Register
Page 26 of 33 FirstFirst ... 162425262728 ... LastLast
Results 251 to 260 of 323
  1. #251
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Đồng ý! Bài thơ này sến chắc luôn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #252
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ****
    Nhiều người tư duy rất định hướng là nhạc phẩm nào được sáng tác theo điệu Bolero, Rumba là nhạc sến. Dù chưa biết nhời ca ra răng nhưng hễ điệu Bolero thì là nhạc sến "một trăm phần trăm". Nói nào ngay, nhịp điệu Bolero và Rumba là hàng nhập từ xứ Tây. Cái ngày xa xưa ấy, và bây giờ cũng vậy, phàm cái gì của Tây đều tốt, đều đẹp số một. Bolero và Rumba của Tây. Bolero và Rumba tốt đẹp.

    Nghe nói, có một số nhạc phẩm theo điệu Bolero và Rumba của Tây rất được ưa chuộng trên quả đất và được một số ca sỹ Việt làm mới lại theo phong cách riêng của từng người. Thì như làm vậy, nhạc điệu Bolero và Rumba đâu phải là nhạc sến đâu hè? Nhạc nhẹo là khung sườn, ca từ là ngoại hình. Sến hay không sến là do phần ca từ mà thôi. Chắc lắm luôn.

    Có thể nói, mà không sợ nhầm, là một nhạc phẩm Việt nam được nhiều người biết đến là hệ quả của phần ca từ của nó. Cũng dựa vào phần ca từ này mà đẳng cấp của nó được thẩm định, dù không đạt được mức tuyệt đối vì xấu đẹp tùy người đối diện, ngon dỡ tùy duyên tùy người. Thì như làm vậy, có một số nhạc sỹ được đánh giá cao nhưng đôi khi cũng có những ca từ rất sến trong một số sáng tác nhất định. Nói giả dụ, ông Trịnh công Sơn có bài "Ru em từng ngón xuân nồng" nghe rất sến. Thì đây, xin dẫn mấy câu làm bằng:

    "Ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng
    Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm
    Giận hờn sẽ quên
    Dáng em trôi dài trôi mãi trôi trên ngàn năm"

    Phàm sống đủ một trăm năm đã là phúc mấy đời mấy họ. Nói "yêu ai yêu cả một đời" là đúng cách đúng khổ. Chứ "ru mãi ngàn năm" thì nghe không được ổn định lắm. Hỏi, ai sống đến ngàn năm cho đặng? Ấy thế mà trong bài hát này có đến hai người đấy. Một là anh giai buông nhời ru. Hai là chị gái đưa tay cho anh giai cầm để ru. Cả hai phải tồn tại hiện hữu, chứ nếu một người sống một ngừời chết thì sáng tác này thuộc thể loại khoa học huyền bí rồi. Nghe nói, bài hát này được quần chúng đánh giá cao nhưng có bài hát khác mang tên "Thương hoài ngàn năm" thì bị liệt vào nhạc sến. Mà nhòm ca từ của bài "Thương hoài ngàn năm" thì đâu đến nỗi sến:

    "Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi
    Tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai
    Trăng khuyết rồi có khi đầy
    Ngăn cách rồi cũng xum vầy
    Mây bay bay hoài ngàn năm"

    Một bên "Ru mãi ngàn năm", một bên "Ngàn năm thương hoài" nom ra thì cùng mang một nội hàm. Mà sao người đời phân liệt chúng khác nhau đến thế? Bên sến bên sang? Có nhẽ, là định hướng "thương nhau củ ấu cũng tròn" chăng?


    --- chưa hết đâu ---
    Đỗ thành Đậu

  3. #253
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Chắc là bắt chước trong ca dao: Tóc mai sợi ngắn sợi dài, Lấy nhau cũng oải, thương hoài ngàn năm...

    Nhà anh Ngô Thụy Miên thì có bài "Em như một nụ hồng..." nghe cũng sến tới bến khỏi cần Chế linh.

  4. #254
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***

    Một bài hát khác, của Trịnh công Sơn, có tên "Như cánh Vạc bay" cũng mang họ sến. Chả cần thuyết minh dài dòng, người ta chỉ đọc qua ca từ trích dẫn dưới đây thì sẽ có cảm nhận cho riêng mình.

    "Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi"

    Sến này chắc là "Sến Lang" vì ca từ dành cho phái nam. Trộm nghĩ, phụ nữ hát cũng được nhưng thấy hơi kỳ kỳ làm sao ấy. Nếu chuyển đổi chữ "em" ra "anh" thì không thuận nhẽ thế gian. Thử một chút nghe:

    "Gió sẽ mừng vì tóc anh bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai anh gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi"

    Đờn ông con giai phải tóc ngắn, vai dầy mới oai. Chứ tóc dài, vai dẹp thì khó coi bỏ xừ. Mà nếu "Sến Nương", người hát, cứ để nguyên văn mà hát thì ra nhẽ là ta tự khen mình. Cũng chết dở.

    Tôi nhớ là vào những năm đầu của thập niên 70, bài hát này rất thịnh hành. Đi đến đâu và ở chốn nào người ta cũng nghe hết trơn. Từ cái máy Ra dô ấp chiến lược của nhà hàng xóm cho đến cái máy hát to đùng hai người khiêng của quán cà phê cũng đua nhau phát sóng không mỏi mệt. Bấy giờ, chả có ai chê bài nhạc này là "cải lương" hoặc là sến như chữ thời nay đương dùng. Lạ lùng chửa? Đây có phải là một tư duy định hướng "thương nhau củ ấu cũng tròn" nữa chăng?

    Nhỡ nhắc đến chữ "cải lương" thì cũng xin lướt qua nhơn thân của nó cho đúng thủ tục hộ tịch nhà nước. Rằng, Cải lương là một môn nghệ thuật bao gồm diễn xuất và ca cổ. Nhưng theo sự hiểu biết sơ bộ của tôi thì hình như môn nghệ thuật này nghiêng về ca cổ nhiều hơn là diễn xuất. Chả vậy mà, nói giả dụ, một nhơn vật trong tuồng hát dù bị thương tích khắp người, máu me tùm lum có nhẽ sắp chết đến nơi nhưng vẫn kiên trì chống chọi cơn đau để hát cho xong mấy câu vọng cổ rồi mới chịu nằm im. Và mấy người có mặt tại hiện trường lúc đó đã không có những động thái phù hợp như chăm sóc nạn nhơn hoặc gọi xe cấp cứu mà còn hát ca cổ đối đáp với nạn nhơn nữa. Nói nào ngay, những động thái như thế này vượt qua mức tưởng tượng của người đời và chắc chắn là không có thật ngoài đời .

    Thì như làm vậy, rồi thì không hiểu từ đâu và lúc nào người đời dùng chữ "cải lương" để cười nhạo những động thái, nhời nói, sự kiện có tính biểu hiện mầu mè thái quá. Nói giả dụ, chê bai "thằng đó mặc cái áo nom cải lương quá sức." Hoặc là diễu cợt "Lời tỏ tình nghe cải lương thấy mồ". Ngay cả khi bàn luận về văn chương nghệ thuật, người ta cũng dùng chữ "cải lương" làm thước đo để đánh giá những sáng tác có giá trị thấp hơn mức sàn.

    Đây xin tái tục nói về "nhạc sến". Ông Phạm Duy, trong bài "Yêu em vào cõi chết", cũng sến kinh khủng. Chứ có thua kém ai? Thì đây là dăm ca từ làm mẫu:

    "Anh đã biết, anh đã biết yêu em là tuyệt vọng
    Mà vì sao, mà vì sao anh vẫn cứ yêu thương
    Con giun con nằm uốn khúc giữa đêm trường
    Rồi giun chết, chết tương tư vì sao sáng "

    Mà nói thật lòng, riêng đoạn nói về "Con giun con" khó hiểu quá sức nhẽ mình. Tại sao phải là "giun con" mà không là "giun lớn", "giun bố", "giun mẹ" hoặc là một con vật khác to hơn? Chắc là bên trong vụ việc có uẩn khúc gì đó? Có nhẽ là tác giả có tâm sự liên hệ đến "con giun con"? Nói nào ngay, tôi không có tính tò mò nhưng nghe nhạc mà không hiểu ca từ thì bụng dạ tức anh ách. Khó chịu nghìn trùng lắm luôn. Thì như làm vậy, mỗi khi có dịp nghe bài này, tôi phải tự mình ên thay chùm "con giun con" bằng chùm "con đom đóm". Tôi trộm nghĩ, con đom đóm là vật phát sáng nhỏ nhen vào ban đêm nên mới thèm khát độ sáng của vì sao. Thèm khát mà không thỏa mãn đặng nên mới ốm tương tư rồi lăn đùng ra chết thảm. Chứ "con giun con" cả đời không phát sáng thì thèm khát tỏa sáng làm gì cho nên nỗi?


    --- chưa hết đâu ---
    Đỗ thành Đậu

  5. #255



    Anh Ốc ghe cô này hát coi có đủ xếp vào hàng sến.

  6. #256
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    ***
    Mà nói thật lòng, riêng đoạn nói về "Con giun con" khó hiểu quá sức nhẽ mình. Tại sao phải là "giun con" mà không là "giun lớn", "giun bố", "giun mẹ" hoặc là một con vật khác to hơn? Chắc là bên trong vụ việc có uẩn khúc gì đó? Có nhẽ là tác giả có tâm sự liên hệ đến "con giun con"? Nói nào ngay, tôi không có tính tò mò nhưng nghe nhạc mà không hiểu ca từ thì bụng dạ tức anh ách. Khó chịu nghìn trùng lắm luôn. Thì như làm vậy, mỗi khi có dịp nghe bài này, tôi phải tự mình ên thay chùm "con giun con" bằng chùm "con đom đóm". Tôi trộm nghĩ, con đom đóm là vật phát sáng nhỏ nhen vào ban đêm nên mới thèm khát độ sáng của vì sao. Thèm khát mà không thỏa mãn đặng nên mới ốm tương tư rồi lăn đùng ra chết thảm. Chứ "con giun con" cả đời không phát sáng thì thèm khát tỏa sáng làm gì cho nên nỗi?


    --- chưa hết đâu ---

    giun con giun bố gì yêu thương cũng tuyệt vọng hết hà.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #257
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Chắc bắt chước từ câu "như con giun ngước lên giời, yêu giăng sao vời vợi" trong bài "Phượng yêu" (nghe cái tựa thì sến sến nhưng sau khúc đó thì hết).

  8. #258
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by Khoa1221 View Post
    cô này hát coi có đủ xếp vào hàng sến.
    Cất tiếng cái là biết rồi. Nếu hông mở tiếng thì hổng sến, kiểu này là sến điếc. Như Paris by Nai lúc tắt tiếng cũng còn sến mù trời thì kêu là sến mù trời.


  9. #259
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***
    Cuối tuần xả choét, nghe nhạc sến thời nay cho biết.

    Đỗ thành Đậu

  10. #260
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Bản này hông ca thì thấy hông sến, bị lời ca thuộc phân loại sến mới lớn. Để thử chế tác coi có bớt sến hông... mê bì.

    Nóng lòng chờ anh Đậu giải thích nguồn gốc chữ "sến".

 

 

Similar Threads

  1. Hát Cho Nhau Nghe - Thu Hoài Nguyễn
    By Thu Hoài Nguyễn in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 1162
    Last Post: 02-13-2024, 11:54 PM
  2. Nghe, thấy, ngẫm nghĩ...
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 65
    Last Post: 03-22-2014, 11:02 PM
  3. Nghe CD Dạ Quỳnh Hương của Phạm Anh Dũng
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-27-2013, 10:08 AM
  4. Nghe tiếng gọi non sông
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 1
    Last Post: 04-12-2013, 07:18 AM
  5. Nghe,thấy,suy ngẫm
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 30
    Last Post: 01-02-2013, 09:07 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:20 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh