Register
Page 6 of 8 FirstFirst ... 45678 LastLast
Results 51 to 60 of 80

Thread: Lang Thang II

  1. #51
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Vô tổ quốc cho những anh già!


    Passenger nhắc đến truyện "No country for old men" của Cormac McCarthy quá hợp. Vì sau mấy chục năm sống ở đây, vẫn thấy mình là người vô tổ quốc. Nhất là trong giai đoạn này!


    "No country for old men" đã được quay thành phim, đoạt giải Oscar năm 2007, là phim loại neo- Western thriller, không ăn nhậu gì đến tựa của truyện và phim. Tựa này lấy từ câu đầu tiên của một bài thơ của William Butler Yeats là "Sailing to Byzantium" từ năm 1928. Bài thơ như sau:

    Sailing to Byzantium


    That is no country for old men. The young
    In one another's arms, birds in the trees
    – Those dying generations – at their song,
    The salmon‐falls, the mackerel‐crowded seas,
    Fish, flesh, or fowl, commend all summer long
    Whatever is begotten, born, and dies.
    Caught in that sensual music all neglect
    Monuments of unageing intellect.

    An aged man is but a paltry thing,
    A tattered coat upon a stick, unless
    Soul clap its hands and sing, and louder sing
    For every tatter in its mortal dress,
    Nor is there singing school but studying
    Monuments of its own magnificence;
    And therefore I have sailed the seas and come
    To the holy city of Byzantium.

    O sages standing in God's holy fire
    As in the gold mosaic of a wall,
    Come from the holy fire, perne in a gyre,
    And be the singing‐masters of my soul.
    Consume my heart away; sick with desire
    And fastened to a dying animal
    It knows not what it is; and gather me
    Into the artifice of eternity.

    Once out of nature I shall never take
    My bodily form from any natural thing,
    But such a form as Grecian goldsmiths make
    Of hammered gold and gold enamelling
    To keep a drowsy Emperor awake;
    Or set upon a golden bough to sing
    To lords and ladies of Byzantium
    Of what is past, or passing, or to come.


    Thơ của Yeats khó hiểu, chắc phải nhờ Passenger làm bài thơ dịch ra tiếng Việt dùm!


  2. #52
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Mới nhận được cú điện thoại của anh bạn. Giọng anh hào hứng, vui vẻ lạ thường:

    "Tao gốc Ý mày ơi! Italian hẳn hòi! Tao mới nhận được kết quả thử DNA sáng nay. Tao có 20% DNA Âu Châu, loại Mediterranean gốc Italian. Không sai vào đâu được!"


    Anh bạn tôi là dân Việt chính cống, Bắc Kỳ di cư, đạo Công Giáo đặc sệt từ thời mấy ông cố Tây sang đây truyền đạo. Nhưng anh có một vẻ gì khác lạ, không giống ai! Trông hơi có vẻ lai lai, không nhiều lắm. Anh có mũi khá cao, đôi mắt hơi gần nhau, mang một sắc thái hơi Tây Phương! Anh bạn kể lại có người bà, em của ông nội anh, là một nữ tu đứng đầu một giòng tu, trông như một bà soeur Tây, ai nhìn cũng tưởng là bà sơ từ bên Pháp được cử sang để cai quản tu viện. Nhưng người bà của anh là Việt Nam thuần túy, hồi nhỏ đã theo phong tục sơn đen hàm răng. Nên ai nhìn cũng lạ! Bà sơ người cao lớn, mũi cao thẳng, đẹp thanh tú, trông uy quyền như một bà sơ Tây cai quản tu viện. Nhưng lúc cười lại để lộ hàm răng đen tuyền của người Việt cổ xưa!


    Lý do anh bạn đi thử DNA để tìm hiểu về tông tích của mình, vì một câu chuyện tình cờ lạ lùng, anh bạn đã kể cho tôi nghe một tháng trước đây:


    Tao mới đi du lịch bên Spain về! Có câu chuyện này hay lắm, kể cho mày nghe chơi! Đoàn du lịch của tao có hơn ba chục người. Tao đi một mình, nên để ý xem có cô nào đẹp, ngon lành mà available, tao tìm cách tán cho đời thêm hương! Trong đoàn chỉ có tao là Á Châu, còn lại đa số là Mỹ trắng. Tao để ý ngay hai cô gái khá đẹp đi với một bà già, chắc là bà cháu dắt nhau đi du lịch, thưởng ngoạn. Tao tìm cách làm quen ngay. Cô chị đẹp hơn, đang học về Fine Arts ở New York University, thích nói chuyện nghệ thuật, đúng sở trường của tao. Thế là tao thao thao giảng về hội họa, kiến trúc, âm nhạc cho ba bà cháu nghe. Tới Alhambra, tao nhờ đọc sách trước nên chỉ dạy mọi chuyện về văn minh Hồi Giáo hồi chiếm cứ Spain thuở xưa. Hai cô nàng trầm trồ, ngưỡng mộ. Nhất là cô chị, có vẻ chịu đèn lắm rồi!


    Nhưng bà già có vẻ gì rất lạ. Bà cụ không nói gì, lặnh thinh nghe tao ba hoa. Nhưng cứ chăm chú nhìn vào ngón tay dư thứ sáu của bàn tay trái của tao. Mày chơi với tao từ nhỏ mày biết rồi đấy. Tao có bàn tay 6 ngón, bị tụi chúng mày chọc ghẹo suốt cả thời niên thiếu. Nhưng tao đâu care chuyện chúng mày chọc đâu! Vì tao thương ngón thứ sáu này vô cùng! Tao không bao giờ chịu đi cắt, nó sinh ra với tao, nó sẽ ở với tao đến lúc chết!


    Hồi đó là mùa hè, bên Spain nóng chảy mỡ, tao có lần mặc chiếc áo mỏng, cởi khuy phía trên cho mát. Tao đang đi với ba bà cháu, chợt thấy bà cụ như khụyu xuống, miệng lắp bắp nói không nên lời, mắt dán chặt vào cái bớt trên ngực của tao, vì áo cởi khuy trên nên lộ rõ ra. Bà dơ tay chỉ vào cái bớt đỏ thẫm, có hình 5 cạnh như ngôi sao, nằm ở ngực trên phía trái của tao. Bà cố gắng lắm mới nói ra lời, hỏi tao có chiếc bớt đỏ này có phải từ lúc mới sinh ra không? Tao gật đầu. Bà cụ nắm chặt lấy bàn tay trái của tao, mân mê ngón thứ sáu nhỏ xíu, lỏng lẻo, nâng niu như một thứ báu vật lạ thường. Rồi bà nói nho nhỏ:


    "We are related!"


    Tao ngẩn người, không hiểu gì cả. Làm sao related được. Tao dân Việt, ba bà cháu Mỷ trắng ở New York, hoàn toàn không dính líu gì. Làm sao có họ hàng với nhau được!


    Bà cụ giải thích:


    Tôi có người em trai, cậu ruột của hai cô này đây. Ông trông giống em tôi lắm, dù là chủng tộc khác nhau. Cũng một kiểu khuôn mặt, dáng dấp giống nhau. Nhưng điêu làm tôi chú ý đến ông ngay ngày đầu tiên chúng ta gặp nhau là bàn tay trái 6 ngón của ông. Em tôi cũng có bàn tay trái 6 ngón như thế. Nhưng nhiều người cũng có tật này, dù bây giờ hầu hết ai cũng đi cắt ngón dư này từ thuở còn nhỏ. Em tôi không chịu đi cắt, như ông giữ ngón tay dư này.


    Nhưng đến hôm nay khi thấy vết bớt đỏ hình ngôi sao trên ngực trái của ông, tôi mới chắc chắn hẳn. Vì em tôi cũng có vết bớt đỏ y hệt như của ông. Và trong gia phả họ hàng của tôi có ghi lại, đã từ nhiều đời hàng mấy trăm năm nay, một số người đàn ông trong họ của tôi có đặc điểm này. Là có bàn tay trái 6 ngón và vết bớt đỏ hình ngôi sao trên ngực trái! Em trai tôi có đi hỏi một số nhà chuyên môn về di truyền học trên New York về hiện tượng này. Họ giải thích đây là một đặc điểm di truyền theo nhiễm thể X do người mẹ truyền xuống cho con trai. Tính cách di truyền này giống như bệnh hemophilia.


    Đặc điểm này nhảy một đời vì người đàn bà không có bệnh hay không phát hiện ra dù mang nhiễm thể X có gene này. Chỉ khi nào có con trai với nhiễm thể X này do người mẹ truyền xuống mới sinh ra bệnh. Hay như đặc điểm di truyền của giòng họ tôi. Là có bàn tay 6 ngón và vết bớt đỏ hình sao trên ngực phía trái, chỉ do người mẹ truyền đặc tính di truyền này xuống cho người con trai mà thôi.


    Ông là người Việt Nam phải không? Tôi có nghe nói lại, hồi thế kỷ 18, trong giòng họ nhà tôi có người đi tu và sang truyền giáo ở Indochina. Không biết chúng ta có dính líu liên hệ họ hàng với nhau do vị tu sĩ truyền giáo này hay không, tôi không hiểu. Nhưng tôi chắc chắn là bàn tay trái 6 ngón và bớt đỏ hình sao của ông phải là do đặc tính di truyền như trong giòng họ tôi!



    Anh bạn kể đến đây ngậm ngùi:


    Mày biết không? Tao nghe bà cụ nói, tao lạ lùng quá đỗi! Đủ mọi cảm xúc đến với tao. Chuyện đầu tiên là chuyện cô gái đẹp tao đang tán lại có họ với mình. Phiền phức quá! Nhất là lại có chuyện di truyền quái đản này. Làm tao nguội luôn chuyện tán tỉnh! Rồi nếu đúng là tao có đặc tính di truyền của giòng họ bà cụ già. Đây là do ông tu sĩ truyền giáo kia làm bậy với một nữ tín đồ là bà cố tổ của tao mấy trăm năm trước! Có thể đúng lắm! Ông tu sĩ truyền giáo này chắc là dân gốc Ý vì ba bà cháu đi du lịch với tao ở New York trong khu Little Italy ngay ttrong Manhattan, tổ tiên đến từ Ý. Dân Ý tóc đen, nếu pha với máu dân Việt mình, đẻ con chắc cũng nhập nhằng không thấy lai nhiều lắm! Cùng quá, bà cố tổ nhà tao chắc lấp liếm là vì nhìn tượng Chúa, tượng thánh đúc hình theo người Tây Phương nhiều quá nên nhập tâm, đẻ con trông cũng hơi lai lai! Tóc vẫn đen mà!


    Tao về đến Mỹ, đi theo ngay ba bà cháu tới New York để gặp ông cậu của hai cô gái. Tao với ông này trông giống nhau thật! Nhất là với bàn tay 6 ngón và vết bớt đỏ hình sao. Không thể tưởng tượng là sau vài trăm năm, cách xa mấy lục địa, mà đặc tính di truyền truyền xuống tao và ông cậu kia làm như hai người sinh đôi như vậy! Dù tuổi tác cách nhau một chút, nhưng chúng tao thành bạn chí thiềt ngay! Một giọt máu đào hơn ao nước lã mà! Dù là giọt máu này chảy từ biện Địa Trung Hải, truyền sang tới Thái Bình Dương! Kể cũng lạ thật!


    Tao vẫn đi thử DNA như thường! Dù tao tin tới 99% là chuyện đúng như vậy thật! Tao tính ra là 5 đời. Từ thời ông tu sĩ truyền giáo gốc Ý làm bậy bà cụ tổ của tao đến nay, đến bây giờ phải qua 5 thế hệ rồi. Và DNA của tao phải có 20% gốc Ý. Tao sẽ gọi cho mày biết ngay khi nhận được kết quả.


    Và sẽ bao mày một chầu du lịch nước Ý, gọi là để tao đi về nguồn! Cũng chẳng sao! Mình là dân chơi, giang hồ bốn bể, tứ xứ là nhà. Đâu cũng là quê hương! Việt Nam hay Italy cũng vậy mà thôi!


    Ciao nghe mày!

  3. #53
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Bài nhạc Gabriel's Oboe được Passenger post trên rất hay. Nhạc của Ennio Morricone viết cho phim "The Mission", Robert De Niro, Jeremy Irons đóng phim này năm 1986. Phim về tu sĩ truyền giáo dòng Tên Jesuit sang vùng Paraguay của Nam Mỹ để truyền đạo cho bộ lạc da đỏ Guarani năm 1740. Kết thúc bi thảm, cả bộ lạc bị quân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thực dân giết hết, cùng với tu sĩ truyền giáo Gabriel.

    Kết luận là chuyện truyền đạo thời thế kỷ 17, 18 vì đi liền với chủ nghĩa thực dân nên bị mang tiếng nhiều. Không thua gì thời Hồi Giáo hưng thịnh truyền bá đạo ngày xưa: một là theo đạo Hồi, hai là bị chặt đầu! Muốn chọn kiểu nào thì chọn!

    Biết bao tội ác đã bị nhân danh tôn giáo để thi hành, suốt trong lịch sử của nhân loại!

  4. #54
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Tối hôm qua TV có show của Victoria's Secret bèn dán mắt vào xem! Những người đẹp của Victoria's secret được gọi là thiên thần Angels, biểu diễn fashion show đeo cánh đủ loại đủ kiểu. Cô nào cô nấy cao phải trên 6 feet, đi thêm giầy cao gót cỡ 10 inches. trông lêu khêu, ngất ngưởng, đi ngang mấy anh ca sĩ da đen như Bruno Mars, Weeknd, cao hơn mấy anh này cả cái đầu!

    Các cô models này đẹp thì đẹp thật, rất nhiều các cô Angels này được liệt kê trong số các người đẹp nhất thế giới, hình đầy trên các báo của đàn bà như Cosmopolitan, Vogue...,.Nhưng quan niệm về sắc đẹp bây giờ thay đổi quá nhiều. Vì các models này gầy quá! Trông như người ốm đói! Ít ra trên phân nửa các cô models của Victoria's Secret phải mắc bệnh tâm thần về ăn uống gọi là anorexia nervosa.


    Bệnh này làm người bệnh tưởng mình lúc nào cũng mập, cần phải diet tối đa, dù người ngoài nhìn chỉ thấy là một con ma ốm đói! Karen Carpenter là ca sĩ nổi tiếng thời thập niên 60's, 70's của ban nhạc The Carpenters, chết vì bệnh anorexia nervosa lúc mới 32 tuổi. Lúc đầu chưa bị bệnh, cô cân nặng 145 lbs, Karen diet thành bệnh, lúc gần chết chỉ còn 90 pounds. Vì cái chết của Karen Carpenter mà bệnh anorexia nervosa được nhiều người biết đến và sau đó mới tìm cách chữa trị cho bệnh tâm thần này.


    Các cô models của Victoria's Secret khi được chọn làm Angels phải cao và gầy . Càng gầy chừng nào càng tốt chừng đó. Lý do là Victoria's Secret bán đồ lót cho đàn bà, con gái. Gầy không có ngực, không có mông, mới quảng cáo cho Victoria's Secret bán bras để độn ngực lên, bán xì líp độn mông lên được! Riết rồi thành phong trào, sắc đẹp đàn bà bây giờ phải là cao và gầy, không có vòng số hai hay số ba. Một anh bạn loại cà trớn, ăn nói sống sượng, đã mô tả quan niệm về sắc đẹp mới bây giờ là " No tits, No đít's ".


    Quan niệm về sắc đẹp của người phụ nữ thay đổi theo mỗi thời. Ngày xưa, phải có vòng số hai, số ba càng bự chùng nào càng đẹp chừng đó. Renoir khi vẽ tranh impressionist về đàn bà, bao giờ cũng vẽ người mập, bụng đôi khi vẽ còn có ngấn! Bức tranh Les grandes baigneuses của Pierre Auguste Renoir, vẽ năm 1884 đến 1887, 3 năm mới xong, nổi tiếng với ba người đàn bà mập mạp, tròn trĩnh, tắm biển được coi như biểu tượng của người đàn bà đẹp. Bức tranh như sau:



  5. #55
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Ăn vặt Sài Gòn năm xưa

    Trời hôm nay mưa lâm râm, không nóng không lạnh. Làm gợi nhớ nhiều chuyện. Như những chuyện tình xưa chẳng hạn. Nhưng sao quái lạ! Tình xưa bây giờ mờ mảo ảo, quên đã gần hết! Mà ký ức bây giờ lại chỉ toàn những hình ảnh, âm thanh, mùi vị... của những nơi chốn và những món ăn vặt! Của Sài Gòn năm xưa. Như những món nghêu, sò, bò khô đu đủ, nước mía Viễn Đông, Đồng Chung hủ tíu, Thiện Thuật bò viên.... Bỗng dưng sao mà nhớ. chao ơi sao mà thèm!!!



    Nghêu Nguyễn Tri Phương bán ở vỉa hè. Người bán có bếp, có nồi bày lộ thiên suốt dọc đường. Người ăn ngồi chồm hỗm hay ngồi trên ghế gỗ nhỏ xíu, ăn từng thau nghêu mới luộc, nóng hổi. Dân nhậu uống la de, ăn nghêu chấm nước mắm pha tỏi, ớt, vừa ăn vừa suýt soa nóng, nhưng đã vô cùng. Vì nghêu tươi, mang mỗi ngày từ vùng biển về, nghêu nhỏ nhưng ngọt thịt, dai dai, sần sật, chấm nước mắm , mằn mặn, ngọt ngọt, cay cay, sao ngon làm vậy! Lại rẻ rề, ăn mấy thau nghêu đến no bụng cũng không tốn bao nhiêu. Món ăn thật bình dân, nhưng người ăn đủ loại, giàu nghèo, sang hèn đều đến ăn vì ngon tuyệt vời! Mà phải thấy cảnh mọi người ăn rau ráu, húp nước mắm sùm sụp, càng đông người càng tăng thêm phần thú vị và ngon hơn!


    Nhắc đến nghêu phải nhắc đến sò huyết nướng bên Chợ Lớn, ngoài vỉa hè của tiệm Hải Ký Mì Gia. Sò huyết ở đây ăn hết xảy! Sò huyết tươi mang từ Nha Trang về, nướng trên lò, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Nước sò màu đỏ như máu nên gọi sò huyết, ăn hết thịt sò phải húp hết huyết sò vẫn còn thòm thèm, phải gọi nướng thêm ăn tiếp! Bao nhiêu năm bên Mỹ này không bao giờ thấy món sò huyết! Chắc chỉ Việt Nam mới có. Viết tới đây nhớ lại mà thèm món này quá, chắc không bao giờ được ăn lại!


    Rồi còn nước mía Viễn Đông. Khu này cũng là nơi ăn vặt số dách! Dọc con đường nhỏ đâm ra đường Lê Lợi, bầy giờ quên tên đường, trước mặt tiệm nước mía Viễn Đông, bao nhiêu món ăn vặt của mấy tên Tàu như bò bía, phá lấu, đu đủ bò khô. Buổi chiều đi bát phố Lê Lợi, ghé vào đây, ăn đĩa đu đủ bò khô, làm thêm mấy cái bò bía, rồi uống ly nước mía Viễn Đông. Nước mía ở đây ngon cũng do mấy tên Tàu đứng bán, cho thêm cam vắt nên thơm, ngọt, mát, uống đến đâu mát dạ đến đó! Chỗ này nhiều người đẹp đến ăn vặt, các cô đi dạo phố mùa xuân rồi ghé đây vừa ăn vừa cười đùa với đám bạn, ríu rít như chim. Bao nhiêu người đẹp như hoa, thơm như mộng đến đây ăn vặt, bảo sao các chàng hào hoa không đóng đô ở khu này để tán gái cho được!


    Cũng gần khu này có con đường gần chùa Ấn Độ là hai tiệm Đồng Chung và Thanh Xuân chuyên môn món hủ tiếu tôm cua. Món này để ăn sáng , không phải ăn chiều, nhưng hai tiệm này đều làm hủ tiếu tôm cua ngon vô cùng! Đồng Chung có lẽ ngon hơn một chút. Hủ tiếu dai dai, ăn khô ngon hơn ăn nước, càng cua lớn, dày, thịt chắc, còn để lại chút vỏ phần dưới. Tôm to, đỏ hon hỏn, ăn vừa béo vừa ngậy. Nước dùng ngọt ngào, đậm đà. Buổi sáng đói lòng phải đợi lâu mới có bàn ăn, nên nhìn người khác ăn càng thấy thèm hơn! Ăn xong, ra đường Lê Lợi, uống ly cà phê sữa nóng ở tiệm Prince, châm một điếu Dunhill hút để kéo dài dư vị của tô hủ tiếu tôm cua . Rồi ngồi nhìn ra ngoài, chiêm ngưỡng các người đẹp dạo phố Lê Lợi, sao đời sống thần tiên như vậy!


    Dân thích ăn vặt không thể không biết đến bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Con đường này có ngõ hẻm bổ ngang là khu chuyên trị thịt bò vò viên. Những viên thịt bò hoặc nạc, hoặc gân, to tròn, thả trong tô canh nhỏ, thơm sực mũi, nước dùng sao ngọt và tuyệt diệu đến thế. Cắn một miếng bò viên, chấm tương đen lẫn chút tương đỏ, nuốt từ từ để thưởng thức hết cái chắc nịch, cái sần sật của gân bò, rồi húp chút nước dùng. Chao ôi là khoái khẩu! Ăn thịt bò vò viên phải vào buổi chiều, lúc 3 hay 4 giờ, vừa ngủ trưa dậy, người còn đang ngật ngừ. Ra Nguyễn Thiện Thuật làm tô bò viên là thêm sinh khí, thấy đời đáng sống ngay!


    Còn bao nhiêu món ăn vặt thần sầu của Sài Gòn năm xưa nữa! Nhưng viết đến đây nuốt nước miếng mãi, mệt quá rồi! Thôi để lúc khác kể tiếp vậy!

  6. #56
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Nhảy Valse


    Tôi có anh bạn mê nhảy đầm. Trước 75 anh đi học kiến trúc. Sang bên này, anh trở thành architect. làm việc cho một công ty xây cất lớn. Lương cao, công việc cũng nhàn rỗi, lại chưa vợ, anh bèn đi học nhảy đầm. Không phải học nhảy vớ vẩn, xã giao, anh vào trường dạy nhảy ballroom dancing của Mỹ, có thày dạy đàng hoàng, có các cô trẻ đẹp kèm cho anh học nhảy.


    Mấy trường dạy nhảy kiểu Fred Astaire có cách kiếm tiền tài tình. Đàn bà vào học là có các kép trẻ, đẹp trai, tướng mạo ngon lành kèm cho các bà học. Mấy bà già góa chồng, ly dị chồng, các cô sồn sồn, lỡ thì, tình duyên lận đận, vào mấy trường dạy nhảy đầm này là mê tơi, không dứt ra được. Dạy nhảy lại câu giờ, muốn học nhiều hơn, nhảy bước cầu kỳ hơn là phải tốn tiền. Rồi lại còn các màn đi nhảy thi, phải huấn luyện nhiều. Đi dự thi lại thường ở tỉnh khác hay tiểu bang khác, cứ thế là các bà các cô chi tiền cho mấy anh kép vũ sư. Tiền vô như nước cho mấy ảnh!


    Đàn ông đi học là có các cô gái đẹp mê hồn, thân hình bốc lửa kèm cho mấy anh già, xấu trai, vô duyên, nhưng ví dầy cộm, lái Mercedes đến học. Cũng y như trường hợp mấy bà đi học nhảy, đàn ông vào trường dạy ballroom dancing là bị bắt địa đến nơi đến chốn. Các anh ôm các cô thày dạy nhảy, thơm phưng phức, đưa các anh đi các bước tình tứ, bám sát vào người anh như kẹo kéo. Làm sao các anh không chăm chỉ, ngoan ngoãn chi tiền tối đa cho được!



    Anh bạn tôi cũng thế! Bao nhiêu tiền lương anh tiêu sạch. chỉ để được ôm các cô dạy anh nhảy, hy vọng một ngày anh sẽ thành người nhảy đầm giỏi, được người đời ngưỡng mộ! Rồi một ngày anh quyết định biểu diễn tài nghệ của mình cho đám Việt Nam họp nhau ăn buổi New Year's Eve party. Cho chúng nó trắng mắt ra, xem tài nhảy Valse đúng kiểu ballroom dancing, không phải nhảy vớ vẩn, cứng ngắc, của mấy bọn Mỹ gốc Việt quê mùa ở thành phố này!


    Valse ít người nhảy. Lý do người Việt, nhất là các cô các bà dễ bị chóng mặt, quay Valse một chút là đầu quay mòng mòng, có bà xỉu ngay trên sàn nhảy. Nên ban nhạc trổi điệu Valse, sàn nhảy thường trống, chỉ có cặp nào điệu nghệ lắm mới ra quay Valse. Hôm đó anh bạn dắt cô thày dạy nhảy của anh đến dự party cho mọi người lé mắt! Cô này đẹp thật! Toc vàng mắt xanh, người sexy hết cỡ, mặc gown xòe phủ dài, lịch sự, sang trọng. Căp đùi cô nàng dài, cổ chân trắng bóc, đi giày stiletto cao gót 5, 6 inches, dù cô này đã cao đến 6 feet!


    Anh bạn cũng quý phái không kém. Anh mặc tuxedo trắng toát, thắt nơ đỏ, trông bảnh bao, lịch lãm vô cùng. Quên một điều không nói! Anh bạn vốn là người thiếu kích thước. Có nghĩa anh lùn, rất lùn. Chắc chưa được thước rưỡi! Người anh lại nhỏ bé. Đi cạnh cô gái Mỹ, anh chỉ đứng đến trên rốn cô này một chút! Nhưng anh đâu care! Ngực anh vẫn ưỡn ra, đi đứng hiên ngang. Gặp bạn bè, anh giới thiệu cô bạn Mỹ, giọng nói anh sang sảng, người bé lại nói càng to, người ở xa cuối phòng vẫn nghe tiếng anh rõ mồn một!


    Anh đợi đến bài Valse để dắt cô gái Mỹ ra nhảy biểu diễn. Mọi người đều trầm trồ, nín thở để xem anh biểu diễn. Hai cặp đang quay Valse ngoài sàn nhảy cũng tự động ngừng, về bàn ngồi để nhường sàn nhảy cho anh biểu diễn. Mà anh bạn quay Valse đẹp thật! Cô gái Mỹ nhảy cũng quá điêu luyện, Thày dạy nhảy của trường Fred Astaire có khác! Chiếc váy xòe của cô quay vòng vòng, để lộ cặp đùi trắng nõn, đầy gợi cảm.


    Hai người nhảy Valse quay suốt từ đầu phòng đến cuối phòng, càng lúc càng linh động. Bỗng dưng mọi người thấy im bặt, mắt nhìn chăm chú. Có kẻ há hốc miệng, chúi người về đằng trước để banh mắt dòm. Cũng có người phải dụi mắt, không tin điều mình chứng kiến! Vì anh bạn đột nhiên biến mất! Cô gái Mỹ vẫn quay tròn, váy càng lúc càng bốc lên cao. Rồi bên trong chiếc váy, thấy có cái gì tròn tròn, nhấp nhô theo điệu nhạc. Mọi người nhìn kỹ. Hóa ra chiếc đầu anh bạn! Cô gái quay mạnh hơn, chiếc váy bốc lên cao nữa. Và anh bạn xuất hiện, từ trong váy chui ra, quay tròn theo điệu Valse, không sai một nhịp nào. Anh cười toe toét, tiếp tục quay. Và cứ thế anh chui vào, chui ra ba bốn bận nữa. Mọi người đứng dậy vỗ tay rào rào! Bản nhạc chấm dứt, anh bạn cùng cô Mỹ cúi rạp, cảm tạ. Mọi người la ó, huýt sáo ầm ĩ. Anh nắm tay cô gái Mỹ giơ lên cao, chào từ giã mọi người.


    Sau buổi party đêm đó, anh bạn nổi tiếng như cồn. Bạn bè từ đó đặt biệt danh mới cho anh. Là "Valse chui váy". Nhắc đến anh, không ai là không biết đến. Nhưng có điều lạ là anh từ đó bỏ hẳn nhảy đầm. Rồi lấy vợ, có con, sống đời bình thường. Hỏi anh, anh nói:

    "Moa đã lên tột đỉnh của danh vọng rồi! Đời có cần gì hơn nữa đâu! Thế là quá đủ rồi, toa à! Mình phải biết lúc nào nên ngưng lại. Các toa cứ nhìn lấy moa để bắt chước, làm gương sống cho đời các toa nhé!"

  7. #57
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Sang sông


    Tôi có anh bạn tên Kha. Biệt hiệu là "Kha sang sông". Sau này bạn bè tặng thêm một chữ Kinh đằng trước thành "Kinh Kha sang sông". Nghe rất hùng tráng. Tráng sĩ Kinh Kha nơi bến sông Dịch Thủy quyết chí diệt bạo chúa Tần Thủy Hoàng, thề một đi không trở lại. Lâm ly ai oán vô cùng! Bạn tôi từ ngày được thêm danh hiệu này đắc chí không thể nào tả nổi!

    Chuyện sang sông nghe vậy nhưng không phải vậy. Kinh Kha tự mình sang sông Dịch vào đất Tần làm chuyện thích khách. Còn bạn Kha của tôi không tự mình sang sông nhưng đưa người khác sang sông. Cũng không có được cái lãng mạn, nghệ sĩ như Tống Biệt Hành của Thâm Tâm:


    Đưa người, ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng
    Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?

    Vì bạn Kha của tôi đưa em sang sông, chỉ vì bị em đá. Có nghĩa em chê bạn tôi xấu trai, lùn, nhỏ, học dốt, nhà nghèo, lại thêm kính cận dày cộm, che cặp mắt ti hí. Nhưng bù lại bạn tôi có tài tán gái giỏi, ăn nói duyên dáng, chỉ mở miệng nói dăm ba câu là các nàng cười lăn cười lóc, bò ra mà cười. Nhưng vui vẻ với bạn tôi thì có, chịu chàng thì không! Có nghĩa các nàng xinh như mộng, thơm như múi mít, đẹp như mơ kia, thich bạn Kha đến nhà chơi, chọc cho các nàng cười, cho các nàng vui vẻ. Rồi các nàng đi chơi với kép khác, đẹp trai, ngon lành hơn bạn Kha nhiều! Để lại bạn Kha tôi phòng không chiếc bóng, gậm nhấm nỗi hận tình!

    Quên kể là bạn tôi có chút tài vẽ. Không lấy gì làm xuất sắc lắm. Nhưng nể bạn, không muốn bạn buồn, tôi vẫn khen dồi: "Mày vẽ được lắm! Cố lên! Có ngày mở triển lãm được!". Không ngờ vì thế làm hại bạn! Anh chàng hứng khởi, ra công vẽ chân dung nàng, mất đến mấy tháng trời. Rồi khổ công đặt làm bức khung gỗ cầu kỳ, trạm trổ, bóng loáng, đắt tiền vô chừng. Khệ nệ đem đến tặng nàng. Chỉ thấy nàng ngẩn người ngắm nghía một lúc rồi nhỏ nhẹ hỏi bạn tôi:

    "Khung hình này anh mua ở đâu? Đẹp quá nhỉ!"

    Bạn tôi chết điếng. Lại còn nghe lũ em nàng đứng sau phá lên cười hô hố! Bạn Kha tôi cúi gầm đầu, bỏ ra về một nước!

    Rồi một ngày bạn tôi nhận được thiệp hồng của nàng báo tin. Đêm đám cưới, Kha đến nhà tôi, mang cả chục chai bia 33, mắt đỏ ngầu, nằm vật ra. Hồi lâu nghe tiếng chàng nức nở, khóc rưng rức Rồi chàng ngồi dậy, ôm cây đàn guitare, vừa đệm vừa nghẹn ngào hát bài "Tôi đưa em sang sông". Hát đi hát lại cả đêm đó, phải đến vài chục lần là ít!

    Và Kha từ đó được gắn liền với biệt hiệu "Kha sang sông".

    Sau 75, Kha sang Mỹ thành công với nghề địa ốc, nay đã thành người giàu có. Nhưng Kha vẫn không vợ không con. Gặp lại nhau, anh chàng cười:

    "Cái tên nó vận vào người, mày ạ. Chúng mày đặt cho tao cái biệt hiệu sang sông độc thật. Vì sau lần thất tình đêm đó nằm ở nhà mày, tao đưa các em sang sông thêm 31 lần nữa. Vị chi là 32 phùa đưa các em sang sông. Làm sao có vợ cho nổi!"

    Nhưng mới đây tôi nhận được thiệp mời đám cưới của Kha. Hắn còn bắt tôi tham dự buổi bachelor's party của hắn. Kha thuê hẳn một vũ trường, ban nhạc hay nhất ở đây. Rồi mời cả vài trăm người, bạn bè có, thân chủ có, đầy đủ giới trưởng giả của thành phố. Và mở đầu buổi văn nghệ nhảy đầm, Kha lên hát bài nhạc tủ của mấy mươi năm về trước. Bài "Tôi đưa em sang sông". Và tan buổi dạ vũ, Kha bắt mọi người ở lại để nghe hắn hát hai bài cuối cùng. Một bài tiếng Mỹ của Willie Nelson và Julio Iglesias"To all the girls I've loved before". Và tuyên bố hát lại bài "Tôi đưa em sang sông" lần cuối cùng trong đời. Sẽ không bao giờ bắt ai phải nghe lại bài hát này nữa. 32 lần là quá đủ rồi!!!

    Last edited by frankie; 05-28-2020 at 12:55 PM.

  8. #58
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852




    To all the girls I've loved before
    Who traveled in and out my door
    I'm glad they came along
    I dedicate this song
    To all the girls I've loved before

    To all the girls I once caressed
    And may I say, I've held the best
    For helping me to grow, I owe a lot, I know
    To all the girls I've loved before

    The winds of change are always blowing
    And every time I tried to stay
    The winds of change continued blowing
    And they just carried me away

    To all the girls who shared my life
    Who now are someone else's wife
    I'm glad they came along
    I dedicate this song
    To all the girls I've loved before

    To all the girls who cared for me
    Who filled my nights with ecstasy
    They live within my heart
    I'll always be a part
    Of all the girls I've loved before

    The winds of change are always blowing
    And every time I tried to stay
    The winds of change continued blowing
    And they just carried me away

    To all the girls we've loved before
    Who traveled in and out our door
    We're glad they came along
    We dedicate this song
    To all the girls we've loved before

    To all the girls we've loved before
    Who traveled in and out our doors
    We're glad they came along
    We dedicate this song
    To all the girls we've loved, before
    Last edited by frankie; 08-25-2017 at 09:00 AM.

  9. #59
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852





    Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm

    Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em

    Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa

    Chẳng lẻ chung một lối về mà nỡ quay mặt bước đi


    Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần

    Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim

    Nếu tôi đừng đưa em, thì chắc đôi mình không quen

    Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay tôi buồn


    Rồi thời gian lặng lẽ trôi,

    Đời tôi là cánh chim đi khắp phương trời

    Mà đời em là ước mơ,

    Đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ


    Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa thay con thuyền?

    Giờ phút cuối đến tiễn em, nhìn xác pháo vướng gót chân

    Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa..

    Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa....
    Last edited by frankie; 05-25-2020 at 06:02 AM.

  10. #60
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,852
    Đào hoa



    Tôi có ba chú em kết nghĩa: Don Juan, Casanova và Sở Khanh. Cứ hai tuân một lần, bốn anh em chúng tôi tụ họp ăn nhậu, nói phét. Tuần vừa rồi, mọi người đều vui vẻ, ăn uống no say. Chỉ trừ chú Don Juan, mặt mày buồn rầu, lầm lì, chỉ uống bia tì tì, ít thấy gắp đồ ăn. Tôi dục Don Juan:


    - Nhậu cho quên đời đi, Don Juan! Có chuyện gì quan trọng đâu! Mọi sự đều là chuyện nhỏ hết! Chú có điều gì buồn phiền, chú kể cho mọi người nghe coi.


    Don Juan tu cạn lon bia thứ mười bốn, rồi bắt đầu tâm sự:


    - Đàn anh và các chú Casanova, họ Sở đều biết đấy. Don Juan này vốn được tiếng đào hoa. Nhưng bây giờ mới thấm thía, càng đào hoa nhiều là càng khổ thôi! Có sướng gì đâu! Hồi mới sinh ra đời, ông nội Don Juan ngắm nghía thằng cháu đích tôn, tuyên bố ngay: "Thằng này lại có số đào hoa rồi! Mắt dài có đuôi, cằm chẻ, má lúm đồng tiền. Đào hoa là khổ rồi, cháu ơi!".


    Của đáng tôi! Đào hoa là chuyện có giòng có giống! Truyền từ đời này xuống đời khác, không chạy đi đâu được! Ông nội Don Juan chỉ có bố Don Juan là con một, nhưng thường môi năm vào dịp Tết, Don Juan lại có thêm dăm bảy cô, chú mới! Các cô các chú này ở các làng xa xôi, các tỉnh khắp vùng, khắp miền, được các cụ bà, các mệnh phụ, trên giường bệnh, trước khi thở hơi cuối cùng, các bà bật mí, tiết lộ: "Con không phải họ Nguyễn (hay họ Lê, họ Trần, họ Lý...) đâu, con ơi! Con chính thực là họ Don, con ông tri phủ tỉnh Hà Nam đấy con ạ. Mẹ lỡ lầm rồi sinh ra con, nhưng cả nhà không ai biết, cứ tưởng con là con của bố, giòng họ Nguyễn này. Mẹ giấu mãi, bây giờ đến giờ phút cuối, không xong rồi, mẹ nói cho con biết, để con đi nhận bố ruột của con nhé!


    Thế là dịp Tết, các cô, các chú này lũ lượt kéo về nhận bố, có năm đến cả chục người! Ông nội Don Juan chỉ biết vuốt râu cười trừ. Ai muốn nhận thì cứ nhận. Làm sao nhớ hết được! Bố của Don Juan cũng vậy. Chỉ có mình Don Juan là con một. Nhưng hồi vào Nam, bố Don Juan làm thanh tra Quan Thuế. Mà mấy người đi buôn lậu, toàn là đàn bà, lại chuyên môn là đàn bà đẹp não nùng! Mấy bà này bị bắt vì tội buôn lậu, buôn hàng quốc cấm, buôn tiền giả, buôn Mỹ Kim, buôn thuốc Tây lậu, hầm bà lằng đủ các thứ tội. Chỉ còn cách chạy tội bằng cách hối lộ ái tình với Ngài Thanh Tra Quan Thuế! Thế là bố Don Juan cứ thế mà xài, riết rồi bao nhiêu con rơi con rớt với các bà buôn lậu này!


    Don Juan này cũng theo chân ông nội, theo gót bố, cũng ghi danh được vào sổ tay đoạn trường của đời mình cả thảy là hai ngàn ba trăm lẻ bẩy em. Nhưng ngày hôm qua, sắp sửa ghi tên, ngày sinh, địa chi, cell phone, e mail, Facebook, Twitter của em thứ 2308 vào cuốn sổ bìa mạ vàng. Bỗng dưng lòng thấy ngậm ngùi. Và đột nhiên sao thấy đời mình khổ quá. Đàn anh và các chú Sở Khanh, Casanova biết vì sao không?


    Mọi người nhao nhao lên. Chú Casanova cười ruồi:


    - Rồi! Đàn anh Don Juan bị lương tâm cắn rứt chứ gì! Mà sao lạ vậy! Don Juan mà có lương tâm à!


    Tôi can:


    - Chú Casanova đừng chọc quê chú Don Juan nữa. Để chú Don Juan kể tiếp.


    Don Juan làm thêm lon bia nữa. Rồi khề khà:


    - À! Cái khổ đầu tiên là khổ cô đơn! Các bạn hỏi, cả hơn hai ngàn em trong sổ đoạn trường mà cô đơn ở cái chỗ nào! Thực sự Don Juan này cô đơn lắm! Các em mê thật đấy. Nhưng không em nào lấy làm vợ được. Hoặc các em mê, nhưng đến lúc cần lấy chồng, các em đều khôn ngoan chọn một tên chân chỉ hạt bột khác lấy làm chồng, dại gì lấy chồng đào hoa. Đàn bà họ khôn lắm! Các em mê Don Juan này một thời gian, rồi các em lên xe bông, nhường Don Juan lại cho em khác mê tiếp. Các em có tinh thần hy sinh, thượng võ cao độ như vậy nên Don Juan mấy chục năm rồi vẫn phòng không chiếc bóng. Có bao giờ lấy được vợ đâu!


    Rồi còn cái khổ không bạn bè! Chỉ có đàn anh đây, rồi các chú Casanova, Sở Khanh, đều ngang cơ với Don Juan này nên chúng ta làm làm bạn với nhau được. Người khác, có ai dám làm bạn với Don Juan này đâu! Có bồ bịch, có vợ, làm bạn với Don Juan là mất vợ, mất bồ, nên còn ai dám kết bạn với Don Juan này! Mà Don Juan này có quyến rũ ai đâu! Các bà, các cô mới gặp đã mê tít thò lò, xoắn lấy mà mê, ngang nhiên trước mặt kép, trước mặt chồng. Bảo sao chúng nó không giận, không tẩy chay Don Juan cho được. Lại còn thuê du đãng đón đường tẩn cho Don Juan này kịch liệt! Làm sao còn bạn bè gì nữa bây giờ!


    Khổ gì nữa nhỉ? À! Khổ không tiền! Đào hoa là tốn tiền, rất nhiều tiền! Đàn bà là sinh vật trời sinh ra để tiêu tiền nên bao nhiêu tiền rồi cũng hết thôi! Các em càng đẹp càng thơm lại càng khỏe tiêu tiền. Các bạn cứ tính thử đi. Mỗi em đổ đồng cũng tốn cho Don Juan này từ hai ngàn đến mười ngàn đô. Nhân cho 2307 em là bao nhiêu nhỉ? Don Juan này phải bán đi bao nhiêu cái shopping malls, bán đi bao nhiêu stocks mới đủ tiền chi cho mấy em. Nghèo là phải rồi!


    Đào hoa lại còn khổ vì không khoẻ nữa! Các em bám lấy mình như đỉa, đòi phục vụ các em tối đa. Làm sao khỏe được! Thể thao thể dục chỉ biết có nhảy đầm. Thức trắng đêm là chuyện thường. Các em thay phiên nhau mê thì chẳng mấy chốc gân sụm bở như vôi! Don Juan cũng lo cho sức khoẻ của mình lắm! Khốn nỗi! Danh tiếng lẫy lừng rồi, làm sao dám thổ lộ với các em: "Anh đuối sức lắm rồi! Tha cho anh đi em!"



    Don Juan nghẹn ngào không nói tiếp được nữa. Mấy chú kia cũng thương cảm cho bạn vàng, không ai mở miệng nói câu nào. Tôi đành phải lên tiếng khuyên răn:


    - Chú Don Juan đừng cảm khái quá như vậy! Đào hoa chiếu mệnh là do số, do phần. Có ai muốn vậy đâu! Được đàn bà mê thực ra cũng quí lắm! Nhưng chỉ nên có ba bốn em mê thôi! Thế là đủ rồi! Tri túc tiện túc hà thời túc. Các chú nhớ như vậy nhé. Người quân tử có số đào hoa chiếu mệnh, cũng nên biết đến lúc mà dừng lại. Không cần gì đến 2307 em như chú Don Juan đây. Có ba bốn em mê mình là được rồi. Quí lắm rồi! Có thế mới còn bạn bè, còn tiền, còn sức khỏe để phục vụ cho các em chứ. Có phải thế không các chú?!!!






 

 

Similar Threads

  1. Lang man
    By Co may in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 6
    Last Post: 08-08-2014, 08:19 PM
  2. Lang Thang
    By Frank in forum Tùy Bút
    Replies: 41
    Last Post: 07-29-2014, 03:15 PM
  3. Nhạc Lang Thang với PPS
    By NangThuyTinh in forum Âm Nhạc
    Replies: 24
    Last Post: 02-13-2012, 06:37 PM
  4. Lang vườn
    By July in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 0
    Last Post: 10-03-2011, 12:07 PM
  5. Lang Thang ...
    By nhunguyen in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-01-2011, 05:38 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:21 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh