Register
Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 27 of 27

Thread: Con Sóng Dữ

  1. #21
    (tiếp theo)

    Chúng tôi đã sống trong căn trại này được ba ngày. Cứ tuần tự sáng dậy sớm lúc 7 giờ vệ sinh cá nhân, 8 giờ ăn điểm tâm, 9:30 nam giới đi ra suối tắm giặt. Khi đám nam giới về thì đến phiên nữ giới. Xong vụ tắm giặt trời đã trưa, chúng tôi phải chờ đến 1 giờ thì xe chở cơm mới đến. Bữa cơm chiều lúc 5 giờ, sau đó chẳng có việc gì làm ngoài chuyện nằm ngủ, đi tới lui trong sân hoặc tụ họp nói chuyện đời cho đến khi trời tối. Tối, cả bọn kéo vào căn nhà lều và chờ đến 10 giờ khuya khi đám lính ngưng máy điện thì ngủ.


    Lính gác trại không ăn sáng như chúng tôi mà hầu như chỉ cà phê thuốc lá. Thỉnh thoảng, mới thấy họ nấu mì gói để điểm tâm. Cơm trưa hoặc cơm chiều khi xe chở đến trại, đám lính cũng nhận khẩu phần đựng trong các khay nhôm che kín nên không ai biết loại thức ăn gì ở bên trong? Ngày hôm qua, ông nhân viên bộ Nội Vụ và hai sĩ quan quân đội vào thăm chúng tôi sau bữa ăn trưa. Đi lòng vòng trong trại, vẻ mặt họ hài lòng khi thấy căn trại sạch sẽ và gọn gàng. Ba người họ thông báo cho chúng tôi biết là đã liên lạc với đại diện của UNHCR tại Kuala Lumpur xong. Ông Thăng hỏi họ bao lâu nữa thì chúng tôi rời khỏi trại và rồi sẽ đi đâu? Vào Sungei Besi hay ra đảo tị nạn Pulau Bidong? Ông Alek bảo chúng tôi cứ chờ và sẽ được thông báo sau. Khi biết ghe chúng tôi ra khỏi nước đã hơn tuần lễ, một sĩ quan quân đội lấy ra một chồng giấy cùng bút mực và bì thư cho chúng tôi, nói ai muốn gửi thư cho thân nhân thì viết ngay. Ông ta sẽ ghé lại trong vài ngày tới và chuyển các thư về Việt Nam liền. Tôi xin giấy viết liền thư cho gia đình.


    Ăn ở không nhưng ai cũng cảm thấy bụng rất mau đói và mong giờ cơm tới sơm sớm. Có một bất tiện trong việc ăn uống đó là xong bữa cơm chiều lúc 5 giờ thì chúng tôi phải qua một đêm dài đến 8 giờ sáng hôm sau mới có điểm tâm mà chỉ vỏn vẹn một gói bánh qui nhỏ cùng bịch nước trà đường nóng khoảng 1/3 lít. Thời gian cách quãng giữa hai bữa ăn đó quá dài làm nhiều người cảm thấy sót ruột vì bụng trống, nhất là các cháu bé. Trẻ nít khóc vì đói, cha mẹ nhìn con mà bó tay còn người lớn đánh lừa bao tử bằng các hớp nước lã. Những người có con nhỏ như Tám Kiệt, ông Thăng... bàn nhau thử dò hỏi bọn lính gác để mua thêm thức ăn. Đám lính lúc đầu gồm 6 người nay rút xuống chỉ còn 3. Mới bàn và chưa kịp dò ý với bọn lính thì chính chúng lại tỏ ý trước. Chúng biết người vượt biên có vàng, dollar mang theo. Xã hội nào cũng có người nghiền thuốc lá điếu, cà phê và nếu thiếu các thứ này, mặt người đó sẽ tiều tuỵ, cơ thể mệt mỏi tuy... không chết. Sơ khởi, bọn lính mang thuốc lá điếu và cà phê ra bán nhưng chỉ nhận tiền Ringgit (tiền Malaysia) thôi. Thấy người trong chúng tôi sùy ra dollar, chúng vờ vĩnh không biết xài mà chỉ đòi tiền Ringgit. Do vậy, đành phải để chúng đổi dùm luôn. Cứ 100 dollar Mỹ, chúng đổi lấy 200 Ringgit. Hối suất hai loại tiền thực sự bao nhiêu thì không ai biết nhưng bọn lính phải có lời. Được cái tiền Malaysia có giá trị vì chỉ 10 Ringgit thì cũng mua được kha khá thức ăn. Ai không có dollar mà có nhẫn vàng 24 cara thì chúng cũng sẵn sàng đổi giùm luôn. Thậm chí, đồng hồ đeo tay chúng cũng nhận đổi nhưng phải còn mới và tốt.


    - Đến được đây coi như thành công, còn cái đồng hồ đổi lấy tiền mua thuốc lá hút cho miệng đỡ nhạt. Không có đồng hồ cũng chả sao. Một ông tháo cái đồng hồ Seiko 5 trên tay, phân bua trước khi đưa cho gã lính.

    Giờ đây muốn có thứ gì chỉ cần đưa tiền ra, đám lính phóng xe máy chạy đi mua liền. Có người nhờ mua cả bếp dầu, chảo và xoong-nồi nhỏ nhưng không phải ai cũng có dollar thủ trong người hoặc sẵn vàng, tư trang quý để trao đổi với đám lính. Người có Ringgit mua thêm thức ăn, cà phê và thuốc lá về nhâm nhi làm người không có rất thèm. Đành chịu, không lẽ mở miệng xin. Tám Kiệt thấy vậy, y lẳng lặng bỏ tiền mua thêm cà phê, thuốc lá cùng bánh kẹo cho người trong trại hưởng chung. Tâm lý con người thật kỳ, lúc đầu thấy hành động của Tám Kiệt làm thì ai cũng khen thầm rồi chỉ sau một hai ngày cà phê thuốc lá đã có tiếng xầm xì sau lưng. Nói Tám Kiệt thu được khối vàng khi tổ chức vượt biên và hối lỗi, muốn mua cái đức cho mấy đứa con sau cơn hút chết trên biển. Tám Kiệt nghe được các chuyện đó, mỉm cười thố lộ:

    - Đầu người đi trong ghe chỉ 2 cây nếu khách trực tiếp nói chuyện với tui. Còn mối của ai khác sang qua mất bao nhiêu tui không quan tâm. Cả ghe 135 người đi thì đã 30 người là gia đình, bà con và trong băng tui. Số khách còn lại, tưởng nhiều thật nhưng tiền công đưa rước rồi phải cúng cho bọn công an nên cũng chẳng dư bao nhiêu. Cái chính là tui đưa gia đình đi thoát là mừng, sang được xứ người thì mình sẽ làm lại cuộc đời mấy hồi.

    Thực ra trong túi nhiều người cũng còn tiền nhưng loại tiền đã thành các tấm giấy màu không chút giá trị, đó là tiền in hình lão già. Đủ loại tiền từ tờ bác đau gan, bác sợ cho đến bác say rượu (tiền Việt Cộng có hình mặt Hồ Chí Minh mầu vàng 200 $, mầu xanh xám 50.000$ và mầu đỏ 500$, 10.000). Nhiều người lấy tiền đó vất bỏ gần hố rác sau khi cho đám lính xem. Thấy vậy, tôi gom lại được một bó ước đoán trên 7 triệu đồng và cất trong túi xách dù chưa biết sẽ làm gì với số tiền này.

    Buổi tối, bóng người lui cui nấu nướng bên những ánh lửa xanh của các bếp dầu ở mé sau căn nhà lều nữ giới. Mùi món ăn, cà phê nóng bay thơm ngào ngạt trong tiếng xèo xèo chảo chiên.

    Mối thân thiện giữa đám lính gác và người trong ghe tăng lên. Một gã lính trẻ tên Daniel có máu văn nghệ, y có một cây đàn Guitar. Vài người trong ghe cũng biết chơi Guitar nên nhanh chóng thân thiện với gã. Trưa nào cũng vậy, sau bữa cơm thì túm tụm dưới bóng mát một nhúm con trai con gái đàn hát bên nhau. Nhạc Việt, nhạc Mã hoặc nhạc trẻ ngoại quốc văng vẳng trong cái tĩnh mịch trại lính giữa rừng.



    Thư chúng tôi viết xong, viên sĩ quan quân đội ghé vào trại lấy đi rồi nên ai cũng vui khi nghĩ thân nhân bên quê nhà sớm muộn gì cũng biết tin về chuyến đi. Ở yên chỗ, tạm thời vất bỏ các lo lắng trước mắt, các cô gái trẻ se sua lại y phục, trang điểm khuôn mặt và mái tóc mỗi khi đi tắm về. Theo đề nghị của nhiều người, đám lính cho phép chúng tôi vào rừng lần nữa để chặt cây về làm thêm hai dãy bàn ăn. Rồi kế đó thì ở mé sau căn nhà lều nam giới, đất cũng được chúng tôi san phẳng và cất một lều tròn nhỏ lợp tranh có cả bàn ghế nghỉ trưa. Nhờ vậy, tới giờ ăn, ai cũng có chỗ ngồi ở bàn gọn gàng không còn cảnh bưng dĩa cơm đứng lêu bêu hoặc ngồi bệt dưới đất như trước nữa. Ngồi chung bàn ăn cơm, một hai lần tôi đã đối mặt với cô gái ở dưới khoang hầm cá lớn và biết tên cô là Đoàn Hải Yến, 20 tuổi. Chim én biển họ Đoàn, cái tên đẹp như khuôn mặt cô. Từ lúc còn ở ngoài bãi biển, cô đã nhận ra tôi là người bên cô dưới khoang hầm cá lớn và đã đến hỏi chuyện. Én biển nhưng chịu không nổi các cơn sóng. Có lần, trong bữa cơm Yến đã hỏi tôi khi đó đang ngồi chung với Đỉnh:


    - Anh Vũ! Yến nghe mấy chỉ nói người nào là lính VNCH hoặc liên quan với chế độ cũ thì sẽ được họ cho vào Sungei Besi, còn không thì sẽ phải ra đảo Bidong ở. Phải không?


    Tôi gật đầu dù không biết chắc về cái tin đồn. Đầu đuôi câu chuyện là do lính gác trại xì ra cho mấy cô gái biết và đám đàn ông đã bàn bạc liền ngay đó. Người gốc lính hoặc viên chức thời miền Nam VNCH như ông Hưng ông Thăng, ông Phát... đều phấn khởi vì nghĩ vào được Sungei Besi thì chỉ chờ làm thủ tục đi định cư tại đệ tam quốc gia. Phải chuyển ra đảo Bidong thì bị xét lý lịch và phải chờ rất lâu nếu nhân thân lờ mờ hoặc thuộc phe Việt Cộng. Đỉnh ngồi cạnh, hích nhẹ đùi vào chân tôi miệng cười tủm tỉm. Yến đã hai lần mang cho tôi mì gói và thuốc lá. Tôi không hút thuốc định đem trả thì Đỉnh giữ lại dành phần cho nó. Sau lúc đôi co giữa tôi với cậu thanh niên đòi lại bộ quần áo rồi do sắp xếp, Đỉnh và tôi nằm sát bên nhau trong căn nhà lều khiến cả hai thân thiện với nhau hơn, đi đâu cũng hai đứa. Có lần Đỉnh đã kể về cha ruột hiện đang sống tại Mỹ.


    - Ba em là trung úy tòng sự tại nha an ninh quân đội miền Nam VNCH. Sau ngày 30-4-1975 ổng bị Việt Cộng tập trung cải tạo như các sĩ quan khác. Mẹ em tưởng chỉ có một tháng sẽ về nào ngờ ông đi đằng đẵng cả mấy năm. Anh biết khi đó em mới có 13 tuổi còn niên thiếu, biết gì. Lúc mấy tháng đầu không thấy ba trong nhà, em cứ hỏi mẹ rồi hỏi mãi thì mẹ em gắt không biết nên sợ không dám hỏi nữa. Cả năm trời không thấy ba em về mà cũng chẳng có tin tức gì của ổng, mẹ em ra chợ Tân Bình, sang lại một sạp buôn bán quần áo cũ sống qua ngày chờ xem tình hình. Bất ngờ có thư của ba gửi về cho biết chỗ ổng bị giam, mẹ em mừng quá liền đi thăm ngay nào ngờ khi đến nơi, quản giáo nói ông đã bị chuyển sang trại khác. Mẹ em đành quay về, lên phường xin giấy đi thăm nuôi thì bọn công an bảo chưa được phép, phải chờ. Chờ cả mấy tháng trời không được cấp giấy, mẹ em lại đến trại của ổng thì được biết đã chuyển đi nơi khác rồi và lần này thì quản giáo không biết ổng chuyển đi đâu nữa. Mãi hơn ba năm cho đến một hôm thì tự dưng bọn công an phường đến nhà hỏi thăm nhiều chuyện về ba càng làm mẹ em lo lắng, rối trí thêm. Rồi một lần, có vài người lạ mặt đến gặp mẹ em và gặp riêng cả em nữa anh.


    Ngừng một chút, Đỉnh tiếp:


    - Mấy người đó tự xưng họ ở trong tổ chức phục quốc và muốn liên lạc gấp với ba em, hỏi em biết ba đang ở đâu thì chỉ chỗ. Em đâu biết phục quốc phục kiết gì. Phần mẹ em thì ngạc nhiên vì từ lúc ba đi cải tạo tới giờ còn không biết chỗ để liên lạc thăm nuôi. Khi mấy người này đi khỏi nhà thì mẹ em lờ mờ đoán đã có chuyện với ba em. Khổ cái gia đình không biết đi hỏi dò tin tức ở đâu. Đỉnh dứt lời, ngồi im lặng như nhớ về chuyện cũ.


    - Rồi sao nữa, kể tiếp? Tôi hỏi dồn Đỉnh.


    - Một ngày vào cuối năm 1980, lúc đang bán hàng ở chợ thì mẹ em tình cờ gặp lại một thuộc cấp dưới quyền ba em khi trước. Nhờ ông này, mẹ em liên lạc được một người cải tạo đã có lúc ở chung trại với ba em và được chính quyền CS thả về sớm. Đến nhà ông ta rồi thì mẹ em mới biết ba đã trốn khỏi trại Suối Máu từ cuối năm 77.


    - Trốn khỏi trại từ năm 77 mà ba mầy không về nhà? Tôi hỏi.


    Đỉnh lắc đầu, kể tiếp:


    - Mẹ em nghe tin kể, về đến nhà thì lâm bịnh vì chuyện đó. Thời gian ổng bỏ trốn trại, tính ra đã quá lâu mà không thấy về nhà nên mẹ em nghĩ ba đã chết. Mẹ em bịnh nằm đó, bỏ mặc việc đời. Lúc đó em đã hơn 18 tuổi nên phải thay mẹ bán hàng nuôi cả nhà. Quên không nói anh biết trong nhà còn 2 đứa em gái nữa. Chính vì bán hàng ở chợ trời nên khiến em có cái tính du côn trong người nhưng thực sự không phải như vậy. Đỉnh cười hiền lành, tiếp: " Cả năm trời mẹ em nằm liệt trên giường gần như buông xuôi tất cả thì gia đình nhận được tin ba em đang sống tại Mỹ.



    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

  2. #22
    (tiếp theo)


    - Sống ở Mỹ! Sao biết ba em ở Mỹ? Tôi ngạc nhiên:


    - Từ lá thư của ổng gửi bên Mỹ về và nó đã cứu mạng mẹ em. Trước lúc đó, anh biết sức mẹ em yếu lắm, bà buồn rồi bịnh gần như sẽ chết. Lá thư là thuốc tiên đã làm bà trỗi dậy được và hồi phục nhanh chóng. Sau lá thư là các thùng hàng ba em gửi về giúp gia đình. Nhờ vậy mà mẹ em đã có phương tiện để lần lượt lo cho từng người trong nhà đi vượt biên, kể cả mẹ em nữa. Người trong nhà em đi chuyến nào thắng chuyến đó, chỉ có mình em bị trục trặc hoài. Đánh chuyến nầy mới thoát đó anh.


    - Ba mầy trốn khỏi trại tù cải tạo rồi sau đó vượt biên tới Mỹ phải không Đỉnh? Chuyện ly kỳ nha mầy mà có biết chuyện của ông trốn trại như thế nào không? Tôi thắc mắc.


    Đỉnh lắc đầu, tiếp:


    - Đại loại câu chuyện là vậy. Em cũng không biết chuyện ông đã làm ra sao, định bụng khi nào sang được Mỹ gặp nhau thì sẽ hỏi cho rõ.


    - Phải bị chuyển ra ở đảo Bidong khổ lắm, Yến nghe bảo còn phải chở nước uống từ đất liền ra nữa phải không hai anh? Lời cô gái kéo tôi về cuộc trò chuyện, Đỉnh ngồi yên không đáp, tôi nói:


    - Anh không biết rõ. Nếu có như vậy thì chật vật thật mà cũng không chắc vì đảo nào cũng có các nguồn nước ngọt tự nhiên. Tôi kể cho Đỉnh và Yến nghe về lần bị kẹt ở hoang đảo trong chuyến đi vượt biên kỳ trước.


    Có lần khi ở trong căn nhà lều, Đỉnh lôi trong túi xách vài tấm hình mầu gia đình chụp bên Mỹ ra cho tôi xem. Trong các hình, ba mẹ Đỉnh trông thật sang, đứng bên nhau trước khuôn viên một căn nhà thật đẹp có sân cỏ xanh rì bằng phẳng hoặc gần những bụi hoa bên cửa sổ lớn. Hai em gái Đỉnh trông thật duyên dáng ngồi ở sofa phòng khách gần bên cái TV to đùng. Vườn sau nhà, trồng những cây đào đang mùa cho trái. Những trái đào to mơn mởn thấy rõ cả các lông tơ trên bề mặt. Đỉnh lấy tay chỉ vào trái đào trong hình hỏi:


    - Anh biết trái đào này giống cái gì không?


    - Giống cái gì? Tôi hỏi nó.


    - Gò má con Yến đó. Trời ơi! Được cắn nhẹ vào đó một cái thì sướng lắm. Đỉnh cười thành tiếng, tiếp: " Làm tới đi anh Vũ ơi ".


    - Mày cứ đùa tao. Tôi trả lời.


    - Không, không đùa đâu. Em biết con nhỏ thích anh. Anh không nhào vô ngay để thằng khác vớt mất uổng lắm. Đỉnh nhìn tôi.


    - Thôi Đỉnh ơi! Nói tầm bậy tầm bạ không hà. Tôi ngắt lời.


    - Thiệt! Em nhìn cặp mắt khi con nhỏ nói chuyện với anh là em biết liền. Chịu anh lắm đó anh Vũ. Tin em đi.


    - Mắt nó! Sao mà mày biết nó chịu... tao. Nói nghe coi.


    Đỉnh kẹp các tấm hình trong một quyển sổ rồi cất chúng lại vào túi xách xong, khẽ nói với tôi:


    - Cặp mắt ướt rượt, đắm đuối khi nhìn anh là hiểu rồi. Em quan sát kỹ mỗi khi anh và nó nói chuyện với nhau. Tình yêu đến từ đôi mắt... Kinh nghiệm đã dạy em.


    Kinh nghiệm của Đỉnh, theo nó nói là nhờ những năm tháng bán hàng ở chợ trời Tân Bình mới có được. Mỗi khi có khách ghé vào sạp, nó chỉ cần nhìn cặp mắt, lời nói và thái độ thì đã biết ngay người đó có muốn mua hàng hay không? Có khách say món hàng, chỉ sợ bị mua tranh mất khi thấy người khác mới đến xem. Những lúc như vậy thì rất ngon ăn, cầm chắc sẽ bán món hàng với giá hời. Ngay cả khách khi đến đưa hàng của họ ra để bán, Đỉnh kể nó có thể biết người khách muốn bán thật hay chỉ vờ dọ giá qua lời nói và thái độ. Đỉnh cười đắc chí rồi quay lại chuyện của Yến.


    - Con nhỏ thích anh lắm mà em hỏi thật, anh và nó đã làm gì ở dưới ghe với nhau. Khai báo ngay.


    Tôi kể vắn tắt cho Đỉnh biết về cái va chạm nhỏ giữa tôi và cô gái khi ở dưới khoang hầm cá lớn. Đỉnh yên lặng chốc lát rồi nói:


    - Con gái nó vậy đó. Thích, thương hoặc ghét một thằng cà chớn nào có khi chỉ bắt nguồn từ những cái nhỏ nhặt, bất thường. Con nhỏ xinh gái lắm chứ anh, bộ anh không biết à? Nhào vô đi, đừng chần chờ nữa.


    Đỉnh khỏi nói ra thì tôi cũng biết Yến rất xinh. Đỉnh xúi nhào vô, thật sự trong tim tôi có lúc vẫn còn hình ảnh của Ánh Phương và của cả Hường nữa. Ánh Phương thì chưa biết số phận ra sao còn Hường, chắc nàng vẫn mong sẽ có thư tôi sớm. Nghĩ về Ánh Phương và Hường làm tôi im lặng, phân vân.


    Một buổi trưa khi đang thiu thiu ngủ trong căn nhà lều thì tai tôi nghe có tiếng la hoảng hốt vọng lại ở bên ngoài. Tiếng la từ phía cổng trại, tôi chạy vội ra xem. Một đám người lớn nhỏ đứng lố nhố chỉ tay về hàng cây rừng cạnh đường mòn hướng đi ra suối. Một con vật khá to, lông đen tua tủa đang lững thững đi từng bước từng bước về phía trại. Đầu con vật lúc lắc khi sang phải khi sang trái và có lúc, nó dừng lại nhìn đám người chúng tôi. Hai cái nanh vàng lườm dài cả gang tay lòi ra ở bờ mép, có người la lớn.


    - Heo rừng bà con ơi, gọi tụi lính mang súng ra bắn nó.


    Nghe ồn ào, hai gã lính gác tay thủ súng trường M 16 từ trong căn nhà lều nhỏ đi đến chỗ đám đông chúng tôi. Một phụ nữ tay chỉ con heo rừng, miệng lí nhí vài câu tiếng Anh: " Animal, animal... shoot... shoot, please ". Con heo rừng chết tới nơi, ai cũng hồi hộp chờ xem một cảnh bắn thú hoang trước mắt. Thật ngạc nhiên, vừa thấy con heo rừng đó thì hai gã lính vội khoát tay xua chúng tôi quay trở ngay vào trại. Vài người còn cố nán lại nhìn con vật không có vẻ gì sợ người, đủng đỉnh đi từ từ và sắp khuất sau các bụi cây ở bìa rừng. Đuôi con heo, như một cái cái chổi cùn nhỏ vẫn còn quất qua đảo lại ở bờ mông to.


    Đám chúng tôi bước trở vào trại thắc mắc tại sao bọn lính không bắn hạ con heo rừng? Phải chi hạ nó, ngay tối nay cả trại sẽ có món thịt quay thịt nướng ngon phải biết. Sống ở rừng, việc gầy một bếp than hồng rực lửa đâu khó khăn. Thịt heo tươi như thăn, đùi... mà nướng trên bếp than hồng còn gì hơn! Mỡ chảy xuống các hòn than đỏ, mùi thơm ngào ngạt bốc lên sẽ điếc cả mũi. Còn bộ lòng nữa. Không có nồi lớn để nấu cháo lòng cho cả bọn thì chia ra nấu bằng xoong nhỏ cũng xong. Chỉ nghĩ không thôi mà tiếc hùi hụi. Kể từ lúc xuống dưới ghe cho đến giờ, ai đã được nếm món thịt heo! Cơm hàng ngày trong trại chỉ rặt cá chiên rồi lại cá chiên. Cứ hết cá ngân lại cá bạc má hoặc cá lù đù rồi cá hường. Những ngày đầu ai cũng khen ngon vì bọn đầu bếp chiên cá rất dòn, ăn được luôn cả đầu. Nay ai cũng phát ngán, có dĩa cơm còn bỏ dở hơn nửa con cá. Người có tiền nhờ bọn lính mua thịt thì chỉ toàn thịt gà. Đỉnh đến bên tôi, chắc lưỡi tiếc vì cứ nghĩ nó sẽ chộp được một cái nanh heo để có dịp bịt vàng hình ông Phật đeo trừ tà.


    - Anh Vũ biết không, ở chợ Tân Bình em đã thấy có người đeo những cái nanh bịt bạc nhưng ngắn ngủn đâu có dài bằng của con heo ban nãy. Uổng quá, dễ gì có bên Việt Nam mình.


    Tôi và Đỉnh kéo nhau về lều tranh ngồi trò chuyện cùng những người khác. Không như bên quê nhà, thú rừng ở đây thấy người đã không sợ còn đủng đỉnh giương mắt nhìn. Người nói hai nanh lòi dài cả gang tay, con heo đã quá già thuộc loại lăn chai, độc chiếc... thịt dai nhách không ai thèm nên lờn mặt mới thong dong như vậy. Một cậu trẻ quả quyết bọn lính không bắn con heo rừng vì họ theo Hồi giáo có tục thờ heo. Câu ta so sánh với đạo thờ bò bên Ấn Độ. Nơi đó, dân chúng không dám xua đuổi khi con vật nằm ì ở giữa đường cản lối xe cộ qua lại. Thậm chí khi gặp được bò đang đái, có tín đồ còn hứng lấy nước tiểu rồi vuốt lên tóc lên mặt mình nữa. Con vật thiêng tôn giáo, như vậy ai mà dám giết. Phạm thượng sao! Nhưng ông Thái, người đã đọc kinh ở khu mộ địa khi nghe như vậy đã bật cười, cải chính:


    - Cậu này nói sai rồi. Sở dĩ tụi lính không bắn con lợn lòi vì bởi tín lý đạo Hồi coi nó ô uế do bị ma quỷ đã nhập vào nên không bao giờ ăn thịt nó chứ không phải họ thờ heo đâu. Đạo Do Thái cũng tin y vậy đó.


    Cậu trẻ im lặng không cải chính, ông Thái nói tiếp:


    - Ngoài việc không ăn thịt heo, tín lý đạo Hồi còn không cho phép ăn thịt những giống vật bay trên trời, nằm vùi dưới bùn hoặc bò lết trên mặt đất. Họ chỉ ăn thịt những con vật có chân hai móng chẻ và nhai lại như bò, dê, cừu... thôi. Con heo, có chân hai móng chẻ nhưng không thuộc loài nhai lại còn ngựa, tuy nhai lại nhưng chân nó chỉ có một móng nên họ cũng không ăn.


    Sau hôm đó, bữa điểm tâm ngày kế thì không phải gói bánh qui nhỏ cùng bịch trà đường như thường lệ mà đám lính cho chúng tôi mỗi người một cái bánh patechaud khá lớn và một hộp nhỏ sữa lạnh. Hai thùng nước trà đường nóng thay cho nước lã đun sôi. Rồi khi nam giới chúng tôi đi tắm về, thấy một xe van trắng của hội Hồng Nguyệt đậu sẵn trong sân trại và được lệnh xếp chung hàng để ba nhân viên y tế khám bệnh, phát thuốc và chích ngừa sốt rét. Chúng tôi, mặt người nào ngươi nấy vui mừng thấy rõ và suy diễn đủ thứ tin có lợi.


    Đã thế, bọn lính cho chúng tôi món ăn mới là thịt trừu kho và đậu ve luộc trong bữa trưa. Ở Việt Nam, kho thịt hay cá đều thắng đường làm nước mầu rồi nêm bằng nước mắm và cho hành lá vào. Cục thịt trừu kho trắng nhách trong ít nước mặn sền sệt mùi gây gây, trông không bắt mắt nhưng ai cũng ăn rất ngon, dĩa để lại trên các bàn sạch nhẵn. Bữa cơm đã củng cố niềm tin của cả bọn. Phần cơm cho người lớn cũng nhiều hơn và hai thùng nước mới đổi cũng đầy tới miệng là nước trà nóng pha đường.


    Được nhân viên hội Hồng Nguyệt chích ngừa sốt rét rồi khám bệnh cho thuốc nên người nào cũng thủ được ít thuốc cảm, thuốc ho trong túi xách. Thức ăn đổi sang món khác khiến ai cũng phấn khởi, nghĩ cả đoàn ghe đã được chính quyền Malaysia chấp nhận cho vào trại tị nạn chỉ trong nay mai.


    Trưa hôm nay trời đứng gió, không khí hầm hập nóng bức khiến không ai có thể ngủ trưa được nên kéo nhau ra ngồi ở lều tranh hoặc các chỗ mát trò chuyện. Như mọi ngày, một nhóm nam nữ ngồi túm tụm đàn hát với hai gã lính dưới một bóng cây gần cổng trại, gã lính còn lại thì nằm ngủ trong cái võng căng dưới một chỗ mát. Đây đó, những đứa trẻ la hét ầm ĩ đùa giỡn cút bắt với nhau. Trời quá nóng, Đỉnh và tôi lòng vòng trong sân rồi lách qua hàng rào trại để đi vào rừng. Cây to đan kín nhau che mất mặt trời làm không khí trong rừng thật mát khác hẳn khi ở sân trại. Vài con sóc chạy vội trên các cành cây tạo các tiếng động nhẹ. Chim chóc đảo cánh qua lại, kêu rả rích. Rừng ở đây có nhiều loại lan mọc tầm gửi trên các tầng cao. Có loại lan hoa màu cam hoặc mầu trắng nhỏ như hạt gạo nhưng nổi bật vẫn là các chùm lan Ngọc Điểm tím nhạt e ấp trong các tàu lá xanh. Lan rừng sẵn và dễ lấy sao không gã lính nào hái mang về trang trí hay là họ cũng vừa đến sống trong căn trại này? Hình như chỉ dân châu Á da vàng như người Việt, Tàu và Nhật Bản mới có cái thú chơi lan rừng thôi. Những lùm dứa dại có lá mầu tím mầu xanh thẫm nhô ra từ những cụm đá trắng trong ánh nắng trông thật đẹp. Nhiều đoạn dây leo mầu xám mốc trắng lốm đốm to bằng cổ tay bò quấn sát vào các thân cây trông thật giống một con rắn lớn. Lá vàng nằm rải rác trên mặt đất mềm còn in dấu chân thú, khúc rừng này khác với chỗ tôi vào chặt cây và đốn tranh trong hai lần trước. Bước trên cỏ xanh mịn như nhung, rừng trưa thật tĩnh mịch và vắng lặng. Thấy đi đã khá xa trại, tôi kéo tay Đỉnh định quay về thì tai nghe một tiếng động nhỏ rồi im bặt. Không nghe thêm gì nữa, cả hai vừa mới dợm bước lại có tiếng như người rên nhẹ. Tôi và Đỉnh nhìn nhau, nghe rõ tiếng rên nhưng chưa biết là cái gì? Hai chúng tôi bước thêm vài bước, lắng nghe. Hình như tiếng rên đó phát ra trong một bụi rậm dưới bóng những thân cây lớn, nằm xê xế phía bên phải ở một quãng không xa.


    - Chết... trời ơi... Âm thanh chầm chập trong trẻo của phụ nữ. Tôi và Đỉnh nhìn nhau thì tiếng thở phì phò liền sau đó chung với tiếng rên: " Trời ơi! Chết… Chết thôi ".


    Không gian tĩnh mịch chỉ có vài tiếng chim hót đây đó.


    Tiếng phì phò lại nổi lên nhè nhẹ, tôi và Đỉnh nhìn nhau thất sắc. Chuyện về loài trăn gió khổng lồ trở về trong tâm trí vì mấy ngày trước theo toán người vào rừng cắt tranh, chặt trúc về lợp mái tròn chỗ nghỉ. Gã lính ôm súng đi cùng đã kể về chuyện trăn quấn người rồi nuốt trộng. Xứ này vì không ăn thịt loài bò sát nên ở ngoài thiên nhiên, trăn thường rất lớn con. Tiếng phì phò vừa nổi lên lại tắt nghẽn làm như bị vướng một cái gì đó hòa với giọng nữ: " Chết... Chết... Trời ơi! " rên xiết như đang chịu cơn đau đớn.


    - Trăn cuốn người. Đỉnh thất sắc nhìn tôi, thì thào.


    Tôi im lặng gật đầu nhưng biết làm gì bây giờ đây? Hai đứa tôi chạy ngay về trại gọi lính gác nhưng khoảng cách trại khá xa, phải quyết định ngay kẻo không kịp. Đỉnh chộp lấy một khúc cây khô dưới đất còn tôi thì nhặt ngay cục đá lớn rồi nhè nhẹ từng bước từng bước... đến lùm cây phát ra các tiếng động. Lách mình vào đến nơi, hai đứa đứng yên sững người trước cảnh đang xẩy ra trước mắt khiến tôi vội kéo tay Đỉnh thối lui ngay lập tức.



    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

  3. #23
    (tiếp theo)

    Sững người và nhón gót rút lui thật nhanh nhưng hình ảnh vừa thấy vẫn như hiển hiện trước mắt. Hai thân người bắt cặp nhau trên đống quần áo trải trên mặt cỏ, nội y vất nằm từng cái ở gần bên. Cặp giò trường túc trắng hồng của người nằm bên dưới choàng lên ôm sát bờ lưng ngay phần eo người trên đang trong tư thế nửa ngồi xổm, nửa úp thìa không cho thoát. Tiếng rên và tiếng thở phì phò kêu nhè nhẹ theo nhịp lên xuống. Mái tóc dài đen nhánh lòa xòa che mất khuôn mặt người rên rỉ nằm dưới cùng đôi gò bồng đảo trắng hồng với núm đỏ lấp ló sau cánh tay và bờ lưng đen của người thở phì phò phía trên mà tôi thấy quen quen khi đi tắm suối chung trong các buổi sáng.

    Nhón chân rút thật lẹ ra xa rồi, chợt Đỉnh nắm tay tôi kéo đứng khựng lại và khẩn khoản:

    - Mình quay lại xem anh Vũ, mấy khi mà gặp dịp như vậy. Bỏ rất uổng anh.

    Tôi nhìn Đỉnh rồi khẽ lắc đầu, trả lời:

    - Đừng! Đừng! Mầy biết ai đó không?

    Đỉnh im lặng nhìn tôi rồi gật đầu. Cái lưng trần da ngâm đen, vóc người thon nhỏ lên xuống nhịp nhàng cùng tiếng thở phì phò đó làm sao chúng tôi lẫn được nhưng Đỉnh còn trù trừ, vẫn đứng yên tại chỗ. Tôi biết nó muốn quay trở lại để xem cho đã mắt nên bồi thêm:

    - Quay lại xem rủi họ biết thì sao hả mậy? Giả đối với tụi mình tốt quá mà. Cà phê, mì gói... mua cho tụi mình ăn, thêm thuốc lá mầy hút. Phải không? Thôi đi về, dứt khoát mình đi về. Chuyện này tao biết đối với mầy đâu có lạ gì. Về Đỉnh ơi, bộ mầy tưởng tao không muốn xem à... Nhưng không được

    - Xem thấy cái vụ nầy khó chịu trong người quá anh Vũ, em đang tức... cái chỗ đó đây nè. Đỉnh cười cười rồi mặt nhăn nhó, tiếp: " Anh biết nếu còn bên quê nhà như hôm nay, em phải đi kiếm ngay cho bằng được. Anh ngại cái gì không biết.

    - Trời! Mầy tưởng tao gỗ đá chắc nhưng không được. Cha nội tốt với tụi mình quá mà. Kỳ lắm! Không được.

    Trước đó, Đỉnh đã kể tôi nghe chuyện trai gái nó đã từng khi còn bán hàng ở chợ trời. Đỉnh chưa có bạn gái, nó kết thân với những tay bán hàng khác. Thỉnh thoảng cả đám vô mánh, kéo nhau đến nhà một người trong nhóm ăn nhậu và xem phim con nhà nghèo rồi hứng lên thì đi bắt một hai bò lạc về. Bò lạc là gái làm tiền. Cả bọn ép các cô nầy nhậu chung rồi cùng hành lạc tập thể với nhau. Chợt Đỉnh nói:

    - Ông bà này bạo quá dám đưa nhau ra đây quằm, bọn lính mà biết thì chết với chúng. Có hai đứa con rồi mà cặp ngực bả còn ác liệt quá hả anh Vũ.

    - Ừ! Mà sao bà la dữ mậy... Nếu cứ im re thì sao tao với mầy biết. Bộ bà không sợ có người biết hay sao. Tôi nói với Đỉnh.

    - Sao mà nín được anh, sướng quá mà. Trời có sắp sập họ cũng chẳng biết. Đỉnh trả lời.

    Nội quy trại đã cấm nhưng hai người họ vẫn cố tình vi phạm. Không biết vợ chồng Tám Kiệt sẽ ra sao nếu hôm nay bị đám lính Malaysia bắt được? Khi nghe đọc nội quy hôm mới vào trại, ông Thăng ông Phát cho biết ở mấy quốc gia Hồi giáo, chuyện tình dục nam nữ rất khe khắt. Người nào mà quan hệ giới tính lén lút hoặc ngoại tình nếu bị phát giác thì sẽ bị trừng phạt rất nặng và có khi, kẻ vi phạm phải nhận một cái chết thê thảm.

    Về lại sân trại, tôi và Đỉnh nhập vào đám đàn ông con trai ở mái lều tròn nghỉ trưa. Các ông Thăng, Hưng, Phát, Thuận và vài tay thanh niên trong nhóm của Tám Kiệt đang kể chuyện tiếu lâm. Đám phụ nữ ngồi tản mát dưới những bóng cây xa xa. Đỉnh cúi đầu sát bên tôi nói nhỏ:

    - Anh coi, lính thằng thì mải ngủ, thằng thì đàn đúm hát hò với đám con gái còn phe mình lo tụ họp nói chuyện... Nào ai biết hai ông bà đang cụp lạc trong rừng.

    Vừa lúc, một người bước vào ngồi không xa chỗ chúng tôi, Đỉnh khẽ lấy đùi huých nhẹ vào chân tôi báo hiệu. Tám Kiệt, quần áo chỉnh tề, cười cười khi nhìn mọi người đang có mặt trong mái nhà lều. Thấy y, ông Thăng liền lên tiếng:

    - Khoẻ anh Tám! Hôm nay trời nóng quá ha, chắc tối mưa chứ anh?

    Tám Kiệt không trả lời, gật đầu nhè nhẹ với ông Thăng và y ngẩng mặt nhìn ngước ra phía bên ngoài mái nhà lều.

    - Ban nãy, chị và sắp nhỏ đi kiếm anh đó, anh Tám. Thuận xen vô.

    - Bả kiếm tao hả, lâu mau rồi mầy? Tám Kiệt giọng khào khào hỏi lại, hơi thở y phì phò mệt nhọc.

    Tôi và Đỉnh nhìn nhau, khẽ mỉm cười hiểu ý. Đúng cái hơi khè phì phò của con trăn gió ban nãy đây. Bây giờ thì trăn gió mệt rồi, chiến đấu ác liệt quá mà. Tám Kiệt lấy thuốc lá ra hít, nhả khói rồi vẫn ngồi im lặng và có lúc nhắm khẽ mắt dường như mơ màng, đang suy nghĩ về một chuyện gì. Vừa lúc, có bóng người từ bên ngoài lách vào kèm theo giọng nói phụ nữ:

    - Anh đi đâu, em cùng sắp nhỏ kiếm nãy giờ mà không thấy?

    - Đi lòng vòng gần đây chứ đâu, trời nóng quá... mà em kiếm anh có chuyện gì? Tám Kiệt mở mắt thật lẹ, miệng lắp bắp.

    - Ra đây em nói cái này hay lắm. Người phụ nữ mới đến mặc áo mầu nâu nhạt để tóc ngắn, kéo tay Tám Kiệt đi ra và cả hai khuất sau căn nhà lều của nam giới.

    Nhìn theo bóng hai người họ vừa khuất sau căn nhà lều, tôi hỏi Thuận:

    - Ai vậy hả Thuận? Phải vợ anh Tám không?

    - Chị Tám đó anh. Thuận gật đầu, nhìn tôi.

    Chị Tám! Vậy người vừa bị... trăn gió quấn trong rừng là ai? Mái tóc dài, đồ bộ lụa mầu xanh lá mà vạt áo được kéo dồn tới tận cổ. Đỉnh nhìn tôi, nói nhỏ:

    - Lúc đó em đã nghi họ không phải là vợ chồng của nhau.

    Tôi im lặng chờ nghe Đỉnh nói tiếp nhưng nó lại giữ im lặng. Chỗ đang có đông người ngồi chung quanh, nói ra không tiện.

    Bữa cơm chiều đến đúng 5 giờ vẫn món thịt trừu kho và đậu ve luộc. Tôi cố ý nhìn người phe Tám Kiệt ngồi ăn chung với nhau thành một nhóm như mỗi bữa. Xế trưa nay, tôi đã biết mặt vợ Tám Kiệt và bây giờ cũng biết người nằm bên dưới y qua mầu áo đang mặc. Đây là một phụ nữ trẻ đẹp nhưng quan hệ ra sao với người trong nhóm Tám Kiệt thì tôi và Đỉnh không biết.

    Vừa xong bữa cơm chiều, trời đột ngột đen kịt vì những đám mây kéo đến báo hiệu cơn mưa sắp gần. Cùng tiếng sấm xa xa, gió ào ào mang hơi lạnh vào trại, chúng tôi vội kéo nhau vào hết trong hai căn nhà lều để tránh cơn mưa sắp đến. Người lớn thì im lặng còn đám con nít lại hò hét, lấy tay chỉ trỏ cột bụi của cơn lốc nhỏ đang di chuyển chầm chậm trên sân trại và sau đó bị tan biến khi vừa chạm vào cái hàng rào gỗ. Mây đen chuyển dữ cùng sấm ì ì nghe thật ghê vậy nhưng chỉ lát sau, cơn mưa đã đổi sang hướng khác. Trời quang đãng trở lại, tôi và Đỉnh cùng một số người khác lại tụ họp nhau nơi mái tranh uống trà đường nóng cùng tán chuyện. Thắc mắc còn lởn vởn trong đầu, tôi hỏi nho nhỏ:

    - Sao mầy biết họ không phải vợ chồng của nhau? Hay thiệt đó, nói tao nghe coi.

    Đỉnh nhìn chung quanh, cười cười và thì thào bên tai:

    - Vợ chồng khi vào chuyện đó, phụ nữ không có rên đâu... chỉ có tình nhân thôi.

    Một khám phá mới, tôi hỏi tiếp: " Nói tao chưa hiểu. Sao tình nhân mới rên còn vợ chồng lại không mậy? ".

    - Em cũng chẳng biết, mấy cha lớn tuổi bán hàng gần chỗ em kể vậy. Khi đó cũng có người hỏi như anh bây giờ. Để em nghĩ lại coi. À! Nhớ rồi, mấy chả nói vợ chồng vì quen mặt nhau nên đâu còn hứng thú như những ngày đầu, nếu có cũng in ít... Còn bồ bịch, tình nhân... thì lâu lâu lén lút gặp nhau nên hấp dẫn lắm, nhất là khi xáp trận làm một phát. Ngừng một chút rồi Đỉnh tiếp: " Ư, ứ, ử... như bị đánh bị tra tấn cũng vì kích thích cao độ ".

    - Chẳng tin! Mầy và tao còn độc thân nên chưa biết chuyện vừa nói đúng hay không? Mày bảo lén lút mới rên, vậy tao hỏi ở trong phòng với nhau mà... ối giời ơi... thì người ta biết hết. Lạy ông con ở bụi này.

    - Đấy, đấy... Người ta hỏi giống y chang anh. Họ chỉ rên rỉ khi nào ở chỗ an toàn vắng vẻ với nhau, lén lút ở trong nhà có thân nhân gần bên thì lại nín khe. Rên cho chết à, khùng chắc. Có khi còn cắn cả vào người nhau nữa. Đỉnh nói đến đây thì bật cười.

    - Tao đâu ngờ mày rành dữ vậy. Tôi nhìn Đỉnh, lắc đầu.

    - Tại anh hỏi. Nhưng anh biết lén lút được với ai mới ngon nhứt không? Tôi lắc đầu lần nữa thì Đỉnh tiếp: " Mấy chả nói xáp được với bà con bên vợ như em hay chị gái ruột, người nào khác cũng không bằng. Kỳ vậy đó! Em biết bà hồi trưa thế nào cũng có dây mơ rễ má gì với vợ của Tám Kiệt cho anh xem ".

    Lời Đỉnh nói dám có lắm, tôi sẽ thử hỏi dò Thuận xem khi gặp dịp.

    Gió đã làm loãng đi các cơn nóng sót lại từ lúc trưa, không khí trong trại bây giờ thật thoáng mát dễ chịu. Chúng tôi ngồi kín ở mái tranh trò chuyện rôm rả, vài người tản bộ tới lui trong sân, con nít chạy đùa í ới với nhau. Ông Thăng buột miệng: " Mấy đời sấm trước có mưa bao giờ, kể đúng thật mấy ông ".

    Tính đến hôm nay, đã ngày thứ mười bẩy chúng tôi tạm trú ở đây. Khi ăn mãi cá chiên đến ngán, giờ ăn khỉa liên tiếp bốn ngày món thịt trừu kho cùng đậu ve luộc, ai nấy đều muốn có cá chiên dòn và canh rau muống trở lại.

    Ngoài vụ bắt gặp tại trận hôm đó trong rừng, không biết còn cặp nào trong đoàn ghe dám xé rào nội quy trại không nữa? Đỉnh bảo: " Cứ chịu khó đi rảo thật êm trong rừng, thể nào cũng có lúc anh em mình sẽ gặp. Sống đây lâu, phải có những cặp khác đóng phim chứ anh. Cái chuyện kéo nhau vô lùm bụi đâu cần phải có người chỉ thì mới biết. Họ phải giải tỏa, để tồn ở não sinh ngu sao! Lần này, phải xem cho đã nha, không có vụ thôi mầy ơi mày hỡi, kỳ lắm... gì gì hết nghe cha ". Hai đứa tôi cười vui với nhau. Thật vậy, rừng ở đây rất rậm, lủi vào đâu cũng gặp được những chỗ kín đáo khuất trong các lùm bụi. Chẳng cần đến chiếu hay y phục hoặc khăn lót trải xuống cho sạch vì mặt đất ở nhiều chỗ phủ đầy cỏ rêu mọc đều và mịn như tấm thảm nhung. Đỉnh thử lăn lộn trên mặt cỏ êm và sạch rồi cười hí hí, kêu: " Có chỗ nằm ngon lành như vầy thì tha hồ làm cá làm thịt nhau, bẻ khóa động đào bố ai mà biết ".

    Ghe chúng tôi tổng cộng 135 người, vào trại kiểm lại danh sách có tới 49 đàn bà con gái. Có người thì đi cùng chồng và con hay bồ bịch với nhau như Tuyến-Hạnh, Dũng-Hằng, Trí-Minh hoặc độc thân như các cô Đào, Bẩy, Yến, Loan, Tuyết... Một buổi tối, lúc trại sắp sửa ngưng máy điện, Đỉnh vào lều nằm bên tôi, kể: " Chậc! Em vừa thấy một cặp ôm nhau chặt cứng ngay góc khuất sau nhà lều nữ nè. Cứ như vậy thì chỉ có chết ". Vì vậy, Đỉnh hăng rủ tôi đi rảo trong rừng xem coi có thêm vụ... trăn quấn nào nữa không. Có lần hai đứa thấy động đậy trong một bụi rậm nhưng đó chỉ là chú thỏ rừng hốt hoảng nhẩy ra rồi chạy biến. Có lẽ, duy nhất chỉ mình Tám Kiệt mới dám xé rào vì những cặp đã là vợ chồng hay bồ bịch chính thức với nhau thì lại không dám vi phạm nội quy trại. Họ sợ tụi lính gác trừng phạt nếu bị lộ và sẽ mắc cở với mọi người trong ghe. Đỉnh thì nói Tám Kiệt nghĩ bản thân y đã chơi đẹp với đám lính khi nhờ chúng đổi tiền, mua hàng... nên mới dám chơi bạo. Tám Kiệt khoảng 45 hoặc 46 tuổi, thân người rắn chắc, da hơi đen, mặt khắc khổ xương xương và mép để râu con kiến. Y có hàm răng trắng bóng dù rít thuốc điếu liên tục, cáu vàng nhựa thuốc chỉ bám nơi đầu ba ngón tay. Trầm tĩnh, chịu lắng nghe người khác nói và luôn nở nụ cười tươi với người đối thoại, Tám Kiệt nhìn có duyên ngầm. Thêm cách xử sự rộng rãi, chân thành khi giao tiếp, y lấy lòng người đối diện rất dễ. Nam giới chúng tôi, hầu hết đều mến y huống chi người khác phái. Mẫu người như Tám Kiệt, chẳng cần giỏi thuật xem tướng số thì cũng biết phụ nữ ngã vào tay y dễ dàng.

    Vợ Tám Kiệt cũng như người đàn bà trong rừng với y rất đẹp. Cả hai người họ, một thì hơi lớn tuổi, một thì còn trẻ và đều là dân miền Nam.

    Hôm nay thứ Hai đầu tuần, chúng tôi được lệnh khi đi tắm phải giặt sạch cái chăn trại đã phát. Chiều đến, lính gác sẽ kiểm tra từng cái một. Nguyên do trước giờ đi ngủ lúc hồi hôm, chăn của một cô gái đã bị người khác đổi bằng cái chăn ướt nước đái khai nồng. Đám lính được ông Thăng báo cáo vừa bực mình vừa tức cười, đã bắt những người có con nhỏ phải mang ra các tấm chăn ra cho nạn nhân nhận lại cái của mình nhưng việc không thành. Cái chăn nào cũng một cỡ và mầu sắc y nhau. Ai cũng nói con nít đái dầm ướt chăn, nghĩ trời khuya sợ con mình lạnh nên thủ phạm đã đánh tráo khi cô gái vắng mặt khỏi căn nhà lều.
    Trời tuy còn sớm mà ông Aleck và hai người mặc thường phục đến trại tập họp chúng tôi ở giữa sân nghe thông báo. Ông ta cho biết ở đảo tị nạn Bidong đã chật cứng thuyền nhân rồi nên ông không thể chuyển đoàn người chúng tôi ra đó. Còn trại Sungei Besi thì cũng phải chờ ý kiến của đại diện Cao Ủy LHQ xem sao nhưng ông nói ở đó cũng rất đông người Việt. Hai người tháp tùng theo ông Aleck thì được giới thiệu là sĩ quan hải quân đóng ở cảng Johore giáp với Singapore. Hai sĩ quan hải quân đó lấy sổ tay của họ, nhìn chúng tôi rồi ghi ghi chép chép lia lịa và thăm hỏi vài người có con nhỏ đứng kèm bên cạnh. Trước khi rời khỏi trại, ông Aleck nói cho cả đám chúng tôi nghe:

    - Nếu Sungei Besi tương tự như Bidong, chúng tôi sẽ dự liệu cho quý vị đến một nơi khác. Dù không muốn nhưng có thể chúng tôi buộc phải làm.
    Chính vì lời tiết lộ của ông Aleck và vì có mặt hai sĩ quan hải quân ở cảng Johore nên suốt buổi đi tắm rồi cả sau buổi cơm trưa sau đó đã làm đám đàn ông chúng tôi bàn chuyện sôi nổi. Malaysia có hai trại tị nạn chính dành cho người Việt vượt biên là Sungei Besi nằm gần thủ đô Kuala Lumpur và đảo tị nạn Bidong ở ngoài biển. Các trại nhỏ, biệt lập khác như cái trại này nhưng ở đâu thì không ai biết. Không bị ra Bidong, chúng tôi rất vui và mong đại diện Cao Ủy LHQ ở trại Sungei Besi sẽ nhận cho chúng tôi vào vì dầu gì, ở trại trong đất liền vẫn tốt hơn ở ngoài đảo. Có điều lo lắng là tại sao lại có mặt sĩ quan hải quân cảng Johore đi theo ông Aleck khi gặp chúng tôi? Johore là hải cảng cực Nam của Malaysia cũng như của lục địa Châu Á tiếp giáp với Singapore. Hai ông Thăng, Phát hỏi dò bọn lính nhưng họ cũng chẳng biết gì thêm ngoài chuyện từ đây đến Johore bằng xe bus, phải mất gần một ngày đi đường. Không lẽ ở Johore còn có một trại tị nạn lớn nào khác dành cho người Việt? Chúng tôi thắc mắc mà đành chịu.

    Chỉ chính quyền Malaysia biết sự hiện diện của chúng tôi, nhân viên hội thiện Hồng Nguyệt đến khám bệnh, chích thuốc cũng người địa phương. Càng nghĩ càng đâm lo, tương lai chúng tôi thật mờ mịt, một người nói:

    - Khi nào mà có tay mắt xanh, mũi lõ đến gặp bọn mình thì tôi mới yên tâm. Nói thật, đám Malaysia kéo mình ra biển trở lại hay... giết hết cả bọn trong cánh rừng ở đây, thế giới cũng chẳng ai biết đến.

    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

  4. #24
    (tiếp theo)

    Nghe ông ta nói thấy ớn, nhưng kể cũng đúng. Trước đây, hãy nhớ tàu hải quân Malaysia đã từng nhiều lần kéo ghe vượt biên người Việt ra tuốt hải phận quốc tế rồi cắt dây kéo, bỏ mặc. Không lẽ...? Tám Kiệt xen vào:

    - Theo tui, nếu cố ý kéo mình ra trở lại biển thì họ đã làm rồi. Hôm đó đám lính cũng biết mình đục lủng ghe chứ bộ nhưng tại sao cứ để mình ở mãi trong khu rừng này thì tui chịu, không nghĩ ra được. Tám Kiệt nhìn chung quanh, tiếp: " Chúng ta ở đây bao lâu rồi? Đã hơn nửa tháng, phải không? Tui nghĩ, càng suy đoán thì càng sợ và thêm mệt óc. Vượt biên, đủ thứ chuyện có thể xẩy ra. Trong tay họ, họ tha hồ vo tròn bóp méo mà mình phải chấp nhận. Cứ bình thản sống, cái gì tới nó sẽ tới. Tui, gia đình cả bầy đi theo còn không sợ nè ".

    Tha hồ vo tròn bóp méo mà mình phải chấp nhận. Hai ngày trước, bọn lính gác đã làm một chuyện khi chúng tôi biết, dù rất bực tức nhưng đành phải im lặng. Chỉ biết an ủi nhau là sống trên nước họ thì may rủi mình phải chịu và coi như không có chuyện đã xẩy ra.



    Hôm xẩy ra chuyện đó thì tôi và Đỉnh đang ngồi ở cái bàn ăn thường ngày, thấy một số phụ nữ vội vã về trại mà mặt người nào cũng hầm hầm đầy vẻ bực tức khi họ rù rì nói chuyện với nhau. " Mấy bả vừa mới đi chưa được bao lâu, sao đã quay về gần hết anh. Kỳ vậy! Chắc có chuyện gì rồi ", Đỉnh nói. Ngoài sân trại, ông Thăng ông Phát, Tám Kiệt cùng vài phụ nữ chụm đầu nói chuyện qua lại với nhau. Trong sân trại, không một gã lính trực gác hoặc lảng vảng đi đi lại lại như thường lệ. Tôi nói với Đỉnh muốn biết chuyện, chắc mình phải hỏi mấy cô Đào, Bẩy hoặc Yến. Khi thấy ba cô gái từ nhà lều bước ra sân, hai đứa tôi vội vàng tiến đến hỏi chuyện. Thì ra sự việc như sau:


    Thường lệ, cứ 10:30 gần trưa thì đám nữ giới đi tắm trong một căn nhà lộ thiên ở gần bìa rừng. Căn nhà tắm nầy, đám lính đã dựng từ lâu dành cho các thuyền nhân đến trại trước đây. Căn nhà rất hẹp chỉ hơi dài và phía quay mặt ra con đường mòn thì được che kín bằng tole, còn phía quay vào trong rừng thì lại để trống. Chỗ tắm trong căn nhà, được đóng thành sàn gỗ cao khoảng 1 m và có các vòi nhỏ cách nhau đều đặn từ một ống lớn chạy dọc theo vách tắm từ trên cao. Nước được máy bơm từ dưới suối lên, chẩy từ ống lớn chia đều ra các vòi nhỏ cho từng chỗ người đứng tắm. Hàng ngày khi tắm, đám phụ nữ trông thấy gã lính ngồi ôm súng chờ ngoài xa bên đường. Hai gã lính còn lại thì đang trực gác ở trại, đám nữ giới tha hồ tắm mát cùng giặt rũ ở phía bên trong căn nhà lộ thiên.


    Nội quy trại cho phép chúng tôi chỉ được tắm một lần trong ngày. Do khi đến lượt nữ giới đi tắm thì trời đã gần trưa rất nóng nên ai cũng mong được tắm ngay một cái cho mát. Trời khiến cơ thể con người, nhất là phụ nữ mà không có nước tắm rửa thường xuyên thì thật khó chịu nên hầu như vừa đến căn nhà lộ thiên, họ đã vội chen nhau đứng dưới vòi nước ngay. Có nước suối mát lạnh và xà bông thơm mua từ bọn lính gác nên, ai cũng mải tắm giặt mà đâu biết có những cặp mắt nhìn lén sát gần bên. Mắt của bọn lính gác từ trong các bụi rậm không xa. Hôm nay, một bé gái không tắm nên ngồi yên chỗ dưới bóng cây chôm chôm chờ mẹ xong cùng về. Được một lát, bé gái đó lại đi vào rừng rồi lòng vòng và đã bắt gặp hai gã lính đang ngồi quay phim đám nữ giới đứng trên sàn tắm dưới các vòi nước. Từ sau lưng hai gã lính, bé gái đó đi bọc qua một ngã khác rồi quay lại căn nhà tắm và tri hô cho đám nữ giới biết sự việc. Ba, bốn phụ nữ sồn sồn thay vội quần áo rồi họ chạy ngay đến bụi rậm đó và bắt quả tang tại chỗ hai gã lính đang ngồi nhìn trộm. Buổi tắm vì vậy đã chấm dứt nhanh chóng và cả đám nữ giới lần lượt kéo nhau về trại sớm hơn thường lệ.

    Ba gã lính về tới trại, vừa đi chúng vừa nói chuyện tỉnh queo như không xẩy ra chuyện gì. Đám phụ nữ nói với nhau là phải làm đơn thưa với ông Aleck nhưng bàn cãi tới lui, sau cùng đoàn người chúng tôi quyết định phải lờ đi. Ông Thăng nói:

    - Bọn mình là khách không mời tự ý tìm đến nước họ và đang cần sự che chở thì đừng làm chuyện gì để họ ghét.

    - Giả dụ mình đến tá túc nhà ai, chủ nhân cho mình chỗ ngủ, thức ăn nhưng trong đám con cháu họ lại có đứa nghịch phá mình thì sao. Không lẽ lại ăn thua đủ. Nếu mình tố cáo, chắc chắn họ sẽ bênh đám lính và không ưa mình. Họ phải giữ thể diện của họ chứ. Thưa, cũng chẳng ăn thua gì, tốt hơn hết mình nên quên đi. Tám Kiệt đồng tình với lời ông Thăng.

    Khi có ông Aleck đến, ba gã lính gác lộ vẻ sợ hãi nhưng chúng tôi im lặng không đả động gì về chuyện xẩy ra. Chỉ một an ủi là có xinh đẹp thì lính mới rình xem, dầu sao cũng một kinh nghiệm.

    Bữa ăn hàng ngày của chúng tôi đột nhiên đổi khác, nhiều và ngon hơn. Điểm tâm thì bằng bánh hấp, bánh chuối, bánh khoai mì và cơm trưa lại có cả thịt bò cà ri hoặc thịt gà xả ớt trộn với sa kê sắt mỏng. Sa kê là loại trái bề ngoài trông khá giống mít non nhưng có vị bùi y như khoai môn pha bột. Ông Aleck đến trại thường hơn trước. Có khi ông đến ngay lúc bọn lính đang phân phát thức ăn, ông cũng đứng xếp hàng nhận dĩa cơm rồi cùng ăn chung. Có buổi chiều gần tối, ông còn đến và vào ngồi trong mái lều tranh hỏi chuyện với đám chúng tôi nữa. Chuyện ông Aleck làm chúng tôi phải suy đoán mà đa số thì cho là tín hiệu tốt, chúng tôi sẽ được chuyển vào trại Sungei Besi. Dù vậy, có người nhắc lại lời ông từng nói nếu Sungei Besi đầy người thì buộc lòng sẽ chuyển chúng tôi đến một nơi khác. Nếu có như vậy thì nơi đó ở đâu? Tám Kiệt tuy ngoài miệng nói cứng cái gì tới sẽ tới đừng lo nghĩ mất công nhưng bản thân y thì thường ngồi yên tư lự và rít thuốc lá điếu liên tục. Trừ con nít ra, đám người lớn chúng tôi ai ai cũng lờ mờ đoán sắp có chuyện.

    Cái gì đến thì sẽ đến, một buổi chiều bọn lính lệnh chúng tôi tập họp hết tất cả mọi người ngồi chờ ở giữa sân trại. Lát sau thì ông Aleck đến cùng một nhóm khá đông người và ông báo tin vào sáng ngày mốt, chúng tôi sẽ phải chuyển xuống cảng Johore. Một sĩ quan hải quân đứng gần bên ông Aleck, tiếp lời: " Một ghe to hơn chiếc cũ, đầy đủ gas chạy máy cùng lương thực, nước uống và trước khi khởi hành, quý vị có thể kiểm tra tình trạng máy móc. Tôi bảo đảm ghe rất tốt, có cả một máy bơm nước nữa ".


    Nghe rõ những lời thông báo của họ, dù đã tiên liệu từ trước nhưng cả đám chúng tôi vẫn thẫn thờ trong im lặng.

    - Thưa ông, tụi tui phải rời trại và sau đó sẽ ra khơi trở lại bằng chiếc ghe mới từ cảng Johore? Tám Kiệt thay mặt cả đám, hỏi cho chắc ăn.

    Ông Aleck gật đầu xác nhận, rồi nói:

    - Để an toàn, chúng tôi sẽ giúp quý vị bằng cách kéo chiếc ghe từ cảng ra biển lớn, sau đó quý vị sẽ tự tiếp tục chuyến đi.

    - Ông bảo tự tiếp tục chạy ghe, vậy chúng tôi sẽ đi đâu trong cái đại dương bao la? Chúng tôi trốn nạn Cộng Sản, tìm tự do, ghé vào đây rồi bây giờ ông lại bảo chúng tôi tiếp tục đi... đi nữa. Các ông có biết Cộng Sản như thế nào không? Sao các ông không hiểu cho hoàn cảnh, còn đẩy chúng tôi đi tiếp? Ông Phát to giọng bực tức, chất vấn.

    Thấy vậy, hết ông Aleck rồi đến các sĩ quan khác thay nhau trả lời rằng họ biết chúng tôi đào thoát để tìm tự do, đã ghé vào cảng Kelang và vì vậy nên được cho tạm dung ở đây. Hiện thời vì Bidong và Sungei Besi quá đông người, không thể nhận thêm nên họ phải kiếm một ghe mới khác, mong chúng tôi thông cảm. Điều quan trọng khi xuống ghe đó, chúng tôi sẽ không được quay trở lại Malaysia nữa. Ông Thăng khi nghe vậy, hỏi liền:

    - Johore gần Singapore, ông nghĩ chúng tôi chạy ghe vào đó có được không?

    - Tùy quý vị nhưng từ lâu rồi thì Singapore không nhận người Việt Nam, thêm nữa vùng biển gần cảng Singapore có rất nhiều tàu lớn nên có thể làm chìm ghe quý vị nếu chạy gần. Theo tôi, quý vị nên tránh cập bến Singapore. Một người trong đoàn ông Aleck, trả lời.

    - Vậy thì chúng tôi sẽ tiếp tục đi đâu để gặp trại tị nạn? Ông Phát lập lại câu hỏi.

    - Tốt nhất thì quý vị nên hướng đến Indonesia và nhớ đừng tiết lộ gì kể từ lúc vào Kelang, thời gian tạm dung ở đây cũng như chuyến đi sắp tới tại Johore. Trước giờ xuống ghe, quý vị sẽ phải mặc áo phao cứu sinh vừa với kích thước từng người. Một sĩ quan hải quân kết thúc câu chuyện.

    Sau đó, các nhân viên hội thiện Hồng Nguyệt tản ra, lăng xăng khám sức khoẻ chúng tôi rồi cho mỗi người gói nylon nhỏ gồm trái cây tươi và bánh ngọt. Ai nấy thắc mắc về lời nói của viên sĩ quan, ghe mới to hơn và tốt hơn cá lớn nhưng sao lại phải mặc áo phao cứu sinh.

    Ngày kế, lính gác lệnh đám nam giới chia từng toán nhỏ đi quét dọn các nơi cùng hai nhà lều, lấp hố rác và vào rừng khuân các thân cây khô về chất thành đống lớn để đốt lửa trại. Chốc lát xong việc, lính gác cho phép chúng tôi tự do đi tắm suối lần cuối, ai ai cũng một cảm giác nôn nao về chuyến sẽ đi vào sáng sớm ngày mai. Ngày qua đi thật nhanh rồi khi trời sẩm tối, thêm ba gã lính khác đi xe Jeep đến nhập bọn chung. Lửa trại bùng lên, chúng tôi ngồi xen kẽ với lính gác thành một vòng tròn khá rộng chung quanh. Gã lính Daniel chơi guitar một điệu tango vui mở màn, có người thổi sáo miệng phụ họa theo. Một thanh niên trong chúng tôi dùng hai chiếc muỗng làm đôi chập chõa hòa âm với gã lính đang gõ lên cái mũ sắt nhà binh thay cho trống. Cây guitar được chuyền tay lần lượt cho các người khác biểu diễn. Hát nhạc ngoại quốc chán thì đổi qua nhạc sến rồi ca cải lương. Và không ai ngờ, bằng cây guitar mà ông Phát lại gẩy được nhiều điệu cải lương réo rắt chung với người ca. Cải lương có nhiều bài bản bài lý cùng các loại hơi xuân hơi oán rất khó ca ngay cả với người miền Nam. Đám lính thì cũng hát hò nhạc Malaysia góp vui. Lửa trại sẽ còn tiếp tục nhưng đám lính chấm dứt sớm, lệnh cho chúng tôi đi ngủ ngay để giữ sức cho chuyến đi vào ngày mai. Gã lính Daniel lộ vẻ buồn ra mặt vì y biết sẽ không gặp những cô gái trẻ trong đoàn ghe nữa, còn chúng tôi thì hầu như ai cũng cảm thấy khó ngủ vì lo lắng. Khung cảnh trơ lại cái tĩnh mịch trong ánh sáng bập bùng của lửa trại sắp tàn.

    Tiếng kèn và ánh đèn từ hai chiếc xe bus đến thật sớm khi trời còn chưa sáng rõ đã đánh thức cả trại dậy. Vì chuẩn bị sẵn nên mọi người ùa ra làm vệ sinh cá nhân rồi điểm tâm qua loa nhanh chóng, sau đó lên ngồi kín trên hai chiếc xe. Khi kiểm danh đã đủ 135 người thì hai chiếc xe bus bắt đầu từ từ lăn bánh ra khỏi trại, Daniel cùng các gã lính khác đứng cạnh gần cổng ra vào vẫy tay từ giã chúng tôi.

    Mỗi chiếc xe bus đều có hai gã lính thủ súng trường M 16 đứng trấn sát ngay cạnh cửa lên xuống ở bên trong. Xe chạy chầm chậm, lắc lư trên con đường gập ghềnh hoặc tránh các vũng nước nằm ngay giữa lộ đất đỏ. Trời sáng dần, tôi thấy rõ cây rừng đan chặt chỉ cách vệ đường vài bước chân và rừng trải dài bạt ngàn khi xe bus qua những chỗ thấp như thung lũng hoặc đồi cao. Văng vẳng tiếng chim hót râm ran hòa với tiếng hộc tiếng hú của muông thú chào đón đầu ngày mới. Ra khỏi khu rừng thì hai chiếc xe bus nhập vào một xa lộ rộng rãi, đầy xe để chạy về hướng Nam. Có lúc xe bus chạy ngang qua những đoạn đường trồng toàn cọ dầu tương tự cây dừa với chùm trái chín đỏ bên thân sau kẽ bẹ lá. Hàng cọ dầu thẳng tắp trồng thành rừng như cao su bên quê nhà, trái dùng để ép lấy dầu thực phẩm. Chúng tôi vượt qua các khu đô thị sầm uất với những công trình xây dựng rất đẹp, những thánh đường Hồi giáo với tháp cao riêng biệt hoặc nhiều khu dân cư vùng ngoại ô. Trông thấy phố xá đông người với các tòa nhà cửa kiếng bóng lộn bên dòng xe cộ mới thấy bên quê nhà đã bị đứng khựng lại từ nhiều năm. Chỉ mới đến các thành phố miền Nam Malaysia thôi đã như vậy thì ở thủ đô Kuala Lumpur chắc chắn còn đẹp và phồn thịnh hơn nữa. Đến một thành phố, hai chiếc xe bus ngừng sát cạnh bên vệ đường, gần những tiệm ăn và các cửa hàng thương mãi. Lệnh buộc chúng tôi phải ngồi yên trên ghế, đám lính gác rời xe đi lo công việc. Xe bus ngưng máy nằm yên bên đường, vài người mở hết cửa kiếng ra cho mát. Khách bộ hành địa phương đi qua đi lại, tò mò nhìn vào xe bus rồi một người trong số họ xì xồ tiếng Tàu. Có tiếng phụ nữ trong dẫy ghế phía trước xe trả lời và rồi hai bên trò chuyện qua lại với nhau. Người khách đó bỏ đi để rồi chỉ chốc lát sau kéo thêm các người khác đến bên hai chiếc xe bus với các thùng nước giải khát và bánh ngọt để cho chúng tôi. Họ là người Malaysia gốc Tàu Triều Châu. Người phụ nữ trên xe cho biết người khách bộ hành đó đã đi báo tin về nhóm 135 người Việt tị nạn CS chúng tôi và họ mang quà đến cho. Chúng tôi chuyển cho nhau bánh ngọt, nước giải khát từ tay những Hoa kiều xa lạ nhưng thật tốt bụng. Đi từ lúc sáng sớm, ai cũng khát khô họng nên vội mở nắp uống ngon lành. Uống chưa cạn lon nước thì đã nghe tiếng người la hét vọng tới làm những Hoa kiều hoảng hốt nhìn chúng tôi, xì xào. Đám lính gác từ đâu quay trở lại và chúng thẳng tay xua đuổi các Hoa kiều đang vây quanh hai xe bus. Những lon nước giải khát, hộp bánh ngọt còn sót trong thùng chứa đã bị đám lính lôi ra, vất bỏ tung toé trên vỉa hè đường rồi họ còn đuổi đánh các người dân địa phương hiếu kỳ đứng gần xem. " Mấy cha lính nầy dữ quá! Người ta cho bánh cho nước uống chứ có làm quái gì đâu mà cấm ", một người trong xe than. Lính gác cũng mang về hai chiếc xe bus các thùng carton cùng những lon nước lã khác của họ. Cửa xe bus được đóng lại nhanh chóng và sau đó xe chạy tiếp ra xa lộ rồi băng qua các khu dân cư thưa thớt vùng quê hoặc đi qua các thành phố sầm uất. Khi chạy dọc theo một cánh rừng cao su tương tự vùng Long Thành-Đồng Nai được một đoạn đường, hai chiếc xe bus quẹo vào lối nhỏ cạnh rừng rồi ngừng lại. Lính gác lệnh chúng tôi xuống xe nghỉ ngơi rồi họ phát cho mỗi người một gói thức ăn và một lon nước lã.

    Rừng cao su ở đây, cây nào cũng có các rãnh cắt xiên bên thân và một chén nhỏ hứng mủ gài ngay dưới cùng của đường rãnh. Không biết thời xưa khi còn là thuộc địa của nước Anh thì đời sống người phu cạo mủ ở đây có giống như bên Việt Nam mình không? Có được những cánh rừng cao su như bây giờ, chắc chắn phải mất nhiều công sức và cả sinh mạng người phu cạo mủ trong những buổi đầu. Ăn uống và nghỉ ngơi được khoảng nửa tiếng đồng hồ, lính gác lệnh cho cả bọn chúng tôi trở về xe. Đêm hôm qua hầu như không ai ngủ được lại phải đi suốt từ lúc sáng sớm nên giờ đây nhiều người trong chúng tôi đã ngủ gà ngủ gật trên xe. Tôi muốn thức để nhìn cảnh vật hai bên đường cho biết nhưng không thể. Mắt đã nhíu lại và tôi đã ngủ cho đến khi tỉnh giấc vì những giọt mưa lạnh hắt vào mặt. Nhưng chỉ là cơn mưa bóng mây vài giọt rồi dứt hẳn. Tuy vậy cũng đã làm tôi tỉnh hẳn. Hai chiếc xe bus vẫn tiếp tục chạy chung với dòng xe cộ trên xa lộ dài hun hút, bên ngoài trời về chiều rồi tối dần dần. Cuối cùng, xe bus chạy vào một khu vực đèn đường sáng choang soi rõ từng dãy nhà thẳng tắp cùng những thân tàu lớn, đen đen đậu dọc theo bờ kè cạnh con đường. " Mình đang vào căn cứ hải quân Johore ", Đỉnh ngồi bên tôi thì thào. Những dãy nhà cạnh bên những con đường thẳng tắp, sạch sẽ mà rất ít người qua lại. Có lẽ hai chiếc xe bus chạy vào một khu vực kín đáo, giới hạn người và được canh phòng cẩn mật. Đến một bãi trống trải, hai chiếc xe bus giảm tốc độ và dừng hẳn. Lính gác lệnh chúng tôi xuống xe và xếp thành hai hàng trên cái sân bê tông gần ngay một bến tàu. Đèn trên các hàng cột cao chiếu sáng chói chang khiến tôi phải dùng tay che mắt khi muốn nhìn kỹ một nhóm người đang đi đến gần. Chúng tôi gặp lại ông Aleck và các sĩ quan hải quân khi trước, " Ông Thăng ông Phát đâu rồi! Mấy người Mã Lai nầy muốn nói cái gì nè ", tiếng một phụ nữ gọi lớn, thông báo.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

  5. #25
    (tiếp theo)

    Chúng tôi nối nhau thành một hàng dọc tiến về phía trước nơi đám lính gác chờ sẵn với một đống áo phao cứu sinh mới toanh bỏ nằm dưới đất. Mỗi người được phát một chiếc áo phao cứu sinh này. Các gã lính chỉ dẫn cách thức luồn sợi dây choàng qua hai đùi phía dưới háng từng người để cố định vị trí cái áo phao luôn luôn dính chặt vào thân mình. Ở túi ngực áo phao, có một còi hơi để thổi khi cần đến và một bóng đèn pin nhỏ sẽ cháy chớp tắt khi cái chốt nắm được giật tung ra. Lần lượt giúp từng người chúng tôi mặc áo phao cứu sinh xong, một sĩ quan hải quân nói:

    - Ai cũng cần biết cách sử dụng còi và đèn để phòng khi nổi dưới biển, gặp tàu cấp cứu chạy đến gần sẽ dễ dàng biết vị trí của quý vị.

    Buộc mọi người phải mặc áo phao rồi chỉ dẫn cách dùng còi và đèn báo khi thân người đang nổi dưới biển đã làm chúng tôi phải nghĩ ngợi pha chút lo lắng. Sẵn có còi hơi trong tay, vài trẻ nít cứ vô tư thổi toe toe và tắt mở bóng đèn pin để vui đùa với nhau. Đồng hồ trên tay tôi đã hơn 8 giờ tối và bầu trời thì tối đen không một ánh sao. Chúng tôi chỉ cho nhau thấy các thân ghe đậu lố nhố dưới chân cầu xa xa mà không biết chiếc nào sẽ thay cá lớn trong tối nay? Chợt ông Thăng lách đến gần chỗ tôi đang đứng, miệng nói gấp:

    - Anh Tám và cậu Thuận đâu rồi? Đi ra với tôi ngay, mấy người hải quân họ muốn mình xuống xem ghe bây giờ nè. Tiếng một người khác nói với theo: " Ê mấy ông! Nhớ kiểm tra máy ghe, máy bơm nước xem coi nó có chạy ngon lành không nha ".

    Tám Kiệt, Thuận cùng các ông Thăng ông Phát theo chân ông Aleck cùng các sĩ quan hải quân tiến về phía những chiếc ghe đậu ở phía dưới bờ cảng. Họ đi xuống chiếc nào trong số ghe lớn, nhỏ đang nằm im lìm đó? Trong cái áo phao cứu sinh đồng một màu cam đỏ, chúng tôi bây giờ trông ai cũng giống như ai nếu không nhìn thấy mặt của nhau. Người lớn trong áo phao lớn, trẻ nhỏ trong áo phao nhỏ. Một mùi tanh cá, mùi mằn mặn của nước biển theo cơn gió thổi hắt lên bờ về phía đám chúng tôi đang đứng chờ tin. Lát nữa đây, chúng tôi sẽ phải tiếp tục cuộc hải hành mới, một cuộc hải hành tuy không muốn mà phải đi trong lo sợ. Tôi chợt run người vì sợ, tay tôi nổi chút da gà. Bên tôi, vài người nhìn mặt thấy rõ vẻ lo âu trong yên lặng. Cầu mong chuyến đi sẽ được suôn sẻ.

    Tám Kiệt cùng Thuận, ông Thăng, ông Phát quay trở lại chung với nhóm người của ông Aleck. Thuận đi đầu mỉm cười và giơ ngón tay cái hướng lên trời với chúng tôi. " Ghe, máy cùng bơm nước thì tụi tui kiểm tra thấy chạy rất tốt. Anh Tám và cậu Thuận đã xem đi xem lại thật kỹ rồi ", tiếng ông Phát nói lớn cho cả đám nghe. Tám Kiệt tiếp lời:

    - Dầu chạy ghe đã được họ bơm đầy còn sơ cua thêm vài can nhựa 30 lít nữa. Ghe nầy rộng hơn chiếc cũ, máy mạnh hơn nhưng không có hải bàn vì tầu hải quân họ kéo đi theo và sẽ chỉ hướng để mình chạy tiếp. Thực phẩm và nước ngọt có đầy đủ dưới ghe, tụi tui đã xem xét kỹ lưỡng.

    Ông Aleck tiến đến, đứng đối mặt với cả đám chúng tôi rồi khoa tay buộc mọi người chú ý và im lặng. Ông chậm rãi nhắc lại những cam kết của Malaysia với Cao Ủy Tị Nạn LHQ khi nhận cho chúng tôi vào tạm trú nhưng do những khó khăn nội bộ nên buộc lòng họ phải sắp xếp để làm một chuyến hải hành mới. Rồi thay mặt bộ Nội Vụ, ông mong chúng tôi thông cảm và quả quyết chuyến đi tối nay sẽ tốt đẹp. Một sĩ quan hải quân khác, thông báo:

    - Lát nữa đây, tôi sẽ chỉ huy chiếc tàu kéo ghe quý vị đi ra tới biển lớn. Thuyền trưởng, tài công bên quí vị nhớ phải giữ khoảng cách an toàn ở phía sau tàu hải quân. Bây giờ, xin mời quý vị xuống ghe, di chuyển trong trật tự và im lặng.

    Chúng tôi cầm hành lý cá nhân trong một tâm trạng hồi hộp vì sắp sửa bước xuống ghe để dự vào chuyến hải hành mới. Vài người lớn nắm chặt tay trẻ nhỏ như sợ chúng sẽ lạc mất. Trong những phút cuối cùng còn trên sân cảng, ông Aleck lách qua hàng người và tiến đến chỗ ông Thăng ông Phát đứng rồi đưa hai gói giấy vuông cạnh với dây mầu cột hình chiếc nơ khá đẹp cho hai người nầy. Ngay tức khắc, hai ông Thăng, Phát cùng mở hai gói giấy đó trước mặt chúng tôi rồi lấy ra hai quyển album thật đẹp. Ông Thăng giơ quyển album lên cho mọi người thấy, lắp bắp nói đây là quà của ông Aleck tặng riêng, trả công vì hai người họ đã giúp việc thông dịch cho đoàn người.

    Đến giờ xuống ghe, chúng tôi lần lượt nối đuôi thành một hàng dọc theo nhau tiến về phía trước. Ông Aleck cùng các sĩ quan hải quân đứng yên tại chỗ và lần lượt bắt tay từng người chúng tôi. Đến phút phải chia tay với đất nước Malaysia thật rồi. Đám chúng tôi băng qua hết bờ cảng bê tông rồi vượt qua một cầu tàu xi măng nhỏ để đến chiếc ghe mới trong tiếng máy nổ êm nhẹ cùng dàn đèn cháy sáng choang đậu riêng biệt sát cạnh cầu tàu. Xa xa, các ghe lớn nhỏ khác nhau đậu thành hàng im lìm trong ánh sáng đèn chiếu sáng rực. Không biết những ghe đó của dân hay của quân đội vì chúng tôi đang trong khu căn cứ hải quân Johore? Tôi xuống ghe và đi dọc theo cạnh lườn sát căn buồng lái hướng về phía mũi rồi khoang hầm. Bắt chước người đi trước, tôi đu người chui xuống khoang hầm ghe. Đúng như lời ông Aleck nói, ghe này tuy to hơn chiếc cá lớn nhưng lòng nó thì cạn hơn. Khoang hầm khá rộng và được lót bằng ván gỗ mới nên trông rất sạch. Nhiều miếng vải vụn cùng các bịch nylon mới toanh được bỏ nằm vương vãi ở nhiều nơi trên mặt sàn khoang hầm. Một bóng đèn tròn lủng lẳng trên nóc soi rõ mặt từng người đám chúng tôi. Đào, Bẩy cùng Yến ngồi bó gối sát cạnh vách khoang ghe phía đối diện không xa chỗ tôi còn Đỉnh thì ngồi cùng bên cách tôi vài người. Lần đi này, trẻ em thì ngồi chung với gia đình chứ không tập trung hết trên buồng lái như ở cá lớn. Cùng một cảm giác như khi còn đang ở Việt Nam, ai cũng hồi hộp nhưng nhanh nhẹn như vừa từ taxi bước qua cá lớn và trám kín vào bất cứ chỗ nào còn trống của khoang hầm. Tám Kiệt, Thuận và hai ông Thăng, Phát thì ở trên buồng lái với đám hải quân Malaysia. Một gã lính hải quân thò đầu xuống khoang hầm cười cười và vẫy tay chào với chúng tôi. Mọi người im bặt khi có tiếng ông Phát nói vọng xuống, báo tin:

    - Tàu hải quân của họ sắp sửa kéo ghe mình chạy đó bà con ơi. Ai mà cảm thấy muốn ói muốn mửa gì thì cứ ói vào mấy bịch nylon để sẵn đó và ngồi yên chỗ, đừng di chuyển tới lui nha.

    Tiếng máy từ tàu hải quân nổ lớn hơn rồi sau đó thì có một chuyển động nhẹ từ tấm ván nơi tôi dựa lưng và nó càng lúc càng mạnh hơn, ghe đã bắt đầu chạy. Đúng hơn, ghe đang được tàu hải quân Malaysia kéo đi. Gần bên tôi, người thì hai mắt mở thao láo vô hồn, người thì ngồi nhưng mắt nhắm nghiền hoặc dựa lưng vào vách ghe như đang ngủ. Vài đứa bé nằm xoài người ra ngay dưới sàn hầm bên cạnh ba mẹ chúng. Đông người nhưng không quá chật vì như đã kể, khoang hầm ghe rộng bề ngang tuy không sâu như bên chiếc cá lớn. Cửa khoang hầm mở rộng do đó không khí bên ngoài thốc vào đã giúp chúng tôi bớt nóng và ngột ngạt. Nhìn trong khoang hầm và mũi ghe bầu tròn, sàn thấp thì có người nói đây không phải ghe đi biển đánh cá mà chỉ là loại chở hàng trên sông rạch hoặc trong vùng cận duyên. Số người có mặt trong ghe có lẽ chẳng là bao so với tải trọng thực của ghe và vì vậy, máy ghe chạy rất êm. Nói vậy nhưng cũng khó biết chính xác vì hiện ghe đang được tàu hải quân kéo bên ngoài. Những tấm ván mới cũ ghép bên nhau trên sàn hầm thì biết chiếc ghe này vừa được hải quân Malaysia tân trang lại. Gốc gác nó từ ngư phủ Malaysia hay của một chuyến vượt biên người Việt nào đó đã vất bỏ khi họ lên bờ? Biết đâu cá lớn chúng tôi bỏ tại cảng Kelang vừa rồi thì cũng sẽ được họ tân trang và dành cho chuyến chuyển tiếp người Việt khác sau này. Hơi đâu mà chính quyền Malaysia bỏ tiền ra đóng ghe mới cho thuyền nhân Việt. Tận dụng ghe cũ là thượng sách, có hư hỏng thì sửa lại là xong. Và, để phòng các chuyện không hay xẩy ra thì cách tốt nhất họ dùng tàu hải quân kéo hẳn ghe ra tới biển lớn là hết trách nhiệm. Có bóng đèn chiếu sáng lủng lẳng trên đầu, tôi xem lại cái áo phao mới toanh đang mặc. Ngay cổ áo, không có miếng vải nhỏ ghi xuất xứ làm tôi nhớ lời của ông Aleck và các sĩ quan hải quân đã dặn không được tiết lộ ghe này xuất phát từ cảng Johore ra. Đúng rồi. Họ cố tình không muốn ai biết về hành động của họ. Lúc mới xuống dưới ghe, tôi đã thấy trong buồng lái cũng có các bao thực phẩm y chang loại đã tiếp tế cho cá lớn khi còn ở cảng Kelang. Họ giúp nhưng lại muốn che dấu tung tích về chuyện đã tiếp xúc với chúng tôi, những người vượt biên quá trễ. Lòng nhân đạo của các nước lân bang đã quá mỏi mệt vì phải giúp thuyền nhân cả một thời gian dài khiến họ lúng túng trong cách đối xử với người vượt biên như chúng tôi bây giờ. Họ đã tàn ác hay vụng về khi kéo ghe trở ngược ra biển? Cũng khó mà hiểu tâm trạng cùng hoàn cảnh của người nước họ. Tiếng người nói chuyện lao xao chợt im bặt vì một tiếng giật mạnh chuyển vào thân ghe để rồi tiếp sau đó làm mọi người bắt đầu có cảm giác nôn nao.

    Tàu kéo hải quân Malaysia đã tăng tốc độ, ai trong khoang hầm cũng biết.

    Ghe bây giờ chạy nhanh hơn, nước biển bên ngoài có lúc tung cao hắt văng xuống lòng khoang hầm làm những người ngồi gần ô cửa phải lết sang chỗ khác tránh. Cảm giác khó chịu của cơ thể vì chuyển động từ ghe càng lúc càng tăng và đã có người bắt đầu vớ lấy các bịch nylon hờm sẵn trong tay. Chỉ một lát sau, tiếng nôn oẹ ợ lên trong khoang hầm và đã có người bắt đầu ói. Hai phụ nữ ngồi gần tôi đã bắt đầu ói lọt bọt vào các bịch nylon. May là bụng ai cũng trống rỗng nên muốn ói mà chẳng có gì để mửa ra. Lúc còn đứng tập trung ở mặt sân bê tông tại cảng, đã có người trong đám chúng tôi than đói than khát và trách móc bọn lính Malaysia cho ăn uống quá ít lại không phát thêm chút gì khác để dằn bụng. Nhờ vậy mà hay vì nếu có sẵn thức ăn bên cạnh, thể nào có người cũng sẽ nốc cho cố xác. No bụng, sẽ khổ cho cái thân và cho cả người ngồi cạnh. Để chúng tôi phải chịu đói khát trước giờ hải hành, hải quân Malaysia ở căn cứ Johore rõ ra đã cố ý làm vậy và như thế, họ đã từng kéo ghe người Việt.

    Chạy tiếp mãi như vậy khoảng bốn tiếng đồng hồ thì ghe bắt đầu từ từ chậm lại rồi ngừng hẳn. Tàu hải quân Malaysia đến bên ghe và tiếng người nói lao xao ở phía trên, hai gã lính Malaysia đi theo ghe từ lúc khởi hành lại thò đầu xuống khoang hầm cười cười rồi vẫy tay từ biệt chúng tôi. Giờ đây, đã đến lúc chúng tôi phải tự lái ghe lấy. Một hồi còi rít vang lanh lảnh, tàu hải quân Malaysia từ từ tách ra xa rồi tiếng máy của nó nhỏ dần và mất hẳn. Tàu hải quân đi xa rồi, vài người trong khoang hầm tiến đến gần chỗ cửa để chuẩn bị trèo lên nhưng còn phải nghe ngóng chờ ý của Tám Kiệt đã. Nếu họ trèo lên thì mình cũng sẽ theo chân, tôi nhủ thầm. Chợt thấy Đỉnh trong số những người vừa lết lại gần cửa khoang hầm, nó cũng thấy tôi và khẽ giơ ngón tay trỏ quay quay vào đầu như cho biết đang cơn choáng váng. Không phải chờ lâu, tiếng chân người trên mặt sàn ghe bước đến gần và giọng Tám Kiệt vọng xuống:

    - Ai muốn lên thì lên còn không cứ ở dưới. Bây giờ thì bọn mình giống y như lúc chưa ghé vào Kelang đó.

    Tôi vội theo chân những người đu mình leo lên trên mặt sàn ghe rồi sau đó phóng tầm mắt nhìn biển chung quanh tối đen. Gió đêm thổi mát lạnh, xa xa trên mặt biển chỉ một chấm đèn nhỏ có lẽ là chiếc tầu hải quân vừa bỏ ghe chúng tôi. Một vầng sáng lờ mờ hắt lên từ dưới mặt nước biển ở đường chân trời, ai cũng cho chắc đó là cảng Johore. Bầu trời đen thui không một ánh sao đêm, Tám Kiệt đứng lẫn trong nhóm người vừa từ khoang hầm ghe vọt lên, nói:

    - Bây giờ chúng ta nhắm hướng ánh đèn hải đăng phía trước mặt cho đến khi nào trông thấy cái hải đăng thứ hai thì đổi hướng theo ngay nó. Cứ theo như vậy lần lượt, mình gặp đến cái hải đăng thứ năm thì ghe sẽ vào Indonesia. Mấy cha hải quân nói khi gần sáng chúng ta sẽ đến nơi đó.

    - Nơi đó là Galang hả anh Tám? Một người đứng gần tôi, hỏi.

    - Không. Tám Kiệt lắc đầu mà không trả lời. Ông Thăng nhìn người vừa hỏi, xen vào:

    - Lúc nãy tôi cũng hỏi như anh nhưng mấy bố hải quân nói Galang còn xa lắm. Galang cũng chỉ là một hòn đảo nhưng phải là dân Indo thì mới biết đường. Bây giờ, bọn mình chỉ còn cách duy nhất là đi theo ánh đèn hải đăng thôi.

    Mọi người nhìn theo hướng tay của ông Thăng về một chấm nhỏ loé sáng rồi tắt sau đó lại sáng và tắt trở lại nằm tuốt tận chân trời xa xa tương tự như ánh đèn hải đăng nơi đỉnh núi Lớn ở Vũng Tàu. Vài người lấy tay che ngang trán ráng nhìn, người khác hỏi ống nhòm thì Tám Kiệt lắc đầu, trả lời không có.Từ khi còn ở trong nước, hầu như ai có máu vượt biên cũng đều biết bên Indonesia có trại tị nạn người Việt tên là Galang. Giờ đây mới rõ Galang chỉ là một hòn đảo và nằm đâu đó trong số hàng ngàn hòn đảo của Indonesia. Làm sao ghe chúng tôi đến được đảo tị nạn Galang đây?

    Nhìn đồng hồ tay đã hơn 1 giờ sáng, chỉ còn vài tiếng nữa thì ghe chúng tôi sẽ cập vào Indonesia. Thấy có hải đăng chỉ đường nên ai nấy lộ vẻ vui mừng, nghĩ mọi việc rồi sẽ ổn. Có người rủ nhau leo xuống trở lại khoang hầm để ngủ trong khi chờ trời sáng. Tám Kiệt và Thuận đứng bên nhau trong buồng lái, chạy ghe nhắm theo ánh đèn hải đăng. Cảm giác nôn nao bớt hẳn trong người tôi nhưng lại thấy lạnh vì gió. Có tiếng gọi nho nhỏ, tôi quay mặt tìm và thấy Đỉnh đã ngồi trên mặt sàn ghe không xa, tôi liền lại gần bên, hỏi:

    - Bớt nhức đầu chưa Đỉnh? Ráng lên, trời sáng là ghe mình sẽ cập được bến mới rồi.

    Đỉnh nhìn tôi thật yếu ớt, nó khẽ gật đầu rồi cười. Chắc ai trên ghe cũng đều chung một ý nghĩ như tôi nhưng ngờ đâu, chỉ chốc lát nữa thôi thì mọi dự tính sẽ đảo lộn hết tất cả.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

  6. #26
    (tiếp theo)

    Ghe êm ả nhắm hướng ngọn đèn hải đăng chạy tới trong đêm trường tối đen như mực làm như chỉ có duy nhất đám chúng tôi đi trên biển. Đụng vào tay Đỉnh, tôi gọi nhỏ: " Đỉnh, Đỉnh ơi! " nhưng không một tiếng trả lời. Đỉnh đã ngủ say! Tôi ngồi yên, nhắm hai mắt lại được một lát rồi nằm lăn ra ngủ như nó cho đến lúc bên tai nghe tiếng người nói lao xao: " Biết hướng nào mà chạy hả trời! Cứ như vậy, đi lạc là cái chắc ". Tiếng nói đó làm tôi mở mắt rồi từ từ đứng hẳn lên ngó chung quanh. Đêm vẫn mầu tối đen nhưng nhìn kỹ mới biết có một làn mờ mờ trắng đục trên mặt biển bao phủ khắp chung quanh ghe. Sương mù trên mặt biển và ghe chúng tôi đã lần quần chạy vô định cả tiếng đồng hồ rồi. Tám Kiệt và Thuận đã để ghe chạy như một người mù sờ soạng lần từng bước chân trong bóng đêm, mong sẽ vượt qua được làn sương mù để bắt lại ánh hải đăng cũ nhưng vô vọng. Sương mù dầy đặc mà ghe lại không có hải bàn, chúng tôi chắc đã đi lạc cho dù nó có tan trước ánh sáng bình minh. Người đứng, người ngồi chung quanh tôi ai cũng lo vì làn sương mù quái ác thì chợt có tiếng la lớn ở nơi đầu ghe:


    - Coi chừng! Có cái gì trước mặt mình kìa. Thấy không?... Hình như ở chỗ có ánh đèn lờ mờ đó mấy ông.


    Tôi nhìn ngay về phía trước mặt ghe. Một vài chấm sáng nhỏ khá cao của một khối lù lù gần ngay trước mặt nhưng chưa ai biết đống lù lù đó là cái gì thì có tiếng thất thanh:


    - Trời ơi! Tàu lớn ở ngay trước mặt mình đó... Cẩn thận ông Tám, chú Thuận ơi!


    Đúng! Khối lù lù ai cũng thấy rõ là một con tàu lớn qua hình dáng của nó hiện ra lờ mờ chung với các bóng đèn điện nhỏ. Ghe chúng tôi đã đến sát thân tàu to đùng nằm chắn bất động ngay giữa đường trên biển. " Thuận đâu rồi, ông Tám đâu rồi, có thấy không vậy? Đụng vào nó bây giờ ". Nhiều tiếng la theo nhau trong hoảng hốt, tôi tỉnh hẳn giấc ngủ.


    La thì la, tốc độ cùng hướng chạy của ghe chúng tôi vẫn không đổi mà con tàu lớn trước mặt càng lúc càng rõ. Ông Tám hay anh Thuận đâu rồi. Có thấy tàu lớn ở trước mặt không hay cả hai đã ngủ gục hết cả? Chạy kiểu này cùng sức hút của dòng nước gần con tàu lớn đó sẽ kéo ghe chúng tôi vào và làm một cú đụng thật mạnh. Có thể vỡ tan ghe và chúng tôi trên mặt sàn sẽ văng hết xuống nước. Tự nhiên như một chuẩn bị cho việc sẽ phải ngâm mình trong nước biển khiến tôi đưa tay sờ vào chiếc áo phao đang mặc và cảm thấy bớt lo. Nhưng chợt nghĩ đến những người còn ở dưới khoang hầm, tôi dáo dác nhìn chung quanh xem coi có gặp Yến, Đào và Bẩy không thì ghe đã đến sát con tàu lớn bây giờ trông như một bức tường thành sừng sững trước mặt. Ghe chúng tôi lao vào khối sừng sững đó và thật may, nó lách qua được mà thực sự chúng tôi không biết ở phần mũi hay phần đuôi con tàu đó. Lách qua được nó trong khoảng cách chỉ vỏn vẹn vài thước kèm theo một tiếng kêu đánh rột khá lớn vọng lên từ dưới nước truyền vào người đám chúng tôi. Tim tôi thót lại, ghe vừa chạm vào phần gì đó chìm dưới nước của con tàu lớn nhưng sao nó vẫn chạy tiếp như thường. Đám chúng tôi quay đầu nhìn lại chiếc tàu đã trở lại nguyên khối lù mù và đột nhiên, đèn trên đó bật cháy sáng tạo thành một vầng vàng đục trong màn sương mù. Thủy thủ trên đó đã biết có chuyện vừa xẩy ra với tàu họ. Còn bên chúng tôi, rõ ràng ai cũng nghe thấy tiếng kêu vọng từ dưới nước nhưng sao ghe vẫn chạy bình thường?


    - Nhờ cái lai ký đó. May chưa! Nếu không có nó thì chết mẹ cả đám mình rồi. Tiếng một người trong nhóm Tám Kiệt nói.


    Lai ký là cái gì? Có người lên tiếng hỏi thì anh ta giải thích nó là cái đường sóng nổi gồ chính giữa thân ghe ngay dưới đáy. Những ghe thường chạy trong vùng biển có các rạn đá, người chủ thường cho làm thêm cái lai ký để giữ ghe tránh các va chạm mà có thể làm bể ván phần đáy hoặc làm gẫy các chân vịt. Ghe chúng tôi vừa vượt qua sợi dây neo của con tàu, đúng hơn là vừa cán lên nó nên đã gây ra tiếng động lớn làm mọi người có mặt phải hết hồn.


    Sau cú va chạm với con tàu lớn, Tám Kiệt và Thuận biết sợ nên cho ghe chạy chậm hẳn lại. Ai cũng căng mắt ráng quan sát màn sương mù càng lúc càng dầy hơn, mong tìm lại được ánh hải đăng dù trời đã bắt đầu hưng hửng sáng. Chúng tôi lần lượt thấy khá rõ các tàu lớn chạy gần ghe. Nhiều tàu lớn như vầy thì ắt phải có một bến cảng nào đó của nước Indonesia không xa lắm. Không có hải đăng dẫn đường cùng không hải bàn và chỉ chạy đại trong đêm tối, lại tránh được một tai nạn trong gang tấc để sau cùng, ghe chúng tôi cũng tìm đến được đất liền. Mọi người thở phào, nói Tám Kiệt cho ghe đi theo đuôi mấy con tàu lớn để mong tìm được lối dẫn vào bến cảng như hồi ở Kelang.


    Trời đã sáng hẳn nhưng sương mù vẫn phủ dầy đặc chung quanh. Sương lạnh gặp hơi nóng của thân người đã đọng thành từng giọt nước nhỏ li ti nhuộm tóc, râu và cả lông mày lông mi của từng người đang ngồi túm tụm trên mặt sàn ghe thành một mầu trắng. Chúng tôi nhìn nhau và cười vì mặt vài người trông giống hệt các kiếm sĩ trong phim võ hiệp Hồng Kông. Ai cũng tỉnh giấc hẳn, ngồi im lặng bên nhau trên mặt sàn ghe mà dõi mắt quan sát những bóng tàu lờ mờ xê dịch hay đậu bất động trên mặt biển ở gần xa chung quanh. Chợt một thiếu nữ đưa tay chỉ xiên về hướng bên phải ghe nói khá lớn:


    - Nhìn kìa mấy chú ơi. Có cái gì lạ quá, cháu không biết nữa.


    Theo hướng tay chỉ của cô gái, ai cũng thấy những khối thẳng khá cao nhưng bất động in hình lờ mờ trong sương mù xa xa. Những khối thẳng lờ mờ đó là cái gì ? Chắc chắn không phải các con tàu vì khác hình dáng mà cũng không phải núi vì núi nào ở giữa biển! Ai cũng cố đoán nhưng đành chịu. Tám Kiệt chắc lưỡi, lầu bầu nói phải chi mình còn giữ được cái ống nhòm thì chắc sẽ biết. Cái ống nhòm của Tám Kiệt đã bị lính Malaysia thu giữ khi cập vào cảng Kelang. Hơi giá từ các giọt nước sương mù đọng trên người làm ai nấy thấm lạnh, run rẩy dù có áo phao mặc phủ bên ngoài. Tóc, mặt và tay chân người nào cũng ướt đẫm nước như vừa trúng một cơn mưa rào nặng hạt. Chợt sương mù sáng hẳn lên, mặt trời bắt đầu lộ rạng khi ánh ban mai từ từ đục thủng dần làn sương để chúng tôi càng lúc càng thấy rõ hơn cảnh vật ở trên mặt biển. Nhiều tàu lớn hiện ra gần gần rồi cả ở xa xa nữa khiến chúng tôi thắc mắc không biết ghe đang chạy vào hải cảng nào đây?


    Một tiếng rít khá lớn từ xa vọng lại, tiếng của máy bay phản lực làm tôi nhìn lên bầu trời sương loãng. Hai chiến đấu cơ sơn mầu da ếch lượn sát mặt biển ngay phía trên đầu chúng tôi, giọng một người nói lẫn trong tiếng âm thanh ồn ĩ, chói tai: " Chiến đấu cơ Phantom F4 đó, không biết của nước nào đây cà! ".


    Hai F4, chiếc trước chiếc sau đánh một vòng khá rộng rồi biến mất trong đám sương mù xa xa. Tiếng động cơ nhỏ dần để sau đó nó vang vang trở lại và máy bay đánh thêm vòng tuần tra ngay trên đầu chiếc ghe chúng tôi khi phơi cái lườn trắng như mầu bụng ếch với hai cánh xiên cong cong. Người trên ghe đứng yên ngắm nhìn hai phản lực cơ vì chúng quá đẹp và hùng dũng lượn vòng như những cánh chim trong bầu trời sương mù đang tan loãng. Và, dưới các tia nắng sớm ban mai, những khối lờ mờ thẳng cao và bất động khi nãy, giờ đây đã lộ nguyên hình là những tòa cao ốc chọc trời sừng sững. Những tiếng ồ kinh ngạc, thán phục:


    - Nhìn kìa... Nhìn kìa. Đẹp quá sức đi! Singapore đó, đúng rồi!


    Những cao ốc chọc trời thẳng tắp như từ dưới đáy nước mọc vươn lên mặt biển cùng với quá nhiều tàu bè lớn nhỏ qua lại ngay phía trước các tòa cao ốc. Ai cũng nói hình ảnh các toà cao ốc trông rất quen như họ đã gặp đâu đó trên các trang báo. Vài người lao nhao, khẳng định: " Mình vào Singapore thật rồi, các ông ơi! ". Trên ghe tuy chưa người nào có lần đến Singapore nhưng nhìn các tòa cao ốc thấy đúng là nó nên rất mừng. Mừng nhưng trong lòng ai cũng phân vân vì nhớ lời dặn của ông Aleck và các sĩ quan hải quân Malaysia trước đó. Cả đám chúng tôi nhìn nhau, làm sao bây giờ? Tám Kiệt giảm tốc độ ghe và để Thuận cầm lái rồi bước hẳn ra ngoài buồng lái, hội ý với mọi người. Tám Kiệt hỏi: " Tính sao bây giờ hả mấy ông, mình cho ghe chạy vào hay quay ra đây? ". Ông Thăng và ông Phát nói nên quay ghe ra ngay vì đã biết Singapore không có trại tị nạn dành cho người Việt, có vào được trong cảng thì cũng bị tàu hải quân của họ kéo ra biển lớn sẽ làm mất thời giờ của mình. Nhưng những người khác lại không chịu, bảo Tám Kiệt cứ chạy ghe vào trước đã, mọi chuyện khác nếu xẩy đến thì sẽ tính sau. Một người trong nhóm họ phân bua:


    - Cái gì mấy ông cũng tin lời bọn Malaysia không vậy? Tí xíu húc vào tàu lớn xém chết chưa sợ sao mà còn tính chuyện cho ghe quay ra chạy tiếp. Giờ gặp được Singapore thì còn chờ gì nữa mà không vào, vẫn tốt hơn là đi kiếm Galang ở tận đâu đâu. Ở dưới ghe tụi này ớn quá rồi.


    Nhiều người khác hùa theo đám họ, bảo mình cứ vào cảng rồi kiếm chỗ nào đó cho ghe làm y như lúc ở Kelang thì bọn Singapore cũng sẽ phải nhận. Tám Kiệt đành xuôi tay. Thuận cho ghe chạy nhắm vào hướng các toà bin đinh chọc trời cái thấp cái cao thẳng tắp, đứng liền bên nhau với các ô kính màu xanh lơ, lấp lánh hình phản chiếu từ bầu trời cùng mây trắng buổi ban mai. Cảnh quá đẹp, dấu vết của một xã hội tiên tiến, thịnh vượng và giàu có. Một máy bay thương mãi từ từ hạ xuống dần, lướt đằng sau các toà nhà khổng lồ rồi mất hẳn ở độ thấp làm chúng tôi ngẩn ngơ nhìn nhau. Singapore đây rồi! Chúng tôi đang đứng trước một hải cảng quốc tế lừng danh.


    Vài chiếc ghe nhỏ của dân địa phương chạy đến gần bên chúng tôi, người ngồi trên đó giơ tay vẫy vẫy và mỉm cười thân thiện. Chỉ lát nữa thôi, sẽ là dịp để cả ghe biết đến cái thành phố nổi tiếng sạch sẽ nhất thế giới nhưng không biết chính quyền địa phương sẽ đối xử với chúng tôi ra sao, tôi đang nghĩ thì tai nghe tiếng còi hú vang vang từ xa. Tiếng còi hú từ một chiếc tàu nhỏ nhưng chạy nhanh như tên bắn đang hướng thẳng về phía ghe chúng tôi. Ông Phát vội nói Tám Kiệt cho Thuận ngừng ghe lại để xem tình hình.


    Chiếc tàu nhỏ hú còi đó đã khá gần và rõ ràng nó chạy đến vì ghe chúng tôi. Ánh đèn từ các bóng chớp quay liên tục trên đỉnh cùng ổ súng đại liên hai nòng ở ngay ụ đầu mũi tàu nhắm thẳng vào ghe làm ai nấy đều biết đã gặp chuyện. Con tàu đó giảm dần tốc độ rồi cặp sát bên cạnh ghe, chúng tôi im lặng, đoán chắc việc sẽ không suôn sẻ. Bốn người trên con tàu mới đến mặc đồng phục áo xanh lơ, quần đen cùng vũ khí đeo bên hông, đưa mắt nhìn chằm chằm sang phía chúng tôi. Một người tay cầm cái loa chạy pin chĩa sang ghe, nói bằng Anh ngữ:


    - A lô, a lô! Nghe đây! Chúng tôi là lực lượng tuần duyên nước Singapore, quý vị không được phép vào cảng và phải ra khỏi khu vực này ngay lập tức, nếu không buộc lòng chúng tôi phải dùng vũ lực. Singapore không có trại tị nạn dành cho quý vị và không muốn quý vị xâm nhập, xin vui lòng tuân thủ.


    Hai ông Thăng ông Phát nhìn nhau cười vì thấy đúng như lời họ đã nói và vội giải thích cho các người trên con tàu tuần duyên biết lý do ghe đi lạc khi muốn trực chỉ đến Indonesia theo hải đăng chỉ đường. Một sĩ quan trên tàu tuần duyên gật đầu như thông cảm và ra lệnh ghe chúng tôi phải chạy theo sau con tầu họ. Con tầu tuần duyên và ghe chúng tôi quay mũi chạy ngược trở ra khỏi khu vực cảng trong sự tiếc nuối của nhiều người khi họ quay lưng nhìn những tòa cao ốc chọc trời cùng số tàu ghe chi chít trên mặt biển đang càng lúc càng xa dần. Vài người thắc mắc không hiểu sao tàu tuần duyên biết có ghe lạ vào mà chạy ra đón đầu chận bắt liền và còn biết mình là người Việt Nam nữa? Như vậy họ giỏi quá! Có người cho là vì cả ghe đầy nhóc người đứng, ngồi trên sàn lại mặc áo phao giống hệt nhau và rồi mặt mũi cả bọn nữa, trông đâu phải như ngư dân Singapore. Người khác nói là có thể do hai chiến đấu cơ F4 thấy ghe mình nên báo cho tàu tuần duyên biết nhưng cũng không chắc vì ghe chúng tôi nhỏ xíu so với cả trăm thương thuyền có mặt trong vùng. Có thể chính đám ngư dân Singapore thấy chúng tôi nên đã báo cho tàu tuần duyên biết vì họ đã được lệnh từ chính quyền lâu rồi.


    Chạy theo đuôi con tàu tuần duyên Singapore này độ một giờ đồng hồ thì chúng tôi đã thấy hình dáng lớn nhỏ các hòn đảo lộ dạng từ rất xa ở phía trước mặt. Tàu tuần duyên từ từ ngừng lại và chờ ghe chúng tôi chạy đến rồi tắt máy dừng sát bên cạnh họ, một sĩ quan bên đó lấy tay chỉ về hướng các đảo xa xa, nói:


    - Kia là các đảo của quốc gia Indonesia, quý vị biết rồi nha.


    - Đảo Galang ở đâu xin ông vui lòng chỉ cho chúng tôi biết. Ông Thăng hỏi viên sĩ quan nhưng y lắc đầu, trả lời:


    - Chúng tôi không biết, thật tình không biết vị trí của đảo Galang mà quí vị hỏi. Quý vị tự tìm lấy vậy nhưng hãy nhớ là không được quay vào hải cảng Singapore lần nữa. Chúng tôi vẫn tiếp tục tuần tra trong vùng và đã nhận diện được ghe quý vị rồi, mong quý vị tuân hành. Bây giờ là lúc chia tay, chúng tôi chúc quý vị may mắn.



    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

  7. #27
    (tiếp theo)

    Con tàu tuần duyên đảo một vòng, từ từ tăng tốc độ và chạy mất dạng mà Tám Kiệt cùng Thuận vẫn chưa nổ máy trở lại. Một cảm giác hụt hẫng, buồn bã trong lòng những người ngồi trên mặt sàn ghe vì bị xua đuổi phũ phàng. Trời buổi sáng đầu ngày trên mặt biển thật quang đãng và mát mẻ. Vài người lôi các túi thức ăn tiếp tế ra, chia nhau thuốc lá hút hoặc cùng ăn các gói bánh bisquit. Phía sau buồng lái ghe có cái bếp dầu to cùng một số muỗng, bát nhựa và hai nồi nhôm khá lớn để sẵn, hai phụ nữ trong nhóm Tám Kiệt bắt đầu nổi lửa nấu mì gói cho mọi người ăn chung. Những túi thức ăn y chang một loại đã phát cho chúng tôi khi còn ở cảng Kelang. Cũng các lon sắt cá mòi đóng hộp sơn đen che kín chung quanh và không một dòng chữ nào trên các vỏ thuốc lá điếu, bao mì gói hoặc bánh ngọt bisquit. Tám Kiệt đảo mắt nhìn về hướng các hòn đảo xa xa, nói:


    - Ăn no rồi nghỉ ngơi chút xíu cho lại sức mới chạy ghe tiếp được. Đàng nào thì mình cũng biết hướng chạy vào rồi, chẳng cần đến hải đăng nữa. Nếu có gì kẹt thì ghé vào đảo nào đó hỏi thăm dân địa phương, mong là sẽ gặp được Galang nằm đâu đó trong vùng.


    Mì gói vừa chín, bốc mùi thơm làm chúng tôi ai cũng thấy đói bụng và đều ăn rất ngon nhưng chia chưa hết lượt mà đã hết sạch làm hai phụ nữ phải nấu thêm nồi nữa. Có người khui cá hộp ra ăn thêm cùng với bánh bisquit. Ghe im lặng bất động vì Tám Kiệt và Thuận đã nằm ngủ bù cho cả đêm thức trắng. Gió thổi trên mặt biển lao xao thành những lọn sóng nhỏ đập bì bọp vào thân ghe. Chúng tôi người ngồi kẻ nằm yên lặng trong giấc ngủ và nghỉ ngơi. Vài cụm mây trắng trôi lơ lửng trên bầu trời xanh. Xa xa những con tàu lớn chạy ngang nhưng những người còn thức, không ai thèm để ý đến chúng nữa. Có người thì dõi mắt nhìn theo những cánh hải âu rồi thắc mắc không biết chim làm tổ ở đâu mà cả ngày bay lượn không mỏi mệt trên mặt biển. Nghỉ ngơi mới đó mà đã gần trưa, ánh nắng bắt đầu chói chang khiến ai cũng bị loá mắt khi cố nhìn cái gì khá lâu trên mặt biển. Một ông ngồi gần tôi, lấy nước đổ ra tay và dấp vào mặt nói: " Tôi vẫn nhớ những ngày đi làm ruộng, cứ hôm nào sáng sớm mà có sương mù mịt thì y như rằng ngày hôm đó trời nắng lắm ". Nắng nóng nhưng nhờ các cơn gió biển thổi liên hồi nên những người ngồi trên mặt sàn ghe vẫn còn chịu đựng được. Tuy vậy, vài người sau khi ăn xong bữa ăn dã chiến, đã vội rút xuống trở lại dưới khoang hầm ghe để nằm ngủ cho mát.


    Sau giấc ngủ ngắn, Tám Kiệt thức dậy rửa mặt qua loa xong y cho nổ máy ghe chạy tiếp, nhắm thẳng các hòn đảo trước mặt nhưng khi đến gần mới biết là các đảo hoang không người cư ngụ. Chạy thêm cả tiếng đồng hồ len lỏi trong các hòn đảo khác mà cũng không gặp một túp nhà, bóng người hay một ghe tàu nào cả. Cứ hòn đảo rồi lại hòn đảo tiếp nối nhau liên tục trong cái vắng vẻ, không một bóng người trên bờ và cả ở trên mặt biển. " Những đảo này nhỏ lắm, không thể làm một trại tị nạn đông người được. Mình phải tìm ở các cụm đảo nào lớn hơn thì may ra mới gặp Galang ", ông Thăng cho ý kiến mà ai cũng biết. Tưởng dễ tìm được Galang nhưng không dè quốc gia Indonesia có quá nhiều hòn đảo mà lại chỉ trong một khu vực không lớn lắm.


    Đến quá trưa thì chúng tôi gặp một hòn đảo rõ lớn nằm xiên ở phía tay phải của ghe, Tám Kiệt vội chạy tới ngay và khi đến gần mới thấy nó rộng hơn nhiều so với các hòn đảo đã đi qua từ sáng tới giờ. Trên đảo, có những cây rất to như đại thụ với những chấm đen lơ lửng cao thấp trên các cành khi ghe đến gần. Hòn đảo này, bề ngoài không thấy có dấu vết người ở nhưng ở sâu bên trong ra sao thì chúng tôi chưa biết. Chúng tôi đưa mắt nhìn Tám Kiệt thăm dò nên cho ghe ghé lại hay chạy tiếp nhưng rồi tất cả đồng ý thử cập vào. " May gặp người Indonesia ở đây thì mình mới biết đường còn hơn cứ đi mãi mà chẳng kết quả ".


    Tám Kiệt chạy ghe từ từ dọc bờ hòn đảo, kiếm chỗ thuận tiện để cập vào. Càng đến gần thì chúng tôi càng thấy rõ cây trên đảo to như những đại thụ trong mầu lá xanh đậm đan kịt bên nhau cùng với chi chít tổ chim mầu đen treo lơ lửng trên các cành. Có người cho là tổ chim dòng dọc nhưng lại phân vân vì nhiều tổ chim quá... Mà cũng có thể vì đảo hoang không người nên chim đã chiếm cứ làm giang sơn riêng. Tám Kiệt tìm được chỗ cho ghe cập bờ rồi ngừng lại ngay trên một vụng nhỏ có bãi cát mịn trải khá dài theo mép nước. Cạnh lườn ghe, nước trong vắt khiến chúng tôi trông rõ các hạt cát biển cùng vụn vỏ sò vỏ ốc chao qua đảo lại ở dưới đáy. Chúng tôi gọi nhau, đánh thức người nằm dưới khoang hầm dậy chuẩn bị rời ghe để vào bờ làm một vòng thám sát.


    Đột nhiên! Luồng gió mạnh từ phía trong bờ thổi tốc ra ngay ghe làm nhiều người phải đứng lại, hít hà hai lỗ mũi rồi nhìn nhau trong ngạc nhiên cùng vui mừng.


    Một mùi thân quen ở các vườn cây ăn trái xộc vào khứu giác chúng tôi. Tiếng lõm bõm từ các thân người chạm với nước cùng giọng một thanh niên lên tới bờ trước đó, xác nhận: " Sầu riêng chín. Bà con ơi! Đã quá ". Mùi sầu riêng chín bay nồng nặc trong gió, không lẫn vào đâu được. Chúng tôi đồng nhau bỏ ghe đánh rụp cùng bước lội thật nhanh vào bờ. Vượt qua một thôi đường để cả đám thấy không xa sau những cây bụi là những quả sầu riêng gai nhọn ở ngay các cành thâm thấp. Vạch những cây bụi chận đường, chúng tôi tìm lối đi vào để kiếm quả chín rụng. Một đàn chim cao cát lông đen mỏ vàng chanh nghe động, vỗ cánh, kêu táo tác gọi bầy bay vút cao làm cả đám chúng tôi giật mình. Mặt đất dưới các gốc cây là những quả sầu riêng nằm sẵn không biết rụng từ bao lâu rồi. Vài thanh niên nhanh chân chạy ngay đến, khom người, nhặt những quả gần nhất rồi đi ra nhưng có người lại vất bỏ ngay để quay vào tìm quả khác. Quả sầu riêng bị vất bỏ vì đã nẫu. Lần lượt từng người nam hay nữ trong chúng tôi đều vội vàng rúc vào các tàng cây nhặt các quả mới rụng rồi tự kiếm chỗ ngồi và lấy tay tách vỏ móc múi ăn liền. Đang chần chừ chưa biết chọn cây nào thì có tiếng Đỉnh gọi tôi: " Anh Vũ! Lại đây nè, cứ đứng sớ rớ ở đó hoài vậy ". Ngay giữa quãng trống gần các cây sầu riêng, Đỉnh đứng đó, mỉm cười khoe tôi hai quả gai hở, vỏ căng tròn mầu vàng đậm trông thật hấp dẫn. Tôi tiến lại, Đỉnh đưa cho tôi một quả rồi ngồi xổm tại chỗ, hai đứa tôi dùng tay khẽ tách từ vết nứt nhỏ nơi cuống trái. Những múi vàng nằm phơi giữa bờ mép trắng toả mùi ngào ngạt. Cái mùi thật đặc biệt mà người ăn được sầu riêng thì cho là thơm, còn không lại lắc đầu, bịt mũi. Tôi và Đỉnh móc từng múi ra ăn ngon lành. Dưới các gốc cây sầu riêng, quả nằm la liệt đầy trên mặt đất. Có những quả nằm như vậy từ rất lâu giờ đây đã thành một nhúm đen mốc bên cạnh các quả vừa mới rụng, gai còn cứng mầu nâu xanh. Sầu riêng ở đây quả nhỏ, múi vàng ngọt béo thật nhưng phải cái, cơm mỏng mà hột lại to nên hai đứa tôi phải nhặt các quả khác ăn tiếp cho đến lúc cảm thấy ngán mới thôi.

    Sau bữa ăn sầu riêng quá ể, đám chúng tôi tập họp nhau ngồi nghỉ ngơi dưới một bóng mát cạnh bờ đất gần lối đi xuống ghe và trò chuyện rôm rả. Thấy vài phụ nữ vẫn đang cho các trẻ em ăn thêm sầu riêng, ông Phát vội khuyên: " Mấy chị đừng cho sắp nhỏ ăn no quá không tốt. Sầu riêng coi vậy chứ độc lắm ". Có thì giờ quan sát, ai cũng nói lần đầu mới thấy sầu riêng ở đây to cao như đại thụ. Có lẽ, cây sầu riêng lão ở vùng Lái Thiêu-Bình Dương có lớn lắm thì cũng chỉ bằng một cành to của cây ở đây. Nhưng ai cũng thắc mắc tại sao lại có sầu riêng mọc hoang nhiều đến như rừng? Hay do tay người trồng? Có thể lúc khởi đầu, dân địa phương đã mang sầu riêng đến đây ăn rồi vất hột và các hột đó mọc thành cây lớn rồi rụng trái, phát tán thêm thành các cây khác. Cây già chết đi được thay bằng các cây trẻ, cứ tiếp nối sinh sôi nẩy nở như vậy, để đến bây giờ mọc dầy đặc như một khu rừng. Chúng tôi thấy có các cây sầu riêng nhỏ, nhú lá non từ phần hư nát của các quả mốc đen ở các khoảnh đất trống. Phỏng đoán vậy nhưng cũng có thể từ các hột còn sót lại từ một loài chim lớn nào đó đã kẹp sầu riêng chín đến đây ăn từ thời xa xưa? Nhìn sầu riêng dầy đặc, thân mọc sát cạnh nhau, cành đan qua lại chặt cứng khác với tay người trồng mà mọi người đồng ý là sầu riêng mọc hoang vì khoảng cách không đều đặn. Vì nếu trồng, ít nhất thì mỗi cây cũng phải cách nhau 7 hoặc 8 m như trong các vườn cây và giống phải to trái cho cơm dầy cùng hột nhỏ. Các cây sầu riêng ở đây tuy to cao nhưng đã kém giống, già lão mà người ta thường gọi là thoái hoá. Không biết nó cùng loại với các giống sầu riêng khổ qua, sầu riêng bí, sữa cơm vàng... như bên Việt Nam không? Vài phụ nữ đi gom các hột sầu riêng lại nói mang về ghe để luộc ăn. Đảo nầy không có giống khỉ vì nếu có chúng thì đã không có sầu riêng chín rụng đến hư thúi dưới gốc và khi cầm xem các trái mốc đen không còn hột bên trong, ai cũng cho là có loài bò sát nào đó tìm ăn các hột sầu riêng rụng.


    Vài thanh niên thả bộ tà tà đi ra từ tuốt phía trong rừng cây sầu riêng, trên tay mỗi người cầm theo vài quả chín nói mang về dưới ghe ăn dần, đến chỗ đám chúng tôi ngồi, một cậu bảo:


    - Sầu riêng cây nào cây nấy khổng lồ mà trên đảo lại không có ai ở mới lạ! Vô hơi sâu chút chút, có cả một con suối nước ngọt nữa.


    - Hồi tôi làm việc chung với bọn Mỹ ở Bình Dương, có dịp đưa mấy chả đến vườn cây ở Lái Thiêu chơi trong dịp hè, tiện lúc đó hỏi về gốc gác cây sầu riêng thì một ông trả lời nó có nguồn gốc từ Indonesia ra. Và, cũng như người mình, trong số mấy người Mỹ hôm đó, có người ăn được sầu riêng, người thì không mấy ông ạ. Người Mỹ họ cho trái sầu riêng là loại quả bổ dưỡng nhất và cái mùi mà người nào ăn được bảo thơm hoặc không thì nói thối, thực ra chính là các chất ether thơm hay thối khi quả chín mà có nhiều nhất ở phần cơm vàng. Tùy theo khứu giác của từng người khi ngửi và cảm nhận nó trước hoặc sau mới khiến nghĩ vậy. Chất ether gây mùi thối có thành phần lưu huỳnh và đó cũng là điều người ta cho là ăn sầu riêng quá nhiều sẽ không tốt y như anh Phát nói can nãy. Mấy chả Mỹ nói cây sầu riêng có thể mọc cao tới 40, 50 thước nhưng tôi đâu tin, giờ ghé đảo nầy mới thấy đúng như vậy. Ông Thăng kể.


    Phải công nhận sầu riêng chín tỏa mùi thật nồng mà có lẽ không loại trái cây nào sánh kịp. Ních đầy một bụng sầu riêng, giờ đây ai cũng cảm thấy khát nước rồi thấy trời đã bắt đầu về chiều nên mọi người gọi nhau tụ họp lại để chuẩn bị về dưới ghe. Tám Kiệt nhổm người đứng lên, vỗ hai tay vào nhau kêu bôm bốp và nói lớn: " Xong hết cả chưa bà con? Ai cần tiểu tiện vệ sinh gì thì làm ngay đi, nửa tiếng đồng hồ nữa phải về lại ghe đó ", rồi ông mỉm cười, dọa: " Ai mà ham sầu riêng không về dưới ghe, bị bỏ lại làm Robinson Cruso (nhân vật sống trên hoang đảo, truyện của Daniel De Foe) ở đảo này thì ráng chịu nghe ".


    Tám Kiệt nói vậy nhưng phải đến 5 giờ chiều thì chúng tôi mới lục tục kéo hết nhau rời hòn đảo sầu riêng hoang đó. Nhúng chân xuống bờ nước để lội trở về ghe, ai cũng cảm thấy lành lạnh. Tám Kiệt cùng hai ông Thăng, Phát bàn định đúng 6 giờ chiều sẽ cho ghe nổ máy và cứ để chạy suốt đêm may ra trong đêm tối, chúng tôi sẽ dễ dàng gặp lại ngọn hải đăng chỉ đường. Ông Phát nói: " Chúng ta bắt đầu kiểm danh xem coi còn đủ 135 người không. Cứ ai đến chỗ mình thì làm ơn đọc to con số lên nghe bà con ".


    Chúng tôi kiểm danh xong và không vắng một người nào rồi sau đó cho ghe nổ máy đi tiếp cuộc hành trình, từ từ rời bỏ hòn đảo lạ kỳ mới thấy lần đầu trong đời.


    Chúng tôi chạy tiếp qua nhiều hòn đảo nhưng đều không một bóng dáng dân cư ngụ cùng ghe xuồng trên mặt biển vắng lặng. Có lúc, từ xa xa, mọi người thấy rõ một nếp nhà tranh dựng sát bờ cạnh đảo nên vội cho ghe chạy đến định hỏi thăm đường nhưng khi lại gần mới biết căn nhà đã bị bỏ phế từ lâu. Trời bắt đầu sẩm tối kéo theo những cơn gió mạnh và lạnh hơn làm nhiều người phải mặc lại bộ áo phao cho ấm. Ăn sầu riêng quá no lúc xế trưa, giờ đã làm khổ vài người trong chúng tôi khi phải chờ đến lượt ngay trước chỗ tiêu tiểu ở phần đuôi ghe. Bị tháo dạ, trên ghe lại không có thuốc cầm nên người đó đành dùng dầu xanh con Ó bôi lỗ rún cho đỡ. Trời bắt đầu tối, chúng tôi cứ chạy thong thả mong nhìn thấy ánh hải đăng hay bóng leo lét của ghe xuồng dân địa phương từ màn đen tĩnh mịch. Lầm lũi chạy như vậy cho đến khi ghe bị vướng vào một bãi cạn nhưng may mắn Thuận đã khéo léo lái trườn ra kịp thời. Thấy tình cảnh nguy hiểm và sau khi hỏi ý các ông Thăng, Phát cùng nhiều người khác, Tám Kiệt quyết định cho tắt máy ghe, nghỉ đêm tại chỗ chờ mai trời sáng sẽ tính sau.




    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-16-2013, 06:31 AM
  2. Replies: 8
    Last Post: 08-20-2013, 06:20 PM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:33 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh