Register
Results 1 to 9 of 9
  1. #1

    "Các em chẳng có gì đặc biệt"

    .

    "Các em chẳng có gì đặc biệt"

    Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCullough Jr. đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.





    Giáo viên David McCullough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc
    Ảnh: The Swellesley Report

    Thế nhưng, bài phát biểu của David McCullough Jr. lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông David McCullough Jr.

    Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCullough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

    Wellesley là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCullough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.

    Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCullough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

    Được chăm bẵm quá mức

    Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCullough điềm nhiên nói tiếp:

    “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ.

    Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.

    Đến đây, McCullough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình.

    “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.

    McCollough dẫn dắt tiếp:

    “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.

    Hạnh phúc không tự tìm đến

    McCullough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “

    Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”.

    Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở:

    “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.

    Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.

    Kết thúc phát biểu của mình, ông McCullough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác.

    “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.


    "Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng" - McCullough khẳng định.

    Trả lời phỏng vấn Fox News, McCullough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.

    SƠN HÀ
    (Theo The Swellesley Report)
    Nguồn: tuoitre online


  2. #2
    Biệt Thự Co may's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    921
    Một bài hay,có giá trị.
    "Giả vờ làm thứ cỏ cây nhỏ bé...cũng là xạo ke luôn..."

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Tôi thì không thấy bài diễn văn của ông giáo này hay. Ông này không làm đúng nguyên tắc sư phạm, là cứng rắn lúc học tập, khi có kết quả rồi thì phải khen thưởng. Giống như cha mẹ bình thường ở nhà không đốc thúc con cái học hành, đợi nó mang thông tín bạ xấu về rồi rầy la hoặc ngồi giảng moral. Trong trường hợp ông giáo nói trên còn hơn thế nữa vì đây là sự khích lệ cuối cùng trước khi bọn nhỏ ra đi học nghề, hoặc đi lên ngưỡng cửa đại học. Mấy đứa nhỏ 18, 19 tuổi hơn 70 % không biết mình sẽ học gì, làm gì cho nên cần sự hỗ trợ của cha mẹ, chính phủ và thầy cô. Bình thường rầy la dạy dỗ bọn chúng thì chớ, đợi đến ngày ra trường mà làm cụt hứng chẳng có kết quả gì cả.


    Here we go...
    Học sinh là người hủ tíu ăn hai ba tô...

    Last edited by Triển; 12-10-2014 at 11:26 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Một con người đã trưởng thành có ăn học đàng hoàng cũng chưa chắc nhìn ra trong cuộc sống cái nào đúng , cái nào sai , cái nào hay cái nào dỡ . Nói chi tới những đứa bé vừa mới ra trường đầu óc còn non nớt . Bài phát biểu không chừng lại bị phản ngược lại đối với những cháu bé dễ nản lòng dễ buông xuôi . Đừng nói là trẻ con , ngay cả người lớn cũng luôn cần tới sự khuyến khích động viên . Bài phát biểu này thực sự quá tải cho những cháu bé mới vừa ra trường , sẽ làm cho các cháu bị phân vân khi mà bản thân chưa đứng vững, mà cái đầu phải hướng tới những mục tiêu to lớn như ông giáo viên nói " “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.
    Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. " chẳng khác nào là muốn các cháu chưa đi đã chạy , tuổi đôi mươi mà bắt phải có lối suy nghĩ của tuổi 40 chăng ?

    Thử hỏi một thời gian dài mài quần trên ghế nhà trường ,thi đua với bạn bè từng môn học , về nhà thì có cha mẹ răn đe , hay cha mẹ khuyến khích . Vậy mà khi mũ áo ra trường thì bị một bài phát biểu như trên , chẳng khác nào một gáo nước lạnh dội vào mặt . Bài phát biểu rất hay nhưng thực ra không nên phát biểu trong ngày ra trường , nên dùng bài phát biểu vào trong chương trình giảng dạy thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn .
    Last edited by Hồng Y Nương; 12-12-2014 at 09:34 AM.
    Đi đâu tìm kiếm chi,
    Vui đâu được mấy khi,
    Trăm năm đâu dài nữa...
    (VTA)

  5. #5
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Thật là đúng/sai, hay/dở, trên đời đều chỉ có tính tương đối thôi ha Theo Nghi thì Nghi lại thấy bài diễn văn này hay. Hay từ cái mục đích của diễn giả.

    Hay ở chỗ này đây....

    Thật ra, không chỉ có 1 bài diễn văn được đọc trong 1 buổi lễ tốt nghiệp, chưa kể, tiếp theo những bài diễn văn còn là những buổi tiệc mừng nữa. Và vậy, những lời khen thưởng, tán dương, cổ vũ sẽ tràn lan, không thiếu. Vậy thì, trong lúc tâm còn đang cao ngạo, trí còn đang say sưa bay bổng tận mây, có 1 "gáo nước lạnh" tạt vào để lôi bọn nhỏ trở về với thực tại cũng là điều nên, điều cần thiết chớ ha? Hơn nữa, cái thực tại đó đúng lắm chớ có sai đâu? Đúng là bởi vì, dù được tốt nghiệp từ 1 trường nổi tiếng (Wellesley) đi nữa, thật ra ngoài cái thành tựu đầu tiên (mà ở đây Nghi cũng cho là rất bình thường, tự nhiên) của chúng nó, bất quá chỉ có mới làm 'rạng rỡ' cho chính bản thân tụi nó thôi, chớ đã giúp ích hay đóng góp gì được cho ai đâu, kể cả gia đình? Mà, đã chưa giúp ích gì được cho ai ngoài mình, thì bọn nhỏ cần nhận thức được rằng thành tựu đó còn sơ xiển lắm, và cho nên con đường học hỏi vẫn còn dài lắm. Theo Nghi (theo Nghi thôi nhe) tài học còn sơ xiển thì người ta cần phải rùn, phải hạ mình xuống, thì mới có thể học hỏi được, chớ nghe toàn lời tán dương, khen thưởng, biết đâu chúng nó cho rằng mình đã ngon lành rồi, thì sẽ 'hại' nhiều hơn chớ có lợi gì đâu?

    Còn nếu như nói bài diễn văn quá cao so với lứa tuổi đó, Nghi nghĩ, có thể lúc này những lời lẽ kia không thể "thẩm thấu" được vào đầu bọn nhỏ, nhưng tin rằng những lời bộc bạch chính trực đó sẽ nằm gọn trong 1 góc của tiềm thức, chỉ chờ đến ngày sẽ làm công việc "khai sáng, thức tỉnh" những cái đầu kia, bằng không thì....cũng chẳng hại gì. (hì hì, bù trớt ha?)

    Nói hết rồi cũng cần phải nhắc lại, rằng mọi chuyện trên đời, đúng/sai, hay/dở, đều chỉ tương đối. Tùy mỗi người, tùy hoàn cảnh, tùy....v...v...Cho nên bàn ở đây cũng chỉ là từ cảm nhận của chính mình, nghe chơi thôi nha
    Last edited by Vịnh Nghi; 12-12-2014 at 04:16 PM.
    Carpe diem

  6. #6
    Chuyện ở Mỹ , cách đây vài tháng …

    "…một người mẹ không đồng ý cho người con gái của mình đi học xa nhà ( out of state ) vì tài chính hay lo lắng trong tình thương của người mẹ độc thân lo cho con còn khờ dại , cũng là thông thường của một người mẹ thương con như bao người mẹ khác .

    …được đứa con vừa mới tốt nghiệp trung học đưa ra tòa về tội không cho nó được vào học trường theo ý muốn .

    Quan tòa nghiêm khắc giáo dục cô bé hay xã hội tán dương hoặc chê bai thì cũng là đôi dòng thời gian trôi vào quên lãng …


    Nhưng người mẹ sẽ không thể nào quên được chuyện này !


    Chim non muốn bay xa thì trước hết phải được tập bay những khoảng cách an toàn trước tiên .

    Bài học này tôi học được và các bạn cũng học được .
    tì nh nhị hồ vẫ n yêu â m xư a .
    ư ưư aâẫââ m u

  7. #7
    Banned
    Join Date
    May 2014
    Posts
    31
    Vấn đề này vẫn thông thường xẩy ra . Tùy may mắn của đứa trẻ hay cha mẹ có con có hiểu biết . Theo như tôi nhận thấy, đất mẽo này đi theo kiểu " The survivor" . Nếu bảo là 2 năm đầu hay trường này trường kia, thì ta không đủ lập luận cứng . Không thích nói nhiệu, nên đại khái thôi nhé 1- Chính bản thân đứa trẻ đã đạt được gì ??? Honor student ?? Có bao nhiêu level honor ?? 2- Đã lấy bao nhiêu môn college từ high school ?? 3- Hai năm đầu học những gì ?? Đủ moi nó ra kiếm cơm hay lao động trí thức rởm ??? Những cơ bản áp dụng gì vào trong thực tế ?? 4- Tại sao trường đó nổi danh ?? Nhờ vào những dự án gì ??? Do Professors nào ??? 5- Làm sao biết info các ku professors này ??? Nghành nào ??? Được đăng trong đau ??? Còn rất nhiều thứ, "tự thân" tìm hiểu để vào đời . Bỏ $50 mua một quyển sách xót ruột, cha mẹ anh em đang đói cần trợ giúp . Âu thôi bo bo sụyt , mượn đỡ cái thư viện làm bạn cố tri . Thế này ta nại say xỉn . Đợi ngày làm homeless . Cuộc đời tàn rụi, chỉ thua con cái

  8. #8
    Banned
    Join Date
    May 2014
    Posts
    31
    Cái này cũng tương tự như đã nói trên

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...500&zoneid=431

    Dài qúa, hoa mắt ko đọc hết

  9. #9
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,157
    Chào các anh chị,

    Thoáng đọc về mục này, Chiều cảm thấy có điều gì bất ổn về người dịch Sơn Hà, em lò mò trên Google xem bài diễn văn bằng tiếng Anh của David McCullough, đính kèm link. Người dịch Sơn Hà đã bỏ đi phần kết luận rất hay, nếu dịch mệt quá bỏ đi phần kết luật thì nghĩa dễ bị hiểu ngược lại. Theo riêng em, về phần kết luận thì hiểu về .... "you’re not special." Chiều ví dụ trong lớp có bạn A,B,và C thì câu này động viên là bạn A cũng không có gì đặc biệt hơn bạn B, và bạn B cũng không có gì đặc biệt hơn bạn C, đây là ngụ ý của David. Ai cũng giống ai, người ta làm được thì mình cũng làm được, để cho các em có sự tự tin khi bước ra đời.
    Và nhắc nhở rằng khi trèo lên được núi, không phải chỉ để cắm lá cờ mà phải biết quan sát thế giới chung quanh, và để biết rằng mình còn quá bé (O: ...

    PS: Chiều xin phép để nguyên văn bằng tiếng Anh, em không dám dịch sang tiếng Việt, nguy hiểm cho đọc giả nếu dịch thiếu hay phỏng dịch bậy.

    "....The fulfilling life, the distinctive life, the relevant life, is an achievement, not something that will fall into your lap because you’re a nice person or mommy ordered it from the caterer. You’ll note the founding fathers took pains to secure your inalienable right to life, liberty and the pursuit of happiness–quite an active verb, “pursuit”–which leaves, I should think, little time for lying around watching parrots rollerskate on Youtube. The first President Roosevelt, the old rough rider, advocated the strenuous life. Mr. Thoreau wanted to drive life into a corner, to live deep and suck out all the marrow. The poet Mary Oliver tells us to row, row into the swirl and roil. Locally, someone… I forget who… from time to time encourages young scholars to carpe the heck out of the diem. The point is the same: get busy, have at it. Don’t wait for inspiration or passion to find you. Get up, get out, explore, find it yourself, and grab hold with both hands. (Now, before you dash off and get your YOLO tattoo, let me point out the illogic of that trendy little expression–because you can and should live not merely once, but every day of your life. Rather than You Only Live Once, it should be You Live Only Once… but because YLOO doesn’t have the same ring, we shrug and decide it doesn’t matter.)

    None of this day-seizing, though, this YLOOing, should be interpreted as license for self-indulgence. Like accolades ought to be, the fulfilled life is a consequence, a gratifying byproduct. It’s what happens when you’re thinking about more important things. Climb the mountain not to plant your flag, but to embrace the challenge, enjoy the air and behold the view. Climb it so you can see the world, not so the world can see you. Go to Paris to be in Paris, not to cross it off your list and congratulate yourself for being worldly. Exercise free will and creative, independent thought not for the satisfactions they will bring you, but for the good they will do others, the rest of the 6.8 billion–and those who will follow them. And then you too will discover the great and curious truth of the human experience is that selflessness is the best thing you can do for yourself. The sweetest joys of life, then, come only with the recognition that you’re not special.
    Because everyone is.
    Congratulations. Good luck. Make for yourselves, please, for your sake and for ours, extraordinary lives.
    David McCullough "
    Nguồn:

    http://theswellesleyreport.com/2012/...e-not-special/
    Last edited by chieubuon_09; 01-04-2015 at 08:01 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-11-2013, 12:58 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 05-20-2013, 01:18 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 03-05-2013, 07:44 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 04-13-2012, 12:11 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:52 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh