Register
Results 1 to 10 of 10

Thread: Con Cừu đen

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368

    Con Cừu đen


    Vị Giám mục Đức có ‘lối sống xa hoa’ từ chức

    Tòa thánh Vatican ngày 26.3 vừa chấp thuận yêu cầu từ chức của một giám mục ở Đức vì chi tiêu phung phí hàng chục triệu Mỹ kim khi xây dựng một khu phức hợp văn phòng của Tòa Giám mục tại thời điểm mà Đức tân Giáo hoàng đang nhấn mạnh đến sự khiêm nhường và phục vụ người khó nghèo.



    Trong thông báo của mình, Tòa thánh cho biết giám mục Franz Peter Tebartz van Elst của giáo phận Limburg đã được lệnh tạm ngưng việc điều hành giáo phận từ tháng 10 năm 2013 để chịu điều tra về các khoản chi mạnh tay của mình. Yêu cầu từ chức của giám mục Tebartz van Elst cũng được chuyển tới Vatican vào thời điểm đó.

    Cho đến ngày hôm nay, Vatican đã chấp thuận yêu cầu từ chức của giám mục Tebartz van Elst, sau khi nghiên cứu các kết quả của cuộc điều tra. Ngay sau khi chấp thuận yêu cầu từ chức của giám mục Tebartz van Elst, Vatican đã bổ nhiệm Đức cha Manfred Grothe làm giám quản giáo phận Limburg trong khi chờ đợi Tòa thánh bổ nhiệm một giám mục mới. ĐTC xin hàng giáo sĩ và giáo dân ở giáo phận Limburg đón nhận quyết định của Tòa Thánh và dấn thân tìm lại một cầu không khí bác ái và hòa giải.

    Giám mục Franz Peter Tebartz van Elst đã trở thành tâm điểm chỉ trích của giới truyền thông và dư luận Đức vì lối sống xa hoa của mình. Vị giám mục này bị cáo buộc chi tiêu 31 triệu euro (gần 40 triệu Mỹ kim, gấp 6 lần so với kế hoạch ban đầu) để nâng cấp và xây dựng mới dinh thự của mình và văn phòng giáo phận. Ngài cũng bị cáo buộc đưa ra lời khai sai sự thật trước tòa.

    Tưởng cũng nên nhắc lại, trong nhiều dịp khác nhau, Đức Giáo hoàng Phanxicô luôn nhắc nhở các giám mục phải sống đúng căn tính mục tử của mình và đã nói nhiều về những đặc tính của những người lãnh đạo mà Giáo hội cần.

    Trong một cuộc gặp với các giám mục ngày 27.02.2014, ngài đã nói rằng mọi giám mục phải sở hữu một vài đặc tính chung là: “Tính chuyên nghiệp, phục vụ, và đời sống thánh thiện: nếu chúng ta quay lưng với ba nhân đức này thì đồng nghĩa với chúng ta cũng quay lưng lại với điều cao trọng nơi mà chúng ta được mời gọi.”

    Trong một cuộc gặp khác với hàng giáo phẩm Italia tại Đền Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã cảnh bảo các giám mục rằng: “Mục tử có nguy cơ bị mê hoặc bởi viễn tượng nghề nghiệp, bởi cám dỗ về tiền bạc, và những thoả hiệp theo tinh thần thế gian.”

    Đức Thánh cha cũng có lần nhấn mạnh rằng giám mục là người được chọn để phục vụ một Giáo hội duy nhất vì thế không được tìm kiếm một việc gì khác ngoài việc phục vụ Giáo hội. Đức Thánh Cha nói thẳng: “Nếu tìm kiếm một việc gì khác thì chính giám mục đó đang ngoại tình”.

    Chỉnh Trần, S.J.
    Biên tập từ Reuters, UCAN, NEWS.VA


    (nguồn: http://dongten.net/noidung/31412)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Việc từ chức chưa phải là kết thúc mỹ mãn

    Bình luận của Evelyn Finger

    Chuyện ông giám mục của Limburg từ chức là chuyện tốt. Tuy nhiên hội thánh Ki-Tô vẫn phải đặt câu hỏi: Một người mang vác đạo đức được phép khác xa một tín hữu bao nhiêu?


    Franz-Peter Tebartz-van Elst

    Cũng xong! Cuối cùng thảm kịch ở Limburg cũng kết thúc. Cái thảm kịch đã khiến tinh thần người Đức phẫn nộ hơn hẳn tất cả các xì-căng-đan của giáo hội từ hồi nào đến giờ, mà cũng nhàm chán đến độ không thể chịu đựng nổi. Từ mùa Thu năm trước chuyện đã quá rõ ràng: ông Franz-Peter Tebartz-van Elst đã vi phạm một lỗi lầm tai tiếng trong giám phận của mình. Ông ta đã xử dụng quá trớn chi phí tu sửa cái tòa giám mục cho việc xây thêm các cơ sở kỳ lạ. Và ông ta đã đánh mất cơ hội mà người ta ngày nay hay nói, là "mang theo" số đông thuận cho việc xây dựng này, nghĩa là các tín hữu Ki-Tô của ông ấy.

    Điều này đã dẫn đến sự chỉ trích giám mục công khai chưa từng có từ hồi nào cho đến nay và dẫn đến việc tranh cãi về tương lai của giám phận Limburg, tuy nhiên cốt lõi sự việc lại là một chuyện khác, nếu có, thì đó là tương lai của chức vị giám mục. Quyền lực lớn lao ra sao? Một ông giám mục được phép quyết định độc đoán ra sao? Sự tự chủ bao nhiêu? Ông giám mục được phép chuyên quyền dắt mũi giáo dân của ông ta ra sao, khi mà con chiên của ông đã quá quen thuộc với các quyền tự do công dân nên cũng muốn có quyền được biết, quyền tự do biểu đạt, và quyền được cùng quyết định?

    Đáng tiếc là tranh luận này chỉ diễn ra một phần. Đa số giới truyền thông tập trung vào việc đào bới những cáo buộc mới liên tục chống lại cái ông giám mục này. Hội đồng giám mục đã vội vã giữ khoảng cách với ông Tebartz. Và như vậy xuất hiện cảm giác là giờ đã có một con cừu đen [1] mà họ phải cho ra rìa để bầy đàn được trở lại thống nhất như trước.

    Không có quyết định đồng nhất

    Chuyện sẽ không đơn giản như thế. Dù vậy cũng tốt và thuận theo lẽ phải khi không cho con cừu đen, cũng là ông chủ chăn Tebatz lạc lối, trở về Limburg. Bởi vì sự tín nhiệm giữa ông giám mục và giáo xứ đã bị phá hủy một cách nhạy cảm, và trong trường hợp này, chiếu theo luật của giáo hội Ki-Tô, tình hình không thể có một giám mục nào được phép làm giám mục được nữa. Vào ngày thứ Tư hôm nay Roma đã thông báo rằng Giáo Hoàng đã chấp thuận đơn từ chức của giám mục Tebartz-van Elst.

    Nghe như là một quyết định đồng nhất. Nghe như là một giải pháp tốt, gần như là một câu chuyện có hậu. Lầm đấy. Mấy tuần trước ông giám mục này trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo còn tuyên bố rằng ông ta đương nhiên sẽ trở về Limburg. Sự ngoan cố dưới con mắt ông này cũng dễ hiểu. Bởi vì tổng số chi phí cho vụ xây cất này nếu mang so sánh với các vấn nạn xây dựng khác ở Cộng Hòa Liên Bang Đức như phi trường Berlin hoặc là đại hí viện Elbphilharmonie ở Hamburg thì đáng cười. Và cái vụ giáo dân Limburg cứ phải ồn ào biểu lộ xấu tính cản đản cái ông giám mục bảo thủ với cái ý thức bảo thủ, à không cái ý thức trách nhiệm đế vương của mình.

    Cơ ngơi tráng lệ của Tebartz không hợp với nhân sinh quan của giáo hoàng Francis

    Dĩ nhiên là Đức Giáo Hoàng nhìn nhận sự việc có khác biệt. Francis cảm thấy, và từ khi nhậm chức cũng đã nhấn mạnh trong nhiều bài diễn văn rằng, một người chủ chăn Ki-Tô không nên cai trị mà phải phục vụ. Người chủ chăn phải nên cổ vũ, giúp đỡ, trị lành, khuyên nhủ, như thể dẫn dắt theo chiều hướng nhẹ nhàng. Chứ không phải cố tình phô trương quyền lực, nặng nề trình diễn, hào nhoáng lộng lẫy. Vâng, lối suy nghĩ chuyên quyền độc đoán của cương vị giám mục gần như đang chứng minh ngược lại ý nghĩa của chức vụ này, nếu không nói là phản bội lại sứ mệnh của đức Jesus trao cho. Chính lời lẽ của Đức Giáo Hoàng trong lần đọc diễn văn gần đây: Chúng ta hiện diện trong đời sống này để hướng dẫn đường đi nước bước và chứng thực bằng cách sống thực. Nói rõ là: Mình không phải sinh ra để vạch ra hướng đi rồi dồn cả thế giới còn lại phải tuân theo cái hướng đó.

    Vì vậy đức Francis mấy tuần trước đã quyết định không cho ông "bishop of bling" trở về; ở Roma họ cũng xưng hô giám mục Tebartz rẻ rúng như thế. Dù sao Giáo Hoàng cũng là một người cha vị tha, nên ông ta không có hứng thú dùng cách cư xử kiểu bề trên, bãi nhiệm một ông giám mục còn tương đối trẻ như vậy. Ông Giáo Hoàng hi vọng rằng Tebartz sẽ từ chức. Nhưng mà điều này bị các vị cố vấn người Đức ở Roma phá đám. Đó là ông Georg Gänswein, người cựu thư ký riêng của Giáo Hoàng Biển Đức và ông Gerhard Ludwig Müller, vị cử tọa của giáo hội, đã cổ súy cho lối cư xử ngoan cố của giám mục Tebartz. Họ cố vấn ông này hãy quay về Limburg và quay ra tuyên truyền hỗ trợ ông ta ngoài công chúng.

    Còn bảo thủ hơn cả sách vở giáo lý

    Đức Giáo Hoàng không quyết định cho ông giám mục kia mà quyết định cho cả giáo phận. Nghĩa là chúng ta chẳng cần phải xem trọng cao kiến của Müller, Gänswein hoặc là bất kỳ một nhân vật cứng rắn nào lúc phỏng vấn về chuyện này, hay là các vấn đề nào khác do sự thiếu hiểu biết ở Đức thường xảy ra, khi bàn về cách cư xử với phía giáo hội La Mã. Mối liên hệ đã mất và bị sứt mẻ. Hành động của Müller dưới cương vị cử tọa của giáo hội được cho là dấu hiệu lộng quyền quái gở. Ông ta hành sự như là bậc trên trước của tất cả các vị Hồng y, và can dự trực tiếp vào sự tín nhiệm tuyệt đối của Giáo Hoàng. Các nhà cải cách đã nói như vậy ở Roma. Cư xử kiểu đó còn không được viết trong sách vở giáo lý hoàn toàn bảo thủ nữa là.

    May mắn cho ông giám mục Tebartz-van Elst, là ở Vatican cho thấy vẫn còn các vị cố vấn khác biết lý lẽ, đã khuyên ông này ra một quyết định theo ý chung. Vì vậy mà ban phát ngôn của Vatican mới có thể công bố hôm nay là: Đức Giáo Hoàng chấp thuận lời thỉnh cầu xin được từ chức.

    Nội vụ nghe như là một giải pháp êm đẹp, nhưng mà bên trong che giấu một tấn thảm kịch giữa một ông giám mục và giáo dân đã trở nên bất hòa của ông ta. Sự va chạm này có thể đơn cử là một trong những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa căn cơ giáo hội và những người chủ chăn nhà thờ Ki-Tô. Ông Giáo Hoàng muốn vượt qua hiềm khích này thật nhanh. Liệu rằng các giám mục có chịu theo ông ta hay không?

    Mọi sự lệ thuộc vào đấy. Tương lai của giáo phận Limburg trước hết đã có hướng giải quyết, là ông giám mục phụ tá Manfred Grothe của giáo phận Paderborn, cũng là người trưởng hội đồng điều tra vụ xây cất ở Limburg, sẽ làm giám mục cho Limburg. Linh mục Lombardi, phát ngôn viên của Vatican đã đọc thông cáo rằng quyết định trong chuyện Limburg là một quyết định của giám mục giáo phận.

    Nhưng mà tương lai giáo hội ở Đức, tương lai Thiên Chúa Giáo ở châu Âu thì còn để ngỏ. Tương lai này sẽ dần dà được quyết định bởi mối quan hệ giữa các giám mục và con chiên, giữa giáo chức Ki-Tô và thực tế của Ki-Tô. Vở kịch này còn tiếp diễn.



    ---chú thích:
    [1] thành con cừu đen = das schwarze Schaf sein = thành ngữ của tiếng Đức diễn tả một nhân vật bị xã hội không yêu thương, ruồng bỏ. Đặc biệt thường xử dụng trong gia đình.




    (* dịch lại từ "Ein Rücktritt ist noch kein Happy End" của báo die Zeit)
    Last edited by Triển; 03-30-2014 at 10:21 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Evelyn Finger

    ....
    Không có quyết định đồng nhất

    Chuyện sẽ không đơn giản như thế. Dù vậy cũng tốt và thuận theo lẽ phải khi không cho con cừu đen, cũng là ông chủ chăn Tebatz lạc lối, trở về Limburg.

    Cơ ngơi tráng lệ của Tebartz không hợp với nhân sinh quan của giáo hoàng Francis

    Dĩ nhiên là Đức Giáo Hoàng nhìn nhận sự việc có khác biệt. Francis cảm thấy, và từ khi nhậm chức cũng đã nhấn mạnh trong nhiều bài diễn văn rằng, một người chủ chăn Ki-Tô không nên cai trị mà phải phục vụ. Người chủ chăn phải nên cổ vũ, giúp đỡ, trị lành, khuyên nhủ, như thể dẫn dắt theo chiều hướng nhẹ nhàng. Chứ không phải cố tình phô trương quyền lực, nặng nề trình diễn, hào nhoáng lộng lẫy. Vâng, lối suy nghĩ chuyên quyền độc đoán của cương vị giám mục gần như đang chứng minh ngược lại ý nghĩa của chức vụ này, nếu không nói là phản bội lại sứ mệnh của đức Jesus trao cho. Chính lời lẽ của Đức Giáo Hoàng trong lần đọc diễn văn gần đây: Chúng ta hiện diện trong đời sống này để hướng dẫn đường đi nước bước và chứng thực bằng cách sống thực. Nói rõ là: Mình không phải sinh ra để vạch ra hướng đi rồi dồn cả thế giới còn lại phải tuân theo cái hướng đó.

    Vì vậy đức Francis mấy tuần trước đã quyết định không cho ông "bishop of bling" trở về; ở Roma họ cũng xưng hô giám mục Tebartz rẻ rúng như thế. Dù sao Giáo Hoàng cũng là một người cha vị tha, nên ông ta không có hứng thú dùng cách cư xử kiểu bề trên, bãi nhiệm một ông giám mục còn tương đối trẻ như vậy. Ông Giáo Hoàng hi vọng rằng Tebartz sẽ từ chức. Nhưng mà điều này bị các vị cố vấn người Đức ở Roma phá đám. Đó là ông Georg Gänswein, người cựu thư ký riêng của Giáo Hoàng Biển Đức và ông Gerhard Ludwig Müller, vị cử tọa của giáo hội, đã cổ súy cho lối cư xử ngoan cố của giám mục Tebartz. Họ cố vấn ông này hãy quay về Limburg và quay ra tuyên truyền hỗ trợ ông ta ngoài công chúng.

    Còn bảo thủ hơn cả sách vở giáo lý

    Đức Giáo Hoàng không quyết định cho ông giám mục kia mà quyết định cho cả giáo phận. Nghĩa là chúng ta chẳng cần phải xem trọng cao kiến của Müller, Gänswein hoặc là bất kỳ một nhân vật cứng rắn nào lúc phỏng vấn về chuyện này, hay là các vấn đề nào khác do sự thiếu hiểu biết ở Đức thường xảy ra, khi bàn về cách cư xử với phía giáo hội La Mã. Mối liên hệ đã mất và bị sứt mẻ. Hành động của Müller dưới cương vị cử tọa của giáo hội được cho là dấu hiệu lộng quyền quái gở. Ông ta hành sự như là bậc trên trước của tất cả các vị Hồng y, và can dự trực tiếp vào sự tín nhiệm tuyệt đối của Giáo Hoàng. Các nhà cải cách đã nói như vậy ở Roma. Cư xử kiểu đó còn không được viết trong sách vở giáo lý hoàn toàn bảo thủ nữa là.

    May mắn cho ông giám mục Tebartz-van Elst, là ở Vatican cho thấy vẫn còn các vị cố vấn khác biết lý lẽ, đã khuyên ông này ra một quyết định theo ý chung. Vì vậy mà ban phát ngôn của Vatican mới có thể công bố hôm nay là: Đức Giáo Hoàng chấp thuận lời thỉnh cầu xin được từ chức.

    Nội vụ nghe như là một giải pháp êm đẹp, nhưng mà bên trong che giấu một tấn thảm kịch giữa một ông giám mục và giáo dân đã trở nên bất hòa của ông ta. Sự va chạm này có thể đơn cử là một trong những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa căn cơ giáo hội và những người chủ chăn nhà thờ Ki-Tô. Ông Giáo Hoàng muốn vượt qua hiềm khích này thật nhanh. Liệu rằng các giám mục có chịu theo ông ta hay không?

    Mọi sự lệ thuộc vào đấy. Tương lai của giáo phận Limburg trước hết đã có hướng giải quyết, là ông giám mục phụ tá Manfred Grothe của giáo phận Paderborn, cũng là người trưởng hội đồng điều tra vụ xây cất ở Limburg, sẽ làm giám mục cho Limburg. Linh mục Lombardi, phát ngôn viên của Vatican đã đọc thông cáo rằng quyết định trong chuyện Limburg là một quyết định của giám mục giáo phận.

    Nhưng mà tương lai giáo hội ở Đức, tương lai Thiên Chúa Giáo ở châu Âu thì còn để ngỏ. Tương lai này sẽ dần dà được quyết định bởi mối quan hệ giữa các giám mục và con chiên, giữa giáo chức Ki-Tô và thực tế của Ki-Tô. Vở kịch này còn tiếp diễn.


    (* dịch lại từ "Ein Rücktritt ist noch kein Happy End" của báo die Zeit)
    Anh Triển,

    Bài phân tích và bình luận của Evelyn sâu sắc và có giá trị cao.

    Tuy nhiên, vẫn có điểm tối nghĩa khi tác giả gọi TeV là "con cừu đen". Bởi vì "con cừu đen" làm cho độc giả liên tưởng đến giáo hữu (con chiên) hơn là một người trong hàng giáo phẩm có chức phận (Giám Mục). Ngoài ra, khi gọi một Giám Mục tội lỗi như TeV là "con cừu"; tôi không rõ, điều đó có xúc phạm đến các con chiên bình thường của Chúa hay không?

    Tuy là người ngoại đạo, tôi phải nghiêng mình kính phục ĐGH Francis hiện tại của Vatican vì tinh thần cải cách và ý nguyện phục vụ của Ông. Những việc Ông đang làm, không chỉ phục vụ kẻ nghèo khó như tinh thần Jesus từ hai ngàn năm trước. Nó còn là phục vụ nhằm phục hồi và lấy lại uy tín đã ngày càng bệ rạc của Nhà Thờ cũng như giảm bớt việc bị mất con chiên trên hoàn vũ do những bê bối gây ra trong khuôn viên Nhà Thờ!

    Để làm được điều đó, chắc chắn ĐGH Francis đã, đang, và sẽ phải đối đầu với lực lượng bảo thủ ngay chính trong Nhà Thờ và ngoài đời (US right wing Republicians, for example!).
    Rõ ràng, việc làm của Ngài đã từng nhiều lần phải đương đầu với lời ong tiếng ve của "phe ta" chứ chẳng phải chơi!

    Rất mong rằng, người ngay sẽ không bị dèm pha và hãm hại như tình đời vẫn thường xảy ra...
    Last edited by Hàn Sinh; 03-30-2014 at 04:02 PM.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    anh Hàn Sinh,

    Hôm qua lúc dịch tôi lưỡng lự có nên chú thích hay không, nay đọc thấy anh để ý thành ngữ "cừu đen" nên vừa bổ túc chú thích bên trên. Trong Đức ngữ, "trở thành con cừu đen" là thành ngữ, có nghĩa ám chỉ một nhân vật bị xã hội ruồng bỏ, đẩy ra ngoài lề. Thường người ta dùng thành ngữ này cho một xã hội nhỏ thu kín, nghĩa là gia đình. Ví dụ trong gia đình có đứa con bất trị, hoặc vì lý do nào đó không được yêu thương, chăm sóc. Thì đứa trẻ đó được gọi là con cừu đen.

    Tôi nghĩ tác giả chơi chữ, nghĩa là một mặt dùng thành ngữ, mặt khác cũng là nghĩa đen để người đọc ví von như con chiên. Nghĩa là với cấp cao hơn hoặc trong vòng giáo hội ở Đức thì ông chính là con chiên, nhưng với Limburg thì ông là chủ chăn. Có lẽ khi dùng thành ngữ này tác giả không có ý miệt thị mà ám chỉ hội đồng giám mục Đức đã vội vàng giữ khoảng cách với ông ấy. Như thể mọi việc giáo hội đều êm đẹp, chỉ có kẻ tội đồ này phá rối thôi.

    Đức giáo hoàng Francis gần đây trị tội hai giám mục của Slovenia cũng theo cách tương tự. Nghĩa là cũng để họ tự từ chức chứ không cách chức. Đó là báo chí nói như vậy, tôi cũng chưa đi xem vụ hai ông giám mục Slovenia là chuyện bê bối gì. Để xem ông Giáo Hoàng này có chăn nổi Vatican và các giám mục, hồng y bề dưới của ông không. Chứ với giáo hoàng Biển Đức, người ta bàn luận dữ lắm mà tôi ít dịch ra. Đại khái chung quanh việc ông từ chức là do ông đầu hàng bề dưới chung quanh ông với nhiều xì-căng-đan tiền bạc cũng như không tuân thủ đúng luật lệ giáo sĩ. Đại khái một dàn "bộ trưởng" bên dưới cũng dữ dằn lắm.

    Vâng anh Hàn Sinh, tôi cũng thấy tác giả cột báo này bình luận vụ này hay.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Tebartz-van Elst được cho tiền hưu sung túc

    Ông cựu giám mục Tebartz-van Elst được phép vui mừng là sẽ nhận được tiền hưu sung túc và một công việc mới thoải mái nhẹ nhàng, cho dù ảnh hưởng của những người hỗ trợ ông ở Roma có lung lay hay không.



    Thật ra chúng ta có thể so sánh giáo hội Ki-Tô với một đại công ty có tầm cỡ quốc tế hẳn hòi. Một nhân viên nhỏ nhoi làm việc thất bại thì bị cho thôi việc. Một nhân viên ở cấp lãnh đạo trung bình làm việc thất trách thì khó vì thông thường nhân viên này biết quá nhiều. Các trường hợp giám mục bị ép từ chức nhẹ nhàng chỉ có thể giải thích như vậy, ít ra là ở Đức.

    Các mục sư bình thường nếu làm việc thất bại chỉ bãi chức. Trường hợp các linh mục cưỡng bức trẻ con thì bãi chức cũng là điều dĩ nhiên - còn nếu một mục sư thú nhận công khai làm bậy có con thì có nguy cơ hội thánh của ông sẽ tướt đi quyền làm cha này.

    Ông giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst của Limburg không phải sợ những chuyện như vậy. Ông chủ chăn của Limburg khi còn tại chức đã nhận lương công chức cấp bậc B8. Nghĩa là tương đương 9602 Âu kim mỗi tháng chưa trừ thuế. Phát ngôn viên của giáo phận, ông Stephan Schnelle cho biết, "chúng tôi đang xét xem liệu ông cựu giám mục của Limburg có nhu cầu được nhận tiền hưu hay không và nhận bao nhiêu". Schnelle giải thích, "để dễ làm việc chúng tôi dĩ nhiên sẽ so sánh với các trường hợp tương tự".

    Vậy là sướng rồi

    Gần đây ở Đức chỉ có thể so sánh một trường hợp tương tự trong lịch sử giáo hội - đó là trường hợp ông giám mục Walter Mixa của giáo xứ Augsburg. Ông này lãnh 5600 Âu kim trong quỹ tiền thuế mà tiểu bang Bayern mỗi năm chuyển giao về bảy giáo phận. Lúc ông này làm giám mục thì lãnh lương ít hơn một chút, khoảng 8000 Âu kim. So ra thì tiền hưu của Tebartz-van Elsts mỗi tháng sẽ nhận khoảng chừng 6700 Âu kim. Như vậy là ông cựu giám mục của Limburg cũng nhận khá rồi. Schneller nói tiếp, "Giáo phận cũng phải có một phần trách nhiệm đối với ông giám mục này".

    Tiền lương cũng như tiền hưu của các ông giám mục và các nhà lãnh đạo tinh thần cấp cao ở Đức trên nguyên tắc được nhà nước trả. Cho đến cuối năm ngoái tiền lương ở tiểu bang Bayern còn được chuyển thẳng vào trương mục.



    (còn nữa)
    Last edited by Triển; 03-31-2014 at 12:46 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    (tiếp theo)

    Không chỉ lương hướng cho các giám mục mà giáo sĩ và cha xứ cũng được nhà nước trả lương. Có lúc đã nổi lên cuộc tranh luận về mức lương khá cao của giám mục nên từ cuối năm 2013 chính phủ chỉ còn chuyển một số tiền trợ cấp chung rồi giáo hội tự chia.

    Ở tiểu bang Hessen chính phủ cũng làm tương tự từ thời Phổ quốc có hợp đồng giữa chính phủ và giáo hội lập ra quy định. Cho nên viên chức của bộ văn hóa trực thuộc không muốn biết đến chuyện ông giám mục Tebartz-van Elst sẽ lãnh hưu bao nhiêu. Ông Christian Henkes của bộ văn hóa tiểu bang Hessen cho biết: "khác với tiểu bang Bayern chính phủ không trả lương giám mục mà lương họ cũng không trích từ tiền quyên góp". "Hơn thế nữa là giáo hội xem lương của các nhà lãnh đạo tinh thần của họ hoàn toàn nằm trong trách nhiệm của giáo hội". Và tiếp theo là "tương lai phải tính toán trả tiền lương thế nào cho ông cựu giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst thì ở đây không biết".

    Từ quỹ tiền thuế

    Nói như vậy thì chỉ có phân nửa là sự thật. Năm 1963 liên bang đã ra luật trả chi phí cho giáo hội rồi. Tiền lương "được tính chung vào theo sự phát triển như mức lương công chức", theo lời phát ngôn viên của bộ. Chỉ trong năm 2014 riêng tiểu bang Hessen đã chuyển 2,19 triệu đến giáo phận để chi trả cho nhân sự. "Chi phí và lương hướng cho nhân sự không tính riêng ra". Giáo hội Limburg cũng trích từ quỹ này tiền lương cho các giám mục của họ và các nhà lãnh đạo tinh thần cấp cao. Và từ cái quỹ tiền thuế này - không phải là tiền thuế đạo - người ta lấy ra để trả lương hưu cho Tebartz-van Elst.

    Trường hợp ông Mixa và ông Tebartz-van Elst có sự tương đồng đến độ ngạc nhiên. Mặc dù một bên là các món đồ cổ quý giá và rượu vang đắt tiền, còn một bên có thêm vụ cưỡng bức bạt tai trẻ con ở nội trú dưới danh nghĩa một vị linh mục tỉnh thành của Schrobenhausen, nhưng chuyện không chịu nhận lỗi phục thiện, thì chỉ có thể giải thích một kiểu rằng: tính cách người giám mục là như thế, cả hai đều như vậy cả.

    Lạ lùng là cả ông Mixa lẫn ông Tebartz-van Elst đều được cựu giáo hoàng Biển Đức rất xem trọng. Trong vụ lùm xùm của ông Mixa, Biển Đức đã chịu thua áp lực công luận ở Đức. Ban đầu ông Mixa phải chịu đền tội sống khép kín như Tebartz-van Elst. Sau đó giáo hoàng Biển Đức mới ân xá xóa tội cho ông ấy vì tuổi tác. Ông ta được điều sang làm việc bên dịch vụ y tế và cố vấn linh mục. Đến cuối tháng Hai lúc vị cử tọa giáo hội đầy quyền lực Gerhard Ludwig Müller được phong vị lên chức Hồng Y thì Mixa và Tebartz-van Elst đã gặp gỡ nhau - dường như cả hai đồng tìm cách thân cận với Müller.

    Georg Gänswein bỗng nhiên tịnh khẩu

    Vị trí của Müller ở Vatican hiện nay được ước đoán có nhiều khác biệt. Ông Müller đã phê phán các tường thuật của giới truyền thông về chuyện Limburg là "chiến dịch bôi nhọ" và đứng ra ủng hộ Tebartz-van Elst. Ông cử tọa của phía hội thánh Georg Gänswein bỗng nhiên tịnh khẩu. Sau khi Đức Giáo Hoàng Francis cho tuyên bố là ông giám mục Tebartz-van Elst không được phép trở về Limburg nữa, thì Müller chỉ còn nói vỏn vẹn: "miễn bàn".

    Giới quan sát cuộc diện ở Roma nhận định rằng tầm ảnh hưởng của Müller lẫn Gänswein từng có được dưới thời giáo hoàng Biển Đức đã mất rồi. Mặc dù giáo hoàng Francis vẫn giữ lại hai người, cũng vì ông muốn biểu hiện sự liên tục của nhiệm kỳ Biển Đức; song giới quan sát nói rằng, tuy ngài hỏi ý hai ông Müller và Gänswein nhưng mà ngài quyết định theo suy nghĩ của mình.

    Müller trở thành đối nghịch với Marx

    Việc gọi đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich vào ban giám sát đã cho thấy giáo triều ở Roma đã muốn cải cách - trong nội bộ, Marx và Müller là đối lập, cũng vì ngày xưa Müller muốn làm tổng giám mục của Munich và Freising. Đại hội giám mục Đức với vai trò cử tọa, Robert Zollitsch đã sớm lên án sự việc ở Limburg, và đặt thêm nền tảng thay đổi này cho cơ cấu quyền lực của hội thánh Đức bằng cách đưa Marx lên làm tân chủ tịch.

    Dù có tiếng nói hỗ trợ của hai ông Müller và Gänswein, khi vào hầu giáo hoàng Francis hôm thứ sáu vừa qua giám mục Tebartz-van Elst cũng chẳng được gì.

    Giám mục Mixa thì nói là, nếu ông ấy không ở Roma cố vấn cho người bệnh, thì viết sách và đi thuyết trình. Giáo hội đã cho ông ở một biệt thự tráng lệ trẻ trung và trước sau như một ông ta có quyền được xưng hô là "Ngài" (Exellency). Trường hợp ông giám mục này đúng ra dưới địa ngục nhưng mà ông ta hạ cánh rất an toàn.

    Ra tòa tranh cãi tiền hưu bổng

    Trong chuyện của Anton Aschenbrenner thì lại kết cục khác. Ngày hôm nay ông ta sống với vợ và con gái Dorothea ở quận Freyung-Grafenau tại hạt Niederbayern. Chuyện ông từng là linh mục cho đến năm 2003 khi trò chuyện với ông chúng ta sẽ nhận ra ngay. Ông Aschenbrenner là người chuyên môn chăm sóc tinh thần cho giáo dân. Tuy nhiên cách đây hơn 10 năm, khi ông thú nhận có cuộc tình vĩ đại, tuyên bố trước công luận thì vị giám mục sở tại tỏ ra cứng rắn. Trong lý lịch của ông có ghi đặc biệt ngắn gọn: "Giải nhiệm vì thành hôn với Birgit". Một cuộc hôn nhân khác lạ, bởi vì cái hôn nhân này đã đe dọa sự sống còn của ông ấy. "Họ đã vất tôi ra trước cửa, tôi nhận một năm 12 tháng bảy trăm năm mươi euro, không hơn không kém".

    Ông cựu linh mục Aschenbrenner trong một ngày đã bị đuổi ra đường, chung với người vợ ông đã cưới. Hội thánh chẳng quan tâm ông ta và gia đình ông ta sẽ ra sao. So với Mixa và Tebartz-van Elst, hai ông giám mục thất trách thì có sự khác biệt, người cựu linh mục kia không được nhận tiền của giáo hội nữa. "Họ đã trả bù tiền hưu trí cho thời gian tôi làm linh mục vào Quỹ Bảo Hiểm Hưu Trí Đức Quốc cho tôi thế thôi. Nhưng không phải vì họ muốn làm mà vị họ phải làm. Một tiền nhiệm đồng sự của tôi có tình trạng tương tự đã phải ra tòa tranh kiện".

    Aschenbrenner hiện tại rất hạnh phúc. Ông ta tự sống bằng nghề chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân và thuyết giảng truyền đạo. Tuy nhiên ông đã thoát ly giáo hội Ki-Tô. Khi hỏi ông liệu ông ta có tin rằng dưới thời ông Francis sẽ có thay đổi chút gì hay không? "Cũng tương tự như một đại công ty mà thôi. Dù có ông giám đốc mới, họ cũng sẽ cố giữ chặt cơ cấu cũ. Cha bề trên Franz có thể làm được", ông ta gọi giáo hoàng như vậy, "ví dụ như chỉ cần ra tín hiệu như thay đổi nhân sự vậy, liệu có nên thay đổi không hoặc là liệu có thay đổi hay không lại là chuyện khác".

    Ông Aschenbrenner cũng viết một quyển sách sẽ xuất bản vào tháng Năm như ông Mixa. Quyển sách tên là "Tôi yêu Chúa và một người đàn bà". Liệu rằng Francis có đọc không nhỉ?


    (dịch lại từ "Tebartz-van Elst erhält eine üppige Pension")

    Last edited by Triển; 03-31-2014 at 01:09 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,631
    Hôm nay tình cờ đọc được tin người ta tìm ra cái chén rượu quý báu ngày xửa ngày xưa chúa Giê xu nhậu với các môn đệ của mình - the Holy Grail - ở Tây ban nha. Nom rất hoành tráng, chắc phải thuộc loại hàng hiệu thời ấy. Nghĩ bụng chúa Giê xu dạo ấy chỉ mới làm đến chức phó thợ mộc thôi mà sao có tiền mua được cái chén khủng thế. Có nhẽ từ thời ấy giáo hội đã thâu thuế đạo chăng?

    http://www.theguardian.com/world/201...ly-grail-claim


  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Cái cúp này chắc chắn là ' hàng nhái ' thời Hy Lạp rồi. Chứ thuế đạo có từ thế kỷ thứ 5 sau công nguyên đến thế kỷ thứ 17 theo chân cách mệnh Pháp vái ông theo bà rồi. Chỉ có mấy anh em Phổ quốc yêu đạo mới giữ đến ngày hôm nay thôi. Tài sản của giáo hội to lớn thế nào và đạo hạnh ra sao phải tìm các nhà ngoại cảm Việt Nam biết tiếng Tây (có thể nhờ tư vấn công ty Đậu Lạc) hỏi thăm thằng gù nhà thờ đức bà là biết ngay.

    À, người ta đồn rùm là có tới 200 cái chén rượu kiều diễm lệ ở lục địa già. Tuy nhiên không biết cái nào là thật. Rất tiếc thời đó chưa có kỹ thuật DNA đại khái lấy nước bọt để thử nghiệm liệu Chúa Jesus có kề môi qua chưa.
    Last edited by Triển; 03-31-2014 at 08:51 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #9
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    anh Hàn Sinh,

    Hôm qua lúc dịch tôi lưỡng lự có nên chú thích hay không, nay đọc thấy anh để ý thành ngữ "cừu đen" nên vừa bổ túc chú thích bên trên. Trong Đức ngữ, "trở thành con cừu đen" là thành ngữ, có nghĩa ám chỉ một nhân vật bị xã hội ruồng bỏ, đẩy ra ngoài lề. Thường người ta dùng thành ngữ này cho một xã hội nhỏ thu kín, nghĩa là gia đình. Ví dụ trong gia đình có đứa con bất trị, hoặc vì lý do nào đó không được yêu thương, chăm sóc. Thì đứa trẻ đó được gọi là con cừu đen.

    Tôi nghĩ tác giả chơi chữ, nghĩa là một mặt dùng thành ngữ, mặt khác cũng là nghĩa đen để người đọc ví von như con chiên. Nghĩa là với cấp cao hơn hoặc trong vòng giáo hội ở Đức thì ông chính là con chiên, nhưng với Limburg thì ông là chủ chăn. Có lẽ khi dùng thành ngữ này tác giả không có ý miệt thị mà ám chỉ hội đồng giám mục Đức đã vội vàng giữ khoảng cách với ông ấy. Như thể mọi việc giáo hội đều êm đẹp, chỉ có kẻ tội đồ này phá rối thôi.
    Anh Triển,

    Cảm ơn anh về lời chú thích và giải thích tỏ tường cho thành ngữ "trở thành con cừu đen" trong đoạn văn thượng dẫn. Tôi cũng đồng ý với anh về ý nghĩa của thành ngữ này, bởi vì không chỉ người Đức mới dùng nó: từ đầu thế kỷ hai mươi, các ký giả kỳ cựu của VN ta cũng học từ phương Tây (Anh, Pháp ngữ...) và dùng nó rải rác trong Phụ Nữ Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí,... (Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Hàn Mặc Tử,... ); mà chúng ta đã từng đọc được lai rai từ trước năm 1975 tại Saigon.

    Chính tác giả bài bình luận cũng nêu lên việc ám chỉ hội đồng giám mục đã vội tách ly với TeV khi sự việc vỡ lở để nói lên sự ví von của mình. Và, tôi hoàn toàn đồng ý với anh về việc chơi chữ của tác giả như thế!

    Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là, liệu sự ví von đó có phải là mỉa mai và xúc phạm đến các con chiên (cừu) bình thường khác trong giáo phận hay không? Bởi vì, có sự khác nhau rất lớn giữa những "con ong" chăm chỉ làm việc và đóng thuế hàng năm cho Nhà Thờ và kẻ nhân danh Nhà Thờ nhưng lại cầm tiền thuế đó để tiêu xài hoang đàng một cách đáng trách! Vấn đề cũng không chỉ đơn giản nằm trong việc tiêu xài phung phí của ông Giám Mục. Nó nằm trong vai trò là người giao giảng Tin Mừng và chăn dắt con chiên nhưng lại mang tội "man khai" (đại hình hay tiểu hình?) đối với cả Đạo lẫn Đời như vậy!

    Hãy đặt mình vào vị trí của một con chiên đóng thuế cho Nhà Thờ trong giáo phận, anh sẽ hiểu được cảm giác bị tổn thương khi đọc thấy sự so sánh một cách oái oăm thế này, anh ạ!

    HS.
    Last edited by Hàn Sinh; 03-31-2014 at 09:50 PM. Reason: Chính tả!

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    anh Hàn Sinh,

    chính vì bị tổn thương trầm trọng qua sự việc ông giám mục hoang phí mà truyền thông báo chí càng làm lớn chuyện thêm. Spiegel và die Welt là hai tờ báo lớn ở Đức đó anh. Tôi thì không nghĩ dùng thành ngữ này có gì quá đáng. Người Á Châu hoặc là người Việt mình thì xử sự nhiều cảm tính, chứ người Tây phương, đơn cử là đồng nghiệp gốc Đức chung quanh tôi cư xử và cân nhắc bằng lý trí khi thảo luận việc chung và nhất là dân chủ. Ai cũng có thể nói được ý kiến của mình và chọn lựa qua số đông. Bài bình luận của die Welt mà gieo rắc kinh hoàng thì họ mất khách, gì thì gì chứ vụ tư bản mất tiền cũng hiếm thấy, họ cũng tính toán chi tiết mà.

    Tôi nghĩ anh có tấm lòng bao dung nên nhìn sự việc bằng nhiều cảm tính. Chứ thật ra những chuyện xé rào như lão giám mục này có thể chỉ là thiểu số thôi. Chúng ta cũng nên thiên vị và tin tưởng như vậy, nếu không xã hội tôn giáo bên này khó tồn tại. Vì là thiểu số nên phải chỉ trích, xử phạt thật đích đáng làm gương cho kẻ khác hoặc giả những người cầm chén rao giảng mà có lòng vọng động, tham lam cũng sẽ qua đó mà e dè, vì giáo dân và xã hội chung quanh vẫn còn lý trí chứ không mù quáng.

    Bài viết mới tôi dịch hôm qua đó cho thấy một khía cạnh khác nữa trong giáo hội Đức mà người ngoài không biết tới, đó là những tranh chấp tư lợi, quyền lực và sự đối đãi giữa lãnh đạo tinh thần cấp cao, và lãnh đạo tinh thần hạ cấp. Sự khác biệt đối xử của 3 trường hợp ông giám mục Mixa, ông giám mục Tebartz-van Elst và ông linh mục Aschenbrenner. Cả ba ông đều là cừu đen, nghĩa là vi phạm giáo điều nên bị xử phạt. Ông cựu giám mục Mixa thì đối xử bạo hành với trẻ con mà không nhận, ông cựu giám mục Tebartz-van Elst thì phung phí xa hoa cũng không nhận, riêng ông cựu linh mục Aschenbrenner thì dám yêu và cũng dám nhận. Trong ba trường hợp hai ông giám mục đều không nhận tội, sau cùng lại nhận tội, nhưng án phạt quá nhẹ nhàng (xem bài trên), còn ông linh mục thì bị đẩy ra bên lề đường cuộc đời. Đối với giáo hội thì ông đó là phản đồ, đối với xã hội thì ông này là một phó thường dân bị thất nghiệp. Không hơn không kém.
    Ý tôi là vẫn còn bên trong các giáo hội tôn giáo những chuyện cần minh bạch, nên minh bạch. Nhưng mọi sự đều không ảnh hưởng đến niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo. Những người bạn chung quanh tôi, người ta thoát ly giáo hội là vì người ta đánh giá cơ chế giáo hội và thuế má, chứ không phải người ta mất niềm tin tôn giáo. Họ vẫn nhận họ là con cái Chúa (bên Phật giáo gọi là Phật tử) chứ không phải họ bỏ đạo. Thoát ly giáo hội không đồng nghĩa với bỏ đạo. Và tôi thấy điều này quan trọng hơn.

    Tôi nhớ có lần tôi và anh Bẹc trong diễn đàn này đều chỉ trích ông Thích Như Điển trụ trì chùa Viên Giác ở Đức lần đó. Ông hòa thượng này cũng có một hành động phung phí tương tự khi tự tổ chức sinh nhật rầm rộ cho bào huynh của ông ấy là hòa thượng Bảo Lạc bên Úc khi ông này thất tuần hay bát tuần gì đó tôi quên rồi. Những chi phí cho việc xa hoa đó là do đàn na tín thí cúng dường mà có. Cho dù là có sự đồng ý của chư Phật tử cúng dường đi nữa thì người bình thường trước khi làm cũng phải suy nghĩ chứ nói chi là vị lãnh đạo tinh thần như ông ta. Tuy nhiên không vì vậy mà chúng tôi xa rời đạo Phật. Các nhà sư cũng chỉ là người hiểu biết về đạo dẫn dắt chúng ta đi đứng cho ngay ngắn dễ dàng thôi. Họ không phải thánh nhân, và chúng ta cũng phải kẻ khù khờ cho nên không nhất thiết phải đãi đằng nhau. hihihi j/k.

    Vài hàng đầu tuần cho vui.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:44 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh