Register
Page 3 of 16 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 155
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Tiên đoán cho 2015



    Những biến động lớn lao nhất thường xảy ra một cách bất ngờ. Hoặc những diễn tiến dẫn dắt đến các biến động lớn thường được đa số ít quan tâm, hoặc giải thích sai lầm. Hoặc cho là khó có thể xảy ra. Một thí dụ gần đây nhất là vụ khủng hoảng kinh tế do địa ốc sụp đổ tại Hoa Kỳ năm 2007, đưa đến Đại Suy Thoái những năm sau đó. Rất ít người tính trước hay tiên đoán được điều này. Phần lớn đều cho rằng giá nhà cửa tại Hoa Kỳ chỉ có thể tăng, không thể đi xuống. Và hậu quả của vỡ tan quả bóng địa ốc dẫn đến sụp đổ cho hệ thống tín dụng của Hoa Kỳ là điều không ai ngờ đến được.

    Hiện nay, một tình trạng tương tự đang xảy ra tại Trung Hoa. Tuy nhiên cũng giống như tại Hoa Kỳ những năm trước Đại Suy Thoái, hầu hết mọi người đều cho rằng sự sụp đổ của kinh tế Trung Hoa là điều khó xảy ra. Lý do là chính quyền cộng sản Trung Hoa độc tài chuyên chế nên không như các xứ dân chủ, có thể kiểm soát và ngăn chặn được sự sụp đổ kinh tế do quả bóng địa ốc tan vỡ tại Trung Hoa. Nhưng điều mọi người quên là sự chuyên chế độc tài của cộng sản đã không ngăn chặn được sụp đổ của bức tường Bá Linh và tan vỡ của cộng sản tại Đông Âu và Nga Sô mấy thập niên trước.

    Quả bóng địa ốc và đầu tư của Trung Hoa hiện nay đã căng phồng hơn của Hoa Kỳ thời 2007 nhiều. Và những chính sách chuyên chế của chính quyền Tập Cận Bình bắt đầu trở nên vô hiệu trước những khó khăn kinh tế tại Trung Hoa. Một khủng hoảng kinh tế tại Trung Hoa là điều không thể tránh khỏi được. Và đây là tiên đoán đầu tiên và quan trọng nhất cho năm 2015. Là chỉ trong năm nay, kinh tế Trung Hoa sẽ rơi vào con đường lụn bại, dẫn dắt đến khủng hoảng kinh tế lan tràn cho khắp vùng Á Châu và sau cùng trên toàn cầu!

    Với khó khăn kinh tế và xã hội tại nội địa, Tập Cận Bình sẽ tìm cách để đánh lạc hướng dư luận dân chúng, nhằm tránh việc nổi loạn của dân, một khi nạn thất nghiệp tăng cao và tài sản tiêu tan do quả bóng địa ốc và đầu tư tan tành. Họ Tập sẽ đánh động tinh thần quốc gia cực đoan quá khích của dân Tàu, bằng cách gia tăng hiềm khích với Nhật Bản, cụ thể là việc tranh dành quần đảo Senkaku.

    Chiến tranh Tàu - Nhật dễ dàng xảy ra cho năm 2015. Lý do là chính quyền của thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa thắng lớn trong cuộc bầu cử mới nhất tại Nhật đã cho Abe thêm thẩm quyền để thay đổi hiến pháp, tái võ trang quân lực của Nhật và nhất quyết đương đầu với các cuộc gây hấn của Trung Hoa trên vùng biển Bắc Đông Á. Hiện nay hải quân của hai xứ lúc nào cũng ở trong tình trạng vờn bắt chung quanh đảo Senkaku, tên Tàu là Điếu Ngư.
    Một sơ xảy nhỏ nhoi dễ dàng gia tăng thành lớn chuyện và xung đột bằng hải quân là điều dễ xảy ra. Một khi cả hai bên đều cứng rắn, Tập Cận Bình để đánh lạc hướng dư luận dân Tàu trước khó khăn kinh tế, Shinzo Abe cũng cực đoan quá khích, lại được thắng lớn trong bầu cử gần đây. Lò thuốc súng giữa hai quốc gia Nhật Bản và Trung Hoa sẽ nổ bùng trong năm 2015 là điều nhiều phần sẽ xảy ra, không tránh khỏi được!

    Sang đến vùng Trung Đông, tiên đoán cho 2015 sẽ là một tiếp tục kéo dài cho nội chiến tại Syria, không bên nào thắng thế. Phe chính quyền của nhà độc tài Assad giữ phần đất chung quanh thủ đô Damascus và các vùng có đa số là dân thuộc giáo phái Alawite, là phe thiểu số nhưng nắm quyền hiện nay, với Assad được nhóm Alawite ủng hộ. Các phần đất còn lại bị chia xẻ giữa các nhóm chống đối, mạnh nhất là phe của ISIS, chiếm phía đông giáp giới với Iraq, phe Sunni theo Al-Qaeda chiếm một phần và phe Free Syrian Army có Hoa Kỳ yểm trợ chiếm một phần đất.

    Đây chính là kế hoạch của Hoa Kỳ, không muốn cho phe nào chiếm ưu tiên một và mạnh đủ để tiêu diệt các phe khác. Mặc dù dân Syria đã chết lên vài trăm ngàn người và cả chục triệu dân mất nhà mất cửa và tỵ nạn sang các quốc gia lân cận, chính sách của Hoa Kỳ là giữ cho bất phân thắng bại. Vì phe nào cũng là kẻ thù của Hoa Kỳ, riêng phe Free Syrian Army quá yếu, không làm được trò trống gì, dù Hoa Kỳ có tung tiền vào bao nhiêu chăng nữa! Nên dù Hoa Kỳ ngoài mặt nói muốn giúp thường dân Syria vô tội, sự thật phũ phàng là tính toán của Ngũ Giác Đài và CIA là để mặc cho nội chiến tiếp tục!

    Cũng thế tại Iraq, Hoa Kỳ sẽ để yên cho nhóm ISIS của giáo phái Sunni chiếm phần đất phía trên, phe Shiite của chính quyền Iraq hiện nay giữ thủ đô Baghdad và phần đất phía Nam. Hoa Kỳ dùng phi cơ oanh tạc diệt ISIS khi nhóm này đe dọa muốn chiếm cả Baghdad và chiếm đất của dân Kurds. Nhưng một khi ISIS chùn bước, Hoa Kỳ sẽ để mặc cho Iraq phân chia thành ba vùng. Và tiếp tục bắn giết lẫn nhau dài dài!

    Tại Afghanistan, Hoa Kỳ đã chính thức chấm dứt các cuộc hành quân và trao lại cho nhiệm vụ cho quân lực quân bản xứ, chỉ giữ một số huấn luyện viên và an ninh. Tuy nhiên, quân Taliban đã bắt đầu gia tăng hoạt động và chiếm giữ đất đai. Tiên đoán cho năm 2015 là đến gần cuối năm, Taliban có thể sẽ lật được chính quyền Afghanistan hiện nay và chiếm đóng lại thủ đô Kabul. Hoa Kỳ nhiều phần sẽ phải rút hết quân ra trước đó và để mặc Afghanistan cho Taliban, sau khi đã tổn thất bao nhân mạng và tài lực cho cuộc chiến dài nhất lịch sử của Hoa Kỳ!

    Thực sự mối lo âu nhất cho Hoa Kỳ không phải là Afghanistan nhưng là Pakistan. Vì xứ này có kho vũ khí nguyên tử. Tình hình xứ này cũng tồi tệ, bất ổn, với nhóm Muslim quá khích gây rối khắp nơi. Năm 2015 có thể chưa thấy Pakistan rơi hẳn vào tay Muslim quá khích. Nhưng sau 2015, chưa biết Pakistan có thể còn là xứ dân chủ với dân chúng tự do đi bỏ phiếu hay không. Hay sẽ trở thành một xứ hỗn loạn với quá khích Muslim nắm chính quyền và kiểm soát cả một kho hơn 100 quả bom nguyên tử!

    Sang bên Âu Châu, năm 2015 có thể là năm bắt đầu cho tan vỡ của khối Euro! Hy Lạp hiện nay lại đe dọa cho sự sống còn của khối Euro trở lại khi vào cuối tháng 12, 2014, quốc hội Hy Lạp không bầu được một tân tổng thống và sẽ cho bầu cử lại vào cuối tháng 1, 2015. Dân Hy Lạp đã chán ngấy với những kham khổ, thắt lưng buộc bụng do khối Euro do Đức cầm đầu áp đặt lên xứ này khi bỏ tiền ra viện trợ. Nhiều phần đảng Syriza là đảng cực đoan tả phái sẽ thắng với lãnh tụ Tsipras đòi tách ra khỏi khối Euro và thương thuyết lại các món nợ, hiểu ngầm là sẽ quịt nợ! Khi đó khủng hoảng sẽ xảy ra tại Âu Châu tức khắc. Kinh tế của Âu Châu hiện nay đang rơi vào suy thoái và giảm phát deflation. Nếu khối Euro tan vỡ khi Hy Lạp bỏ và quịt nợ, kinh tế cả vùng nhiều phần sẽ khủng hoảng nặng và đi vào con đường Depression dễ dàng như thời thập niên 30’s!

    Như thế hiện nay chỉ còn Hoa Kỳ là quốc gia có kinh tế mạnh nhất! Với tam cá nguyệt vừa qua, mức hoạt động kinh tế tăng trưởng gần 5%, chưa bao giờ mạnh vậy từ cả chục năm nay. Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ có đủ sức làm đầu tàu xe lửa kéo kinh tế cho cả toàn cầu, hay bị kinh tế yếu kém trên khắp thế giới lôi Hoa Kỳ đi xuống! Nhiều phần sẽ là giả thuyết thứ nhì! Vì năm 2015 là năm Trung Hoa chính thức đi vào lụn bại kinh tế một khi chính quyền Tập Cận Bình không kiểm soát nổi quả bóng địa ốc và đầu tư, sẽ cho vỡ tan tành. Cộng với Âu Châu khủng hoảng nặng vì khối Euro tan vỡ và giảm phát deflation càng ngày càng nặng, điều hiển nhiên là Hoa Kỳ không thể gồng mình cáng đáng nổi hết các khó khăn của mọi vùng. Và kinh tế thế giới cũng sẽ rơi vào giai đoạn khó khăn, kéo theo Hoa Kỳ vào vực thẳm nhiều phần vào cuối 2015!

    Tại nội địa Hoa Kỳ, hai năm 2015 và 2016 là hai năm chót của Obama làm tổng thống. Với Cộng Hòa nắm cả Hạ Viện và Thượng Viện, Obama sẽ phải đương đầu với Quốc Hội trên mọi mặt. Obama chỉ còn cách dùng các chỉ thị hành pháp executive orders để làm việc. Nhưng Quốc Hội với Cộng Hòa đa số sẽ tiếp tục ra hết các đạo luật này đến đạo luật khác để phá tất cả các chương trình của Obama đã làm từ trước đến nay, nhất là Obamacare. Dĩ nhiên Obama sẽ dùng quyền phủ quyết để bác hết các đạo luật không thuận lợi do Cộng Hòa đưa ra. Và chính quyeên Hoa Kỳ sẽ lâm vào cảnh bế tắc gridlock nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử cho hai năm chót của Obama, bắt đầu từ tháng 1/2015 này.

    Điều nguy hiểm nhất vẫn là quyền của Quốc Hội để thông qua ngân sách của chính phủ. Dù Obama có dùng chỉ thị hành pháp, nếu Cộng Hoà nhất định chơi Obama, không chuẩn chi tiền, Obama sẽ không làm được việc gì! Như vậy bắt đầu từ tháng 3/2015 là lúc Quốc Hội bỏ phiếu để thông qua ngân sách, Hoa Kỳ sẽ rơi lại vào khủng hoảng do việc tranh chấp giữa hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà, đưa đến bế tắc mọi chuyện!

    Tóm lại, năm 2015 sẽ là năm với nhiều biến động trên toàn cầu. Tình trạng hiện nay có thể mô tả như sự lặng yên trước khi cơn bão cuồng phong thổi đến. Những biến loạn sẽ bắt đầu từ Trung Hoa, lan tràn trên Á Châu với một cuộc chiến tranh Tàu – Nhật và lan rộng khắp nơi! Kinh tế tưởng chừng đã khấm khá sau mấy năm hồi phục sau kỳ Đại Suy Thoái, có thể sẽ khủng hoảng trở lại với Âu Châu, Nhật và Trung Hoa đều suy yếu và lôi kéo theo Hoa Kỳ. Các tiên đoán này sẽ xảy ra đúng như thế hay không? Chúng ta hãy chờ xem vậy!

  2. #22
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Kinh tế du ha



    Dầu hỏa giữ vai trò quan trọng bậc nhất cho nền kinh tế toàn cầu. Nên việc giá dầu sụp đổ nhanh chóng trong mấy tháng vừa qua đã gây ra những thay đổi lớn lao trên nhiều bình diện, cả về kinh tế lẫn chiến lược địa dư, cũng như có những hậu quả tương lai khó lòng tiên đoán trước được.

    Từ năm 2011 đến giữa năm 2014, giá dầu hỏa tương đối ổn định, ở mức trên dưới 100 Mỹ Kim một thùng. Nhưng trong mấy tháng cuối của 2014, giá dầu bắt đầu đi xuống nhiều và gia tốc sụp đổ nhanh hơn trong mấy tuần lễ vừa qua, mất đi khoảng 60%, hiện nay chỉ còn ở mức 45 – 48 Mỹ Kim một thùng. Một số quan sát viên cho rằng giá dầu còn có thể xuống hơn nữa, ở mức 30 Mỹ Kim một thùng. Và nếu có lên lại, mức cao nhất cũng chỉ là 50 Mỹ Kim! Ngay chính bộ trưởng dầu hỏa của xứ United Arab Emirates, xứ sản xuất dầu thuộc OPEC, cũng cho rằng giá dầu sẽ không bao giờ trở lại mức quan thuộc 80 – 90 Mỹ Kim một thùng như trước! Dĩ nhiên với tiên đoán bi quan này của chính viên chức xứ xuất cảng dầu, thị trường dầu hỏa lại còn đi xuống tợn hơn trước!

    Nhưng lý do nào đã làm giá dầu sụp đổ thảm hại như thế? Tất cả chỉ là vấn đề cung cầu! Thủ phạm chính là cuộc cách mạng về khoan dầu tại Hoa Kỳ gọi là fracking, bơm nước áp suất cực mạnh vào đá shale oil để lấy dầu ra từ đá này. Với mức sản xuất tăng cao bằng kỹ thuật mới của Hoa Kỳ, mức cung về dầu đã lên quá nhiều so với mức cầu, là mức tiêu thụ dầu hỏa của toàn cầu. Thực sự hiện nay mức cầu về dầu hỏa lại xuống quá thấp. Lý do là kinh tế các xứ tiêu thụ dầu nhiều như Trung Hoa đã chậm hẳn lại, hiện chỉ còn tăng trưởng 7.5% so với 15-20% của những năm trước. Chỉ với kinh tế Trung Hoa suy kém đã làm giảm tiêu thụ dầu hỏa rất nhiều. Huống gì các vùng khác như Âu Châu, Nhật Bản kinh tế đã đi vào suy thoái, giảm tiêu thụ dầu. Ngay chính Hoa Kỳ sản xuất dầu hỏa tăng quá nhiều, nhưng việc tiêu thụ dầu một ngày một giảm đi. Lý do là xe cộ chế biến mới hơn, tân kỳ ăn rất ít xăng, không như trước. Các kỹ thuật mới dùng năng lượng của mặt trời, solar panels, năng lượng do gió wind turbines, tuy còn phôi thai nhưng cũng cắt giảm việc tiêu thụ dầu hỏa nhiều.

    Hiện nay mức chênh lệch về cung cầu cho dầu hỏa là một triệu thùng dầu hỏa cho một ngày cho cả toàn cầu! Có nghĩa mỗi ngày dư ra một triệu thùng dầu phải cho tồn kho, cất giữ trong các khu chứa dầu vĩ đại như tại Cushing, Oklahoma, hay cho lên các tanker nằm ụ ở ngoài khơi. Sẽ đến lúc không còn chỗ để chứa dầu hỏa dư thừa, không bán cho ai được! Và như thế giá dầu cứ tiếp tục đi xuống thảm hại thêm!
    Trong khi đó dầu hỏa vẫn được sản xuất ào ào, không hề giảm! Lý do chính là vì quyết định của Saudi Arabia, không muốn giữ vai trò thăng bằng giá dầu như trước để giữ thị trường.

    Từ nhiều thập niên, Saudi Arabia với lượng dự trữ dầu hỏa lớn nhất toàn cầu, là tiếng nói mạnh nhất và quyết định cho OPEC, tổ hợp các xứ sản xuất dầu hỏa. Khi giá dầu quá cao, Saudi Arabia cho bơm ra nhiều để giá xuống. Khi giá quá thấp, xứ này giảm việc bơm dầu để giá lên cao lại.
    Nhưng Saudi Arabia bị các xứ OPEC khác chơi qua mặt trong những năm vừa qua, đặc biệt là Iran, Venezuela. Khi Saudi Arabia bơm dầu ít đi để giữ giá cao, các xứ này đâm sau lưng bằng cách tăng sản xuất dầu của chính mình và chiếm thị trường của Saudi Arabia, bán giá rẻ hơn cho xứ nhập cảng dầu như Trung Hoa chẳng hạn. Nên Saudi Arabia lần này nhất quyết không để cho các xứ ăn gian trên qua mặt nữa, vẫn tiếp tục bơm dầu ra ào ào và giảm giá để giữ mối, nhất là với Trung Hoa!

    Lý do Saudi Arabia có thể để cho giá dầu xuống rất thấp vì xứ này đã để dành được quá nhiều tiền trong quỹ đầu tư của vương quốc gọi là sovereign fund, đủ tiền để tiêu vài chục năm, dù với giá dầu xuống chỉ còn 20 – 30 Mỹ Kim một thùng! Trong khi đó Iran và Venezuela hiện đang khốn đốn vì ngân sách thâm thủng, nay bị mất đi nguồn lợi túc do bán dầu hỏa hơn 60%, khó lòng chịu lâu được!

    Tuy nhiên việc Saudi Arabia trừng phạt các xứ OPEC ăn gian, đâm sau lưng Saudi Arabia trước kia, chỉ là chuyện phụ. Lý do chính để Saudi Arabia bơm dầu ra nhiều hơn nữa, nhất quyết cho giá dầu hỏa đi xuống tối đa, là để giết kỹ nghệ đào dầu fracking của Hoa Kỳ. Với các mỏ shale oil ở vùng Bakken tại North Dakota, vùng Permian Basin và Eagle Ford tại Texas, kỹ nghệ đào dầu fracking đã sản xuất dầu lên gấp bội để giúp Hoa Kỳ độc lập về dầu và có thể xuất cảng dầu trong tương lai. Một khi kỹ thuật về fracking tiến bộ hơn nữa, các mỏ dầu do shale oil tại các địa điểm khác khó khăn khai thác hơn như tại Colorado hay nhiều tiểu bang khác trên toàn Hoa Kỳ, đều có thể sản xuất dầu được!
    Lúc đó Saudi Arabia sẽ mất chức là xứ có lượng dự trữ dầu lớn nhất thế giới và vai trò lại càng lu mờ hơn. Hơn nữa mỏ shale oil có ở khắp nơi trên nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. Một khi Hoa Kỳ xuất cảng các kỹ thuật đào dầu này với ít ảnh hưởng về môi sinh và nhiều quốc gia trước giờ phải nhập cảng dầu, nay có thể tự sản xuất lấy, không cần mua dầu của Saudi Arabia nữa, xứ này sẽ chết!

    Để giết kỹ nghệ đào dầu fracking của Hoa Kỳ, Saudi Arabia phải cho giá dầu xuống mức dưới 60 Mỹ Kim một thùng trong một thời gian dài. Các công ty đào dầu nhỏ, ít vốn phải cần giá trên 60 mỹ kim mới có lời. Nên khi giá dầu ở mức này, các công ty nhỏ, nợ nhiều sẽ bị phá sản, phải ngưng hoạt động. Nhưng các công ty lớn hơn, trường vốn, đã có dầu sản xuất đều đặn có thể chịu đựng lâu hơn. Theo các chuyên viên về dầu hỏa, một khi giếng dầu đã sản xuất và chạy đều, các công ty lớn này chỉ cần giá dầu trên 20 Mỹ Kim một thùng vẫn có thể hoạt động. Vì thế Saudi Arabia muốn diệt kỹ nghệ fracking của Hoa Kỳ có thể phải cho bơm dầu nhiều hơn để giá xuống đến 20 Mỹ Kim, lúc đó mới có thể đạt được mục tiêu của mình!

    Tuy thế Saudi Arabia có thể tính toán nhầm khi nhất quyết cho giá dầu sụp đổ đến mức 20 – 30 Mỹ kim một thùng để giết kỹ nghệ đào dầu fracking của Hoa Kỳ. Lý do vì dầu hỏa là một thứ vũ khí chiến lược, không thể tính toán xuông bằng phương diện kinh tế. Điều hiển nhiên là chính quyền Hoa Kỳ sẽ phải bảo vệ kỹ nghệ fracking này bằng mọi giá để giữ ưu thế chiến lược địa dư, không thể để Saudi Arabia dùng kinh tế để tiêu diệt kỹ nghệ này. Bằng đủ cách, Hoa Kỳ sẽ phải ngấm ngầm tài trợ các công ty đào dầu fracking và khuyến khích tân tiến hóa kỹ thuật này để đào dầu hữu hiệu hơn nữa và không ảnh hưởng đến môi sinh, nhằm việc dùng dầu hỏa như vũ khí chiến lược đối với các quốc gia thù nghịch.

    Hiện nay hiệu quả của vũ khí chiến lược dầu hỏa đã trở thành quá rõ ràng khi Nga với Putin đang khốn đốn vì kinh tế sụp đổ. Putin sẽ phải bỏ tham vọng tại Ukraine và cầu khẩn Âu Châu ngưng chế tài kinh tế. Iran cũng khủng hoảng nặng vì giá dầu xuống làm ngân sách thâm thủng trầm trọng, sẽ phải bỏ tham vọng chế bom nguyên tử và nhượng bộ trong cuộc thương thuyết tại Geneva hiện nay. Ngay kẻ thù mới của Hoa Kỳ là ISIS, cũng hết tiền vì bán dầu do chiếm đóng các mỏ dầu tại Iraq và phía đông Syria, không đem lại lợi tức như trước để hoạt động!

    Điều này cho thấy Saudi Arabia có thể đã tính toán lầm khi nhất quyết cho giá dầu sụp đổ. Vì dù giá dầu có xuống thấp đến đâu chăng nữa, kỹ nghệ fracking của Hoa Kỳ vẫn sẽ được bảo vệ và khuyến khích để phát triển thêm! Trong khi đó, giá dầu xuống thấp như hiện nay được coi là một thứ kích thích kinh tế lớn lao cho kinh tế chung của Hoa Kỳ. Theo một ước tính, với giá dầu nằm ở mức 50 mỹ kim một thùng, các kỹ nghệ dầu hỏa sẽ thiệt hại 150 tỷ Mỹ Kim. Nhưng các kỹ nghệ khác sẽ hưởng lợi nhiều do giá dầu thấp và sẽ làm tăng mức sản xuất lên 400 tỷ Mỹ Kim. Có nghĩa tính chung, kinh tế Hoa Kỳ sẽ lời 250 tỷ Mỹ kim cho một năm nhờ giá dầu thấp. Đây có thể coi như chính quyền đã cho giảm thuế xuống 250 tỷ mỹ kim cho dân chúng!

    Và việc giảm thuế này sẽ rất hữu hiệu vì giá dầu thấp làm giới nghèo và trung lưu hưởng lợi nhiều nhất. Một gia đình có thể tiết kiệm được từ 1500 đến 3000 mỹ Kim một năm do giá xăng rẻ và giá dầu đốt để sưởi ấm mùa đông rẻ cho vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.
    Điều hay ho là khi chính phủ cắt thuế, dân giàu hưởng lợi nhiều nhất và đem cất tiền đi để dành, không kích thích được kinh tế chung. Trái lại khi người nghèo bớt được tiền xăng sẽ tiêu bằng hết vào các dịch vụ khác hay mua sắm. Kết quả kinh tế sẽ được kích thích mạnh hơn nhiều! Theo một ước tính, với giá dầu thấp như hiện nay, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ phát triển mạnh hơn, thêm vào 1% cho mức tổng lượng sản xuất nội địa GDP. Hoa Kỳ hiện tăng trưởng ở mức 2 – 3% nên thêm được 1% không phải là chuyện thường!

    Nhưng đây là chuyện ảnh hưởng kinh tế lâu dài cho cả Hoa Kỳ. Hiện nay với giá dầu quá thấp, các tiểu bang bị ảnh hưởng tai hại nhiều nhất là Texas, Oklahoma, Louisiana và North Dakota. Mấy năm trước khi Hoa Kỳ bị suy thoái, các vùng này vẫn phát triển và kinh tế mạnh nhờ giá dầu cao. Bây giờ là hiện tượng trái ngược. Kinh tế chung của Hoa Kỳ có triển vọng khá hơn trước nhờ giá dầu thấp, nhưng các tiểu bang vừa kể sẽ bị suy kém về kinh tế nhiều. Các công ty dầu đã bắt đầu tuyên bố cho layoff nhân viên. Nhiều hãng xưởng nhỏ về đào dầu đang rục rịch để đóng cửa ngưng hoạt động. Và giá nhà cửa sẽ bắt đầu đi xuống như thời thập niên 80’s trước đây, khi giá dầu xuống có lúc chỉ còn hơn 10 Mỹ Kim một thùng. Tính theo lạm phát là mức cỡ 20 Mỹ Kim bây giờ. Lúc đó kinh tế tại Texas khủng hoảng nặng, dẫn dắt đến quả bóng địa ốc tại Texas vỡ tan, điềm báo trước cho quả bóng địa ốc toàn Hoa Kỳ năm 2007 vừa qua!

    Tuy nhiên nền kinh tế của Texas hiện nay đã mở rộng ra nhiều nghành khác, không quá lệ thuộc vào dầu hỏa như trước. Nên có thể ảnh hưởng của giá dầu thấp sẽ tương đối ít hơn hồi thập niên 80’s. Nhưng dù sao đi nữa, dầu hỏa vẫn là kỹ nghệ chính tại các tiểu bang Texas, Oklahoma và Louisiana và North Dakota. Và giá dầu thấp như hiện nay sẽ đem lại nhiều khủng hoảng nặng cho các tiểu bang này. Chỉ hy vọng là kinh tế chung của toàn quốc khấm khá hơn sẽ làm bớt đi phần nào tai hại cho các tiểu bang về dầu hoả này!

  3. #23
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Kinh tế toàn cầu đi xuống!





    Hiện nay kinh tế trên toàn cầu đang trên con đường giảm phát deflation, có nghĩa giá cả mọi sự đều đi xuống. Đây là tình trạng nguy hiểm nhất vì các hoạt động kinh tế khắp nơi đều yếu kém và ngưng trệ. Mọi cá nhân cũng như các công ty đều giảm chi tiêu, đợi chờ giá cả xuống hơn nữa để rẻ hơn mua cũng không muộn. Nếu ai cũng chờ như thế, kinh tế sẽ ngưng lại và rơi vào vòng lẩn quẩn xấu. Càng giảm phát, giá xuống, càng chờ thêm, ít hoạt động kinh tế hơn. Giá lại càng xuống hơn nữa và cứ thế tiếp tục.


    Âu Châu và Nhật Bản đã ở trong tình trạng này từ vài năm nay. Trung Hoa coi như ngưng phát triển và đi thụt lùi. Dù con số của chính quyền cộng sản đưa ra là tăng trưởng 7.5%, con số này nhiều phần bịp bơm không tin được và sự thật là Trung Hoa đã rơi vào suy thoái và bắt đầu trong tình trạng giảm phát khi giá nhà cửa xuống thảm hại và đầu tư thi nhau đi ra khỏi Trung Hoa.


    Hoa Kỳ là quốc gia độc nhất trên toàn cầu tương đối có kinh tế mạnh nhất. Nhưng những dấu hiệu gần đây cho thấy Hoa Kỳ thay vì làm đầu tàu để kéo các quốc gia khác ra khỏi suy thoái, đã bị hụt hơi, hết sức! Và tình trạng giảm phát của toàn cầu đã lôi ngược Hoa Kỳ trở lại, nhiều phần sẽ rơi theo vào hố sâu của giảm phát như các quốc gia khác!


    Ngày thứ sáu 30 tháng 1 vừa qua, chính quyền Hoa Kỳ cho biết trong tam cá nguyệt cuối, Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức 2.6%, giảm đi so với tam cá nguyệt trước tăng trưởng 5%. Thực sự con số này không phải là quá tệ! Nếu nhìn một cách lạc quan, tuy bị giảm đi một nửa, Hoa Kỳ vẫn còn tăng trưởng. Với giá xăng xuống nhiều và công việc dễ kiếm hơn, mức chi tiêu về tiêu thụ của dân chúng đã tăng 4.3% trong tam cá nguyệt vừa qua, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2006. Và theo thăm dò dư luận mới nhất của đại học Michigan, niềm tin về kinh tế của người tiêu thụ gọi là consumer confidence đã lên cao nhất kể từ tháng 1 năm 2004.


    Sự tiêu thụ của người dân Hoa Kỳ chiếm đến 70% tổng lượng quốc gia GDP, nên khi mức tiêu thụ lên cao và người dân lạc quan tin tưởng hơn, đây là điềm tốt tiên đoán là kinh tế sẽ khá hơn!


    Nhưng những nhà đầu tư trên Wall Street và thị trường chứng khoán bi quan hơn nhiều! Bằng chứng là khi thấy mức tăng trưởng chỉ là 2.6%, các nhà đầu tư bán stock ào ào. Chỉ số Dow Jones xuống ngay 252 điểm, đứng ở mức 17165 thứ sáu 1/30 vừa qua. Như vậy stock cho tháng giêng 2015 với chỉ số S&P đã mất 3%, điềm không lành cho thị trường chứng khoán!


    Lý do của sự bi quan là các nhà đầu tư đã tính toán là sự suy yếu của toàn cầu sẽ lôi cuốn Hoa Kỳ vào con đường giảm phát theo. Điều rõ ràng nhất là hiện nay tiền dollar của Hoa Kỳ đã trở thành quá mạnh, trong khi tiền tệ các quốc gia khác đều yếu kém nhiều. Hiện nay một euro chỉ ăn 1.12 Mỹ Kim và còn trên đường đi xuống để bằng giá và có thể 1 euro sẽ thua 1 mỹ kim trong tương lai! Với đồng Mỹ Kim quá mạnh, các đại công ty Hoa Kỳ bị thiệt hại nhiều. Lý do là xuất cảng khó khăn hơn vì giá quá cao khi đồng dollar mạnh. Các đại công ty có hoạt động trên toàn cầu khi kiếm lời tại ngoại quốc, đổi ra tiền Mỹ Kim sẽ thấy lời ít hơn, hay lỗ cũng không chừng vì đổi ra được ít Mỹ Kim hơn khi dollar quá mạnh!


    Trên phương diện quốc gia, khi Mỹ Kim quá mạnh sẽ làm xuất cảng ít đi và nhập cảng nhiều hơn vì giá bán của hàng hóa ngoại quốc đem vào Hoa Kỳ sẽ rẻ đi nhiều. Kết quả là cán cân mậu dịch sẽ bị mất thăng bằng và Hoa Kỳ khó cạnh tranh với hàng hóa ngoại quốc hơn.


    Một bằng chứng khác cho bắt đầu kinh tế suy yếu của Hoa Kỳ là trong tam cá nguyệt cuối vừa qua, mức chi tiêu về dụng cụ mới của các công ty đã giảm 1.9% so với hai tam cá nguyệt trước tăng 11%. Đây là dấu hiệu các công ty cho rằng kinh tế sẽ khó khăn hơn nên cắt giảm việc mua dụng cụ cần thiết để phát triển.


    Một phần là các công ty đào dầu tại Hoa Kỳ hiện nay đã cho ngưng hết các công trình hay dự án khoan dầu hay các xây cất cơ sở về năng lượng mới. Lý do là giá dầu xuống ở mức 45 – 50 Mỹ Kim một thùng như hiện nay làm các công ty cho ngưng mọi sự vì nếu làm tiếp sẽ lỗ nặng! Ngay tại Louisiana, một dự án giá trị 14 tỷ Mỹ Kim nhằm biến đổi khí đốt ra dầu cặn diesel đã bị dẹp, làm mất đi hàng 7000 công việc và ảnh hưởng nặng trên kinh tế của vùng này sống nhờ dầu!


    Các tiểu bang sống bằng dầu hoả khác như Texas, Oklahoma và North Dakota cũng bị ảnh hưởng nặng vì giá dầu quá thấp sẽ làm các phản ứng dây chuyền về kinh tế ảnh hưởng trên mọi dịch vụ cũng như về nhà cửa, về thuế má ngân sách của chính quyền địa phương, cũng như mọi hoạt động kinh tế địa phương khác.


    Giá dầu hỏa nhiều phần sẽ còn tiếp tục xuống thấp hơn nữa vì hiện nay mức thặng dư do cung cấp dầu đã tăng lên 2 triệu thùng một ngày thay vì một triệu thùng dầu như mấy tháng vừa qua. Điều này cho thấy kinh tế trên toàn cầu, nhất là tại Trung Hoa đã xuống quá nhiều, không còn tiêu thụ dầu hoả nhiều như trước. Mức thặng dư càng ngày càng tăng cho thấy kinh tế toàn cầu yếu kém nhưng Saudi Arabia và các vương quốc vùng Vịnh tiếp tục bơm dầu tối đa để giữ thị trường. Giá dầu như vậy sẽ còn xuống còn nhiều!


    Tại Âu Châu, nạn giảm phát deflation đã được coi như bắt đầu ăn sâu vào kinh tế của vùng này. Trong hai tháng liền 12/2014 và tháng 1/2015, giá hàng hóa của vùng dùng tiền euro đã đi xuống liên tiếp, chứng tỏ giảm phát deflation là sự thực không thể chối cãi được nữa! Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu là Mario Draghi tuần qua đã cuống cuồng cho áp dụng phương cách bơm tiền quantitative easing như của Federal Reserve Bank của Hoa Kỳ. Có nghĩa Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu sẽ in tiền vô tội vạ, dùng tiền này để mua các trái phiếu bonds của các quốc gia hội viên, hứa hẹn sẽ mua vài chục tỷ euros mỗi tháng! Đây là cách thức chống giảm phát gần như tuyệt vọng của Mario Draghi nhưng theo phân tích của nhiều kinh tế gia, đã trở thành quá trễ và quá ít ỏi!

    Trong mấy năm sau khi toàn cầu bị Đại Suy Thoái Great Recession, Hoa Kỳ với Federal Reserve bơm tiền tối đa với kết quả hữu hiệu giúp cho Hoa Kỳ có kinh tế vững mạnh hơn. Trong khi đó Âu Châu đã sai lầm cắt giảm ngân sách, có lúc lại còn tăng lãi xuất vì bị ảnh hưởng của Đức, lúc nào cũng sợ lạm phát, chỉ đòi khắc khổ, thắt lưng buộc bụng. Nhưng đây là chính sách sai lầm làm kinh tế Âu Châu càng lụn bại thêm.


    Ngay như việc bơm tiền quantitative easing, các kinh tế gia và nhất là Federal Reserve Bank của Hoa Kỳ đã khuyến cáo Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu phải làm từ mấy năm trước. Nhưng Đức với thủ tướng Merkel nhất định chống không theo. Nay đã quá muộn và nạn giảm phát deflation đã mọc rễ ăn sâu vào kinh tế chung rất khó chữa. Nên thay đổi chính sách để bơm tiền tối đa như Mario Draghi làm vừa qua sẽ trở thành vô hiệu quả vì quá ít và quá muộn!


    Với mức thất nghiệp chung của Âu Châu hiện nay là 11.5%, những xứ như Hy Lạp hay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha còn tệ hại hơn nhiều ở mức hơn 20%, Âu Châu còn lâu mới thoát ra khỏi được nạn giảm phát deflation. Có thể sẽ mất hàng chục năm hay như Nhật mất cả hàng hai, ba thập niên cũng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng này!


    Điều đáng ngại nhất là cuộc chiến tiền tệ. Một khi khối dùng tiền euro tìm cách để cho giá trị đồng euro giảm đi hay nói cách khác phá giá tiền tệ, các quốc gia khác sẽ buộc lòng phải chạy theo và cho phá giá theo để giữ lợi thế về mậu dịch. Như gần đây ngân hàng trung ương của Thụy Sĩ đã cho ngưng bất thình lình việc bảo vệ đồng franc của Thụy Sĩ làm xáo trộn thị trường khắp nơi. Vì ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã bị thiệt hại quá nhiều trong việc bảo vệ đồng franc.


    Trong khi đó ngân hàng trung ương của Đan Mạch cho hạ lãi xuất xuống số âm, có nghĩa tiền để dành trong ngân hàng sẽ bị mất tiền thay vì được tiền lời! Mục đích là để giữ cho đồng krone, tiền của Đan Mạch, không lên quá cao so với tiền euro. Có nghĩa Đan Mạch đã cho phá giá tiền tệ của mình!


    Ngay cả đồng quan của Trung Hoa cũng phải đi vào con đường phá giá tiền tệ. Lý do là Trung Hoa cho dính liền tiền quan với đồng Mỹ Kim. Một khi đồng Mỹ Kim lên quá cao so với euro, tiền quan cũng sẽ lên so với euro và khó bán hàng hóa sang Âu Châu. Trung Hoa có thể phải phá giá đồng quan để đối phó với chuyện tiền euro mất giá quá nhiều, quá nhanh. Và như thế cuộc chiến phá giá tiền tệ trên toàn cầu sẽ bắt đầu!


    Điều căn bản và quyết định là khi đồng Mỹ Kim lên quá mạnh quá nhiều, chính phủ Hoa Kỳ và Federal Reserve phải tham gia cuộc chiến phá giá tiền. Khi đó toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng như thời trước cuộc Đại Khủng Hoảng Great Depression thập niên 30’s, toàn cầu thi nhau phá giá tiền tệ. Kết quả nạn giảm phát deflation sẽ càng ngày càng nặng hơn và một cuộc Great Depression khác sẽ khởi đầu!


    Điều đáng nói là hiện nay phần lớn các kinh tế gia và sử gia đều cho rằng cuộc Đại Khủng Hoảng đã dẫn dắt đến Thế Chiến Thứ Hai và chỉ vì có thế chiến làm chết đi cả mấy chục triệu người và tàn phá tan hoang khắp nơi, cuộc Đại Khủng Hoảng mới chấm dứt. Và việc xây dựng trên những đổ nát mới làm nạn thất nghiệp cao chấm dứt hẳn!


    Dĩ nhiên tình hình hiện nay khác thời 80 năm trước. Và những biện pháp như của Federal Reserve đã tỏ ra hữu hiệu cho quốc gia Hoa Kỳ. Nhưng lịch sử có thể nào tái diễn laiï hay chăng? Không ai có thể nói mạnh được và một khi toàn cầu lâm vào nạn giảm phát deflation như chiều hướng hiện nay, chuyện gì cũng có thể xảy ra được và chỉ thời gian mới cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.


  4. #24
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Suy tàn của ý thức hệ cấp tiến




    Dân chủ và tự do là những ý niệm căn bản cho ý thức hệ cấp tiến. Trong hơn hai thập niên vừa qua, sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản trên chủ nghĩa cộng sản, cộng với sự phát triển của ý niệm dân chủ trên nhiều quốc gia, đã tạo ra hy vọng lớn lao là sau cùng nhân loại chỉ còn một con đường để tiến tới. Là dân chủ hóa, tự do cho xã hội và cá nhân và phát triển theo mô hình của kinh tế thị trường. Có nghĩa là theo đúng những tin tưởng của ý thức hệ cấp tiến. Và không sớm thì muộn, mọi quốc gia trên toàn cầu sẽ theo nhau để cùng tiến đến lý tưởng chung cho con người này.


    Nhưng thực tế đã không phải vậy. Những năm gần đây cho thấy những tư tưởng của ý thức hệ cấp tiến bị đả phá và phủ nhận khắp nơi. Cũng như những diễn biến gần đây về chính trị, kinh tế, xã hội, cho thấy dân chủ bây giờ chỉ còn là bề ngoài, tự do đã mất dần trên nhiều phần đất, nhân quyền càng lúc càng bị chà đạp nhiều hơn và hiểm họa chiến tranh càng ngày càng lan rộng.


    Những năm trước đây với cuộc cách mạng của giới trẻ Ả Rập trên những xứ Hồi Giáo như Tunisia, Lybia, Ai Cập, nhiều hy vọng đã được đặt ra là sau cùng ý niệm dân chủ và tự do đã đến trên vùng đất lạc hậu và cuồng tín tôn giáo nhất. Nhưng cuộc cách mạng của giới trẻ Ả Rập đã tắt ngúm trong cuộc tàn sát tại Syria và cuộc nội chiến sau đó đã làm cho vùng đất Trung Đông trở thành biển máu và chấm dứt hẳn cuộc cách mạng ngắn ngủi của giới trẻ Ả Rập này.


    Tình hình hiện nay lại trở thành tồi tệ và đi ngược lại với thời gian đưa vùng này trở lại thời Trung Cổ dã man, vô nhân với sự phát triển của tổ chức ISIS nay gọi là Islamic State, chiếm giữ phần lớn đất đai của Syria, Iraq và đang mở rộng khắp nơi. Ngay cả Lybia hiện nay đang bị phân tán thành nhiều mảnh nhỏ với nhiều nhóm ra mặt theo Islamic State. Xứ Yemen cũng thế. Trước đây tưởng chừng như những cuộc biểu tình của giới trẻ Ả Rập để lật đổ nhà độc tài Saleh, có thể đem lại dân chủ cho xứ này. Nay Yemen cũng lâm vào nội chiến, sau khi nhóm Houthis lật đổ chính phủ thân Hoa Kỳ, phân chia xứ này giữa nhiều nhóm khác nhau, đều theo khủng bố như Al-Qaeda hay theo Islamic State!


    Tại Ai Cập, dân chủ đã lùi lại bằng hia bảy dặm! Sau khi lật đổ nhà độc tài Mubarak, giới trẻ Ai Cập tưởng chừng như dân chủ và tự do là trái cây chín rụng, chờ nhặt hái. Nhưng sau khi bị Morsi của nhóm Muslim Brotherhood muốn đưa Ai Cập thành xứ thuộc thần quyền, dân Ai Cập đã ủng hộ tướng Sisi lên thành một nhà độc tài khác để diệt nhóm Muslim Brotherhood và nắm quyền độc đoán còn hơn Mubarak trước kia!


    Điều trái khoáy là sau khi cuộc cách mạng của giới trẻ Arab Spring bị chết yểu một cách tức tưởi, phần đất Trung Đông giờ đây lại là nam châm cho một thành phần của giới trẻ khác của dân Hồi Giáo, giới cuồng tín, sát nhân và căm thù Tây Phương đến xương tủy. Hiện đã có vài chục ngàn giới trẻ Hồi Giáo cuồng tín này gọi là jihadists trên khắp toàn cầu đã và đang đổ xô vào Syria và Iraq để theo Islamic State.


    Những tay cuồng tín này với những vụ chặt đầu, thiêu sống con tin và tàn sát tập thể các giống dân không cùng giáo phái đã làm rúng động khắp nơi. Đặc biệt là sau vụ tàn sát tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Pháp, chỉ vì tội đã nhạo báng giao chủ Mohammed, cho thấy Âu Châu và Hoa Kỳ lúc nào cũng bị đe dọa với các nhóm khủng bố Hồi Giáo này.


    Hiện giờ Islamic State đang lo củng cố đất đai chiếm được của Syria và phần đất Sunni của Iraq, chưa để tâm đến việc khủng bố thế giới Tây Phương nhiều như nhóm Al Qaeda. Nhưng một khi Islamic State lan rộng hơn trên các quốc gia khác như Lybia, Yemen và có nhiều nhóm cuồng tín trên các vùng đất của Âu Châu và Hoa Kỳ gia nhập, lúc đó các cuộc khủng bố của Islamic State tại Âu Châu và Hoa Kỳ sẽ còn gia tăng gấp bội.


    Nhưng sự thật phũ phàng nhất là niềm hy vọng cho thế giới Ả Rập Hồi Giáo đi theo con đường tân tiến và theo ý niệm dân chủ, tự do đã hoàn toàn chết ngúm! Trái lại thế giới Hồi Giáo như sự xuất hiện và thành công của Islamic State cho thấy, đã đi ngược thời gian để về thời man rợ, dã man của Trung Cổ, với tôn giáo cuồng tín sai khiến tất cả!
    Dù cho sau này Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương có tiêu diệt được Islamic State, có lẽ vùng đất Trung Đông và thế giới Hồi Giáo còn phải mất cả hàng trăm năm nữa mới có thể nói chuyện mở mang đầu óc để tiến đến lý tưởng dân chủ và tự do cũng như nhân quyền được!


    Tại Âu Châu, niềm hy vọng là ý thức dân chủ sẽ ăn sâu bén rễ tại Nga đã được chứng tỏ chỉ là ảo vọng! Sau khi Sô Viết tan rã, Nga tưởng chừng như sẽ đi theo con đường của dân chủ và tự dọ. Nhưng với Boris Yeltsin, Nga đã sụp đổ về kinh tế, đưa đến sự thăng tiến và nắm chính quyền của Putin. Nhờ việc ổn định kinh tế và biến Nga thành một xứ xuất cảng dầu hỏa và khí đốt, Putin đã được dân chúng Nga ủng hộ vì đem lại đời sống khá hơn.


    Nhưng sau khi chơi trò xuống chức làm thủ tướng và sau 4 năm ra ứng cử tổng thống trở lại để tránh vi phạm hiến pháp, Putin đã ra mặt độc tài và thu thập hết quyền hành vào tay. Putin với tham vọng tái tạo lại đế quốc Sô Viết thuở trước, đã tạo ra cuộc chiến Ukraine và làm bất ổn cho vùng đất Âu Châu với quyết tâm chống lại Hoa Kỳ và Tây Âu trong cuộc khủng hoảng này.


    Ý thức về dân chủ tại Nga nay đã coi như chết non, với Putin càng ngày càng tỏ ra độc tài hơn và đàn áp các thành phần chống đối thẳng tay.
    Dù kinh tế đi xuống với dầu hỏa mất giá và chế tài của Hoa Kỳ và Tây Âu, Nga vẫn còn là cường quốc về nguyên tử và có thể đe dọa cả toàn cầu. Nên Nga đi ngược con đường tiến hóa để trở thành xứ độc tài dưới sự cai trị độc đoán của Putin là một thụt lùi lớn lao cho ý thức hệ cấp tiến và cho lý tưởng dân chủ của nhân loại. Và một trong những lý do để Nga trở thành xứ của độc tài như hiện nay là do sự so sánh với Trung Hoa!


    Thời của Boris Yeltsin, Nga thực tâm muốn thành một xứ dân chủ và tự do theo kinh tế thị trường. Yeltsin đã mời Jeffrey Sachs, một kinh tế gia của Harvard sang Nga để cố vấn về kinh tế. Nhưng những biện pháp để tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh và biến Nga thành xứ tư bản một cách nhanh chóng theo lời khuyên của Sachs đã làm tài sản của quốc gia bị thu vào một nhóm nhỏ lợi dụng gọi là oligarchs. Kinh tế Nga đã xuống dốc không phanh và trên đường phá sản. Nên dân Nga đã ủng hộ Putin để trở lại chế độ độc tài và ổn định kinh tế khi Putin cho diệt các tay lũng đoạn oligarchs này.


    Putin đặc biệt đã nhìn sang Trung Hoa để thấy xứ này thành công vượt mức về phát triển kinh tế dưới sự cai trị của đảng cộng sản Trung Hoa nhưng theo kinh tế thị trường một cách kiểm soát, không thả lỏng vô giới hạn như thời của Boris Yetsin. Mô hình này của Trung Hoa với thành công kinh tế đã làm nhiều quốc gia khác nghi ngờ nguyên lý căn bản của ý thức hệ cấp tiến. Là phát triển kinh tế chỉ đến cho những quốc gia nào theo dân chủ và chấp nhận kinh tế thị trường hoàn toàn tự do. Mô hình phát triển kinh tế của Trung Hoa đã chứng tỏ là dù dưới cai trị độc tài của đảng cộng sản, chỉ theo kinh tế thị trường một cách vừa phải và vẫn kiểm soát, không cho tự do quá đáng, kinh tế quốc gia vẫn phát triển nhanh chóng được!


    Nhưng sự thành công về kinh tế của Trung Hoa chỉ chứng tỏ được một điều là mỗi quốc gia, mỗi xã hội và mỗi nền văn hoá một khác. Không thể lấy rập khuôn một mô hình phát triển của xứ này áp dụng cho xứ khác một cách mù quáng được. Như việc Boris Yeltsin dùng tư tưởng cấp tiến của kinh tế gia Jeffrey Sachs đã cho thấy. Là áp dụng những giáo điều về kinh tế của một xứ tân tiến với những cơ cấu hạ tầng vững chắc và dân trí khác nhau như của Hoa Kỳ, áp dụng cho một xứ như Nga lạc hậu, chưa có ý niệm gì về dân chủ và tự do như dân Nga, đã là một sai lầm lớn lao với hậu quả nghiêm trọng và đưa Nga trở lại độc tài của Putin!


    Trung Hoa có thể thành công về kinh tế như hiện nay. Nhưng có thể đây chỉ là một thứ lâu đài xây trên cát, với những gian manh và xảo trá bịp bợm của chính quyền cộng sản Trung Hoa. Vì đây có thể là thành công kinh tế dựa trên sự sai lầm về chính sách của Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương khi đầu tư vô tội vạ và một cách ngu xuẩn, tự mình giết mình khi chuyển nhượng kỹ thuật tân tiến cho Trung Hoa. Và bây giờ khi đã tỉnh ngộ, hạn chế đầu tư và chuyển nhượng kỹ thuật nhưng lại bị Trung Hoa ăn cắp tất cả những bí mật bằng hacking và cyberwarfare, lấy trọn những tiến bộ kỹ thuật cũng như về quốc phòng!


    Thực sự hiện nay kinh tế của Trung Hoa đã bắt đầu đi vào khủng hoảng và suy thoái. Và sự vỡ nổ tan tành của quả bóng căng phồng là Trung Hoa trong thời gian sắp đến có thể sẽ cho thấy mô hình phát triển của Trung Hoa hằng ba mươi năm nay cũng chỉ là giả tạo và bịp bợm!


    Tóm lại những ý niệm về dân chủ và tự do của ý thức hệ cấp tiến có thể hiện nay đang bị đặt nhiều dấu hỏi và nghi ngờ. Vì dân chủ đang đi thụt lùi trên nhiều quốc gia. Và tự do đang bị hạn chế và chà đạp trên nhiều phần đất. Nhưng đây có lẽ chỉ là những cái nạn của nhân loại phải chịu trong một khoảng thời gian. Vì những lý tưởng cao đẹp trên là hy vọng của con người, không bao giờ có thể bị hủy diệt được. Và sự tiến hóa của con người phải bao gồm những lý tưởng của tự do, dân chủ và nhân quyền, không thể nào khác đi được. Chỉ là vấn đề của thời gian. Và sau cùng nhân loại cũng sẽ phải tiến đến những lý tưởng cao đẹp và chân chính này.


  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    M Kim bá ch


    Giá trị của tiền tệ phản ảnh sức mạnh về kinh tế của mỗi quốc gia. Hiện nay trên toàn cầu, chỉ còn Hoa Kỳ là xứ có nền kinh tế mạnh nhất. Trong khi các nước khác hoặc đã đi vào suy thoái, hoậc trên con đường suy sụp kinh tế. Nên không lạ gì khi đồng Mỹ Kim của Hoa Kỳ càng ngày càng lên giá so với tiền tệ các nước khác. Và địa vị bá chủ về tiền tệ của Mỹ Kim càng vững chắc hơn bao giờ hết!

    Khoảng hơn mười năm trước đây, đồng Mỹ Kim xuống giá nhiều. Nhiều người đã nói đến đồng euro của Âu Châu sẽ thay thế địa vị của Mỹ Kim. Dạo đó đi du lịch ngoại quốc mới thấy đồng Mỹ Kim bị coi rẻ. Các xứ trước kia hân hoan nhận dollar nay không chịu nữa, bắt đổi ra euro mới nhận! Có giai thoại kể khách du lịch Hoa Kỳ cho tiền người ăn xin bên Âu Châu khi cho bằng Mỹ Kim, bị trả lại! Ăn mày cũng chê Mỹ Kim, chỉ xin tiền euro!

    Rồi chỉ vài năm trước đây khi Trung Hoa qua mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc thứ nhì về kinh tế, chỉ sau Hoa Kỳ, nhiều người cũng cho rằng tiền quan của Trung Hoa cũng sẽ càng ngày càng mạnh và có cơ thay thế đồng Mỹ Kim trong tương lai! Nhưng thực sự tiền quan hay nhân dân tệ renminbi của Trung Hoa khó trở thành tiền tệ mạnh như Mỹ Kim hay euro được. Lý do là tiền quan không trao đổi tự do trên thị trường, vẫn bị kiểm soát chặt chẽ của Ngân Hàng Trung Ương Trung Hoa. Và tiền quan vẫn nối đuôi theo sau Mỹ Kim gọi là peg, chính quyền Trung Hoa không cho lên hay xuống nhiều so với Mỹ Kim để giữ cho việc mậu dịch với Hoa Kỳ không bị thay đổi nhiều. Cũng như khi cho đồng quan dính chặt với tiền Mỹ Kim, Trung Hoa được lợi thế về xuất cảng hàng hóa sang Hoa Kỳ. Lý do là khi cán cân về mậu dịch bị mất thăng bằng, nghiêng về Trung Hoa quá nhiều như hiện nay, đáng nhẽ tiền quan sẽ phải lên giá nhiều so với Mỹ Kim. Nhưng khi chính phủ cộng sản Trung Hoa can thiệp và lũng đoạn thị trường trao đổi tiền tệ như hiện nay để giữ cho giá trị tiền quan dính chặt với Mỹ Kim, Hoa Kỳ bị thiệt hại nhiều vì giá hàng hóa của Trung Hoa bán sang Hoa Kỳ vẫn rẻ và chiếm hết thị trường về sản xuất của Hoa Kỳ!

    Nhưng cũng chính vì tiền quan bị chính quyền kiểm soát như thế nên đối với thị trường tiền tệ quốc tế, tiền quan của Trung Hoa sẽ không bao giờ được chấp nhận để trở thành một thứ tiền tệ mọi người công nhận để trao đổi tự do hay để làm tiêu chuẩn cho mọi dịch vụ mua bán trên toàn cầu. Hiện nay chỉ có tiền Mỹ Kim là tiền giữ vai trò trọng yếu này. Ngay cả euro, tiền yen của Nhật hay tiền franc của Thụy Sĩ, tuy được coi là thứ tiền nặng ký, vẫn không thể sánh với Mỹ Kim được!

    Vai trò bá chủ của Mỹ Kim sở dĩ có được là nhờ một cơ quan trọng yếu của nền kinh tế Hoa Kỳ. Đó là Ngân Hàng Trung Ương Federal Reserve Bank, kiểm soát mọi phương diện về tiền tệ và tín dụng của Hoa Kỳ, ấn định mức lãi xuất cũng như kiểm soát hệ thống ngân hàng trên toàn cõi Hoa Kỳ. Tuy Federal Reserve Bank chỉ có thẩm quyền trong nội địa Hoa Kỳ, nhưng thực sự ảnh hưởng của Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ lan rộng khắp nơi trên toàn cầu và những quyết định của cơ quan này giữ vai trò trọng yếu trên hầu hết các hoạt động của các Ngân Hàng Trung Ương các quốc gia khác.

    Có thể nói Federal Reserve Bank của Hoa Kỳ định đoạt số phận kinh tế không phải chỉ Hoa Kỳ, mà còn trên hầu hết các quốc gia khác. Kinh tế gia Inan Demir của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã nói về vai trò của Janet Yellen, hiện nay là chủ tịch của Federal Reserve thay thế Ben Bernanke gần đây. Demir cho rằng Yellen có khả năng ảnh hưởng định đoạt số phận kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ còn hơn chính Ngân Hàng Trung Ương của Thổ hay ngay cả tổng thống của xứ này.
    Như trong hai năm 2011 và 2012, khi Federal Reserve Bank cho in tiền vô tội vạ trong chương trình quantitative easing để cứu vãn kinh tế Hoa Kỳ, hàng chục tỷ Mỹ Kim mỗi tháng. Một phần những tiền Mỹ Kim tung ra này đã lưu chuyển sang các xứ đang mở mang như Thổ Nhĩ Kỳ làm kinh tế của Thổ tăng trưởng nhanh chóng ở mức 9% mỗi năm. Đến năm 2013 khi chủ tịch Federal Reserve lúc đó là Ben Bernanke tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình quantitative easing, không cho in tiền thêm nữa, thị trường chứng khoán của Thổ bị sụp tức khắc, mất 30% giá trị! Cũng như hàng trăm ngàn công nhân Thổ Nhĩ Kỳ mất việc làm ngay sau đó. Do ảnh hưởng trực tiếp của quyết định của Ben Bernanke cho khóa ống bơm tiền ra trên thị trường toàn cầu!

    Các xứ đang mở mang khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tữ như Thổ Nhĩ Kỳ là Nam Phi, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Ba Tây, Lebanon và nhiều xứ khác nữa! Điều này cho thấy quyền lực rộng lớn về phương diện kinh tế của chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Federal Reserve Bank của Hoa Kỳ mạnh biết chừng nào!

    Cơ quan giữ vai trò trọng yếu cho nền kinh tế Hoa Kỳ này thực sự mới có được hơn trăm năm nay, thiết lập sau vụ khủng hoảng kinh tế năm 1907. Một năm trước đó 1906 là năm xảy ra vụ động đất tại San Francisco. Tai họa lớn lao này làm 80% các nhà cửa của thành phố bị tan hoang. Lúc đó bảo hiểm các buildings của San Francisco do các hãng bảo hiểm của Anh bán và tiền bồi thường lên đến 104 tấn vàng. Lúc đó trị giá 65 triệu Mỹ Kim, phải đưa bằng tàu từ Anh sang Hoa Kỳ. Chính phủ Anh lúc đó phải cho bán trái phiếu với lãi xuất cao để trả món nợ bảo hiểm này vì số vàng của công khố hao hụt quá nhiều. Chỉ vài tháng sau, các nhà đầu tư của Hoa Kỳ lúc đó nhảy vào mua công khố phiếu của Anh nhớ vậy gần bằng đó số vàng lại đi tàu trở ngược lại Anh quốc! Nên nhớ vào đầu thế kỷ 20, mọi dịch vụ trao đổi tiền tệ đều tính bằng vàng, tiền bằng giấy in ra phải có đủ số lượng vàng trong kho để bảo đảm.

    Lúc đó tiền tệ của Hoa Kỳ bằng giấy không phải do chính phủ in ra nhưng do các ngân hàng địa phương in, số lượng tiền giấy phát hành tỷ lệ với số vàng cất trong kho của riêng môãi nhà băng. Người dân cầm tiền giấy Mỹ Kim này chỉ hoàn toàn dựa vào niềm tin của ngân hàng của mình, không có cách gì kiểm chứng là ngân hàng thực sự có đủ số vàng trong kho hay không!

    Khi nghe nói hàng trăm tấn vàng đã được chở bằng tàu về lại Anh do các nhà đầu tư và các ngân hàng mua trái phiếu của Anh, dân chúng mất niềm tin, sợ các ngân hàng làm bậy và không có đủ số vàng trong kho để bảo đảm cho tiền giấy Mỹ Kim cho phát hành. Dân chúng thi nhau rút tiền ra và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1907 bắt đầu. Cuộc khủng hoảng này chỉ chấm dứt khi tay tỷ phú JP Morgan, chủ ngân hàng lớn nhất và là người giàu nhất Hoa Kỳ lúc đó, tuyên bố sẽ cứu nguy cho kinh tế bằng cách đưa số vàng tư hữu của mình khoảng 50 tấn, đưa vào kho của ngân hàng New York City để bảo đảm!

    Bị công kích vì chính quyền lúc đó bất lực không giải quyết được khủng hoảng kinh tế, phải nhờ vào một cá nhân là tỷ phú JP Morgan, Quốc Hội Hoa Kỳ sau đó cho thành lập Ngân Hàng Trung Ương Federal Reserve Bank để in tiền và kiểm soát hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, cũng như ấn định lãi xuất lên xuống để giữ giá trị cho đồng Mỹ Kim. Tuy nhiên tiền tệ của Hoa Kỳ vẫn dính liền với vàng và chỉ mãi đến thập niên 70’s với Nixon, giá trị của đồng Mỹ Kim mới thực sự được tách rời ra khỏi giá trị của vàng.

    Như thế Mỹ Kim hoàn toàn do Federal Reserve Bank kiểm soát và chủ tịch Ngan Hàng Trung Ương, hiện nay là bà Janet Yellen là người có thực quyền về kinh tế mạnh nhất trên toàn cầu, hơn cả Tổng Thống và Quốc Hội. Vì chức vụ này độc lập, không chịu sự sai khiến của hành pháp cũng như lập pháp.
    Nhờ vào cơ quan này, tiền tệ Mỹ Kim của Hoa Kỳ trở thành tiền tiêu chuẩn và dự trữ cho toàn cầu (reserve currency). Cũng như đã đóng vai trò không nhỏ cho ngôi vị siêu cường duy nhất hiệân nay của Hoa Kỳ. Tuy nhiên cơ quan này cũng nhiều tội. Như vụ Great Depression thời đầu thập niên 30’s, cơ quan này đã thắt chặt kinh tế thay vì thả lỏng, làm kinh tế Hoa Kỳ lúc đó càng lụn bại hơn, đi vào giảm phát rồi depression.

    Ngược lại một trong những nguyên nhân chính cho vụ Great Recession của năm 2008 là vì trước đó chủ tịch Alan Greenspan của Federal Reserve đã thả lỏng kinh tế quá đáng và không kiểm soát nổi những lạm dụng và làm bậy của hệ thống tín dụng, để cho quả bóng địa ốc căng phồng quá độ và bể tan. Tội này của Greenspan rất lớn. Cộng thêm với việc hủy bỏ các đạo luật ngăn cách hai hệ thống ngân hàng và công ty đầu tư trên Wall Street của Quốc Hội Hoa Kỳ lúc đó, đã dẫn dắt đến Great Recession.
    Nhưng cũng chính nhờ chủ tịch Ben Bernanke đã liều lĩnh và dùng những biện pháp mạnh tay ngoài qui ước thông thường như in tiền tối đa quantitative easing, tung ra 3 lần hàng vài trillion Mỹ Kim. Nhờ đó kinh tế Hoa Kỳ mới được cứu nguy và toàn cầu không lâm vào một cuộc Great Depression thứ hai.

    Tình hình hiện nay về kinh tế cho thấy tuy Hoa Kỳ đã hồi phục kinh tế và phát triển nhanh hơn, nhưng kinh tế toàn cầu đang đi vào suy thoái khắp nơi. Đây là lý do chính cho việc tiền Mỹ Kim càng ngày càng tăng giá trị so với các tiền tệ khác. Chủ tịch Federal Reserve hiện nay bà Yellen đang dự trù cho tăng lãi xuất khoảng tháng 6 hay cuối năm 2015. Với lãi xuất ở mức zero mấy năm nay, đây là điều Federal Reserve muốn làm để ra khỏi tình trạng bất thường mấy năm vừa qua. Nhưng hầu hết các quốc gia nhất là Âu Châu đều giữ lãi xuất zero, hơn nữa một vài xứ còn lãi xuất âm như Đức, Thụy Sĩ, Phần Lan, Thụy Điển bán trái phiếu 5 năm với mức âm, có nghĩa các nhà đầu tư trả tiền cho chính phủ để giữ hộ tiền cho mình! Tình trạng này sẽ làm cho tiền đầu tư mọi nơi sẽ đổ xô vào Hoa Kỳ nhiều hơn nữa và làm giá trị tiền Mỹ Kim còn tăng cao nhiều hơn.

    Tình trạng này bất lợi cho các nhà xuất cảng của Hoa Kỳ vì bán đồ không được vì giá thành quá mắc khi Mỹ Kim tăng giá trị. Federal Reserve Bank với Yellen như vậy sẽ phải đi dây để quyết định về việc tăng lãi xuất này.
    Tóm lại, Mỹ Kim hiện nay vẫn là bá chủ về tiền tệ và còn sẽ mạnh hơn nữa khi toàn cầu suy thoái và chỉ còn Hoa Kỳ mạnh về kinh tế. Và câu hỏi vẫn là Hoa Kỳ sẽ kéo cả toàn cầu lên trở lại hay sẽ bị lôi theo xuống vực thẳm?! Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời này!


  6. #26
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Tham vng ca Tp Cn Bình




    Tập Cận Bình của Trung Hoa đang trên đường để trở thành nhân vật nguy hiểm nhất của lịch sử nhân loại! Vì dưới sự lãnh đạo của tay này, trong vòng 5 hay 6 năm sắp đến, Trung Hoa có thể sẽ gây ra chiến tranh với Hoa Kỳ!

    Ngay sau khi lên thay thế Hồ Cẩm Đào và với cuộc họp với Obama tại California trong những tháng đầu khi thành Tổng Thống Trung Hoa đã khiến Tập Cận Bình đánh giá Obama quá thấp. Tập Cận Bình với tham vọng của mình muốn biến Trung Hoa thành quốc gia hàng đầu, thay thế Hoa Kỳ với bất cứ giá nào, kể cả chiến tranh.
    Để thực hiện mục tiêu này, Tập Cận Bình đã củng cố địa vị, thu thập quyền hành và hiện nay đã trở thành nhà độc tài với quyền lực rộng lớn hơn cả Mao Trạch Đông những thập niên đầu của đảng cộng sản Trung Hoa.

    Phong trào diệt tham nhũng của Tập Cận Bình thực sự chỉ là một cuộc thanh trừng vĩ đại, che đậy dưới danh nghĩa bài trừ tham nhũng. Đây là đòn dùng một mũi tên bắn hạ hai con chim, trước hết là dán lên đầu các kẻ cần thanh toán danh hiệu tham nhũng gộc. Thực ra có tên nào nắm quyền của đảng cộng sản không phải là kẻ tham nhũng! Sau nữa là nhờ công diệt tham nhũng, Tập Cận Bình đã lấy được lòng dân Tàu và hiện nay còn được sùng bái hơn cả họ Mao thuở xưa!

    Hiện nay gần như tất cả các tay gộc chống đối Tập Cận Bình đã bị diệt hết. Khởi đầu là Bo Xilai, có tham vọng lên chức vụ tối cao, bị triệt hạ ngay với vụ bà vợ bị tố cáo đầu độc giết chết Neil Haywood, người Anh làm ăn chung với vợ chồng họ Bo. Gần đây nhất Tập Cận Bình đã diệt được phe đảng của Zhou Yongkang, đối thủ đáng ngại nhất của họ Tập. Zhou Yongkang thuộc Ủy Ban Trung Ương đảng cộng sản Trung Hoa, được coi như nhân vật số hai nắm quyền của Trung Hoa vì nắm chức vụ chỉ huy cảnh sát, lực lượng an ninh và nghành tư pháp, có nghĩa Zhou muốn bắt ai thì bắt, muốn xử tội ai ra sao cũng được! Ngân sách của cơ quan do Zhou Yongkang trông coi còn nhiều hơn cả ngân sách quốc phòng của Trung Hoa, chứng tỏ đảng cộng sản Trung Hoa dành nhiều tiền nhất về an ninh, hơn cả về quân lực, chỉ để củng cố quyền hành cho đảng. Vì thế họ Zhou có thế lực mạnh vô cùng và cũng có tham vọng tranh giành với Tập Cận Bình khi Hồ Cẩm Đào đi xuống.

    Diệt được Zhou Yongkang không phải là chuyện dễ vì tên này đã dùng tiền và quyền lực khi tại vị mua chuộc khắp nơi để củng cố quyền hành. Trong hai năm, Tập Cận Bình đã dùng phong trào bài tham nhũng để chặt dần vây cánh tên này và sau cùng vào tháng 12, 2014 đã hạ lệnh cho bắt ngay chính Zhou Yongkang về tội tham nhũng và đuổi ra khỏi Ủy Ban Trung Ương Đảng vì tội khôi hài là có vợ bé!!!

    Trong cuộc thanh trừng khốc liệt này, vài chục ngàn cán bộ đảng cộng sản Trung Hoa trên toàn quốc đã bị bắt về tội tham nhũng. Dĩ nhiên hầu hết những tên này là bộ hạ của Zhou Yongkang. Nhiều kẻ đã tự tử khi bị tố cáo vì biết không thoát khỏi bàn tay của họ Tập. Lý do khác để những tên này tự tử vì biết rằng không bị xử tử cũng tù chung thân. Ngoài ra tài sản sẽ bị tịch thu hết, vợ con sẽ chết đói! Và được khuyến khích nên tự tử để ít nhất tài sản không bị tịch thu và vợ con còn được để yên. Đây là phương cách của Tập Cận Bình để thay vì thanh trừng đẫm máu đã khuyến khích và mở đường cho các kẻ chống đối mình tự chọn con đường tự tử!

    Điều này cho thấy sự thâm độc không lường được của Tập Cận Bình, đã thành công trong việc diệt trừ được Zhou Yongkang và bộ hạ, phe đảng lớn lao nhất chống đối họ Tập. Ngoài ra còn được tiếng tốt với dân chúng là thẳng thắn, diệt được tham nhũng, trong khi thu thập hết quyền hành để thành nhà độc tài uy quyền còn hơn cả họ Mao thuở trước!

    Một mục tiêu khác của Tập Cận Bình là nắm trọn quyền về quân lực trong tay mình, điều mà các kẻ nắm quyền khác của Trung Hoa trong những thập niên trước không ai đạt được. Gần đây nhất có vụ Hồ Cẩm Đào bị mất mặt khi nhân dịp bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ sang thăm Trung Hoa, quân lực xứ này cho bay thử loại stealth fighter, có được nhờ ăn cắp mô hình máy bay này của Hoa Kỳ bằng hacking. Hồ Cẩm Đào đã hoàn toàn không biết gì về chuyện đó và bối rối khi bị ký giả ngoại quốc hỏi đến. Chứng tỏ quân lực Trung Hoa lúc đó gần như độc lập với Hồ Cẩm Đào, muốn làm gì thì làm, họ Hồ bị qua mặt hết!

    Khi Tập Cận Bình lên nhậm chức, việc đầu tiên làm là cho bắt nhân vật số hai của quân lực trung Hoa là Xu Caihou và tháng 10 năm ngoái đã chính thúc buộc tội tên này là tham nhũng để đem ra xử. Gần đây hơn, vào ngày thứ hai 9 tháng 3, 2015, website của quân lực Trung Hoa đã cho công bố tên 14 tướng lãnh bị điều tra về tội tham nhũng, trong đó có Đề Đốc Guo Zhenggang, con của tướng Guo Boxiong, trước kia là phó chủ tịch ủy ban quân lực, chỉ huy 2.3 triệu quân lính Trung Hoa. Tướng Guo Boxiong sau khi thấy tướng Xu Caihou bị bắt đã tìm cách bỏ trốn ra ngoại quốc bằng cách giả làm đàn bà! Nhưng tên này cũng bị lộ tẩy và bị giữ lại, tuy chưa được chính thức công bố!

    Như thế chỉ trong hơn hai năm, Tập Cận Bình đã thành công trong việc thanh trừng các thành phần chống đối trong quân lực Trung Hoa. Và với việc công khai liệt kê danh sách 15 tên tướng lãnh bị buộc tội tham nhũng, họ Tập đã cảm thấy địa vị mình được củng cố chặt chẽ cả về phía dân sự lẫn quân sự và không còn sợ bất cứ thế lực nào có thể lật đổ mình được nữa.

    Song song với việc tập trung quyền lực và trở thành nhà độc tài số một hiện nay, Tập Cận Bình đã tỏ ra hung hăng hơn trong lãnh vực chiến lược địa dư. Sau khi kết luận là Obama quá yếu trên bình diện bảo vệ địa vị siêu cường quốc cho Hoa Kỳ, Tập Cận Bình đưa ra một loạt khiêu khích nhằm thử lửa Hoa Kỳ. Đầu tiên là việc tranh chấp với Nhật Bản về đảo Senkaku, sau đó là với Phi Luật Tân gần đảo Hoàng Sa và tháng 5 năm 2014, đưa dàn khoan vào hải phận Việt Nam.

    Các hành động này của Tập Cận Bình nhắm vào việc thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ khi Trung Hoa đưa ra chủ thuyết gọi là Vòng Đai Đệ Nhất Quần Đảo (First Islands Chain). Chủ thuyết này trong một bạch thư của quân lục Trung Hoa gọi cả vùng Thái Bình Dương bao gồm Đài Loan, Phi Luật Tân và lên đến Okinawa của Nhật Bản là vùng ảnh hưởng của Trung Hoa. Có nghĩa Trung Hoa sẽ làm đủ cách để Hoa Kỳ không thể xâm nhập vào được vùng biển phía Tây Thái Bình Dương này và phải rút quân và vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ về Vòng Đai Đệ Nhị Quần Đảo (Second Islands Chain) gồm có các đảo Guam, đảo Mariannes ….v.v..

    Nói cách khác Trung Hoa muốn chia đôi Thái Bình Dương, cấm Hoa Kỳ bén mảng đến Vòng Đai Đệ Nhất Quần Đảo là vùng của Trung Hoa, gọi là no-zone area cho hải quân Hoa Kỳ! Chiến lược này của quân lực Trung Hoa gọi là Ngăn Chận Xâm Nhập, anti-access /area-denial, có nghĩa không để cho hải quân Hoa Kỳ có thể đưa chiến hạm hay bay trên không phận của vùng Tây Thái Bình Dương. Gần đây Trung Hoa đã đi bước đầu trong chiến lược này khi tuyên bố không phận trên vùng đảo Senkaku là vùng air defense zone, có nghĩa máy bay nào đi ngang phải thông báo nếu không sẽ bị phòng không của Trung Hoa bắn bỏ! Hoa Kỳ đã phản ứng ngay bằng cách cho phi cơ tuần thám tiếp tục bay trên không phận Senkaku và Trung Hoa im lìm không dám làm gì!

    Đối với hải quân Hoa Kỳ, để thực hiện chiến lược Ngăn Chặn Xâm Nhập, Trung Hoa cho phát triển các vũ khí triệt hạ vệ tinh nhân tạo như dùng phi đạn hay tia laser để các vệ tinh nhân tạo Hoa Kỳ điều khiển các vũ khí của hải quân không xử dụng được. Ngoài ra Trung Hoa cho gia tăng việc hacking vào các cơ cấu Internet của quân lực Hoa Kỳ để chứng tỏ nếu chiến tranh xảy ra, Trung Hoa có thể ngăn chặn bộ quốc phòng Hoa Kỳ không điều khiển được quân lực và vũ khí như ý muốn! Trung Hoa cũng cho phát triển các phi đạn để phá hủy được các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và cho tăng tiềm năng của các tiềm thủy đĩnh có khả năng bắn torpedo ra tầm xa để ngăn chặn các chiến hạm Hoa Kỳ không thể đến cận duyên được.

    Để thực hiện những tham vọng trên, Tập Cận Bình trong hơn hai năm cầm quyền đã cho gia tăng chi tiêu cho quân lực Trung Hoa lên tối đa. Năm 2014, ngân sách quốc phòng Trung Hoa tăng 12.2 % so với 2013 lên đến 132 tỷ Mỹ Kim theo công bố của Trung Hoa. Nhưng con số thực sự về chi tiêu này còn nhiều hơn vì Trung Hoa tìm cách che dấu. Theo IHS Jane’s, tờ báo của Anh chuyên về quốc phòng, số tiền thực sự là 148 tỷ Mỹ Kim Trung Hoa đã chi tiêu cho năm 2014. Gần đây nhất, trong tuần lễ vừa qua, một phát ngôn nhân của quốc hội Trung Hoa, Fu Ying, cho biết chi tiêu quốc phòng cho năm 2015 sẽ tăng hơn 10% so với năm ngoái. Điều này cho thấy dù kinh tế Trung Hoa hiện đi xuống và đang gặp khủng hoảng, Tập Cận Bình vẫn quyết tâm gia tăng chi tiêu cho quân lực để thực hiện tham vọng của mình.

    Đứng trước những nguy hiểm do tham vọng của Tập Cận Bình đưa đến này, Hoa Kỳ đã phản ứng ra sao?
    Chính quyền Obama không phải không thấy được dã tâm của Tập Cận Bình. Và chính Obama đã đưa ra chiến lược quay trục pivot về Á Châu mấy năm trước. Nhưng Obama quá yếu và chỉ nói nhiều hơn làm. Nên chiến lược này của Obama vẫn đứng yên dậm chân tại chỗ. Và với vùng Trung Đông với Syria tan nát, Iraq với ISIS tiếp tục đe dọa và rút quân từ Afghanistan về vẫn chưa đến đâu, Obama không còn lòng dạ nào để đối phó với Trung Hoa và để yên cho Tập Cận Bình múa may làm mưa làm gió trên vùng Thái Bình Dương.

    Chiều hướng hiện nay ra sao khi Tập Cận Bình không còn nể nang che dấu gì nữa cho tham vọng của mình? Hoặc Obama cầu mong cho số may của mình tiếp tục để kinh tế Trung Hoa gặp khủng hoảng nặng và suy thoái trầm trọng. Khi đó Tập Cận Bình dù muốn dù không cũng phải rút về giải quyết chuyện nội địa và tạm bỏ qua chuyện gây hấn với Hoa Kỳ!
    Nhưng hy vọng không phải là chính sách! Điều khó khăn hơn vẫn là chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa, không sớm thì muộn, Hoa Kỳ cũng sẽ phải thi hành để ngăn chặn Trung Hoa với bất cứ giá nào. Và nhiều phần có lẽ cũng sẽ phải đợi đến nhiệm kỳ tổng thống mới, lúc đó mới bắt tay vào việc được. Câu hỏi dĩ nhiên là có phải lúc đó đã quá muộn chăng?

  7. #27
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Jeff Bush và Hillary Clinton


    Còn hơn một năm rưỡi nữa mới đến kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng nhiều phần cuộc tranh cử tổng thống năm 2016 sẽ xảy ra với 2 tên quen thuộc là Jeff Bush của đảng Cộng Hòa và Hillary Clinton của Dân Chủ.
    Jeff Bush là con của cựu tổng thống George H.W. Bush, em của cựu tổng thống George W. Bush và đã làm thống đốc của tiểu bang Florida trước kia. Dù chưa chính thức tuyên bố sẽ ra ứng cử nhưng bộ máy vận động tranh cử của dòng họ Bush, từ thời Bush bố để lại, đến Bush anh, đã ráo riết sửa soạn để Jeff Bush có đủ các cơ hội thuận tiện nhất để ra tranh cử kỳ này. Quan trọng nhất là việc thu thập sự ủng hộ bằng tiền của các tỷ phú thuộc phe bảo thủ, để đảm bảo là Jeff Bush một khi chính thức tuyên bố ra tranh cử, sẽ có đầy đủ tiền để vận động tranh với Hillary.

    Với luật của Tối Cao Pháp Viện gần như cho tự do đóng góp tiền bạc vô giới hạn cho việc ủng hộ tranh cử, một cuộc chạy đua ra ứng cử chức vụ tổng thống Hoa Kỳ đã tốn phí lên đến một tỷ Mỹ Kim. Có nghĩa ứng cử viên nào muốn ra tranh cử và có hy vọng để thắng sẽ phải đủ khả năng để vận động xin tiền gây quỹ lên đến một tỷ! Và cũng có nghĩa việc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ và thượng nghị sĩ, dân biểu giờ đây hoàn toàn bị chi phối bởi tiền bạc đóng góp của các giới giàu có.

    Luật này bắt nguồn từ vụ kiện Citizens do nhóm bảo thủ Cộng Hòa đưa ra, chống đối sự hạn chế đóng góp tiền bạc cho vận động tranh cử. Tối Cao Pháp Viện hiện nay có đa số thẩm phán thuộc phe bảo thủ nên đã phán quyết mấy năm trước đây, cho đóng góp tiền bạc vô giới hạn. Đồng thời còn cho các tay tỷ phú có thể che dấu việc đóng góp của mình dưới danh nghĩa tổ chức vận động, không khám phá ra nổi là ai đã trực tiếp chi tiền! Phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện bị chính quyền Obama và đảng Dân Chủ công kích nặng nề. Vì ai cũng biết là các tay tỷ phú giàu nhất hầu hết đều thuộc phe Cộng Hòa và bảo thủ tối đa. Nên đã lũng đoạn được việc tranh cử khi Tối Cao Pháp Viện với đa số là phe bảo thủ, đã xử cho phe này thắng, làm con đường cải tiến bầu cử cho công bằng và trong sạch của Hoa Kỳ đã bị lùi lại hàng trăm năm!

    Bộ máy vận động tranh cử của gia đình nhà Bush đã qui tụ được một số tỷ phú để tung tiền vận động cho Jeff Bush. Nhưng để chặt đường các tay lăm le khác của Cộng Hòa ra tranh với Jeff Bush trong kỳ bầu cử sơ bộ primary, phe Bush đã kêu gọi các tay tỷ phú bảo thủ khác công khai ra mặt đi với Jeff, hứa hẹn đi sớm mới có phần sau này nếu Jeff Bush thắng, đi muộn sẽ không được sơ múi gì!

    Nhưng một số các tay tỷ phú này vẫn chưa chọn Jeff Bush hẳn. Đặc biệt là hai anh em nhà họ Koch, nổi tiếng vì có tài sản khổng lồ do các kỹ nghệ về hóa học, dầu hỏa.. và đã tung ra hàng vài trăm triệu Mỹ Kim ủng hộ các cuộc tranh cử của phe Cộng Hòa bảo thủ trong các cuộc bầu cử trước đây. Ngoài ra nhóm bảo thủ cực đoan như các nhóm Evangelicals hay các nhóm Christians loại quá khích khác, vẫn không hài lòng với Jeff Bush cho là quá ôn hòa, không theo đúng đường lối như chống đối việc cho kết hôn cùng phái tính, chống lại phá thai và chống luật cho di dân.

    Jeff Bush hiện nay được coi như dẫn đầu trong phe Cộng Hòa truyền thống, nằm trong cơ cấu chính thức của đảng Cộng Hòa. Nhưng các nhóm bảo thủ cực đoan và phe Evangelicals quá khích vẫn đang tìm cách để lựa một ứng cử viên khác, bảo thủ hơn Jeff Bush nhiều và không hề đi sai đường lối một chút nào. Lý do là Jeff Bush có vợ là Mễ, muốn lấy lòng khối cử tri Hispanics nên không chống việc di dân, hy vọng sau này trong kỳ tranh cử tổng quát sẽ được dân gốc Mễ ủng hộ. Nhưng việc Jeff Bush đi hàng hai này đã làm phe bảo thủ quá khích giận dữ và muốn đi tìm một ứng cử viên khác!

    Những ứng cử viên Cộng Hòa muốn được lòng phe bảo thủ quá khích trong kỳ bầu sơ bộ primary hiện nay có rất nhiều. Kể sơ cũng phải gần 20 người! Đầu tiên và đã chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống là Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz của Texas. Cruz mới đắc cử Thượng Nghị Sĩ năm ngoái nhưng có tham vọng làm tổng thống và đã chọn trường đại học Liberty University để làm nơi tuyên bố chính thức ra ứng cử tổng thống. Trường này là ổ của bảo thủ cực đoan và Ted Cruz hy vọng được phe quá khích của Cộng Hòa ủng hộ. Kêu gọi là nếu đắc cử sẽ hủy bỏ toàn bộ luật Obamacare, từng chữ một! Cruz cũng hứa nếu đắc cử sẽ loại trừ cơ quan IRS, chỉ đánh thuế giản dị một loại, ai cũng như nhau và có thể chỉ gửi một postcard giản dị để khai thuế mỗi năm!

    Ngoài Ted Cruz đã chính thức công bố ra tranh cử, các tay Cộng Hòa khác đều thi đua phơi bày thành tích bảo thủ và hứa hẹn sẽ bảo thủ tối đa để chiêu dụ phe Cộng Hòa quá khích. Trong số này là Thượng Nghị Sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky, được coi như thuộc Tea Party nhưng cũng thuộc phe Libertarian của ông bố là Ron Paul, trước đây cũng ra ứng cử tổng thống nhiều lần!
    Thượng Nghị Sĩ khác là Marco Rubio của tiểu bang Florida, nguyên là gốc dân Cuba, lăm le ứng cử và cạnh tranh với Jeff Bush trong việc lấy lòng dân Hispanics, cũng như tại tiểu bang Florida, một đằng là Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang hiện tại, một đằng là cựu thống đốc Florida. Một thượng nghị sĩ Cộng Hòa khác cũng có tham vọng tổng thống là Lindsey Graham của tiểu bang North Carolina.

    Hiện đang làm thống đốc tiểu bang và có tham vọng tổng thống, tranh dành kỳ bầu sơ bộ của Cộng Hòa là Thống Đốc Scott Walker của tiểu bang Wisconsin. Walker nổi tiếng trong giới bảo thủ vì đã dẹp được biểu tình của Công Đoàn Lao Công của tiểu bang này .
    Một thống đốc khác là Bobby Jindal của Louisiana, được lòng giới bảo thủ cực đoan vì chống hôn nhân cùng phái tính tối đa, thề không bao giờ suy suyển. Nhưng Jindal gốc Ấn Độ, khó được phe kỳ thị của Cộng Hòa ưng thuận!
    Thống đốc của New Jersey là Chris Christie cũng sửa soạn tranh cử, trước kia lên như diều trong giới Cộng Hòa bảo thủ nhưng gần đây Christie mang tiếng nhiều vì vụ scandal đóng cầu không cho dân đi lại!

    Những cựu thống đốc, cựu thượng nghị sĩ khác đang lăm le ra ứng cử là Rick Perry của Texas, George Pataki của New York, Rick Santorum của Pensylvania và Mike Huckabee của tiểu bang Arkansas. Huckabee trong một cuộc họp của các đảng viên cộng hòa bảo thủ quá khích tại Dana Point ở California đã được bầu là ứng cử viên bảo thủ sáng giá nhất, bỏ xa các tay Perry, Jindal, Walker. Nhưng càng được các phe quá khích của Cộng Hoà ưa thích, lại càng khó thắng cử vì phe ôn hòa vẫn nhiều hơn phe quá khích. Và nếu ra tranh cử với Dân Chủ lại càng dễ thua hơn vì đa số dân chúng đều muốn tránh bầu cho người quá khích!

    Như vậy các nhân vật lăm le ra tranh trong kỳ bầu sơ bộ của Cộng Hòa quá nhiều, đấy là chưa kể đến các tay ứng cử viên loại vớ vẩn ra để lấy tiếng như Donald Trump. Hay Ben Carson là một bác sĩ da đen nhưng ghét Obama, gọi Obamacare còn tệ hơn nạn nô lệ da đen thời xưa, kết án Obama đưa Hoa Kỳ trở thành Đức Quốc Xã…..v.v.

    Đối với đảng Cộng Hòa truyền thống, ôn hòa không quá khích, hiện nay Jeff Bush được coi là sáng giá nhất và có hy vọng để thắng Hillary Clinton của Dân Chủ. Các tay Cộng Hòa bảo thủ cực đoan như kể trên nếu thắng trong kỳ sơ bộ và đảng Cộng Hoà phải đưa ra để tranh cử, chắc chắn sẽ bị thảm bại với Hillary! Nhưng gần đây nhất Jeff Bush đang gặp khó khăn vì chuyện James Baker, cựu bộ trưởng ngoại giao của Bush bố thời trước, đã lên tiếng công kích thủ tướng Netanyahu của Do Thái vì lập trường chống thành lập quốc gia Palestine của ông này. Phe bảo thủ quá khích của Cộng Hòa đã đòi Jeff Bush phải loại trừ James Baker không cho làm cố vấn. Nhưng Jeff Bush từ chối vì vẫn kính trọng Baker. Nên có thể Jeff Bush sẽ mất phiếu của phe bảo thủ cực đoan vì chuyện này.

    Đảng Dân Chủ hiện nay gần như chỉ có một con đường là đưa Hillary Clinton ra tranh cử Tổng Thống! Vì cho đến bây giờ, không có một ứng cử viên nào của Dân Chủ thấy có hy vọng thắng được Hillary trong kỳ sơ bộ. Nên không ai dám ra! Như Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts, được lòng phe Dân Chủ cấp tiến và được nhiều người kêu gọi ra tranh cử. Nhưng Warren từ chối vì thấy không có hy vọng.
    Hillary Clinton vẫn chưa chính thức công bố vì thấy mình gần như đã nắm chắc là được đảng Dân Chủ đưa ra nên không cần tuyên bố sớm để đỡ bị phe Cộng Hòa phá phách ngay từ bây giờ! Tuy vậy Hillary cũng đã bị công kích về chuyện e-mails khi làm bộ trưởng ngoại giao. Khi ra mặt hẳn, chắc chắn sẽ bị phe Cộng Hòa tận tình đưa ra làm thịt không thương tiếc!

    Điều khó khăn nhất cho Hillary chính là Bill Clinton! Vì chuyện Monica Lewinsky thời trước sẽ chắc chắn được đem ra mổ xẻ, phơi bày và tung ra nhiều quả bom khác! Hơn nữa Bill Clinton tuy được lòng dân chúng, có uy tín còn cao hơn cả Obama và Hillary, nhưng nói nhiều và dễ vạ miệng tuyên bố bậy làm hại vợ. Như thời Hillary tranh cử với Obama trước đây, Bill tuyên bố làm mất lòng dân da đen khi miệt thị Obama! Nên kỳ này bộ máy tranh cử của Hillary đã cho người đi kềm Bill tối đa, quyết không để cho Bill nói lung tung làm ảnh hưởng xấu cho kỳ tranh cử này của Hillary.

    Tóm lại, nhiều phần cuộc tranh cử tổng thống năm 2016 sẽ xảy ra giữa Hillary Clinton của Dân Chủ và Jeff Bush của Cộng Hòa. Dĩ nhiên còn hơn một năm rưỡi, nhiều chuyện có thể sẽ xảy ra làm thay đổi hết. Và chưa biết bên nào sẽ thắng bại ra sao nếu quả thực đây là cuộc tranh giành giữa hai tên tuổi quá quen thuộc đã trở thành nhàm chán đối với cử tri của Hoa Kỳ.

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Sp đổ ca gii trung lưu



    Giới trung lưu của Hoa Kỳ hiện nay đang biến mất dần! Thay thế vào đó là một chiều hướng mới. Tài sản và lợi tức càng ngày càng tích tụ trong giới được mệnh danh là 1%, số người giàu có chiếm 1% của dân số. Và 99% giới còn lại đều thuộc thành phần nghèo hay sắp rơi vào tình trạng nghèo! Điều này có vẻ trái nghĩa với hiểu biết thông thường. Vì Hoa Kỳ vẫn là quốc gia thuộc loại giàu có hạng nhất. Và dân chúng trong các cuộc thăm dò đều tỏ ra lạc quan, 9 người trên 10 đều tự nhận mình thuộc loại trung lưu, theo thăm dò gần đây nhất của trung tâm Pew Research Center.

    Tại sao có sự khác biệt về định nghĩa như trên?
    Lý do là đa số dân chúng mong muốn mình thuộc giới trung lưu. Nhưng những dữ kiện mới nhất cho thấy mong muốn là một chuyện, sự thật là chuyện khác. Vì đặc điểm xác định một gia đình thuộc giới trung lưu hay không là sự cảm nhận an toàn về kinh tế riêng biệt của gia đình đó. Và hiện nay đa số gia đình tại Hoa Kỳ không cảm thấy an toàn chút nào về tình trạng kinh tế của mình!
    Theo Pew Research, 4 gia đình trong số 10 gia đình dân chúng Hoa Kỳ cho là kinh tế chưa hề thoát khỏi cuộc Đại Suy Thoái mấy năm qua. Số còn lại cho là sự hồi phục kinh tế chỉ mới có một phần! Và ai cũng thấy là sự cách biệt giữa giới giàu có 1% và tất cả thành phần còn lại càng ngày càng tăng lên khi tài sản và lợi tức quốc gia chỉ đổ dồn vào giới 1% này!

    Một cuộc khảo cứu khác gần đây cho thấy hơn 50% số người dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 đến 60 ít nhất có một năm lợi tức mấp mé ở mức nghèo khổ poverty line. Hơn nữa khi một người bước vào tuổi 60, 80% số dân chúng Hoa Kỳ đã có 1 năm ăn tiền thất nghiệp, hoặc lãnh trợ cấp xã hội welfare, ăn food stamps hay rơi vào mức nghèo khổ poverty line!
    So sánh với các thế hệ trước của những thập niên 50’s hay 60’s, thế hệ của dân chúng Hoa Kỳ nói chung hiện nay đều cảm thấy không được bằng cha ông của mình, cả về phương diện lợi tức lẫn cảm giác an toàn về kinh tế cho gia đình.

    Trong những năm vừa qua, các biện pháp của Federal Reserve đã giúp cho kinh tế Hoa Kỳ tương đối ổn định hơn với việc cắt lãi xuất xuống còn zero và tung tiền gọi là quantitative easing mấy đợt, bơm vào hệ thống tiền tệ lên đến 4 trillion Mỹ Kim. Nhưng những biện pháp này đã làm tăng giá trị của thị trường chứng khoán, trái phiếu và địa ốc, hiện nay còn mạnh hơn cả thời trước khi có Đại Suy Thoái. Và những giá trị tăng cao này đã làm giới 1% giàu có nhất lại càng giàu hơn. Vì chỉ có những người trong giới 1% này mới có tiền để chơi stock hay đầu tư vào các thị trường nói trên. Đa số dân chúng đều không được hưởng những lợi lộc do việc tăng giá trị của những thị trường này.
    Đằng khác vì lãi xuất xuống chỉ còn zero, điều đó có nghĩa tiền tiết kiệm savings thường của đa số dân chúng để tiền trong ngân hàng hay mua CD không còn nữa. Tiền lời nhà băng trả cho người bỏ tiền tiết kiệm bây giờ chỉ là 0.01%! Theo một ước tính, trong mấy năm qua, người tiết kiệm để dành tiền trong ngân hàng đã mất đi khoảng 400 tỷ. Có nghĩa Federal Reserve đã trừng phạt người tiết kiệm và chuyển nhượng tiền sang cho giới giàu có đầu tư lên đến 400 tỷ Mỹ Kim! Có nghĩa lấy tiền trong túi của người nghèo đem đổ thêm cho người giàu hưởng lợi!

    Tình trạng lãi xuất nằm ở mức zero đã hơn 6 năm nay là một tình trạng bất thường và bà Janet Yellen, chủ tịch Federal Reserve đã ra dấu hiệu là Ngân Hàng Trung Ương sẽ cho tăng lãi xuất lên trong khoảng tháng 6 hay tháng 9 năm nay. Nhưng cũng không dám cho tăng lên nhiều và nhanh quá vì kinh tế Hoa Kỳ tuy hồi phục và tỷ lệ thất nghiệp xuống nhiều, vẫn còn yếu ớt và dễ bị yếu kém trở lại nếu lãi xuất lên cao.
    Một điểm khác làm Federal Reserve ngần ngại không dám cho tăng lãi xuất lên nhiều là vì đồng Mỹ Kim đã tăng giá trị lên quá nhiều so với tiền tệ các quốc gia khác. Tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn cầu hiện nay đều cho lãi xuất đi xuống hay ở những xứ như Norway, Denmark, Thụy Sĩ.. còn cho lãi xuất xuống số âm. Có nghĩa để tiền trong ngân hàng sẽ mất tiền thay vì được tiền lời! Mục đích là để kích thích kinh tế.
    Các Ngân Hàng Trung Ương lớn như ECB, European Central Bank hay của Nhật và Trung Hoa đều cắt lãi xuất và đi vào đường bơm tiền quantitative easing bắt chước Hoa Kỳ mấy năm trước tuy hơi muộn! Những biện pháp này đều làm giá trị tiền tệ của các xứ Âu Châu là euro hay tiền yen và tiền quan đều mất giá so với Mỹ Kim. Lý do là khi lãi xuất của Hoa Kỳ trên đường đi lên và các quốc gia khác trên đường đi xuống, tiền Mỹ Kim lại càng giá trị hơn vì các nhà đầu tư bán tiền các quốc gia đó để đổi lấy Mỹ Kim để có tiền lời cao hơn!

    Chỉ mấy tháng vừa qua, tiền Mỹ Kim đã tăng 9% giá trị và là mức cao nhất trong 12 năm qua. Điều này làm giá cả hàng hoá của Hoa Kỳ trở thành quá mắc so với hàng ngoại quốc và như thế xuất cảng của Hoa Kỳ sẽ xuống và nhập cảng sẽ tăng lên làm mất thăng bằng mậu dịch. Đây là lý do chính làm Federal Reserve không dám mạnh tay cho tăng lãi xuất nhanh vì sợ ảnh hưởng xấu đến mậu dịch và kinh tế Hoa Kỳ.
    Nhưng nếu không tăng lãi xuất, người tiết kiệm và đa số dân chúng Hoa Kỳ còn bị tiếp tục thiệt hại và tài sản của giới 1% càng tăng làm phân chia giàu nghèo càng quá đáng. Điều này cho thấy Federal Reserve và bà Janet Yellen phải đi dây rất khéo léo để cân bằng! Và điều đó có nghĩa giới nghèo của Hoa Kỳ phải còn chờ lâu để mới được Federal Reserve giúp đỡ, không nghiêng quá nhiều về giới 1% như hiện tại!

    Thực sự từ trước khi có cuộc Đại Suy Thoái năm 2008, giới trung lưu của Hoa Kỳ cũng đã dần dần biến mất! Lý do là trong những thập niên 50’s và 60’s khi giới trung lưu chiếm đa số, sự xây dựng giới này đem đến phồn thịnh cho xã hội Hoa Kỳ hoàn toàn nhờ vào sự phát triển của các kỹ nghệ chế tạo manufacturing industries. Nhân công làm những công việc chế tạo như làm máy móc, làm xe, làm các vật dụng ..đều được lương cao. Chỉ cần người chồng đi làm các hãng xưởng này đã kiếm tiền đủ để có một đời sống trung lưu. Vợ ở nhà trông coi con cái, mua nhà trả góp đều đặn, mua xe, tiền cho con đi học, tiền đi nghỉ hè, tiền để dành về hưu. Đồng lương của người công nhân những thập niên 50’s hay 60’s đủ để có một đời sống an toàn về kinh tế cho gia đình.

    Nhưng từ khi Hoa Kỳ và Tây Âu cũng như Nhật Bản sai lầm để tung tiền vào đầu tư tại Trung Hoa và giúp cho quốc gia này phát triển nhanh chóng và trở thành lò chế tạo khổng lồ cho cả toàn cầu, chiếm hết các thị trường về về máy móc, vật dụng.., đây đã là mầm mống tiêu diệt giới trung lưu của Hoa Kỳ và Tây Âu. Vì trong vòng 30 năm qua, khi Trung Hoa phát triển hàng 20% mỗi năm và chiếm đoạt hầu hết các công việc về sản xuất manufacturing, các công việc trả lương cao tại Hoa Kỳ đã mất dần. Các việc này bị xuất cảng sang Trung Hoa khi các công ty thi đua mở các nhà máy chế tạo tại xứ này để có công nhân rẻ và giá thành quá rẻ, đem bán tại Hoa Kỳ. Sự thiển cận của chính quyền Hoa Kỳ trong hơn 3 thập niên qua, cũng như thiếu một chính sách để ngăn chặn việc xuất cảng công việc sang Trung Hoa cũng như chế tài các công ty Hoa Kỳ làm hại quyền lợi quốc gia đã làm giới trung lưu của Hoa Kỳ gần như bị tiêu diệt hoàn toàn!

    Thực sự như hiện nay dù chính quyền Obama đánh trống đánh phách là kinh tế hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đi nhiều. Nhưng những công việc mới tạo ra toàn là việc lương thấp, không đủ cho công nhân sống, đừng nói đến tạo ra sự sung túc cho gia đình và an ninh về kinh tế cho người công nhân. Dĩ nhiên công việc như chiên hamburger lương tối thiểu không thể so sánh với công việc chế tạo dụng cụ máy móc hay làm xe hơi chẳng hạn.

    Vì thế một sự hồi phục kinh tế hoàn toàn cho Hoa Kỳ cũng như tái tạo lại giới trung lưu là căn bản cho xã hội và phồn thịnh quốc gia, sẽ đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ phải có hẳn một chính sách để triệt hạ nền kinh tế của Trung Hoa! Hiện nay Trung Hoa đã quá cường ngạo và gia tăng quân sự quá đáng uy hiếp các xứ lân bang và đe dọa cả Hoa Kỳ. Nhưng căn bản vẫn là vì Trung Hoa phát triển và mạnh về kinh tế. Nên một chính sách đối đầu với Trung Hoa và ngăn ngừa xứ này không trở thành tai họa cho cả toàn cầu phải có bước đầu căn bản là triệt hạ kinh tế của Trung Hoa đến nơi đến chốn!

    Thời điểm hiện nay có thể gọi là lý tưởng để Hoa Kỳ bắt đầu việc triệt hạ này. Vì Trung Hoa đang lâm vào khó khăn kinh tế do quả bóng xây cất đang vỡ tan, đem đến khủng hoảng địa ốc, tài chánh còn nặng hơn Hoa Kỳ năm 2007. Ngăn chặn hàng hóa của Trung Hoa đem bán tại Hoa Kỳ và Âu Châu, cũng như ngưng tất cả các đầu tư hiện nay của các công ty ngoại quốc và đem các công việc chế tạo về lại Hoa Kỳ là những việc chính phủ Hoa Kỳ phải thực hiện để triệt hạ kinh tế Trung Hoa từ căn bản.
    Dĩ nhiên những phản ứng trả đũa của xứ này sẽ đem lại nhiều khó khăn cho kinh tế Hoa Kỳ cũng như Tây Âu và Nhật. Nhưng đây là những điều Hoa Kỳ phải thực hiện nếu muốn tiếp tục giữ địa vị siêu cường quốc độc nhất và giữ vững căn bản kinh tế cũng như cho xã hội của Hoa Kỳ.


  9. #29
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Chiến tranh đông lnh


    Trong nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Obama, một chủ thuyết về chiến tranh cho Hoa Kỳ có thể được mô tả như là “Chiến tranh đông lạnh”. Trong mọi cuộc tranh chấp trên toàn cầu, Hoa Kỳ không đi tìm chiến thắng tuyệt đối như trước kia nữa. Hoa Kỳ sẽ giữ vai trò tương tự như điều hành các cuộc tranh chấp này, không để cho lan rộng hay ảnh hưởng tai hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ, nhưng không đạt được chiến thắng sau cùng hay hòa bình cho phần đất của cuộc tranh chấp đó.

    Obama khi được bầu lên làm tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tương đối còn hung hăng, cho tăng thêm quân ở Afghanistan hay tham gia vào việc hạ bệ Qaddafi của xứ Lybia. Nhưng bài học cho Obama nhận lãnh là những việc làm này của Obama đều đi đến những hậu quả trái ngược, tai hại hơn là nếu Hoa Kỳ không dính líu đến.
    Afghanistan bây giờ đã thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. Obama đã muốn cho rút gần hết quân lính Hoa Kỳ về cuối năm 2015. Nhưng bây giờ lại phải kéo dài để lại nhiều quân hơn số lượng dự trù cho vài năm nữa! Lybia lúc đầu khi Qaddafi bị giết chết tưởng là chiến thắng cho Hoa Kỳ và cho Obama. Nhưng sự thật là bây giờ Lybia lâm vào nội chiến và xáo trộn hơn nhiều, được coi như một xứ vỡ nát, không thành quốc gia nữa. Ngoài ra dân Lybia tìm cách thoát khỏi xứ vượt biển tìm cách nhập cảng lậu vào Âu Châu qua ngả Ý Đại Lợi, đã bị chết trên biển không khác gì cảnh dân Việt trước đây vượt biên, gây ra biết bao thảm cảnh.

    Lúc đầu chính quyền Obama đánh trống đánh phách về Lybia, coi đây là thành quả lớn lao của Obama. Nhưng sau khi thấy Lybia trở thành hỗn quan hỗn quân, lâm vào nội chiến và nhất là sau vụ Benghazi, đại sứ của Hoa Kỳ bị quân khủng bố giết chết, Obama đã tỉnh mộng, không muốn tham dự trực tiếp vào bất cứ một cuộc tranh chấp nào trong thế giới Ả Rập Hồi Giáo nữa!
    Đây là lý do tại sao Obama đã tránh không muốn cho dội bom Syria khi chính quyền của nhà độc tài Assad dùng vũ khí hóa học giết thường dân Syria. Obama muối mặt từ chối không cho bắn phi đạn Tomahawk vào Damascus để trừng phạt Assad về tội đã vượt lằn ranh giới đỏ về vũ khí hóa học Obama đưa ra trước kia, hăm dọa Assad là nếu vi phạm sẽ bị Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp.

    Cuộc nội chiến Syria là cuộc chiến vô nhân đạo nhất hiện nay với mấy trăm ngàn thường dân đã thiệt mạng, cả chục triệu dân mất nhà mất cửa, phải tỵ nạn tại các xứ lân bang. Mặc dù chinh quyền Obama đã đòi hỏi Assad phải từ chức, nhưng nhà độc tài này tiếp tục các cuộc thảm sát và dội bom thường dân. Cuộc nội chiến tại Syria hiện nay giữa thể chế độc tài của Assad và các phe phiến loạn ở thế giằng co, bất phân thắng bại. Mặc dù Hoa Kỳ ủng hộ nhóm Free Syria Army, nhưng nhóm này quá yếu và chia rẽ. Hai thế lực mạnh nhất vẫn là chính quyền Assad và nhóm phiến loạn theo Al Qaeda gọi là nhóm Nusra. Bên nào thắng thế cũng đem đến thiệt hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Nên chủ trương của Hoa Kỳ hiện nay là giữ cho cả hai phe Assad và nhóm phiến loạn ở thế giằng co, không bên nào trên chân bên nào, không ai diệt được ai.

    Đây chính là một cuộc chiến đông lạnh theo đúng chủ thuyết của Obama hiện nay. Hoa Kỳ không dính líu gì nhiều, yểm trợ nhóm Free Syrian Army tối thiểu, không đủ mạnh nhiều để thắng Assad. Nhóm Sunni quá khích thuộc Nusra theo Al Qaeda và nhóm Islamic State bị Hoa Kỳ cho dội bom vừa đủ để không bùng lên mạnh quá được. Hoa Kỳ cũng để mặc cho Assad được yểm trợ của Iran và Nga để cầm cự, không dính vào để làm Assad suy yếu quá đáng. Nói cách khác giữ cho nội chiến tại Syria kéo dài, không bao giờ chấm dứt, theo đúng chủ thuyết chiến tranh đông lạnh sẽ phù hợp hơn cả cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Dù cho thường dân có chết thêm bao nhiêu trăm ngàn người nữa hay bị bao thảm cảnh mất nhà cửa, tỵ nạn tứ tung, cũng phải chịu. Vì quyền lợi của Hoa Kỳ là giữ cho nội chiến kéo dài và chiến tranh thành đông lạnh!

    Cuộc chiến đông lạnh khác của Obama hiện nay là với Islamic State còn gọi là ISIS hay ISIL. Nhóm này hiện chiếm giữ phần đất phía đông của Syria và phần đất thuộc giáo phái Sunni của Iraq. Islamic State kiểm soát thành phố Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq và đã có lúc đe dọa cả thủ đô Baghdad. Nhưng khi Hoa Kỳ cho dội bom Islamic State và yểm trợ cho quân của chính quyền Baghdad để chiếm lại vài thành phố nhỏ, cuộc chiến tại Iraq đã biến thể thành một thứ giằng co, bất phân thắng bại. Có nghĩa là một thứ chiến tranh đông lạnh, kéo dài năm này qua năm khác giữa hai giáo phái Sunni của Islamic State và giáo phái Shiite của chính quyền Baghdad.

    Điều khôi hài là Iran cũng theo Shiite đã nhảy vào để yểm trợ trực tiếp cho chính quyền Baghdad. Có nghĩa trên chiến trường Iraq, hiện nay Hoa Kỳ và Iran đã trở thành đồng minh để chống nhóm Islamic State! Và đây cũng là lý do để Hoa Kỳ muốn cuộc chiến Iraq hiện nay thành đông lạnh, không bên nào thắng bên nào! Vì dù sao đi nữa Iran cũng vẫn là kẻ thù của Hoa Kỳ, không thể để Iran trên chân và kiểm soát cả Iraq nếu nhóm Islamic State bị tiêu diệt hoàn toàn!

    Cuộc chiến Afghanistan hiện nay cũng đi vào hình thức đông lạnh. Lý do là chính quyền Obama thừa hiểu nếu Hoa Kỳ rút hết quân về cuối năm nay, quân Taliban sẽ chiến thắng quân của chính phủ Afghanistan hiện tại dễ dàng. Và bao nhiêu công lao, tiền của, xương máu của lính Hoa Kỳ sẽ thành công cốc! Nên Obama cho tăng số lượng quân ở lại dưới vai trò cố vấn, huấn luyện và sẽ ở lại xứ này ít ra cũng vài năm nữa! Trong khi đó Hoa Kỳ tiếp tục các cuộc hành quân với Lực Lượng Đặc Biệt và phi cơ không người lái drones để oanh kích các cứ điểm địch quân. Như thế tình trạng tại Afghanistan cũng sẽ thành bất phân thắng bại, Taliban không thể chiến thắng dễ dàng, chiếm cứ thủ đô Kabul và tái lập thần quyền Hồi Giáo như trước. Và cuộc chiến Afghanistan sẽ thành đông lạnh, kéo dài hàng dăm ba thập niên nữa không chấm dứt nổi!

    Điểm căn bản cho chủ thuyết chiến tranh đông lạnh của Obama là việc xử dụng tối đa các phi vụ drones, bắn hay oanh tạc các cứ điểm của địch quân với phi cơ không người lái loại Predator tối tân nhất. Người chỉ huy các phi cơ drones này ngồi an toàn trong phòng lạnh tại căn cứ Langley của CIA, điều khiển các phi cơ này bằng joystick như trò chơi, nhưng trở thành sát nhân chính xác nhất, đã giết hại biết bao thủ lãnh của Al Qaeda trên vùng đất biên giới giữa Pakistan và Afghanistan, hay trên sa mạc của xứ Yemen. Ngoài ra Hoa Kỳ hiện nay đặt nặng về việc xử dụng các thành phần thuộc lực lượng đặc biệt như người nhái, delta forces, lính mũ xanh….. Chiến tranh đông lạnh có nghĩa Hoa Kỳ sẽ không cho đổ quân ào ạt chiếm đóng các phần đất như các cuộc chiến trước đây. Nhưng sẽ chỉ dùng các toán quân nhỏ lực lượng đặc biệt thả xuống vùng đất địch để thám thính, điều động cho phi cơ oanh tạc hay dùng trong các việc ám sát các thủ lãnh của địch quân.

    Như vậy trọng tâm của huấn luyện cho quân lực Hoa Kỳ sẽ càng ngày càng gia tăng cho các lực lượng đặc biệt này. Cộng với việc xử dụng các phi cơ không người lái drones, chính quyền Obama hy vọng sẽ chỉ có dấu chân rất nhỏ trong các cuộc hành quân trong tương lai, thích ứng với các cuộc chiến loại đông lạnh!
    Tuy nhiên như tiết lộ tuần vừa qua cho thấy việc xử dụng drones không phải là chính xác và đạt được hiệu quả mong muốn! Tổng Thống Obama cho biết Hoa Kỳ đã dùng drone để oanh tạc một cứ điểm của Al Qaeda tại vùng đất biên giới Pakistan-Afghanistan và đã vô tình giết chết hai con tin, một người Hoa Kỳ và một người Ý, bị Al Qaeda bắt giữ làm con tin đã mấy năm nay. Obama đã công khai xin lỗi gia đình nạn nhân cũng như thủ tướng Ý về lỗi lầm này. Nhưng điều này cho thấy CIA khi dùng phi cơ không người lái drone để tấn công quân khủng bố, cũng đã phạm nhiều lỗi lầm và giết hại nhiều thường dân vô tội từ nhiều năm nay.

    Tuy công nhận chương trình dùng drones còn nhiều khuyết điểm, Obama là tổng thống cho tăng gia việc xử dụng hình thức chiến tranh này với hy vọng đỡ thương tổn cho sinh mạng lính Hoa Kỳ, khi không phải trực tiếp ra chiến trường, chỉ dùng drones để giết hại địch quân! Ngay cả Quốc Hội Hoa Kỳ vốn chống đối Obama đủ chuyện nhưng đã ủng hộ tối đa việc dùng drones cho cuộc chiến đông lạnh! CIA đã mời các dân biểu hay Thượng Nghị Sĩ đến trung tâm điều khiển drones để cho xem trực tiếp các cuộc bắn giết bằng drones và chính mắt thấy kết quả hữu hiệu và xử dụng dễ dàng phương cách giết người hữu hiệu từ trời cao bắn xuống này!
    Điều này cho thấy với quyết tâm của Obama đi vào con đường chiến tranh đông lạnh và sự ủng hộ của Quốc Hội, việc dùng drones trong chiến tranh tương lai sẽ chỉ tăng chứ không giảm!

    Trở lại với chủ thuyết Obama về chiến tranh đông lạnh. Hoa Kỳ hiện nay muốn giữ 5 cuộc tranh chấp ở trạng thái chiến tranh đông lạnh: Afghanistan, Iraq, Syria, Lybia, Yemen. Có nghĩa Hoa Kỳ sẽ chỉ dùng lực lượng đặc biệt và drones để tham dự nhưng không còn đổ quân vào như trước.

    Nhưng ý niệm chiến tranh đông lạnh không phải chỉ là độc quyền của Hoa Kỳ. Nga với Putin thực ra cũng đang áp dụng hình thức chiến tranh này tại Ukraine. Trước đó Putin cũng đã ứng dụng tại các xứ lân bang nhỏ hơn như Moldova và vùng Caucasus. Putin khuyến khích các cuộc nổi loạn và nội chiến nhỏ tại các vùng này, nhưng không để cho thành lớn chuyện quá. Mục đích của Putin là giữ cho các xứ này nằm trong quỹ đạo của Nga, không cho đi với Tây Âu. Như thế tình hình Ukraine hiện nay cũng sẽ đi vào thảm cảnh như tại các xứ Hồi Giáo của Trung Đông đã kể trên. Là nội chiến kéo dài triền miên, khó lòng chấm dứt. Vì như Hoa Kỳ hay Nga, việc giữ các tranh chấp này thành chiến tranh đông lạnh có lợi cho Hoa Kỳ hay Nga!

    Và các chết chóc hay khổ ải của thường dân các vùng trên chỉ là những hậu quả phụ thuộc, hy sinh cho quyền lợi của các quốc gia lớn hơn và có sức mạnh hơn! Chỉ tội nghiệp cho dân lành các xứ nhỏ trên, thiệt mạng cho các cuộc chiến đông lạnh, kéo dài triền miên, không bao giờ chấm dứt!

  10. #30
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,851
    Kinh tế sáng sa



    Thống kê mới nhất của bộ Lao Động Hoa Kỳ tuần lễ vừa qua cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ bây giờ đã xuống chỉ còn 5.4%, khả quan nhất so với hai năm trước, khi mức thất nghiệp cao ở mức 8%.

    Lý do là các hãng xưởng trong tháng 4, 2015 vừa qua đã mướn thêm nhân công là 223,000 người. Với đà này, nhiều kinh tế gia đã tính là đến cuối năm, mức tỷ lệ thất nghiệp còn xuống nhiều hơn nữa, có thể dưới 5%. Nếu các hãng xưởng tiếp tục gia tăng số nhân công mướn ở mức trên 200,000 người mỗi tháng để làm thêm việc vì nhu cầu tăng, kinh tế Hoa Kỳ sẽ phát triển nhanh với tương lai sáng sủa hơn nữa.

    Tuy nhiên điều nên nhớ là trong kỳ Đại Suy Thoái mấy năm trước đây, số người kiếm việc không được và chán nản bỏ cuộc, không khai báo gì nữa nên không được đưa vào thống kê, vẫn còn rất nhiều. Theo một ước tính, số người bỏ không đi kiếm việc nữa hay chỉ tìm được việc bán thời gian, lên đến mức 10.3%, vẫn là một con số khá cao. Điều này được biểu lộ bằng mức lương của công nhân, vẫn không được tăng lên bao nhiêu. Lý do là các chủ nhân không cảm thấy bị áp lực phải tăng lương cho công nhân vì vẫn nhiều người đi xin việc! Trong tháng 4, 2015 vừa qua, lương trung bình của người đi làm chỉ lên thêm 0.1%, quá nhỏ nhoi, không đáng kể gì cả.
    Chỉ khi nào các chủ nhân kiếm thợ không ra vì số người đi xin việc ít hẳn đi, phải trả thêm tiền mới có được người làm việc, lúc đó lương trung bình mới có thể lên cao hơn được. Vì thế kinh tế Hoa Kỳ muốn nói là thực sự phục hồi hoàn toàn, phải được chứng tỏ là mức lương trung bình của người công nhân tăng lên nhiều hơn nữa.

    Ở mức hiện nay, gần như không thấy lương tăng trưởng gì cả, người dân Hoa Kỳ vẫn thấy là kinh tế chưa được khá lắm. Vì vật giá nhất là giá thực phẩm mỗi ngày một tăng, mà lương không thấy lên, có nghĩa người dân thường vẫn thấy kinh tế riêng cho gia đình mình không khấm khá gì cho lắm! Ngay chính bộ trưởng Lao Động hiện nay là Thomas E. Perez cũng phải công nhận điều này. Perez mặc dù khoe khoang là chính quyền Obama thành công trong việc làm hồi phục kinh tế với mức tỷ lệ thất nghiệp xuống 5.4%, phải thú nhận là chỉ khi nào lương của nhân công bắt đầu tăng trưởng, lúc đó người dân mới thấy là kinh tế hồi phục. Perez nói:
    “Việc hồi phục kinh tế vẫn còn thiếu sót, chưa hoàn tất khi lương công nhân không tăng. Quá nhiều người phải đi làm hơn 50 giờ một tuần mới đủ sống tạm. Và vẫn còn phải đi xin thực phẩm ở chỗ từ thiện!”

    Thực sự chính quyền Obama không muốn đánh trống đánh phách quá nhiều về việc hồi phục kinh tế và mức tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp nên cho Perez nhấn mạnh là lương công nhân không tăng, kinh tế chưa khá lắm đâu! Lý do là vì sợ Federal Reserve Bank cho tăng lãi xuất! Trong mấy tháng vừa qua, bà Janet Yellen, chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Federal Reserve đã sửa soạn để cho tăng lãi xuất lên khỏi mức zero, để trở lại mức bình thường như khi trước Đại Suy Thoái. Nhưng khi bắt đầu tăng lãi xuất, kinh tế sẽ chậm hẳn lại. Điều này chính quyền Obama không muốn xảy ra vì muốn kinh tế vững mạnh nhiều hơn nữa.

    Bà Yellen dự định tăng lãi xuất vào tháng 6/2015 này. Nhưng nhiều phần sẽ đợi lại để xem mấy tháng tới, mức tỷ lệ thất nghiệp có xuống nhiều hơn nữa không và nhiều yếu tố kinh tế khác như mức lạm phát có bắt đầu tăng chưa, tổng lượng sản xuất GDP có tăng nhanh hơn không.v.v.. Có nghĩa quyết định của Federal Reserve hoàn toàn lệ thuộc vào các dữ kiện kinh tế này. Và bà Yellen đã ra dấu hiệu là có thể sẽ đợi đến tháng 9/2015 mới bắt đầu cho tăng lãi xuất!

    Việc Federal Reserve tăng lãi xuất rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Lý do là trong mấy năm nay, thị trường chứng khoán lên ào ào vì Federal Reserve giữ lãi xuất ở mức zero từ 6, 7 năm nay và bơm tiền vô tội vạ vào hệ thống tiền tệ. Những hành động này của Federal Reserve tuy giữ được kinh tế mấy năm qua không rơi vào vực thẳm, nhưng có ảnh hưởng phụ cho thị trường chứng khoán. Gọi là ảnh hưởng phụ nhưng thực ra quan trọng bậc nhất! Vì tiền bơm vào nhiều chừng nào, không có chỗ thoát, đã đọng lại ở thị trường chứng khoán và làm stock lên như diều, gấp gần ba lần kể từ khi stock xuống thấp nhất năm 2008!

    Nhưng một khi Federal Reserve lấy đi kích thích này cho stock với việc tăng lãi xuất và ngưng bơm tiền bằng quantitative easing, các nhà đầu tư sợ stock đi xuống sẽ bỏ của chạy lấy người và làm thị trường chứng khoán đi xuống ngay! Hiện nay thị trường chứng khoán như kẻ điên, ngày lên ngày xuống, trồi sụt bất thường, không biết nên đi theo ngả nào. Lý do là số người tin tưởng là stock vẫn còn đường lên ngang ngửa với số người tin là một khi Federal Reserve cho tăng lãi xuất, sẽ chỉ còn đường đi xuống.

    Ngoài ra lại còn chuyện tiền Mỹ Kim tăng giá so với các tiền tệ khác. Khi Federal Reserve cho tăng lãi xuất, tiền Mỹ Kim sẽ tăng giá nhiều vì hiện nay các Ngân Hàng Trung Ương các quốc gia khác đều cắt lãi xuất và bơm tiền nên giá trị các đồng như euro, yen hay tiền quan đều xuống thấp so với Mỹ Kim. Một khi chủ tịch Yellen quyết định cho tăng lãi xuất tại Hoa Kỳ, tiền Mỹ Kim còn tăng giá nhanh hơn nữa so với các tiền tệ khác. Nhưng khi Mỹ Kim tăng giá trị quá nhanh, cán cân mậu dịch của Hoa Kỳ sẽ bị mất thăng bằng nhiều. Lý do là xuất cảng sẽ khó khăn hơn vì hàng hóa của Hoa Kỳ tính bằng Mỹ Kim quá mắc. Trong khi đó nhập cảng sẽ nhiều hơn vì các tiền tệ kia quá rẻ. Kết quả là các công ty của Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại nhiều và sẽ làm kinh tế Hoa Kỳ chậm lại! Đây là những điều bà Yellen chủ tịch Fedral Reserve sẽ phải tính toán và đi dây cẩn thận giữa các lực trái ngược nhau này khi quyết định khi nào sẽ cho tăng lãi xuất!

    Một điểm sáng sủa khác cho kinh tế Hoa Kỳ hiện nay là các công ty Hoa Kỳ đã bắt đầu tỉnh ngộ và bớt đi chuyện đem công việc sang ngoại quốc. Ngược lại, các công ty đã đưa các công việc trước kia mang sang ngoại quốc, nay đem trở lại Hoa Kỳ và mướn công nhân Hoa Kỳ để làm thay vì xuất cảng công việc ra xứ ngoài như trước.
    Thống kê mới nhất cho thấy các công việc về sản xuất manufacturing đã tăng thêm tại Hoa Kỳ trong năm 2014 là 60,000 công việc, so với năm 2003 là 12,000 công việc. Những công việc sản xuất này được đem lại về Hoa Kỳ gọi là “reshoring”. Công việc đem ra ngoại quốc gọi là “offshoring” đã giảm đi nhiều, năm 2003 mất đi 150,000 việc bị đưa ra ngoại quốc, năm 2014 chỉ mất đi 50,000 công việc offshoring.

    Như vậy thêm được 60,000 việc, mất đi 50,000, lời được 10,000 công việc cho năm 2014 đem trở lại Hoa Kỳ. Điều quan trọng là đã từ 20 năm nay, Hoa Kỳ chỉ mất đi công việc vì offshoring, nhưng năm 2014 đã quật khởi, lật ngược thế cờ, lần đầu tiên từ 20 năm nay các công ty đem việc sản xuất manufac-turing về lại đất Hoa Kỳ! Với từ 3 đến 4 triệu công việc sản xuất mất đi từ nhiều năm nay, con số lời 10,000 việc thực ra chưa thấm tháp gì. Nhưng đây là khởi đầu và có thể sẽ như thác đổ, những năm tới sẽ thấy công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ ngày càng nhiều hơn trước!

    Một phần là vì chính quyền và các công ty Hoa Kỳ đã sáng mắt ra, ý thức được nguy hiểm khi đem công việc sản xuất sang hết bên Trung Hoa, tự mình giết mình, chỉ đem lại lợi cho Trung Hoa mà làm suy yếu Hoa Kỳ. Nhưng đằng khác, các công ty thấy là giá công nhân của Trung Hoa bây giờ đã lên quá cao, việc chuyên chở hàng hóa từ Trung Hoa về Hoa Kỳ quá tốn kém. Ngoài ra chính quyền Hoa Kỳ bắt đầu làm khó để ngăn chặn hàng hóa Trung Hoa, dùng việc đồ Tàu thiếu phẩm chất, không đủ tiêu chuẩn, làm hại về môi sinh.v.v.. để ngăn chặn hàng hóa nhập cảng từ Trung Hoa.

    Công ty lớn như WalMart bắt đầu tỉnh ngộ khi thấy những thăm dò dư luận cho biết dân chúng Hoa Kỳ bắt đầu tẩy chay đồ Tàu, 64% cho biết trong thăm dò của Gallup là sẽ trả tiền dù mắc hơn để mua đồ làm tại ngay Hoa Kỳ. Năm 2013, viện thăm dò dư luận Gallup cũng cho biết là 45% dân Hoa Kỳ đã cố gắng để tìm mua đồ làm tại Hoa Kỳ mà không mua được, phải mua đồ làm từ ngoại quốc.

    WalMart gần đây tuyên bố sẽ bỏ ra 250 tỷ Mỹ Kim để mua hàng hóa làm ngay tại Hoa Kỳ trong vòng 10 năm đến. Công ty GE đáp ứng ngay, tuyên bố sẽ làm bóng đèn lọai dùng ít năng lượng ngay tại Hoa Kỳ để bán tại WalMart. GE cũng tuyên bố sẽ đem công việc sản xuất các dụng cụ trong nhà như máy làm nước nóng chẳng hạn về làm tại ngay Hoa Kỳ. Chủ tịch và CEO Jeff Immelt của GE tuyên bố chưa bao giờ nhân công Hoa Kỳ cạnh tranh giỏi như bây giờ! Như làm tủ lạnh tại Hoa Kỳ chỉ mất 3 tiếng đồng hồ! Nên việc sản xuất tủ lạnh làm ngay tại Hoa Kỳ rẻ hơn nhiều nếu sản xuất từ Trung Hoa hay Mexico phải chuyên chở về Hoa Kỳ!

    Điều này cho thấy một khi các công ty lớn như WalMart hay GE bắt đầu tỉnh ngộ và đem công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ, ảnh hưởng của các quyết định này sẽ rất lớn lao. Chỉ riêng WalMart sẽ đem về lại 1 triệu công việc cho công nhân Hoa Kỳ nếu theo đúng như những dự định đã loan báo! WalMart bây giờ đã thú nhận là đem công việc về lại Hoa Kỳ sẽ làm lợi cho chính WalMart vì công nhân tại Hoa Kỳ thêm việc thêm lương sẽ mua sắm nhiều hơn, đem lại lợi nhiều cho chính công ty WalMart!

    Điều quan trọng là một khi những đại công ty nói trên không đầu tư và sản xuất tại Trung Hoa nữa, đây là phương cách chính đáng và hữu hiệu nhất để triệt hạ nền kinh tế của Trung Hoa! Trong khi đó chính quyền Hoa Kỳ dùng những biện pháp như không cho đồ làm từ Trung Hoa vào nhiều vì lý do ảnh hưởng xấu đến môi sinh, làm thiếu phẩm chất. Hay dùng luật như anti-dumping, không cho nhập cảng hàng hoá nếu chính quyền Trung Hoa giúp các công ty Tàu cạnh tranh bất chính, bán dưới giá sản xuất để chiếm thị trường.

    Nói chung các biện pháp này của các đại công ty và của chính quyền Hoa Kỳ sẽ là những bước đầu để ngăn chặn hàng hóa của Trung Hoa và nhờ thế để triệt hạ được kinh tế của xứ này. Đây là điều phải làm, tuy muộn còn hơn không của Hoa Kỳ để vừa tự cứu mình và để triệt hạ Trung Hoa không thể để cho xứ này quá cường ngạo và nguy hiểm, đe dọa nền hòa bình cho vùng Á Châu và ngay cả toàn cầu trong tương lai sắp đến.

 

 

Similar Threads

  1. ... Một thời để NHỚ ...
    By NguyetHa in forum Truyện
    Replies: 46
    Last Post: 06-06-2017, 12:43 PM
  2. đã qua lâu gồi thời kỳ chủ wan khinh địch
    By Hàn Sinh in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-15-2014, 10:25 PM
  3. ADAM & EVA .com - Cổ tích thời @ - Mưa PN
    By Mưa PN in forum Tùy Bút
    Replies: 57
    Last Post: 09-26-2012, 01:28 AM
  4. Không có thời gian
    By Võ Thanh Liêm in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 06-08-2012, 06:40 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 12-10-2011, 01:02 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:00 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh