Register
Results 1 to 4 of 4

Thread: Tình cha

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Tình cha

    (Dịch bài này cho ngày mai... )






    Người cha quan trọng cho hạnh phúc con cái trong nhà như thế nào

    Người ta đã viết nhiều về ý nghĩa tình mẹ. Tình yêu của cha cũng góp phần rất nhiều cho sự phát triển của một đứa trẻ - và đôi khi lại còn nhiều hơn thế nữa.

    Fanny Jimenez




    Peter Sehr ngồi tại ban-công buổi chiều nhạt nắng ở thành phố Berlin-Wilmersdorf và nhìn xuống vũng nước lớn dưới chân anh. Hôm nay nóng, nóng quá và như thế anh cò chứng khoán thổi lên một cái hồ cho cô bé con gái Hanna và để ra ban-công sau giờ tan việc. Anh kể, "lúc cháu nó nhìn thấy là như ngồi trên lửa. Cháu ôm lấy tôi, cầm cây súng nước chạy vòng vòng bắn tùm lum cả tiếng đồng hồ rồi sau đó lại tìm tôi để hôn thêm cái nữa".

    Khi hỏi liệu cô bé 5 tuổi hôm nay ở mẫu giáo có làm cái gì để tặng ngày cho Cha hay không? "Ờ há, ngày cho Cha!", người cha 37 tuổi cười giòn. "Tôi còn chẳng nhớ có cái ngày này nữa". Không phải chỉ có anh Peter Seher không nghĩ đến. Ngày cho Mẹ vẫn còn khác lắm, vẫn là một ngày có ý nghĩa tình cảm cao quý hơn ngày cho Cha. Tình mẫu tử trong cách suy nghĩ truyền thống, vẫn được xem trọng khi nói đến việc phát triển và ảnh hưởng tốt cho con cái.

    Các bà mẹ thường được nhìn nhận dạy dỗ con cái và lời khen, nhưng cũng bị đổ lỗi và trách nhiệm - tùy theo đứa trẻ sau cùng phát triển ra sao. Các người cha ngược lại mãi đến hơn thập niên 60 mới được đưa một ít vào các xã luận, còn các cuộc tranh luận khoa học thì hoàn toàn không nghiên cứu đến người cha.

    Nếu các ông cha có thời gian cho con cái, quan niệm trước kia là vậy, thì tốt lắm và cũng có ý nghĩa ở một khía cạnh nào đó chẳng biết cho sự phát triển của con cái. Sự hiện diện của người cha thực sự quan trọng ra sao, người ta chỉ mới biết vài năm nay. Bởi vì khi các nghiên cứu chịu tham khảo đề tài người cha, thì kết quả là các ông cha không những gây ấn tượng cho con cái, mà cũng có ấn tượng nhiều như người mẹ, các ảnh hưởng của họ đối với nhiều khía cạnh phát triển còn quan trọng hơn cả người mẹ.

    Nếu cha ở nhà đứa con được tiếp nhận nhiều hơn

    Một trong những khoa học gia đã tiếp nhận sự nghiên cứu các ông cha bị lãng quên từ lâu là Ronald Rohner. Nhà tâm lý học người Mỹ hiện đã về hưu thiết lập "Center for the Study of Interpersonal Acceptance and Rejection" (Trung tâm khảo sát sự chấp nhận và phủ quyết đa nhân) tại đại học Connecticut và đã làm nhiều cuộc khảo sát ở thập niên 70 trước về ý nghĩa người cha trong gia đình.

    Và như thế từ 101 nền văn hóa khác nhau trong một khảo sát tương tự vào năm 1975 ông đã nhận thấy rằng, con cái các gia đình có cha chung sống sẽ được tiếp nhận nhiều ấm áp của mẹ và người thân hơn.

    Công trình nghiên cứu của ông thúc đẩy các khoa học gia khác tiếp tục noi gương nghiên cứu. Và như vậy vai trò của cha trong việc phát triển của đứa trẻ được mang ra làm tiêu điểm nhiều hơn trong việc nghiên cứu.

    Ở giai đoạn cuối sự nghiệp, vào năm 2012 ông Rohner đã công bố chung với 13 đồng nghiệp từ 13 quốc gia một bài tổng quan có một không hai tất cả kết quả của hàng chục năm qua trong "Personality and Social Psychology Review" (Xét lại nhân cách và tâm lý xã hội). Theo kết quả bất kể là cha hay mẹ, nếu một đứa trẻ không được yêu thương hoặc có cảm giác bị xua đẩy, sau này nó sẽ có khuynh hướng hung hăng và cảm tính không vững. Một tiềm thức nho nhỏ, một cảm giác thiếu thốn và một cái nhìn cuộc đời bi quan thường cũng xuất phát từ hoàn cảnh.

    Sự thích nghi xã hội thường ảnh hưởng từ người cha

    Rohner nhấn mạnh rằng việc thích nghi xã hội do ảnh hưởng từ cha và mẹ đều như nhau. Tuy nhiên hơn 500 cuộc khảo sát được tuyên bố chung cho thấy điều bất ngờ: con cái lưu ý nhiều hơn khi bị cha từ chối điều gì đó, hơn là để ý mẹ đang làm hoặc nói điều gì. Giới nghiên cứu phỏng đoán lý do là trẻ con có trực giác rất nhạy bén biết ai trong nhà là người có tiếng nói hơn.

    Trong quá khứ thường là các người cha - cho nên mọi khước từ của các ông cha có nhiều ảnh hưởng lên sự phát triển nhân phẩm đứa trẻ hơn. Rohner giải thích, "Trong những trường hợp đó chuyện gì cha làm và nói được chú ý nhiều hơn khi mẹ nói và làm". "Và như vậy người cha bơng nhiên có nhiều ảnh hưởng".

    Có vài cuộc khảo sát còn đưa thêm chi tiết hơn, là ngay cả nhận thức và hành vi của cha đối với sự phát triển của đứa con trên căn bản cũng có nhiều trọng lượng hơn, bất kể trật tự trong gia đình có như thế nào đi nữa. Nếu các ông cha đối với con họ tỏ ra lạnh nhạt, bất cần hoặc ngay cả phản ứng như đối địch, thì sẽ thúc đẩy các hành vi khác thường, lãnh đạm hoặc bị rối loạn của đứa con và trở thành nghiện ngập hoặc là tội phạm, cho dù người mẹ có hỗ trợ và vô điều kiện thương con hết mực đến đâu đi nữa.

    Các người cha khuyến khích tính khí mạo hiểm và ganh đua

    Nếu đảo ngược lại kết quả này khả quan, sẽ thấy tình phụ tử là một cơ hội lớn cho sự phát triển đứa trẻ. Ông Rohner cho biết, "Cảm giác được cha yêu thương sẽ báo trước sự khang kiện cơ thể và yêu đời sau này hơn là cảm giác được mẹ bảo bọc". Cũng theo cuộc khảo sát của tâm lý gia Raul Ramchandani của Imperial College of London đã chứng minh điều này ngay trong năm đầu tiên khi đứa trẻ chào đời.



    (còn nữa)
    Last edited by Triển; 05-28-2014 at 07:52 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Các cuộc khảo sát về trẻ con cho thấy các cháu có cha gần gũi chăm sóc thương yêu lúc các đứa bé sơ sinh được ba tháng tuổi, sau đó lúc một tuổi sẽ phát triển tốt hơn và cho thấy chúng có khả năng về mặt xã hội hơn. Hiệu ứng này thấy mạnh mẽ hơn ở các bé trai so với bé gái. Ông Rohner phỏng đoán rằng, nguyên nhân của sự ảnh hưởng mạnh trên cử chỉ xã hội này nằm ở chỗ cách người cha cư xử hỗ trợ đứa bé như thế nào.

    Cư xử của người cha đối với con cái thường có nhiều khác biệt so với người mẹ. "Khi các ông bố chơi với con, họ chơi cách khác", Rohner giải thích. "Các ông bố thường nô đùa trên bình diện thân thể, như họ vật lộn với các đứa bé, kích thích sự ganh đua và tính tự chủ - và sự can đảm, tính chấp nhận mạo hiểm".

    Khả năng chịu đựng cũng thường ảnh hưởng bởi người cha

    Chuyện này nhìn thấy hoàn toàn ở anh Peter Seher, trong gia đình anh ngoài bé gái Hanna còn có cậu con trai 13 tuổi Patrick và người vợ Steffi. Anh nói, "tôi thường là người chơi nhiều trò với con cái". "tôi tung chúng lên, quay vòng vòng và chúng nó thường vật lộn với tôi". Nhưng mà anh này cũng là người nói chữ 'Không' và 'Không muốn' giáo dục con cái theo kiểu quá đùm bọc.

    "Tôi ít khi giúp ngay nếu bọn nhỏ làm cái gì đó không được. Tôi nghĩ rằng hãy để bọn trẻ tự làm, làm sai rồi thử lại". Nếu vẫn chưa được thì dĩ nhiên tôi sẽ giúp". Các khoa học gia của Brigham Young University ở Provo tiểu bang Mỹ Utah lúc nghiên cứu đã chứng minh đó là khởi điểm tốt.

    Các nhà nghiên cứu tường trình trong tạp chí "Journal of Early Adolescence" rằng, trẻ con học hỏi tính chịu đựng và nhẫn nại từ cha nhiều hơn từ mẹ. Các ông bố nào thành công truyền đạt được tính cách này cho con cái thì thường có lòng nhân ái, đáng tín, đáng yêu, nhưng cũng cho biết đâu là giới hạn cũng như nội quy rõ ràng có khả năng giải thích cho con cái hiểu rõ. Song song đó họ cũng cho các đứa trẻ tùy theo tuổi tác mà có quyền tự quyết.

    Tại sao ở khía cạnh này các ông bố lại quan trọng với con cái hơn, thì các khoa học gia không giải thích được trong cuộc khảo sát. Họ phỏng đoán rằng, khả năng chịu đựng các ông bố đơn giản là quan trọng hơn so với các bà mẹ, và vì vậy các đứa con chú ý điểm này nhiều hơn. Theo các nhà quan sát thì các bà mẹ thường tập trung dạy bảo con cái các đức tính như phải biết ơn và lịch sự.

    Vai trò người cha đến thập niên 60 mới là đề tài

    Anh Peter Seher rất đặt nặng vai trò người cha. Anh nói, "đối với tôi điều quan trọng là các con tôi phải biết sống trong xã hội ra sao". "Còn chuyện biết nói chữ Không-có-chi và Cám-ơn, chứ không phải 'con muốn' và 'đưa đây', chắc chắn tôi sẽ dạy dỗ chúng sau". Để anh cò chứng khoán có thời gian tiếp chuyện, vợ anh chị Steffi hôm nay đảm nhận việc nấu nướng.

    Vì bình thường anh Seher nấu ăn mỗi ngày ngoài công việc làm ăn còn chăm sóc trang mạng "Herdzeit.de" - và thường cháu bé Hanna cũng muốn giúp cha nấu ăn. "Thường tôi bắc cái ghế và giải thích cho cháu tôi làm gì, rồi cho cháu đảo trong nồi và thỉnh thoảng cũng cho cắt tí tẹo".

    Mới 50 năm trước, các cách cư xử như vậy - mỗi ngày đứng trước lò nấu nướng với đứa con - đối với một người đàn ông là hết sức bất thường. Hồi xưa cũng bất thường nếu đặt câu hỏi rằng người cha đóng vai trò thế nào trong sự phát triển của con cái. Cho đến khi phụ nữ bắt đầu quay lưng với nhà bếp thì thế giới nghiên cứu thường là lãnh vực của đàn ông cũng mới bắt đầu hoạt động.

    Anh Peter Seher thấy khôi hài khi phán rằng các ông bố cũng quan trọng và có trách nhiệm cho đời sống hạnh phúc của con cái y hệt như các bà mẹ vậy, với anh chuyện này là dĩ nhiên hợp lý thôi chứ có gì đâu. Và trước khi món xà lách cơm Ý có cải rucola, cà chua khô và các viên mozzarella được dọn lên, anh ấy còn nói với: "Thỉnh thoảng tôi phải bồng cháu Hanna lên giường, lúc cháu ngái ngủ gối đầu lên vai tôi, tôi cảm thấy rằng không có ai thay thế được mình".


    (* dịch theo "Vatertag - Was Papa für das Glück seines Kindes bedeutet")

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Hôm qua mình dịch xong bài này vào ngày cho cha ở bên Đức, nghĩa là 40 ngày sau lễ phục sinh. Không thấy ai vào còn nghĩ oan, ôi không ai nhớ đến 'công cha như núi Thái Sơn' nữa, trong khi ngày cho mẹ thì chúc tụng ì xèo.

    Hôm nay vào wiki mới biết ở Tây và ở Mỹ người ta chọn cái Chủ Nhật thứ ba trong tháng Sáu mỗi năm. Ở Úc thì Chủ Nhật đầu của tháng 9. Còn ở Việt Nam thì chẳng có ngày này luôn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    phần lớn các thành viên trong diễn đàn sống ở Mỹ, Úc, còn Châu Âu, VN là thiểu số,
    nên kỳ rồi lễ các bà Mẹ bên Tây cũng hong thấy ai chúc mừng làm bo em buồn 5 giây, sniff ... sniff ...


    bo mang lời chúc mừng đến các papa trên diễn đàn (lời chúc muộn đến các papa bên Đức) ...


    BONNE FÊTE PAPA




    (*) (*) (*) (*) (*) (*)

 

 

Similar Threads

  1. Tình Mãi Là Thơ
    By NangThuyTinh in forum Thơ
    Replies: 111
    Last Post: 06-09-2021, 06:47 AM
  2. Đa Tình
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 8
    Last Post: 11-14-2014, 09:39 PM
  3. Tình Lỡ
    By Triển in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 4
    Last Post: 05-23-2014, 04:35 PM
  4. Vô Tình
    By BB.Phan in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 06-13-2013, 03:28 AM
  5. Tình Sài Gòn
    By Lotus in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-31-2011, 11:44 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:06 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh