Register
Page 1 of 5 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 50
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Trẻ con Đức ở Mỹ




    Trẻ con Đức ở Mỹ:
    "Bạn trong lớp em bênh vực kẻ cố sát"

    Một đứa trẻ 17 tuổi người Hamburg (Đức) bị bắn ở Mỹ - Các học sinh thuộc dạng "trao đổi sinh" khác sửng sốt phản ứng - Dưới đây các em thuật lại một ít các cú sốc văn hóa thường nhật: kể về Ông-nội-khách [1] có súng săn đến bạn cùng lớp lia luôn mấy con sóc.





    Alina Buxmann, 16 tuổi, học trường Union City ở Pennsylvania. Cô bé thường xuyên viết về trải nghiệm của mình trên mạng trao đổi.

    "Bà-mẹ-khách [2] tên Kim của em la lên khi nghe em đọc dòng tin kể chuyện anh Diren D. Bà ấy đã nói 'Cha-mẹ-khách [3] của cậu bé sẽ không bao giờ vượt qua được mặc cảm có tội hiện tại'.

    Người-anh-khách [4] của em tên Tyler, 23 tuổi, cũng sửng sốt nhưng mà anh ấy cũng nói rằng: người ta không thể đón chào những kẻ xâm nhập gia cư bất hợp pháp bằng một miếng bánh ngọt được. Anh ấy cũng đồng ý cái "Castle-doctrine" cho phép chủ nhà xử dụng vũ lực, nếu cảm thấy bị đe dọa ngay trong nhà của mình.

    Ai quen biết anh Tyler không thể gọi anh ấy là dã man hay lạnh lùng được. Ngược lại anh ấy lịch thiệp và khôi hài nữa, ngoài ra anh này có cái kiểu mà người ta thường gọi một cách phong độ, là 'Redneck'. Trước kia chữ này được dùng cho người nghèo, các nông dân da trắng ở các thành phố miền Nam, ngày nay chữ này diễn tả một lối sống, như Rednecks sống ở quê, chạy xe jeep và xe hàng, thích đàn bà và trà có bọt, ăn vận rằn ri và chuyên môn đi săn bắn.

    Ở vùng em cư ngụ vào tháng 12 bắt đầu có săn nai, cả phân nửa dân tỉnh ăn vận rằn ri như đi tác chiến vậy rồi rầm rộ hành quân vào rừng. Vài đứa bạn của em còn bỏ luôn giờ luyện bơi để đi săn. Anh Tyler của em mỗi ngày đều vào rừng cho đến một buổi sáng anh ấy giơ cho em thấy đã bắn được một con hoẵng tươi rói mới thôi. Trên Facebook họ cũng dán đầy hình ảnh các thợ săn tự hào làm dáng trước các chiếc cúp. Đứa em họ 11 tuổi của em bắn được con mang đầu tiên, Jonas cũng vậy, Jonas là đứa bé học sinh trao đổi người Đức thứ hai ở trường Union City cũng phát hiện ra vụ săn bắn. Phần em thì đã từ chối lúc họ mời em đi săn.

    Hiện tại vẫn còn cung tên và một khẩu súng săn treo ở bậc thang lên nhà em ở.
    "






    Johann học tại một ngôi trường ở Wylie, Texas

    "Ban đầu em nghĩ chuyện Diren tử vong là tin đồn. Một trao-đổi-sinh bị bắn ư? Không thể tưởng tượng được. Nhưng rồi em đọc liên tiếp trên facebook các bài viết và bình luận vụ này. Rồi nhân vật dần dần có tên, có mặt mũi, có bạn bè và gia đình.

    Chúng ta chỉ bắt đầu hiểu được người Mỹ và sự yêu chuộng vũ khí của họ, khi chúng ta tự mình trở thành Mỹ lai. Ở đây, chuyện cái tủ đựng súng có mặt trong hầu hết các ngôi nhà là chuyện dĩ nhiên. Thỉnh thoảng em cũng thấy có người đeo súng ở dây nịch, ví dụ như một ông bố kia đấy, đeo súng đẩy con tàn tàn trên xe mua hàng bước vào siêu thị.

    Tước vũ khí của người Mỹ cũng như là cấm uống rượu ở Đức. Đơn giản là không thể tưởng tượng được. Người Mỹ rất thân thiện, ở đây ai đi trước sẽ đứng giữ cửa cho người đi sau, bắt đầu câu chuyện là 'Cả ngày của bạn thế nào rồi?'. Chỉ có điều là chúng ta phải biết khi nào đã vượt qua ranh giới của họ.

    Chuyện Diren tử vong khiến em suy nghĩ rất nhiều. Một năm đi du học trao đổi để thực hiện mơ ước, trải nghiệm giấc mơ thanh niên. Đó là một năm đẹp nhất trong đời chứ không phải là năm cuối cùng ở dương thế.
    "






    Elisabeth Schröter tham gia niên học 2011/2012 tại một trường học ở Georgia. Cô thường thuật lại trải nghiệm của mình trên mạng

    "Tin tức vụ tai nạn đã làm em sửng sốt, nhưng em lại không bất ngờ. Người mẹ-khách của em ngày trước từng có một khẩu súng lục trong ngăn kéo ở tủ giường ngủ. Các đứa trẻ mà em biết ở trường sở hữu cả một kho vũ khí, chúng nó rủ em đi bắn hoài.

    Em chưa bao giờ đi cùng, nhưng mà luôn muốn biết chúng nó làm cái gì ở đó; em chỉ muốn hiểu, vì sao trẻ con ở đây xử dụng súng ống như đồ chơi. Thông thường bọn nó bắn vào ống lon hoặc bắn mấy con sóc, cha mẹ bọn nó biết cả, nhưng họ nói rằng không có nguy hiểm gì đâu. Chỉ vui thôi mà.

    Lúc em đi thăm ông-nội-khách lần đầu, em cũng được cầm cây súng lần đầu tiên trên tay. Sau khi ông ấy dạy em chạy xe và phóng chiếc jeep thật dữ dằn xong, ông ấy hỏi em: 'Này Elisabeth, muốn thử một phát không?'. Em hồi hộp và có phần hơi lo.

    Ông ấy đưa cho em một cây súng trường cũ và chỉ cách em phải cầm súng ra sao. Em cứ thử bắn trúng cái lon. Ông ấy rất ngạc nhiên khi em còn bắn trúng nữa cơ. Hứng lên ông ấy đưa cho em vài cây Shotgun lớn hơn, nặng hơn. Lúc em bóp còi, lực quán tính của cây súng đẩy em văng ra sau và tiếng nổ để lại dư âm dế kêu trong tai em sang đến hôm sau mới hết.

    Lần đầu tiên cầm cây súng trên tay, em có cảm giác sợ sệt, nhưng mà cũng cảm giác được cái quyền lực. Em cảm giác rằng thứ vũ khí này có khả năng nhiều hơn nữa, chứ không phải chỉ để lại một cái lỗ trên cái xô. Lúc đó em đã rõ ràng rồi: sự lễ độ trước một cây súng sẽ tan biến rất nhanh.
    "






    Anna học ở Manson, Iowa

    "Vũ khí ở đây đóng một vai trò rất quan trọng, ai cũng có ít nhất một cây súng. Gia-đình-khách của em mặc dù không có vũ khí trong nhà, nhưng mà tất cả bà con của họ, hầu hết bạn bè của em ai cũng có. Em rất sợ, đặc biệt là khi họ có rượu bia vào nữa. Khi trẻ con có thể cầm súng trong lúc đang nhậu nhẹt thì không thể nào có kết quả tốt đẹp được.

    Học trò lớp dưới cũng đã biết xử dụng súng rồi, em thấy thật là vô trách nhiệm. Em nghĩ rằng nhiều trường hợp tai nạn có thể tránh được, nếu vũ khí không phải là vật dụng hàng ngày trong nhà. Mới cách đây một tuần, một đứa bé 4 tuổi trong lúc chơi đùa đã dùng súng bắn kia kìa.
    "







    Anna Sophia Burch từng có một năm là trao đổi sinh ở Texas. Cô cũng thường thuật là trải nghiệm của mình trên mạng

    "Nỗi hoảng sợ vẫn còn đọng chặt trong xương đây này, vì cái năm làm trao đổi sinh ở Texas em gặp trường hợp tương tự suýt nữa có thể thành nghiêm trọng rồi. Người Mỹ nói rằng, họ sở hữu súng đạn vì phải bảo vệ cho gia đình mình. Họ nghi kỵ dữ lắm.

    Vụ sợ bị trộm hoặc là sợ trẻ con bị bắt cóc em cũng được trải nghiệm ở nhà cha-mẹ-khách của em: một trong những điều nhắn nhủ đầu tiên, là em không có việc gì phải sợ cả, có gì khẩn cấp, đã có cây súng trường trong phòng ngủ rồi. Với hệ thống báo động mở thường trực trong nhà, lúc nào em cũng nghĩ mình đang ở nơi canh phòng rất cẩn mật vậy. Chuyện tự vệ gìn giữ đất đai, mà những người di dân đầu tiên đến đây tranh giành một miếng đất hoang có được, dường như đã trở thành bản chất của người Mỹ cổ xưa rồi.

    Ở trường em học có lần còn thảo luận xem có nên trang bị cho tất cả thầy giáo mỗi người một cây súng để giữ trật tự và an toàn hay không nữa. Các đứa bạn trong lớp đến sinh nhật 18 tuổi đều nôn nao trông đợi được quyền sở hữu cây súng của riêng mình. Làm sao giải thích được đây khi từ 21 tuổi mới được phép uống rượu, trong khi đó quyền sở hữu súng đạn lại từ 18?

    Dưới danh nghĩa trao-đổi-sinh, em đã quá xem thường nhu cầu an ninh của người Mỹ. Đối với thanh thiếu niên châu Âu, loại giá trị xã hội mang bản chất bảo thủ cũ, đứng chung với các tự do hiện đại lại có giới hạn mới, rất bó buộc và khó hiểu. Trẻ con Texas từ bé đã học cách xử thế như vậy rồi. Ban đầu em cũng chưa thấu hiểu được các quy ước và luật lệ hàng ngày ở đây lắm. Nhưng nếu không chịu để ý thì chính mình sẽ lâm vào tình cảnh mâu thuẫn".



    (còn nữa)



    ----chú thích:
    [1],[2],[3],[4]: trong Đức ngữ, khi học sinh đi du học loại trao đổi học sinh. Gia đình thu nhận học sinh được gọi là gia đình khách, gồm có ông bà khách, cha khách, mẹ khách, anh khách, chị khách.


    Last edited by Triển; 05-01-2014 at 12:50 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Melanie, 15 tuổi, học tại một trường gần Salt Lake City, Utah

    "Cái chết của Diren ảnh hưởng mạnh đến những đứa trao-đổi-sinh như chúng em. Qua các nhóm Facebook, chúng em liên lạc kết nối với nhau rất tốt, cho nên có cảm giác gần gũi như gia đình, mặc dù hầu hết chúng em không quen biết nhau từ trước. Hiện đang có cuộc tranh luận lớn trên mạng xem ai có lỗi trong vụ này.

    Trong thời gian ở đây, em chưa từng thấy những chuyện phạm pháp nào, có lẽ vì Utah là một tiểu bang rất bảo thủ và nặng phần tín ngưỡng. Mặc dù vậy gia-đình-khách rất mộ đạo của em cũng có vũ khí trong nhà. Có lần sau một bữa ăn tối, bỗng nhiên ông-bố-khách của em xuống hầm mang vũ khí của ông ấy lên. Ông ấy hướng dẫn em cách xử dụng và phải cầm súng thế nào cho đúng. Mẹ-khách của em hơi bị rối trí, vì không hiểu được luật lệ trong chương trình trao-đổi-sinh của em có cấm đụng chạm vũ khí.

    Em đã thảo luận với bạn bè và thầy cô về quyền xử dụng vũ khí ở Mỹ. Nhiều đứa bạn của em đã bị sốc và không hiểu nổi. Trong một số bạn Mỹ của em, lại nghe có đứa bảo là 'trong trường hợp đó tui cũng xử thằng Diren y chang vậy thôi'. Một thầy đã dạy em rằng có vài tiểu bang ví dụ như Texas chẳng hạn, không phải cứ có người đứng trên khuôn viên tư gia của mình, là được bắn người ta hợp pháp đâu.

    Trong giờ sử ký em đã được học rằng lập trường suy nghĩ phải dựa trên hiến pháp. Ý tưởng ở đây là dân chúng có thể tự vệ trong trường hợp chiến tranh nội chiến lại xảy ra. Em thấy lý luận này ở thời điểm ngày nay không còn phù hợp nữa. Chúng ta cứ nghe hoài những chuyện dân chúng bắn nhau rồi thương vong. Em xin cầu nguyện cho gia đình anh Diren
    ".






    Malte, 16 tuổi, học gần San Antonio, Texas

    "Lúc em nghe được tin một trao-đổi-sinh bị tử vong, dĩ nhiên em cũng bị sốc. Nhưng chuyện làm em bất ngờ hơn, là phản ứng của các bạn học Mỹ cùng lớp. Mặc dù bọn nó xem đó là một việc nghiêm trọng, nhưng lại lên tiếng bênh vực sát nhân. Sát nhân có quyền bắn trao-đổi-sinh. Em đã thảo luận chuyện này với gần phân nửa trường học của em, nhưng mà em luôn nhận được phản ứng như nhau: 'Phải rồi, ở đây xảy ra vậy hoài hà', hoặc nhiều lắm là bọn nó nói rằng trong lúc cầu nguyện sẽ nghĩ đến Diren.

    Quy ước bất di bất dịch là: ai xâm phạm tư gia của tôi là tôi được quyền bắn bỏ. Tại sao người ở đây có lối suy nghĩ như vậy, riêng em chỉ có thể hiểu được, vì em đã sống gần một năm ở đây trong cái văn hóa kiểu đó mà thôi. Rất nhiều đứa xem đời sống của chúng là hậu duệ của cao bồi, nên cho rằng vũ khí là thứ đồ vô hại. Gia-đình-khách của em cũng sở hữu vài cây súng họ giữ trong một cái tủ sắt lớn. Thường thường mấy đứa bạn dán hình ảnh lên mạng xã hội khoe bọn nó vừa bắn được thú vật. Giơ cái thủ cấp con hoẵng ra trước máy chụp hình ra vẻ tự hào lắm và bình luận thêm là "Headshot', bắn vào đầu cơ đấy. Vài tuần nữa họ cũng kéo em theo đi săn đó.

    Chúng ta không thể đơn giản tước đi cái thứ vũ khí người Mỹ yêu chuộng được đâu, đó là một phần lớn văn hóa của họ mà họ rất tự hào. Đa số biết phải xử dụng vũ khí ra sao. Phần em cũng chỉ hết lo sợ khi em nghĩ chung quanh mình chỉ có những người rất đàng hoàng, những người chưa từng cố sát một ai mà thôi
    ".






    Anna, 15 tuổi, học ở Oregon

    "Lúc em quyết định du học ở Mỹ, em rất vui vì sắp được trải nghiệm mới mẻ - em chẳng có sợ hãi gì cả. Em chỉ có hơi suy nghĩ chút rằng có thể bị rơi vào một trong những tiểu bang miền Nam, là những nơi có quá nhiều vũ khí tí thôi. Nhưng mà rất tiếc là ở Oregon, miền Tây Bắc nước Mỹ, vũ khí cũng được yêu chuộng như thường. Từ hôm tháng Tám năm 2013 đến nay, em đã phải đổi đến 2 gia-đình-khách rồi. Cả ba gia đình đều có chứa vũ khí, vì các ông-bố-khách của em đều thích đi săn. Dĩ nhiên là vũ khí đều được cất giữ kỹ càng, tuy nhiên ở hai gia đình kể trên, cả con nít cũng biết mật mã để mở tủ sắt.

    Cách đây một tháng có một học sinh ở trường trung học cũ của em, trong cơn hành ma túy đã bắn bỏ cha lẫn mẹ mình. Chuyện này cho em thấy rằng, không những ma túy khiến người ta mất đi lý trí, mà vũ khí có sẵn trong nhà cũng có thể mang đến quá nhiều mất mát. Nếu không có vũ khí, mấy tên ăn hại kia làm gì nghĩ đến chuyện tấn công chính cha mẹ mình chứ!

    Sau cái chết của Diren, chị của em có biên thư cho em, bây giờ chị em lại còn sợ cho em nhiều hơn nữa. Chuyện này có thể xảy đến bất cứ ai ở Mỹ đây là chuyện có thật đó, vì vũ khí có được quá dễ dàng. Một năm du học của em sắp sửa qua rồi, và em gần như không thể chờ đợi được nữa, vì sắp được ôm ấp trong vòng tay những người yêu thương nhất của mình
    "






    Celine, 16 tuổi, học ở Pittsburg, Pennsylvania

    "Em học tại một trường trung học Mỹ ngay ở trung tâm thành phố. Nếu có ai đó bảo em cách đây 8 tháng rằng, các tiếng súng nổ là sinh hoạt bình thường trong ngày, có lẽ em đã ôm miệng cười to tiếng rồi. Nhưng mà tiếng súng nổ quả thật là âm thanh bình thường ở đây, do thỉnh thoảng trước khi đi ngủ em vẫn nghe tiếng súng nổ bên ngoài, hoặc là bị tỉnh giấc vì tiếng súng bắn.

    Vũ khí là một yếu tố lớn nằm trong cách sống của người Mỹ, cho nên gần đây em đã cảm nhận được, các việc kiểm soát an ninh là chuyện hoàn toàn xảy ra hàng ngày. Không chỉ ở các phi trường, các viện bảo tàng hoặc các cơ sở lớn lao gì - ngày đi học của em cũng khởi đầu bằng các bộ phận dò kim loại và một lần kiểm soát cặp táp, sau đó em mới được cho bước vào trường thật thụ. Dù sao đi nữa, an ninh học đường ở đây rất được xem trọng. Cũng phải thôi nếu mình cứ thử nghĩ lại xem, những chuyện xách súng chạy bắn lung tung ở đây hàng ngày thật khủng khiếp.

    Ngay cả em cũng đã sờ đến vũ khí rồi đó. Ông-bố-khách của em có nhiều súng ở nhà và cất giữ theo luật định trong một tủ vũ khí có khóa. Ông ấy xử dụng vũ khí loại chơi thể thao. Hôm lễ Tạ Ơn em được phép tháp tùng mấy người đàn ông trong gia đình này đi bắn. Đó là một kỷ niệm vui mặc dù em bắn rất dở. Tuy nhiên em cảm nhận được ông-bố-khách của em rất cẩn thận và có trách nhiệm trong việc xử dụng súng ống. Ai cũng mặc y phục thích hợp và những người không có kinh nghiệm bắn súng như em, chỉ được phép bắn súng khi có ai đầy đủ kinh nghiệm đứng kế bên. Gia-đình-khách của em rất nghiêm túc với chuyện vũ khí, em có thể hoàn toàn thoải mái thảo luận với họ về chuyện này, như là nên yêu sách thêm luật lệ xử dụng vũ khí nghiêm ngặt hơn nữa.

    Em không biết hoàn cảnh bị thảm sát của bạn Diren ra sao, nhưng chuyện có thật, là các điều luật vũ khí ở Mỹ vẫn chưa đạt đến mức nó có thể đạt đến và nên đạt đến. Và các biến cố như vụ này sẽ khiến chúng ta khi nghĩ đến phải đau lòng. Em xin chia sẻ với gia đình và bạn hữu của anh Diren
    ".







    Ylenia, 17 tuổi, đang học tại Nebraska

    "Em được biết vụ tử thương của Diren qua Facebook. Những đứa trẻ diện trao-đổi-sinh chúng em như một đại gia đình và nhất quán rằng chuyện đó không được phép xảy ra. Tất cả chúng em cầu mong cho thân nhân anh ấy được nhiều nghị lực.

    Nhiều người Mỹ chẳng biết gì về cái chết của anh ấy cả, em thấy sốc thật đó. Lúc em kể chuyện này cho bạn bè và những người quen biết nghe, đúng là họ cũng mất hồn và đồng ý với em, rằng cái ông bắn anh kia đã xử sự sai lầm. Nhưng lúc em nói đến đề tài 'gun control' thì đa số họ phản ứng rất thụ động.

    Nhiều bạn bè của em rất thích đi săn, gần như nhà nào cũng có ít nhất một cây súng. Theo em, kinh qua chuyện xảy ra ở Montana, họ phải nên làm một cuộc cải cách rồi đó.
    "


    cpa/fln




    (dịch lại từ "Deutsche Teenager in den USA: "Meine Mitschüler verteidigen den Schützen")

    Last edited by Triển; 05-01-2014 at 07:57 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Nếu tính tỷ lệ thì số người chết vì súng quá ít so với số súng mọi người dân có trong nhà. Thử tưởng tượng cũng số súng đó nằm ở những nước khác thì chắc cả nước bắn nhau chết hết. Tớ thấy mấy thằng bạn có nhiều súng của tớ hiền như cục bột á.
    Laissez les bon temps rouler!

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Nếu tính tỷ lệ thì số người chết vì súng quá ít so với số súng mọi người dân có trong nhà. Thử tưởng tượng cũng số súng đó nằm ở những nước khác thì chắc cả nước bắn nhau chết hết. Tớ thấy mấy thằng bạn có nhiều súng của tớ hiền như cục bột á.
    Có một đứa bé bên trên nhận xét có vẻ chín chắn. Quyền muốn xử dụng súng ống với lý do tự vệ đã trở thành bản chất người Mỹ rồi. Nó không phủ định hoặc xiển dương tính cách nào khác của một người cả, ví như xử dụng súng thì hiền thục đoan trang nước da bánh ít hoặc là xử dụng súng thì là thứ cộc cằn thô lỗ đá cá lăn dưa, ngồi đầu cầu thổi ống tiêu hết.

    Cái điều mà các đứa bé trao-đổi-sinh Đức đang ở Mỹ lên án, qua vụ thằng bé Diren K. bị bắn, rất dễ hiểu, rằng vũ khí không phải để chơi, và chơi dao có ngày đứt tay. Dẫu sao không có đứa nào bên trên không chấp nhận cái nét văn hóa thích súng này của Mỹ cả, hay nói đúng hơn là phải chấp nhận, rồi hết năm học thì quay về thôi. Bọn trẻ chỉ sốc là vì thằng bé chết cùng hoàn cảnh, đồng cảm do đều là du học sinh như nhau.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Nếu tính tỷ lệ thì số người chết vì súng quá ít so với số súng mọi người dân có trong nhà. Thử tưởng tượng cũng số súng đó nằm ở những nước khác thì chắc cả nước bắn nhau chết hết. Tớ thấy mấy thằng bạn có nhiều súng của tớ hiền như cục bột á.
    Bác Tôm,

    Đọc xong tin tức ở trên, tớ hãi hùng quá, chắc phải dọn ra khỏi nước Mỹ thôi. Có điều ở vùng tớ ở, hơn 12 năm rồi tớ chẳng khi nào nghe tiếng súng. Và cũng chẳng thấy ai đeo súng khơi khơi ra ngoài đường, ở vùng tớ chỉ cần thấy súng để trong xe là bị cảnh sát còng tay ngay. Súng phải để trong cốp xe và có giấy chứng nhận mua súng.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  6. #6
    Em chả biết bác lào đúng, chỉ thấy anh google bảo rằng

    Guns and cars have long been among the leading causes of non-medical deaths in the U.S. By 2015, firearm fatalities will probably exceed traffic fatalities for the first time, based on data compiled by Bloomberg.
    While motor-vehicle deaths dropped 22 percent from 2005 to 2010, gun fatalities are rising again after a low point in 2000, according to the Atlanta-based Centers for Disease Control and Prevention. Shooting deaths in 2015 will probably rise to almost 33,000, and those related to autos will decline to about 32,000, based on the 10-year average trend.

    http://www.bloomberg.com/news/2012-1...s-by-2015.html

    có lẽ oan cho người Mỹ các bác.
    con gì cũng đòi ăn, cái gì cũng đòi mua

  7. #7
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Bác Tôm,

    Đọc xong tin tức ở trên, tớ hãi hùng quá, chắc phải dọn ra khỏi nước Mỹ thôi. Có điều ở vùng tớ ở, hơn 12 năm rồi tớ chẳng khi nào nghe tiếng súng. Và cũng chẳng thấy ai đeo súng khơi khơi ra ngoài đường, ở vùng tớ chỉ cần thấy súng để trong xe là bị cảnh sát còng tay ngay. Súng phải để trong cốp xe và có giấy chứng nhận mua súng.
    Giời, bác cứ làm như có nhiều súng là vác ra đường bắn nhau cho vui vậy. Đương nhiên là chẳng khi nào nghe tiếng súng rồi, ngày nào cũng nghe tiếng súng chắc tớ cũng phải về VN ở cho nó yên :P. Thật ra, trong phạm vi tớ biết thì chẳng ai nói có súng để tự vệ mà có súng như thú tiêu khiển. Cuối tuần rủ nhau đi bắn (ở bãi) hay đi săn. Tớ dám chắc là hàng xóm tớ có rất nhiều súng nhưng chẳng bao giờ tớ nghe tiếng súng. Cuối tuần thì có rủ nhau đi tập bắn, ra bãi bắn thì tha hồ mà nghe tiếng súng to, súng bé Có điều này, như trên bác Triển có nói, người Mỹ quen với súng ống rồi nên bây giờ mà bị tước đi thì có cảm giác y như bị thiến.
    Laissez les bon temps rouler!

  8. #8
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Có sao thấy vậy người ơi, chẳng phải cứ Việt Nam mới có kiểu nước ta có rừng vàng, dân ta có biển bạc, còn ta thì hơi ra vào ngẩn ngơ. Cũng xin cho biết là chỉ đi chơi ở Mỹ vài lần chứ chưa ở lâu đến hơn 12 năm đâu á.
    Last edited by Triển; 05-01-2014 at 10:52 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:05 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh