Register
Page 3 of 8 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 77
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    ...
    Tôi thích chữ người tình hay người yêu hơn tình nhân, nghe nhẹ nhàng và dễ thương; đàn bà mà anh!

    xin chúc anh cuối tuần vui vẻ.
    - Cảm ơn chị và cũng xin chúc chị có những ngày cuối tuần thoải mái. Đây cũng là cơ hội cho tôi ôn lại tiếng nước ta và đồng thời tra cứu thêm những gì chưa biết hoặc đã quên cho nên chị đừng bận tâm. Một công mà được những hai ba việc có lợi cho… bốn năm đàng!

    - Cảm tưởng của chị về những chữ “người tình, người yêu, và tình nhân” đó cho thấy rõ ràng nhất về cái nghĩa bóng (connotation) của mỗi chữ. Cái nghĩa bóng của mỗi chữ này đã ngấm sâu vào người chị rồi cho nên để tự nhiên thôi là chị có thể chọn đúng chữ dùng cho mỗi trường hợp. Chữ “tình nhân” trong tiếng Việt mang nghĩa bóng không được “nhẹ nhàng” cho lắm là vì thường bị dùng để chỉ một “người đàn bà thứ ba” đang xen vào cuộc sống của một cặp vợ chồng hơn là để chỉ một “nam thanh" hay “nữ tú” đang... dối cha dối mẹ mà thề non hẹn biển rối rít với nhau! )

    - “Chứng nhân” là người làm chứng và “nhân chứng” là lời chứng của một người. “Trưởng huynh” là anh cả (anh hai) trong nhà còn “huynh trưởng” là người lớn thuộc bậc đàn anh.

    Quote Originally Posted by bonita View Post
    ...

    bo đọc thấy ăn hàm thụ, học hàm thụ, ...
    Cho bo xin hỏi, "hàm thụ" nghĩa là gì?
    Bo hiểu là đi theo ăn ké, học ké, hong biết đúng hay sai

    giữa "thọ giáo" và "thụ giáo", dùng chữ nào là đúng?
    Bây giờ là phần gỡ rối tơ… tằm cho Bo:

    - “Ăn ké, học ké” là…. ăn ké và học ké!

    - Trong chữ “hàm thụ” thì “hàm” có nghĩa là “thư từ” (chẳng hạn như “công hàm”); “thụ” là “giảng dạy” (chẳng hạn như “truyền thụ”). Vậy thì “hàm thụ” có nghĩa là “giảng dạy bằng thư từ” và học hàm thụ là học qua thư từ chứ không phải vào trường vào lớp ngồi học. Thời của những ngày xưa… thân ái chưa có máy điện toán và Internet thì những khóa học hàm thụ phải gửi bài vở, tài liệu qua đường bưu điện cho học viên. Ngày nay thư từ chỉ là một trong nhiều phương tiện khác tối tân hơn nhiều và “học hàm thụ” (corespondence studies) nhiều khi trở thành “học từ xa” hay “học chương trình giáo dục từ xa” (distance learning). “Học hàm thụ” nghe vẫn êm tai tôi hơn!

    - “Ăn hàm thụ” là tiếng chế ra mà đùa giỡn khi chỉ được xem hình ảnh thức ăn hoặc nghe tả về món ăn nào đó chứ không thò tay ra bốc được để ăn thật. Dù có người gửi thức ăn thật đến tận nhà thì cũng không gọi là ăn hàm thụ được vì “thụ” là “giảng dạy”.

    - “Thọ giáo” là... “thụ giáo”. Người miền Nam nói “thọ”; người miền Bắc nói “thụ”; người miền Trung dường như cũng nói… “thọ” luôn thì phải. Một số chữ sẽ biến dạng chút chút tùy theo cách nói tại từng địa phương. Trường hợp này cũng tương tự (tương tợ) như Nhật BảnNhựt Bổn, chính trị và chánh trị, hoàng kim và huỳnh kim, khí và khí, vv….

    - Cũng nên lưu ý là chữ “thụ” trong “thụ giáo” khác chữ “thụ” trong “hàm thụ”. Động từ “thụ” trong “thụ giáo” có nghĩa là “thu vào, nhận vào” và “thụ giáo” có nghĩa là “nhận lấy việc dạy dỗ” của người nào đó, tức là nhận họ làm thầy dạy mình.

  2. #22
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    bo kính chào bác 008,

    cảm ơn Bác giải thích cho bo hiểu, vậy mà trước giờ bo hiểu "hàm" là hàm răng hay lon chức, bây giờ thì bo hiểu rồi, chỉ có "học hàm thụ" chứ không có "ăn hàm thụ"
    dạ, dạo này lên nét, đọc chữ nghĩa loạn xà bần từ ngữ tiếng Việt tiếng Hán, trước/sau 75 nên bo cũng rối luôn.

    Bác cho bo hỏi tiếp nha, "thấy bo là tui _ bác 888_ mệt" hihihi : chữ "nhân tài" và "tài nhân"
    bo hiểu "nhân tài" là người tài giỏi còn "tài nhân" là người đàn bà được vui sủng ái như phi tần,
    khi nói "nhân tài" là khen còn "tài nhân" là chê, hihihi, chắc là lại suy nghĩ bo hong đúng rồi
    mong Bác giải thích giùm

    cảm ơn Bác.

  3. #23
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,629
    bo hiểu "nhân tài" là người tài giỏi còn "tài nhân" là người đàn bà được vui sủng ái như phi tần,
    Em nghe qua chữ này khi đọc sách về chị Vũ Hậu bên Tàu. Tài có nghĩa là mới, tài nhân (才人) trong trường hợp ấy là người mới được tuyển vào (cung vua). Ngày xưa người ta quan niệm cái gì còn mới, còn lạ là "tài," thí dụ như tú tài (mới ra trường, mới đi thi), tài tình (tình tiết kỳ lạ), tài tử (người có nhiều trò mới), sau này tài tử còn dùng để chỉ người mới tập tành làm việc gì, hoặc là chưa thành thạo...

  4. #24
    Biệt Thự Rong Rêu's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    biển, dưới giếng, bờ ao, ghềnh đá
    Posts
    1,388
    Ô`, vậy mà trước giờ cứ tưởng tài tử là mấy người hát nhạc đám ma (cải luơng).

    Vậy còn tài lanh or tà lanh Ốc?
    Kỷ niệm như rêu ... anh giẫm vào trượt ngã.
    (Như Em)

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by bonita View Post

    Bác cho bo hỏi tiếp nha, "thấy bo là tui _ bác 888_ mệt" hihihi : chữ "nhân tài" và "tài nhân"
    bo hiểu "nhân tài" là người tài giỏi còn "tài nhân" là người đàn bà được vui sủng ái như phi tần,
    khi nói "nhân tài" là khen còn "tài nhân" là chê, hihihi, chắc là lại suy nghĩ bo hong đúng rồi..
    Ừa, “thấy bo là… tui mệt” thiệt đó nha! Làm tui đi tìm “tài nhân” hoài mà không ra người thiệt đem về làm thí dụ mà chỉ thấy trên giấy tờ! ) Bo suy nghĩ đúng... gần hết, chỉ có chỗ “tài nhân” là chê là không đúng thôi. Chữ đó không hàm ý khen chê gì cả vì chỉ là tên gọi thôi và cũng không hàm ý là được ... dua cỏ nào sủng ái hết. Nếu có sủng ái thì chỉ là vì tình cờ người được sủng ái đang là “tài nhân” chứ không phải vì sủng ái nên mới gọi người đó là “tài nhân”.

    - Tài nhân: là danh từ riêng đặt tên một cấp bậc cung nữ. Chẳng hạn nhiều chữ khác như “quý nhân”, “mỹ nhân”… ngoài nghĩa thường của danh từ chung còn là tên gọi các cấp bậc cung nữ. Trường hợp Võ (Vũ) Tắc Thiên như ốc… hương(?) nói ở trên thì đúng ở chỗ khi “mới vào cung” thì bà ta chỉ làm “tài nhân” nhưng sau này lên đến “hoàng đế”. Có lẽ vì thế nên chữ “tài” này được hiểu thành nghĩa “mới” vào cung. Nhưng xét ra thì không hợp lý vì tùy theo triều đại mà “tài nhân” có thể là bậc cung nữ hạng… bét cho đến bậc chỉ dưới có hoàng hậu! Hơn nữa, “tài” có nghĩa “mới” (“vừa mới” làm gì đó) là trạng từ (adverb) và phải dùng trong cả một câu để bổ nghĩa cho động từ chính. Những trường hợp ở đây “tài” đều là danh từ hoặc tĩnh từ nên có nghĩa “tài giỏi” thì có lý hơn. Vậy thì “tài nhân” chỉ là tên riêng của một cấp bậc cung nữ (cũng như “quý nhân”, “mỹ nhân” vậy). Nếu có “tài nhân” là danh từ chung, tức “người 'tài'” nào đó thì vì không biết được nmặtt chữ “tài” đó viết như thế nào nên cũng không biết được nghĩa chính xác của chữ “tài” này.

    - Tài tình: Đây là tĩnh từ nói về đặc tính hay khả năng của một người nào đó chứ không phải danh từ theo nghĩa như ốc nêu ra ở trên. Do đó, “tài tình” là tài giỏi và … phong tình (theo nghĩa “hào hoa phong nhã” hay nói cách khác là “khéo léo” đối với mọi người chứ không phải theo nghĩa “sắc dục”). Ví dụ:
    Chém cha cái số hoa đào,
    Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
    Nghĩ đời mà chán cho đời,
    Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!

    (Kiều)

    - Tài tử: Người có tài, chẳng hạn “tài tử giai nhân” (“trai tài gái sắc”). Ví dụ:
    Dập dìu tài tử giai nhân
    Ngựa xe như nước áo quần như nêm
    (Kiều)

    Trong tiếng Việt, “tài tử” còn có nghĩa là người giỏi về một bộ môn nghệ thuật nào đó, chẳng hạn như các diễn viên điện ảnh và “tài tử” nổi tiếng được gọi là “minh tinh điện ảnh” (movie star). Ngày nay chỉ dùng mỗi một chữ thuần Việt cụt ngủn là “sao” làm khó phân biệt là loại “sao” nào. Là “sao trời”, “vì sao” (“why”) hay “sao”… người! Ngoài ra, “tài tử” cũng được dùng như tĩnh từ và có nghĩa là giỏi về một lãnh vực nghệ thuật nào đó nhưng không phải chuyên nghiệp. Ngày nay người ta hay dùng chữ “nghiệp dư” tuốt tuồn tuột chứ ít thấy người dùng “tài tử” nữa. Tôi thì không “nghiệp dư, nghiệp thừa” gì cả mà vẫn xài “tài tử” lia lịa!

    - Tú tài: “Tú” đây cũng có nghĩa như “tài cao” và “tú tài” có nghĩa là học sinh, người đi học, người học rộng, vv.... Người đi thi cũng là “tú tài”. Ngày xưa học đến mức được gọi là “tú tài” là học cao lắm rồi! “Tú tài” cũng được dùng để đặt tên một văn bằng cuối bậc trung học (gồm hai phần: TT phần 1 và TT phần 2, tức toàn phần) thời VNCH.

  6. #26
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Rong Rêu View Post
    Ô`, vậy mà trước giờ cứ tưởng tài tử là mấy người hát nhạc đám ma (cải luơng).
    Tưởng vậy đâu có gì sai đâu!

  7. #27
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Anh 008 cho hỏi, nhân tài là chữ Nho hay chữ Việt?
    tk ngọng mất rồi!

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Anh 008 cho hỏi, nhân tài là chữ Nho hay chữ Việt?
    tk ngọng mất rồi!
    Thưa là Nho (Hán Việt). Là "người tài trong cõi con người"!

  9. #29
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Rong Rêu View Post

    Vậy còn tài lanh or tà lanh Ốc?
    Chắc là tà-lanh á, lai Tây phương mà: talent. j/k
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #30
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    - Tài tình: Đây là tĩnh từ nói về đặc tính hay khả năng của một người nào đó chứ không phải danh từ theo nghĩa như ốc nêu ra ở trên. Do đó, “tài tình” là tài giỏi và … phong tình (theo nghĩa “hào hoa phong nhã” hay nói cách khác là “khéo léo” đối với mọi người chứ không phải theo nghĩa “sắc dục”). Ví dụ:

    Chém cha cái số hoa đào,
    Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
    Nghĩ đời mà chán cho đời,
    Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!
    (Kiều)

    Có lẽ người ta ghép chữ, phải không anh?

    Dạ, tôi hiểu nghĩa của hai chữ tài tình và hào hoa phong nhã như anh giảng ở trên nhưng nếu nói tắt là phong tình thì đâu còn mang ý nghĩa như vậy nữa. Chắc là họ mới ghép sau này đó anh à!

    Nhờ Bo hỏi mà tôi biết thêm được chữ tài nhân, cảm ơn Bo cũng như cảm ơn Ốc và anh 008 đã giải thích.

 

 

Similar Threads

  1. 7 điểm khác nhau
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 9
    Last Post: 02-01-2014, 11:43 PM
  2. Quan điểm mới về quốc phòng?
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 23
    Last Post: 03-29-2013, 08:29 PM
  3. Hỏi về hàng điểm điều hoà...
    By dalat1953 in forum Giáo Dục
    Replies: 3
    Last Post: 12-01-2012, 06:30 AM
  4. Nguyễn Nhược Pháp nhà thơ tài hoa mệnh yểu
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 09-17-2012, 11:36 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:50 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh