Register
Page 4 of 4 FirstFirst ... 234
Results 31 to 39 of 39
  1. #31
    Biệt Thự SauDong's Avatar
    Join Date
    Nov 2013
    Posts
    1,460
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    "Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ" ngăn cách nghĩa địa Đô thành và cư xá Sĩ quan. Còn có một trường đá gà cấp trung trên đường Bắc Hải, khoảng giữa đường Lê văn Duyệt và nhà thờ Nam Hòa.:-s
    Y chang, đúng là chí nhớn gặp nhau :-bd Đây cũng là 1 trường mà tui hay theo học thuở ấy. >-

  2. #32
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Nghi Bình View Post
    Ở đuòng Tô Hiến Thành đó anh Triển . NB chỉ biết 1 vòng từ THT, qua Lê Văn Duyệt, vòng xuống Lý Thái Tổ, Trần Quốc Toản . Phía kia thì biết tới nhà thờ Bắc Hà thôi . NB không biết chính xác chỗ nào là cư xá quân cụ, khu chợ cá TQT NB chỉ nhớ lờ mờ thôi . NB đi qua những nơi này sau năm 75 thôi nên NB có đi lễ ở nhà thờ Đồng Tiến nhưng không biết tuọng lính trong đó . NB có đi ra phía sau nhà thờ ĐT chơi 2,3 lần vì có nhà bạn trong đó . Cách đây 8 năm, NB đi về VN, có lần đi ngang qua nhà thờ ĐT mà xém không nhận ra . Hình nhu* nguòi ta làm con đuòng khác đi thẳng ra THT, song song với đuòng NTP ngang nhà thờ ĐT thì phải ? Tóm lại, anh T và NB cũng ở khá gần nhau bên VN há . Từ ngày rời VN, NB không còn liên lạc với bạn bè bên đó nên chỉ nhớ họ theo hình ảnh của ngày xưa thôi . Anh Triển ở khu đó dám chừng có quen với g/d bạn bè của NB ở phía sau truòng ĐT hay o*? khúc chợ Bà Hạc và nhà thờ Bắc Hà lắm à . Thôi, NB không "khai" thêm nữa đâu nha ). À, mà sao gọi là "chợ cá TQT" há anh Triển? chợ nào mà không bán cá chứ ...
    Quote Originally Posted by Sáu Đồng
    Sis NB, cho Sầu xen vào 1 chút. Danh từ "chợ cá TQT" nổi tiếng từ xưa, chắc chỉ vì họ gọi quen miệng mà ra. Một phần nổi tiếng cũng vì mùi thơm đó thôi, đúng là "tiếng thơm". Giờ đây chợ đã dẹp và biến thành 1 siêu thị lớn. Ngoài ra trên đường Tô Hiến Thành thì có cư xá Sĩ Quan Chí Hòa trải dài từ Tô Hiến Thành sang tới đường Bắc Hải, chắc kg phải là cư xá Nguyễn Du như sis nghĩ đâu. Khoảng 71-72 thì cư xá này tặng 1 miếng đất cho trường Trần Lục (Tân Định ) xây trường mới và từ đó trường TL biến thành trường Nguyễn Du (sis xem truyện Sân Trường Nắng Rọi thì thấy chi tiết hơn). Thôi Sầu đi mần tiếp cho hết năm !
    Nghi Bình và anh Sáu Đồng,

    người ta gọi chợ cá là vì chợ này toàn bán cá chứ không phải chỉ do cá tanh bình thường mà phải nói là quá xá tanh. Sau 75 có một năm có dạo còn bán cá Đuối nữa man oh man . Vựa cá lớn là ở chợ này, sau này người ta còn có chữ "chợ đầu mối" để diễn tả các loại chợ này. Chợ Cá Trần Quốc Toản bị dẹp sạch sành sanh và xây ban đầu là "Viện Kiểm Sát Nân Rân", sau đó là cái trường vừa học vừa làm biếng gì đó. Lúc đó tôi không còn ở đó nữa, nhưng nghe bà con tôi kể lại. Tôi ra đi năm 79.

    Yep, Tô Hiến Thành quen à nha. Khu vòng vòng này có nhiều chợ tên vui lắm. Chợ Bà Hạt gần khúc Nguyễn Tiểu La thì không vui, nhưng 'xích xích' qua Nguyễn Tri Phương gần trường trung tiểu học Minh Mạng có cái chợ tên Da Bà Bầu. hahahah đầu chợ này là Nguyễn Tri Phương, còn đầu kia là trường tiểu học Nhật Tảo.

    Ba cái khu này chị Góc Trời Paris cũng rành 6 câu nhưng mà chị Góc bỏ diễn đàn hơn năm nay rồi. Nhà chị ấy dường như ở Nguyễn Kim gần sân banh Cộng Hòa.
    Last edited by Triển; 12-23-2014 at 11:43 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #33
    Quote Originally Posted by SauDong View Post
    Y chang, đúng là chí nhớn gặp nhau :-bd Đây cũng là 1 trường mà tui hay theo học thuở ấy. >-
    Trời hai bác Đậu và SD, đúng là dân chơi cầu ba cẳng. tui dân NBongta sao không biết trường này ta. Trường này mở hồi nào vậy?
    Tôi rời việt nam tháng 2 năm 1971.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #34
    Ha ha,

    Thầy giáo Phạm Thắng Vũ bị giang hồ tứ xứ kéo từ Ngã Tư Bảy Hiền kéo qua Ngã Ba Ông Tạ kéo sang Ngã Bảy kéo mem mém tới Ngã Sáu luôn.
    Thôi lỡ rồi cho tới luôn nha ông thầy.

    Trong cư xá sĩ quan Chí Hóa có 1 ngôi nhà thờ nho nhỏ, nhà thờ Tống Viết Bường, không biết giai Nam Thái gái An Lạc có bao giờ đội thánh giá xin làm chiên ngoan ở bển chưa. Hồi đó tôi đi lễ nhà thờ này hoài vì mê 1 cô trong ca đoàn. Cô này nhà trong cư xá nên ông via là thứ dữ nên đâu ổng kên tôi ra mặt. Được cái cô con giống mẹ nên hiền hòa dễ thương. Nhưng rồi tới ngày đứt phim cả nhà cổ đi hết làm tôi buồn bã cả tháng giời.

    Nghe như chị Lú nhà mình cũng rành khu Bắc Hà Lý Thái Tổ lắm lắm.

  5. #35
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Chào anh Phạm Thắng Vũ và các bạn của Phố Rùm. Theo tinh thần của bản Thông Báo do NgheThuatMOD đã đăng trong thread đầu tiên của mục Truyện, PV sẽ dùng chức năng copy để chép lại hai bài đầu tiên của anh Phạm Thắng Vũ qua một thread mới để anh Vũ thoải mái viết truyện tiếp và chúng ta cũng được thoải mái tiếp tục câu chuyện nhớ nhà của chúng ta ở thread này. Xin các bạn thông cảm và vui lòng (cười cầu tài).

    Cảm ơn tất cả các bạn.
    Kính gửi Admin PhPhuongVy cùng các anh chị đã ghé vào xem truyện Chuyện Ngày Thơ Ấu của Phạm Thắng Vũ;


    Phạm Thắng Vũ (PTV) giờ nhìn lại tên nick của Admin thì đoán là phái nữ nên xin phép được gọi bằng chị kể từ bây giờ.


    Chị PhPhuongVy mến. PTV xin cảm ơn về việc đã để cho riêng đường link cho truyện Chuyện Ngày Thơ Ấu của mình. PTV mới gia nhập diễn đàn và cá nhân viết nhiều thể loại từ truyện dài, ngắn (của mình và viết thay cho người khác), xã hội, lịch sử... nên nhiều khi không có thì giờ để xem cho kỹ truyện, bài mình viết sẽ phải post vào topic nào. Nếu PTV post sai chỗ thì mong chị PhPhuongVy cứ tự tiện giúp chuyển bài dùm. Cũng vì quá bận rộn nên PTV không có thì giờ để viết thêm các góp ý, trả lời theo sau các anh chị khác viết trong truyện Chuyện Ngày Thơ Ấu của mình. Mong các anh chị xá tội cho PTV.


    Nội quy của diễn đàn Phố Rùm-Đăc Trưng là tránh chuyện chính trị làm PTV sợ có khi bài mình viết lại dính lỗi về điểm này. Những bài có tính cách biên khảo-lịch sử thì PTV luôn giữ ngòi bút mình đứng khách quan như một kẻ quan sát sự việc bên lề đường và đưa các nhận xét cá nhân. Nếu có chi sai sót thì mong chị PhPhuongVy cùng các anh chị nhắc nhở cho.


    Phạm Thắng Vũ
    Dec 23, 2014.

  6. #36
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Hehehe không phải cuối năm tôi muốn lý sự nha. Nhưng mà tôi nghĩ dường như có sự hiểu lầm nào đó về 'bản thông báo' chăng? Theo tôi hiểu thì bản thông báo chiếu theo nội dung của truyện. Nghĩa là Truyện mang tính cách tản mạn, tùy bút, tâm tình .v.v.v thì không nên được xem là truyện, cho nên tác giả nên mang những tác phẩm đó đăng vào phòng thích hợp (Tùy bút, Tâm tình, Chuyện linh tinh..v.v)

    Chứ không phải không cho phép thành viên vào trò chuyện với tác giả hoặc người đăng. Còn nếu như hiểu nội dung bản thông báo là chỉ đăng truyện thôi, thành viên không được phép vào trò chuyện, thì moderator vác tác phẩm vào bỏ trong kho ở trang portal ngay đầu ngõ cho rồi, cần gì đăng trong diễn đàn.

    Tôi thấy có chị Phương Vy và anh Bốn là hai quan vào viết. Riêng cách viết anh Bốn có vẻ như là 'chê' thành viên thiếu tế nhị theo kiểu ngoại giao của 'quan' vậy. Xin lỗi nha, bản thân tui thấy hơi 'quê cô đơn' à nha.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #37
    He he,

    Tui không phải quan nha đại ca 5 và tôi cũng không phải là "loãng chủ đề" pô nít. Tôi vốn không đọc post của chị đại quan và cũng không biết là chị đại quan đã làm riêng cho anh Vũ khu NTBH mới. Lại thấy anh Vũ không vào kể chuyện thời thơ ấu nữa nên tôi tưởng là thầy giáo Vũ bị giang hồ tứ xứ kéo đi tuồn tuột sang ngã ba rồi qua ngã bảy để thầy giáo tháo giày ngồi nghỉ mệt, làm tôi mắc cười quá.

    Bây giờ thì tôi biết anh Vũ đã có khu vườn hồi ức riêng thì tui hết mắc cười. Lại quay qua mắc cười anh đại ca giang hồ quê cô đơn he he.

    Hồi đó khi ba mẹ tôi mới di cư vào Nam đã ở vùng Da Bà Bầu đó đại ca. Nhưng tôi nhớ trên sổ gia đình lại viết là Gia Bà Bầu. Tôi nhớ trường tiểu học Nhật Tảo và những bà ngồi bán dế cạnh đó, cứ mỗi mùa dế anh em tôi cứ hay ra đó mua dế về đá túi bụi.
    Anh nói đúng rồi nhà thờ Vinh Sơn ( Vincent được Việt Hóa) nằm trên đường TQT nổi tiếng hơn đền thánh Vinh Sơn khu ngã ba Ông Tạ.
    Hồi đó hôi đồng hương ngã ba Ô.T có ông thổ công Phi Lạc (không biết có sang Tầu bao giờ chưa) bây giờ có tiến sĩ Đậu.

  8. #38
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Chào anh Triển, anh Tư, anh Vũ và các bạn. PV biết anh Vũ là thành viên mới và không biết sao anh Vũ đã lâu không vào viết tiếp nên muốn tạo sự thoải mái cho anh Vũ và tất cả các bạn tham gia thôi. PV chỉ thêm mà không có bớt và đã cười cầu tài xin các bạn thông cảm và vui lòng rồi, không có ý phàn nàn gì đâu ạ.

    Xin mời tất cả các bạn tiếp tục chuyện trò vui vẻ.

  9. #39
    (tiếp theo)



    Ông Phán tắm giống như kiểu người ốm dở lâu ngày, chỉ lau sơ sài mà không chút xà phòng làm sạch thân. Sau này lớn hơn một chút thì PTV còn nghe người khác nói dân nghiện thuốc phiện sợ nước nên ít tắm lắm.


    Trong vườn nhà anh Hành, gần bụi tre tàu nơi góc vườn có một mái nhà lợp tranh nho nhỏ gần như bỏ hoang, PTV có lần bước chân vào mái nhà đó thì thấy hai bên vách là hai dãy lồng thấp bằng cây giống như kiểu chuồng nuôi gà. Lại gần xem kỹ thì không phải vì có những ngăn nhỏ ở trong hai dãy lồng này. Nếu để nuôi gà thì mỗi ngăn chỉ vừa chỗ cho một con là cùng. Những ngăn đó lại có các hộc bé hơn treo ở phía trước nằm lồi ra bên ngoài và cũng chẳng thấy có máng đựng cám hay cóng chứa nước như trong chuồng nuôi gà. Trước đây chắc các lồng này đã từng nuôi giống vật nào đó vì vẫn còn dấu vết là các viên phân nhỏ, rau cỏ khô quắt... nằm sót trên nền đất của phòng. Hỏi thì anh Hành bảo đây là chỗ gia đình để nuôi thỏ nhưng giờ thì bỏ không. Nghe anh Hành nói thì PTV nghĩ đến hình ảnh con thỏ rừng lông trắng có hai cái tai dài cùng đôi mắt bi đỏ long lanh hiền khô đang nhấm mẩu cà rốt trong cái chuồng sắt ở Thảo Cầm Viên của một chuyến đi chơi từ trước nên hỏi:


    - Sao nhà Hành không nuôi thỏ nữa... Hồi đó mình mà biết sẽ bảo mẹ cho tiền mua một con mang về nuôi. Mình thích thỏ lắm.


    Anh Hành bảo nhà không nuôi thỏ nữa vì ít người Việt chịu ăn thịt thỏ. Làm thịt thỏ phải lột da, tránh không ướt nước... đã thế lại còn nấu bằng rượu vang hoặc bằng bia la de nên phiền phức lắm. Anh còn bảo những cái hộc treo lồi ra bên ngoài chuồng là để cho thỏ mẹ khi đẻ sẽ nhẩy vào đấy mà sinh con. Chuồng thỏ do ông Phán xem kiểu chỉ dẫn trong sách chăn nuôi của Pháp rồi gọi thợ đến nhà đóng cho. Căn nhà tranh nhỏ đó bỏ không cả bao lâu cho đến những năm về sau thì được gia đình anh Hành sửa lại để nuôi chim cút nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn lại phải ngưng vì lỗ do chim cút bị xuống giá, không thấy ai nuôi nữa


    Mùa hè được nghỉ học thì có năm mẹ cho phép PTV theo cô Chi xuống nhà người bác ruột ở vùng Hóc Môn-Gia Định có tên là Thành Ông Năm. Cái thành này do người Pháp, bọn Tây đen xây từ trước và thời kỳ PTV có mặt thì không còn người lính ngoại quốc nào đóng trong đó nữa. Ở Ngã Ba Bà Quẹo thì PTV đã quen mắt vì anh Trung vẫn thường đèo xe đạp chở PTV đến đây để xem máy bay trong phi trường Tân Sơn Nhứt bay lên hoặc bay xuống như kể trên. Phi trường có hàng rào kẽm gai tới cả chục lớp chung với các lô cốt nơi này nơi kia và một cái cổng khá rộng nằm ngay bên sát vệ đường mà lúc nào cũng đóng kín. Cái cổng này chỉ những năm sau mới mở để những đoàn xe nhà binh chở đầy lính Mỹ từ trong phi trường chạy ra. Có khi hai anh em PTV thấy những chiếc máy bay hai đầu là hai chong chóng như hình chữ V trông rất lạ hoặc máy bay trực thăng bay xa xa y hệt một con chuồn chuồn. Về nhà bác Cả thì phải bằng xe đò mà lần đi nào về Hóc Môn thì PTV cũng thích ngồi gần bên cửa sổ để ngắm cảnh vật hai bên đường. Xe đò thời đó chạy rất chậm chứ không nhanh như thời sau này. Bên đường cứ có chỗ nhà dân ở thì sau đó lại là những cánh đồng lúa hoặc rừng thưa, bãi tha ma và rồi là các đồn bót, trại lính. Ở Thành Ông Năm có mấy xứ đạo Thiên Chúa của người miền Bắc di cư vào từ hồi 1954. Các xứ đạo Thiên Chúa ở đây lấy tên ghép của quê gốc ngoài Bắc chung với địa danh tại đây mà thành như Bùi Môn, Phát Môn, Bắc Đoàn, Sơn Lộc, Châu Nam, Nam Hưng...


    Bác ruột của PTV tên là Phong nhưng người trong họ hàng lại gọi là bác Cả. Không hiểu do đâu mà những người làm nghề may quần áo, hớt tóc, xây cất... đều được dân di cư miền Bắc gọi chung cái tên là Phó. Bác Cả làm nghề may quần áo và người bên ngoài gọi là bác Phó giống y như ông Tuất làm nghề hớt tóc trong khu phố gia đình PTV ở, cũng được người trong xóm gọi giống như vậy. Bác Phó Tuất. Hai chị gái con bác Cả cũng biết nghề may quần áo như bố mình. Nghề bác làm thì chắc đã từ lâu lắm vì ba người con của bác đều sinh từ ngoài Bắc cả. Anh lớn nhất tên là Phú còn hai chị có tên là Nụ và Ti. Cũng có người thì lại gọi bác Cả là bác Phú, cái tên của con trai bác. Nhà bác cũng có một cái vườn nhưng không rộng như vườn của nhà anh Hành. Trong vườn chỉ có vài cây mít, ổi, na, chuối... được trồng ở sát cạnh vườn và phần đất lớn nhất ở chính giữa thì để cho bác Cả gái cùng hai chị trồng rau mang đi bán ở cái chợ gần nhà. Sau này bác Cả gái còn nuôi thêm cả lợn, gà nữa. Mẹ vẫn bảo trong họ hàng ruột thịt của ba PTV thì chỉ có gia đình nhà bác Cả là khá giả nhất. Anh Phú lớn tuổi hơn cả tuổi anh Trung của PTV và anh học nội trú trong nội đô Sài Gòn. Thỉnh thoảng hoặc đến mùa nghỉ Hè thì anh Phú mới về nhà và vì vậy mỗi khi có PTV lên chơi, anh rất vui, thường kéo vào cái phòng của riêng anh ở mé sau nhà và mở máy hát dĩa cho nghe. Loại máy hát dĩa của anh thì PTV chẳng còn nhớ nó chạy được bằng cách lên dây thiều hay bằng pin nữa vì thời kỳ đó vùng dân cư Thành Ông Năm này chưa có điện. Điện chỉ có ở trong trại lính Thành Ông Năm thôi nhưng cũng chỉ đến 11 giờ khuya thì lính cúp điện làm cảnh vật tối thui một mầu đen. Dân có công việc đi ra ngoài đường giữa đêm khuya thì trong tay phải cầm đèn dầu soi đường. Dĩa hát cái mầu đỏ mầu đen làm bằng nhựa mỏng dính và đều là dĩa nhạc. Mỗi khi anh Phú muốn nghe thì phải lấy cái chổi lông nhỏ quét sơ bề mặt dĩa trước khi gắn nó vào máy. Anh Phú cũng chẳng có nhiều dĩa nhạc nên PTV vẫn còn nhớ ít lời ca sĩ hát trong các dĩa này như: " Người từ là từ phương Bắc, ghé qua giòng sông, sông dài tìm đến nơi này một nhà thân ái... Từng đêm lại từng đêm, tâm sự em gói trọn mấu áo trận của người miền xa nặng ba lô bóng hình em nhỏ. Để tìm vui giữa núi rừng sương lạnh chưa tan. Thư mấy hàng mà không dám đọc để cho giờ tóc liễu còn giận... Đêm nay xa lộ không đèn, dạy em tập lái Vespa một mình...". Cũng có lúc máy hát lại đoạn cũ làm anh Phú phải lấy tay nhấc cần kim quay trên dĩa cho nó qua tua. Không nhấc kim lên thì máy cứ hát đi hát lại đoạn này mãi.


    Thường thì PTV chỉ đến nhà bác Cả một hai tuần lễ nhưng có năm lại ở nguyên cả mùa Hè cho tới ngày gần khai trường mới quay trở lại nhà. Cô Chi thì học cắt quần áo do hai chị Nụ, Ti chỉ dẫn. Những buổi chiều rảnh rỗi thì cô Chi và PTV ra vườn phụ gia đình bác Cả trồng rau. Phụ đây là ngồi nhặt cỏ, tỉa bỏ rau thừa, múc hộ nước từ cái ao xi măng cạn đến các luống rau để cho hai chị tưới ướt hoặc bó rau cho gọn để sáng gánh ra chợ bán. Bữa cơm nào thì hai chị Nụ, Ti vẫn hối PTV và cô Chi ăn thêm thức ăn. Sở dĩ gia đình bác Cả chăm sóc chu đáo cho PTV và cô Chi là do tình thân ruột thịt của họ hàng. Nhà bác Cả chỉ có mình anh Phú là con trai nên rất thương PTV khi đến ở. Hai chị Nụ, Ti hợp với cô Chi thành một nhóm ba người đi đâu cũng có mặt chung cùng những chị khác của các gia đình quen biết trong xứ đạo. Anh Phú thương PTV y như anh Trung vậy. Có những quyển truyện hình, các hòn bi ve nhỏ, cái dàn ná thun bắn chim... của anh chơi từ mấy năm trước cũng mang ra cho PTV làm quà. Có những buổi chiều trời mát, anh lấy chiếc xe đạp khung ngang ra khỏi nhà, đèo PTV đi gần như khắp cả vùng Thành Ông Năm. Anh bảo Ông Năm là tên gọi cấp bậc của người chỉ huy cái thành lính ở đây mà nên địa danh cho cả vùng. Thành lính này rất rộng, chỉ có mặt trước của thành giáp với khu chợ, các xứ đạo Thiên Chúa là còn thấy nhà cửa, vườn tược của dân chúng chứ ở mặt sau thì hầu như vẫn là rừng hoang. Có một ngôi chùa tên Hoàng Pháp do phật tử di cư từ miền Bắc lập nên ở mé bên cạnh của thành lính. Chỉ có con đường mòn từ cổng chùa hướng ra đường đất đỏ nối với quốc lộ mới có gia đình phật tử ở chứ xung quanh chùa vẫn còn là rừng hoang. Con đường đất đỏ này nối với quốc lộ trải nhựa về hướng Củ Chi-Hậu Nghĩa thì thành một cái ngã ba khá rộng đầy những cây sao đen cổ thụ như một khu rừng nhỏ. Gần chỗ những cây sao đen có một cái cân bằng xi măng thật lớn dành để cân các xe vận tải khi lưu thông qua. Phía bên kia con đường nhựa là một tiệm ăn khá lớn gần hàng cây trôm cao to, xanh rì lá. Cây trôm có chất nhựa trắng đóng thành cục bên thân mà người ta thường lấy nó ngâm vào nước để khi nở thành các cục trong suốt, pha uống chung với nước đá hòa đường cát cho mát. Người ta gọi ngã ba này là Hồng Châu, cái tên của tiệm ăn ở đây. Anh Phú còn chở PTV đến gần bên các bờ đất khá cao trồng đầy tre tầm vông mà anh bảo hồi trước là vòng rào bao quanh của ấp chiến lược cũ nhưng giờ đã bị dỡ bỏ. Dưới những hào nước bên ngoài bờ rào, vẫn còn lởm chởm một ít các ngọn chông tre nhọn hoắt. Qua khỏi bờ hào là các mảnh ruộng trồng đậu, dưa leo, khổ qua... và xa hơn là cánh đồng lúa trải dài tít tắp. Anh Phú bảo bên ngoài đồng lúa là các cánh rừng thưa đầy cây hoang không một bóng người ở và cũng chẳng ai dám héo lánh đến đó. Ngã ba Hồng Châu có hai ấp chiến lược, ngăn cách bởi quốc lộ trải nhựa. Chiến lược là tên người ta gọi nhưng thực tế thì PTV thấy vẫn cổng vào ấp ghi hàng chữ Ấp Tân Sinh. Lính trong Thành Ông Năm thường đóng chốt canh gác ở dưới gốc những cây sao ở ngã ba Hồng Châu này cả ban ngày lẫn ban đêm.


    - Dân sống trong ấp chiến lược hầu như là người địa phương trong này mà dân Bắc mình gọi là làng Nam. Người Bắc di cư lại ở khu chợ gần thành lính hoặc trong các xứ đạo thôi. Hồi trước hai ấp chiến lược đều có trạm gác nhưng từ khi bị phá bỏ, dân làng Nam ra vào tự do thì thỉnh thoảng Việt Cộng lại mò về. Anh Phú bảo.


    - Việt Cộng ở đâu ra hả anh? PTV hỏi.


    - Anh không biết... Người ta bảo họ ở trong chỗ rừng tận tuốt đàng xa kia.


    Nhà thờ, nhà dân ở xứ đạo chỉ làm gần mặt đường thôi... còn đi vô hơi sâu bên trong thì vẫn nguyên những hàng cây cao su thẳng tắp. Chỗ nào không có những hàng cao su thì là những đoạn rừng um tùm cùng các lùm bụi, bãi lầy đầy cỏ hoang hoặc mồ mả từ xa xưa.


    Có một đêm khuya, đột nhiên vang nhiều tiếng súng nổ làm trong nhà ai cũng sợ. Sáng ra thì hai chị Nụ, Ti và cô Chi rủ PTV đi xem Việt Cộng cho biết. Việt Cộng là xác của một người đàn ông nằm gần bên chỗ cân xe dưới gốc một cây sao lớn ngay tại ngã ba Hồng Châu này. Người chết chỉ mặc một quần đùi, tóc cắt ngắn và đi chân không. Một vết thương lớn ở trên đầu cùng những lỗ nhỏ đây đó trên thân ông ta mà những người đứng xem cạnh PTV nói do vết đạn bắn vào. Nhìn xác người chết đó ghê lắm vì các vết thương bầm máu, ruồi vo ve đậu vào ở các phần thịt đỏ. Xác nằm mãi mà không thân nhân đến nhận thì sau cùng, các người lính mới bó chặt vào trong một cái chiếu cói rồi đem chôn ở một bãi đất trống gần các thửa ruộng sát bên ngã ba. Chôn rồi nhưng chỉ mấy bữa sau, vào buổi sáng dân báo cho lính gác biết mộ này đã bị quật lén giữa khuya và bây giờ không còn xác chết trong đó nữa.


    Anh Phú còn đèo xe chở PTV đến một hãng thuốc lá ở sau xứ đạo Châu Nam. Xung quanh hãng là vùng đất rất rộng trồng đầy cây thuốc lá trong các luống thẳng tắp. Anh Phú bảo hãng thuốc lá có chủ là người Pháp nhưng khi họ về nước đã nhượng lại cho người Việt Nam. Giáo dân xứ đạo thành công nhân của hãng thuốc lá. Dân làng Nam vẫn là chủ các thửa ruộng trồng thuốc lá, anh nói:


    - Vũ biết lá thuốc lớn vậy nên khi mang về người ta phải cắt bỏ cọng cứng rồi cuộn tròn đem ủ. Ủ rồi lại cắt chỉ thành các sợi nhỏ xong đem tẩm thêm các thứ khác nữa thì công nhân mới vấn thành các điếu thuốc như trong các gói giấy bán ở tiệm nước. Công phu lắm mà hút có chốc lát thì điếu thuốc thành khói thành tro hết cả.


    Bố mẹ của anh Phú đều có hàm răng nhuộm đen trong khi bố mẹ của PTV lại răng trằng. Sau này hỏi thì mẹ mới cho biết là cả bố lẫn mẹ đã đến tiệm răng trong vùng Chợ Lớn để thuê nha sĩ mài bỏ lớp nhuộm đó đi. Mẹ có lần kể với PTV cùng cô Chi là khi nhuộm răng đen cực lắm. Nhuộm đi nhuộm lại thì răng mới có màu đen hạt na, miệng mồm sưng hết cả... chỉ húp cháo thôi. " Con gái không nhuộm răng, để răng trắng thì người ta bảo là răng chó... ai mà lấy ", mẹ kể vậy. Cũng vì cạo đi lớp bọc mầu đen mà sau này răng của bố mẹ PTV bị hư sớm phải làm răng mới. Hai bác Cả đến tận khi chết vẫn còn nguyên hàm răng đen nhánh trong miệng.


    Có buổi trưa trong nhà ít việc thì anh Phú chạy xe đạp đi gọi cho bố những người khách đến chơi đánh Chắn trong nhà. Chắn đây là Tổ Tôm, một loại bài mà bây giờ PTV thấy hầu như không còn mấy ai biết chơi nữa. Mỗi lần có vụ đánh Chắn đó thì PTV làm nhiệm vụ chia bài sẵn vì nhà bác Cả có hai bộ bài. Cứ xong mỗi ván bài Chắn thì PTV đẩy cái dĩa có năm tụ bài đã chia rồi vào giữa chiếu ngồi của hội Tổ Tôm. Các lá bài của ván vừa xong thì PTV gom gọn, xốc đều rồi chia dành sẵn cho ván mới. PTV vẫn còn nhớ những lá bài đó có hình con cá, trái cây, phụ nữ, đàn ông, thuyền... cùng chữ Tàu hay chữ Nhật ở trên. Chơi ăn tiền nên cứ dứt mỗi ván thì người thắng thưởng cho PTV một đồng bạc kim loại nhỏ mà tới bây giờ thì thực sự không còn nhớ rõ giá trị. Bài chia làm năm cho mỗi người chơi một tụ, còn lại tụ cuối để rút từng lá bài khi đến lượt. Ù, chạy, phỗng... là những tiếng PTV nghe trong các lần chia bài đó nhưng chẳng hiểu nghĩa. Chỉ biết là bản thân PTV được tiền nhờ ngồi chia bài là thích thôi. Khách chơi đánh Chắn với bác Cả đều là dân Bắc di cư sống trong vùng như ông lang Diễn bốc thuốc Bắc, ông Phó Thịnh làm nghề chụp hình, thầy Suy dạy học, cụ Giang và ông trùm Tuấn trong xứ đạo Thiên Chúa. Ông lang Diễn, cụ Giang và ông trùm Tuấn cũng có hàm răng đen như bố mẹ của anh Phú, còn ông Phó Thịnh và thầy Suy thì để răng trắng.


    Có lần PTV theo chân anh Phú đến tiệm nhà của cụ Giang ở dưới phố chợ để xem khách chơi thục bi da. Thực ra thì tiệm bi da này là của người con trai cụ Giang. Trong tiệm chỉ có hai bàn bi da thôi nhưng lúc nào cũng đông khách là các người lính trong Thành Ông Năm. Tiệm bi da thì PTV không lạ vì trong khu phố nhà của PTV ở trên Sài Gòn cũng có một tiệm như ở đây. Buổi chiều nào khi trời chập choạng thì nhà cụ Giang đã phải đốt hai cây đèn Măng sông để có ánh sáng cho tiệm rồi. Chơi bi da là dùng một thanh gỗ khá dài gọi tên cây cơ để thục quả bi trên bàn bọc vải cho chúng đụng vào nhau nên còn gọi là thục bi da. Chơi bi da thường là kiểu có ba quả bi nhưng cũng có khi PTV thấy khách chơi loại bi da có các cây ky, cây dù bằng gỗ nhỏ dựng đứng cố định ở trên bàn bọc vải nữa. Đây là thục bi da dù và khách chơi phải móc lấy số riêng cho mình. Số là điểm của người khách đó. Khách khi thục quả bi da lỡ làm đổ cây dù hay chơi vượt quá số điểm mình cầm trong tay thì coi như thua. Tường chung quanh căn phòng có đặt hai bàn bi da của nhà cụ Giang được dán nhiều tờ giấy viết chữ Tàu. Một trong các tờ giấy đó làm PTV nhớ cho tới bây giờ vì ở dưới mỗi chữ Tàu có chú thích bằng chữ Việt. Các chữ Việt đó là Tửu Trung Bất Ngữ Chân Quân Tử-Hà Thượng Thanh Minh Thị Trượng Phu.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Mỗi Ngày Vũ Như Cẩn
    By Lê Nguyễn Hiệp in forum Tâm Tình
    Replies: 3312
    Last Post: 02-14-2022, 11:38 PM
  2. Chuyện Ngày Thơ Ấu
    By phamthangvu in forum Truyện
    Replies: 3
    Last Post: 02-10-2015, 08:38 PM
  3. Có Những Ngày Vui
    By NgụyXưa in forum Truyện
    Replies: 2
    Last Post: 10-25-2012, 11:03 AM
  4. Ngày nay đôi ngã
    By Cuong2510 in forum Thơ
    Replies: 8
    Last Post: 09-20-2012, 06:49 PM
  5. Ngày mai
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 05-22-2012, 05:36 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:36 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh