Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12
  1. #1
    Nhà Lá
    Join Date
    May 2014
    Posts
    12

    Tội Nghiệp Đời Sau

    LỜI MỞ ĐẦU :




    Tháng vừa qua tôi có đọc một bài về những dự án xây đập và dòng sông ô nhiễm ở bên tàu, trên tờ báo the Economist, tờ báo này nói rằng nước tàu đang bị thiếu nuớc trầm trọng, và những nguời lãnh đạo nước tàu đang có những việc làm nguy hiễm và sai lầm .


    Xây dựng nhiều đập chặn nước và thay đổi dòng chảy trên cao nguyên Tibet (Tibet Plateau) để chuyển nuớc về các tỉnh phía bắc của nước tàu, ( thượng nguồn của dòng sông Yangtse, Mekong và Salween ) . Nó sẻ có ảnh hưởng rầt lớn đến sự sống còn của các nước Việt Nam, Cambốt Thái Lan và Lào .


    Những gì tôi học được ở trường Portland State U. ngành Công Chánh, và kinh nghiệm đi làm cho tôi biết rằng : những người đang hoạch định kế hoạch chuyển nước từ nam ra bắc (South North Water Diversion Project) , họ đang nghĩ là họ con trời (son of heaven), và có quyền thay trời làm mưa nên họ mới quyết định như làm vậy . Công trình nay sẽ nối 2 con sông lớn lại với nhau, sông Yangzi (Dương Tử) và Yellow ( Hoàng Hà ) .


    Thay vì lo giải quyết vấn đề ô nhiễm của những dòng nước đen ngòm, những con sông đang dẫy chết, lãnh đạo tàu lại nghĩ ra một công trình vô tiền khoáng hâu, và chắc chắn sẽ mang đến những thất bại .


    Tôi nghĩ rằng công trình này giống y hệt như công trình xây dựng xa lộ vào đường mòn HCM . Gần 10 năm sau, theo báo quốc nội thì mật độ và số lượng xe cộ vẫn còn ít người dùng vì chưa có ai dám chạy vào nơi rừng rậm này .


    Thật đau lòng khi thấy những công trình xây đựng lớn lao và tốn kém lại bắt nguồn từ những giấc mơ, và ý tuởng bệnh hoạn của những người lãnh đạo kiêu căng tự phụ , xem mình như Thiên Tử thế thiên hành đạo....., thí dụ như muốn vinh danh cá nhân HCM nên nhà nước Việt Nam phải bỏ hàng tỷ đô la xây xa lộ đi vào đường mòn rừng rậm hoang vu nơi biên giới Lào Việt .


    Công trình xây dựng khổng lồ South-North Diversion Project, thay vì xây dựng để lo nhu cầu cơm ăn áo mặc cho dân thì đây lại đi vinh danh lời nói của một lảnh tụ, làm theo ý thích và ước muốn của cá nhân Ông Mao . (The Chinese government launched the South North water transfer project, rumored to have originally been concieved of by Mao in 1952 )




    Có khi nào bạn nghĩ rằng nuớc ta có một ông Vua khùng nào đó nói rằng : miền Bắc hạn hán, ít mưa, miền nam có sông Cửu Long nước nhiều, vậy thì ta truyền lệnh nối hai dòng sông lại, sông Cửu Long và sông Hồng nối lại với nhau để cho nước của sông Củu Long chảy ra miền Bắc . Ai can ngăn sẽ bị chém đầu ! .







    South - North Water Diversion Project




    Công trình này qui mô hơn Vạn Lý Trường Thành, nhiều lần lớn hơn Three Gorges Dam.


    Khi nối xong 2 dòng sông lớn này lại với nhau : nước của sông Hoàng Hà sẽ chảy lên miền xa mạc nóng bức và khô cằn , khi xây cất xong sẽ gồm có 3 ngàn kí lô mét đường hầm đi qua núi đồi và ngay cả dưới lòng sông . Công trình như vậy sẽ tàn phá biết bao tài nguyên , hư hại môi trường và kinh phí tốn kém vô cùng to lớn . Nhưng than ôi ! con sông Yangtse ở miền nam nó đã vô cùng ô nhiễm và quá tải, nếu nó chảy nguợc lên miền Bắc thì sẽ gây ra biết bao nhiêu vấn đề nan giải và khó khăn hơn nữa .




    Dân số nước tàu tăng quá nhanh, và nền phát triển cơ khí công nghệ tăng trưởng đến độ chóng mặt, với nhịp độ như vậy, nhu cầu nước rất là cần thiết .




    Bây giờ trước tình trạng thiéu nước trầm trọng, việc làm quan trọng nhất hiện tại là vấn đề giáo dục , người dân phải biết tiết kiệm nước .


    Phạt nặng những Công ty, Hãng, Công xưởng vi phạm luật gây ô nhiễm môi trường .


    Xây nhiều đập trên thượng nguồn cao nguyên Tibet sẽ không giải quyết được vấn đề thiếu nước, mà ngược lại làm ô nhiễm môi trường, phá tan nát và làm nghẽn mach dòng chảy, ( khi tàn phá trên cao nguyên Tibet xảy ra rồi.... thì mãi mãi mất đi nguồn nước tinh khiết , thế hệ đi sau sẽ không bao giờ tìm đươc lần thứ hai vì môi trường và dòng chảy bị thay đổi quá nhièu ).







    Con sông Hoàng Hà miền bắc không còn nước , Sông Dương Tử cạn dòng và đang dẫy chết, Công trình xây dựng South-North Water Diversion Project lấy nước ở đâu ra để chuyển lên miền bắc khô cằn ?








    A- SA MẠC HOÁ MIỀN BẮC , HẠN HÁN, XÂY DỰNG THÀNH PHỐ MỚI KHÔNG NGƯỜI Ở : SÔNG HOÀNG HÀ KHÔ CẠN :




    "..... on the Yellow River, where a cascade of 46 dams was started...."


    "...The river has virtually disappeared....."


    "..... It now exists only in name, except for a couple of months during the rainy season....."




    Jasper Becker, Asia Times August 26 , 2003 .
    Please click here : http://www.atimes.com/atimes/China/EH26Ad01.html




    ".....46 con đập đã được xây dựng trên dòng sông Hoàng Hà (Yellow River)..."


    "....Con sông Hoàng Hà (Yellow river) tự nhiên bị biến đi đâu mất ...."


    "......Còn chăng chỉ là cái tên , và sống lại trong hai tháng mùa mưa...."...............Asia Times .






    Ghost town Ordos : những thành phố này cần rất nhiều nước . Vị trí của nó ở quá xa nguồn cung cấp nước và gần sa mạc khô cằn . Số tiền 70 tỷ đô la đành cho công trình South - North water diversion là một món tiền lớn... hãy dùng vào việc xây những nhà máy lọc nước, và làm sạch những dòng sông đang dẫy chết .










    Ghost Town ORDOS




    Xây dựng 10 thành phố một năm giống như Ordos . Please click here : https://www.youtube.com/watch?v=pbDeS_mXMnM











    Bơi hay đi bộ qua sông ?












    Sông Hoàng Hà (Yellow river) North, sông Dương Tử (Yangtse) South .


    Xây dựng những thành phố (Ordos) mà không cần biết có người ở hay không, rồi bỏ hoang không người ở, lãng phí biết bao tài nguyên thiên nhiên, sức người và nhiên liệu, thêm vào đó miền bắc nước tàu khí hậu khô cằn và ít mưa, thời tiết thay đổi nên dần dần bị sa mạc hoá, và mất đi bao nhiêu đất canh tác và trồng trọt .





    Miền bắc nước tàu nơi có sông Hoàng hà (Yellow river) chảy qua...cằn cỗi và khô cạn .


    Người dân sống trong vùng sa mạc hoá này không còn nguồn lợi nào sanh sống vì thiếu nước, và không có việc làm sẽ gây ra nạn đói, bất an xã hội vả nổi loạn, cái vòng lẩn quẩn lại kéo dài.......khí hậu thay đổi.....sa mạc hoá.....mất đất canh tác....không có việc làm thất nghiệp .....nhà nước tạo công ăn việc làm (như xây thành phố đô thị Ordos), dân quê tràn vào những thành phố để tìm đất sống . ..v..v..






    B- HẠN HÁN, XÂY ĐẬP, Ô NHIỄM MIỀN NAM : SÔNG DƯƠNG TỬ (YANGTSE) CẠN DÒNG :






    Dòng sông bị thu hẹp lại chì còn bằng cái đường mương , còn cá đâu nữa mà bắt ....... như vậy thì làm sao chuyển nước lên miền bắc thành công được (South North Water Diversion Project ) ?





    Con đập thượng nguồn Three Gorges dam và hạn hán đã giết lần mòn sông Yangtse ( Dương Tử) .


    Please click here : http://www.theguardian.com/environme...977022&index=9


    Dòng sông Dương Tử đang dẫy chết :










    Please click here : http://www.theguardian.com/environme...is-yangtze-dam


    http://www.theguardian.com/environme...977022&index=9


    Tờ báo The Economist cho biết : Nước tàu vào năm 1950 có trên 50 ngàn dòng sông, nhưng bây giờ chỉ còn 23 ngàn, và người tàu đang làm ô nhiễm và làm chết dần dần những dòng sông còn lại .


    Có 4 ngàn hãng và công xưởng Petrochemical Plants (chế tạo sản phẩm nhiên liệu từ xăng dầu) xây dựng dọc theo dòng sông Yangtse, và sông này đang bị ô nhiễm trầm trọng .



    Please click here :


    dòng sông ô nhiễm : http://vulep-photo.blogspot.com/2013...dong-song.html


    Môi trường ô nhiễm : http://images.search.yahoo.com/image...mb=YesnjlFOUhm
    Last edited by bebau; 05-05-2014 at 10:17 PM.

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by bebau View Post
    LỜI MỞ ĐẦU :

    Những gì tôi học được ở trường Portland State U. ngành Công Chánh, và kinh nghiệm đi làm cho tôi biết rằng : những người đang hoạch định kế hoạch chuyển nước từ nam ra bắc (South North Water Diversion Project) , họ đang nghĩ là họ con trời (son of heaven), và có quyền thay trời làm mưa nên họ mới quyết định như làm vậy . Công trình nay sẽ nối 2 con sông lớn lại với nhau, sông Yangzi (Dương Tử) và Yellow ( Hoàng Hà ) .

    thưa kỹ sư công chánh Bể Bầu,


    Quote Originally Posted by bebau
    Người dân Cambốt, Lào và Thái Lan đã và đang thấy dòng sông Mekong thân yêu của họ mà bao đời ông cha đã sinh sống....dòng sông này giờ đây đang dần dần cạn kiệt, họ biểu tình và chống đối việc xây đập ở thượng nguồn.......nhưng tàu vẫn làm thinh và coi như không có chuyện gì đã xảy ra !
    kỹ sư công chánh viết chưa đủ lắm, không rõ còn phần sau nào không, nhưng đọc đến khúc trong khung trích dẫn ra đây, tôi thấy phải tài lanh thêm vào như thế này nhé. Kỹ sư chỉ rầy anh Tàu thôi mà không rầy anh Lèo, anh Xiêm, anh Miên là không đủ đô.

    Theo trang mạng www.savethemekong.org [1] xin xem hình bên dưới, thì có Tàu chận ở thượng nguồn tổng cộng 7 cái đập thủy điện (đã có 3 cái xây xong, 2 cái đang xây và 3 trong kế hoạch).

    Chiếu theo tin tức từ trang này và trang www.internationalrivers.org [2] thì nước Lèo theo kế hoạch Xa Giả Bu Rỉ (Xayaburi) sẽ xây đập ở Lèo cũng như Xiêm và Miên lên kế hoạch xây tổng cộng 11 cái đập khác chận nguyên khúc giữa (xem bản đồ các đập từ Bắc Bình xuống đến Sâm Bổ).

    Nghĩa là sông Mê công xuống đến hạ lưu ở đoạn Việt Nam để ra biển tương lai không còn giọt nào . Vựa lúa ở Mê công delta sạch bách do nhiễm mặn và thiếu ngọt. Không chỉ thiếu ngọt ở trên xuống mà còn do lượng nước biển ngày một dâng vì trái đất nóng dần (điểm này không thấy kỹ sư đề cập gì mấy) tràn vào.

    Do đó, chỉ chống Tàu không là không đủ đô đủ la, mà phải chống luôn Lèo, Xiêm và Miên.

    Nhưng việc đầu tiên cấp bách thấy bà ngoại, là yêu cầu chính phủ VN thoái vị nhường ngôi đi. Bởi vì một ngày nào các đồng chí đồng rận còn ngồi đấy run đùi đớp chác, thì có chống Tàu hay chống Lèo, Xiêm và Miên cũng như không. Chỉ có bỏ hết theo anh Obama và các anh chị Tây phương rồi thì họ giúp điều đình vụ Mê công chẳng qua cũng là mối lợi kinh tế. Không ai giúp mình khơi khơi.

    Hiện tại Tàu và Miên cùng một phe, Xiêm và Mỹ cùng một phe, Lèo xách mấy thớt voi đứng chàng hảng, còn Việt Nam thì vô phương đu dây. Vậy đi nhé. Đây không chỉ là Economy mà đây là Geo-Politics quan trọng cấp tám.




    (nguồn: http://www.savethemekong.org/issue_detail.php?sid=21 - chú giải: đen: hoàn tất, xám - đang xây, sọc: lên kế hoạch)



    -- chú thích:
    [1] Xayaburi dam in Laos ''23% complete'' - www.savethemekong.org
    [2] The Xayaburi Dam - A Looming Threat to the Mekong River - www.internationalrivers.org
    Last edited by Triển; 05-06-2014 at 01:22 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,633
    Chắc kỹ sư Công chánh hay kỹ sư cầu cống (?!) VN phải học hỏi Hoà Lan một đất nước phải xây dựng trên mặt nước biển .
    Nơi nào có anh , những người khác chỉ là tạm bợ .Tôi không thích tạm bợ .

  4. #4
    Quote Originally Posted by Thoa View Post
    Chắc kỹ sư Công chánh hay kỹ sư cầu cống (?!) VN phải học hỏi Hoà Lan một đất nước phải xây dựng trên mặt nước biển .




    Không !

    Chính quyền VN đã và đang rao giảng và cầu xin lòng thương hại của thế giới là đủ , không cần phải học hỏi bất cứ quốc gia nào mà không có …ngoại tệ cho không .



    Lòng tự trọng ( self-respect ) của một cá nhân hay dân tộc không hiện hữu trong ngôn ngữ của cộng sản.



    Bài viết của anh bebau rất hay !

    ...vì biết chắc sự sa mạc hóa của thời tiết toàn cầu biến đổi ( Bắc Kinh sẽ trở thành sa mạc hoàn toàn trong khoảng 2050 ). Trung quốc phải làm thế nhưng vì không có nền tảng kỷ thuật và kiến thức sâu sắc , họ làm kiểu “ vá trời xốc đất “ hầu xem như là một phương pháp hy vọng ngăn chặn…



    Việc làm của họ, không riêng gì Việt Nam và những quốc gia ĐNA mà những nước Phi Châu xa xăm cũng thê thảm tranh hạng thứ, qua bàn tay Trung Quốc khát nguyên liệu khoáng sản và dầu hỏa.



    Thế hệ ngày sau của những sắc dân đó là …chịu đựng và thống khổ !




    Việt Nam ư !


    Có còn chăng chỉ là trong sách Sử , thực tế không khác gì thời đô hộ ngày xưa , tinh vi hơn là người Việt trị người Việt .




    Khách quan nhận định thì Trung Quốc hiện tại rất giỏi hơn các triều đại xa xưa trong việc thôn tính VN hay bành trướng thế lực toàn cầu .


    ( họ còn có một quốc gia ngoại vi >100 triệu người Tàu rải rác khắp nơi trong thế giới Tây phương – qua việc di dân dễ dàng …)
    tì nh nhị hồ vẫ n yêu â m xư a .
    ư ưư aâẫââ m u

  5. #5
    Nhà Lá
    Join Date
    May 2014
    Posts
    12
    BEBAU : "......Xây dựng những thành phố ..... mà không cần biết có người ở hay không, rồi bỏ hoang không người ở, lãng phí biết bao tài nguyên thiên nhiên, sức người và nhiên liệu......"



    China's real estate trouble : Ghost City . http://www.cbsnews.com/news/china-re...hl-60-minutes/

    Last edited by bebau; 08-06-2014 at 01:51 PM.

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Bể Bầu ơi, dạo này chắc moderator đi nghỉ mát rồi .
    Mục này là "Quê hương tôi" mà BB mang cái clip này
    vào nghĩa là TQ là quê hương của BB hả?
    BB mang sang Linh Tinh hoặc là Lượm Lặt Khắp Nơi
    tôi nghĩ sẽ thích hợp hơn đấy.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Nhà Lá
    Join Date
    May 2014
    Posts
    12
    ======-Thủy điện Mekong có thể 'tống' miền Tây ra biển-======

    - Nông dân miền Tây của miền nam Việt Nam nay đã cảm nhận được hậu quả của các dự án thủy điện trên sông Mekong. Đó là tường thuật của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn.


    -Trẻ em miền Tây ngụp lặn bắt ốc kiếm sống vào mùa lụt. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

    Theo tường thuật này, dự báo của các chuyên gia về những dự án thủy điện trên sông Mekong nay đang thành hiện thực, đồng bằng sông Mekong - khu vực phía Tây của miền Nam Việt Nam (miền Tây) đang mất cân bằng về nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa và hệ sinh thái đang suy kiệt.
    Tại một hội thảo nhằm chuẩn bị cho việc tham vấn về Dự án xây dựng đập thủy điện Donsahong tại dòng chính của sông Mekong trên đất Lào, vừa diễn ra ở Cần Thơ hồi cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Hiệp, một nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), than rằng, hồi xưa khi nước lưu thông tự nhiên, nông dân dễ dàng ứng phó với hạn hán, lụt lội. Còn bây giờ khi dòng chảy của nước thay đổi do tác động của thủy điện, nông dân không biết đâu mà lường.
    Theo ông Hiệp, ở miền Tây hiện nay, mùa mưa dòng chảy tràn quá lớn, nông dân không kịp trở tay, nhưng đến mùa khô thì dòng chảy kiệt, nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng càng ngày càng sâu. Cũng vì vậy, nông dân miền Tây càng ngày càng khó tính toán trong việc trồng trọt. Các nguồn lợi thủy sản như cá, tôm,… càng ngày càng ít. Chưa kể vì phù sa giảm, chi phí cho phân bón không ngừng gia tăng.
    Giới nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện trên sông Mekong từng cảnh báo, khi thủy điện Donsahong hoàn tất, vào mùa khô, khu vực hạ du của sông Mekong sẽ mất 50% lượng nước, 75% lượng cá.
    Ông Lê Anh Tuấn, làm việc tại Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ, nói thêm, Donsahong chỉ là dự án thủy điện thứ hai trên dòng chính Mekong. Hiện có tới 19 dự án thủy điện đã, đang hoặc sẽ xây trên dòng chính của sông Mekong. Trong số này, riêng đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc đang có bốn dự án đã hoàn tất và đang hoạt động, chưa kể bốn dự án khác sẽ được xây dựng.
    Tại Lào, dự án thủy điện Xayabury đang được xây dựng, dự án thủy điện Donsahong đang chuẩn bị khởi công, Lào còn dự tính sẽ thực hiện thêm bảy dự án thủy điện khác. Ngoài Lào, Cambodiaa cũng đang dự tính thực hiện hai dự án thủy điện trên sông Mekong.
    Ông Dương Văn Ni, một tiến sĩ cũng làm việc tại Đại học Cần Thơ, cảnh báo, trong bối canh tác động của biến đổi khí hậu đối với miền Tây càng ngày càng lớn, các dự án thủy điện trên sông Mekong không chỉ mở đường cho nước mặn xâm nhập sâu vào ruộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô.
    Điều đáng sợ nhất là việc có quá nhiều đập nước nối nhau theo kiểu bậc thang sẽ làm nông dân miền Tây chết ngộp nếu các đập thủy điện này đồng loạt xả lũ vào mùa mưa. Chỉ cần một trong các đập bị vỡ, tác động dây chuyền sẽ tạo ra một khối nước khổng lồ, đẩy toàn bộ vùng hạ du ở khu vực đồng bằng sông Mekong trôi ra biển.
    Việc thi nhau xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong, dòng sông được xem là lớn nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông, từng được báo động liên tục bởi tác động tiêu cực tới cuộc sống của khoảng 60 triệu người và hủy diệt môi trường của bốn quốc gia nằm ở hạ lưu con sông này là Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Lào, trong đó, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
    Hồi năm 2011, Việt Nam chính thức đề nghị hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong ít nhất 10 năm để nghiên cứu về tác động của chúng nhưng đề nghị đó không được quan tâm.
    Sau khi khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi, tháng 9 năm 2013, Lào loan báo sẽ thực hiện tiếp đập thủy điện Don Sahong và đến lúc đó, cả Thái Lan, Cambodia, Việt Nam mới đồng loạt bày tỏ sự lo ngại về tác hại của các đập thủy điện đối với môi trường, hệ sinh thái và ngư nghiệp ở khu vực hạ lưu Mekong.
    Tranh luận giữa bốn quốc gia trong Ủy hội sông Mekong (Lào, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam) trở thành kịch liệt. Hồi giữa Tháng Giêng năm nay, cuộc họp của Ủy hội sông Mekong đã không đạt kết quả mà chính quyền và dân chúng nhiều quốc gia ở hạ lưu con sông này mong đợi: Ngưng thực hiện dự án thủy điện Don Sahong.
    Gần đây, dường như sức ép từ Thái Lan, Cambodia, Việt Nam có vẻ bắt đầu có hiệu quả, hồi hạ tuần Tháng Sáu, tại cuộc họp lần thứ 20 của ủy hội, Lào tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các quốc gia có liên quan về dự án thủy điện Don Sahong. Tuy Lào đã chấp nhận “tham vấn trước” nhưng giới bảo vệ môi trường vẫn lo ngại đó chỉ là hình thức trấn an. (G.Đ.)
    (NV)24/8

  8. #8
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,629
    Tuy Lào đã chấp nhận “tham vấn trước” nhưng giới bảo vệ môi trường vẫn lo ngại đó chỉ là hình thức trấn an.
    Người Lèo hứa.

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368

    (nguồn: bên trên)

    Phải người Lào cứ hứa lèo ... không xây 8 cái đập còn lại thì hay quá. Cái bản đồ này chắc là cũng cũ rồi, không biết 8 cái đập dự định xây kia đã len lén rục rịch gì chưa.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,629
    Thêm đập thuỷ điện thì con sông Mê công sẽ cạn bớt nước, vậy là có thêm đất mà giồng giọt, xây nhà, làm đường không cần bắc cầu.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:26 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh