Register
Page 5 of 5 FirstFirst ... 345
Results 41 to 49 of 49
  1. #41

    Xót xa trẻ sơ sinh theo người lớn ăn xin không bao giờ thấy khóc

    .
    Xót xa trẻ sơ sinh theo người lớn ăn xin
    không bao giờ thấy khóc

    Có thông tin cho rằng, những đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn mà người ta vẫn nhìn thấy trên đoạn đường quốc lộ thuộc địa bàn huyện Bến Lức (tỉnh Long An) là do có người thuê từ Campuchia đưa san


    Quá trình tìm hiểu vấn đề này, phóng viên biết được thông tin, sở dĩ, những đứa trẻ vừa mới cất tiếng khóc chào đời chưa được bao lâu ấy, có thể chịu đựng được cái nắng, cái gió khắc nghiệt, là do chúng được cho uống một loại lá cây "thần kỳ".

    Bài thuốc gia truyền ấy giúp cho các trẻ sơ sinh ngủ thin thít trên tay các anh, chị lớn hơn mà không hề đòi bú sữa mẹ cả ngày trời...

    "Thần dược dầm mưa, dãi nắng" giá 50 nghìn đồng?

    Để biết được nơi ăn ngủ của nhóm
    trẻ ăn xin người Campuchia nói trên, theo sự hướng dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến chợ Bến Lức (tỉnh Long An). Có mặt tại chợ Bến Lức, nhiều tiểu thương cho biết:

    "Đã hai năm trôi qua, tối nào chúng tôi cũng thấy đám trẻ da đen, gầy nheo nhóc dắt díu nhau về chợ nằm ngủ trên các sạp bán hàng. Nhiều hôm trời lạnh, muỗi bu kín, nhưng kỳ lạ là chúng vẫn ngủ rất ngon lành. Thấy đám trẻ chịu quá nhiều cực nhọc, trong khi tuổi còn quá nhỏ, chúng tôi không khỏi xót thương. Chỉ vì tiền mà bố mẹ chúng nhẫn tâm để con mình nhịn đói, rét mướt, mưa nắng kiếm tiền trên những đoạn đường có quá nhiều nguy hiểm".



    Những đứa trẻ sơ sinh được bé lớn hơn bồng bế làm dụng cụ ăn xin
    (ảnh Thơ Trịnh).

    Chị X. (một tiểu thương tại chợ Bến Lức) cho biết:

    "Những đứa bé sơ sinh được mẹ của chúng ẵm vào khu nhà trọ bí mật nào đó sau một ngày dài phơi mưa, phơi nắng. Tuy nhiên, điều khiến mọi người không khỏi thắc mắc, là không hiểu vì lý do gì, những đứa trẻ sơ sinh ấy lại có thể chịu đựng được cái nắng gắt, mưa dầm dề nhiều tháng liên tiếp, mà không hề đau ốm, hay thậm chí là chẳng bao giờ thấy chúng khóc. Từ sáng tới tối, những đứa trẻ sơ sinh ngủ thin thít trên tay những đứa lớn hơn. Trong khi, con cái mình sinh được cả năm trời không cho đi ra ngoài mà còn năm ngày ba tật".

    Để giải đáp những thắc mắc trên, chúng tôi đã tìm gặp chị N. (một người bán hàng ngay ngã tư nơi đám trẻ người Campuchia ăn xin). Tại đây, chị N. cho biết:

    "Mình đã nghèo mà nhìn đám trẻ con ăn xin ở đoạn đường này còn khốn khổ hơn. Thấy các cháu quá tội, nên tôi thường cho các cháu ghé vào căn phòng trọ rách nát của mình nghỉ ngơi mỗi khi quá mệt".

    Chị N. tiết lộ thêm:

    "Những người phụ nữ lớn tuổi dẫn các cháu đến đây ăn xin là mẹ, là hàng xóm của tụi trẻ. Vì nhận được những đồng lương quá bèo bọt từ công việc may vá thuê, nên họ đã rủ nhau dẫn con mình vượt biên đến đây ăn xin. Xót hơn cả là trong số trẻ sơ sinh được mấy đứa lớn đeo trên người đi ăn xin, có một vài bé chỉ mới được 15, 17 ngày tuổi cũng làm "nhiệm vụ kiếm tiền" chẳng khác nào một người lớn. Theo một người mẹ chăn dắt đám trẻ ăn xin này tiết lộ, sở dĩ những đứa trẻ sơ sinh ấy không khóc, ngủ thin thít cả ngày và không bị ốm đau dù chang nắng, chang mưa là vì chúng được mẹ cho uống một loại lá cây gì đó".

    Chị N. còn cho biết:

    "Theo họ, tác dụng "thần kỳ" của cây thuốc nói trên cho biết, trẻ sơ sinh chỉ cần uống một thang trị giá 50 ngàn đồng trong vòng 15 ngày là có thể yên tâm ra đường mà không sợ bị ốm đau. Vì hay nói chuyện và quý mến, người mẹ này mới tiết lộ về bài thuốc này. Vì chỉ bên Campuchia mới có, nên chị ấy nói khi nào có dịp về Campuchia sẽ mua cho tôi một thang thuốc "quý hiếm" này. Thấy có vẻ "kỳ bí", chúng tôi ngỏ ý nhờ chị N. nói người mẹ Campuchia ấy mua giùm thang thuốc. Tuy nhiên, chị N. cho biết, người phụ nữ người Campuchia ấy rất ít tiếp xúc
    với người lạ vì sợ bị lộ bài thuốc gia truyền".




    Đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn phục vụ việc ăn xin khiến người đi đường xót xa
    (ảnh Thơ Trịnh).

    Vừa xóa sổ đã "tái xuất giang hồ"

    Ngoài những tiết lộ gây sốc của chị N., chúng tôi không khỏi bất ngờ trong cuộc trao đổi với ông Đào Bá Lộc, Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và
    Xã hội huyện Bến Lức. ông Lộc cho biết: Trước đây, không chỉ có trẻ em mà cả những thanh niên, người già từ Campuchia sang và đi đến từng nhà xin ăn. Tuy nhiên, do quá quen mặt nên người dân địa phương nhất quyết không cho. Để từ đó họ ý thức được việc làm sai trái của mình. Riêng đám trẻ con đứng trên quốc lộ ăn xin, chính quyền địa phương chỉ gom được những đứa bé trực tiếp đi ăn xin, chứ không thấy bóng dáng của những người chăn dắt. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc người lớn đứng đằng sau chăn dắt và "đào tạo" những đứa trẻ ăn xin này.



    Biên bản bàn giao nhóm trẻ người Campuchia ăn xin của cơ quan chức năng
    (ảnh Thơ Trịnh).

    Theo ông Lộc, mặc dù biết nói tiếng Việt, nhưng nhóm trẻ người Campuchia này được căn dặn, không được nói mỗi khi bị cơ quan chức năng thu gom. Chính vì vậy, chính quyền địa phương rất khó khăn trong việc nắm bắt những sự thật phía sau những đứa trẻ này. Mỗi lần đi thu gom đám trẻ ăn xin, địa phương phải nhờ một cán bộ công an huyện biết nói tiếng Campuchia để ghi tên, lập biên bản báo cáo lên cấp trên.

    Điều đáng nói là theo thông tin từ những đứa trẻ ăn xin khai
    báo với cơ quan chức năng, thì các bé sơ sinh mà người ta vẫn thấy được bồng bế đi ăn xin, là do những người lớn thuê từ Campuchia sang để góp "màn kịch" nghèo đói, khổ sở.

    Trả lời về việc không thể giải quyết dứt điểm nhóm trẻ ăn xin nói trên, ông Lộc chia sẻ:

    "Vốn dĩ, việc thu gom trẻ ăn xin bàn giao cho các cơ quan chức năng tại cửa khẩu Mộc Hóa đã khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Bởi mọi chi phí đi lại, ăn uống cho nhóm trẻ này, chính quyền phải bỏ ra. Đó là chưa kể đến phải có lực lượng đông mới có thể thu gom trẻ vào ban đêm. Chúng tôi cũng ngạc nhiên là có một số trường hợp chúng tôi bàn giao xong không bao lâu lại thấy chúng "tái xuất giang hồ".

    Theo ông Lộc, việc lợi dụng trẻ nhỏ để kiếm tiền từ việc ăn xin nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền
    trẻ em. Nhưng do đây là trẻ em của nước ngoài, nên nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của hai bên thì câu chuyện này rất khó có thể giải quyết một cách triệt để được. Hơn thế nữa, để bảo vệ những đứa trẻ tội nghiệp này, thì bản thân những người sinh ra các cháu phải ý thức được những nguy hiểm, vất vả mà con mình gặp phải, khi tham gia vào công việc ăn xin trên các tuyến đường quốc lộ.

    Vẫn tăng, không giảm

    Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ công an xã Thạnh Đức (huyện Bến Lức) cho biết:

    "Hai năm nay, công an xã đã tiến hành thu gom 2-3 lần, nhưng thu gom xong chưa được bao lâu lại thấy đám trẻ xuất hiện trở lại. Điều đáng nói là số lượng trẻ người Campuchia sang xin ăn ngày càng nhiều, khiến người đi đường cũng hết sức khó chịu".

    Những tuổi thơ bị tước đoạt

    Chia sẻ về tình trạng chăn dắt trẻ ăn xin hiện nay, tiến sỹ Nguyễn Công Thoại, chuyên gia tâm lý Hội Tâm lý -
    Giáo dục Việt Nam, Giám đốc công ty Tâm lý Việt cho hay:

    "Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và mức sống chênh lệch, hiện nay có không ít người đã sử dụng trẻ em để làm công cụ phục vụ cho việc kiếm tiền. Không những vậy, hành động sử dụng những đứa trẻ sơ sinh để ăn xin không chỉ coi thường mạng sống,
    sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này. Gắn bó với việc ăn xin từ bé, những đứa trẻ ấy đã đoán định được tương lai không lối thoát của mình. Đây là một vấn đề rất đáng báo động mà các cơ quan chức năng cần phải xử lý một cách triệt để, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em".

    Theo Thơ Trịnh
    01.11.2014
    Nguồn: nguoiduatin.vn online

  2. #42

    Những Kẻ Đạp Trên Dư Luận

    .

    Bài viết của Bác Sĩ Vũ Ngọc Tấn
    Sydney N.S.W

    Dear các bạn
    Câu chuyện về Lá Cờ- Điếu Cầy có lẽ mình nói đã tạm đủ. Sẽ tùy cơ ứng biến.
    Nay xin gởi các bạn bài " Những kẻ đạp trên dư luận"- tôi cũng mới viết.
    Xin các bạn đọc qua- nếu thấy có chút giá trị- xin phổ biến tới các thân hữu.
    Thân
    Bs Tấn

    Những Kẻ Đạp Trên Dư Luận
    Vũ Ngọc Tấn

    Câu chuyện mở đầu: Bùi Duy Tâm

    Sau năm 75, tại hải ngoại, tôi có nghe về ông Bùi Duy Tâm ( cựu Khoa trưởng ĐH Y khoa Huế và Minh Đức) và gặp ông ta 2 lần :

    - Nghe:
    Chuyện ông dụ làm sao mà bà Dương Thu Hương ( văn sĩ ).. thoát y trên sông Đuống ( ngoài Bắc ) cho ổng coi

    - Gặp mặt:
    -Lần thứ nhất tại Brisbane - Úc vào khoảng thập niên 1980, lúc đó BDT được Hội Y sĩ Brisbane mời tới nói chuyện về một đề tài văn hoá nào đó tại một khách sạn. Trong thính giả có nhiều người Úc, kể cả ông Khoa trưởng Đại học Y Khoa Brisbane. Điều làm tôi khá ngạc nhiên là Bùi Duy Tâm , một người có bằng PhD về Biology ( Biological Researcher - Uni of California - San Francisco )- lại hoàn toàn thyết trình bằng tiếng Việt- và phải nhờ một thông dịch viên dịch lại những gì ông nói sang Anh ngữ . Như vậy là: một ông cựu khoa trưởng Đại Học Y Khoa của VN trước đây lại.. hổng nói được tiếng Anh mà phải nhờ người thông dịch?

    Tuy nhiên, sau đó nghĩ lại thì chắc không phải như vậy: không nói được tiếng Anh thì làm sao đậu được bằng PhD của Mỹ? mà bằng này đâu có phải là bằng.. chùa như ở VN đâu? Vậy thì cái ý của BDT không hé ra một câu tiếng Anh hôm đó là có lẽ muốn chứng tỏ lòng tự hào về văn hoá Việt và tiếng Việt chăng?

    - Lần thứ hai: Đó là năm tổ chức Đại hội Y sĩ VN Thế giới tại San Jose ( tháng 8/2008) . Trong đêm Gala, tôi ngồi cạnh bàn với BDT. Vì tôi là một kẻ ưa đàn đúm với bạn bè, nên bàn tôi nườm nượp bạn bè qua lại đấu hót rôm rả- nhưng nhìn sang bàn của ông cựu Khoa Trưởng YK ( BDT)- thì tịnh hổng thấy có con ma nào tới thăm viếng. Tôi thấy hơi buồn cho ổng, tính mò sang gợi chuyện- nhưng nghĩ lại thì mình..chả học ổng ngày nào ( hay là có học- nhưng vì bỏ giảng đường đi chơi nhiều quá nên không biết)- nay tự nhiên sang hỏi chuyện làm quen , thì sợ người ta nghĩ là mình ..thấy sang bắt quàng làm họ, nên tôi đành án binh bất động.

    Sau đó, hỏi ra, tôi mới biết là "thầy "( BDT) mới tiếp phái đoàn của Phó Thủ Tướng Việt Cộng cùng các quan chức CS tại tư gia- cho nên anh em tẩy chay, hổng muốn dây dưa nói chuyện với "thầy" .

    Nay tìm hiểu về chuyện ông BDT tiếp phái đoàn Phó Thủ tướng VC tại tư gia, theo phỏng vấn của báo Thời Luận/ California thì ông BDT trả lời như vầy về lý do tiếp phái đoàn CS: ( BDT ):

    "Nếu tôi đi đạo Phật mà Đức Giáo Hoàng muốn tới thăm tôi thì tôi còn hân hạnh hơn là được Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm" và trong một đoạn trả lời khác " Tôi phải sống tự do, làm cái gì tôi cho là phải trong pháp luật của nước Hoa Kỳ- dù điều đó không làm vừa lòng một số người"

    Nay thì tôi nghe nói BDT về VN làm Khoa trưởng ĐH Y Khoa ( tư ) Tân Tạo. Dù điều này có thật hay không, và dù rằng ta coi BDT là một thứ cỏ đuôi chó, một thứ cắc kè ( chameleon) có thể thay đổi màu da cho phù hợp với đám cỏ xung quanh để sống còn và vinh thân phì gia - hay là khen BDT là kẻ thức thời, thì ta cũng phải nhìn nhận một sự thực: đây là một con người dám.. đạp lên dư luận để làm những điều mà ông ta cho là phải.

    CÂU CHUYỆN CHÍNH MÀ NGƯỜI VIẾT MUỐN NÓI:

    Nay nhân chuyện BDT, nhìn lại lịch sử ta thấy có khá nhiều những người đã.. đạp lên dư luận và làm những chuyện thay đổi cả lịch sử. Tất nhiên BDT không thể nào so sánh được với những người này- vì những điều những người này làm có ảnh hưởng bao quát tới mức sống của người dân VN trong thời đểm đó và mai hậu.

    Và trước khi đi vào đề tài này, xin khẳng định một sự thật về VN: Sự chìm đắm trong nghèo đói cơ cực của VN sau khi VC chiếm Miền Nam năm 75 là hoàn toàn do chính sách tập quyền trung ương, kinh tế chỉ huy ngu dốt của những con" chó nhẩy bàn độc" là CS lúc đó. Những nhân vật mà tôi nêu ra sau đây- dù thuộc phía bên này hay bên kia- là những người đã góp phần vào việc đưa VN thoát ra ngoài cảnh khốn cùng và không hề có ý bênh vực cho ai.

    Chỉ xin chú ý một đều: khi ta suy nghĩ về những người này, xin thật khách quan và đừng để lòng yêu hay ghét làm mờ trí phán đoán.

    - Nguyễn Xuân Oánh: Ông Oánh là người tốt nghiệp Kinh Tế Đại học Harvard ( Mỹ ) năm 1954. Là Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia rồi sau đó là Phó thủ tướng VNCH thời trước 1975. Sau khi CS chiếm Miền Nam, ông chọn ở lại - dù rằng ông có thể được người Mỹ đưa sang Mỹ không khó khăn gì. Lý do chọn ở lại VN của ông Oánh là " Tôi ( ông Oánh) nghĩ rằng nếu ở lại VN , tôi sẽ giúp nhiều cho dân VN hơn là tôi đi Mỹ".

    Sau đó sau 8 tháng bị quản thúc tại gia, thì từ năm 1986, - ông Oánh và chương trình " Đổi mới " cuả ông, hợp lực cùng cùng với một số trí thức khác đã chuyển biến nền kinh tế XHCN của VN lúc đó sang nền Kinh tế thị trường. Nguyễn Xuân Oánh trở thành cố vấn kinh tế cho Tổng Bí Thư Đảng CSVN lúc đó là Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

    Đây là một sự trớ trêu của lịch sử : Cộng sản chiếm miền Nam với chủ trương áp dụng nền kinh tế XHCN- nghĩa là kinh tế chỉ huy từ Trung Ương- và họ tin là nền kinh tế này sẽ đưa mọi người tới.. Thiên đàng CS: sở hữu chung, bình đẳng, và "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu..'.vân vân.

    Nay sau khi xua quân vào miền Nam, đưa tới cái chết của nhiều triệu người , mong áp dụng một chủ thuyết " lý tưởng" - thì nay lại xoay 180 độ: VN trở lại với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa : trở lại với chuyện người dân có quyền tư hữu, những cải cách về ngân hàng, tài chánh, đầu tư nước ngoài....

    Dù VC có nói là đây là nền " Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" hay là bất cứ đặt cho nó cái tên óng ả nào đó, thì sự thực những câu nói này chỉ lừa bịp dư luận để che dấu cái bẽ bàng của họ :

    " Ta" (Việt cộng) thắng miền Nam- nhưng ta lại trở lại với con đường tư bản của miền Nam- vậy thì " ta" đã thua hay thắng?"

    - Nguyễn Văn Linh- Tổng bí thư Ban CH Trung Ương Đảng 1986-1991: Linh là người viết những bài về xã hội trên tờ Nhân Dân dưới bút hiệu" NVL" trong mục " Nói và Làm" và là người đã lập nên những thí điểm đổi mới trong quản lý kinh tế tại một số doanh nghiệp trong Sài gòn ( không phải là quản lý kinh tế kiểu cộng sản- sự việc này xảy ra trong thời điểm NVL còn là Bí Thư Thành Ủy - Sài gòn). Sau đó NVL đã thuyết phục các lãnh tụ cấp cao của CS VN lúc đó gồm: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công.. trong " Hội Nghị Đà Lạt" vào năm 1983, và nêu lên thành quả tốt đẹp sinh lợi nhuận của những thí điểm này. Từ đó NVL chuẩn bị cho văn kiện Đại Hội Kỳ VI và khởi xướng cuộc đổi mới tại VN .

    - Võ Văn Kiệt: Kiệt là Thủ tướng VN từ 1991 tới 1997 ( sau Nguyễn Văn Linh): Như đã nói ở trên: cả Linh và Kiệt đều dùng Nguyễn Xuân Oánh làm cố vấn kinh tế. Kiệt chủ trương hoà giải với người Việt trong nước và những nhà tranh đấu dân chủ cho VN. Kiệt tiếp tục con đường của NV Linh về đổi mới kinh tế. Kiệt phát biểu những câu đáng chú ý: nhắc tới cuộc chiến VN, Kiệt nói: "Nhiều sự kiện, khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn" và về tổ quốc "Tổ quốc là của mình, dân tộc là cuả mình, quốc gia là của mình và không phải là của riêng người cộng sản hay cuả bất cứ phe phái nào cả"..

    Cả 3 người : Oánh, Linh và Kiệt là những người đã đạp lên dư luận để làm những điều mà họ cho là phải: Khi ông Oánh quyết định ở lại VN tham gia chính quyền mới, thì một số khá lớn những người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước đã coi ông như một kẻ trở cờ.. quẫy đuôi theo chủ mới. Nguyễn Văn Linh cũng như Võ Văn Kiệt thì khỏi nói thì ta cũng biết là vào thời điểm đó, còn biết bao nhiêu đảng viên cộng sản trung thành với đường lối của " Bác Hồ" thối tha, muốn rập khuôn theo đường lối kinh tế vô sản và chống lại đổi mới.

    Vậy thì cả Oánh, Linh và Kiệt là những kẻ đã..đạp trên dư luận lúc đó và làm cái gì mình cho là phải và hậu quả là: bước đầu nước ta thoát ra khỏi cảnh người dân phải .." xếp hàng cả ngày", một năm mua được mấy thước vải, một tháng mua được mấy cân gạo .. là cảnh khốn khổ của thời " bao cấp" và đời sống bắt đầu bớt cơ cực hơn trước.

    Clinton: Trên đây chì là bước mở đầu của cuộc cải cách tại VN. Bước kế tiếp, ta phải kể tới một người không phải là người Việt- nhưng đã đưa tới những đổi thay quyết định cho VN về kinh tế và đời sống con người. Người này là Tổng thống Mỹ Clinton (Tổng thống thứ 42 cuả Mỹ- và là Tổng thống Mỹ 2 nhiệm kỳ từ 1993-2001). Clinton là người chủ trương bình thường hóa bang giao với VN và khép lại thời gian thù địch.

    Chủ trương này tất nhiên gặp rất nhiều chống đối: từ những thân nhân của trên 50,000 quân nhân Mỹ đã hy sinh mạng sống trong chiến tranh VN, những cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến và đổ máu tại VN, những chính trị gia thuộc phe bảo thủ.v.v.. Về phía người Việt tại hải ngoại , thì lúc đó phong trào phản đối chuyện bình thường hoá bang giao với VN của Clinton lên cao: những văn kiện phản đối của những cộng đồng VN hải ngọai từ nhiều quốc gia, những thư phản đối kêu gọi những chữ ký từ người Việt hải ngoại đòi hỏi chính phủ Mỹ trước khi bình thường hoá bang giao với VN, thì nên đòi hỏi VN phải thả tù nhân chính trị, tôn trọng nhân quyền, áp dụng tự do dân chủ v.v.. như là những điều kiện tiên quyết.

    Và sau đây là trích dẫn vài lời trong diễn văn của Clinton đọc trước các dân biểu quốc hội Mỹ, các tướng lãnh Mỹ và các cựu chiến binh Mỹ đã tham chiến tại VN và dân Mỹ . Clinton nói:

    " Bình thường hoá bang giao với VN sẽ mang VN trở lại với cộng đồng các quốc gia, và bình thường hoá bang giao cũng phục vụ ý nguyện của chúng ta là ta đã góp phần tạo nên một VN tự do trong vùng Á Châu hoà bình và ổn định"
    và:
    " Nếu ta giúp được VN về con đường đổi mới về kinh tế và dân chủ, là ta đã làm vinh dự cho hững người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho VN "

    Sau đó, như ta biết Mỹ bình thường hóa bang giao với VN, khép lại thời kỳ cấm vận sau chiến tranh từ 1975-1995. Ngày 11/7/1995 Mỹ nâng cấp những Văn Phòng Liên Lạc của hai bên ( Liason Offices-mở cửa từ tháng 01/1995 dưới thời Clinton) lên hàng Đại sứ quán, cùng với việc mở cửa những toà Lãnh sự của cả hai bên tại Sài Gòn và San Francisco: Douglas "Pete" Peterson, một phi công Mỹ rớt máy bay, bị cộng sản VN bỏ tủ 6 năm hồi chiến tranh VN, được Clinton chỉ định là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN vào năm 1997.

    Từ những ngày đó đã có rất nhiều đổi thay- và có thể nói là mở đầu một giai đọan chuyển biến khó ngờ trước được trong bang giao Mỹ Việt và sự bành trướng trong cán cân mậu dịch giữa Mỹ và VN, đáng kể là:

    - Thoả Ước Mậu dịch song phương với VN ( ký năm 2000).

    - Thoả ước Hàng không dân sự ( 2003).

    - Đối thoại về Nhân quyền Song phương ( Bilateral Human Rights Dialogue) mở lại năm 2006 sau 2 năm bị đình hoãn và từ đó tới nay, hai bên đã họp 17 lần về Nhân quyền.

    - Từ năm 2006: Mỹ bán thiết bị quân sự phi sát thương cho VN.

    - Năm 2007, Quốc Hội Mỹ ký thỏa ước " Bình thường hoá Mậu dịch với VN Vĩnh viễn ( PNTR)".

    - Năm 2012, Mỹ trở thành nước đầu tư lớn nhất vào VN và giá trị mâu dịch song phuơng Mỹ Việt là 15 tỷ đô la ( và tăng lên mức 25 tỷ đôla vào năm 2013- tức là tăng lên 80 lần so với từ ngày Mỹ bỏ cấm vận năm 1995).

    - Quan hệ quốc phòng đã tiến tới mức khó có thể tưởng tượng được trước đây: quân đội hai bên ( Mỹ và VN) đã cùng tập trận và Vịnh Cam Ranh lại trở thành nơi cập bến của hải quân Mỹ.

    - Đặc biệt là tháng 7/2013, Trương Tấn Sang và Obama ký " Thỏa Ước Hợp Tác Toàn diện " ( Comprehensive Partnership), xác nhận hợp tác Mỹ Việt về 9 phương diện: Ngoại giao, Kinh tế & Mâu dịch, Khoa học & Kỹ thuật, Giáo dục, Môi trường & Ý tế , Quốc phòng & An ninh, Tàn tích chiến tranh , Nhân quyền, Văn hoá & Du lịch & Thể thao: điều đáng chú ý là thoả ước này xác nhận mỗi năm , Ngoại trưởng hai bên ( Mỹ và VN) sẽ gặp nhau để phối kiểm những thành quả cuả thoả ước này.

    - Tháng 10/1013, Mỹ ký thoả ước theo đó Mỹ trao cho VN nhiên liệu và kỹ thuật nguyên tử cho chương trình Năng Lượng Hạt nhân của VN .

    - Ngày 2/10/14 vừa qua, Phạm Bình Minh, phó Thủ Tướng kiêm Ngọai trưởng VN sang Mỹ gặp Ngoại trướng Mỹ Kerry, sau đó phía Mỹ xác nhận sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho VN: Mỹ có thể sẽ bán các tàu chiến, máy bay và các vũ khí quốc phòng liên quan tới an ninh biển cho VN ( điều này khỏi nói thì rõ ràng là để giúp VN đương đầu với kẻ thù phương Bắc)

    - Cũng liên quan tới an ninh biển, thì theo một viên chức cấp cao trong lực lượng Phòng vệ Duyên hải Mỹ, thì họ đã nhiều lần giúp che chở cho ghe tầu đánh cá cuả VN bị Trung Cộng tấn công- và ngược lại về phiá VN, thì trong tháng 6/13, tại hội nghị Shangri- La ( Singapore), Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố là sẽ chào mừng việc Mỹ đóng vai trò to lớn hơn trong quá trình làm giảm căng thẳng trong vùng Đông Nam Á.

    John McCain: McCain là phi công Mỹ , trong lúc thực hành phi vụ thả bom miền Bắc VN, thì máy bay của ông ta bị bắn rơi và ông đã nhảy dù từ máy bay xuống Hồ Trúc Bạch ( Hà nội ) vào năm 1967. Ông bị gãy 2 tay và một chân, đuợc móc lên từ Hồ Trúc Bạch, bị đánh hội đồng bằng báng súng và bị bỏ tù trong nhà tù Hoả lò - Hà nội trong 6 năm (1967-1973). Sau đó, McCain bị đối xử rất tàn tệ, những xương gãy không hề được săn sóc, bị tra tấn để lấy tin tức nhưng không được- và những thương tích của ông chỉ được chữa trị khi cộng sản biết bố của ông ta là một Đề đốc Hải quân Mỹ.

    Vào giữa năm 1968, Đề đốc John S. McCain ( bố cuả McCain) được đề cử làm Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương ( gồm cả Việt nam). Cộng sản Bắc Việt biết được tin này, và từ lúc đó McCain (con ) được coi như " hoàng tử", được đối xử khác biệt, và để tuyên truyền, cộng sản đề nghị thả McCain sớm để chứng tỏ "lòng khoan hồng" của chế độ.

    Cái dũng cuả McCain là ông ta biết đây là một hành động tuyên truyền cuả CS, nên đã từ chối đề nghị này, và nói chỉ chấp nhận được thả sau khi những người bị bắt trước ông cũng được thả. Tất nhiên đều kiện này không được CSVN chấp nhận và sau đó để trả thù, Việt cộng biệt giam McCain 2 năm . Ông bị trói và đánh đập mỗi 2 giờ: không chiụ nổi McCain đã xé áo , kết làm thừng để treo cổ, nhưng bị lính gác phát giác kịp thời ( hậu quả cuả những thương tích và tra tấn này là cho tới ngày nay, McCain không giơ tay được quá đầu mình ).

    Con người có cái dũng đã từ chối việc thả mình ra trước các bạn tù, rồi cũng có ngày phải gãy: McCain " thú tội" chống " Đế quốc Mỹ", và thú tội mình là tội phạm chiến tranh, đã gây tội ác với" nhân dân" , đã thả bom trường học ... cuốn băng " thú tội " của McCain được phát thanh cho khắp các bạn tù Mỹ ở Hoả lò để tấy não họ- và tất nhiên chuyện này được truyền thông Mỹ khai thác. Sau này McCain nói về việc này là: con người ta chỉ có thể chịu đựng tới mức độ nào mà thôi .

    Năm 1973, Mc Cain được thả. Về Mỹ, ông nhảy vô chính trường. Năm 1982 ông trở thành Dân Biểu và từ 1986, ông được bầu làm Thương nghị sĩ Mỹ và đã được bàu và tái cử lại nhiều nhiệm kỳ. Năm 2008, ông ứng cử Tổng thống Mỹ và như ta đã biết, ông bị Obama đánh bại.

    Riêng về những gì liên quan tới Việt nam, thì từ năm 1991, kẻ suýt làm Tổng thống Mỹ ( McCain) ở trong phái đoàn cuả TNS John Kerry ( nay là Ngọai trưởng Mỹ ) đặc trách " Ủy ban Tìm kiếm tù binh chiến tranh và quân nhân Mỹ mất tích" (POW/MIA) tại VN. Từ đó Mc Cain cùng với Kerry đã về Việt nam rất nhiều lần trong công tác này.

    Điều đáng đề ý ở McCain là: tuy bị tù, bị đánh đập tàn tệ dưới tay cộng sản Bắc Việt như đã nêu trên- nhưng ông ta vẫn chủ trương bình thường hoá bang giao với VN : ông là người- trong khi là Thượng nghị sĩ Mỹ- đã thúc đẩy và đứng đàng sau việc Tỗng thống Mỹ Clinton tiến tới việc bãi bỏ cấm vận VN năm 1994, và McCain chủ trương giúp VN về mọi mặt, nhất là ủng hộ việc Mỹ bán võ khí cho VN.

    Như những "kẻ đạp trên dư luận " mà tôi - kẻ viết bài- đã nêu ở trên , ông bị một số khá lớn cựu quân nhân Mỹ và người Việt chống cộng sản coi là kẻ phản bội, đã bị CS tẩy nảo..

    Vây thì điều gì đã chuyển biến McCain, từ một kẻ bị tù đày , bị tra tấn.. biến thành một kẻ trợ giúp những kẻ đã.. tra tấn mình?

    Xin nghe những trả lời của McCain về việc này:

    " Tôi đã đặt chiến tranh VN sau lưng tôi từ lâu lắm rồi"

    "Tôi không nuôi dưỡng hận thù"

    " Tôi đã làm bạn với những kẻ trước đây là kẻ thù cuả tôi"

    Và vào tháng 3/2013, trong bài " 40 năm nhìn lại", McCain viết:

    "Hai nước chúng ta ( Mỹ - Việt) có một quá khứ khó khăn và đau lòng, nhưng ta đã không tự trói mình vào quá khứ đó và ta đang đi trên con đường từ hoà giải tiến đến tình hữu nghị thực sự "

    " Thương mại hai bên ( VN và Hoa Kỳ ) đã tăng 80 lần so với năm 1994 khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận. Điều này có lợi cho cả 2 quốc gia và giúp cho cả triệu người Việt có thể thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói" v.v..

    MỘT VÀI CẢM NGHĨ:

    Tuy từ hồi nhỏ, Clinton coi Kennedy là thần tượng, nhưng khi lên làm Tổng thống, thì Tổng thống Mỹ Clinton đã khác hẳn với TT Kennedy về sách lược để đưa những quốc gia mà Mỹ đã bị mất ảnh hưởng trở lại với quỹ đạo của Mỹ.

    Đối với Cuba, Kennedy đã phê chuẩn cho Binh đoàn 2506 ( do CIA tổ chức và tài trợ ) xuất phát từ Guatemala và đổ bộ tại Vịnh Con Heo ( Bay of Pigs Invasion) vào ngày 17/4/61 với mục đích khơi động nổi dậy ở Cuba và lật đổ Castro. Binh đoàn này đã bị Castro đánh thảm bại sau 3 ngày- và cuộc nổi dậy mà Kennedy hy vọng đã không xảy ra.

    Ngược lại đối với VN- có lẽ sau bài học Cuba- Clinton hoàn toàn không chủ trương dùng võ lực để lật đổ, nhưng đã đi theo con đường " Engage Vietnam" tức là không cô lập nhưng khơi chuyện với VN và đưa VN vào với cộng đồng các nước tự do và thế giới. Nói một cách khác, Clinton muốn đưa tới những biến chuyển về tự do, dân chủ và nhân quyền cho VN mà không cần dùng tới võ lực.

    Hình như Clinton đang thắng?

    Từ ngày Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao với VN ( dưới thời Clinton)- ta thấy có rất nhiều biến chuyển về nhiều mặt. Đáng chú ý là gần đây CSVN thả Cù Huy Hà Vũ, thả Điếu Cày và tác phẩm Đèn Cù của Trần Đĩnh, nói đủ mọi chuyện xấu xa về các " lãnh tụ" CSVN- kể cả Hồ Chí Minh : tuy dù " Đèn Cù" được in tại Mỹ, nhưng Trần Đĩnh vẩn khơi khơi sống tại VN và không bị bỏ tù. Chuyện này là hoang tưởng nếu xảy ra cách đây chỉ.. vài năm thôi.

    Tất nhiên việc cộng sản thả tù rồi bắt tù là bình thường và như vậy có thả cũng như không- Hơn nữa, còn biết bao nhiêu những người tranh đấu cho tự do, dân chủ hiện đang còn mai một trong những nhà tù cộng sản ?

    Vậy thì điều quan trọng và cốt lõi là VN phải thay đổi hay hủy bỏ một số điều luật đã cho nhà nước cái quyền vô hạn định trong việc bắt bớ và bỏ tù người dân:

    Luật 88: Tuyên truyền chống phá nhà nước; Luật 87: Làm mất đoàn kết dân tộc; Luật 79: Âm mưu lật đổ chính quyền... Vậy thì bất cứ ai nói hay làm bất cứ điều gì mà nhà nước không thích - thì đều có thể bị ghép vào những luật rất mù mờ nêu trên và bị bỏ tù bao lâu tùy theo nhà nước muốn ( điều này McCain đã nêu ra).

    Tuy nhiên dù bàn gì đi nữa , thì ta cũng phải nhìn nhận là: VN có một số tiến triển về mặt nhân quyền- và điều này sở dĩ có là một phần do những tranh đấu và đòi hỏi về nhân quyền cho VN từ cộng đồng VN hải ngoại và những tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong quốc nội. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là..Mỹ vì Mỹ có cây gậy và củ cà rốt, ta , người Việt hải ngoại và quốc nội không có gậy và cũng chẳng có cà rốt. Vậy những việc thả tù chính trị mới đây tại VN là do áp lực cuả Mỹ ( như đã nêu trên : từ ngày bỏ cấm vận, VN và Mỹ đã họp 17 lần về nhân quyền)- và từ đó đã đưa tới những cà rốt cho VN:

    - Thoả Ước Hợp TácToàn Diện Mỹ Việt,
    - Mỹ tháo khoán ( một phần) việc bán vũ khí cho VN ,
    - Mỹ điều chỉnh quan thuế ( tariff) để dễ dàng cho hàng hoá VN nhập cảng và bán với giá nới trên thị trường Mỹ .v.v.

    Những biến chuyển khác:

    -Clinton thăm VN năm 2000.
    - Mỹ trở thành thị trường xuất cảng lớn nhất cuả VN.
    - Hiện nay có 1.8 triệu người Việt ở Mỹ và số sinh viên du học VN tại Mỹ là 13,.000- đứng hàng thứ 8 trong số các sinh viên du học tại Mỹ ( gồm cả Âu , Á và Châu Mỹ La tinh)-
    - Việt nam nay trở thành nước có thiện cảm với Mỹ nhất tại vùng Đông Nam Á. Theo thống kê năm 2014: 76% người Việt có thiện cảm với Mỹ.

    Tất cả những dữ kiện nêu trên chứng tỏ một điều: Mỹ đã sắp xếp để VN trở lại quỹ đạo của Mỹ và Mỹ săn sàng đặt VN vào bàn cờ chiến lược- nhất là sau chính sách " Tái cân bằng lực lượng " của Obama tại vùng Á Châu - Thái Bình Dương.

    Còn về Trung Quốc?

    Trong khi liên lạc với Mỹ có những chuyển biến vượt bực nêu trên, thì liên lạc song phương VN và Tầu trong cùng thời gian đó ra sao? Gần như chỉ ..dâm chân tại chỗ hay là đi xuống.

    Sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990, thì VN bình thường hoá bang giao với Tầu năm 1991 ( tức là rất nhiều năm sau trận chiến Lạng Sơn)- và hội nghị Thành Đô này, ngoài chuyện xác nhận lại 16 chữ vàng rỗng tuếch trong liên lạc giữa hai nước- còn lại thì hầu như không có gì đáng nói. Tuy hợp tác về thương mại giữa VN và Trung Quốc lên rất cao- nhưng điều này không có nghĩa là VN không thể thoát khỏi vòng cương toả cuả Trung Quốc về thương mại- và điều này cũng không phải là cái thắng để tránh xung đột.

    Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng ( Bí thư Đảng CSVN ) thăm Trung Quốc để cải thiện bang giao- nhưng sau đó VN phê chuẩn đạo luật thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Trung Quốc sau đó lên tiếng luật này ( cuả VN) là bất hợp pháp và vô hiệu qủa . Đồng thời Trung Quốc phê chuẩn luật công nhận Hoàng Sa và Trường sa là của Trung Quốc.

    Ta nghe nói nhiều về chuyện các phe thân Mỹ , thân Tầu của giới cầm quyền tại VN. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi ( kẻ viết bài ), thì hiện tại hầu hết các lãnh tụ CSVN đều.. hướng về Mỹ ( hãy nhìn hình ảnh hớn hở của Trương Tấn Sang sau khi ký thoả ước" Hợp tác Toàn diện" với Obama và Phạm Bình Minh- sau khi họp và nghe ngoại trưởng Mỹ xác nhận việc Mỹ đồng ý tháo khoán từng phần việc bán võ khí cho VN thì ta đủ hiểu ).

    Tuy nhiên, dù rằng có thể Mỹ muốn xúc tiến nhanh việc đưa VN vào qũy đạo của Thế giới tự do ( song song với những đòi hỏi cuả Mỹ về cải tiến về nhân quyền tại VN) và Mỹ muốn VN trở thành một mắt xích chiến lược trong chính sách tái cân bằng cuả Obama tại Thái Bình Dương, thì VN- dù có thể rất muốn- nhưng vẫn phải dò chừng phản ứng của đàn anh ở phương Bắc. Tại sao? vì nếu xảy ra xung đột, thì sẽ không phải như trận Lạng Sơn ngày trước, mà ngày nay VN đối với Trung Quốc cũng như châu chấu đá xe mà thôi. Do đó VN phải hết sức dè đặt và chỉ dám ..tiến từng bước về phiá Mỹ.

    Nay xin trở lại với những nhân vật mà tôi nêu ra ở phần trên ( trừ Bùi Duy Tâm) : Đây là những nhân vật đã ..đạp lên dư luận và làm thay đổi lịch sử. Ta có thể nói Nguyễn Xuân Oánh là kẻ trở cờ, Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt là những tên cộng sản ngu dốt : nếu hai người này có chút đầu óc thì đã không theo CS ngay từ lúc đầu , nay có quay ngược lại thì cũng chỉ là để.. chuộc tội mà thôi.

    Tuy nhiên, nói qua thì cũng phải nói lại: nếu không có những người này, thì VN ngày nay cũng chỉ giống như Cuba hay Bắc Hàn không hơn không kém.

    Riêng về những nhân vật như Bill Clinton và McCain- những người đã chủ trương mở cửa lại với VN sau cấm vận và dùng đủ mọi cách để đưa VN về hướng dân chủ và nhân quyền- mà không cần phải động binh vì không hề chủ trương thay đổi lá cờ của VN- thì dù ta đã thua năm 1975, nhưng nay thì, như đã mô tả ở phần trên, hình như VN đang di chuyển rất gần về phía Mỹ.

    Để kết luận, tôi xin nhắc lại một lời phê bình về Tào Tháo, một nhân vật cũng.." đạp trên dư luận " trong thời Tam Quốc ở bên Tầu: " Khen chê chớ vội hợt hờ"

    Vũ Ngọc Tấn
    12/11/14

  3. #43

    Từ Tổng Thống Bush tới Tổng Thống Obama

    .

    Từ Tổng Thống Bush tới Tổng Thống Obama



    Sơ lược


    Hai ông Tổng thống này có nhiều điểm độc đáo, họ đứng đầu ngành Hành pháp kế tiếp nhau, cùng được người dân Mỹ xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mỗi ông một vẻ mười phân vẹn mười.

    Năm 2008 người dân quá chán Cộng Hòa, cuộc chiến Iraq, Afghanistan của TT Bush sa lầy, người ta nói nước Mỹ đã đi sai đường. Những cuộc khủng bố đẫm máu hàng ngày diễn ra tại Iraq khiến dân Mỹ vô cùng chán nản. Trước ngày bầu cử Tổng thống năm 2008 khoảng sáu tuần lễ thì khủng hoảng tài chính diễn ra dữ dội, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, có ngày chỉ số Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm, khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng cho công nhân viên nghỉ hàng loạt… Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, không thấm vào đâu.

    Mặc dù Cộng Hòa đưa bà Sarah Palin trẻ đẹp ra làm ứng cử viên phó Tổng thống cho ứng cử viên McCain nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Mới đầu thăm dò cho thấy Cộng Hòa lên điểm nhờ mỹ nhân kế nhưng rồi cũng tàn lụi dần.

    Người dân hốt hoảng trước viễn tượng khủng hoảng kinh tế, uy tín của Cộng Hòa bị phá sản, cử tri dồn phiếu cho Dân Chủ và Obama đắc cử vẻ vang với 365 phiếu cử tri đoàn gấp hai lần đối thủ McCain 173 phiếu, 69,498,516 phiếu phổ thông hơn McCain gần 10 triệu phiếu. Dân Chủ đại thắng trong cuộc bầu cử 2008, vừa làm chủ tòa Tòa Bạch ốc đồng thời kiểm soát điện Capitole với 257 ghế Hạ Viện (53%) và 57 ghế Thượng viện (57%).

    Người dân tin tưởng ủng hộ TT Obama tràn trề hy vọng vào ông sẽ ra tay cứu vãn khủng hoảng kinh tế. Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama đầu năm 2009 huy hoàng rực rỡ chi phí lên tới một trăm triệu đô la, tốn kém nhất và danh giá nhất từ trước đến nay. Hai năm trôi qua, người ta tưởng ông có phép lạ cứu nguy kinh tế, đem công ăn việc làm cho nhiều người nhưng càng ngày tỷ lệ thất nghiệp càng cao. Cuối năm 2008 khi ông Bush bàn giao cho ông Obama tỷ lệ thất nghiệp là 7.3, cuối 2010 nó leo lên 9.5. Ta có thể tìm trên Google hay vào link này -http://data.bls.gov/timeseries/LNS14000000

    Và rồi người dân tức giận bầu cho Cộng Hòa nắm Hạ Viện, họ được thêm 64 ghế thành 242 ghế. Và bây giờ năm 2014 từ hy vọng tràn trề những năm trước đây, người dân thất vọng ê chề ngày càng chán Dân Chủ cả về kinh tế lẫn đối ngoại, chính sách quốc phòng, ngoại giao yếu có nguy cơ ảnh hưởng an ninh nước Mỹ. Người ta chán Dân Chủ quá xá nên họ lại bầu cho Cộng Hòa nắm cả Lưỡng viện Quốc Hội, tại Thượng viện họ thêm 8 ghế thành 53, Hạ Viện họ thêm 12 ghế thành 246 (56.55%), Thống đốc chiêm 31 ghế (62%) so với Dân Chủ 17 ghế. Kỳ nay Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện kể từ 1946 và chiếm đa số tại Quốc hội kể từ 1928.

    Dân Chủ thảm bại cũng giống Cộng Hòa 6 năm trước đây, gió đã đổi chiều. Cuộc bầu cử giữa kỳ 2014 thể hiện ý muốn của người dân: ông Tổng thống cần lãnh đạo đất nước đi đúng đường chứ không phải bằng bánh vẽ, chính sách mị dân không còn ăn khách, tương lai của Dân Chủ năm 2016 coi như đã được quyết định rồi.
    Tổng thống Bush

    Ngược dòng thời gian trở lại chuyện TT Bush và khởi đầu sự nghiệp của ông trong cuộc bầu cử cách đây 14 năm, cuộc bầu cử có rất nhiều tranh cãi. Trước kỳ bầu cử Tổng thống năm 2000, theo thăm dò phó TT Al Gore ứng cử viên Dân Chủ hơn ông Bush con, ứng cử viên Cộng Hòa chừng 4 hoặc 5 điểm. Nhiều người không muốn thay đổi vì kinh tế của Hành Pháp Clinton-Al Gore 1992-2000 rất tốt đẹp nên họ ủng hộ Al Gore, cá nhân tôi cũng bỏ phiếu cho Gore.

    Nhiều người nghĩ Gore chắc ăn qua thăm dò nhưng kết quả hơi bất ngờ, phiếu cử tri đoàn khi kiểm gần xong Al Gore được 266, Bush được 264 thua Gore 22 điểm, luật đòi hỏi 270 phiếu để đắc cử. Florida có 25 phiếu cử tri đoàn là nơi quyết định thắng bại hai bên và cuối cùng Bush đã được 25 phiếu này thành 271 điểm và Tòa Bạch Ốc lại mang tên Bush một lần nữa. Al Gore hơn Bush 543,895 phiếu phổ thông toàn quốc nhưng lại thua phiếu cử tri đoàn mà nước Mỹ không theo phổ thông đầu phiếu, ai nhiều phiếu cử tri đoàn thì người nấy thắng. Đây là lần thứ 4 trong lịch sử Mỹ sau các cuộc bầu cử 1824, 1876, 1888 người thắng cử lại thua phiếu phổ thông.

    Vấn đề rắc rối ở đây là Bush thắng tại Florida với tỷ lệ rất khít khao, chỉ hơn Gore có hơn 1,000 phiếu nên người ta cho đếm lại, thời gian đếm lại kéo dài cả tháng khiến ông Bush sốt ruột thưa lên Tối cao pháp viện và họ xử ông thắng, được làm Tổng thống. Tính từ ngày bầu cử 7-11 cho tới hơn một tháng sau mới được biết kết quả, đếm đi đếm lại Bush chỉ hơn Gore có 537 phiếu tại Florida, người Mỹ nói số phiếu chênh lệch hai bên rất mỏng manh, như lưỡi dao cạo razor blade.

    Trong tổng số khoảng 6 triệu phiếu tại Florida mà hai ông chia nhau, Bush hơn Gore có 537 phiếu như nói trên. Thật ra tại một quận ở Florida (Palm Beach?) những người bầu cho Gore đã bầu nhầm khoảng 3,000 phiếu cho ông Bush vì năm đó phiếu in cho Cộng Hòa khiến người ta tưởng lầm là cho Dân Chủ, cử tri khiếu nại nhưng chính quyền trả lời “Bầu nhầm ráng chịu”.

    Người ta nói ông Bush chỉ là Tổng thống gặp hên, nếu không có 3,000 phiếu bầu nhầm thì ông đã tiêu ma rồi. Khi ông Bush làm lễ nhậm chức có hai chục ngàn người chống đối ông, họ hô to “ông không phải là Tổng thống của tôi”, những ông bà này chuyên nghề ngồi không ăn sẵn lãnh trợ cấp chống ông Bush là đúng rồi.

    Ông Bush làm Tổng thống chưa được một năm thì khủng bố Al Qaeda mở cuộc tấn công táo bạo vào hai tòa nhà chọc trời Nữu Ước ngày 11-9-2001, gây thiệt mạng 3,000 người. Thiệt hại vật chất khá nhiều, chúng gây ảnh hưởng tâm lý và gây tại hại cho nền kinh tế Mỹ. Cả nước kinh hoàng và căm hờn đưa tới cuộc chiến Afghanistan trong năm và cuộc chiến Iraq hai năm sau. Tổng thống Bush đòi Taliban phải giao Osama bin Laden và trục xuất bọn Al-Qaeda nhưng họ chỉ đòi Bin Laden rời khỏi nước và từ chối không dẫn độ Laden vì không có bằng cớ y đều khiển cuộc tấn công ngày 11-9. Mỹ từ chối thương thuyết và mở cuộc tấn công Afghanistan từ 7-11-2001 cùng với các nước Nato. Trong vài tuần Mỹ Anh đã đã lật đổ chế độ Taliban ở thủ đô Kabul. Đa số cấp lãnh đạo Taliban chạy trốn qua Pakistan, cuộc chiến kéo dài cho tới nay, chiến phí tính tới năm 2011 là 467 tỷ Mỹ kim, có 2,200 người Mỹ thiệt mạng tính tới tháng 8-2014.

    Tiếp theo Afghanistan là một cuộc chiến lớn hơn, tàn khốc hơn. Ngày 11-10-2002 Quốc Hội Hoa Kỳ thuận cho TT Bush đánh Iraq nếu không chấm dứt sản xuất vũ khí giết người hàng loạt. Hoa Kỳ và các nước tham chiến gồm 265,000 người, trong đó Hoa Kỳ 148,000, Anh 45,000, còn lại các nước khác.

    Ngày 17-3-2003 TT Bush gửi tối hậu thư cho Saddam Hussein yêu cầu phải rời khỏi nước trong 48 giờ nhưng ông ta khước từ. Ngày 20-3-2003 Mỹ mở cuộc tấn công xuất phát từ Kuwait vượt 186 miles chưa tới một tuần. Ngày 9-4-2003 quân Iraq bị đánh tan, phía Liên quân có 200 người tử thương, Hoa Kỳ 138 người, quân của Saddam Hussein chết vào khoảng từ 7,600 tới 10,800 người.

    Ông Bush tái đắc cử năm 2004 vì người dân muốn ông tiếp tục chiến dịch quân sự tại Iraq, phần vì đối thủ John Kerry do Dân Chủ đưa ra quá tệ. Bush được 286 phiếu cử tri đoàn so với 251 của Kerry, Công Hòa đồng thời kiểm soát Quốc Hội với 232 ghế Hạ viện và 55 ghế Thượng viện trong khi Dân Chủ chiếm 202 ghế Hạ viện và 41 ghế Thượng viện. Người ta bầu cho Cộng Hòa nắm cả Hành pháp, Lập pháp để họ dễ dàng chống khủng bố, anh nhà giầu sợ chết.

    Sau đó bọn khủng bố từ bên ngoài vào Iraq đánh du kích, đánh bom tự sát, đặt bom giết hại cả dân, lính.

    Tổng thống Bush bị chỉ trích điều hành cuộc chiên kém đưa tới chỗ sa lầy làm chết nhiều người cho một mục đích không chính đáng, không chấp nhận được. Chính phủ không tìm được kho vũ khí hủy diệt hàng loạt như đã nói, bị đối lập chỉ trích là nói láo, Hoa Kỳ không bị đe dọa.

    Tổn thất nhân mạng tính tới 2011: Mỹ 4,470 người, Anh 179 người, các nước khác 139 người, bị thương 32,600 người.

    Khi chuẩn bị dư luận để đánh Iraq các nước Tây Âu nhất là Pháp, Đức chống đối cuộc chiến mạnh. Dư luận bi quan cảnh báo cuộc chiến tranh Iraq sẽ sa lầy như chiến tranh Việt Nam, ông Bush quả quyết Iraq khác Việt Nam vì quân đội miền nam VN không chịu đánh chỉ chờ Mỹ dánh dùm. Khi không tìm thấy vũ khí hủy diệt ông Bush lại đưa ra một mục tiêu mới: dân chủ hóa Iraq. Nhiều người cho rằng cuộc chiến Iraq là do ý muốn riêng của một mình ông Tổng thống này.

    Ông Bush xây dựng dân chủ cho Iraq nhưng bọn khủng bố ngày càng gia tăng đánh bom tự sát, cứ vài ngày nó lại “ình” một cái ngoài chợ làm mấy chục người banh xác, máu chẩy chan hòa. Người Iraq chửi bới lính Mỹ “vì các người đem quân vào đây nên chúng tao mới khổ thế này” dư luận cho biết tình trạng tồi tệ hơn thời Saddam Huissen. Tại Mỹ người ta chán quá xá cuộc chiến sa lầy, man rợ, họ cũng chán ngấy ông Bush và quá chán Cộng Hòa.

    Nhưng về kinh tế tỷ lệ thất nghiệp thời Bush con rất thấp, thấp nhất trong mấy thập niên vừa qua, thấp hơn cả thời Clinton, ở đây không cần biện luận mà chỉ cần tìm trên Google hoặc vào link như đã nói trên.

    Chúng ta sẽ tìm được tỷ lệ thất nghiệp theo năm và từng tháng một, nguồn tư liệu do văn phòng thống kê Bộ lao động Mỹ cung cấp.

    Chỉ cần làm phép tính cộng và chia chúng ta sẽ có tỷ lệ thất nghiệp trung bình các năm và các nhiệm kỳ của ông Bush. Trong nhiệm kỳ đầu (2000-2003) tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 trung bình 4 chấm, năm 2001 trung bình 4.8, năm 2002 trung bình 5.8…. tỷ lệ thất nghiệp trung bình tòan bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là 5.1
    Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) của TT Bush tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 5 chấm. Toàn bộ tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả hai nhiệm kỳ dưới thời Bush là 5.1+5 : 2= 5.05. Chỉ có tháng cuối cùng của nhiệm kỳ hai 12-2008 tỷ lệ lên 7.3

    Hai Tổng thống Clinton, Bush con đều rất hên nhờ sự bùng phát của internet, của công nghiệp điện tử high tech, computer… đã đưa nền kinh tế tới phồn thịnh. Mặc dù ông Bush mang lại công ăn việc làm cho mọi người nhưng họ vẫn chán nản, chỉ trích ông về sự sa lầy tại Iraq, cứ vài ngày lại có đánh bom tự sát.

    Cuối nhiệm kỳ ông Bush năm 2008, trong khi ngày bỏ phiếu đã gần kề tự nhiên sinh ra khủng hoảng tài chính dữ dội, chứng khoán lao xuống dốc không phanh, nhiều ngân hàng phá sản, người ta lo sợ trở lại thời kỳ đại khủng hoảng gần 80 năm trước và chỉ trích ông Bush gây ra thảm kịch. Nay theo thăm dò TT Bush chỉ còn được từ 26% tới 30% dân chúng ủng hộ, năm 2007, có 109 sử gia Mỹ tại New York tặng cho ông Bush danh hiệu Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ. Trong cuộc tranh cử, Đảng Cộng Hoà cấm không cho ông Bush vận động tuyên bố tranh cử dùm, ông đã không còn uy tín và làm tổn thương Đảng quá nhiều.

    Sự thực kinh tế Mỹ thường là mười hoặc hơn mười năm sẽ suy thoái một lần. Kinh tề gia Samuelson ví nó như một trái banh khi ném xuống đất banh sẽ nẩy lên, một nhà bơi lội nhẩy từ trên cầu cao xuống hồ tắm anh ta chìm dưới làn nước rồi sẽ nổi lên. Trăm dâu đổ đầu tằm, người ta trút hết trách nhiệm cho ông Bush. Kinh tê học không phải là một khoa học chính xác nên không thể quyết đoán vấn đề mà phải phân tích hay dùng lý luận giải thích.

    Tổng thống Obama

    Cuộc bầu cử 2008 khiến Dân Chủ thắng lớn cả hai cơ quan Hành pháp và Lập pháp. Obama được nhiều phiếu của phụ nữ, dân da mầu, người thiểu sồ và nhất là giới trẻ, họ rủ nhau đi bầu cho đông nghĩ rằng ông Obama, một người trẻ sẽ thay đổi dòng lịch sử, chính phủ sẽ chiếu cố giúp đỡ giới sinh viên đại học. Tông thống Obama với chính sách ôn hòa sẽ lấy lại cảm tình của các nước Tây phương và Hồi giáo mà ông Bush đã khiến họ thù ghét Mỹ.

    Cộng Hoà 4 năm trước đây hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, họ kiểm soát cả Hành pháp và toà nhà Quốc Hội nay sụp đổ tan tành. Sau 8 năm cầm quyền, 4 năm kiểm soát cả toà Bạch ốc và điện Capitol, nay Cộng Hoà tan như xác pháo trước sự bất mãn của người dân mà ông Bush là đối tượng tiêu biểu.

    Người ta đặt nhiều hy vọng vào Obama phần lớn vì những lời hứa hẹn hoa mỹ của ông, trong cảnh suy thoái kinh tế trầm trọng, ông ví như cái phao cho những người chết đuối bám lấy. Vào tòa Bạch ốc tháng 1-2009, tân Tổng thống dùng phương pháp Bail out như ông Bush nhưng với số tiền khổng lồ gấp bội lần, kết quả là những bước đầu đã cứu được các ngân hàng khỏi phá sản, chận đứng sụp đổ của thị trường chứng khoán. Dow Jones tháng 1, tháng 2 -2009 tụt thê thảm xuống dưới 7,000 rồi từ từ lên 7,000, 8,000….đến gần cuối năm lên 10,000, người dân cho là chính phủ đã đi đúng đường.

    Nhiều người biểu tình chống đối chính phủ lấy tiền thuế của dân để cứu Ngân hàng, hãng xe hơi… họ lý luận nếu thiếu tiền trả bill tụi nó sẽ kéo xe tịch thu ngay, người biểu tình muốn bỏ cho tụi nó chết luôn nên chính phủ cũng gặp trở ngại.

    Nhưng rồi thay vì chuyên tâm vào kinh tế ông lo cải tổ y tế, nay y tề chiếm tới 20% ngân sách, một gánh nặng lớn nguyên do nay 31 triệu người Mỹ không có bảo hiểm, những người này khi bệnh nặng vào nhà thương công sẽ là gánh nặng cho chính phủ vì chi phí rất cao. Nếu họ có bảo hiểm, được chẩn bệnh, chữa trị ngay thì sẽ tránh được bệnh nặng gây tốn kém. Sự thực ông Obama cũng muốn lưu danh thiên cổ với chương trình y tế thường mang tên ông Obamacare. Vấn đề đặt ra là muốn giúp cho 31 triệu người không có bảo hiểm chính phủ sẽ phải trợ cấp nhưng lấy tiền ở đâu? bằng tiền thuế của dân. Những người không có bảo hiểm gồm những người làm tiểu thương, hãng nhỏ, thất nghiệp.. họ không mua bảo hiểm vì giá rất cao. Chương trình được sự chấp thuận của Tối cao pháp viện nay đã giúp được khoảng 4 triệu người nghèo, chính phủ trả 75%.

    Tuy vậy vấn đề không đơn giản, thời nay không thể làm theo kiểu tướng cướp đáng yêu, Le brigand bien aimé, lấy của người giầu chia cho người ghèo. Bảo hiểm Obamacare buộc những người không có bảo hiểm phải mua, sự bắt ép này khiến những người không muốn mua bảo hiểm, nhất là giới trẻ bất mãn chính phủ.
    Người bình dân thường nghĩ chính phủ Obama là chính phủ của người nghèo, ông cho thấy có khuynh hướng mị dân hơn các Tổng thống Dân chủ trước đây. Obamacare cũng có mục đích lấy lòng dân nhưng cũng có nhiều nguười chống lại.

    Như trên cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ 2010 người dân bất mãn với tình hình kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng và họ đã bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện thêm 64 ghế thành 242 ghế. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng lên cao, mặc dù Obama đổ hết trách nhiệm cho chính phủ tiền nhiệm nhưng người dân càng bất mãn, họ bỏ phiếu cho Obama vì tưởng ông có phép lạ cứu nền kinh tế.

    Từ ngày Obama vào Tòa Bạch ốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh từ 7,8 lên 9.9 năm 2009, tính tới cuối năm sau 2010 có giảm chút đỉnh còn 9.4. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình 9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2. Tính trung bình nhiệm kỳ một của Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp là 8,9 coi như gần 9 chấm.

    Mặc dù chính phủ bỏ tiền rất nhiều nhưng cũng không vực dậy nền kinh tế, những năm xa xưa các cường quốc kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản độc chiếm thị trường thế giới, nay họ không thể giữ mãi địa vị ưu việt này. Các nước nghèo Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây, Mễ…đã sản xuất được các hàng hóa tiêu dùng không những cạnh tranh trên thế giới mà còn cạnh tranh ngay tại các nước tân tiến Tây Âu, Bắc Mỹ… nhờ nhân công rẻ.

    Năm 2012 Obama tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai phần vì người ta muốn ông tiếp tục chương trình cải tổ y tế, phần vì đối thủ Mitt Romney cũng không có gì suất sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một ông Tổng thống tái đắc cử với tỷ lệ thất nghiệp trên 8%. Người dân càng thất vọng hơn sau đó vì tỷ lệ thất nghiệp không giảm mấy, có người nói đùa ông là anh em với nhà tỷ phú Steve Jobs và tên ông là No Jobs, họ gọi ông là Tổng thống No jobs.

    Khi ông Bush nhậm chức nợ công của Hoa Kỳ là 5,659 tỷ, sau 8 năm nợ lên 10,011 tỷ. Năm 2009 sang thời TT Obama nợ tăng dần mỗi năm cho tới nay 2014 là 17,824 tỷ hay gần 18,000 tỷ . Như thế có nghĩa là trong 8 năm ông Bush đã nợ thêm 4,352 tỷ và ông Obama trong 6 năm đã nợ thêm gần 8 ngàn tỷ, gần gấp hai 8 năm của ông Bush. TT Obama xài tiền quá nhiều nên đã nợ nần khủng như hiện nay, nợ các nước nay đã lên 6,060 tỷ trong đó nợ Tầu 1,260, nợ Nhật 1,221 tỷ.

    Sở dĩ người dân bầu cho Cộng Hòa nắm Hạ viện từ năm 2010 để kiểm soát chi tiêu của Hành pháp.

    Người dân chỉ trích kinh tế của Hành pháp Obama trì trệ, đã 6 năm qua tỷ lệ thất nghiệp nay vẫn gần 6 chấm, tỷ lệ tăng trưởng thấp trong khi Trung Cộng đang tiến nhanh tỷ lệ gấp hai Mỹ, Tổng sản lượng của họ nay đã bằng một nửa Mỹ.

    Bị mất điểm về kinh tế Obama cũng bị chỉ trích nhiều về chính sách di dân kiếm phiếu người gốc châu Mỹ latin, lời tuyên bô vô trách nhiệm đã khiến người ta ùn ùn kéo vào biên giới Mỹ. Người dân chống đối di dân lậu vì họ không phải đóng thuế nhưng lại được hưởng quyền lợi như người Mỹ, nay ông mới đơn phương ký sắc luật hành chánh hoãn trục xuất 5 triệu di dân lậu để thách đố Lập pháp Cộng hòa, ông đã tự làm giảm tỷ lệ ủng hộ cho chính mình.

    Nhưng vấn đề kinh tế, di dân chưa đáng e ngại bằng chính sách đối ngoại nhu nhược khiến tình hình an ninh của đất nước có thể bị đe dọa, đó là lý do khiến cử tri vội vã bầu cho đảng đối lập như đã thấy trong kỳ bầu cử vừa qua.

    Mặc dù kinh tế có trì trệ nhưng quốc phòng Mỹ vẫn thừa sức đè bẹp các cường quốc hạng nhì Trung Cộng, Nga. Ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 640 tỷ gấp 3 lần Tầu (188 tỷ) gấp 7 lần Nga (88tỷ).

    Hải quân Mỹ có trên 10 hàng không mẫu hạm hạng nặng tối tân trên 100,000 tấn trong khi Trung Cộng chỉ có một tầu sân bay hạng nhẹ 60,000 tấn thuộc loại tân trang có thể chết máy giữa biển khơi bất cứ lúc nào. Sức mạnh quân sự Mỹ cộng với chính sách đối ngoại nhu nhược của Obama đã khiến Hoa Kỳ thành cọp giấy không hơn không kém. Khác với vị Tổng thống tiền nhiệm Bush con quá cứng rắn, ông Obama đã để cho các cường quốc hạng nhì vuốt râu hùm. Chính sách đối ngoại mềm nhũn của Obama đã khiến Trung Cộng ngày càng lộng hành làm trời tại biển Đông. Các nước đồng minh Á châu lo sợ, họ cũng mất tin tưởng vào ông anh cả đồng minh nên đã phải tự vũ trang, mua vũ khí mới, tìm vây cánh để chống bọn bành trướng bá quyền.

    Ngày 21-2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống Yanukovvych thân Nga và cử TT lâm thời Turchynov lên thay, Mỹ và các nước Tây phương công nhận chính phủ mới nhưng Nga phủ nhận, hai ngày sau họ đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng Nga để sáp nhập vào Nga. Obama đứng trơ mắt nhìn ngoài vài câu phản đối xuông, sự nhu nhược của ông đã khiến người Mỹ vô cùng bất mãn, họ đâm lo, nay các cường quốc hạng nhì dám giở trò hăm dọa siêu cường, Putin nói “Nga là nước duy nhất trên thế giới biến Hoa Kỳ thành tro bụi.”

    Người Mỹ thất vọng vào chính sách đối ngoại Obama và theo nhiều thăm dò, ông được xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ từ sau Thế chiên thứ hai, tỷ lệ ủng hộ tụt xuống còn từ 35 tới dưới 40%.

    Theo tin Bộ quốc phòng Hoa Kỳ các cuộc hành quân Iraq trong 10 năm qua (2003-2013) đã làm hao tổn khoảng 700 tỷ Mỹ kim, cũng có tài liệu khác nói vào khoảng 800 tỷ. TT Obama tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Iraq cuối năm 2011mà ông cho là cuộc chiến sai lầm, ngu xuẩn. Vào ngày 18-12-2011, đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ đã rút khỏi Iraq chấm dứt cuộc viễn chinh của người Mỹ tại đây.

    Nhưng ở đời thật không biết thế nào là khôn là dại, khi kéo binh từ Iraq về nước để lấy lòng dân, TT Obama không nghĩ tới hậu quả tai hại của nó sau này. Cái giá mà ông ta phải trả cho quyết định mỵ dân này là cuộc chiến chống ISIS hiện nay.

    ISIS bắt nguồn từ lực lượng quá khích chống lại TT Assad tại Syria từ năm ngoái, chúng tiến từ Syria qua Iraq mở nhiều mũi tấn công mạnh từ cuối tháng 5-2014. Trước đà tiến quân của ISIS, lính Iraq hoảng sợ bỏ chạy để lại nhiều vũ khí, nhiều tỉnh thành lọt vào tay đối phương.

    Chúng đã chiếm hơn một phần ba đất nước nằm ở phía tây bắc Iraq rồi thành lập Nhà nước Hồi giáo. ISIS tàn ác, sát hại tù binh và cả thường dân vô tội. Mối nguy Đế chế Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa các nước trong khu vực mà cả Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

    Trước lời chỉ trích của đảng đối lập và người dân về nguy cơ Iraq sụp đổ, Obama cho oanh tạc phiến quân để yểm trợ cho chính phủ Iraq bắt đầu từ 7-8-2014. Cuộc oanh kích kéo dài mấy tháng qua. Lực lượng phiến quân được ước lượng vào khoảng 80,000 người gồm 50,000 tại Syria và 30,000 tại Iraq.

    Kế hoạch oanh kích ISIS đã thất bại không ngăn cản được đà tiến quân của chúng. Khoảng hai tháng trước quân địch đã chiếm được 2/3 tỉnh Kobani, một tỉnh chiến lược tại Syria sát biên giới Thổ sau 3 tuần vây hãm, phiến quân đe dọa tiến vào Thổ. Oanh kích mà không có bộ binh đã thất bại như cuộc chiến tranh Triều tiên đầu thập niên 50 và VN 1964, 65. Nhờ sự chiến đấu gan dạ của người Kurd mà Kobani chưa mất, họ than phiền vũ khí cũ không đối chọi được với phiến quân được vũ trang tối tân hơn. Kobani nay hoang tàn đố nát, bên nào chiếm được cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Sau khi thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2014 vừa qua, ông Obama vội đưa thêm 1,500 quân sang để tỏ ra cứng rắn, mất trộm rồi mới rào dậu. Tuần này ngoại trưởng John Kerry cho biết cuộc chiến chống ISIS sẽ kết thúc cho tới năm 2016.

    Nay cuộc chiến Syria đã kéo dài hơn hai năm tổng cộng có từ 202,354 cho tới 282,354 người thiệt mạng và chiến tranh tại biên giới Ukraine do Putin yểm trợ nhóm thân Nga từ bốn tháng qua thiệt hại cả hai bên lên tới từ 4,000 tới 5,600 người. Thế mà ông Tổng thống siêu cường tai ngơ măt điếc coi như không hay biết gì.

    Thảm bại của Dân Chủ trong kỳ bầu cử vừa qua tại Lưỡng viện Quốc hội và cả Thống đốc tiểu bang là một bài học đáng ghi nhớ cho các vị chức sắc trong đảng. Đây cũng là cái giá mà họ phải trả cho chính sách mỵ dân giả dối của họ, đã đến lúc Dân chủ phải thấy rõ chính sách mỵ dân đã lỗi thời không còn ăn khách.

    Hơn ai hết, ông Obama thừa biết rằng người ta đã chán ngấy cái đảng mỵ dân nhu nhược của ông, thế mà gần đây ông tuyên bố ủng hộ gà nhà. “Năm 2016 bà Hillary sẽ là vị Tổng thống vĩ đại”. Ông làm như người dân không ai hay biết gì.

    Người Mỹ là một dân tộc văn minh nhưng họ vẫn có thể lầm lẫn khi bầu lên hai ông Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. TT Bush đắc cử do mấy ngàn cử tri ở Florida bầu nhầm cho ông thì không nói chi, TT Obama thắng cử vẻ vang chứ không gặp hên như ông Bush.

    Năm 2008 giới trẻ đã nhiệt tình rủ nhau đi bầu cho đông để đưa một vị cứu tinh dân tộc giả hiệu lên ngôi và chính họ phải chịu trách nhiệm về quyết định, về lá phiếu của họ.
    © Trọng Đạt
    © Đàn Chim Việt


    http://www.danchimviet.info/archives/92229/tu-tong-thong-bush-toi-tong-thong-obama/2014/12#sthash.7Mho1pGE.sIF1tJkL.dpuf

  4. #44

    Thượng viện Canada thông qua dự luật công nhận 30/4 là Ngày Hành Trình Đến Tự Do

    .

    Thượng viện Canada thông qua dự luật công nhận 30/4
    là Ngày Hành Trình Đến Tự Do

    Thanh Trúc, phóng viên RFA





    Thủ tướng Canada, Stephen Harper (trái) và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải,
    ảnh minh họa chụp trước đây.
    Photo by NTH

    Hôm thứ Hai ngày 8/12 vừa qua, thượng viện Canada thông qua dự luật đề nghị công nhận ngày 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Hành Trình Đến Tự Do. Đây là dự luật do thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ trình ra quốc hội.

    Tưởng nhớ những người đã ra đi

    Trả lời Thanh Trúc từ Ottawa, Canada, thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trình bày chi tiết:

    TNS Ngô Thanh Hải:
    - Dự luật S-219 tôi dự định đưa ra năm rồi, tháng Mười 2013. Bởi vì năm 2015 là 40 năm thì tôi nghĩ cách mình có thể làm được là một dự luật tưởng niệm ngày 30 tháng Tư 75, nhớ lại hành trình chúng ta đi.
    Trong dự luật tôi đưa ra là để tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã ra đi, để tưởng nhớ 250.000 người chết trên biển cả, để cám ơn Canada nhận 300.000 và để cám ơn chính phủ Canada và nhân dân Canada đã mở rộng vòng tay để đón tiếp chúng ta, cũng đồng thời để công nhận rằng Canada là quốc gia duy nhất được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng Nelson là một giải thưởng đã đóng góp rất nhiều trong vấn đề tị nạn. Đó là có 5 điều tôi cám ơn và đồng thời để nhớ những người đã ra đi.

    Thanh Trúc:
    - Thưa ngay từ đầu dự luật S-219 được ông đặt tên như thế nào cho đến khi nó được quyết định đổi lại là Ngày Con Đường Tới Tự Do?

    TNS Ngô Thanh Hải:
    - Cộng đồng mình nghĩ ngày 30 tháng Tư là Black April Day Tháng Tư Đen, thì tôi cũng đệ trình lên là Black April Day. Nhưng mà cộng đồng người Việt mình không nghĩ là thủ tướng và chính phủ cho rằng dùng chữ “black” nó hơi nhạy cảm.
    Thứ hai, khi dùng chữ Black April Day dân Canada không rõ ý nghĩa của cái đó là gì. Thành ra thủ tướng Canada đề nghị là Journey To Freedom Day nó dễ hiểu hơn, đọc tới thì dân Canada hiểu rằng đó là ngày người Việt của mình bỏ nước ra đi, Journey To Freedom Day Hành Trình Đến Tự Do thì nó đầy đủ ý nghĩa hơn.
    Tuy nhiên trong cái preambule lời nói đầu của tôi thì tôi để là đa số người Việt Canada đều coi ngày 30 tháng Tư năm 75 là Black April Day Ngày Tháng Tư Đen. Một số người thì cứ khăng khăng nói rằng ngày 30 tháng Tư là ngày quốc hận. Cộng đồng mình muốn dùng chữ 30 tháng Tư gì cũng được hết, khi đã được công nhân rồi mình có thể nói Ngày 30 tháng Tư Đen hoặc Ngày Quốc Hận cũng được như thường. Đó là lý do sửa đổi tên vì chử “black” rất là nhạy cảm và không rõ y nghĩ của dự luật.




    Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu,
    miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975


    Thanh Trúc:
    - Thưa ông, báo Canadian Press phát hành ở Ottawa khi đưa tin dự luật S-219 do ông giới thiệu và đã được thượng viện Canada thông qua, sẽ gây sóng gió cho quan hệ ngoại giao Việt Nam Canada bởi chính phủ của thủ tướng Stephen Harper đang muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam. Phía Việt Nam thì nói dự luật S-219 gởi một thông điệp không đúng đến người dân Việt Nam và đến cộng đồng quốc tế. Ông có lời bình luận nào về nhận xét này?

    TNS Ngô Thanh Hải:
    - Nếu như vậy thì Việt Nam không chịu nhìn sự thật. Nói rằng sẽ làm cản trở quan hệ giữa hai quốc gia thì đó là do chính phủ Việt Nam nêu lên mà thôi. Dự luật này không liên hệ gì đến chính phủ cộng sản Việt Nam cả. Hai triệu người bỏ nước ra đi, 250.000 người chết trên biển, 300.000 người được Canada đón nhận, đó là những thức tế không thể nào chối cãi được.
    Dự luật này không nói gì đến vấn đề liên hệ ngoại giao Canada Việt Nam. Đó là một lý do mà Việt Nam nêu lên để làm áp lực với chính phủ Canada mà thôi. Cộng sản Việt Nam không công nhân sau 75 là có hơn hai triệu người Việt Nam mình đi tị nạn. Ở xứ tự do này mình không thể nào cấm cản được nhưng tôi thấy dự luật của tôi không có chú trọng đến vấn đề của cộng sản Việt Nam mà chỉ chú trọng đến gần hai triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975.

    Phản ứng của Việt Nam

    Thanh Trúc:
    - Theo chỗ ông biết thì Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Ottawa và Bộ Ngoại Giao Việt Nam thông qua Bộ Ngoại Giao Canada, đã có những phản ứng như thế nào đối với dự luật S-219 thưa ông?

    TNS Ngô Thanh Hải:
    - Tòa đại sứ Việt Nam tại Canada và chính phủ Việt Nam đã mướn một người để lobby và đánh phá cho dự luật này không được thông qua. Đó là chuyện của Tòa Đại Sứ Việt Nam và chính phủ cộng sản Việt Nam. Đối với tôi nó không có liên hệ gì cả bởi vì đó là cái dự luật chỉ đề cập đến những người tị nạn bỏ đất nước ra đi. Không bằng lòng hay không thích là chuyện của cộng sản Việt Nam chớ không phải chuyện của cộng đồng Việt Nam tại Canada hoặc trên thế giới. Phải nhìn đúng sự thật chứ đâu thể nào trốn tránh sự thật đó.
    Lập luận của chính phủ Việt Nam thực ra tôi không muốn bàn đến, nói gì thì nói thực tế nó vẫn có đó và chúng ta phải công nhận thức tế đó.

    Thanh Trúc:
    - Tờ Canadian Press cũng có nói rằng dự luật S-219 tuy đã được thượng viện thông qua nhưng còn phải chờ hạ viện. Cũng có ý kiến cho rằng còn lâu thì dự luật S-219 mới được mang ra thảo luận tại hạ viện. Ý của ông như thế nào?

    TNS Ngô Thanh Hải:
    - Vấn đề lâu hay chậm thì ăn thua công việc của hạ viện. Tuy nhiên tôi cũng cho biết rằng ngày hôm qua, thứ Tư ngày 11 tây tháng Mười Hai vào lúc 4 giờ 15, dự luật này đã được đệ nạp tại hạ viện do ông dân biểu Mark Atler đưa ra tại hạ viện, nó kêu là 1st reading. Còn cái 2nd reading và 3rd reading nữa rồi sau đó thì bỏ phiếu.
    Sau khi mà hai viện chấp nhận thì mới có chữ ký của đại diện nữ hoàng, kêu là Royal Ascension. Có cái Royal Ascension đó rồi mình mới ra hạ viện và thượng viện.

    Thanh Trúc:
    - Ông kỳ vọng bao nhiêu chục phần trăm là S-219 này có thể ra thành luật được?

    TNS Ngô Thanh Hải:
    - Hy vọng dự luật thành công trong vòng năm tới bởi vì cái thứ nhất là tất cả những đảng phái đều phải công nhận cái thực tế và sự thật của dự luật này. Đảng Bảo Thủ cũng đã nhận thấy cái đó, đảng Tự Do cũng phải nhận thấy bởi vì đảng Tự Do cũng là một trong chính phủ thời đó đã chấp nhận người tị nạn cộng sản chúng ta. Và đảng Tân Dân Chủ cũng phải nhận cái thực tế đó.
    Tôi hy vọng tất cả những đảng phái không vì áp lực của chính phủ Việt Nam mà không bỏ phiếu 100%. Nói tới chính trị là nói tới quyền lợi của từng đảng một thành ra tôi không biết nó như thế nào, tuy nhiên tôi hy vọng dự luật này sẽ ra đúng ngày 30 tháng Tư năm 2015.
    Dự luật này bị cộng sản Việt Nam mướn người đánh phá thành ra cũng hơi khó khăn, mà hy vọng mình là con người làm việc ngay thẳng, hai là có sự yểm trợ của đồng bào và của cộng đồng thì tôi hy vọng dự luật được thông qua trong năm tới, kỷ niệm 40 năm chúng ta bỏ nước ra đi.

    Thanh Trúc:
    - Cảm ơn ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải.

    Việt Nam hôm nay lên tiếng chỉ trích dự luật S-219 do thượng nghị sĩ Ngô thanh Hải bảo trợ và được thượng viện Canada thông qua.

    Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, nói dự luật yêu cầu công nhận ngày 30 tháng Tư là ngày kỷ niệm Hành Trình Đến Tự Do mà thượng viện Canada thông qua hồi đầu tuần này là một dự luật xuyên tạc lịch sử, vì chính trị cá nhân, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Vẫn theo lời ông Lê Hải Bình, việc thượng viện Canada thông qua dự luật này là đi ngược tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt sống tại Canada cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.

    2014-12-12
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/senate-bill-black-april-day-sparks-diplomatic-spat-w-vn-12122014104828.html

  5. #45

  6. #46

    Tâm cảm Lễ Vu Lan

    .




    .

  7. #47

    Cắt và “giấu” 1/4 hộp sọ trong bụng để… cứu nạn nhân

    .
    Cắt và “giấu” 1/4 hộp sọ trong bụng
    để… cứu nạn nhân


    Các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật cắt bỏ và “giấu” 1/4 hộp sọ của một cựu hoa hậu ở Mỹ để cứu sống nạn nhân bị chấn thương nặng ở đầu trong một vụ tai nạn đáng tiếc.





    Cựu hoa hậu Jamie Hilton

    Ca phẫu thuật kỳ lạ này được thực hiện đối với chị Jamie Hilton – một cựu hoa hậu ở Mỹ. Trong khi đang đi câu cá cùng với chồng, Jamie Hilton bị ngã và chấn thương nặng ở đầu, điều này có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phẫu thuật kịp thời. Do vậy, để cứu sống Hilton, đội ngũ y bác sĩ đã quyết định thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ một phần hộp sọ của cô.




    1/4 đầu của Jamie Hilton đã bị cắt bỏ
    trước khi được ghép trở lại


    Cựu hoa hậu 36 tuổi bị tai nạn suýt chết khi đang đi câu cá cùng với anh Nick tại thung lũng Hell ở tiểu bang Idaho (Mỹ) vào tháng 6 qua.Hilton bị hôn mê bất tỉnh rồi sau đó được đưa đến một bệnh viện ở thành phố Boise, tại đây các bác sĩ phát hiện thấy não của cô đã sưng phù lên. Đội ngũ bác sĩ đã cắt bỏ 1/4 hộp sọ của Hilton rồi bảo quản phần hộp sọ đó trong bụng để đảm bảo không bị nhiễm trùng.

    Nếu không có những bức ảnh minh họa, hẳn sẽ có nhiều người không tin câu chuyện sống sót phi thường của Jamie Hilton là có thật. Hilton đã nằm hôn mê suốt 42 ngày liền.




    Phần hộp sọ cắt bỏ được "bảo quản"
    ngay trong bụng của Jamie Hilton


    Khi tỉnh dậy, Hilton vô cùng ngạc nhiên khi thấy một vật lớn nằm ngay trong bụng, đồng thời phát hiện thấy một nửa phần đầu của mình đã biến mất. Cô đã đăng tải một một bức ảnh chụp phần bụng có chứa hộp sọ của mình trên trang Blog riêng, ngoài ra còn có một bức ảnh chụp khác về vết sẹo dài quanh đầu cô.

    Chi sẻ trên trang Blog riêng của mình, Jamie Hilton viết: “Trong tim tôi như vỡ òa lòng biết ơn mọi người. Niềm vui của tôi đang hòa cùng hạnh phúc. Phải chăng mọi thứ trên đời này đều hoàn hảo? Không…nhưng may mắn là hôm nay tôi vẫn còn sống”.




    Jamie Hilton sau khi đã được ghép hộp sọ trở lại

    Hilton cũng đã để lại lời bình luận về bức ảnh trên Blog sau khi được phẫu thuật lắp lại hộp sọ: “Ca phẫu thuật đã thành công như mong đợi. Phần sọ của tôi đã được đưa trở lại đầu… thực sự là một điều kỳ lạ đáng nói.”

    Kể từ khi bình phục, Hilton làm việc trở lại trong công ty Taxi riêng của gia đình để kiếm tiền thanh toán hóa đơn cho ca phẫu thuật trước đó của cô.
    Lê Kiên
    dantri online

  8. #48

    Đạo Văn Là Gì ?

    .

    Khi chuyển bài (forward) ghi tên tác giả hoặc nguồn bài là rất cần thiết

    Một bài hoặc ấn phẩm sau khi lưu hành, sẽ có nhiều người chuyển đi khắp nơi hoặc sao chép, nếu khi chuyển đi hoặc sao chép mà không ghi tên tác giả của bài viết thì qua một thời gian sao đi chép lại, người sao chép hoặc người chuyển bài (forward} bị hiểu lầm là "tác giả" và tác giả mất toi đứa con tinh thần.

    Trường hợp đó, tác giả đã bị "đạo văn". Và người có tên dưới bài nhưng không phải tác già là "kẻ đạo văn".

    ĐPK
    Đạo Văn Là Gì ?

    Cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về đạo văn (plagiarism) đã được đưa ra. Những định nghĩa này có khác nhau ít nhiều về mặt kỹ thuật, chẳng hạn như phân biệt các mức độ chép từ bản gốc:

    - chép nguyên văn (đạo văn - plagiarism),

    - chép một phần và “chế” một phần mà O’Neill gọi là paraplage (có thể do ghép hai từ paraphrase và plagiarise, tạm dịch là “độn văn”) ,

    - đạo văn cố ý và đạo văn không cố ý (intentional and unintentional plagiarism).

    Tuy nhiên, cho dù có những khác biệt, thì tất cả mọi định nghĩa về đạo văn đều xem đạo đức là một hành vi vi phạm đạo đức không thể chấp nhận của một người trong giới trí thức.

    Đạo văn: chép không dẫn nguồn

    Đơn giản và rõ ràng nhất, đạo văn là chép của người khác mà không dẫn nguồn. Đạo văn tồn tại ở những mức độ khác nhau, tùy theo chép nhiều hay ít. Dưới đây là định nghĩa của Standler (2000):

    In minor cases, it can be the quotation of a sentence or two, without quotation marks and without a citation (e.g., footnote) to the true author. In the most serious cases, a significant fraction of the entire work was written by someone else: the plagiarist removed the true author(s) names(s) and substituted the plagiarist's name, perhaps did some re-formatting of the text […].

    (Trong trường hợp nhẹ, đạo văn là trích dẫn một vài câu, không đặt trong ngoặc kép và không chú dẫn tác giả thật. Trong trường hợp rất nặng nhất, phần lớn của bài viết/tác phẩm là của người khác: kẻ đạo văn đã bỏ tên tác giả thật ra và thay vào đó bằng tên mình, có thể thay đổi chút ít về hình thức văn bản […].)

    _http://ncgdvn.blogspot.com/2010/05/ao-van-la-gi-va-ke-ao-van-nhung-pham.html

    ***

    Tác Hại của sự Đạo Văn

    Một ấn phẩm sau khi lưu hành, sẽ có nhiều người sao chép, nếu khi sao chép không ghi tên tác giả của bài viết thì qua một thời gian sao đi chép lại, người sao chép trở thành "tác giả" và tác giả mất toi đứa con tinh thần!

    Xin đan cử một trường hợp cụ thể, là có tác giả kia viết một bài biên khảo, ký tên ông ta. Một thời gian sau, ông nhận được một email gửi tới có bài của chính ông viết nhưng tác giả thì không phải là ông. Người gửi email trước đó đã từng đọc bài có tên tác giả là ông, nay đọc bài này thì phát hiện bài này ông ta đã đọc nhưng tên tác giả là người khác, có ý nghi là ông này đã đạo văn của ông "tác giả" kia.

    Ông ta bèn viết thư hỏi cái diễn đàn nơi in bài đó của ông mà tên tác giả là người khác, thì diễn đàn trả lời rằng ''trong hồ sơ lưu trữ chỉ có bài đó không có tên tác giả'' và tên "tác giả mới" kia chính là tên người post, người lấy bài từ diễn đàn này gửi đi không thấy tên tác giả có lẽ đã tưởng người post là tác giả. Thành ra ông tác giả mất công viết bài trở thành "kẻ đạo văn"!!!

    May cho ông là có người muốn mắng ông nên mới email cho ông, ông mới biết mà đính chính. Nếu không ai nói gì thì sau này những người chưa đọc bài của ông mà đọc bài của ông ''đã bị post lại mất tên ông là tác giả" trước, họ sẽ tin rằng ông là một kẻ "đạo văn", dù ông chính là tác giả.

    Thật là vô lý !!!

    Last edited by hienchanhh; 12-13-2014 at 08:41 PM.

  9. #49
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    Chào hienchanh.
    Quen rồi heng, lúc coi youtube về chuyện hat xiệc bể mánh gây tử vong kìa.

    Mà hc đang ở đâu vậy, VN hở ? Tui đoán vậy là vì bài viết hc mang về dán trong phố, như hầu hết các bài khác, đều trích từ những web tại VN, nghĩa là những bản dịch từ sách báo online hay từ web ngoại quốc. Và bài này nói về mổ sọ sau tai nạn giao thông.

    Chi chớ chuyện ni tui rành rẽ, và nó là chuyện xưa rồi chớ hổng có chi mới lạ như cách nói và giải thích của bài viết, hổng riêng chi ở những nước tân tiến, mà ngay tại VN cũng có làm vụ này. Thành phải hồ nghi rằng… hoặc web dân-trí nọ thiếu đề tài hoặc người dịch lẫn người đăng chưa hiểu rõ lắm về những đề tài y học.

    Thế này…
    Sọ là một hộp kín chứa não bộ với nhiều lớp màng bọc quanh, ngoài cùng là xương sọ và da đầu.
    Trong não có rất nhiều mạch máu tuần hoàn và 12 đôi dây thần kinh, ngoài ra còn có dịch não bộ như là dung dịch đệm (buffer) chạy từ não dọc xuống tủy sống nhằm điều hòa áp suất hộp sọ (intracranial pressure)

    Vì một lý do chi đó, áp suất này tăng lên (chảy máu, chấn thương, viêm và nhiễm trùng..v.v) và tăng cao quá bình thường. Áp suất cao sẽ đè vào não và ép chặt mạch máu não. Do thiếu máu tới nuôi, tế bào thần kinh sẽ suy sụp.
    Nên nhớ rằng… thần kinh là loại tế bào không thay thế, và nó chỉ có 4 phút ân huệ phù du. Thiếu máu quá 4 phút, thần kinh ngáp ngáp rồi đi luôn hổng hẹn ngày trở lợi.

    Bị vậy, vì thế, cho nên…
    Phải hạ áp suất não xuống và hạ cấp kỳ (truyền thuốc, truyền dịch cao osmolarity).
    Tuy vậy, ở một số trường hợp không thể hạ thấp áp suất não bằng cách thông thường - vì máu vẫn tiếp tục chảy hay tình trạng viêm nhiễm trùng đã không thể kiểm soát đặng và trên nhứt là ở nhữn cas chấn thương sọ não head brain trauma - người ta buộc lòng phải khui hộp sọ và để ngỏ đó.

    Có khi chỉ cần thò khoan, khoan 1-2 lỗ, cũng có khi phải trổ cửa an toàn, bằng cách bứng luôn một phần xương sọ (cửa sổ hoặc cửa cái, tùy trường hợp cần). Cái cục xương nọ kêu bằng bone flap được mang đi cất một chỗ, chờ khi mọi chuyện bình thường thì sẽ được mang gắn vào trở lợi. Đầu của người bịnh móp xẹp hẳn một bên, phần da đầu chỗ thiếu xương phập phồng theo nhịp tim. Rồi để an toàn trên xa lộ, người bịnh phải đội chình ình cái nồi cơm điện tổ chảng trên đầu, chỉ tháo ra khi ngủ.

    Rồi bone flap cất đâu ?
    Thưa cất chỗ nào cho tiện đặng khi cần có ngay. Thông thường nó được đánh số, rồi được thanh trùng và bỏ hộp đưa vào két trong lab. Cũng có khi làm biếng, nó được khâu vào dưới da ngay ổ bụng.
    Trong những trường hợp tai nạn xương sọ nát vụn, cái bone flap xương thiệt nớ được thay bằng xương giả tốt y chang.

    Tóm lợi, khoan xương đục xương mang cất rồi gắn trở vào là chuyện làm từ rất nhiều thập niên rồi, dám cả nửa thế kỷ hổng chừng, chớ không mới lạ chi dzáo như tinh thần bài viết tán dương heng. Tin tui đi, hổng khoác lác đâu, bằng cớ là chuyện bone flap tui cũng có kể ngay tại con phố này một hai bận rồi, hồi hienchanh chưa ghi danh vào phố nữa lận.

    BTW… tui hổng rõ khi vào phố hienchanh chọn hướng đi chi, nhưng có vẻ bạn… giống tui, nghĩa là ôm đồm đủ tiết mục, từ kinh tế, chánh trị, xã hội, tôn giáo, nhơn văn, giải trí, khoa học lẫn…tâm linh huyền bí ! Hổng thôi giữ luôn dùm tui cái hãng thông tấn heng. Hãng ni do tui giữ chức giám đốc kiêm phát ngôn viên đài phát thanh, làm hoài và làm mình ên cũng mệt nên vẫn để ý kiếm người xứng đáng sang nhượng lợi.

    Thêm cái nữa, cái ni quan trọng nè nha : hc làm ơn gom các bài viết của mình vào chung một chủ đề cho thị dân phố theo dõi đỡ vất vả, cái kiểu < lượm lặt bốn phương của hienchanh> chẳng hạn, tốt thêm cái nữa là nếu cần kiếm đọc lợi tìm cũng dễ. Tui xin hết lòng cám ơn.

    Trân trọng.
    Ngô thị Lú-Xì

    *

    Tư với Năm có đó hôn, ló ra giúp dùm cái.
    Tui đi kiếm quán thờ vợ và quán phá qua nay hổng ra, click chỗ nào cũng toàn thấy tên hienchanh dài dằng dặc, chưa kể là mới đây còn thấy có cả hienchanhh (2 chữ h tận cùng), hổng biết có bà con với nhau không nữa lận.
    Hú hồn, cái Sổ Tay của LH đã được ưu đãi bắt bù long dính cứng, chớ không chắc cũng vất vả mới thấy lối vào nhà.
    Cây me của Tư bữa nay ra lá chưa, dán vào quán phá cho tui nghía cái, tiện thể còn lần ra được nhà Tư.
    Make the long story... short !

 

 

Similar Threads

  1. Khi người đẹp lượm banh trên sân Tennis
    By Tonypham in forum Thể Thao
    Replies: 6
    Last Post: 02-14-2014, 10:20 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:45 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh