Register
Page 11 of 11 FirstFirst ... 91011
Results 101 to 108 of 108
  1. #101
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517


    Với nhiều phụ nữ đi xuất khẩu lao động ở Arập Xê út chuyện bị vắt kiệt sức lao động, đánh đập, bỏ đói đến suy nhược, tệ hơn là bị nhiều người đàn ông trong cùng một gia đình làm nhục… không còn là chuyện hiếm.


    Bị vắt kiệt sức lao động, nhiều thế hệ trong gia đình thay nhau làm nhục

    Tình trạng không ít người lao động Việt Nam được giới thiệu và xuất khẩu lao động sang Vương quốc Arập Xê út làm công việc giúp việc nhà hiện vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn, bị bóc lột sức lao động cùng cực, bị đánh đập và thậm chí bị cưỡng hiếp.

    Trường hợp của chị N.T.V ở quận 7, TP.HCM là điển hình cùng một số người lao động Việt Nam sang đất nước này cũng đã phải chịu bao đắng cay một thời gian dài và phải tìm mọi cách mới trở về được đất nước.

    Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn sau khi ly hôn (chị lấy chồng từ năm 18 tuổi), chị V. đã đồng ý khi được một người tên Mari (SN 1978, chuyên viên tư vấn và tiếp nhận hồ sơ của Công ty Cổ phần Quốc tế N.M, có trụ sở ở Hải Phòng) thường trú ở Tây Ninh giới thiệu đi xuất khẩu lao động sang Úc để giúp việc nhà với mức lương 400-500 USD, mà không phải mất bất kỳ chi phí nào.

    Điều bất ngờ là lúc đầu chị V. được giới thiệu sẽ đi Úc làm việc nhưng đến khi đi khám sức khỏe để bổ sung vào hồ sơ đi nước ngoài tại một bệnh viện ở TP.HCM, thì chị V. mới phát hiện trong hồ sơ ghi là chị sẽ đi Arập Xê út.

    Thấy lạ, chị V hỏi người môi giới thì người này đảm bảo đi Arập Xê út rất tốt, lương cao, vì thế chị V chấp nhận thay đổi ý định của mình.

    Ngày 10/4 chị V. đến Arập Xê út. Căn nhà nơi chị V. làm việc tọa lạc ở Al Nazeem, TP Riyadh, trong nhà lúc đầu chỉ có bố mẹ già (người chồng 70 tuổi, người vợ cũng xấp xỉ 70 tuổi bị bệnh tiểu đường) và một người con gái (ngoài những người này chủ nhà còn có hai người con khác nhưng do đi học nên thỉnh thoảng mới về).

    Do gia đình này không rành rẽ tiếng Anh nên những ngày đầu, chị V. gặp khá nhiều khó khăn trong giao tiếp, “nghe” chủ nhà giao việc bằng cách ra hiệu.



    Chị V kể lại ký ức kinh hoàng khi đi xuất khẩu lao động sang Arập Xê út.


    Cuộc sống nơi địa ngục của chị bắt đầu chỉ sau 2 tuần chị tới căn nhà này làm việc…

    Đầu tiên, dù đã 70 tuổi, nhưng người bố luôn tìm mọi cách để sàm sỡ, sờ mó những chỗ nhạy cảm trên người chị V. và còn yêu cầu chị V. phải giúp cho ông ta thỏa mãn những việc ông ta muốn… Dĩ nhiên chị V. không đồng ý và ra sức chống đối, sau đó dù người con gái biết chuyện khuyên nhủ nhưng ông này vẫn tiếp diễn hành động quá đáng của mình.

    Có lần chị đã phải cầm dao dọa sẽ tự sát khi bị ông này buộc phải đáp ứng yêu cầu quái gở của mình. Và chỉ khi người vợ biết được sự việc thì ông này mới gần như dừng lại. Tuy nhiên, cũng từ đây, ông lão bắt đầu hằn học, quát nạt, chửi bới mỗi khi không vừa ý chuyện gì đó…

    Bất cứ thành viên nào trong gia đình ở nơi khác đến nhà, tôi cũng đều phải phục vụ chu tất. Chỉ cần có bất cứ thiếu sót gì là tôi sẽ bị chửi rủa, đánh đập. Nhiều lần mấy chị em gái - con của vợ chồng chủ nhà đã cố ý kiếm chuyện rồi đánh đập, hành hạ tôi rất tàn nhẫn… Lời tôi kể ở đây cũng không thể lột tả hết được nỗi đau mà tôi phải chịu nơi xứ người", chị V. nghẹn ngào kể lại.

    Tuy nhiên, "nạn khổ" vẫn chưa dừng lại khi chị V. bị hai người cháu trai chỉ mới 14-17 tuổi của chủ nhà rắp tâm hãm hiếp nhiều lần.

    Nhưng điều may mắn với chị V. là do hiểu biết về công nghệ và chị vẫn tìm mọi cách để giữ lại được chiếc điện thoại di động nên sau rất nhiều lần liên lạc và kêu cứu trên mạng thì chị đã kết nối được với người mẹ nuôi ở Úc. Sau khi tìm hiểu và biết được những gì đang xảy ra với con nuôi của mình, người này đã tìm cách giúp đỡ chị V. thoát khỏi "địa ngục".

    Ngay bản thân chị V. cũng liên lạc với mẹ ruột của mình ở Việt Nam để bà viết đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng trong và ngoài nước khẩn thiết nhờ giải cứu con mình.

    Cảnh ngộ tương tự như của chị V là không hiếm xảy ra đối với chị em phụ nữ khi đem mộng đổi đời sang đất nước có câu chuyện cổ tích “nghìn lẻ một đêm”.

    Chị Hạnh (p13, Q8, TPHCM) cũng “Tưởng chừng không có ngày về!” vì quyết định đi làm ôsin tại Ả Rập.

    Có bốn đứa con hiện đang ăn học, trong khi chồng chạy xe ôm thu nhập bấp bênh nên chị Hạnh có ý định tìm công việc phù hợp là giúp việc nhà, để kiếm thêm tiền trang trải. Đầu tháng 2/2014, chị Hạnh tình cờ đọc mẩu quảng cáo đăng “Tuyển lao động đi giúp việc gia đình tại Ả Rập - Xê Út không tốn phí xuất cảnh”. Thấy điều kiện tuyển chọn không khắt khe, mức thu nhập tương đối (khoảng 7 triệu đồng/tháng), chị tức tốc liên hệ với người một người môi giới cho 2 công ty xuất khẩu lao đông ở ngoài Bắc lẫn trong Nam.

    Ngày 24/3/2014, chị Hạnh được công ty đưa lên máy bay sang xứ người.

    Kết thúc hành trình bay, chị được dẫn đến một ngôi nhà giống như trai giam, tại đây chị được nghe những lao động nữ khác kể về cuộc sống của họ nơi xứ người: Người thì kể bị chủ hãm hiếp, người lại suốt ngày bị đánh đập, lại có người bị chủ bỏ đói đến suy nhược…



    Với chị Hạnh, khoảng thời gian đi xuất khẩu lao động ở Arập Xê út giống như 1 cơn ác mộng.


    Sau đó chị Hạnh được một người đàn ông đến đón. Gần nửa giờ ngồi ôtô, người đàn ông này đưa chị đến một trạm xe buýt xung quanh dân cư thưa thớt, để đi tiếp đến nhà chủ. Trong lúc chờ đợi, gã này còn giở trò sàm sỡ.

    Vợ chồng gia chủ ở tuổi trung niên, có 5 đứa con và sống xa thành thị. Dù rất mệt nhưng vừa tới nơi chị Hạnh phải xắn tay ngay vào công việc, làm quần quật từ sáng sớm cho đến tận khuya (vì người dân nơi đây thường thức dậy lúc 9 sáng và đi ngủ khoảng 2 - 3 giờ khuya). Sau năm ngày vất vả liên tục, nhà cửa trở nên tươm tất. Đổi lại, chị Hạnh đã kiệt sức (do không ăn được thức ăn lại không có cơm và riêng chị mỗi ngày chỉ được dùng hai bữa sáng - chiều).

    Sang ngày thứ sáu, căn bệnh tụt can xi, hen suyễn bắt đầu tái phát. Chị Hạnh ra dấu xin được ăn cơm thì chủ đưa cho ít gạo cùng hai quả trứng. Chị Hạnh nấu cháo ăn cầm chừng và xin đi chữa bệnh, nhưng gia chủ từ chối. Tới khi thấy chị nằm mê man họ mới ra dấu bảo xếp quần áo bỏ vào vali, trả lại điện thoại và cho 200 SAR (1 SAR tương đương 5.600 VNĐ).

    Tưởng được quay về cố hương, chị Hạnh mừng như vừa chết đi sống lại. Chị quỳ xuống tạ ơn nhưng sau đó mới biết ông chủ chỉ đưa đến phòng môi giới (nơi tá túc của những người lao động phổ thông nước ngoài) để nơi đây chữa bệnh. Sau một tuần điều trị, sức khỏe chị Hạnh đỡ hơn nhưng hai căn bệnh vẫn luôn hành hạ vì thiếu dinh dưỡng. Trong túi có 200 SAR, chị nhờ người mua car điện thoại gọi cho người môi giới cầu xin họ lo thủ tục về nước. Hai người này nói muốn vậy phải kêu gia đình đóng khoản phí 2.800USD. Chị Hạnh nài nỉ xin được nộp 2.000USD nhưng họ không đồng ý. Nghe mẹ cầu cứu, con gái lớn của chị là Ái Linh tháo hết nữ trang đem bán nhưng chẳng được bao nhiêu, chạy vạy mượn thêm người thân cũng không đủ. Gần một tháng trời chồng con chị Hạnh như ngồi trên đống lửa. Biết gia đình bất lực, chị tuyệt vọng chờ ngày “nhắm mắt xuôi tay”.

    Đầu tháng 5/2014, tình cờ thấy một người đồng hương cùng tá túc ở phòng môi giới đang xách hành lý về nước, chị Hạnh hỏi thăm họ nói chỉ đóng phí cho công ty có 25 triệu đồng. Hy vọng nhen nhóm, chị điện thoại hỏi ông Lợi, bà Hương và dọa sẽ tự vẫn nếu không nhận 25 triệu đồng làm thủ tục. Có lẽ vì sợ tai tiếng hay đã bị lật tẩy, cuối cùng họ cũng đồng ý. Sau khi Ái Linh nộp đủ tiền, tối 11/5 chị Hạnh về đến đất mẹ. Gia đình đoàn tụ trong nước mắt đầm đìa.

    Không khuyến khích, vẫn đi!

    Theo báo Phụ nữ Online, có một thực tế, trước khi sang Ả rập Xê út, người giúp viêc gia đình thường được cam kết làm việc tám giờ/ngày, đảm bảo quyền nghỉ phép, nghỉ ốm, tăng lương ngoài giờ làm việc… tương tự luật lao động ở Việt Nam, nhưng chính tại quốc gia này, giúp việc gia đình là loại hình vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Ngoài ra, lao động nước ngoài sẽ không được phép rời khỏi Ả rập Xê út nếu như không có sự đồng ý của chủ sử dụng lao động.

    So với lao động xuất khẩu sang các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc… người giúp việc gia đình tại Ảrập Xê út nhận mức lương không cao, khoảng 1.100 - 1.200 Riyals (SR), tương đương 6 - 7 triệu đồng. Bên cạnh mức lương thấp, ông Đoàn Kiến Trung - Phó phòng Quản lý lao động Cục QLLĐNN thừa nhận, xử sự của người Ảrập Xê út với lao động giúp việc gia đình không được tốt. Nhiều trường hợp, chủ nhà đồng ý trả mức lương 1.200 SR nhưng người lao động (NLĐ) chỉ nhận được khoảng 900 SR. Thậm chí, một số lao động giúp việc tại đây còn bị bạo hành, lạm dụng tình dục…

    Ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ cho rằng, giúp việc gia đình trong các gia đình đạo Hồi không đơn giản. Bởi, phong tục tập quán của đạo Hồi không giống với châu Á, có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, khắt khe. “Hầu như giờ giấc làm việc tại đây không có. Ở các gia đình hay tổ chức tiệc tùng và có cháu nhỏ, người giúp việc thường phải thức phục vụ, làm việc rất khuya… Đặc biệt, người giúp việc gia đình Việt Nam không thành thạo ngôn ngữ nên dẫn tới quá trình làm việc gặp nhiều bất cập”, ông Tân phân tích.

    Điều đáng nói, khi rủi ro xảy ra đối với người giúp việc gia đình tại Ảrập Xê út thì việc xử lý rất phức tạp. Ông Đoàn Kiến Trung, cho hay, trong trường hợp chủ nhà giấu NLĐ, cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam rất khó để liên lạc. Chủ lao động sẵn sàng đưa lao động sang địa điểm khác ngoài đăng ký. Theo quy định của quốc gia này, một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ nên không thể xác định được người giúp việc Việt Nam đang làm việc tại nhà của người vợ nào. Ngoài ra, thủ tục xin visa cho doanh nghiệp khi có sự cố sẽ mất nhiều thời gian nên người lao động có thể bị kẹt lại thời gian dài.

    Với một thị trường lao động tiềm ẩn nhiều rủi ro, Cục QLLĐNN cũng như Hiệp hội XKLĐ không hề khuyến khích NLĐ sang làm giúp việc gia đình, nhưng con số này vẫn không thuyên giảm. Ông Đoàn Kiến Trung cho biết thêm, hiện nay Philippines, Sri Lanka, Indonesia… đã ngừng cấp lao động giúp việc cho Ảrập Xê út.

    An Nhiên (Tổng hợp)

  2. #102

  3. #103
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517


    Cho Đồng Bào Tôi - Nguyễn Thị Kim Liên









  4. #104
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    Bé gái 11 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ




    Em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước



    Trà Mi-VOA
    24.01.2015

    Một cô bé 11 tuổi tại một vùng quê nghèo của Việt Nam bị rơi vào cảnh tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, gia đình bị mất sạch tài sản, bố mẹ bị đẩy vào vòng lao lý, một mình em kiên trì lặn lội khắp nơi để đi tìm ánh sáng công lý cho song thân.

    Đó là câu chuyện thương tâm của em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước.

    Tai ương ập đến khi Hiếu vừa lên 10. Ở độ tuổi ‘ăn chưa no lo chưa tới’, em đã phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát, toàn bộ tài sản và cũng là phương kế sinh nhai của gia đình em là mảnh đất khoảng 3 ha bị cưỡng chế cho chủ nợ và bố mẹ em bị kết án mỗi người 5 năm rưỡi tù giam về tội danh “cố ý gây thương tích.”

    Bản án ngày 25/2/2014 trong phiên tòa không có luật sư là kết cục của vụ tranh chấp dân sự giữa ông bà Ngô Văn Huynh-Nguyễn Thị Tâm (bố mẹ của Hiếu) tại thôn 2, xã Đường 10, huyện Bù Đăng (Bình Phước) với ông Nguyễn Bá Tuyên, chủ nợ, người có anh ruột là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đường Mười.

    Bố mẹ Hiếu lâu nay đi khiếu kiện kêu oan về việc bị chủ nợ, có sự cấu kết của cán bộ địa phương, chiếm giữ-phá hoại tài sản, nhưng chưa được xử lý thỏa đáng thì bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên đất, bán đấu giá cho chủ nợ trong lúc vắng mặt và không có chữ ký của ông bà.

    Kể từ khi bố mẹ lần lượt bị bắt hồi tháng 7, tháng 8/2013 tới nay, bé Hiếu sống nhờ tình thương và sự cưu mang của một gia đình hàng xóm tốt bụng, một mình bước tiếp con đường đi đòi công lý với sự hỗ trợ của Phòng Công lý Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nơi giúp đỡ miễn phí cho dân nghèo về mặt pháp lý và truyền thông.

    Ngoài những chuyến thăm nuôi bố mẹ, cô bé nhà quê đen đúa gầy gò, hơn năm nay, đã đi gõ cửa khắp mọi nơi để cầu cứu, kêu oan cho cha mẹ mình.

    Linh mục Đinh Hữu Thoại, Trưởng Phòng Công lýHòa bình, cho biết:
    “Tôi nhớ lần đầu tiếp xúc với Hiếu là khi ông bố bị bắt, hai mẹ con lặn lội từ Bù Đăng xuống Sài Gòn, đến văn phòng gặp chúng tôi nhờ tôi đưa tin. Ít lâu 2 tháng sau thì tới lượt bà mẹ bị bắt. Cháu Hiếu có gọi điện thoại cho tôi xin kêu oan giúp gia đình cháu, nói rằng ba mẹ bị oan do phía bên kia có người nhà là cán bộ cấp xã, cấp huyện toa rập với nhau chèn ép ba mẹ Hiếu. Cộng tác viên của chúng tôi có đến tận nơi để tìm hiểu hoàn cảnh và trợ giúp cho em chút đỉnh, mới biết em sống với nhà hàng xóm tốt bụng. Ông này là cựu chiến binh lớn tuổi, thấy hoàn cảnh Hiếu như vậy thì cưu mang cháu, cho cháu ở luôn trong nhà. Cộng tác viên của chúng tôi lên tận nơi thăm và đưa tận xuống Sài Gòn để đi ký các giấy tờ pháp lý vì cháu là người thân duy nhất của ông bà. Tuy mới 11 tuổi và sống ở vùng quê rất nghèo nhưng có ý chí và một trí khôn rất sắc sảo.”

    Người láng giềng hảo tâm đang nuôi dưỡng em Hiếu không muốn nêu tên khi phát biểu với chúng tôi nói về cô bé bất hạnh:
    “Gia đình thấy cháu một mình tội nghiệp nên giúp, giờ nó bé quá có một mình ai nuôi nó, tiền bạc không có, bố mẹ bị bắt, nên chúng tôi làm phước nuôi cháu. Cháu học rất giỏi. Tôi cũng đề nghị ủy ban xã cho cháu xin miễn học phí được hai năm nay. Các thầy cô giáo thỉnh thoảng cũng cho cháu được mấy chục ký gạo. Năm nay sắp tới đây cháu sắp được học bổng. Chúng tôi nuôi cháu nó ăn học. Sách vở vì cháu học giỏi nên năm nào cũng được trường cho. Lúc nhận cháu về nuôi tôi cũng đang công tác trên xã, tôi đề nghị ủy ban quan tâm đến cháu tí. Các ông ấy bảo anh làm phúc thì anh cứ nuôi, chúng tôi có nói gì đâu. Tôi đề nghị ủy ban xã giúp đỡ cháu vì hoàn cảnh cháu vậy, nhưng chẳng thấy họ giúp đỡ gì cũng chịu. Tôi xin xã với các thầy cô quan tâm cháu tí, nhưng cuối cùng chỉ có các thầy cô quan tâm thôi chứ trên ủy ban thì cũng chỉ biết vậy thôi.”

    Trái với hình ảnh một cô bé ốm yếu 11 tuổi, trò chuyện với chúng tôi là một Cẩm Hiếu thông minh, ăn nói chững chạc, chín chắn rất nhiều so với độ tuổi vô tư, thơ dại của em.
    Hiếu kể về nghịch cảnh gia đình mình:
    “Ba mẹ con có vay tiền của ông Tuyên. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, tới ngày hẹn ông Tuyên vào đòi, nhà con chưa trả được. Ông dẫn theo mười mấy người vào nhà con xiết đất. Từ đó mẹ con mới đi thưa kiện, rồi mẹ con bị bên thi hành án đấu giá bán đất của nhà con trong khi nhà con không có mặt ở nhà. Bên thi hành án đấu giá đất nhà con là 90 triệu/ha mà giá đúng tới 350 triệu/ha lận. Họ đấu như vậy là không đúng giá. Hơn nữa khi đấu giá không có mặt gia đình con ở đó, cũng không có chữ ký của ba mẹ con. Ba mẹ con không chịu nên tiếp tục thưa kiện. Hôm đó, ông Tuyên tới và giữa ông với mẹ con xảy ra xung đột và nhà con đánh nhau với ông ấy. Nhà con không có tiền, còn ông Tuyên có thế lực nên đã đẩy gia đình con vào tù. Tòa chỉ xử mỗi việc nhà con đánh ông Tuyên. Còn việc ông Tuyên lấy đất nhà con sai pháp luật thì tòa không xử. Khi ba mẹ con bị bắt rồi, có lúc con tự bắt xe đò lên Văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế để cầu cứu cha Thoại. Con cũng có điện tới Phòng Tiếp Dân của công an tỉnh nhưng họ bảo họ không biết việc này, chỉ có công an huyện mới biết thôi. Mỗi lần đi thăm nuôi ba mẹ con cũng có lên công an huyện và lâu lâu con cũng có ghé bên Viện Kiểm sát. Họ không tiếp. Con có lên Tòa án để gặp thẩm phán và sang bên công an huyện để nộp đơn xin tại ngoại cho ba mẹ con. Họ nói sẽ trả lời mà nay hơn 1 tháng rồi vẫn chưa thấy trả lời con. Khi ba mẹ con bị bắt, con cũng có gọi điện thoại lên công an tỉnh và tòa án tỉnh để hỏi, nhưng họ bảo họ không biết. Có nhiều lần con điện cho chú trực tiếp điều tra ba mẹ con, nhưng chú nói việc này do cấp trên chỉ đạo chú thôi. Rồi nhiều lần sau con điện chú không nghe máy nữa. Nhà ông Tuyên có những người quen trên đó nên họ sẽ không bao giờ quan tâm đến gia đình con. Mẹ con lúc trước từ năm 2009 cũng đã có gửi nhiều đơn lên đó lắm mà họ cũng không trả lời. Vì ba mẹ con, con làm, nếu con cố gắng nhất định con sẽ kêu oan được cho ba mẹ của con. Chỉ cần mình đủ can đảm và niềm tin, mình sẽ làm được. Gia đình con bị oan, yêu cầu tòa xem lại tất cả mọi việc và đưa ra xét xử đúng với luật pháp công lý.”

    Khi được hỏi cảm nghĩ của em về công lý, cô bé lớp 6 không ngần ngại nhận xét:
    “Có quyền lực và có tiền thì sẽ mua được những thứ đó và họ bắt buộc những người nghèo phải chịu thiệt thòi. Cho nên mình cần phải dũng cảm, kiên cường để chống chọi lại những áp lực mà những người giàu đã gây ra cho mình.”

    Chưa biết hành trình đi tìm công lý của cô bé hiếu thảo này kết cục sẽ ra sao và đúng-sai được phân minh thế nào, dù trong phiên phúc thẩm hồi tháng 10 năm ngoái, Tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.

    Theo linh mục Thoại, tuy đây là một tín hiệu đáng mừng hiếm thấy nhưng những diễn tiến sau đó không hứa hẹn một điều khả quan:
    “Vấn đề của Hiếu liên quan đến tố tụng và chèn ép giữa những người có chức quyền đối với những người thấp cổ bé miệng. Tòa án của tỉnh Bình Phước đã tráo trở bằng cách tại tòa thì họ tuyên khác, nhưng sau đó ra văn bản thì họ lại ra văn bản hoàn toàn khác với nội dung tuyên ở tòa, bất lợi cho ba mẹ bé Hiếu. Sự khác biệt đó cho thấy nó đã được chỉ đạo sau phiên tòa phúc thẩm. Tuy là hủy án sơ thẩm nhưng họ vẫn tiếp tục giam ông bà, không cho tại ngoại điều tra trong khi hoàn cảnh của ông bà đủ điều kiện để tại ngoại điều tra, không cần thiết phải dùng biện pháp ngăn chặn mạnh như tạm giam vì ông bà không có nguy cơ bỏ trốn. Chúng tôi đã gửi văn thư đề nghị cho ông bà được tại ngoại điều tra nhưng họ phớt lờ, làm cho trại tạm giam có điều kiện tiếp tục dùng nhục hình, bức cung, ép cung. Dù hủy án, điều tra lại nhưng tôi nghĩ kết quả cũng không khả quan lắm, do sự chỉ đạo của một cấp nào đó đối với bản án của phiên tòa phúc thẩm. Tình trạng tư pháp ở Việt Nam rất tệ. Luật sư cũng chẳng có vai trò gì so với hệ thống tòa án, Viện Kiểm sát, và cơ quan điều tra. Ba nơi này mà họ cấu kết với nhau, toa rập với nhau với án bỏ túi thì, như rất nhiều trường hợp khác, mình chỉ làm được động tác là lên tiếng cho người ta thấy được sự oan ức của những trường hợp này mà thôi. Chúng tôi hỗ trợ cho cháu từ đầu tới giờ. Bây giờ thì hy vọng sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông về trường hợp này để vụ án không bị bức cung, ép cung một lần nữa.”

    Cẩm Hiếu tin rằng có ý chí quyết tâm theo đuổi tới cùng thì mơ ước sẽ trở thành hiện thực. Mong sao em sớm toại thành ước mơ sum họp gia đình và tìm thấy công lý để nụ cười hồn nhiên được trở lại trên gương mặt ngây thơ trĩu nặng ưu phiền của em.



  5. #105
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517





    Lê Anh Hùng (Danlambao)
    - ...Cho dù có thể Phương Anh không có cơ hội để nói lên sự thật trước một tòa án của nhà cầm quyền cộng sản, nhưng việc dư luận quan tâm theo dõi phiên tòa cũng không kém phần ý nghĩa. Bất luận thế nào, Phương Anh cũng là một nhân chứng đặc biệt trong giai đoạn có tính quyết định hiện nay của đất nước. Vì vậy, tôi kêu gọi công luận trong và ngoài nước, kể cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, lên tiếng bảo vệ Phương Anh và quan tâm theo dõi phiên tòa sắp tới đây ở Đồng Nai...


    *

    Kính thưa quý vị,


    Vào ngày 12.2 Tòa án tỉnh Đồng Nai sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung “vi phạm” Điều 258 Bộ luật Hình sự -“Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

    Xin tóm tắt vụ việc như sau:

    Sáng 15.5.2014, Phương Anh, Minh Vũ và Nam Trung đi 2 xe máy đến Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động. Vì là lần đầu tiên đến Biên Hòa nên cả ba người vừa đi vừa hỏi đường.

    Khoảng 10h15, khi Nam Trung chở Phương Anh đến gần khu công nghiệp AMATA thì bị một lực lượng công an chừng 50 người chặn lại. Họ yêu cầu Phương Anh xóa các bức ảnh trong máy điện thoại mà cô đã chụp dọc đường buổi sáng hôm ấy. Mặc dù Phương Anh cùng Nam Trung đã đáp ứng yêu cầu trái pháp luật của họ (khu vực đó không có biển cấm chụp hình, quay phim) nhưng cả hai người đều bị họ tạm giữ hình sự với cáo buộc “ Gây rối trật tự công cộng” (Điều 245 Bộ luật Hình sự). Minh Vũ đi sau nên không rõ bị bắt trong trường hợp nào, nhưng chắc chắn một mình Minh Vũ thì lại càng không thể “ gây rối trật tự công cộng” như cáo buộc vô lối của Công an Đồng Nai được.

    [I]Không thể buộc tội và truy tố ba người theo Điều 245 BLHS, Công an Đồng Nai lại vi phạm Điều 38 Bộ luật Dân sự khi tự ban cho mình cái quyền được lục soát điện thoại của ba người để xâm phạm thư tín và các thông tin điện tử cá nhân khác của họ.

    Tiếp theo, sau 9 ngày tạm giữ trái phép, ngày 24.5.2014 Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Đồng Nai ra quyết định truy tố Phương Anh, Minh Vũ và Nam Trung với tội danh “ Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 BLHS với những cáo buộc hết sức vô lối.

    Sau một quá trình “điều tra” kéo dài tới 5 tháng rưỡi, ngày 31.10.2014, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Đồng Nai mới cho ra đời một bản Kết luận Điều tra mà ở đó các cán bộ điều tra “giỏi nhất thế giới” của Đồng Nai đã không đưa ra đượcbất kỳ bằng chứng xác thực nào cho thấy 3 người này là thành viên của Việt Tân hay thực sự “ kích động biểu tình bạo loạn” như cáo buộc ban đầu của họ.

    Trái lại, sáng 15.5 Phương Anh còn đăng trên trang Facebook của mình là “Sinh viên một số trường được nhà trường huy động để rải truyền đơn tuyên truyền phải trái cho anh em công nhân”, kèm theo đó là những ảnh chụp lời kêu gọi công nhân chấm dứt biểu tình bạo loạn. Vậy mà, thay vì phải biểu dương tinh thần trách nhiệm của công dân Lê Thị Phương Anh thì họ lại bắt giam và truy tố cô, người mẹ của ba đứa con thơ dại. Thử hỏi công lý ở đâu, đạo lý ở đâu?

    Dựa trên bản Kết luận Điều tra của Cơ quan ANĐT Công an Đồng Nai, ngày 28.11.2014 Viện KSND Đồng Nai lại ra bản Cáo trạng với những lời buộc tội vu vơ, lố bịch.

    Thông thường, các phiên tòa diễn ra sau 1 tháng kể từ khi Viện KSND ra cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án cùng cấp. Song trong vụ án này, kể từ khi Viện KSND Đồng Nai ban hành cáo trạng cho đến khi phiên tòa diễn ra vào ngày 12.2.2015 lại kéo dài tới 2,5 tháng, chỉ cách Tết Ất Mùi vỏn vẹn 6 ngày, lùi thêm 2 ngày so với thông báo trước đó của Tòa án Đồng Nai.

    Đặc biệt, từ khi Phương Anh bị bắt cho đến nay, gia đình cô vẫn chưa hề nhận được bất kỳ văn bản nào của các cơ quan “thực thi pháp luật” ở Đồng Nai, kể cả giấy mời tham dự phiên tòa sắp tới.

    Điều đáng chú ý trong vụ án này là ở chỗ, Phương Anh lại đang cùng chồng (Lê Anh Hùng) đứng đơn tố cáo những tội ác khủng khiếp của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh. Mặc dù đơn thư đã được chuyển qua đường bưu điện tới Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an cũng như gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung Quốc ngày 16.9.2013 nhưng cho đến ngày Phương Anh bị bắt, tức 8 tháng sau đấy, người tố cáo vẫn không hề nhận được bất kỳ hồi âm nào từ cả ĐBQH Dương Trung Quốc lẫn Bộ Công an, cơ quan mà ông Dương Trung Quốc chuyển đơn thư.

    Đây là vụ tố cáo vô cùng nghiêm trọng, kéo dài từ tháng 4.2008 đến nay, nhưng lại không được các cơ quan chức năng ở Việt Nam giải quyết đúng pháp luật, mặc dùtruyền thông quốc tế đã nhiều lần đưa tin. Trong khi đó, người tố cáo thường xuyên phải hứng chịu những hình thức trả thù đê hèn từ phía tay chân của những kẻ bị tố cáo. Năm 2014, Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền điển hình của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013.

    Rõ ràng, việc các cơ quan “ thực thi pháp luật” ở Đồng Nai cố tình vi phạm pháp luật một cách có hệ thống trong việc tạm giữ, tạm giam và truy tố Phương Anh cùng hai người bạn của cô khiến ngay cả người ngây thơ nhất cũng không tránh khỏi cho rằng đây là vụ trả thù của những kẻ bị tố cáo hòng bịt miệng người tố cáo.

    Dĩ nhiên, trong vụ án này, cả những kẻ bị tố cáo lẫn nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tìm mọi cách thức bỉ ổi, đê hèn và tàn độc nhất để bịt miệng Phương Anh, không cho cô cơ hội công khai vạch trần những tội ác kinh hoàng của những người lãnh đạo đất nước trước tòa. Đơn giản là điều đó mà xảy ra thì chẳng khác nào một quả bom rúng động dư luận trong và ngoài nước, có thể khiến chế độ hiện hành sụp đổ.

    Cho dù có thể Phương Anh không có cơ hội để nói lên sự thật trước một tòa án của nhà cầm quyền cộng sản, nhưng việc dư luận quan tâm theo dõi phiên tòa cũng không kém phần ý nghĩa. Bất luận thế nào, Phương Anh cũng là một nhân chứng đặc biệt trong giai đoạn có tính quyết định hiện nay của đất nước. Vì vậy, tôi kêu gọi công luận trong và ngoài nước, kể cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, lên tiếng bảo vệ Phương Anh và quan tâm theo dõi phiên tòa sắp tới đây ở Đồng Nai.

    Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước đã quan tâm và ủng hộ cuộc trường chinh gian nan của chúng tôi trong những năm qua.

    Cuối cùng, tôi xin khẳng định rằng, bất kể kết quả phiên tòa ở Đồng Nai sắp tới đây thế nào, tôi cũng sẽ tiếp tục đi đến tận cùng của sự thật để vạch mặt bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng và bảo vệ đất nước thân yêu của chúng ta.

    Xin trân trọng cám ơn quý vị!

    Quảng Trị, 10.2.2015





    Lê Anh Hùng
    danlambaovn.blogspot.com


    _______________________________________



  6. #106
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517

    Phụ nữ nông thôn trở thành công dân mạng như thế nào?






  7. #107
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517



    Hình ảnh của môt bà lão 75 tuổi hàng ngày vẫn phải lặn ngụp mò ốc nuôi đàn cháu dại làm không ít người phải rơi nước mắt.

    Những ngày gần đây, cư dân mạng đang chia sẻ hình ảnh một bà lão lặn ngụp giữa biển để mò nghêu, bắt ốc ở Phú Quốc. Câu chuyện về cuộc đời của bà khiến nhiều người nghe xong không cầm nổi nước mắt.



    Cả đời nhọc nhằn mưu sinh, đến khi về già, những tưởng bà sẽ được an nhàn nhưng số phận lại một lần nữa muốn thử thách bà. Người con gái độc nhất của bà qua đời, để lại cho bà đàn cháu thơ dại cùng gánh nặng cơm áo, gạo tiền đè nặng lên đôi vai đã già yếu 75 tuổi.

    Hàng ngày, mọi người thấy bà lặn ngụp bên chân cầu Hàm Ninh, huyện đảo Phú Quốc để mò từng con nghêu, con ốc. Ngày nắng, cũng như ngày mưa, khỏe mạnh cũng như đau ốm, bà đều dầm mình trong nước mong mò được cho các cháu bữa cơm mỗi ngày.



    “Gia tài” của bà chỉ là một chiếc mủng được chế bằng vỏ can xăng cũ cùng đôi bàn tay nhăn nheo, già yếu của mình. Bà chia sẻ rằng: “Chẳng mong gì chỉ mong Trời thương cho được khỏe mạnh để còn nuôi được các cháu, chứ mình mà ốm là chúng nó cũng chết đói theo”.

    Thành quả mỗi ngày của bà chỉ là vài ba chục ngàn lẻ bán được nhờ số nghêu sò mò được. Thế nhưng, số tiền ấy chẳng thấm tháp vào đâu so với những “cái tàu há mồm” đang đợi bà ở nhà ngày một lớn và sức bà ngày một yếu đi.



    “Nhiều khi nghĩ đời mình cay đắng như vậy, và có ý định buông xuôi. Thế nhưng, nghĩ đến các cháu là lại cố lết dậy để đi làm. Bản thân mình không cho phép mình ốm bao giờ”, bà ngậm ngùi chia sẻ.

    Ngay sau khi hình ảnh về bà được chia sẻ đã nhận được nhiều sự cảm thông từ cư dân mạng và cộng đồng. Hàng loạt lượt share đã được chuyển đi với mong muốn góp một chút sức nhỏ giúp cho bà đỡ vất vả hơn.





    Hình ảnh bà lão với chiếc bao đựng những mảnh sò nặng trĩu sau một ngày dầm mình dưới nước, khiến nhiều người không khỏi xót xa. Đằng sau nụ cười yêu đời và đầy lạc quan của cụ, là những giọt nước mắt nghẹn ngào được nuốt vội vào trong.



  8. #108
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517









 

 

Similar Threads

  1. Những mẩu chuyện đầu năm
    By nvhn in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 10
    Last Post: 02-06-2014, 10:44 PM
  2. Những mẩu chuyện huyền bí
    By July in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 30
    Last Post: 03-20-2012, 02:28 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:22 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh