Register
Page 2 of 12 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 114
  1. #11

    Kết quả bầu cử Hội Đồng Thành phố Houston nhiệm kỳ 2012-2014

    Kết quả bầu cử Hội Đồng Thành phố Houston nhiệm kỳ 2012-2014


    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh Thứ Tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011

    Nguồn
    Âm thanh tại ---> đây





    Theo thống kê dân số năm 2010 của Hoa Kỳ thì Houston là thành phố đứng hàng thứ tư của nước Mỹ với dân số là 2 triệu 100 ngàn người. Chính quyền Houston do một Thị trưởng lãnh đạo với sự kiểm soát của một Hội Đồng Thành Phố (HĐTP, City Council). HĐTP có 14 nghị viên, trong đó 9 nghị viên đại diện cho 9 đơn vị khác nhau của thành phố và 5 nghị viên chung do cư dân thành phố bầu ra, không phân biệt đơn vị. Thị trưởng và các nghị viên được bầu với nhiệm kỳ 2 năm.


    Về phương diện kinh tế và thương mại, Houston thường được nhắc đến như cửa ngõ của Hoa Kỳ với Mexico và các nước Nam Mỹ khác và là một thương cảng quan trọng với các tuyến hàng không và tàu biển nối Houston với các nước Âu Châu và Á Châu, kể cả Việt Nam. Trong khi đó đơn vị F của thành phố thì được coi là "một thành phố quốc tế thu gọn" vì ngoài các sắc dân bản xứ, khu này là nơi qui tụ nhiều sắc dân thiểu số như Đại Hàn, Trung Hoa, Ấn Độ, Pakistan ..., và đặc biệt là người gốc Việt.
    Luật Sư Hoàng Duy Hùng tức Al Hoàng là nghị viên đại diện cho đơn vị F trong nhiệm kỳ 2010-2012 của hội đồng thành phố. Trong kỳ bầu cử vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Nghị Viên đương nhiệm Al Hoàng phải tranh cử với 2 ứng cử viên khác là ông Nguyễn Thái Học và ông Peter Rene.


    Trong khuôn viên thương mại Saigon Houston Plaza ở vùng Tây Nam Houston, hai ứng cử viên gốc Việt chọn địa điểm riêng để theo dõi cuộc đếm phiếu ngay sau khi những phòng phiếu đóng cửa.
    Nhóm ủng hộ ứng cử viên Nguyễn thái Học tụ họp trong một tiệm bán Yogurt. Trong không khí nôn nao chờ đợi với khoảng 20 người vừa ăn tối vừa cùng nhau chuyện trò và theo dõi kết quả bầu cử trên TV, ông Nguyễn thái Học nói là ông tin tưởng ông sẽ thắng cử:

    “Chúng tôi tin rằng trong suốt 2 tuần lễ vừa qua, cá nhân chúng tôi đã có mặt tại các phòng phiếu và sẽ được cử tri trong đơn vị F bỏ phiếu và dồn phiếu cho Nguyễn Thái Học”

    Một cảm tình viên của ứng cử viên Nguyễn thái Học là ông Lộc chia sẻ rằng ông ủng hộ ông Nguyễn Thái Học vì ông Học là một người trẻ có tinh thần chống Cộng, dù đây là một chức vụ dân cử trong guồng máy chính quyền Houston:

    “Ủng hộ Nguyễn Thái Học vì chú ấy trẻ, có tinh thần quốc gia, chống Cộng,.. cái đó là quan trọng vì mình chống Cộng được thì đất nước mình sẽ có sự thay đổi”




    Trong khi đó,chỉ đối diện một sân đậu xe lớn là nhà hàng Kim Sơn, ‘bản doanh’ theo dõi kết quả của nghị viên Al Hoàng. Tại đây không khí náo nhiệt hơn với khoảng 100 cảm tình viên hân hoan theo dõi kết quả trên các đài TV. Ngoài số đông đồng hương Việt Nam còn có nhiều người sắc dân khác cũng như dân bản xứ và các cơ quan truyền thông báo chí.

    Ngay từ giây phút đầu, ứng cử viên Al Hoàng đã rất tự tin là ông sẽ đắc cử vẻ vang:
    “Chúng tôi nghĩ rằng kết quả sẽ (thắng) khoảng chừng 55 đến 60 phần trăm”

    Phu nhân của ông Al Hoàng là bà Bích Trâm thì dè dặt hơn và nói là dù trong hoàn cảnh nào bà cũng luôn sát cánh bên chồng:
    “Thắng hay thua thì lúc nào em cũng luôn luôn ở bên cạnh anh Al Hoàng để ủng hộ, cổ võ tinh thần cho ảnh”

    Các cảm tình viên cũng chia sẻ sự lạc quan của Al Hoàng. Ông Dickson, một ứng cử viên đảng Cộng Hòa vào chức Ủy Viên Giáo Dục nói là ông hưởng ứng các sinh hoạt cộng đồng và rất thích thành quả của nghị viên Al Hoang trong nhiệm kỳ qua:
    “I really believe in community and I really like Al Hoang‘s stats on the Asian Communitiy….”

    Cònông Shahid Ali là chủ tịch Hội Đồng Hồi Giáo Hoa Kỳ (Muslim Council of USA) thì nói rằng ông ủng hộ ứng cử viên Al Hoàng vì Al Hoàng là người thẳng thắn, hoạt động cho cộng đồng:
    “There are so many reasons to support Al Hoang. One reason is he is a honest man, good working community guy and a family member”




    Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, nghị viên Al Hoàng được thị trưởng bổ nhiệm làm phó chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, đặc trách về Châu Á Thái Bình Dương. Trong cương vị này, ông phải tiếp xúc với chính quyền Việt Nam cũng như Trung Quốc và liên hệ này đã gây bất mãn cho một số ít người Việt trong thành phố vì họ cho rằng ông không có lập trường chống Cộng. Tuy nhiên, nhiều đồng hương khác thì ủng hộ nghị viên Al Hoàng và cho rằng trong vai trò nghị viên thành phố thì việc làm của ông không có gì sai trái.


    Một cảm tình viên là Ông Tường chia sẻ lý do ông ủng hộ ông Al Hoàng:
    “Là vì ông theo đúng đường lối của cộng đồng Việt Nam ở tại Houston. Chỉ có vậy thôi”




    Khỏang gần 10 giờ tối, khi kết quả của hơn 80% số phiếu được kiểm cho thấy cơ hội tái đắc cử của nghị viên Al Hoàng rất cao so với 2 đối thủ của ông, Ông Al Hoàng chia sẻ cảm tưởng:

    "Chúng tôi rất vui mừng, không phải cho riêng cá nhân mình mà cho luôn cả đồng hương, những người đã ủng hộ chúng tôi…Cảm tưởng của chúng tôi là nghĩ rằng chúng tôi đã làm đúng và đồng hương ủng hộ cho việc làm đúng đó trong những ngày tháng qua. Và đặc biệt là đồng hương muốn ủng hộ cho tiếng nói đấu tranh trực diện với Cộng Sản Việt Nam chứ không chỉ là những cuộc biểu tình. Biểu tình là việc tốt, nhưng với cương vị một nghị viên thành phố, khi gặp CSVN (tôi có thể) nói thẳng với CSVN là dân tộc Việt Nam muốn có Tự do, muốn có Dân chủ và hãy trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước"

    Trước kết quả khả quan đó, ông Võ Đức Quang là một thành viên trong ban vận động cho ứng cử viên Al Hoang phát biểu:
    “Phải nói đây là một kết quả rất nhiều người mong muốn….Vị trí của luật sư Hoàng Duy Hùng rất cần thiết cho chúng ta tại thành phố này."




    Khoảng 11 giờ đêm, khi cuộc kiểm phiếu của đơn vị F vừa hoàn tất với 100% số phiếu đã được đếm thì kết quả cho thấy luật sư Al Hoang thắng hai đối thủ khá xa với tỷ số 56%, trong khi ông Peter Rene được 26% và ông Nguyễn Thái Học chỉ có 18 %.

    Trong tiếng reo mừng của những cảm tình viên, sau khi tỏ lời cảm ơn các cộng sự viên, thân nhân và đồng hương đã ủng hộ ông trong cuộc vận động tranh cử gay go vừa qua, Al Hoàng tuyên bố:

    “Ngày hôm nay đắc cử huy hoàng, 55.96 % tức là 56%. Xin cảm ơn tất cả quí vị”

    Trong niềm hân hoan, mọi người cùng nâng ly chúc mừng nghị viên Al Hoàng và đồng ca bài hát Việt Nam Việt Nam.


    Sound bite VNVN


    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.


    Thêm vào: del.icio.us | Digg
    Bình luận (3 gửi):

    Hoang Vũ Anh Dũng vào 16/11/2011 2106
    Không có gì vui bằng người mình ủng hộ đã tái đắc cử vẻ vang.

  2. #12

    Truyền Hình Tiếng Việt Tại Houston

    Truyền Hình Tiếng Việt Tại Houston



    .
    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư, ngày 23 tháng 11 năm 2011
    Photo by Tường Minh, NPH & HV


    Nguồn

    Âm thanh tại ---> đây



    Trong khoảng gần 3 năm nay, từ ngày truyền hình Hoa Kỳ đổi qua hệ thống mới gọi là High Definition TV thì hệ thống truyền hình tiếng Việt miễn phí cũng phát triển rất nhanh chóng. Trước thời điểm này khán giả Houston muốn coi đài TV tiếng Việt thì phải trả lệ phí và chỉ có Hồn Việt TV hay SBTN (Saigon Broadcasting Television Network)

    Hiện nay có 4 đài TV tiếng Việt đang phục vụ khán giả Houston miễn phí. Đài VAN-TV của Vietnamese American Network là đài miễn phí đầu tiên tại Houston, đã khai trương vào tháng 5 năm 2009 trên làn sóng 55.2. Tháng Mười cùng năm, đài Truyền hình Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN TV 57.3 ra đời. Hai năm sau đài Saigon Network SGN-TV ra mắt trên làn sóng 51.3 vào tháng Chín năm 2011. Và mới đây nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2011, VietFaceTV 51.2 cũng chính thức góp mặt để phục vụ đồng hương. Và rất có thể, trong một tương lai gần Houston sẽ có thêm một số đài TV tiếng Việt nữa.

    Sự có mặt của 4 đài TV tiếng Việt tại Houston tạo ra một áp lực cạnh tranh rất mạnh vì trong bối cảnh kinh tế thị trường, họ phải tự túc, không được chính phủ tài trợ. Và nguồn tài chánh chính là lợi nhuận quảng cáo từ các cơ sở thương mại.

    Trên khía cạnh tích cực, sự cạnh tranh làm các đài phải cố gắng cải tiến để phục vụ khán giả. Mỗi đài có cái hay riêng, để đáp ứng thị hiếu khác nhau của người xem và của các cơ sở thương mại. Nói chung, đài nào cũng có chương trình căn bản với tin tức địa phương, Việt Nam và thế giới, những chương trình về đời sống như luật pháp, y tế, văn học, gia chánh vân vân...





    .

    Đài VAN-TV có các chương trình đặc biệt như tuyển lựa ca sĩ, trình chiếu phim Tầu.
    Đài SGN-TV dù mới ra mắt nhưng lại nhắm vào các buổi hội luận và phóng sự cộng đồng có tính cách xã hội.
    Trong khi đó thì BYN-TV đặc biệt chú trọng vào các cuộc hội luận chính trị, tin tức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và các chương trình tuổi trẻ, cũng như bảo tồn văn hóa Việt với sự đóng góp của những tài năng trẻ địa phương.
    Còn VietFace TV là đài mới nhất, nhưng cũng được khán giả chú ý vì hình ảnh rõ ràng và đẹp qua các chương trình giải trí độc quyền có nghệ thuật cao của Thúy Nga Paris.
    .





    Trong ngày khai trương, Luật sư Phạm Ngọc Bảo là Giám Đốc Chương Trình của VietFaceTV cho biết 3 mục đích chính của VietFaceTV như sau:
    “Chúng tôi có mục đích là thông tin, giải trí và bảo tồn văn hóa để phục vụ đồng bào ở Houston… VietFaceTV là do người Houston và phục vụ những người Việt Nam ở Houston”


    Ông thêm rằng chủ trương của VietfaceTV là phục vụ đồng hương tối đa để tạo sự tín nhiệm của khán giả:
    “ (Chỉ tiêu) hàng đầu của chúng tôi là phục vụ tất cả khán giả, miễn sao họ coi và họ thích, và họ yêu VietFace TV. Chúng tôi có tâm niệm, như anh Lân, Giám đốc của công ty có nói là “Nhà nhà coi VietFace, người người coi VietFace”, đó là chỉ tiêu của chúng tôi còn thương mại, chúng tôi đặt vào hàng kế chứ không phải hàng đầu”
    .




    Được hỏi về cảm tưởng khi làm việc với VietFace, cô Tường Minh là một chuyên viên kỹ thuật của đài thì tin tưởng là ban giám đốc có kế hoạch phát triển VietFace như một đài TV Mỹ:
    “ Cháu nghĩ là đài VietFaceTV sẽ lớn mạnh như một đài Mỹ và hướng của VietFaceTV về phát triển cũng có tầm vóc cỡ như một đài Mỹ”


    Còn cô xướng ngôn viên Kiều Trâm của VietFaceTV thì cho rằng đài sẽ mang một niềm hy vọng mới cho khán giả khi chọn ngày 11 tháng 11 để khai trương:
    “Hai con số 11 ý là như một cánh cửa ra cho một cái gì mới và may mắn hơn nên đài đã chọn ngày này để khai trương nên em hy vọng mọi may mắn và những gì tốt đẹp nhất sẽ đến”


    Cũng trong cuối tuần qua, thì ngày 13 tháng 11, 2011 đài BYN-TV kỷ niệm sinh nhật 2 tuổi với trên 800 quan khách tham dự, trong đó có các lãnh đạo tôn giáo và dân cử trong cộng đồng. Trong dịp này Hòa Thượng Thích Huyền Việt, Tổng ủy viên Thanh niên trong văn phòng 2 Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khen ngợi sự đóng góp của các bạn trẻ BYN trong công cuộc phục vụ cho chính nghĩa của cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston:
    “ Các anh chị…đã chứng tỏ khả năng phục vụ và lập trường, chí hướng của mình hướng về phục vụ cho chánh nghĩa của cộng đồng người Việt quốc gia tị nạn cộng sản”
    .




    Bác sĩ Vũ Quyết là cựu chủ tịch cộng đồng người Việt quốc gia tại Houston có nhận xét như sau về sự hiện diện của nhiều đài TV tiếng Việt tại Houston:
    “Đó là một điều tốt cho đồng hương thêm nhiều lựa chọn về tin tức cũng như các công việc cho tư tưởng và các sinh hoạt trong cộng đồng chúng ta”.


    Cũng trong ngày kỷ niêm hai năm hoạt động, Thạc sĩ Quốc Bình, giám đốc đài Tuổi Trẻ Hải Ngoại BYN-TV chia sẻ nhận định của ông về sự phát triển của đài:
    “Sau 2 năm thì BYN-TV trưởng thành hơn, sau 2 năm thấy con đường đi còn rất nhiều khó khăn nhưng những khó khăn đó cũng là cơ hội cho mình tiến tới”


    Bình luận về sự ra đời của các đài TV tiếng Việt mới khai trương tại Houston, Ông Quốc Bình nói:
    “Lại càng khó khăn hơn, thì cạnh tranh hơn mà thị trường Việt Nam thì nhỏ nhưng chúng tôi vững niềm tin vì BYN là một làn sóng được đồng hương rất yêu mến và chúng tôi làm được những chương trình đáp ứng được nhu cầu của đồng hương tại đây”



    Mặc dù có chủ trương và đường hướng khác nhau đúng theo truyền thống tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ, các đài TV tiếng Việt mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho đời sống người dân Việt tại Houston. Đặc biệt với giới cao niên, các chương trình tin tức và giải trí mang lại cho họ nhiều niềm vui, bớt cô đơn vì nhiều vị cao niên dù sống lâu tại Mỹ vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi nghe đài tiếng Việt. Các em nhỏ cũng có cơ hội nghe, nói tiếng Việt nhiều hơn, biết thêm về văn hóa phong tục Việt Nam và đến gần với cha mẹ ông bà hơn.

    Cho dù với mục đích gì đi nữa thì các đài truyền hình tiếng Việt cũng góp phần đắc lực trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, thực hiện câu nói bất hủ của Phạm Quỳnh trong thế kỷ trước: “Tiếng Việt còn, nước Việt còn.”


    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

  3. #13

    Tạ Ơn Đời, Tạ Ơn Người

    Tạ Ơn Đời, Tạ Ơn Người


    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư, ngày 30 tháng 11 năm 2011

    Nguồn
    Âm thanh tại ---> đây


    Lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ ghi lại rằng vào năm 1620 một số người Anh đạo Quakers không chịu nổi sự bất công của chế độ Anh Hoàng lúc đó, đã vuợt biển đến Mỹ Châu tị nạn, giống như những người Việt đã vượt biển tìm tự do sau biến cố 1975. Khởi đầu họ phải sống cực khổ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của Bắc Mỹ và nhiều người đã ngã gục vì đói lạnh và bệnh tật. Sau đó, nhờ có sự giúp đỡ của thổ dân địa phương, trong mùa gặt cuối Thu năm 1621 đoàn người tị nạn đã thu hoạch rất thành công với nhiều thực phẩm trước khi Đông đến và họ quyết định tổ chức tiệc mừng để tạ ơn Thượng Đế và mời các thổ dân đến cùng chung vui. Đó là ngày Thanksgiving tức là Lễ Tạ Ơn đầu tiên và khởi đầu truyền thống Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ. Năm 1941 Tổng Thống Roosevelt đã ký sắc luật chọn ngày Thứ năm của tuần lễ thứ tư tháng 11 hàng năm là ngày Lễ Tạ Ơn chính thức của cả nước Hoa Kỳ.


    Đối với dân Hoa Kỳ, Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ rất quan trọng. Giống như ngày Tết trong phong tục Việt Nam, Lễ Tạ Ơn là dịp người Mỹ đoàn tụ gia đình để cùng hồi tưởng một năm bôn ba làm việc đó đây, để cảm tạ những ơn phước mà họ được hưởng từ Thượng Đế cũng như từ những người chung quanh trong xã hội và ăn mừng với những cuộc diễn hành và ca nhạc.



    .Xếp hàng bên ngoài George Brown Center
    .
    .
    Tại Houston, trong dịp Lễ Tạ Ơn có nhiều cơ quan từ thiện tổ chức những buổi tiệc và phát quà cho người kém may mắn, cho người cô quả, neo đơn, để họ có dịp gặp gỡ ăn mừng và tạm quên đi sự bất hạnh hay nỗi cô đơn của họ. Tuy nhiên đặc biệt hơn cả có lẽ là truyền thống của Hội có tên là Citywide Club. Hàng năm hội Citywide Club tổ chức một buổi tiệc cho khỏang vài chục ngàn thực khách hoàn toàn miễn phí. Năm nay là năm thứ 33 và được tổ chức tại trung tâm hội họp lớn nhất của Houston là George R. Brown Convention Center. Ban tổ chức cho biết năm nay buổi tiệc có khoảng 25 ngàn người đến tham dự. Buổi tiệc có sự hỗ trợ tài vật của nhiều hội đoàn từ thiện và các cơ sở thương mại cũng như sự giúp sức của khoảng 5000 thiện nguyện viên trong thành phố.


    Xếp hàng bên trong George Brown Center


    Ngoài thực phẩm đặc biệt trong lễ Tạ Ơn là món gà tây, cranberry sauce, soup, rau quả, bánh ngọt, Hội còn cung cấp chăn mền, áo lạnh cho những người thiếu thốn, trẻ em còn được phát đồ chơi, xe đạp, vân vân... Ngày đặc biệt này cũng cung cấp các dịch vụ khác như y tế, cắt tóc, ... cho những người kém may mắn ... Trong buổi cơm này, cũng có các ban nhạc thay phiên trình diễn mang lại không khí lễ tết cho mọi người ấm lòng trong những ngày lạnh giá.


    .

    Một thiện nguyện viên là ông Jared Wilkinson chia sẻ rằng Lễ Tạ Ơn là dịp nhớ lại thời gian xa xưa khi những người lập quốc Hoa Kỳ di dân đói khổ được sự giúp đỡ của dân bản xứ. Ông thêm rằng đến làm việc thiện nguyện là dịp để giúp đỡ những người kém may mắn:
    “Thanksgiving obviously is to remember when our forefathers came over... Thanks for the food and the fellowship and as far as being here, I just want to be here help those less fortunate and do what I can…”



    Những người đến dự tiệc, dù là những người vô gia cư hay các cụ già ngồi xe lăn hoặc các gia đình đông con nheo nhóc cũng được các thiện nguyện viên tiếp đãi chu đáo niềm nở. Trong lúc xếp hàng đứng chờ, các thiện nguyện viên nói chuyện thăm hỏi họ như trong gia đình, sau đó các thiện nguyện viên bưng đồ ăn đến từng bàn giống như trong nhà hàng. Một vị khách đứng tuổi vừa được đưa đến ngồi bàn chờ thức ăn mang tới nói là ông rất thích buổi tiệc và Houston là một thành phố rất vĩ đại:
    “ I like it very much. Houston is a great city”



    Nhiều thiện nguyện viên gốc Việt tích cực hưởng ứng công tác từ thiện này. Cô An qua Mỹ từ lúc 9 tuổi dẫn cả gia đình đến làm thiện nguyện nói là gia đình cô đã từng nhận được nhiều sự giúp đỡ khi mới qua và bây giờ cô muốn góp phần giúp lại những người kém may mắn:
    “Hồi đó chúng cháu được nhiều sự giúp đỡ của mọi người nên bây giờ chúng cháu muốn give back to the community”


    Cô nói thêm rằng các bạn trẻ nên giúp đỡ những người chung quanh, bằng khả năng của mình:
    “Em muốn khuyến khích mọi bạn trẻ, mình có sức thì mình giúp sức, mình có gì thì mình giúp đó. Tui em không có nhiều tiền thì tụi em giúp sức, ai có nhiều tiền thì giúp tiền, tại vì nhiều người họ rất là khổ, họ rất cần sự giúp đỡ…”



    Một thiện nguyện viên khác tên Thu và cô vợ trẻ gốc Trung hoa nói là năm nay là năm thứ tư họ tham dự công tác thiện nguyện này. Anh tâm sự là hồi anh mới đến Houston, ở tại chung cư Allen Parkway là một khu chung cư có nhiều người Việt tị nạn, anh từng là người nhận sự giúp đỡ của các cơ quan từ thiện và ngày nay anh có cơ hội giúp lại những người khác:
    “Em qua đây từ năm '87, em grateful, em cảm ơn là em qua được bên Mỹ vì em đi vượt biên. Hồi em mới qua, em ở Allen Parkway, người ta cầm đồ ăn tới xong rồi nguyên đám tụi em đứng xếp hàng nhận đồ ăn free, bây giờ lớn rồi thì em có cơ hội thay vì đứng xếp hàng nhận đồ ăn free thì em là người giúp mấy người cho đồ ăn, thì cái ngày này nó có ý nghĩa với em nhiều”



    Tâm nguyện của cô An và của anh Thu có lẽ là tâm nguyện tiêu biểu của những người Việt tha hương, nay đã thành công trong cuộc sống và vẫn nhớ ơn những người đã cưu mang mình trong những ngày đầu cơ cực trên bước đường tị nạn tìm tự do. Sự biết ơn và lòng bác ái giúp đỡ những người kém may mắn để mọi người có thể thăng tiến trong một xã hội Tự Do cũng chính là tâm nguyện những người Hoa Kỳ khi đến lập nghiệp tại xứ sở này.



    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.


  4. #14

    Người Việt Houston quyên góp giúp đỡ nạn nhân lũ lụt tại Việt Nam và Thái Lan

    Người Việt Houston quyên góp giúp đỡ nạn nhân lũ lụt tại Việt Nam và Thái Lan

    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư, ngày 7 tháng 12 năm 2011

    Nguồn
    Âm thanh tại ---> đây

    Theo tổ chức "Cứu Người Vượt Biển, BPSOS", hiện nay tại Thái Lan có hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản, trong đó có khoảng 55 người là giáo dân Cồn Dầu đang tị nạn để tránh sự khủng bố của Công An Đà Nẵng sau cuộc biểu tình của họ vào tháng 5 năm 2010. Những người này được ‘BPSOS’ can thiệp với Cao Ủy Tị Nan Liên Hiệp Quốc để được hưởng qui chế tị nạn chính trị và đang chờ đến định cư tại một nước thứ ba. Dù được hưởng qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc hay chưa, những người Việt tị nạn tại Thái Lan vẫn bị coi là cư trú bất hợp pháp. Vì vậy, họ phải sống lẩn trốn, tránh sự truy lùng của Công An Việt Nam tìm cách tố cáo họ với cảnh sát Thái Lan để trục xuất họ về Việt Nam.


    Nạn lụt chưa từng thấy trong lịch sử Thái Lan xảy ra làm cho toàn thủ đô Bangkok và nhiều thành phố chung quanh ngập trong biển nước từ tháng 7, năm 2011 và mãi tới đầu tháng 11, nước mới bắt đầu rút khỏi Bangkok. Cơn lụt này làm đời sống của những người Việt tị nạn tại Thái Lan thêm khó khăn và họ chỉ còn trông chờ vào sự cứu trợ của tổ chức BPSOS. Trước hoàn cảnh này, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc tổ chức BPSOS đã lên tiếng báo động và kêu gọi Cộng Đồng người Việt hải ngoại giúp đỡ những đồng bào bất hạnh này.

    Lời kêu gọi của BPSOS được cộng đồng người Việt Houston hưởng ứng nồng nhiệt. Hệ thống truyền hình truyền thanh SGN tại Houston đã có một cuộc quyên góp tài vật và thuốc men và một phái đoàn đã lên đường đi Thái Lan để thăm viếng ủy lạo các nạn nhân vào ngày thứ Sáu, mùng 2 tháng 12, 2011.


    Ngoài ra, trong dịp cuối tuần vừa qua, tại Houston tiếp tục có nhiều cuộc quyên góp khác. Trong đó 2 cuộc quyên góp được nhiều đồng hương ủng hộ là tại các khu chợ Việt Nam, do BPSOS chi nhánh Houston phối hợp cùng Công Đoàn Công Giáo Holly Rosary tổ chức trong 2 ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và một nhạc hội đặc biệt gây quĩ cứu trợ cho nạn nhân bão lụt do ban đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng Phụ Cận tổ chức tại trụ sở cộng đồng vào chiều Chủ Nhật ngày 4 tháng 12, 2011.


    Buổi ca nhạc gây quĩ tại TT Cộng Đồng NVQG tại Houston

    .

    Trong buổi nhạc hội tại trụ sở cộng đồng, Cô Phan Dụy là phó chủ tịch ngoại vụ của ban Đại Diện nói mục đích của nhạc hội gây quỹ của Cộng Đồng là để giúp đỡ các nạn nhân bão lụt tại Thái Lan và Việt Nam vì ngoài vụ lụt tại Thái Lan, thì nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam cũng lâm vào cảnh lũ lụt. :
    “Như chúng ta đã biết thiên tai đang xảy ra tại Thái Lan và Việt Nam, rất cấp bách nên Cộng Đồng đã quyết định tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ để kịp thời cứu giúp các nạn nhân bão lụt tại Thái Lan cũng như tại Việt Nam”


    .

    Cô cho biết thêm số tiền thu được sẽ phân phối như sau:
    “ Số tiền thu được sẽ chia làm 2 phần, một phần gửi cho Tổng Lãnh Sự Thái Lan hay chủ tich hội Thái Lan tại Houston, Texas, phần còn lại sẽ nhờ đại diện Giáo Hội Phật Giao Việt Nam Thống nhất giúp cho các đồng bào ở Việt Nam”


    Mặc dù thời tiết Houston chiều Chủ nhật mưa bão nhưng đồng hương đến tham dự rất đông, mọi người đều tỏ lòng trắc ẩn. Một đồng hương tham dự buổi lạc quyên là Bà Jennifer Nguyễn nói bà rất mừng vì thấy mọi người nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng:
    “Thấy mọi người có nhiều nhiệt tình, vì ngày hôm nay thời tiết rất xấu, vừa mưa vừa lạnh, nhưng khi mà cộng đồng thông báo lên mọi người cũng nhiệt tình đến ủng hộ…”


    Trish Nguyen (BPSOS) và LM Trần Ngọc Hùng chụp hình lưu niệm vời TNV của LĐ Cựu Chiến Binh

    .

    Tổ chức BPSOS hợp tác cùng Công Đoàn Công Giáo Holly Rosary và Lữ Đoàn Thiện Nguyện Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ gốc Việt cũng tổ chức những cuộc lạc quyên tại các khu chợ Việt Nam ở Houston. Tại khu thương xá Hong Kong là một khu thương mại Việt Nam sầm uất vùng tây nam Houston, nhiều người dừng lại bàn quyên tiền cho đồng bào tị nạn để đóng góp. Cô Trish Thảo Nguyễn, giám đốc BPSOS chi nhánh Houston cho biết tình trạng của các nạn nhân người Việt tại Thái Lan như sau:
    “Nước còn rất nhiều, chưa rút hết, nhà cửa tiêu tan, đồ đạc bị mất mát, họ bị ảnh hưởng của nước lụt, bị bịnh dịch như đau mắt, diarrhea, cảm sốt…. Đặc biệt những người tị nạn họ không có giấy tờ hợp pháp để trình diện xin quyền lợi như những người bình thường được sống hợp pháp tại Thái Lan, họ sống trốn trui trốn nhủi , không có quyền lợi gì hết. Hiện họ rất đói khát và bị bịnh dịch..”


    Linh Mục Trần Ngọc Hùng, quản nhiệm Công Đoàn Holly Rosary chia sẻ là ông rất thương cảm nỗi khổ của các nguời Việt tị nạn tại Thái Lan và cố gắng giúp đỡ họ:
    “ Chúng tôi rất động lòng và xót xa cho hoàn cảnh của họ nên trong khả năng đơn sơ yếu kém của chúng tôi, chúng tôi cố gắng hết sức hợp tác cùng với một số cơ quan để gây quỹ để kêu gọi đồng bào giúp đỡ cho các nạn nhân tại Thái Lan”





    .

    Một vị cao niên là ông Đạt ghé ủng hộ thì nói là ông đã từng vượt biển tìm tự do và sống trong trại tị nạn nên ông rất thông cảm cho các nạn nhân đồng hương tại Thái Lan và cố gắng đóng góp:
    “Tôi ở xa lắm, nhưng nghe hôm nay có tổ chức quyên tiền giúp cho đồng bào Việt Nam tị nạn tại Thái Lan nên cố gắng chạy lên để có chút đỉnh cho đồng bào vậy thôi”


    Mối thương tâm cho những nạn nhân đang sống trong cảnh bão lụt dù ở Thái Lan hay Việt Nam là nỗi niềm trắc ẩn của nhiều người Việt tại Houston. Tuy nhiên, sự quan tâm về hoàn cảnh vô vọng và cấp thiết của những người Việt đang tị nạn Cộng Sản tại Thái Lan có lẽ là mối ưu tư hàng đầu.



    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

  5. #15

    NVHN Biểu Tình đòi Nhân Quyền cho quốc nội

    Người Việt Hải Ngoại Biểu Tình Đòi Tự Do Dân Chủ cho quốc nội ngày QTNQ-10/12

    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011

    Nguồn

    Âm thanh tại đây


    Teaser: Người Việt biểu tình trước tòa tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền để đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho đồng bào quốc nội.



    Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10 tháng 12, năm 1948. Đến năm 1950, Liên Hiệp Quốc chính thức chọn ngày 10 tháng 12 làm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc đều công nhận những điều căn bản về quyền làm người của công dân và có luật pháp minh bạch bảo vệ họ, ngoại trừ một số nước theo các thể chế độc tài. Một trong các nước thường bị cho là vi phạm nhân quyền là Việt Nam. Mặc dù Hiến Pháp Việt Nam có điều khoàn tôn trọng nhân quyền nhưng trên thực tế điều khoản này chưa được thực thi, nếu không muốn nói là Nhân Quyền bị vi phạm nghiêm trọng tại Việt Nam.


    Nhân ngày Nhân Quyền Quốc tế năm nay, trong khi cộng đồng thế giới có những chương trình để nâng cao ý nghĩa Nhân Quyền trên mọi phương diện thì cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới cũng có những cuộc biểu tình tại các tòa đại sứ , lãnh sự Việt Nam để kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền của người dân trong nước.

    Tại Houston, không ngại những luồng gió lạnh từ miền Bắc thổi về, rất nhiều đồng hương tụ tập trước tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam vào trưa ngày 10 tháng 12, 2011 để phản đối những vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam và đòi hỏi Nhân Quyền cho người dân quốc nội.
    SB: Human rights for Vietnam…

    Một thành viên trong ban tổ chức là ông Đặng Quốc Việt giải thích về lý do có cuộc biểu tình như sau:
    “ Cộng Sản VN đã ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền khi họ tham gia vào Liên Hiêp Quốc vậy thì CVVN phải tôn trọng tất cả những gì trong văn bản đó vì đó là một văn bản căn bản của thế giới về vấn đề con người. CSVN không thề viện lý do là người VN khác với người Mỹ để mà đàn áp thô bạo đối với dân tộc Việt Nam. Vì vậy cộng đồng người Việt khắp nơi và riêng tại Houston đây đang đứng trước tòa lãnh sự Cộng Sản Việt Nam để phản đối sự đàn áp nhân quyền của Cộng Sản Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Nhân quyền"

    Một cư dân Houston là ông Nguyễn Trãi cũng cho rằng từ ngày Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc thì họ không thi hành đúng lởi cam kết về Nhân Quyền:
    “Từ khi Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam không thi hành đúng những vấn đề nhân quyền, bao nhiêu người Việt Nam trong nước bị trù dập, bị bắt bớ khi có tiếng nói phản kháng về dân chủ..”

    Ông Nguyễn Văn Minh đến từ Marsailles, Pháp quốc - photo by HV


    Ngoài cư dân Houston, trong đoàn biểu tình còn có sự hiện diện của nhiều đồng hương đến từ các nơi khác như tiểu bang Louisiana, Seattle và cả Pháp quốc nữa.
    Ông Nguyễn Văn Minh, một người đến từ Marsailles, Pháp quốc để thăm thân nhân tại Houston không bỏ lỡ cơ hội tham dự cuộc biểu tình, ông phát biểu:
    “ Tôi là người đi đến từ Marsailles, Pháp quốc nhân ngày quốc tế nhân quyền tôi đến đây để cùng với đồng hương tại Houston có một cuộc biểu tình chống lại chế độ cộng sản đàn áp quyền lợi của dân tộc Việt Nam chúng ta…”

    Bà Trần Ánh Tuyết (Khan mau vang) từ Seattle - photo by HV
    .
    Còn bà Trần Ánh Tuyết từ Seattle thì đặc biệt lưu ý về trường hợp nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và bà nói rằng những người hải ngoại phải lên tiếng đòi hỏi Tự do và Dân quyền cho đồng bào quốc nội :
    “ Cái điều cảm động nhất, mới nhất của chúng ta là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn và đối với cá nhân một người nữ yếu đuối, đó là Huỳnh Ngọc Vy. Tôi hết sức là cảm động và tôi không ngại mình là một người ở xa đến, tôi tham gia cùng tất cả đồng hương ở đây, ở trước tòa Tổng Lãnh Sự của CSVN, để nói lên đây tiếng nói của người Việt tị nạn. Không riêng gì người tị nạn, mà tất cả người Việt Nam nào có mặt tại Houston, mà còn có một tấm lòng ao ước cho tự do và dân quyền tại Việt Nam thì phải thay mặt cho những người trong nước, họ không nói lên được thì chúng ta phải nói”

    Một đồng hương khác là ông Nguyễn Thanh Liêm cho rằng nhiều người vì quyền lợi riêng tư vẫn không hiểu được sự vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam: “Chế độ cộng sản đã vi phạm nhân quyền quá rõ ràng, không thể nào chối cãi được. Nhưng vì một lý do nào đó, mà nhiều người họ không hiểu hoặc vì quyền lợi kinh tế, họ vẫn nghĩ rằng người cộng sản đối xử với người dân trong nước một cách có nhân quyền”


    Người trẻ cũng đi biểu tình -


    Trên ba thập niên đã trôi qua, từ ngày 20 tháng 9, năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quôc và năm 2007, Việt Nam đã được bầu vào làm một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ 2 năm. Mặc dù vậy, các tổ chức bảo vệ Nhân quyền trên thế giới vẫn tiếp tục lên tiếng báo động về sự vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam trong khi tình trạng Nhân Quyền trên thế giới ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn. Trước tình trạng đó, dù đang sống tại những quốc gia mà quyền con người được bảo vệ, những người Việt tha hương vẫn luôn nhớ đến đồng bào tại quê nhà vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền.


    SB: Freedom for Vietnam…

    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

  6. #16

    Đêm Thánh Nhạc "50 Năm Kinh Hòa Bình" tại Houston

    Đêm Thánh Nhạc "50 Năm Kinh Hòa Bình" tại Houston

    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư, ngày 21 tháng 12 năm 2011

    Nguồn
    Âm thanh tại ---> đây
    Cuộc đời của Linh mục Nhạc sư Nguyển Kim Long là những năm tháng dài phụng vụ Thiên Chúa qua Thánh nhạc. Sinh năm 1941 tại Bùi Chu, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, đến năm 1968 nhạc sĩ Kim Long thụ phong chức Linh mục và đi Roma du học về Thánh nhạc tại Giáo Hoàng Học Viện. Năm 1973 Linh mục trở về Việt Nam. Từ đó trải qua nhiều thăng trầm của đất nước và giáo hội, Linh mục Nhạc sĩ Phao Lồ Nguyễn Kim Long vẫn hăng say phụng vụ Thiên Chúa qua thánh nhạc. Theo Linh mục thì Thánh nhạc, trên hết và trước nhất, phải là lời cầu nguyện của con người dâng lên Thiên chúa. Ngoài công trình sáng tác khoảng 1000 bài thánh ca, hầu hết là tiếng Việt, linh mục Kim Long còn giảng dạy thánh nhạc tại nhiều tu viện, nhạc viện công giáo tại Saigon, Đà Lạt, Huế, và Hà Nội. Trong các sáng tác của ông, bài Kinh Hòa Bình đã thấm nhuần vào tâm tư của nhiều người Việt, không chỉ là những giáo dân Công Giáo, và trở thành một bài thánh ca bất hủ.

    Kinh Hòa bình nguyên là một bài kinh nguyện rất phổ biến trong cộng đồng Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo. Theo tài liệu lịch sử, lời văn của bài kinh này được cho là của Thánh Phanxico thuộc thành phố Assisi sống vào thế kỷ thứ 13. Không có tài liệu nào chứng minh rõ rệt bài kinh này đã được dịch qua tiếng Việt từ bao giờ. Tuy nhiên, theo Việt Catholic, thì bài kinh tiếng Việt đã được Nhạc sĩ Nguyễn Kim Long phổ nhạc năm 1960, trước khi ông trở thành linh mục. Trong 50 năm qua, bài Thánh Ca Kinh Hòa Bình được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam từ Bắc chí Nam. Rất nhiều người Công Giáo Việt Nam hát Kinh Hòa Bình hàng tuần nhưng ít người biết bài này do Linh mục Nguyễn Kim Long viết nhạc.





    Bà Kim Oanh, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân Tổng Giáo phận Công giáo Houston –Galveston và cũng là trưởng ban tổ chức đêm thánh nhạc "Kỷ niệm 50 năm Kinh Hòa Bình" chia sẻ cơ duyên dẫn đến việc tổ chức đêm thánh nhạc đặc biệt, vào tối Chủ Nhật, ngày 4 tháng 12, 2011 tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang ở Houston như sau:

    Đó là một cơ duyên. Cha sang đây từ tháng Bảy để thăm một người chị ở San Jose. Khi chúng tôi gặp Ngài ở Missouri, Ngài đi dự đại hội Thánh Mẫu, thì chúng tôi mời ngài về Houston bởi vì các anh em trong ca đoàn rất là khao khát được biết hát phụng vụ như thế nào. Và sau đó chúng tôi xin Ngài cho tổ chức buồi thánh nhạc ở đây”

    Đêm thánh nhạc "Kỷ niệm 50 Kinh Hòa Bình" là một buổi thánh nhạc đại qui mô chưa từng có trong cộng đồng công giáo Vietnam tại Houston với 10 ca đoàn, gồm hàng trăm ca viên trình diễn. Chương trình bao gồm 20 bài thánh ca, trong đó có 3bài do chính Linh mục Nhạc sư Nguyễn Kim Long điều khiển. Mặc dù năm nay đã hơn 70 tuổi, Linh mục vẫn cất cao tiếng hát cùng các ca viên làm mọi người rất khâm phục.


    .
    Linh Mục Kim Long hát “Ở Lại Với Con’

    Hàng ngàn người đủ mọi lứa tuổi đã không quản ngại mưa to và gió lạnh đến nhà thờ La Vang tham dự buổi thánh ca hiếm có này. Đa số người tham dự đều chia sẻ là những bài thành ca của Linh mục Nguyễn Kim Long, nhất là bài Kinh Hòa Bình đã đi sâu vào tâm hồn họ, gần gủi với họ trong đời sống. Một giáo dân là ông Đoàn Bốn chia sẻ:
    “Đây có lẽ là lần đầu tiên từ ngày bước chân sang Mỹ gần 30 năm nay mới được tham dự một buổi thánh nhạc như thế này. Hàng năm thì cũng vẫn có, nhưng chưa bao giờ vĩ đại như lần này… Thánh nhạc Việt nam hình như đi vào lòng người, đi vào cả trái tim mình nữa với một tình cảm gì mà khó diễn tả được”





    Ông cho rằng bài Kinh Hòa Bình là một triết lý sống mang lại an bình cho mỗi người và hướng dẫn ông trong đời sống hàng ngày:
    “Kinh Hòa Bình có lẽ là bài tiêu biểu nhất của cha Kim Long, nó rất đơn sơ nhưng theo tôi nghĩ, đó là một triết lý sống. Nếu mà mình theo như vậy thì mình mới thấy cuộc sống hạnh phúc, chẳng hạn như là “mang tình yêu xóa bỏ hận thù, rồi.., đem an bình vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” bởi vì nếu mình cứ tranh chấp mãi thì mình tự làm mình khổ trước…”

    Còn em Mathew, đánh đàn vĩ cầm cho ca đoàn trình diễn, thì nói là thánh ca của Linh Mục Nguyễn Kim Long truyền cảm hơn, làm người nghe lắng đọng tâm tư hơn so với thánh ca tiếng Mỹ dù em sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ:
    It is really deep feeling, deep in your heart, it makes overyone silent...”

    Sau hơn 3 tiếng đồng hồ nghe thánh ca, nhiều người vẫn lưu luyến đứng lại để được nghe Linh mục Kim Long trò chuyện. Linh mục Nguyễn Kim Long chia sẻ cảm tưởng của ông sau buổi trình diễn thánh nhạc này:
    “ Chúng tôi cám ơn Chúa đã cho tôi cơ hội để trao đổi thánh nhạc với cộng đoàn. Đấy là trau giồi cho các ca viên ở đây thấm nhuần được tinh thần thánh nhạc mà chúng tôi dầy công gây dựng suốt 54 năm nay. Tôi nghĩ rằng tôi viết thánh nhạc là cho mọi người. Thánh ca của tôi thì rất dễ cảm vì thế nên khi người ta hát, người ta cảm thì người ta quí mến”


    .
    Trên đường ra khỏi nhà thờ dù trời mưa tầm tã nhưng dường như ai cũng có niềm vui và dường như trong tâm họ đều có sự an bình qua âm hưởng của ‘Kinh Hòa Bình’

    Last edited by TTHV; 12-27-2011 at 06:33 AM.

  7. #17

    "Quá Khứ, Hiện Tại, Tuơng Lai" ...

    Trường Việt ngữ Hùng Vương Houston kỷ niệm 25 năm thành lập

    Hiền Vy, thông tín viên RFA

    2011-12-20


    Nguồn

    Nghe âm thanh ở đây


    Vào mùa Thu năm 1986, ba cô bạn trẻ cùng nhau bắt đầu gây dựng lớp Việt ngữ tại đại học Rice với hoài bão duy trì tiếng Việt và Văn hóa Việt ở xứ người.
    Photo Hien Vy RFA
    Từ phải Giáo sư Đàm Quang Hưng, chị Hồ Xuân Nguyệt, Bác sĩ Lê thị Huyền, và cô Lê Văn Anh



    Hai mươi lăm năm qua đi, các lớp học phôi thai đó giờ đây đã trở thành một cơ sở văn hóa vững chắc tại thành phố Houston. Vào tối thứ Bảy, ngày 17 tháng 12 năm 2011, một buổi lễ "Kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Việt Ngữ Hùng Vương" được tổ chức long trọng tại Houston với sự tham dự của khoảng 700 quan khách trong đó có bà Thị trưởng thành phố.

    "Quá khứ, Hiện tại và Tương lai"


    "Quá khứ, Hiện tại và Tương lai" là chủ đề của buổi tiệc Kỷ niệm 25 năm thành lập trường Việt ngữ Hùng Vương". Bác sĩ Lê thị Huyền, một trong ba sáng lập viên kể lại thời điểm sơ khai của Trường trong video clip trình chiếu cho quan khách:

    "Lúc qua Mỹ thì mình có mười mấy năm sống ở Việt Nam nên cũng đã có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ nên muốn trau dồi thêm và truyền lại cho những em út, con cháu của người quen của mình. Lúc nói ý kiến đó thì có hai người khác thực sự muốn tổ chức để thành lập một cái trường là Vân Anh và Nguyệt. Cho nên lúc đó ba cô bắt đầu thành lập cái trường"

    Trong quá trình một phần tư thế kỷ, trường Hùng Vương đã dạy tiếng Việt cho hàng ngàn trẻ em gốc Việt cũng như nhiều người bản xứ muốn học Việt ngữ. Trường phải di chuyển cơ sở từ đại học Rice, đến trường tư thục dạy toán của giáo sư Đàm Quang Hưng, rồi đến đại học St. Thomas và bây giờ cơ sở đặt tại trường Đại học Cộng Đồng trong trung tâm thành phố. Dù di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng chủ trương của trường không hề thay đổi. Mỗi sáng Chủ nhật, từ 9 đến 12 giờ trưa, ngoài việc dạy tiếng Việt, trường còn dạy Sử Việt cho các lớp lớn và đức dục cho các em nhỏ, như lời một phụ huynh phát biểu:
    "Lúc qua Mỹ thì mình có mười mấy năm sống ở Việt Nam nên cũng đã có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ nên muốn trau dồi thêm và truyền lại cho những em út, con cháu của người quen của mình. Lúc nói ý kiến đó thì có hai người khác thực sự muốn tổ chức để thành lập một cái trường là Vân Anh và Nguyệt.
    BS Lê Thị Huyền


    Mayor Annise Parker và thầy HiệuTrưởng Nguyễn Lâm Viên. Photo Hien Vy RFA


    "... Thấy điều rất lạ là chúng nó học cả Đức dục. Trường Việt ngữ Hùng Vương dạy cả đức dục ..."


    Mỗi năm có hai khóa học và mỗi khóa có khoảng trên 400 học sinh với 50 thầy cô giảng dạy. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên cho rằng sự thành công của trường Việt ngữ Hùng Vương là do sự làm việc hăng say với tinh thần vị tha của mọi người:

    "Sự tồn tại lâu dài và bền vững của trường cho đến ngày hôm nay là nhờ tấm lòng thiện nguyện của thầy cô và phụ huynh, luôn luôn sẵn sàng làm việc với nhau cùng chí hướng. Đoàn kết trong sự thương yêu và cảm thông hầu hoàn thành sứ mệnh với mục đích duy nhất là duy trì tiếng Việt và văn hóa."


    Cô Lê thị Huyền thì nói là vì mọi người có chung lý tưởng và lòng thương mến quê Mẹ :

    "Môi trường sinh hoạt của trường Việt ngữ Hùng Vương như một đại gia đình. Thế hệ trước dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau cũng đoàn kết với nhau và lúc nào cái mẫu số chung cũng là Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam. Tôi thấy đó là một trái tim rất lớn. Một trái tim Việt Nam."


    Trong dịp này bà thị trưởng Annise Parker đã trao bảng tuyên dương cho trường Hùng Vương để vinh danh Trường đã giúp tuổi trẻ hiểu biết về nền văn hóa và di sản Việt Nam.

    Với mục đích đào tạo cho giới trẻ Việt Nam có căn bản về ngôn ngữ và văn hóa Việt khi sống ở hải ngoại, Trường còn khuyến khích các học sinh đã hoàn tất chương trình học trở thành những phụ giáo của Trường. Trường Hùng Vương tại Houston hiện đang có nhiều thầy cô rất trẻ tham gia trong việc giảng dậy và dìu dắt các em nhỏ hơn. Thầy Lộc là một trong những người trẻ đó, phát biểu trong buổi tiệc:
    "Môi trường sinh hoạt của trường Việt ngữ Hùng Vương như một đại gia đình. Thế hệ trước dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau cũng đoàn kết với nhau và lúc nào cái mẫu số chung cũng là Văn Hóa và Ngôn Ngữ Việt Nam. Tôi thấy đó là một trái tim rất lớn. Một trái tim Việt Nam."
    Cô Lê Thị Huyền

    "Được gọi là tương lai của trường Hùng Vương quả thật là một sự vinh hạnh. Lộc và những giáo viên trẻ cũng như các em phụ giáo của trường Việt Ngữ Hùng Vương chỉ là những thiện nguyện viên vì yêu thích trẻ em hoặc vì muốn giúp đỡ cộng đồng nên đã đến phụ giúp trường Việt Ngữ Hùng Vương".

    Còn cô Túc Trí thì hy vọng trong tương lai trường Hùng Vương sẽ vẫn tồn tại và bền vững:

    "Vui không thể tưởng được vì ngày hôm nay có sự hiện diện của thầy cô đã và đang cộng tác qua bao nhiêu thời đại nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ 25 năm sau mà có buổi lễ 50 năm do các em tổ chức thì mọi người sẽ vui nhiều hơn".


    Tiếng Việt, văn hóa Việt



    Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Lâm Viên và Hiệu Phó Bùi Thúy Phương. Photo Hien Vy RFA



    Đề cập đến những nguy cơ của văn hóa Việt trong nước đang bị ảnh hưởng tiêu cực của chính sách xâm lăng văn hóa từ Trung quốc, những người có tâm huyết đang sống xa quê hương vẫn nung nấu những giấc mơ và niềm tin.

    Trong khi sáng lập viên Lê Vân Anh lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc:

    "Tàu không chỉ có nhắm vào Việt Nam mà còn nhắm vào các nước khác nữa. Nước Việt Nam mình là gần Tàu nhất nên đó là niềm lo sợ chung"


    Thì một phụ huynh cho rằng Trung quốc không dễ dàng để đồng hóa Việt Nam:
    Tôi nghĩ tiếng Việt thì sẽ không bao giờ bị đồng hóa cả vì Việt Nam đã bị Bắc thuộc một ngàn năm và Pháp thuộc một trăm năm mà không bị đồng hóa.
    BS Nguyễn Tiến Dỵ

    "Tôi nghĩ rằng chuyện đồng hóa khó lắm bởi vì tinh thần bất khuất của người Việt Nam từ xưa tới giờ nên không dễ dàng đồng hóa đâu".

    Bác sĩ Nguyễn Tiến Dỵ, cũng là một thầy giáo đã từng giảng dậy tại Trường, tin rằng tiếng Việt không dễ bị đồng hóa nhưng Văn hóa Việt thì có thể bị Trung quốc ảnh hưởng:

    "Tôi tin tưởng rằng với lòng nhiệt thành của các em trẻ thì tiếng Việt ở hải ngoại cũng vẫn sẽ tồn tại mãi và văn hóa Việt Nam cũng sẽ tồn tại mãi.
    Tôi nghĩ tiếng Việt thì sẽ không bao giờ bị đồng hóa cả vì Việt Nam đã bị Bắc thuộc một ngàn năm và Pháp thuộc một trăm năm mà không bị đồng hóa. Chiều hướng bây giờ, sự lấn áp của Trung quốc không hẳn là về phương diện quân sự nhiều mà là đi sâu vào lãnh vực văn hóa và chính trị thì ảnh hưởng của họ ngày càng nhiều. Văn hóa thì có thể bị đồng hóa, nếu mà các cấp lãnh đạo trong nước không nhìn thấy khía cạnh đó, hoặc là vì lý do nào đó, họ tiếp tục đi theo đường hướng thân Trung quốc"

    Văn hóa thì có thể bị đồng hóa, nếu mà các cấp lãnh đạo trong nước không nhìn thấy khía cạnh đó, hoặc là vì lý do nào đó, họ tiếp tục đi theo đường hướng thân Trung quốc
    BS Nguyễn Tiến Dỵ

    Quá khứ là một thành công lớn. Hiện tại trường Hùng Vương đang vững mạnh. Còn tương lai văn hóa và ngôn ngữ Việt có lẽ còn tùy thuộc vào giới trẻ trong cũng như ngoài nước, đặc biệt là những người có những giấc mơ lớn như sáng lập viên Lê thị Huyền:

    "Cái hoài bão của mình là một ngày nào đó khi mà đất nước mình không còn bị ảnh hưởng của Trung cộng nữa và có thể thay đổi chính quyền Việt Nam, thì mình có cơ hội dựng lại và đem lại cái gì thuần túy của Việt Nam cho thế hệ bây giờ và thế hệ tương lai. Tôi là một người hay mơ mộng. Tôi có những giấc mơ nhỏ và những giấc mơ lớn. Và đó là giấc mơ lớn mà tôi nghĩ có thể một ngày nào đó tôi sẽ thấy giấc mơ đó thành tựu"

    (Hiền Vy tường trình từ Houston, Texas)


    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  8. #18

    Houston: Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Tự Do Tôn Giáo và Công Lý tại Việt Nam

    Houston: Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Tự Do Tôn Giáo và Công Lý tại Việt Nam
    .

    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư ngày 28 tháng 12 năm 2011

    Nguồn

    Âm thanh tại ---> đây

    Theo các tổ chức nhân quyền và truyền thông trên thế giới thì trong thời gian gần đây nhà nước Việt Nam đã gia tăng sách nhiễu và đàn áp Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dưới nhiều hình thức, như giả dạng côn đồ đập phá và sách nhiễu tu sĩ cũng như giáo dân tại nhà thờ Thái Hà vào ngày 13 tháng 11 và đặt mìn tại Nhà Nguyện Giáo Điểm Con Cuông, thuộc giáo phận Vinh vào ngày 30 tháng 11. Những sự việc này làm giáo dân Công Giáo hải ngoại vô cùng bức xúc.

    Tối chủ nhật ngày 18 tháng 12, năm 2011 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Houston - Galveston tổ chức Đêm Thắp Nến tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang để cầu nguyện cho Tự Do Tôn Giáo và đòi hỏi Công Lý cho Giáo dân Việt Nam. Buổi lễ bắt đầu bằng thánh lễ cầu nguyện trong giáo đường, tiếp theo là lễ Rước Thánh Giá và Đức Mẹ La Vang ra linh đài.



    Dưới chân Linh Đài Đức Mẹ La Vang, hàng trăm nam nữ tu sĩ, giáo dân và đồng hương không phân biệt tín ngưỡng thắp nến cầu nguyện cho giáo dân đang bị bức hại tại quê nhà. Sau lễ cầu nguyện những tài liệu về sự vi phạm tín ngưỡng và nhân phẩm giáo dân công giáo, cũng như tín đồ các giáo phái khác tại Việt Nam được trình chiếu. Tiếp theo là phần phát biểu của quan khách và một chương trình văn nghệ đấu tranh. Trong hàng quan khách ngoài giáo dân công giáo, còn có đại diện của Thượng Nghị sĩ John Cornyn, các dân cử gốc Việt, và hội đồng Liên tôn Houston. Bà Rachel David, đọc thông điệp của Thượng Nghị Sĩ John Cornyn, nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam là sự ngược đãi giáo dân là xâm phạm các công ước nhân quyền quốc tế và có thể dẫn đến việc quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết đặt Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm về tôn giáo (CPC) :
    “..We remind you that these acts violate the international covenants on civil and political rights and continuous detentions of these religious activists demonstrate that VietNam should be classified as a country of particular concerns…”

    Linh Mục Vũ Thành, chủ tịch cộng đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Galveston-Houston nhắc đến các cuộc biểu tình cầu nguyện cho giáo dân trong nước đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Úc châu, qua Âu Châu và nhiều thành phố tại Hoa Kỳ. Linh Mục Vũ Thành nói là các giáo dân hãy kiên trì tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo và đòi hỏi Công Lý cho Giáo dân Việt Nam:

    “Chúa Giêsu Kitô đã không bỏ cuộc, Giáo Hội Việt Nam đã không bỏ cuộc, Các Thánh tử vì đạo nước Việt Nam không bỏ cuộc, bởi vì có Đức Mẹ La Vang đã hiện ra an ủi, và ngày hôm nay chúng ta muốn với nói với tất cả đồng bào của chúng ta và anh chị em tín hữu Thái Hà đừng bỏ cuộc”


    Đại diện hội đồng Liên tôn Houston, cư Sĩ Trần Hiến, nói là nhà nước Việt Nam không chỉ đàn áp Công Giáo mà từ lâu họ cũng đã và đang đàn áp các tổ chức tôn giáo khác:
    “Không riêng gì Công giáo bị kềm kẹp đàn áp. Phật Giáo, Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất từ bao lâu nay vẫn bị kềm kẹp đàn áp, Phật giáo Hòa Hảo bị kềm kẹp đàn áp, Tin Lành bị kềm kẹp đàn áp…..”

    Còn Linh Mục Nguyễn Phi Long, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Houston, đại diện cho Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại thì nói rằng Công Lý và Hòa Bình là 2 thực thể không thể tách rời và cũng không thể đạt được bằng bạo động:
    “ Chúng tôi tinh rằng Công Lý và Hòa Bình không thể tách rời nhau, chúng chỉ là 2 mặt của một đồng tiền. Muốn có Hòa Bình, buộc phải có Công Lý. Tuy nhiên Công Lý xã hội không thể đạt được bằng con đường bạo động vì bạo động chỉ giết chết những gì mà nó muốn xây dựng nên”

    Linh mục Phi Long tin rằng sự cầu nguyện sẽ hỗ trợ cho giáo dân Việt Nam có sức mạnh tiếp tục cuộc tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình :
    “ Đối với những ai có niềm tin vào Thiên Chúa, vào Thượng Đế thì việc lên tiếng và chống đối mà thôi có lẽ vẫn chưa đủ. Thế nên chúng ta phải cầu nguyện, vì chính Chúa Giêsu đã dậy chúng ta rằng“ Anh em hãy xin thì sẽ được, hãy gõ thì sẽ mở và tìm thì sẽ thấy". Ngài còn dậy cả chúng ta rằng Anh em hãy cầu nguyện và yêu thương ngay cả những kẻ thù địch của anh em”

    Trưởng ban tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện là ông Trịnh Tiến Tinh chia sẻ sự vui mừng của ông. Ông hy vọng rằng phong trào đòi hỏi tự do dân chủ trên thế giới sẽ làm Việt Nam thay đổi để có dân chủ hơn như tại Miến Điện:
    “ Tôi rất là vui mừng khi đông giáo dân và đồng bào tại Houston tới tham dự. Không những tại Miến Điện mà nhiều nơi trên thế giới đang có phong trào đòi hỏi tự do dân chủ. Việt Nam cũng vậy. Chính quyền đảng trị của Cộng Sản từ xưa đến giờ đàn áp tôn giáo rất là tinh vi và thực sự chúng tôi thấy rằng tiếng nói dân chủ tràn lan Việt Nam..

    Một giáo dân khác là ông Lê Đình Oánh nói là ông vận động cả gia đình đi tham dự đêm thắp nến để góp phần cầu nguyện cho giáo dân tại quê nhà:
    “Tôi vận động gia đình tôi tham dự để cầu nguyện cho sự đấu tranh cho tự do tôn giáo tại quê nhà Việt Nam”


    Mặc dù trời lạnh giá, những người tham dự vẫn kiên trì cầu nguyện và ca hát trong ánh nến lung linh dưới chân tượng Đức Mẹ La Vang. Tín đồ Công Giáo luôn vững tin là Đức Mẹ sẽ đáp lời cầu nguyện và giữ gìn những tín đồ đang bị bức hại tại Việt nam như Đức Mẹ đã từng hiện ra tại La Vang Việt Nam vào năm 1798 để cứu giúp các giáo dân Công giáo bị chính quyền thời đó ngược đãi chỉ vì Đức Tin. Ngọn lửa "tử vì đạo" đã thắp lên từ lúc đó và ngày nay lại bừng lên khi nhà nước Việt Nam không tôn trọng Công Lý và Sự Thật của giáo dân.

    Xin mượn lời trong thư Hiệp Thông của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australiaqua lời đọc của Linh Mục Hoàng Văn Thiên trong đêm thắp nến cầu nguyện để chấm dứt phóng sự hôm nay:

    “Ngọn lửa sẽ thắp sáng bầu trời Houston và hợp với muôn vàn ngọn lửa của người Việt khắp nơi để đuổi đi bóng đêm của gian trá bạo tàn và một tương lai tươi sáng được mở ra cho toàn dân tộc”



    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

  9. #19

    Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam khai trương tại Houston

    Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam khai trương tại Houston

    Hiền Vy, thông tín viên RFA

    nguồn


    Âm thanh ở đây


    Nhân buổi khai trương, Linh mục Lê Ngọc Thanh nói rằng cơ sở truyền thông Cứu thế ở hải ngoại không làm mất ý nghĩa cuộc đấu tranh, người trong nước đã không còn sợ hãi như trước, và họ sẽ tìm một "mùa xuân" với những thay đổi "dể thương" cho đất nước.
    RFA photo
    Buổi cầu nguyện trong dịp khai trương "Truyền thông dòng Chúa Cứu thế"


    Để tránh cản phá


    LM Thanh, đến từ Sài Gòn, cho biết Houston là nơi đầu tiên tại hải ngoại có cơ quan truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Linh mục nói thêm:

    LM Lê Ngọc Thanh: Việc Truyền Thông Chúa Cứu Thế mở hoạt động ở hải ngoại là một việc khá bình thường của một tổ chức hoạt động về truyền thông muốn phát triển và mở rộng. Chúng tôi muốn phát triển thành một tổ chức truyền thông chuyên nghiệp và phi lợi nhuận cho một cái hướng lâu dài.

    Trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là từ biến cố Thái Hà và tòa Khâm Sứ năm 2008 đến nay thì rất nhiều người bên ngoài cần thông tin, khác hơn những thông tin nhà nước đưa ra cùng với những sự kiện liên quan tới tôn giáo và dân oan. Chúng tôi đã cố gắng để chuyển tải những thông tin một cách tối đa mà chúng tôi có thể nhưng chúng tôi thấy là chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ bởi vì chúng tôi luôn luôn bị đặt trong tình trạng các website bị tấn công liên tục.


    Linh mục Lê Ngọc Thanh, đến từ Sài Gòn, trong buổi khai trương cơ sở- RFA photo


    Đã có nhiều thời kỳ chúng tôi phải ngưng hoạt động hoàn toàn ví dụ như tháng Tư vừa rồi là chúng tôi bị chết gần một tháng. Phải mượn một trang web khác để chạy. Khi chúng tôi mở một cái chương trình bên này thì ít nhất là chúng tôi sẽ được an toàn hơn.

    Thứ hai là trong trường hợp khi ở trong nước chúng tôi không chuyển tin đến mọi người được bởi vì hàng loạt bức tường lửa trong nước đặt ra, thì chúng tôi có thể có những người bên này đưa những tin đó cho chúng tôi.

    Dù ở trong hay ngoài nước thì chúng tôi cùng nằm trong sự điều hành chung của Dòng Chúa Cứu Thế, nhắm đến việc loan báo tin mừng cho người nghèo và là tiếng nói của những người bị bỏ rơi, của những người bị tước đoạt tiếng nói.


    Hiền Vy:
    Thưa, có một cơ quan truyền thông tại hải ngoại thì có bị nhà nước Việt Nam cho rằng Dòng Chúa Cứu Thế bị thế lực bên ngoài xúi giục không ?

    LM Lê Ngọc Thanh: Thật ra thì họ có thể nói bất cứ gì họ muốn bởi vì họ nói đâu có căn cứ vào luật pháp đâu. Nhưng mà trong thực tế thì chúng tôi chẳng có thế lực nào cả. Chúng tôi là những người làm truyền thông Công giáo và nguyên tắc làm truyền thông là đưa thông tin sự thật. Và sự thật thì là cây ngay không sợ chết đứng

    Hiền Vy: Thưa, có thể nào vì có cơ sở truyền thông tại hải ngoại mà bị nhà nước đàn áp nhiều hơn không?

    LM Lê Ngọc Thanh: Điều đó có thể xảy ra nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều đó không cản trở sự hoạt động đến mức không thể hoạt động được.


    Không mất ý nghĩa cuộc đấu tranh


    Hiền Vy:
    Có cơ sở Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tại hải ngoại có thể bị vu cáo là do thế lực bên ngoài xúi giục, có làm mất đi ý nghĩa của sự đấu tranh trong nước của người dân nói chung và của Dòng Chúa Cứu Thế nói riêng không?

    LM Lê Ngọc Thanh: Khi mình chưa có gì thì họ cũng vu cáo rồi và họ đang vu cáo đấy, nên có thêm một chút thì chắc cũng không có vấn đề. Vấn đề có lẽ là họ làm cho mình khó khăn để không họat động được, thì làm sao?

    Đây đúng là một chút vấn đề chúng tôi có lo nghĩ . Nhưng thật ra thì chúng tôi không có phải là một thế lực đáng sợ cho nhà nước đến như vậy đâu. Chúng tôi là những người làm truyền thông và đặc biệt là chúng tôi làm truyền thông Công giáo, là loan báo Lời Chúa và đi tới cái cuối cùng là chữa lành lương tâm cho mọi người.

    Thậm chí có một anh em ở đây hỏi chúng tôi rằng là giả sử nhà dòng của chúng tôi ở 38 Kỳ Đồng đó, có lúc nào đó mấy anh cộng sản chạy vào trốn thì các Cha có chứa không. Nếu mà các anh ấy chạy vào cầu cứu thì cũng chứa chứ làm sao! Bởi vì bổn phận của chúng tôi là phải chữa lành lương tâm cho mọi người và phải nâng đỡ con người trong hoàn cảnh đó.

    Nên chúng tôi nghĩ rằng là hãy để cho chúng tôi một cái vị trí nó rất là trung gian, rất là ở giữa như vậy thì chúng tôi có thể đóng góp cho xã hội thật sự với tư cách là tôn giáo và truyền thông của mình. Đừng sợ hãi chúng tôi


    Tu sĩ và giáo dân Hà Nội cùng nhiều giáo xứ khác biểu tình trước UBND thành phố, đòi công lý cho nhà thờ và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội-RFA photo


    Chỉ mong thay đổi "dễ thương"



    Hiền Vy:
    Xin cho biết cảm tưởng của Linh mục trước sự thay đổi của Miến Điện, cũng như "Mùa Xuân ở Á Rập" trong năm 2011.

    LM Lê Ngọc Thanh: Khoảng một tháng trở lại đây người ta cứ nói là Miến Điện đi sau nhưng lại đến trước, so với Việt Nam. Mà cũng thấy dấu hiệu như vậy thật. Đó là cái buồn cho người Việt Nam chúng ta.

    Về các phong trào "Mùa Xuân Ả Rập" trong năm vừa rồi thì nó cũng là tín hiệu làm cho rất nhiều người trong nước cảm thấy vui là bởi vì ít ra là họ hy vọng là nhà nước đương thời sẽ phải thay đổi để tốt hơn. Còn nếu không thì họ cũng có thể sẽ phải đón nhận sự phản ứng không thuận tiện của người dân.

    Nếu không có "Mùa Xuân Ả Rập" thì dân Việt Nam cũng phải đi tìm "Mùa Xuân" chứ. Cách tìm như thế nào để làm sao có hạnh phúc thì người dân phải trả lời. Bởi vì dân Việt Nam, với tư cách là người trong nước, chúng tôi rất sợ đánh nhau. Sợ máu me lắm. Rất sợ! Bởi vì hàng loạt các cuộc chiến đi qua đã làm cho huynh đệ tương tàn, làm cho đất nước không ngóc đầu lên được.

    Người trong nước đang ước ao có sự thay đổi nào đó nó dễ thương hơn, nó thân thiện hơn với mọi người. Không ai mất gì cả mà mọi người chỉ cần thay đổi để bắt đầu phát triển lại. Đó là điều chúng tôi mong, anh chị em trong nước mong.


    Không còn sợ hãi


    Hiền Vy:
    Thưa Linh mục, nhưng có phải vì "đi tìm mùa Xuân" như linh mục vừa nói đã đưa đến những sự cố như vụ gia đình blogger Huỳnh Thục Vy bị sách nhiễu tại Tam Kỳ hay những anh chị em vừa bị bắt trong vài tháng vừa qua không?

    LM Lê Ngọc Thanh: Sự việc càng xảy ra thì lại càng cho mình khám phá những điều thú vị. Lúc mà Cha Lý phải đi tù thì nhiều người lo sợ lắm nhưng đến cái đợt vừa rồi là 15 anh em, mà cho tới nay là 17 anh chị em đó, thì cái mức độ người ta lo lắng, sợ hãi giảm rất là nhiều.

    Chúng tôi có dịp đi một vòng thăm các gia đình để nghe từng gia đình nói về con của họ thì đa số họ rất hãnh diện về con cái của họ. Họ không có mặc cảm là con của họ có tội, tức là họ thấy rằng con của họ được quyền chọn lựa cái gì đúng hơn cho con của họ, hay có thể đúng hơn cho đất nước một cách nào đó.

    Hình ảnh 17 giáo dân đang bị giam giữ vì ủng hộ và làm truyền thông cho dòng Chúa Cứu Thế, Hà Nội.-RFA Photo


    Tôi không biết rõ lắm những anh em đó có cái chọn lựa gì mạnh hay không, nhưng riêng những việc các anh em đó làm với chúng tôi thì là các anh em đó phục vụ giáo hội trong các giáo xứ, cho các chương trình của giáo hội Công giáo. Đặc biệt là họ cộng tác với chúng tôi làm bản tin về các hoạt động công giáo. Và trong đó, khi nhà nước gây khó khăn chỗ này chỗ kia thì họ cũng nói, vì đó là sự thật. Thế thôi! Đối với 17 anh chị em bị bắt thì không gây được áp lực dư luận để cho dư luận tăng thêm sợ hãi. Khác hẳn với biến cố Cha Lý trước đây. Đặc biệt là gia đình họ rất an tâm

    Hiền Vy: Thưa, Linh mục muốn nói gì với người Việt tại Hoa Kỳ nói chung và tại Houston nói riêng?

    LM Lê Ngọc Thanh: Hiện nay nước Mỹ tương quan với Việt Nam thì họ đặt cái mục tiêu là làm sao tương quan hữu hảo với nhà cầm quyền. Họ quên rằng cái lợi nhuận mà nước Mỹ có được được là do sức lao động của người dân và tài nguyên của đất nước Việt Nam, chứ không phải bởi những người cầm quyền.

    Những người cầm quyền là những người lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn nào đó. Họ tốt hay xấu thì chỉ trong một giai đoạn lịch sử nào đó thôi nhưng nhân dân và đất nước mới là căn bản. Nên phải tác động làm sao để chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ phải thay đổi. Phải đối tác với nhân dân thay vì đối tác với nhà cầm quyền thì lúc đó mới giải quyết được vấn đề thật sự là phát triển cho đất nước.

    Hiền Vy: Xin cảm ơn LM Lê Ngọc Thanh.


    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


    Thêm tin tức về sinh hoạt này tại đây
    video ở đây
    Last edited by TTHV; 01-05-2012 at 05:42 AM.

  10. #20

    VOA's Report: Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston

    Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston

    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư ngày 4 tháng Giêng năm 2012

    Nguồn

    Âm thanh tại ---> đây

    Trong cuộc sống tha hương của người Việt hải ngoại, vấn đề giữ gìn văn hóa và tiếng mẹ vẫn luôn là nhu cầu thúc bách cho những ai còn có chút tình cho quê hương đất nước. Tại Houston là nơi có nhiều người Việt định cư, nhiều trường lớp tiếng việt đã được lập ra, nhất là tại các chùa và nhà thờ. Tuy nhiên, nổi bật hơn hết có lẽ là trường Việt Ngữ Hùng Vương. Trường Hùng Vương là một cơ sở thiện nguyện, trẻ trung, thuần túy văn hóa và ngôn ngữ, độc lập với tất cả các tổ chức tôn giáo cũng như chính trị. Ngoài ra có lẽ vì phòng ốc khang trang đủ tiện nghi và vị trí của trường ở ngay trung tâm thành phố, nên trường được sự ủng hộ nhiệt thành của phụ huynh.
    Cho đến nay Trường Việt ngữ Hùng Vương đã hoạt động được một phần tư thế kỷ tại Houston. Vào tối ngày 17 tháng 12, năm 2011 Trường tổ chức một buổi dạ tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25.
    “25 năm trước đây tại chính thành phố Houston, tiểu bang Texas, một nhóm bạn trẻ chung một hoài bão duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt ở hải ngoại đã quyết định mở trường dạy tiếng Việt cho các em tại địa phương”

    Từ trái qua phải: Lê Vân Anh, Lê thị Huyền, Hồ Xuân Nguyệt, GS Đàm Quang Hưng
    .
    Thay mặt ban tổ chức cô Hoài Anh, người đã từng dạy tại trường khi còn là sinh viên đại học và ngày nay trở lại sinh hoạt với trường, ghi nhận công lao của ba cô sinh viên sáng lập ra trường năm 1986:
    "Ba Người sáng lập viên đã đặt những viên gạch đầu tiên, bắt đầu Trường từ 25 năm trước, năm 1986. Đó là Cô Lê thị Vân Anh, cô Lê Thị Huyền và cô Hồ Nguyễn Xuân Nguyệt”

    Sáng lập viên Lê Thị Huyền, nay là một bác sĩ tại Houston, chia sẻ động lực khiến cô cố gắng lập trường Hùng Vương khi còn là sinh viên:
    “Ở lứa tuổi của Huyền lúc qua Mỹ mình cũng có mười mấy năm sống ở Việt Nam, mình cũng có được cơ hội để hấp thụ tiếng Việt đủ, thì tại sao mình không trau dồi thêm và truyền lại cho em út của mình cũng như con cháu của những người quen của mình

    Thầy Cô đang giảng dạy tại trường Hùng Vương
    .
    Trường khởi đầu với 3 lớp học khiêm tốn với khoảng 30 học trò tại Đại học Rice vào năm 1986. Trải qua 25 năm, trường phải thay đổi chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển, từ trường đại học Rice, qua trụ sở lớp tư của giáo sư Đàm Quang Hưng, rồi qua Đại học St. Thomas và hiện nay trường có khoảng 50 giáo viên thiện nguyện dạy cho khoảng 400 học sinh vào mỗi sáng Chủ nhật tại Đại học Cộng đồng trong trung tâm thành phố Houston, tiểu bang Texas.
    Khỏang 700 quan khách hiện diện trong buổi tiệc sinh nhật 25 năm của trường Hùng Vương. Ngoài đồng hương còn có Thị trưởng Houston là bà Annise Parker, và nhiều chức sắc trong thành phố. Trong dịp này bà Thị Trưởng ca ngợi những đóng góp của trường Việt Ngữ Hùng Vương trong nỗ lực giúp cho giới trẻ Việt Nam phát triển hòa điệu trong 2 nền văn hóa Việt Mỹ và Bà đã trao bằng khen ngợi cho ông hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên và chính thức tuyên bố : Ngày sinh nhật thứ 25 của Trường Việt Ngữ Hùng Vương là"Ngày Trường Việt Ngữ Hùng Vương tại Houston, tiểu bang Texas":
    “Therefore, I, Annise Parker, Mayor of the city of Houston, hereby proclaim today as Hung Vuong Vietnamese Language and Culture School Day 25th Anniversary in Houston, Texas’

    Nói chuyện cùng cử tọa, ông hiệu trưởng Nguyễn Lâm Viên chia sẻ cảm nghĩ và những dự tính tương lai của trường Hùng Vương:
    “Trường Hùng Vương đã được sự tín nhiệm của phụ huynh và đồng hương trong nhiều năm. Tuy nhiên bên cạnh sự thành công chúng ta cần tiếp tục cải tiến để đào tạo thế hệ thầy cô thứ hai hầu có thể tiếp nối truyền thống trường Hùng Vương”

    Thầy cô phụ giáo
    .
    Diễn giả chính trong chương trình là giáo sư Quyên Di và còn là một nhà văn. Ông đang giảng dạy môn Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam tại đại học UCLA, tiểu bang California. Giáo sư Quyên Di nhắc đến sự quan trọng của việc đồng hành và dần dần chuyển giao trách nhiệm cho lớp trẻ tiếp nối truyền thống bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Việt:
    “Cuối cùng là chúng ta chọn trách nhiệm chuyển giao sứ mệnh bảo tồn, phát huy văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam cho thế hệ thứ hai và các thầy cô vẫn đứng ở đó. Đó là một hình ảnh rất đẹp và đó là những mắt xích của một chiếc vòng nối chúng ta lại với nhau”

    GS/NV Quyen Di
    .
    Bác sĩ Nguyễn Tiến Dỵ nguyên là một giáo viên của Trường, trong khi hành nghề tại trung tâm ung thư M.D. Anderson , bày tỏ niềm vui của ông trước sự thành công của trường:
    “ Tôi rất vui mừng thấy sự thành đạt rất khả quan của Trường trong 25 năm vừa qua. Không những tồn tại được mà trường còn phát triển đều đặn và có thể nói là càng ngày càng hay hơn trước. Điều đó làm tôi rất là hãnh diện về những người đang cộng tác với trường mà đa số là thành viên trẻ”

    Nhìn lại sự vượt thắng những khó khăn và thành công của trường Hùng Vương sau 25 năm, Bác Sĩ Lê Thị Huyền chia sẻ niềm tin của Cô khi nhắc đến tương lai văn hóa tại Việt Nam trước nguy cơ Bắc thuộc:
    “Đất nước Việt Nam bây giờ có những điều cũng đáng buồn nhưng không có nghĩa là mình tuyệt vọng. Huyền nghĩ cái gì cũng có cơ duyên. Đến một lúc nào đó thì mình có thể có một cơ duyên, chẳng những níu kéo lại văn hóa Việt Nam ở nước Việt mà còn phát triển thêm tại ở đất nước của mình là nơi mình dễ phát triển tiếng nói , văn hóa và tâm hồn Việt Nam còn hơn ở Mỹ nữa”.

    Nhạc cảnh Viễn Khúc Việt Nam
    .
    Xin mượn lời của nhạc cảnh "Viễn Khúc Việt Nam", do các em học sinh trình diễn trong chương trình, để chấm dứt bài phóng sự này:
    "Chưa bao giờ về Hà Nội. Chưa bao giờ ghé Sài gòn. Chưa bao giờ thăm xứ Huế. Chưa bao giờ thấy Việt Nam.
    Tôi là con chim lạc bầy từ muôn kiếp trước. Tôi là mây bay ngàn đời trên trời tha phương. Quê mẹ trong tôi chỉ là văn chương.
    Ôi trời quê hương tuyệt vời nằm trên trang giấy. Qua lời ca dao mẹ hời xưa nhẹ chiêm bao. Nay lặng nỗi đau. núi gọi sông gào... "

    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.

 

 

Similar Threads

  1. Vùng đất thấp Hòa Lan
    By Miên Thụy in forum Tùy Bút
    Replies: 11
    Last Post: 01-23-2012, 11:08 PM
  2. Nắng Giao Mùa
    By lengoclan25 in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-17-2011, 03:44 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:17 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh