Register
Page 27 of 33 FirstFirst ... 172526272829 ... LastLast
Results 261 to 270 of 323
  1. #261
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ***
    Nhạc "Sến" Tả truyện.

    Phong cách diễn của anh giai trong cờ líp "Để nhớ một thời ta đã yêu," theo một số người, là rất sến. Cú ngã người ra trước, giật ra sau của anh nhòm rất sến. Lối nhắm mắt nhắm mũi khi đờn cũng rất sến. Nhưng màn vỗ đờn thình thịch thì có độ sến lớn trên hết mọi sự.

    Chợt nhiên, tôi nhớ đến một đoạn vi déo trình diễn nhạc Tây đã được coi từ lâu. Cô đờn sỹ trong vi déo này có lối diễn cũng rất sến. Nếu so sánh với anh giai của "Để nhớ một thời ta đã yêu," thì khó mà biết ai sến hơn ai.


    Đỗ thành Đậu

  2. #262
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ****

    Trong bài "Phượng yêu", ông Phạm Duy cũng dùng biểu tượng "con giun" khi nói về độ lớn tình yêu dành cho người yêu tên Phượng:

    "Yêu người như suối cuộn rừng sâu
    Như con tầu say gió
    Như con giun ngước lên trời
    Yêu trăng sao vời vợi "

    Nhưng lần này, có sự khang khác so với lần trước, là con giun này lớn hơn con trước. Con giun của đợt ra quân này cũng không còn "nằm uốn khúc" mà đã "ngước lên trời." Việc này khẳng định con giun có mắt vì không có mắt làm răng biết "trăng sao vời vợi" được, phải không cơ?

    Đoạn này nói về nguồn gốc chữ "sến". Có nhiều truyền thuyết về không gian và thời gian chữ "sến" ra đời. Có người bảo là "sến" sanh ở miền Nam vào những năm 1960; Kẻ lại cho là sanh ở miền Bắc và được người di cư vào Nam mang theo. Có lúc bảo là từ chữ Tây: Maria Schell; Lại có khi cho là từ chữ Ta: Sen. Nói chung là, nhơn thân chữ "sến" chưa được sáng tỏ vì ai đó đã quên làm Trích Lục Khai Sanh khi nó vừa sanh ra, hoặc là "sến" không có hộ khẩu chánh thức lúc nhập cư ở miền Nam nên duyên phận long đong?

    Thì như làm vậy, những gi sắp viết chỉ là phỏng đoán, phỏng bàn. Thì rồi sẽ có đúng có sai dựa theo lối tư duy của người viết và lòng hảo tâm của người đọc. Ai cho đúng thì là đúng, ai cho sai thì là sai. Trước hết xin nói đến các giả thuyết đang được bàn cãi trong thời gian qua.

    Rằng, nói "sến" sanh ở Nam vào những năm 1960, sau đợt chiếu phim của cô đào Maria Schell tại Sài gòn thì, trộm nghĩ, là chuyện không đáng tin. Không đáng tin là vì việc này do người tên Hoàng phủ ngọc Phan kể lại. Phan là đảng viên cộng sản kinh niên. Luôn làm theo khẩu hiệu "sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương bác chấm chấm chấm". Luôn xem lợi ích của đảng là chóp bu. Lấy câu "Còn đảng còn ta" làm kim chỉ nam trong các sanh hoạt thường nhựt. Phan không sống theo tư duy cá nhơn và lương tâm nhơn bổn mà theo cái gọi là "đạo đức cách mạng." Mọi điều đúng sai đều được hướng dẫn và chỉ đạo từ cẩm lang "đạo đức các mạng". Cứ thế nhắm mắt mà theo thì không sợ chệch hướng leo lề.

    Phan có người anh tên là Hoàng phủ ngọc Tường. Tường cũng là một đáng viên cộng sản lâu năm. Sách có chép, vào mùa Xuân năm 1968, Tường và Phan cùng đồng bọn đã khởi động và lèo lái cuộc thảm sát đồng bào ở Huế kéo dài cả tháng. Năm 1982, trong cuộc phỏng vấn với báo đài nước ngoài, Tường đã khẳng định sự có mặt của mình ở Huế tại thời điểm này. Thật là trùng khớp với những gì người dân Huế đã thấy và còn nhớ mãi về cuộc thảm sát năm Mậu Thân. Không biết sau lần phỏng vấn này, đảng đã ban phát cho Tường những gì? Chắc là không ít và không nhỏ vì đây là một chiến thắng to nhớn trong việc tạo tiếng vang trên toàn quả đất.

    Mấy chục năm sau, hình như 201x gì đó, Tường chối bỏ việc có mặt của mình tại Huế vào mùa Xuân năm 1968. Rằng những gì Tường kể trong cuộc phỏng vấn năm xưa là nghe người khác kể lại. Không biết lần này Tường bị thế lực thù nghịch nào làm khó dễ? Chắc thế lực ấy phải to nhớn và rộng khắp vì việc chối bỏ những gì mình đã khẳng định như đinh đóng hòm là việc đáng xấu hổ và nhục nhã trăm phần. Nghe đâu là áp lực đến từ lương tâm của Tường? Tường muốn bình an ra đi khi thời gian đã hết. Rằng, việc thế gian giả lại cho thế gian cho nhẹ lòng nhẹ gánh. Nhưng Tường quên không nói đến phương hướng xử lý đám của cải thế gian Tường nhận được từ buổi phỏng vấn năm xưa. Chắc là tại già nên quên chăng?

    Biết là "không tin những gì Phan nói là việc nên làm" nhưng không nói việc Phan cho rằng chữ "sến" sanh trong Nam thì cũng là điều thiếu sót. Thì như làm vậy, tôi xin viết ra đây dù bụng dạ rất khó chịu vì là làm công tác tuyên truyền không công. Phan cho rằng, sau đợt chiếu phim của cô đào Maria Schell tại Sai gòn thì đã có nhiều hiện tượng nham nhở nhố nhang trên đường phố của một số thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi cô đào chánh trong phim. Sau đó có anh nhà báo dùng chữ "Maria Sến" để chế nhạo đám thanh thiếu niên học đòi nhố nhăng này.

    Nghe thì biết vậy. Chứ tư duy một chút thì thấy không phải vậy. Sài gòn là thành phố nhớn. Dân số đông và mức giầu nghèo vênh lắm. Đa phần là dân lao dộng, nghèo. Lo tiền ăn, tiền mặc, tiền học phí cho con đi học đã là một việc khó khăn. Có đâu lại lo thêm tiền cho con đi xem xi nê xi niếc. Còn thanh thiếu niên con nhà nghèo thì lo lao động kiếm tiền độ nhật. Giầy dép còn chưa dám vung tay ra mua, nói gì đến việc tiêu lãng phí vào việc xi nê nhảm nhí. Thì như làm vậy, thử hỏi: có bao nhiêu trong số sanh viên học sanh ở Sài gòn tại thời điểm đó coi phim do Maria Schell đóng? Chắc chắn là không nhiều. Rồi thì trong số "không nhiều" ấy có bao nhiêu bị ảnh hưởng sau khi xem phim? Chắc chắn cũng không nhiều. Cái không nhiều rút ra từ cái không nhiều thì là ít ỏi. Rồi cái số ít ỏi bị tiêm nhiễm bởi phim Maria Schell diễn dù có động thái nhố nhăng nham nhở trên đường phố thì cũng không thể tạo ra một hiện tượng đủ nhớn để lôi kéo dư luận quần chúng và sự quan tâm của nhà báo đặng.

    Giản đơn là việc gì không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ thì người dân không quan tâm hoặc quan tâm ít. Cái gì người dân không quan tâm hoặc quan tâm ít thì khó sống dai được. Cho nên là những chữ mới mẻ do nhà báo phát sanh nếu không được người dân ủng hộ trong việc phát tán thì cũng chết trùng ngày sanh mà thôi. Chắc lắm luôn là vậy.

    Nói tóm lại, lập luân về nơi sanh và ngày sanh của chữ "sến" do Phan đề xuất có giá trị thuyết phục thấp nhưng Phan đã làm được một việc là tự khoe học cấp của mình ngày ấy. Cũng tốt thôi.



    --- chưa hết đâu ---
    Đỗ thành Đậu

  3. #263
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    *****

    Một chủ thuyết khác cho rằng: chữ "sến'" là do chữ "sen" đọc trại ra. "Sen" là tên gọi người giúp việc cho những gia đình giầu có ở miền Bắc. Nghe nói, miền Nam không dùng từ "sen"? Những người giúp việc này dù già bao nhiêu tuổi hoặc trẻ đến cỡ nào đều bị gọi là sen. Đờn ông con giai thì gọi thằng sen; Đờn bà con gái thì là con sen. Không có "ông sen", "bà sen" , "cậu sen" , "cái sen" gì hết. Nói chung là nhân phẩm của họ bị cào bằng và xem thường lắm luôn.

    Lúc bấy giờ, cái thang bậc trong xã hội đã được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau: Sĩ, Nông, Công, Thương. Còn Vua chúa là ngoại hạng!? Những hộ nào không đủ tiêu chuẩn để nằm trong bốn diện kể trên thì được xếp hạng Cùng đinh, đứng sau Thương. Là hạng chót chét, bét bèn bẹt và thường được diễn đạt bằng chùm chữ "dân khố rách áo ôm". Người thuộc giai cấp Cùng đinh thường ít chữ hoặc thất học nên cách xử thế thường nhựt với tha nhân cũng thấp kém so với người có nhiều chữ. Nghe đồn, con em của họ đi giúp việc cho các gia đình giầu có nhiều hơn những giai cấp khác và đã đóng góp tích cực vào việc tạo nên một giai cấp mới tạm gọi là giai cấp "Sen".

    Từ giờ giở đi, xin chỉ nói về phụ nữ giúp việc nhà người ta, là "sen nữ" thôi. Là vì "sen nữ" thì mới có nhiều chuyện. Chứ nói về "sen nam" thì mới được vài hơi, viết được dăm hàng là tịt ngòi. Hết chuyện. Chán lắm.

    Lại nghe nói, giai cấp "sen" chia ra làm hai nhánh nhỏ: "sen nhà" và "sen đầm". "Sen nhà" thì giúp việc cho gia đình thuần Việt": chồng Việt vợ Việt; "Sen đầm" thì ở đợ cho gia đình Pháp-Việt giao duyên. Ngày ấy, những gia đình Pháp -Việt thường là chồng Pháp vợ Việt. Người ta gọi phụ nữ Việt lấy chồng Pháp là "me Tây." Lối gọi này mang tính cười chê đầy khinh miệt vì cho rằng chỉ những phụ nữ không ra gì, hạnh kiểm lem nhem mới lấy Tây. Và môi trường để hai người quen biết nhau cũng được cho là kém lành mạnh.

    Tuy không có các báo cáo chính thức về con số "me Tây" thời ấy nhưng đội ngũ này chắc phải đông lắm vì có nguyên một cuốn sách viết về "Kỹ nghệ lấy Tây" mà, và hình như là của ông Vũ trọng Phụng thì phải? Trộm nghĩ, một việc làm được nâng cấp lên thành "kỹ nghệ" thì việc ấy phải được phổ biến rộng lớn và mạnh mẽ lắm. Nói giã dụ, như nói "kỹ nghệ chế xe hơi" thì ai cũng biết nó ra làm răng gồi. Thì như làm vậy, ngày ấy, nếu việc "lấy Tây" không nổi đình nổi đám, không om xòm làng xã thì ông Vũ trọng Phụng đâu có bỏ thời gian tìm hiểu, xuống hiện trường kiểm tra rồi viết ra sách cho nhơn gian đời sau tỏ mần chi? Phải không cơ?

    Xin nói về "Sen nhà" trước. Nếu "sen nhà" có nhan sắc và gặp ông chủ vui tính dễ nết thì có khả năng sẽ được ông đề thơ khen tặng. Thơ rằng:

    Trong nhà gì đẹp bằng sen
    Mắt xanh da trắng lại thêm miệng vàng
    Miệng vàng da trắng mắt xanh
    Lội bùn chân cẳng không tanh mùi bùn

    Ông chủ này mần thơ cũng xoàng nhưng được cái nết trung thực quá sức. "Có sao nói vậy người ơi." Ông khen đúng người, đúng vật, đúng việc. Muốn khen "sen" thì gọi là "sen". Chứ không nói trại thành "sến". Muốn khen mắt xanh, da trắng thì khen mắt xanh, da trắng. Ấy cũng là việc làm phải. Đến như khen "sen" lội bùn mà chân cẳng vẫn thơm tho thì thật là trung thực vượt ngưỡng nhà nước quy định.

    Nói nào ngay, cái nhẽ trung thực ấy được bơm lên căng cứng như làm vậy là vì ông là chủ. Là Thượng đế nhỏ trong thiên đường nhỏ. Mọi người phải sợ ông. Chứ có nhẽ nào ông lại đi sợ con "sen"? Mà phải đọc trại "sen" thành "sến"? Phàm cái nhẽ xưa nay chỉ kiêng húy kẻ trên người trốc. Chứ ai kỵ tên cúng cơm của đứa thấp cổ bé miệng bao giờ?


    --- chưa hết nữa ---
    Last edited by Đậu; 12-11-2019 at 08:31 AM.
    Đỗ thành Đậu

  4. #264
    Từ chữ sến, sen... con sen mà ra .... đọc bài này bắt đầu thấm nheng anh Đậu.
    Tới bến luôn bác tài.

  5. #265
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    *****

    Nhắc lại đoạn trước: Phàm cái nhẽ xưa nay chỉ kiêng húy của kẻ trên người trốc. Chứ ai kỵ tên cúng cơm của đứa thấp cổ bé miệng bao giờ?

    Thì thiên hạ hay bảo thế nhưng việc đời vốn lắm lạ lùng; Những sự nghĩ là không bao giờ có mà cứ xẩy ra trước mắt. Nói giả dụ, như cái mâu cái thuẫn là hai thứ đối nghịch nhau. Tưởng là suốt đời chúng không thể sống chung hòa bình với nhau đặng. Ấy thế mà trong thời buổi chiến tranh, binh sĩ được trang bị cả hai thứ trên: mâu và thuẫn. Rồi thì đi đâu mâu thuẫn cũng có đôi có cặp như chưa hề giận nhau bao giờ vậy.

    Thì bởi thế, cho nên là một ngày đẹp giời nọ, ông chủ phải lòng con Sen thì cũng là chuyện thường tình nơi huyện xã. Chả có gì lạ sốt, phải không cơ? Rồi ông điều Sen lên nhà trên để tiện việc hầu hạ ông. Ông lập Sen làm vợ hai. Vợ cả ngăn cản dữ lắm mà ông có nghe đâu. Rồi thì ông cấm cả nhà gọi "phòng nhì" là "sen". Chắc là ông đã bị Sen giận hờn mấy lần khi gọi Sen bằng cái tên rất nhà quê đèn dầu đó. Ông rút kinh nghiệm và luôn cảnh giác cao để tránh bớt việc phạm húy làm phiền lòng chủ nhơn phòng nhì. Song song là tìm phương hướng tốt để sửa sai. Thì ông sẽ gọi Sen bằng cái tên cúng cơm theo giấy Trích lục khai sanh thôi. Cái việc này nom giản đơn mà làm ông rối trí quá sức vì Sen không mang theo giấy tờ tùy thân khi vào làm cho nhà ông hoặc cũng có thể là chả có gì sốt. Ông mình ên tư duy rất lung và mất mấy ngày để nghĩ ra một cái tên thiệt đẹp và bắt cả nhà gọi Sen bằng cái tên đó.

    Lệnh ông phán ra, ai dám cãi. Sẩy ra, trong đám gia nhơn, có mấy đứa ghét ông và thấy Sen "sến" quá mà làm bà chủ chúng nó thì sanh ra cái ý muốn giả thù ông. Chúng hùa nhau gọi sen là "sến" để che mắt thế gian và tích cực bêu xấu "sến" những lúc vắng mặt chủ. Tai sao là "sến" mà không là chữ khác? Dạ thưa, thì đơn giản vì "chữ sến với sen một vần". Song le, cái tên "sến" của "Phòng nhì" cũng chỉ loanh quanh luẩn quẩn trong nhà ông. Chưa ra đến đầu ngõ. Chưa đi vào lòng quần chúng rộng lớn, nếu như ông chỉ là thường dân Nam bộ, không có chức quyền và không bị hàng xóm láng giềng ghét bỏ. Nhưng nếu ông làm nhớn và đánh mất quan điểm quần chúng thì liệu hồn. Hệ quả xấu chưa biết đâu mà lường, mà cân đong đo dếm.

    Có nhời chép rằng: Giầu vì bạn, sang vì vợ. Mà vợ cả vợ hai cũng là vợ. Vợ sang chồng hưởng sái. Vợ khôn chồng nhờ vả. Còn vợ "sến" chồng chịu đòn. Cái chân lý ấy muôn đời đúng. Chả có nhẽ nào sai được.


    --- chưa hết nữa nghe ---
    Đỗ thành Đậu

  6. #266
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Đọc bài thơ tả Sen cả chục lần rồi vẫn không biết chị ấy là người nước nào mà mắt xanh da trắng? Chả nhẽ là con lai như chị ca sĩ Thanh Hà nhà mình? Còn miệng vàng thì phải hiểu là hàm răng giả bằng vàng? hay răng vàng vì lâu năm hút thuốc lào, hoặc do nghiện uống cà phê trà tàu các thứ?

    Trong mùng gì đẹp bằng sen
    Mắt nhung một mí tóc đen môi hồng...

  7. #267
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    không biết chị ấy là người nước nào mà mắt xanh da trắng?
    Đeo contact lens có màu mà.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #268
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Đọc bài thơ tả Sen cả chục lần rồi vẫn không biết chị ấy là người nước nào mà mắt xanh da trắng? Chả nhẽ là con lai như chị ca sĩ Thanh Hà nhà mình? Còn miệng vàng thì phải hiểu là hàm răng giả bằng vàng? hay răng vàng vì lâu năm hút thuốc lào, hoặc do nghiện uống cà phê trà tàu các thứ?

    Trong mùng gì đẹp bằng sen
    Mắt nhung một mí tóc đen môi hồng...
    Chẳng qua là lão chủ lắm trò. Học lóm hai chữ "mắt xanh" trong câu thơ "Mắt xanh là bóng dừa hoang dại" của cụ ông Đinh Hùng để khen hai con mắt của con sen. Lại còn có ẩn ý là sau này sẽ không cho tiền con sen đi sửa mắt. Lão còn học đòi ý tưởng trong câu "Da trắng vỗ bì bạch" của cụ bà Đoàn thị Điểm để khen con sen. Cũng còn ẩn ý khác là sau này con sen đừng hòng đi "tắm trắng". Tương tự như trên, lão chủ khen con sen có cái "miệng vàng" ròng là ngăn ngừa con sen đi sửa môi.

    Nội tình chỉ có thế thôi.
    Đỗ thành Đậu

  9. #269
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    À lão chủ này tưởng lơ tơ mơ thế mà cao tay. Anh con giai nào cũng khéo mồm như lão ấy thì bà Hạnh Phước chắc dẹp tiệm từ khương mươi niên.

  10. #270
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    À lão chủ này tưởng lơ tơ mơ thế mà cao tay.
    Lão chủ này cao tay, nhưng mà hơi thấp "háng Việt". Làm gì có "bì bạch".

    Không thấy ông Lý Long Tường hồi xưa chạy sang Cao Ly tị nạn, làm nên chiến

    công hiển hách, nên bây giờ dân Đại Hàn vẫn còn đúc tượng để thờ vinh danh

    "Bạch Mã Tướng quân" hay sao. Đâu có ngôn ngữ nào nói là "Bì bạch nữ mỹ" (cô gái đẹp da trắng).


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Hát Cho Nhau Nghe - Thu Hoài Nguyễn
    By Thu Hoài Nguyễn in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 1162
    Last Post: 02-13-2024, 11:54 PM
  2. Nghe, thấy, ngẫm nghĩ...
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 65
    Last Post: 03-22-2014, 11:02 PM
  3. Nghe CD Dạ Quỳnh Hương của Phạm Anh Dũng
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-27-2013, 10:08 AM
  4. Nghe tiếng gọi non sông
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 1
    Last Post: 04-12-2013, 07:18 AM
  5. Nghe,thấy,suy ngẫm
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 30
    Last Post: 01-02-2013, 09:07 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:30 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh