Register
Page 23 of 33 FirstFirst ... 132122232425 ... LastLast
Results 221 to 230 of 323
  1. #221
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Ừa đậu.
    Coi cọp mà còn làm bảnh heng. Thì như làm dậy.
    Cái entry ni tui hiểu ron rót.
    Dặn chừng đậu bảo toàn năng lượng là vì thấy đậu cứ lịch sự phí sức với người dưng thiên hạ, mà đứa nọ ba đá quá trời luôn (ai hở, còn hỏi, thì tui nè chớ ai trồng khoai đất này nữa).
    Sao, đậu nói sao, bộ hổng phải mở quán nghe lóm rồi kể chuyện cho tui nghe lóm à. Rồi nghe mà hổng cho yêu cầu yêu sách à ? Kỳ dậy ?
    Ai đã từng dạy tui, rằng... phải có qua có lại mới toạn lòng nhau ?
    Chừ qua mà hổng cho lại thì chán quá chán.
    Thôi ở đó kể tiếp đi heng, tui hổng lại nữa cho đỡ mất công nghe lời chì chiết.
    .
    Nghe nói, việc chọc ghẹo ngươi khác không dễ làm. Còn chọc cho đối tượng quê một cục thì lại càng không phải dễ. Thì như làm vậy, nhòm thấy chị Nú vùng vằng vội vã ra về, sau khi bỏ nhỏ vài câu mát mẻ, thì Đậu em khoái tỉ. Là vì lâu nay, nghe đồn chị Nú tham khảo sách nhà Phật nên nhơn dịp này Đậu em kiểm tra chất lượng chơi. Hổng dè, còn tham sân si dữ hen.

    *****

    Bữa nay, nói chuyện Ghi ta nhen. Rằng, nhiều người biết đàn Ghi ta từ phương Tây du nhập vào Việt nam vào đầu thế kỷ 20 (năm 19... hồi đó) nhưng, có nhẽ, rất ít người biết là đàn Ghi ta có xuất xứ từ đàn Bầu, một nhạc cụ truyền thống lâu đời của Việt nam. Nói nôm na là đàn Ghi ta được cải biên từ đàn Bầu.

    Nghe nói đàn Ghi ta xuất hiện vào đầu thế kỷ 13 (năm 1265) ở đâu đó trên quả ớt này. Trong khi đàn Bầu đã có mặt ở Việt nam và đi vào các sanh hoạt nghệ thuật dân gian từ khuya. Thì như làm vậy, theo thang điểm thời gian, giả thuyết đàn Bầu là tiền thân của đàn Ghi ta, trộm nghĩ, không phải là điều khó thuyết phục?

    Đàn Ghi ta có cấu trúc hình quả Bầu. Cần đàn là cuống quả bầu. Thùng đàn thì mang định dạng quả bầu rất rõ nét. Nhòm sơ qua là biết ngay rồi. Khỏi cần phải tư duy mông lung vớ vẫn làm chi. Thùng đàn rỗng tuếch và là bộ phận khuếch đại âm thanh cho đàn.

    Còn đàn bầu có tên là đàn Bầu vì xử dụng quả bầu thật đã được khoét rỗng ruột để tạo âm và làm lớn tiếng đàn. Thì như làm vậy, theo cấu trúc thì rõ ràng đàn Ghi ta là bản sao của đàn Bầu. Trộm nghĩ, có nhẽ, người đầu tiên làm ra đàn Ghi ta đã có lần nhìn tận mắt và sờ tận tay vào cây đàn Bầu rồi? Cũng có thể là người này vốn là nghệ nhân xử dụng đàn Bầu nhuần nhuyễn nữa?

    Đàn Ghi ta, hiện tại, có sáu (6) dây. Các dây được lên (tune), theo thứ tự từ dây có kích lớn nhất lần xuống nhỏ nhất: Mi, La, Rê, Son, Si, Mi. Hai dây Mi (dây lớn) và Mi (dây nhỏ) cách nhau một bát độ. Thì như làm vậy, có thể nói, đàn Ghi ta có 5 dây mà thôi: Mi, La, Rê, Son, Si.

    Đàn Bầu có một dây nhưng có thể tạo ra các âm cần thiết dùng cho thể loại nhạc Ngũ cung: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống. Việc đầu tiên và quan trọng là phải định vị nốt Hò của người hát. Rồi thì từ đó mà định vị tiếp cho các nốt khác theo cung bậc ngũ cung. Nói giả dụ, trong vọng cổ, giọng nữ, thường gọi là dây Đào, thì Hò là nốt Rê, nếu đối chiếu với đàn Ghi ta. Giọng Nam, gọi là dây Kép, là nốt Son. Giọng Nam cao, gọi là giọng Xề Nam, thì cao hơn giọng Kép một cung, là nốt La. Giọng nữ cao, gọi là Xề Nữ, cao hơn giọng Đào một cung, là nốt Mi. Mặc dù, hiện nay, giọng Nữ cao, Xề Nữ, chưa được công nhận chính thức nhưng có thể trong tương lai sẽ được chấp nhận theo nhẽ tự nhiên vì Nam Nữ bình quyền mà.

    Thì như làm vậy, theo cách lên dây (tune) của đàn Ghi ta thì rõ ràng đây là bản sao gần như hoàn toàn theo các giọng hát, đàn trong Vọng cổ, một thể loại theo hệ thống nhạc Ngũ cung: Mi, La, Rê, Son. Riêng dây Si của dàn Ghi ta thì chắc là được thêm vào, sau khi nhân gian phát minh ra cái diapason, để việc lên dây đàn dễ dàng.

    Vịn vào các sự nhãn tiền trên thì không còn bao lâu nữa, thế giới sẽ xác nhận đàn Bầu là tiền thân của đàn Ghi ta. Và đây cũng là là động lực nhớn đã thúc đẩy Đậu em viết bài này. Mong là mong lắm thay.
    Đỗ thành Đậu

  2. #222
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Sau khi Việt cộng vào Sài gòn, nhiều người ở trường Quốc gia Âm nhạc dù muốn học đàn dương cầm hay đàn ghi ta nhưng vì lý lịch lem nhem nên chỉ cho học các loại đàn cổ như đàn tranh, đàn bầu, đàn đá, đàn tre, sáo trúc hay là huýt gió... Giáo sư thấy tội nghiệp nên có câu vè an ủi:

    Đàn bầu chỉ có một dây
    Học trong vài tháng đi Tây cả đời


    Ý là ráng học đàn bầu có khi được mời đi trình diễn bên châu Âu cũng đỡ vả. Nói như cụ Trạng Trình thì "Đàn bầu tuy thảm, khả dĩ đi Tây."

  3. #223
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Có người bỏ tâm huyết cả đời ra học mà không hiểu rồi ca thán dữ lắm: Đàn bà!


  4. #224
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***

    Đàn Bầu còn có tên khác, nghe rất nghệ thuật thứ bẩy, là Độc huyền cầm. Nghĩa là đàn một giây. Cũng như "Độc thủ đại hiệp" là hiệp sỹ có một tay vậy. Nghe đồn, cái gì chỉ có một thì thành quý hiếm. Nói giả dụ, như trong câu nói "gái một con trông mòn con mắt." Không phải đứa con quý hiếm đâu. Mà là bà mẹ một con cơ. Câu châm ngôn này, có vùng miền đọc là "gái một con trông dòn con mắt." Chả biết đâu là cội nguồn đâu là phiên bản? Hai chùm từ "trông mòn" và "trông dòn" đều mang nội hàm sâu xa. Đậu em không đủ khả năng bàn tán nên xin phép ngừng phần luận bàn nơi đây. Hơn nữa, nói lạng quạng một chập, bẻ lái vài bận thì sợ lạc đề mất.

    Thì như làm vậy, cái đàn Cò có hai giây nên được gọi là đàn Nhị. Không có cái đuôi "huyền cầm" theo sau. Đàn Tam, Đàn Tứ dù có ba có bốn giây cũng không được áp đặt cái đuôi "huyền cầm." Đến như cái đàn Dương cầm của Tây, mắc tiền thấy mồ và nhiều giây thầy chạy cũng chỉ được gọi là "Dương cầm". Chứ không phải là "Dương huyền cầm." Thế mới là ly kỳ chứ?

    Còn đàn Ghi ta, vào buổi ban đầu nhập cư, được gọi ngay là Lục huyền cầm. Tại sao đàn Ghi ta có sáu giây mà được gọi là "Lục huyền cầm"? Không đúng theo quy hoạch mà Đậu em đã nói ở phần trên, là cái gì chỉ có một mới quý hiếm. Về vụ việc này, trộm nghĩ, là ở đời có nhiều sự không theo ý mình nên mới có ca từ: "đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn". Nói ngắn gọn, là phạm trù nào cũng có cái ngoại lệ, cái nằm ngoài quy định quy củ từ trước.

    Hóa ra, ở Việt nam chỉ có hai loại đàn mang họ "Huyền-cầm". Một là Độc Huyền-cầm và hai là Lục Huyền-cầm. Trộm nghĩ, sự trùng lập này không đơn thuần ngẫu nhiên. Phải có một nguồn cội sâu xa huyền bí gì đó. Có thể, đàn Ghi ta thoát thai từ Đàn Bầu? Và đặc tính của Đàn Bầu làm nguồn cảm hứng cho người sáng tạo ra đàn Ghi ta? Thì như làm vậy, khi du nhập vào Việt nam, đàn Ghi ta đã mang sẵn cái hồn cái tính Việt rồi. Chả cần phải trải qua yếu tố thời gian giảm định như các nhạc cụ phương Tây khác. Như người con xa xứ lâu năm, nay giở về nhà xưa.

    Trộm nghĩ, những tư duy trên thật khó kiểm định, đánh giá. Nhưng, có một chuyện hiển nhiên, giãi bầy nhãn tiền là đàn Ghi ta phím lõm, được cải biên từ đàn Ghi ta qua việc khoét lõm các ngăn đàn, rất được lòng giới nghệ nhân cổ nhạc. Những buổi đờn ca tài tử, trình diễn cải lương tuồng tích ngoài trời hoặc trong rạp hát, thì không thể thiếu tiếng đàn Ghi ta phím lõm.
    Đỗ thành Đậu

  5. #225
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Theo kinh nghiệm bản thân và cá nhân thôi thì gái một con rất là bận rộn, từ việc cho con bú, ru con ngủ và dạy con học vần, vân vân... cho nên trông (đợi) "gái một con" thì rất là lâu lắc, mòn luôn con mắt.
    Last edited by ốc; 03-19-2019 at 07:25 AM.

  6. #226
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Theo kinh nghiệm bản thân và cá nhân thôi thì gái một con rất là bận rộn, từ việc cho con bú, ru con ngủ và dạy con học vần, vân vân... cho nên trông (đợi) "gái một con" thì rất là lâu lắc, mòn luôn con mắt.
    Hãy ban bố tình trạng khẩn cấp và thi hành cơ khí liệu pháp quyền-một-con để góp phần giải quyết khủng hoảng:


  7. #227
    Last edited by Mti; 03-20-2019 at 04:12 AM.
    Mti

  8. #228
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***

    Dạo gần đây, tiệm hớt tóc có anh giai họ Đỗ về đầu quân không còn mở nhạc Việt ngày xưa nữa. Mấy lần ghé thăm vừa qua, tôi chỉ nghe toàn nhạc ngoại. Lần thì nhạc Cu bần, lúc thì nhạc Huê kỳ. Hai món này, nói thật lòng, là nghe thì xập xình đình đám lắm mà hiểu thì không được đến nơi đến chốn. Chỗ được chỗ mất. Chỗ đậm chỗ lạt. Lúc đầu, nghe còn thấy là lạ, thấy hay hay nhưng nghe lần hai lần ba thì đã cảm thấy chán. Chả phải là tính người mau chán nhưng có cái gì huyền bí dẫn đến sự mau nguội đó. Nói giả dụ, như người được mời ăn phở. Ăn xong tô đầu tiên thì hưng phấn ra mặt mà mời ăn tô thứ hai thì lại nhanh miệng từ chối ngay. Khó hiểu thế!

    Thì như làm vậy, sau dăm bận nghe dòng nhạc ngoại, tôi đánh bạo đề nghị anh giai họ Đỗ thay đổi thì được nghe một bài giải trình dài thoòng loòng. Rằng, dòng nhạc Việt trong nước, thì những sáng tác gần đây cận đại, nghe rất chán và mất cảm tình quần chúng. Phần nhạc thì có mới, có lạ, có đổi mới nhưng cũng khó nghe đối với những người thuộc thế hệ trước. Riêng phần ca từ lôi thôi, lếch thếch và thực dụng không bút nào tả cho hết. Có nhẽ, các anh sáng tác gia không đặt nặng việc chọn lựa ca từ thì phải?

    Nói xin lỗi, nhạc Việt mà không được phần ca từ là coi như hỏng bét. Các sáng tác nổi tiếng lâu nay, những nhạc phẩm sống đời đều có những ca từ ăn sâu vào cõi tâm tư mọi người. Nghe nói, có người ngủ mớ mà còn hát trọn cả bài hát. Ngày ấy, anh giai có thể mượn ca từ trong những bài hát để tỏ tình với chị gái mà không ngại bị chê cù lần. Còn thời nay mà dùng những ca từ thực dụng của những bài hát hiện đại thì là việc không nên. Nếu ai không tin nhời cảnh báo, còn có ý tưởng thử thời vận thì nên hỏi văn phòng dịch vụ tình cảm đôi lứa để được tư vấn trước khi hạ quyết tâm này nọ.

    Đoạn nói về nhạc xưa, Nhạc Vàng dạo nào. Anh giai họ Đỗ nói là bây giờ, nhiều lúc, muốn nghe Nhạc Vàng ngày xưa thì phải chọn lựa ca sỹ hát. Ô, chuyện này thì ai cũng biết gồi. Bình thường như chuyện hàng ngày ở phủ huyện. Thì ai cũng biết, một bài hát được nhiều ca sỹ thể hiện. Có người hát hay, có người hát dở. Mà chuẩn mực hay dở không có chuẩn mực nhất định. Ai muốn cho ca sỹ nào hát hay thì cứ vô tư, còn ai chấm ca sỹ nào hát dở thì cũng vô tư luôn. Thì như làm vậy, ai cũng muốn nghe ca sỹ guộc của mình hát. Và việc này chả có gì làm thay đổi nền hòa bình thế giới hết trơn.

    Nhưng, tình hình hiện nay là có nhiều ca sỹ hải ngoại về Việt nam trình diễn, thành ra cái chuẩn mực cũng phải đổi mới cho phù hợp. Là cậu mợ ca sỹ nào về Việt nam sanh hoạt nghệ thuật thì không còn nằm trong danh sách tuyển lựa ca sỹ nữa. Nói cách khác, là những người này không còn là ca sỹ hải ngoại nên sự ưu đãi của cộng đồng hải ngoại dành cho họ cũng giảm đi chứ. Theo nhẽ tự nhiên, dĩ nhiên, là phải như làm vậy. Một số bài hát mà họ trình diễn trong quá khứ đã không còn thích hợp để nghe. Nói giả dụ, những bài hát mang tính đấu tranh, niềm đau xa xứ, thân phận tỵ nạn. Thật là xót xa và trớ trêu khi vẫn phải nghe những ca sỹ này hát những nhạc phẩm thuộc nhóm nhạc trên.

    Nghe nói, càng ngày càng nhiều ca sỹ về Việt nam sanh hoạt nghệ thuật. Cái danh sách càng lúc càng dài và thay đổi luôn. Thì làm vậy, muốn theo sát tình hình cũng chả phải dễ. Sự này gây nhiều khó khăn cho việc chọn lựa ca sỹ hát hò. Chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Cho nên, nhiều lúc, bổn tiệm muốn mở nhạc Vàng cho quý khách, và nhơn viên cùng nghe nhưng lại sợ, vô tình, làm nghịch nhĩ người khác thì ... thà nhịn nghe còn hơn.

    Nghe anh giai Đỗ như Hoạch, nhân viên thợ húi giải bầy tâm sự tôi thấy cũng có lý lẽ trước sau. Không biết các bác nghĩ sao cơ?
    Đỗ thành Đậu

  9. #229
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Thế các bác "sáng nhạc gia" tài ba của chúng ta nếu cũng đã mò về ăn cơm Cộng sản thì sao? Bác Duy, anh Phụng, bác An, anh Tâm, anh Huy gì đấy chắc mình thôi thì xóa bảng phong thần luôn cho nó gọn ghẽ.

  10. #230
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***

    Hôm nay, tôi ghé qua tiệm hớt tóc tìm gặp anh giai họ Đỗ để biết thêm đôi điều về câu chuyện hát hỏng viết dở dang ngày hôm qua. Anh này mới thấy mặt tôi là nhanh tay kéo tôi ngồi xuống ghế điện và khởi sự hành nghề ngay lập tức. Không để tôi có thời giờ nhắc là anh mới hớt cho tôi cuồi tuần qua. Tôi đã có tí tuổi nên tóc tai đâu còn mọc nhanh như nấm sau cơn mưa nữa. Song le, thấy anh nhiệt tâm nhiệt tình quá thì tôi đâm ra ngại mồm. Không nỡ làm anh nguội điện bất ngờ. Thế là anh giai họ Đỗ tay làm hàm nhai, vừa cắt tóc vừa nói chuyện.

    Chuyện rằng, nghe nói, Lân múa hay là nhờ tiếng pháo. Còn ca sỹ nổi tiếng nhờ hát trúng tủ. Nhiều người hát hỏng lâu năm mà không được khán thính giả ái mộ nồng nhiệt. Nhưng có ngươi chỉ hát một bài mà tên tuổi phất lên ngay. Hiện tượng này, có người, gọi là trúng thời vụ; Lại có kẻ bảo "được tổ đãi" thì cũng đúng nốt. Dù gì thì gì, không phải ai cũng được một lần như thế. Nói giả dụ, như đời học sanh đi thi bao lần mà có khi nào được trúng đề? Dù chỉ một lần thôi!

    Phải nói dài giòng như làm vậy, để thấy tầm mức quan trọng của một bài hát trong việc đưa tên tuổi người hát đi vào lòng dạ quần chúng. Sách có nói: "không thầy đố mày làm nên", không có nhạc sỹ sáng tác thì ca sỹ lấy gì mà hát hò. Thì như làm vậy, vai trò của nhạc sỹ cũng quan trọng lắm đấy.

    Lại nghe người ta đồn là, đối với nhạc sỹ thì mỗi sáng tác của họ là một đứa con tinh thần. Con cái thì tính nết mỗi đứa mỗi khác. Một chục đứa là đủ mười tính nết. Tương tự như trên, mỗi sáng tác là phản ánh cảm xúc của nhạc sỹ trong một thời gian, không gian nào đó. Có cảm xúc tự phát, nhưng cũng có khi theo đuôi quần chúng. Chả có sự nào trùng lấp sự nào hết.

    Những sáng tác có đề tài về đấu tranh, về thân phận tỵ nạn của những nhạc sỹ đã về Việt nam sanh hoạt nghệ thuật, có thể nói, là phát xuất từ cảm xúc ăn theo quần chúng. Thì như làm vậy, một số trong những người này đã dễ dàng chối bỏ những sáng tác theo diện ăn theo này như chối bỏ đứa con rơi vậy. Mặc khác, rõ ràng, đây là những mảng nhạc mang tính chính trị. Ca sỹ nào, khi nhận lời trình diễn, cũng nhận ra tính nết này hết trơn. Vậy mà, hình như, có cậu mợ ca sỹ nào đó cứ bảo là em chả làm chính trị bao giờ? Nghe mắc cười thấy mồ luôn.

    Cũng nghe đồn là, dạo ấy, những mảng sáng tác mang tính chánh trị này đều có đăng ký tác quyền hết trơn. Anh giai nào tơ lơ mơ hát mà quên giả tiền tác quyền tác giả là gặp rắc rối với chánh quyền ngay. Nặng nhẹ đều có mức độ xử lý phù hợp. Bây giờ, sau khi tác giả phủ nhận quyền làm chủ tác phẩm, không biết cái lệ xin phép tác quyền tác giả kia còn hay mất? Ấy, mà sự rắc rối chưa chấm hết tại đó đâu. Là vì theo lệ làng, trước khi ca sỹ trình diễn, anh MC phải nhắc đến tên tuổi tác giả theo đúng quy hoạch, mà bây giờ tác giả chối bỏ tác phẩm thì thật là khó khăn cho anh MC. Nhắc đến tác giả thì không xong, mà lờ đi thì cũng kẹt. Thật là:

    "Thân này ví xẻ làm hai.
    Nửa không nên nói, nửa không nên đừng."

    Thôi, thế thì thôi vậy, cái gì của Xê ra thì giả cho Xê ra. Cái gì tác giả chối bỏ thì đừng nên hát hò và cũng đừng nên nghe làm chi nữa. Vì sự thế gian là của đáng làm vậy. Amen.
    Đỗ thành Đậu

 

 

Similar Threads

  1. Hát Cho Nhau Nghe - Thu Hoài Nguyễn
    By Thu Hoài Nguyễn in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 1162
    Last Post: 02-13-2024, 11:54 PM
  2. Nghe, thấy, ngẫm nghĩ...
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 65
    Last Post: 03-22-2014, 11:02 PM
  3. Nghe CD Dạ Quỳnh Hương của Phạm Anh Dũng
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-27-2013, 10:08 AM
  4. Nghe tiếng gọi non sông
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 1
    Last Post: 04-12-2013, 07:18 AM
  5. Nghe,thấy,suy ngẫm
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 30
    Last Post: 01-02-2013, 09:07 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:18 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh