà trong đó, ba câu hỏi chính cần phải suy xét là: tài chánh, sức khoẻ, và định hướng của cuộc sống. Cả ba vấn đề nầy không nên để đến tuổi về hưu mới đặt ra. Có nghĩa là, phải lo giữ gìn sức khoẻ từ khi còn trẻ, không nên phung phí. Do đó, nên để dành thì giờ để nghỉ khi còn làm việc, đừng đợi đến lúc nghỉ hưu mới gọi là nghỉ thì có thể quá trễ.

    Nói đến phung phí, phải nói luôn đến tiền bạc và tài chánh. Nếu còn sức khoẻ và còn vui với công việc thì nên tiếp tục làm việc, nhưng không nên đặt mình vào tình trạng phải làm ở tuổi hưu trí vì thiếu tiền bạc.

    Chúng ta, ai cũng có một khoảng thời gian hạn hữu trên trái đất này. Cả một cuộc đời từ khi sanh ra và lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình, có con, dựng vợ gả chồng cho con cái. Mỗi ngày thức dậy là đi làm cho đến tối. Cứ như thế, một ngày như mọi ngày, “rồi một chiều tóc trắng như vôi.” Đùng một cái, nhìn tới, nhìn lui, thấy mình đến tuổi hưu trí. Câu hỏi về việc về hưu trước sau gì cũng được đặt ra.

    Một khảo sát trong năm 2017, tham vấn 400 bác sĩ ở Mỹ, 68% trả lời là họ không hề nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm. Một số quan tâm bao gồm: thiếu cơ hội giao tế xã hội, cuộc sống vô nghĩa khi không có mục đích, và sự cô đơn buồn chán dẫn đến buồn phiền, tuyệt vọng.

    Nghĩ lui nghĩ tới, tôi quyết định tạm gác chuyện về hưu thêm 5 năm nữa. Rồi hẳn tính tiếp. (Hồ Ngọc Minh)

  8. #38
    Tuổi Hạc Trên Đất Mỹ
    Đặng Hà Nội

    “Không hối tiếc quá khứ
    Chẳng chờ đợi tương lai
    Sống ung dung hiện tại
    Sắc thân đẹp sáng ngời”

    Đây là bức thư họa của Vũ Hối viết cho bố mẹ của nhà tôi vào năm 2003 khi họ còn sống an bình tại khu chung cư của người già ở Westmingster. Rồi một hôm bà mẹ bị một xe hơi lùi trong khu đậu xe chợ Việt nam tông nhẹ vào bà và bà bị té đầu chạm sân, lúc đầu tưởng không sao nhưng năm sau bất thình lình bà mẹ mất đi và ông bố sống đơn độc trơ trọi và sức khoẻ dần dần suy kém. Chủ nhà thấy ông sống như vậy bèn không cho ông mướn nữa nên ông phải dọn ra sống với cô con gái lớn. Trong khi dọn nhà tôi xin được bức thư họa đơn giản này mang về đóng khung và bây giờ ngồi ngẫm nghĩ và thấm thía được ý nghĩa của dòng chữ đầy nghệ thuật này.

    Quay lại quá khứ sau khi bỏ tất cả sự nghiệp và di tản sang Mỹ vào ngày cuối cùng của Saigon ông bà đã ráng gây dựng lại cuộc sống mới tại Atlanta bằng cách kiếm việc làm thích hợp và hậu thuẫn khuyến khích đàn con học hành. Kết quả là năm trai gái tốt nghiệp tại trường kỹ thuật nổi tiếng Georgia Tech tại Atlanta.

    Tôi là người may mắn được trao nhẫn cưới cho cô con gái út sau bao tháng ngày quen biết. Sau ngày lễ tốt nghiệp là lễ vu qui và tôi đưa nàng về dinh ở Minnesota. Hai ông bà thấy thảnh thơi và dọn nhà về hưu tại California sau đó.

    Họ dù tuổi đã cao nhưng vẫn ghi danh học tại trường đại học cộng đồng Goldenwest để trau dồi thêm kiến thức, giúp họ cảm thấy cuộc đời còn lại hãy còn giá trị và có thêm niềm vui trong tuổi hạc.

    Đây là bài thơ có tựa đề Lão Bà Học Vẽ do bà sáng tác với biệt danh “Lão bà Cali” in trong tập thơ Quê Hương được in ra cho người thân và bạn hữu xa gần:

    Hôm nay cắp sách đến trường
    Lão tôi vui vẻ lên đường ra đi
    Anh Văn, muộn, chẳng kịp ghi
    Thôi thì học vẽ, có chi nản lòng!
    Một tuần ba buổi thong dong
    Bạn cùng lớp trẻ cũng không mấy buồn
    Gặp người đồng xứ hỏi luôn:
    “Cụ” đi đâu đấy, trường Golden này?
    Thưa tôi đi học hôm nay
    Học gì thưa “cụ” và thầy là ai?
    Rằng tôi học vẽ chẳng sai
    Một thầy thật giỏi, rất tài vẽ tranh...

    Trong khi bà làm thơ dí dỏm xâu sắc thì ông tạc tượng để đời. Ông đã là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Saigon nay học thêm ngành điêu khắc và sáng tạo thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng đá công phu và đầy giá trị. Ngoài việc chăm chỉ đi học ông bà thường xuyên đi bơi trong khu chung cư và hoạt động cho cộng đồng tại Nam Cali.

    Họ đã làm cho những năm vàng còn lại trở nên có ý nghĩa và lành mạnh đáng cho chúng ta noi gương. Ông bà đã làm đúng lời của bức thư họa không nhờ cậy ai nhiều, sống ung dung bên nhau cho đến tuổi quá chín mươi họ mới giã từ con cháu.

    Đọc bức thư họa của ông bà để lại coi cũng như là một khải đạo cho tôi trong tuổi xế chiều. Sau bao nhiêu năm miệt mài với đàn con trẻ như nghề dạy học của tôi tuy đầu óc hãy còn minh mẫn, chân tay chưa run rẩy nên khi gần tới tuổi về hưu tôi không còn muốn nấn ná mang cái thiên chức này nữa nên quyết định giã từ nghề giáo trước khi ông hiệu trưởng người Hmong hăm he mời tôi về nhà đuổi gà cho vợ. Gần cuối năm tôi dọn phòng học, tặng sách vở và vật liệu cho đồng nghiệp và học sinh. Gom lại gia tài nhà giáo chỉ vỏn vẹn nằm trong thùng giấy mang về nhà với cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Nghiệp đoàn giáo chức sau đó làm một buổi tiệc tiễn đưa và trao một giấy ban khen với 36 năm dạy học. Vậy là xong kiếp gõ đầu trẻ!

    Rồi sau đó một ngày như mọi ngày đi ra đi vô trong nhà không có việc gì làm, cảm thấy như hụt hẫng mất một cái gì đáng quí. Thật là chán nản cho kiếp người trong giai đoạn này như cái đồng hồ xưa chạy gần hết pin nằm chổng chơ không ai thèm ngó ngàng tới.

    Nhưng thật ra trong khi về hưu chúng ta có cái lợi là chúng ta tuy không phải là triệu phú của tiền bạc mà là triệu phú của thời gian, ngày nào cũng là thứ bẩy và chủ nhật, tha hồ bay nhẩy để tìm kiếm hạnh phúc. Các bạn cùng học của tôi trong lớp Đại Học Sư Phạm- ban Anh văn gọi tuổi này là “Tuổi Hồi Xuân” hay nôm na dịch sang tiếng Anh là “ Age of Refilling”. Xin đừng nghĩ lộn là tuổi của mấy ông bà xồn xồn ham vui làm chuyện lăng nhăng mà là lớp tuổi trung niên kéo dài được nhiều tự do, không còn vướng bận con cái, không còn tham vọng tranh đấu kiếm ngồi chỗ tốt trong nghề nghiệp và có nhiều cơ hội thực hiện các ý thích họ mong ước từ lâu. Đó là lúc đồng hồ cũ mèng được lắp thêm pin mới và bắt đầu một chương trình hoạt động mà chúng ta bỏ bê khi chúng đi làm. Chúng ta phải nghĩ rằng chúng ta về hưu với công việc nhưng chúng ta không về hưu trong cuộc sống “Retire from work, but not from life” theo như ông M.K. Soni, giáo sư người Ấn độ và viện trưởng của C.R. State College of Engineering đã viết.

    Có ba lãnh vực chính mà người tuổi hạc chú trọng tới: đó là Sức Khoẻ, Tiền Bạc và Bản Thân.

    Sức khoẻ

    Quả thiệt cách sống về già ngày nay khác hẳn với cách sống hồi xưa. Chúng ta sống thọ hơn và có sức khỏe tốt hơn. Ngày nay tại Mỹ không những chúng ta sống thêm nhiều năm mà còn làm cho tuổi trung niên dài thêm. Ngày nay người có số tuổi sáu mươi hay cao hơn nhiều hơn số trẻ em mười lăm hay trẻ hơn.

    Chả bù cho thế hệ của ba mẹ tôi khi còn ở Việt nam không có các chương trình y tế đầy đủ dành cho dân chúng nói chung và cho người già nói riêng. Đi khám bác sĩ hay nha sĩ là một điều bất đắc dĩ. Ba tôi bị đột qụy bất thình lình vào tuổi hơn bẩy mươi. Nếu hồi đó mà biết trước với kỳ khám sức khỏe thường niên thì ông chắc sẽ sống thọ hơn.

    Có câu nói rằng bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là nhờ cách bạn chọn bố mẹ tốt. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng chỉ có 20% sức khoẻ con người tùy thuộc vào di truyền và 20% tùy thuộc vào dịch vụ y tế. Còn 60% còn lại tùy thuộc vào các yếu tố xã hội, hành vi và môi trường của bạn. Đó là các chọn lựa thức ăn ham ăn rau cỏ trái cây hay chỉ thích steak và khoai chiên, tập thể dục thường xuyên hay xuốt ngày ngồi xa lông coi phim bộ Đại Hàn biến thành “couch potato”, sống ở thành phố lớn nhộn nhịp hay miền quê an bình, chọn xứ Cali có nắng ấm quanh năm, giá nhà đắt như tôm tươi hay xứ Minnesota miệt vườn với tuyết lạnh mùa đông, có gia đình nheo nhóc hay sống độc thân an phận cô đơn, nghề nghiệp về trí óc hay tay chân, có hút sách hay không...

    Nay nhờ các dụng cụ y khoa tối tân để thâu thập và phân tích các dữ kiện và giúp chúng ta quyết định làm sao giữ sức khoẻ tốt để sống lành mạnh cho thể xác lẫn tinh thần.

    Ngoài việc chữa trị bệnh tật còn có việc quan trọng nữa là phòng ngừa bệnh tật. Nếu chúng ta dù có khoẻ mạnh không đau ốm nhưng cũng nên đi khám sức khoẻ thường niên, chích ngừa cúm vào mùa thu và tập thể dục thường xuyên. Ngày nay các hãng bảo hiểm sức khoẻ của nơi làm việc hay Medicare có chương trình SilverSneakers giúp bạn tập thể dục miễn phí hay lệ phí thấp tại khắp nước Mỹ. Chúng tôi thường xuyên dắt diù nhau đi bơi lội tại Lifetime Fitness mà không phải trả thêm đồng nào.

    Tài chính

    Ngoài vấn đề sức khoẻ của dân tuổi hạc mà họ còn phải đương đầu với vấn đề tài chính.

    Chúng ta hẳn đã nghe những câu như: “ Các dân lão thành sẽ khánh tận nước Mỹ. Trong hai mươi năm toàn ngân sách quốc gia sẽ chi tiêu toàn bộ cho các chương trình dành cho người già. Người đi làm sẽ bị tăng thuế để hổ trợ cho lớp người về hưu” khi nhắc tới Chương Trình An Ninh Xã Hội và Medicare. Làm cứ như người già là gánh nặng cho xã hội. Họ có thể là những người thiện nguyện làm công việc từ thiện, người trông nom bố mẹ hay con cháu, người làm việc bán thời gian cho công sở hay tư nhân... và họ cũng là 106 triệu người tiêu thụ hàng hóa hơn 7 nghìn tỷ đô la ($7.1 trillion) trong năm. Họ chính là những người đóng góp cho xã hội.

    Chúng ta sống năng động có tuổi thọ hơn cha ông chúng ta hai mươi đến ba mươi năm và vì vậy chúng ta cần nhiều tiền tài hơn. Ngày nay người có số tuổi sáu mươi hay cao hơn nhiều hơn số trẻ em mười lăm hay trẻ hơn. Do đó dân tuổi hạc chúng ta lo sợ nhất là tài chính eo hẹp khi lâm bệnh không đủ tiền nuôi chính mình và sẽ làm khổ cho con cháu và là gánh nặng cho xã hội.

    Đó là sự thật phũ phàng khi biết hơn một nửa số người sắp về hưu không có quỹ tiết kiệm và chỉ nhờ vào tiền An Ninh Xã Hội. Họ không có tiền để dành cho tuổi về già và họ quá bận rộn với cuộc sống chỉ lo việc cho tuần tới mà không màng lo việc sẽ xẩy ra ba mươi, bốn mươi hay năm mươi năm sau. Có thể là họ viện cớ không có thì giờ thảo kế hoạch cho tương lai hay không có khái niệm gì để tính toán cho cuộc sống về hưu. Nhiều người nghĩ: Ngày mai tôi sẽ tính. Và ngày mai đã đến rồi và họ đã sẵn sàng đối phó chưa?

    Nếu họ chưa có đầy đủ tài chính nên họ sẽ phải làm việc nhiều giờ hơn và hoãn việc về hưu, và có khi về hưu rồi lại đi làm lại nếu may mắn kiếm được việc mới. Rồi họ phải giảm chi tiêu và phải nhờ vào chương trình phúc lợi của chính phủ. Và cuối cùng phải vay nợ nhà băng và họ hàng bạn bè, dùng hết mức tiền tín dụng để có thể ráng sống trong những năm còn lại của cuộc đời.

    Khi nói tới việc đầu tư và tiết kiệm cho tương lai , ông John Diehl, phó giám đốc của hãng Hartford Funds đưa ra ba câu hỏi giản dị cho khách hàng:

    Ai sẽ là người thay bóng đèn cho bạn?
    Bạn đi bằng phương tiện gì khi muốn ăn kem?
    Bạn sẽ ăn cơm trưa với ai?

    Ba câu hỏi có vẻ ngờ nghệch giản dị nhưng đã được thảo ra kết hợp với Phòng Thí Nghiệm Tuổi Già (Age Lab) của Đại Học Kỹ Thuật Massachussetts (MIT) về cách sống dành cho cho các dân tuổi hạc.

    Vậy ai sẽ là người thay bóng đèn cho bạn? Hầu hết chúng ta sống ở nhà vậy bạn có làm lấy được một mình hay phải nhờ hàng xóm/ bà con? Hay bạn phải thuê người đến làm, giá cả bao nhiêu? Tôi có một người thân cao tuổi sống một mình trong townhome khi máy báo động hỏa hoạn hết pin kêu tít tít suốt ngày nhưng bà ta không biết thay pin làm sao. Sau bao nhiêu ngày ông hàng xóm chắc điếc tai mới lò mò sang hỏi và thay giùm pin cho bà ấy!

    Vậy bạn dùng phương tiện đi đứng gì khi thèm ăn kem hay một tô phở? Bạn hãy còn làm chủ chiếc xe và lái một mình đến tiệm hay xe đã bán vì bằng lái đã bị thâu hồi vì tuổi già không còn nhanh trí? Hay bạn phải dùng phương tiện chuyên chở công cộng nếu có? Hay bạn phải nhờ bạn bè, con cái hay kêu Uber? Trường hợp nào cũng có cái giá của nó.

    Và cuối cùng ai là người ăn cơm trưa với bạn? Có phải là những người bạn thân thiết tại quán cà phê bạn thường hay la cà, bạn tại chùa/nhà thờ hay bạn cũ hồi còn cắp sách đi học hay các con cháu mà hãy còn nhớ đến bạn. Hay là phải lủi thủi ăn trưa một mình trong căn phòng trống vắng?

    Đó là sự chọn lựa của bạn.

    Nói chung để có thể sống thoải mái chúng ta phải nhờ đến bốn nguồn tài chính quan trọng: (1) tiền An Ninh Xã Hội, (2) tiền hưu bổng cộng thêm tiền tiết kiệm, (3) tiền bảo hiểm sức khoẻ và (4) tiền lương đi làm.

    Tiền An Ninh Xã Hội là nguồn tài chính đầu tiên của gần nửa số dân Mỹ có số tuổi sáu mươi lăm hay cao hơn và tiền tuỳ thuộc vào năm làm việc, tiền lương và số tuổi khi bắt đầu nhận phúc lợi này. Các bạn đừng có lo. Ngân qũi này sẽ cung cấp phúc lợi đầy đủ cho đến năm 2034. Sau đó sẽ trả 79% phúc lợi và 73% cho tới năm 2089. Ngoài tiền trợ cấp này còn có một nguồn nữa được gọi là Lợi Tức An Ninh Bổ Xung (Supplemental Security Income) hay SSI mà chúng ta gọi nôm na là Tiền Già dành cho người có quốc tịch Mỹ và sinh sống tại Mỹ, có lợi tức kém, có khuyết tật, mù hay có tuổi 65 hay cao hơn. Chắc độc giả biết nhiều về trợ cấp này nên tôi không dám viết thêm.

    Nhưng hai nguồn tài chánh nêu trên chỉ đủ tiêu pha dè xẻn nên bạn phải có thêm tiền hưu bổng và tiền để dành. Cách khôn ngoan nhất là phải để dành tiền ngay từ ngày đầu tiên đi làm.

    Tôi may mắn làm trong hệ thống giáo chức có chương trình hưu bổng nên mỗi kỳ lương bị bắt buộc khấu trừ 7,5% dành cho quỹ hưu bổng của mình. Tiền đóng của giáo sư cộng với tiền đóng của khu học chính cho Hội Hưu Trí Giáo Chức (Teacher Retirement Association) giúp hội này dùng tiền để đầu tư. Trước khi về hưu họ có công thức để tính tiền hưu trí tùy theo số tuổi, số năm dạy học và tiền lương trung bình trong năm năm cuối cùng dạy học.

    Bây giờ nhiều hãng tư nhân không còn chương trình hưu bổng và thay thế bằng các chương trình tiết kiệm như 401(k) hay IRA (Individual Retirement Account) giúp người làm việc tiết kiệm không bị đóng thuế. Tiền này hãng dùng để đầu tư và khi rút ra mới bị đóng thuế liên bang và tiểu bang. Khi người đóng được 70 ½ tuổi họ phải rút một phần trong quỹ này hằng năm.

    Hiện nay chúng ta càng cao tuổi thì tiền chăm sóc sức khoẻ cũng leo thang. Ngay cả với sự trợ giúp chương trình Medicare người già vẫn còn phải trả tiền túi cho sức khoẻ của mình. Vì thế đạo luật Obamacare (Affordable Care Act) được ban hành để nâng cao sức khoẻ của dân chúng cho những người không đủ điều kiện mua bảo hiểm tối thiểu cho cá nhân và gia đình. Nhưng đạo luật này không được tổng thống đương nhiệm hài lòng cho lắm vì có chữ Obama và sẽ được thay đổi.

    Gần nửa số người làm việc có số tuổi từ bốn mươi lăm cho đến bẩy mươi hoạch định họ làm việc cho đến khi bẩy mươi hay hơn. Nhiều người coi đó là sự chọn lựa, người khác nghĩ là điều bắt buộc phải làm. Có thể là làm bán thời gian, mở tiệm riêng hay làm nghề tự do. Tôi phải phục người dù đã đến tuổi về hưu, lưng đã còng vẫn ham làm việc dù tài chánh quá đầy đủ.

    Bản thân

    Dù đã về hưu mấy năm nay, thay kính cận kính lão bao nhiêu lần, tóc mầu muối nhiều hơn mầu tiêu vậy mà tôi khi ra đường vẫn được kêu là chú. Chả bù cho thời ba tôi còn sống trạc bằng tuổi tôi bây giờ họ gọi ông bằng cụ chắc vì chức vụ cao và đạo mạo hơn tôi. Đúng là tôi đang tuổi trung niên kéo dài!

    Mới đây tôi được lên chức ông... nội đầu tiên. Anh chàng cóp con trai tôi Giáng Sinh vừa qua tặng cho tôi cái mũ baseball có in chữ “ Grandpa since 2019” hay “Ông Nội từ năm 2019”!

    Bạn bè tôi gửi lời chúc mừng và mong chúng tôi có dịp làm vú em hay “grandbabysitter”. Không dám đâu! Bây giờ thế hệ của tuổi millennial tức là chúng sinh vào cuối thế kỷ 20 chúng không có dễ dàng cho ông bà nội ngoại làm việc đó nữa! Khi con dâu có bầu thằng con hỏi bố mẹ có chích ngừa đầy đủ chưa. Rồi khi sanh xong trước khi bế cháu bà nội phải rửa tay đàng hoàng, ông nội không được phép đăng hình cháu lên Facebook đấy nhé! Ngay cả bên Việt Nam khi chúng tôi đi cùng chuyến thăm Bali nghe kể có ông từ Bắc vào Nam thăm cháu nội mà thằng con bưng một chậu nước cho ông nội rửa tay trước khi bế cháu làm cho ông nội chửi cho một mách! Tôi có anh bạn chỉ được phép bế cháu ngoại khi nó được một tuổi. Chắc tụi millennial học cùng một sách nuôi con!

    Thay vì trông cháu chúng tôi có dịp du lịch khắp nơi thỏa trí tang bồng, làm thiện nguyện để truyền bá văn hoá Việt nam và tôi đã dạy học không công môn ESL cho các người tị nạn lớn tuổi, vẽ tranh hay viết báo. Trong niên học tới tôi có thể trở lại việc dạy học lai rai một lớp tiếng mẹ đẻ dành cho học sinh Việt nam tại trường mà con trai tôi từng theo học. Đây là một cách trả ơn cho khu học chính đã giúp cho con tôi thành đạt mà lương lậu không có bao nhiêu.

    Như trong văn chương tuổi hạc hay tuổi vàng dành cho người cao niên có kinh nghiệm sống đáng làm cho chúng ta noi theo như bức thư họa đã diễn tả. Chúng ta ráng sống không than vãn, không nuối tiếc quá khứ, không thù hận vẩn vơ sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng và êm đềm như cảnh hoàng hôn sau khi mặt trời sắp lặn, đẹp biết bao, mát mẻ biết bao và sáng ngời biết bao! Rồi bỗng chốc màn đêm buông xuống báo hiệu xong một ngày hay một đời người ngắn ngủi đến rồi đi vào thinh không đầy sao sáng.

  9. #39
    A ‘lonely marriage’: Spousal caregivers confront brutal challenges
    Chuck Barney

    In the years before her husband, Denny, slipped into the throes of Alzheimer’s disease, the 11th day of each month held special meaning for Michele McGarraugh. Without fail, Denny marked the date by presenting her with a robust bouquet of flowers. Eleven, after all, was his lucky number, and it was on the 11th of June in 1977 that they exchanged wedding vows.

    But now, another date — Sept. 29, 2009 — is engraved on Michele’s mind. That’s when Denny, for the first time, approached her with a quizzical look on his face and uttered the words, “Who are you?”

    “I literally could not breathe for a few seconds,” she recalls. “I knew that day was coming, but I wasn’t ready for it. My throat tightened up, and I just cried.”

    It was a chilling sign of things to come for Michele, who would see her marriage drastically transformed as she took on the duties of spousal caregiver. During happier times, the McGarraughs were equal and active partners in every sense of the word. They camped, backpacked and traveled together. They even worked together, running a business out of their Alameda home.

    But with Denny’s faculties progressively fading, the dynamics of their relationship are very different. Every day, Michele, 58, bathes Denny, dresses him, shaves him and prepares his meals. She cleans up after his nightly bouts of incontinence and tries to calm her husband by reading to him. She rarely lets him out of her sight, fearing that he’ll fall and hit his head, or wander off.

    It’s a grueling and disheartening existence, but Michele vowed to be there “in sickness and in health,” and she meant it.

    But does it even feel like a marriage anymore? Yes, she insists, just not quite in the same way.

    “I used to love it when I’d be in the kitchen cooking, and Denny would sneak up from behind, wrap his arms around me and kiss me on the back of the neck,” she says. “I think about moments like that, and there’s kind of a yearning … but then I snap out of it.”

    Caring for a sick or disabled relative exacts a brutal toll — physical, emotional, financial — on any involved family member. But for spousal caregivers, the challenges and traumas are even greater, says Linda Fodrini-Johnson, executive director of Eldercare Services in Walnut Creek.

    “It’s the long goodbye. You’re slowly losing the person you’ve become accustomed to sharing your life with,” she says. “And now that person can no longer give you what you want or need. You have more loss. Your heart is more broken.”

    She points out that spousal caregivers typically take on greater burdens than they can reasonably handle and wait longer to ask for outside help, because they feel like it would “betray the relationship.”

    And too often they pay a high price in terms of their own health. Studies have shown that spousal caregivers are prone to loneliness, depression and insomnia. And the American Medical Association reports that elderly caregiving spouses have a 63 percent higher chance of dying than people the same age who aren’t caring for a spouse.

    “It isn’t all that uncommon,” says Fodrini-Johnson, “for the caregiver to precede his or her spouse to the grave.”

    Complicating matters is the fact that spousal caregivers find themselves presiding over the gradual disintegration of the most vital relationship of their lives. They dearly miss the healthy, vibrant version of their mate. And because of the constant demands on their time, they lose many of the things that were part of the relationship: dinners with friends and family, holiday events, vacations, birthday parties, graduations, the birth of a grandchild.

    “I think, in some ways, the human organism is better equipped to handle a death,” says Jan Cecil, a Berkeley woman whose husband, John, is afflicted with a form of dementia. “After a death, you grieve and eventually get a sense of closure. But this goes on and on. The waves keep coming at you.”

    Jan, 66, who has been married 42 years, placed John in an assisted living facility in 2007.

    “On the days when I really miss him,” she says, “I go into the closet and put on one of his flannel shirts.”

    Orinda’s Paul Barrett can relate. After his wife, Diana, was diagnosed with Alzheimer’s at the young age of 56, he tended to her on his own for several years as her condition rapidly worsened. Finally, he set aside his feelings of guilt and placed her in an assisted living facility.

    “I couldn’t do it anymore,” he says. “I was just struggling to keep up with life.”

    Diana since has lost her ability to speak (she only makes incoherent mumbles), but Paul visits her almost daily. She typically greets him with a smile and a hug while clutching a baby doll.

    “I think (the doll) is a comforting, feel-good kind of thing for her,” he says.

    Paul typically shares breakfast or lunch with Diana and takes her for a walk before returning her to her room. There, on the dresser, sits a framed photo of the couple taken in 2009 that commemorates their 36th anniversary. The caption reads: “To love is to receive a glimpse of Heaven.”

    Paul now finds himself coping with what he calls a “lonely marriage.”

    “I miss being able to talk to my soul mate about the weather, the news, how the day is going, … about anything,” he says. “Diana was always very verbal, and I would sometimes tease her about talking too darn much. Now I think about what I would give to have that back.”

    Among the many challenges spousal caregivers often confront is a change in traditional roles. The wife, for example, might find herself having to pay the bills or oversee household and yard maintenance. Men might have to learn to cook and clean.

    “Little by little, the things that your partner did migrate onto your list of things to do,” says Dena Heath, a Walnut Creek resident who tends to her husband, Bill, who suffers from a rare life-threatening bone marrow disorder called primary amyloidosis. ” … There is no way to avoid it. Your job just gets bigger and bigger. And little by little, your personal needs are replaced by those of a sick spouse.”

    Heath admits that she and Bill don’t celebrate their anniversary anymore (“We can’t make it special. We can’t go anywhere.”), but, in some ways, she feels “more married than ever.”

    “A lot of marriage is about the easy part — the ‘What should we have for dinner tonight?’ The daily routines. The chit-chat about your day,” she says. “(This) has been a journey filled with many blessings. I have a renewed appreciation for friends and family … and a new understanding of what really is important in life on a day-to-day basis.”

    And her husband Bill has a renewed appreciation for her.

    “I’d be dead without her,” he says. “That’s no joke.”

    Still, there is a gulf in the relationship. Many spousal caregivers yearn for the physical intimacy they once shared with their partners. Michele McGarraugh admits that, though she still hugs and kisses Denny every day, she hasn’t had sexual relations with her husband in nearly four years.

    “Part of it is because of me,” she says. “It sadly got to the point where it was never successful, so I didn’t encourage it. Not even an overture.”

    That said, it probably should come as no surprise that spousal caregivers — especially those tending to partners with cognitive diseases — sometimes look elsewhere to fill the intimacy void.

    Cecil admits that the thought of being with another man has occasionally crossed her mind. “I think all your rigid moral codes simply disappear in a situation like this,” she says.

    And, indeed, she did recently go on a hiking date with a man, who wanted to pursue another get-together. Cecil, however, didn’t return his call.

    “I guess I just wasn’t ready,” she says.


    Accept offers of help: Do not carry your burden alone. Build a support system from friends, neighbors, family and church groups.
    Give yourself a break: Make a schedule that provides you with some off time to focus on your own needs.
    Watch your own health: Don’t put off doctor appointments. Be sure to eat right and get your exercise even a few minutes a day can make a difference.
    Review your loved one’s health care coverage: Some health plans for people on Medicare and Medicaid provide support to family caregivers, such as respite care and transportation help.
    Seek expert advice: Care managers offered by some health plans can help you shoulder your caregiving responsibilities by guiding you to resources and services. Joining a support group in your community may also be a major benefit.
    Source: National Family Caregivers Association

  10. #40
    Xóm Già
    Lê Hiền

    Gia đình tôi dọn về Irvine vào tháng tư năm 2002, cư trú ở Irvine cũng đã được 17 năm, thời gian đi quá nhanh. Khi dọn tới đây tôi cũng vừa được 51 tuổi, một trong những người trẻ nhất trong xóm. Gia đình cụ F đã trên 70 tuổi, gia đình cụ P cũng mấp mé 70, gia đình cụ G cũng gần 80 tuổi.

    Cụ F trai đã trên 70 tuổi, luật sư về hưu, hay có cái sở thích mở cửa garage nhìn người trong xóm đi qua lại. Những mùa game lớn bóng rổ NBA hay bóng bầu dục NFL, cụ hay tổ chức coi game trong garage nhà cụ, có pot luck bia và đồ ăn nhẹ. Mười năm sau cụ qua đời để lại bác gái một mình cô đơn trong căn nhà rộng lớn, có một người con trai thỉnh thoảng mới về thăm bác gái. Nhà cũng đã trả xong.

    Cụ P cũng xấp xỉ vào tuổi 70 đã về hưu, trước đó làm thầu xây dựng. Cụ có sở thích dẫn chó của hàng xóm đi vòng công viên rồi về nhà, vừa vận động chân tay, vừa giết thời gian cho đỡ buồn vào tuổi về hưu. Đang mạnh khỏe, đùng cái cụ bị tai biến mạch máu não, dù cố gắng vật lý trị liệu, nhưng cụ sức yếu, nên ít khi gặp cụ ngoài đường. Coi như cụ nằm liệt trong nhà, còn có bác gái mạnh khỏe chăm sóc nên cũng đỡ cô đơn. Nhà cũng đã trả xong.

    Gia đình cụ G, cả hai cụ có cái thú hái trái cây trong vườn đem đi cho hàng xóm ăn lấy thảo.Cây cam nhà cụ giống ngọt, năm nào trái cam cũng xum xuê, ăn hoài không hết. Cả hàng trăm trái cam mọc tràn qua khỏi hàng rào sang bên nhà tôi, cụ nói cứ tự nhiên hái mà ăn. Vườn cụ còn có trái bơ khá lớn, thỉnh thoảng cụ cũng đem biếu tôi một ít trái.Cụ bà mới qua đời đầu năm nay thọ 98 tuổi. Cụ ông khoảng 90 tuổi, trẻ hơn cụ bà, có lẽ buồn vì cụ bà mất, nên sức khỏe yếu dần, đang có y tá đến nhà trông nom cụ. Cụ vốn là Quality engineer nên có tiền dư giả để mướn y tá đến trông nom. Nhà cũng đã trả xong.

    Nhìn hoàn cảnh của cụ G, tôi bàn với bà xã đi mua bảo hiểm nhân thọ mới để thay thế cái cũ. Bảo hiểm nhân thọ mới có thể rút tiền ra nếu về già mình bị yếu cần y tá đến nhà trông nom. Nhân viên bảo hiếm mới đến thử máu và đo nhịp tim. Ít lâu sau hãng bảo hiểm mới gởi bản điện tâm đồ, với lời nhắn nhịp tim có sự bất thường cần gặp bác sĩ gia đình gấp để giải quyết. Mặc dù bị trục trặc về tim, hãng bảo hiểm mới cũng vẫn chấp nhận. Vừa qua tuổi 68 tôi mới khám phá có sự trục trặc về tim, một may mắn không ngờ đã cứu mạng của tôi. Tôi đã trở thành cụ già trong xóm, mang mầm mống bệnh, nhà thì phải 6 năm nữa mới trả xong.Nên vẫn vừa lành tiền hưu vừa đi làm.

    Sau khi có điện tâm đồ tôi đưa cho bác sĩ gia đình, và bác sĩ gia đình lấy hẹn ngay với bác sĩ tim. Găp bác sĩ tim sau khi có bản điện tâm đồ mới nhất và siêu âm tim, nhìn nhịp đập tim yếu, nghi nghờ có cái gì bất bình thường và trầm trọng, trong khi tôi không hề có dấu hiệu gì về đau tim như đau ngực, khó thở, làm việc mệt nhọc sau vài phút. Bác sĩ cho cái hẹn về soi tim.

    Ngày soi tim được hẹn vào 6 giờ sáng 30 tháng 9 tại bệnh viện Fountain Valley. Cũng tại ngay bệnh viện FV này 3 đứa con đã ra đời tại đây, thời gian nhanh thật, đứa út cũng đã được 29 tuổi. Sinh lão bệnh tử, cửa lão đang trải qua, cửa bệnh đang trông chờ tại phòmg mổ tim bệnh viện FV.

    Thủ đầu tiên là thủ tục tiền đâu cũng không tránh khỏi, sau khi đưa ID (bằng lái xe Cali ) và thẻ bảo hiểm, khoảng 10 phút nhân viên nhanh chóng cột tấm thẻ nhựa có chi tiết cá nhân vào tay, và đưa hóa đơn của ca mổ, nhìn xong hết hồn, phải đóng tiền co-pay hết $935 bằng thẻ Visa, còn lại bảo hiểm trả.

    Được đưa vào phòng chờ mổ nằm trên giường, sau khi cởi bỏ các quần áo cá nhân, và mặc vào chiếc áo của bệnh viện, lấy máu và thử máu, làm thêm thủ tục ký, cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có xảy ra hư thận, chảy máu, lên con đau tim, và cuối cùng là tử. Tôi thản nhiên ký giấy tờ chấp nhận và chịu rủi ro.

    Sau đó được đưa vào phòng mổ. Vụ soi tim bệnh nhân không bị đánh thuốc mê hoàn toàn, nên tôi vẩn còn cảm thấy hơi đau khi soi tim. Một giờ trôi qua, bác sĩ mổ tim đúng dậy nhìn tôi lắc đầu và nói:

    - Chú ơi! Không ngờ tình trạng tim của chú lại rơi vào tình trạng trầm trọng như thế này.

    - Thế là sao hở bác sĩ?

    - Chú bị nghẹt ba mạch máu tim. Không biết các bác sĩ tim khác có dám chấp nhận ca mổ này không nữa.

    - Không dám chấp nhận mổ có nghĩa là cơ may sống rất ít. Đầu óc tôi hơi choáng voáng vì tin dữ, nhưng vẫn bình tỉnh.Vậy thì bác sĩ ra nói chuyện với bà xã ra sao.

    Lúc này khoảng 11 giờ sáng ngày thứ sáu. Sau khi khám phá ra bệnh tim trầm trọng, tôi được gắn thêm máy trợ tim để giúp cho tim làm việc bớt lại, nước biển và oxygen được tiếp tế vào cơ thể liên tục, bằng những ống giây chằng chịt, bây giờ thì tôi đang sống cùng với giây nhợ, mà trước đây tôi không hề nghĩ mình sẽ bị rơi vào tình trạng này. Tôi được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt, với 2 y tá trực 24 tiếng đồng hồ. Bây giờ vào khoảng 1 giờ chiều thứ sáu, rơi vào tuần lễ labor day.

    Sau khi bác sĩ tim nói chuyện với bác sĩ gia đình, và với quyết định của bà xã. Tôi sẽ được chuyển qua bệnh viện UCI vùng santa ana cách bệnh viện FV 12 dậm, và nhà tôi khoảng 10 dậm. Bệnh viện UCI có đội ngũ mổ tim nổi tiếng, cơ may tôi được cứu sống có nhiều phần trăm hơn. Sau khi tham khảo hồ sơ bệnh lý của tôi, đội ngũ bác sĩ tim UCI đã đồng ý thực hiện ca mổ rất trầm trọng của tôi.

    4 giờ sáng thứ bảy tôi được xe cứu thương chuyển qua bệnh viện UCI. Tôi vẫn tỉnh táo khi được di chuyển toàn bộ giường, máy trợ tim, máy tiếp Oxygen. Tôi thấy xe vẫn chạy bình thường không một tiếng còi hú, tôi còn mường tượng được xe chạy trên đường Brookhurst rẽ vào freeway 5, rồi xuống đường Main. Tôi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, trên lầu bảy. Lầu này có 6 phòng đặc biệt dành cho bênh nhân có bệnh lý về tim. Mỗi phòng có đều có các y tá thay phiên nhau trực 24 giờ, mỗi y tá làm 12 giờ, ca sáng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, ca đêm từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng.Ngoài y tá tôi còn được vợ và các con thay phiên nhau chăm sóc.Về mặt tinh thần tôi đang có được sự hỗ trợ to lớn từ người thân, khiến tôi có thêm nghị lực chịu đưng đau đớn.

    Vì rơi vào ngày lễ labor day, nên ca mổ "open heart" được quyết định vào ngày thứ ba, mồng 3 tháng 9 năm 2019. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này.

    Trước những ngày mổ. Thứ bảy, chủ nhật , thứ hai, ngày nào cũng có đầy đủ thủ tục lỉnh kỉnh về bệnh tình như sau: lấy máu, mỗi lần 3 ống, đo nhịp tim, đo oxygen, đo độ đường, chụp x-ray, máu thuộc loại máu O, ngân hàng máu của UCI đã có sẵn. Ăn uống với chế độ diet theo lối Mỹ nên rất khó ăn, tôi phải ráng ăn để lấy sức khỏe.

    Lần đầu tiên đi tiểu trên giường, tôi không thấy cảm thấy thoải mái chút nào, phải đi vào một cái ống vuông cong hình chữ nhật. Riết rồi cũng quen, cứ mỗi khi mắc tiểu bấm chuông báo động, là y tá trực chạy đến liền. Vấn đề đại tiện, làm sao đây tôi cứ thắc mắc, chủ nhật tôi chuyển bụng, y tá đặt một cái khăn bằng nhựa khá lớn, phía trên có cái bô, thế cũng xong, đây là kinh nghiệm một lần duy nhất trong đời. Tôi hoàn toàn bất lực như một đứa trẻ con.

    Sáu bác sĩ thay phiên nhau vào hỏi thăm bệnh tình, bác sĩ trợ mổ cho tôi thấy hình Tim, có 3 chỗ bị tắc nghẽn, một chỗ bị tắc 100%, chỗ thứ hai bị tắc nghẽn 90%, chỗ thứ ba bị tắc nghẽn 80%. Bác sĩ hỏi tôi có triệu chứng đau ngực, hay khó thở không?Tôi hoàn toàn không có triệu chứng báo hiệu, một trường hợp hiếm có.Vẫn đi bộ 30 phút mỗi ngày không cảm thấy mệt, cuối tuần làm vườn 1 tiếng vẫn không cảm thấy đau ngực. May mắn tôi được khám phá kịp thời 3 chỗ tim bị tắc, nếu để lâu hơn nữa chỉ cần mạch thứ hai bị tắc là tôi sẽ lên cơn đau tim. Một sự may mắn kỳ lạ.

    Thứ hai cả ngày tôi không được ăn uống, ngay cả đồ lỏng, chỉ được tiếp nước biển. Sữa soạn cho một ca mổ tim lớn nguy hiểm. Cũng như bệnh viện FV, bệnh viện UCI cũng đưa cho tôi ký tờ cam kết. Ca mổ sẽ có 2% nguy hiểm về, hư thận, chảy máu, đau tim, và có thể chết.tôi thản nhiên ký và đã sẵn sàng cho tất cả. Que sera sera. Buổi tối, một y tá chuyên môn về siêu âm, siêu âm cả hai mach máu bên chân trái và bên phải, sau đó bà ta vẽ đường mạch máu để cho bác sĩ nhận diện, vì chưa biết dùng đoạn mạch máu nào của hai chân.

    Sáu giờ sáng thứ ba tôi được đưa xuống lầu 2 vào phòng mổ, thân nhân tôi xuống ngồi chờ trong phòng chờ đợi cũng cùng lầu hai. Phòng mổ trông thật hiện đại như trong phim General Hospital, phòng bật đèn sáng chưng, tới tất cả mọi ngóc ngắch trong phòng. Nhóm mổ có 10 người gồm các bác sĩ mổ tim, gây mê, và các y tá, họ nói đủ mọi ngôn ngữ về mổ tim, người nói chuyện cuối cùng với tôi là bác sĩ gây mê, sau đó tôi thiếp đi ngủ mê man chẳng còn biết chuyện gì xảy ra với tôi nữa.

    Tỉnh dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU. Tôi thấy vợ tôi đang nắm tay tôi, nhìn tôi mỉm cười vì cuộc đại giải phẩu thành công, tôi biết tôi đã thoát khỏi ngưỡng cửa tử thần, may mắn tôi đã không rơi vào 2% nguy hiểm kia. Sau 6 giờ trong phòng giải phẩu, cuộc đại giải phẩu đã thành công, 3 mach tim đã được bypass bằng 3 mạch máu của chân trái. Như vậy bác sĩ đã quyết định dùng mạch máu chân trái để làm 3 bypass. Sau khi mổ tôi thấy có thêm máy hút máu và nước từ trong cơ thể ra, một máy tự động đi tiểu, một máy thở đặt thẳng trong cổ họng.Máy thở thì được rút ra sau đó vài tiếng đồng hồ, máy tự động đi tiểu được rút ra khỏi đường tiểu vào ngày hôm sau.Bớt đi được gánh nặng trong người.

    Tôi ở thêm 5 ngày nữa trong bệnh viện từ khi mổ, và được chuyển xuống lầu 6 nơi một phòng chứa hai bệnh nhân, nên sư ồn ào không thể tránh khỏi. Có 3 bệnh nhân lần lượt vào phòng rồi đi, người bệnh thứ nhất bị mổ bọng đái, bênh nhân thứ hai thiếu vitamin D, bệnh nhân thứ ba bị đâm sau lưng khi đang ngồi uống rượu trong bar. Biết được cái ồn ào này, tôi nói bà xã và các con 9 giờ tối về ngủ dưỡng sức, ngày hôm sau quay lại thì tốt hơn. Ban đêm tôi chỉ có ngủ và khi cần tiểu tiện tôi có thể gọi y tá giúp đỡ. Đúng là mọi ngày như mọi ngày, ăn, ngủ, uống thuốc, lấy máu, đo huyết áp, lượng đường, vệ sinh cá nhân, bà xã giúp tôi đánh răng trước khi đi ngủ. Thứ năm tôi được hai y tá đến tập đi bộ vòng quanh hành lang một đoạn ngắn với xe đẩy, vừa bước xuống giường đầu óc tôi choáng váng sau đó biến mất, vì nằm trên giường đã hơn 5 ngày. Ngày thứ bảy Y Tá Trị Liệu (Therapist) đến tập cho tôi một số động tác cử động chân tay, và cho đi hai vòng hành lang, lần thứ nhất với xe đẩy, lần thứ hai không có xe đẩy, nhưng Y Tá Trị Liệu buộc giây bell ngang lưng tôi và nắm trong khi tôi đi bộ phòng khi tôi bị té.Trước ngày xuất viện có một biến cố nhỏ, không hiểu sao tôi không thể đi tiểu mặc dù rất mắc tiểu. Y tá siêu âm thấy có nước ứ đọng, với sự trợ lực của phu tá nữa, họ cho vào lại cái ống tiểu vào sâu đường tiểu, quả là thốn lên tới óc tôi la lên một cái rồi êm ru. Nửa tiếng sau bịch tiểu đã tràn đầy, họ rút ống ra, và sẽ quay lại kiểm soát mỗi 3 tiếng. May quá sau đó thì mọi sự đều trở lại bình thường.

    Nhịp tim với 3 bypass đập bình thường, oxygen đạt hơn 90, huyết áo và tiểu đường trong vòng kiểm soát, hô hấp không trở ngại, mực máu đầy đủ, vậy là đạt yêu cầu xuất viện.

    Những ngày dài sau khi mổ.Rơi vào trường hợp trọng bịnh mới thấy được cái tình nghĩa vợ chồng và sự hy sinh của người vợ. Hai tuần đầu về nhà dưỡng bịnh, tôi như đứa con nít, mọi việc ăn uống tiểu tiện, uống thuốc, tắm rửa, đều do một bàn tay bà xã trông coi. Coi như từ A đến Z.

    Ngày ra bệnh viện viện UCI 8 tháng 9 vào 4 giờ chiều chủ nhật, tiếp theo cũng là những chuỗi ngày cực khổ cho bà xã, vì phải chăm nom bệnh nhân 24 trên 24.

    Y Tá Trị Liệu lại đến nhà vào ngày thứ ba chỉ dẫn thêm 10 động tác tập chân tay và cổ, mỗi động tác chỉ cho làm tối đa 10 lần. Động tác chèo thuyền, động tác chèo thuyền ngược, động tác ru con, động tác ru con ngược, nhịp hai chân theo điệu quân hành, nhón hai gót chân lền và xuống, dạng ngang chân trái, dạng ngang chân phải. 3 động tác cấm không được làm vì sợ động đến vết mổ, hai tay không đưa quặt ra sau, hai tay không đưa thẳng 90 độ, không cúi gập người quá phía trước

    Hai tuần lễ sau ngày mổ. Có hẹn đến phòng LAB để thử máu và phòng X-Ray để chụp quang tuyến cho lần tái khám tuần tới với bác sĩ mổ tim Dr S. Vừa về đến nhà, gặp cụ G cũng đang từ nhà đi ra. Một cụ già, một cụ trẻ, cả hai cụ đều dùng xe đẩy để di chuyển. Có khác chăng cụ trẻ phải dùng xe đẩy vì sau khi mổ tim, chân còn yếu phải dùng nó, còn cụ già bắt buộc phải dùng nó để trợ lực, một đôi chân không thể thiếu cho đến khi không còn có khả năng dùng nữa.

    Nhìn cụ một tương lai sống động cho tôi nhìn vào, hơn 20 năm nữa thôi tôi cũng theo vết xe cụ. Năm nay cụ cũng đã hơn 90 tuổi.

    Tôi đã tự đi bộ trong nhà một mình không cần xe đẩy nữa, chỉ khi cần ra ngòai đường thì mới dùng xe đẩy để tránh đụng chạm với người khác. Cảm giác tự đi bộ một mình thật thoải mái và vững tin vào sức khỏe tiến triển mỗi ngày một tăng. Tự mình xoay lưng 3 chiều, nằm thẳng, nghiêng bên trái, nghiêng bên phải cho đỡ đau lưng.Điều mừng nhất là xuống giường một mình để đi tiểu ban đêm, đỡ phần nào gánh năng cho bà xã.

    Y Tá Trị Liệu đến nhà ngày thứ năm, anh ta nhìn tôi ngạc nhiên khi thấy tôi đứng đón trước cửa, sắc mặt hồng hào, có vẻ bình phục nhanh chóng. Anh ta chỉ dẫn thêm một số điều phải làm, và nhắc lại những điều không nên làm. Tuyệt đối không nâng vật nặng quá 5 pounds. Cũng đo huyết áp, oxygen, vân vân ...Qua ngày thứ 16, sức khỏe phát triển thấy rõ, y tá trị liệu, nhìn thấy tôi đi đứng tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi cho biết đã tự lên giường xuống giường, tự đi vệ sinh cá nhân lấy ngay cả ban đêm, đi vòng quanh nhà 20 lần không cần xe đẩy. Có điều tôi vẫn còn lệ thuộc nhiều vào bà xã, như ăn uống 3 bữa, tắm rửa, lái xe đưa đi gặp bác sĩ vì chưa được cho phép lái xe.

    Ngày thứ 18, lần đầu tiên đi bộ một vòng nhỏ quanh công viên không cần xe đẩy, bà xã đi bộ bên cạnh phòng bất trắc. Ánh nắng buổi sáng chan hòa, vừa đủ nắng để cơ thể hấp thụ thêm vitamin, chắc còn vài tháng nữa mới có thể đi bô 30 phút quanh công viên. Tốc độ đi bộ chậm hẳn lại chỉ bằng 1 phần 3 tốc độ đi bộ trước khi mổ. Chứng tỏ đôi chân vẫn chưa được hồi phục nhanh, nhất là chân trái vì bị cắt và lấy mạch máu để làm 3 cái bypass cho tim. Giờ mới cảm thấy thấm thía câu "sức khỏe là vàng".Ngày thứ 19 tiếp tục đi bộ quanh công viên, tôi đi được một vòng thì bà xã đã đi được 3 vòng công viên. Đúng là tốc độ con rùa, tôi có muốn bước nhanh hơn cũng không được, tình trạng của đôi chân không cho phép. Sau khi mổ tim đi bộ được như vậy là tốt rồi, tôi tự an ủi mình.

    Ngày thứ 20, đi tái khám với bác sĩ mổ tim.3 giờ chiều có mặt, cô y tá đo huyết áp, thử oxygen, lấy điện tâm đồ.Kết quả nhịp rất tốt. Bác sĩ nhìn vết mổ rồi tháo băng, vết mổ sau 3 tuần đã ăn da non. Bác sĩ khuyên nên đi bộ ngày hai lần quanh công viên, để tâp lại cho đôi chân bình phục dần.Mọi việc đều tốt không có phản ứng phụ.

    Sau ngày tái khám, ngày hai bữa tôi đều đi bộ quanh công viên, mất khoảng 30 phút để cho đôi chân cứng cáp dần.

    Ngày thứ 27, hôm nay đi bộ quanh công viên được 2 vòng, mất khoảng 30 phút, cho thấy tốc độ đi bộ đã nhanh gấp đôi, đôi chân cứng cáp hơn, đứng được lâu hơn. Đã đi siêu thị cùng với bà xã mua thức ăn, đi ăn nhà hàng và ngồi lâu hàng giờ. Cà phê chỉ uống loại decafe để cho tim khỏi đập nhanh.

    Hôm nay đến bệnh viện khoa tim để gặp bác sĩ trị liệu. Ngày đầu tiên điền giấy tờ cũng mất hơn tiếng. Chương trình tập cử động vai, chân, tay, đạp xe đạp, chạy bộ trên máy treadmill, tập cử tạ từ 1 pound rồi dần dần lên đến 50 pounds tùy theo nhịp đập của tim. Trước khi tập có gắn máy đo nhịp tim chuyền qua computer để theo dõi đồng thời ghi lại biểu đồ vào máy tính. Bảo hiểm đồng ý trả tiền cho tập 12 kỳ trong vòng 3 tháng.

    Qua tuần lễ thứ 7, đã đi làm trở lại. Các bạn đồng nghiệp mua chiếc bánh to bự ghi hàng chữ welcome back để đón chào một bệnh nhân mổ tim dù chưa bình phục hẳn trở lại làm việc. Tôi cũng vui với những lời hỏi thăm sức khỏe của mọi người, vì là công việc kỹ sư nên cũng không phải đụng chạm đến những đồ vật nặng, nếu có thì nhờ người khác làm dùm, mọi người đều vui lòng giúp đỡ người bệnh.

    Hiện nay xóm tôi có 8 khuôn mặt già trên 68 tuổi, cụ P thì bị tai biến mạch máu não, cụ G yếu vì già trên 90 tuổi, và tôi mới bị mổ tim. Hôm nay nói chuyện với cụ T đã trên 75 tuổi, cụ nói 10 năm trước cũng bị mổ tim với 3 cái bypass như tôi nên cụ thông cảm bệnh tình của tôi. Biết là sinh lão bệnh tử, nhưng tôi nhủ lòng phải ráng sống vui những chuỗi ngày còn khỏe mạnh.
    Last edited by chieclavotinh; 11-06-2022 at 02:20 AM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:48 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh