Register
Page 70 of 98 FirstFirst ... 2060686970717280 ... LastLast
Results 691 to 700 of 977
  1. #691
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by Chieubuon_09
    Ghé thăm sis Sông Thương,
    Cám ơn sis ST chia sẻ bài viết, bài Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn - Từ Linh qua tiếng hát Quang Tuấn . Mỗi khi cuộc sống của Chiều như đang đi trên vùng sa mạc, Chiều ghé Quán nước chè xanh đọc, có những post nhẹ nhàng, cảm thấy lòng của mình cũng nhẹ theo, rồi thì ngày mai sẽ là một ngày mới. Sis kiên nhẫn chờ cho Chiều thêm vài thàng sắp xếp xong những ngỗn ngang sau đó sẽ ôm đùi gà hót cho đả. Chúc sis Sông Thương tâm an lạc.
    Chiều Dễ Thương ui
    St mê QT từ khi nghe anh hát “Huyển” và tự đệm guitar . Một giọng hát đẹp , sâu, đầy nội lực như Chiều nhận xét
    St sẵn lòng chờ mà, chỉ mong mỗi khi Chiều ôm đùi gà, sẽ là những giây phút Chiều cảm thấy thật sự hạnh phúc , ngay cả khi hát nhạc buồn , như một sự dàn trải , và tìm thấy sự an lạc sau đó

    Ngày mai sẽ là ngày mới. Đúng vậy . Mọi ngổn ngang nào rồi cũng sẽ thu xếp xong nếu mình đã sẵn sàng với những được mất . St thấy Chiều đã suy nghĩ cặn kẽ qua những tâm sự Chiều kể ra . Like , like …



    Quote Originally Posted by CCG View Post
    Ghé qua thăm st.....




    Chị Mèo ui
    Chị vẫn khỏe hở, St thấy chị tả xung hữu đột là biết chị khỏe rổi . Mới ở chợ, cái rồi chạy qua bình luận thời sự, rồi chạy ra biển ...suy tư . Và vẫn kịp nhát ma mọi người . Hic, nhìn trái bí em nhớ nguyên vựa bí khổng lồ .
    Chị cũng luôn vui vẻ chị nhé .

    Love you both
    ***
    Thương chúc chị Mèo, Chiều và cả nhà một mùa Halloween vui tươi , gặp nhiều ma dễ thương và hao kẹo . Nhất là có thời gian về thăm ma dịu dàng gọi là Maman. Ai sợ ma nhát thì ghé chòi St uống trà cho bớt sợ nhe
    St sẽ đi vắng vài ngày , nên cho phép St chậm trả lời vài ngày nhé.

  2. #692
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Between yours and mine

    Tóc em từng sợi nhỏ , rớt xuống đời làm sóng lênh đênh … (*)

    Tôi rất thường hay nghe những tranh cãi không đoạn kết về những sợi tóc mỏng manh ấỵ

    Và gần như bao giờ cũng vậy , cuộc tranh cãi tạm dừng ở “let it be” , để rồi đến một lúc nào đó , sẽ bùng ra những …cuộc tranh cãi mới .

    Đôi khi một sự tình cờ dẫn dắt nhiều điều , nhiều điều dẫn dắt những câu hỏi , và trong những câu hỏi , ta tìm thấy lời đáp...

    Câu chuyện bắt đầu từ một người phụ nữ , chị hẳn phải xinh đẹp , quyến rũ và rất gợi cảm (Tôi nghĩ như thế, dựa vào mạch chuyện) . Người phụ nữ ấy thích làm đẹp, thích mình trở nên lôi cuốn trong mắt mọi người , chị có nhiều người theo đuổi , và chị chọn một người đàn ông không phải là nổi bật nhất làm chồng , anh là người thầm lặng, xuề xòa, giản dị , không theo đuổi chị điên cuồng ồn ào , nhưng với một sự lì lợm sắt đá để chứng minh rằng anh thương chị hơn tất cả những người khác , anh là một bậc quân tử , yêu và tôn trọng bản tính thích tự do - nhưng không phóng túng - của chị .

    Đó là một cuộc hôn nhân khá hạnh phúc, anh thành đạt, anh được thăng tiến, họ đưa nhau về miền núi theo nhiệm vụ anh được giao. Họ gầy dựng miền đất ấy, mở các khu dân cư , xây trường, xây bệnh viện, xây chùa …, chị luôn là trợ thủ đắc lực của anh vì chị cũng say mê và ham thích cái mới.

    Một ngày , chị bỗng muốn làm một tờ báo cho địa phương . Tất cả đều hưởng ứng, kể cả nhà sư trụ trì , một trí thức uyên bác . Chỉ còn thiếu một họa sĩ trình bày . Chị chợt nhớ đến người bạn họa sĩ , người đã từng theo đuổi chị , người sẽ sẵn lòng vì chị mà vượt mấy trăm cây số đến nơi chị muốn . Chị bàn với chồng, anh tán thành , không chút nghi ngại . Anh họa sĩ cũng đồng ý ngay . Thế là họ thành một đội, say mê với công việc mà họ thấy có ý nghĩa . Trụ sở chính là ngôi chùa . Bởi trong tạp chí ấy sẽ có mọi vấn đề của con người , kể cả tâm linh .

    Cho đến một buổi chiều mùa đông ảm đạm , mưa phùn. Làm việc xong nhóm báo chí chuẩn bị ra về, thì xe anh họa sĩ hư. Người chồng nhân công việc tiện đường sẽ đưa thợ về chùa sửa xe cho anh . Anh họa sĩ rủ chị đi dạo , họ thong thả đi về vì nhà chị gần đó . Ướt và lạnh, chị mời anh vào nhà đốt lò sưởi . Chị yên lặng ngắm những tia lửa nhảy múa với lòng thanh thản. Anh bạn họa sĩ bỗng nhắc lại những kỷ niệm xưa , những bức tranh anh từng vẽ chị thời thiếu nữ, những bức tranh có nắng đọng trên bờ vai trần , trên cánh tay nuột nà , và trên khuôn ngực thanh tân của chị . Những bức tranh ấy chị đã từng khoe với chồng và anh phớt tỉnh trả lời rằng , nhìn chị , người câm cũng biết nói huống hồ là họa sĩ …

    Người họa sĩ ấy đã từng nài nỉ , khẩn cầu chị làm người mẫu khỏa thân nhưng chị đã từ chối (dù lòng hơi tiếc) . Bây giờ anh họa sĩ đang nhắc lại, với sự tiếc nuối , rằng anh vẫn tiếp tục vẽ chị nhưng lại xé đi và chẳng bao giờ đạt được những gì đã có , như trong những bức vẽ ngày xưa …

    Lửa tàn, họ thêm củi vào, tro bay …anh nhặt những tàn tro trên tóc chị , nhặt cả những sợi tóc rơi trên cổ trên vai chị , và đưa chị những sợi tóc rơi ấy . Chị quấn chúng lại, định quăng vào lửa, nhưng nghĩ sao , lại nhét vào túi anh , tự nhiên như cá tính chị từ xưa - có thể tự nhiên uống ly rượu chung với người khác, cắn một trái táo chung với người khác- Đột nhiện, anh nắm tay chị, đột nhiên, củi tươi trong lò nổ một tiếng, than bắn vào mặt, chị né người tránh than, theo đà nắm tay của anh , ngã vào lòng anh , và anh cúi xuống định hôn chị...

    Cửa bật mở , người chồng bước vào , đứng sững , rồi quay lưng bỏ chạy , tiếng xe rú lên ngoài cổng, anh họa sĩ nhào ra cửa , chạy theo , hét lên . Mưa lất phất , gió rít , đêm thăm thẳm , bỗng vang lên tiếng súng . Rồi tất cả im bặt …

    Sáng sớm, người vợ vẫn đang ngủ vùi vì thuốc ngủ, cảnh sát đập cửa . Chồng chị đã chết , khi xe đang chạy trên đèo, vấp đá núi rơi , xe lao xuống vực . Người họa sĩ chết do viên đạn từ điếm canh bắn , vì người gác đã hô lên nhưng anh vẫn chạy …

    Người vợ cuồng lên , gào thét , ngất xỉu . Tỉnh dậy trong bệnh viện , chợt nghe hai cô y tá thầm thì nói chuyện về hai cái chết trong một đêm chưa tìm ra lý do, của hai người quen thân và nổi tiếng , cảnh sát đang điều tra nhưng chưa có manh mối . Chỉ có điều, chồng một cô ý tá là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh cho cảnh sát , khi lục soát , cảnh sát tìm thấy vài sợi tóc phụ nữ trong túi anh họa sĩ .

    Người vợ bừng tỉnh , trong một giây, chị nhận ra vấn đề , thế nào cảnh sát cũng lên chùa , sẽ biết trong cuộc họp hôm qua của nhóm báo chí chỉ có một phụ nữ duy nhất …Chị chạy khỏi nhà thương , phóng lên chùa , tìm gặp nhà sư và kể hết , không dấu một điều gì, rồi quỳ xuống xin ông giúp – dù trước đó chị chưa từng biết quỳ là gì.

    Hôm sau cảnh sát lên chùa, trước sự cả quyết của nhà sư , điềm đạm khai rằng ông chính là người đưa bà về nhà đêm đó , đi dạo và đàm đạo về đạo và đời cùng bà . Sau đó trở về chùa, không thấy ông họa sĩ, rồi chợt nghe tiếng súng nổ phía khu rừng cấm của quân đội . Vì uy tín khả kính của nhà sư, cũng như vì không có thêm manh mối gì , cuộc điều tra được khép lại , xem như những cái chết đó là do tình cờ …

    Người phụ nữ bỏ đi thật xa, ra tận nước ngoài, để quên . Nhưng làm sao có thể quên được những câu hỏi cánh cánh , mình có tội không ? Nếu có, sao nhà sư lại cứu mình . Nhà sư cứu chị vì chị đau khổ , hay vì chị vô tội ??? Và nếu chị có tội , thì nhà sư đã phạm giới để cứu chị . Chị loay hoay đọc sách Phật, vẫn chẳng có câu trả lời thỏa đáng . Trong sách Phật chỉ nói rằng, vì lòng từ bi mà có khi phải nói dối , nhưng như vậy, sự thương xót là ngoại lệ sao ??? Hay nhà sư thương xót chị như một kẻ sát nhân biết hối lỗi . Và như vậy, chị là kẻ sát nhân sao ??? Nhưng câu hỏi đeo đẳng chị nhiều năm chẳng có lời giải đáp. Giá như có ai đó quả quyết dùm chị rằng nhà sư không nói dối .

    Một hôm chị nhận được bài viết của nhà sư đăng trên báo do người thân gửi đến . Ông đã rời bỏ miền đất ấy ngay sau đó , về làm chủ một thiền viện . Bài báo là bài viết đầu tiên của ông khi rời nơi ấy , mang tựa là “Nói dối” . Bài báo viết rằng : có những trường hợp buộc ta phải nói dối vì thương xót , vì lịch sự, vì để cứu một mạng người , hoặc để tránh một hậu quả xấu hơn , ông bắt đầu như vậy và tiếp tục bác bỏ những luân lý bất di bất dịch, thay thế bằng thứ đạo đức mềm dẻo, uyển chuyển , thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau , giải quyết những vấn đề tế nhị đặt ra cho lương tâm trong những trường hợp bi đát . Ông quả quyết, nếu nguyên tắc “không nói dối” một cách tuyệt đối, xã hội không thể tồn tại được

    Nhưng nhà sư vẫn kết thúc bài viết với một nguyên tắc cứng rắn, bổn phận là bổn phận, là phải tuân thủ tuyệt đối , vô điều kiện, trong mọi trường hợp và không có ngoại lệ , vì đó là luật đạo đức do chính lý trí ta vạch ra . Đó là luật thép , có sẵn trước khi biến cố xảy ra , độc lập với mọi sự kiện . Vì bắt nguồn từ lý trí . Bổn phận đạo đức là chung cho tất cả mọi người , không loại trừ một ai, không được áp dụng tùy theo hoàn cảnh , không được diễn dịch bằng cách viện cớ lương tâm (**)

    Bài viết làm người phụ nữ hoảng sợ và hoang mang . Nói dối với người ngoài đã đáng khinh trước mặt họ, nói dối với chính ta còn tệ hơn vì thành đáng khinh trước mắt chính ta . Vì nói dối mình là từ bỏ, phủ nhận danh dự làm người . Làm sao có thể thông suốt khi bổn phận này trái ngược bổn phận kia . Phải chăng lúc đó chỉ còn lương tâm dẫn dắt ? Có phải vì vậy mà chị vẫn nhìn thấy ánh sáng ấy trong mắt vị sư khi khai với cảnh sát , ánh sáng đó nói rằng, ông không nói dối, ông nói sự thật , rằng chị vô tội.

    Nhưng nếu vậy , tại sao lại có bài viết ấy , khiến chị khổ sở loay hoay trong núi câu hỏi triền miên ???

    Không tìm được giải đáp, chị tìm hỏi một nhà văn hay nghiên cứu về đạo Phật

    ***

    Nhà văn đã trả lời rằng , không nói dối chính là một Giới trong đạo Phật , là một nguyên tắc mà nhà sư phải khuyên người khác giữ , cho nên ông là người phải giữ nó đầu tiên . Khi ông thí phát quy y, không có ngoại lệ nào được chen vào nguyên tắc . Bởi vì từ nguyên tắc qua ngoại lệ, khoảng cách không lớn hơn sợi tóc . Bước qua biên giới mong manh ấy , ai biết ngoại lệ sẽ dẫn mình đến đâu trên cái lưỡi của mình … (**)

    Nhà văn giải thích , bài viết ấy là đúc kết tranh luận của hai triết gia nổi tiếng – Kant và Benjamin Constant. Trong đó Kant cứng rắn và thuần lý trí , nhưng, cần phải có người như ông ấy để giữ lấy vai trò tối thượng của nguyên tắc . Ông sư ấy là người tuyệt vời, ông đã bước qua biên giới của sợi tóc khi khai với cảnh sát , nên ông phải bước về với bài viết để tự nhắc nhở . Trong cả hai bước , ông đều ý thức đúng đắn về thái độ của ông , không chấp nhặt nguyên tắc, nhưng nguyên tắc là tối thượng

    Nhà văn nói rằng, chị không cần phải bận lòng vì bài viết của nhà sư . Chỉ cần chị biết rằng, ông sư bước qua bên kia biên giới của sợt tóc vì chị là người trong trắng , trước và cả sau khi củi tươi bắn than hồng vào mặt . Than hồng ấy cũng trong trắng vì không có tình ý gì . “Ông sư bước qua sợi tóc của ông, vì bà chưa bước qua sợi tóc của bà “ (**)

    ***

    Chỉ là những sợi tóc nhỏ rớt xuống, mà mang theo nó hàng ngàn câu chuyện đời , những câu chuyện đời lênh đênh như sóng .

    Trong cuộc sống, chúng ta cũng đã không ít lần bước qua ranh giới mỏng manh của sợi tóc còn xanh mướt hay đã bạch kim , vì điều này hay điều khác, vì lý do này hay khác , có khi hồn nhiên chân thành, có khi vụng về hoặc đầy toan tính , rồi bối rối, ngượng ngùng , xấu hổ , hay bình thản nhìn nhận , hay lại phải bước về để tự nhắc nhở ... Nhưng , cũng như những gì tựa ngọn nến soi sáng trong trái tim của mỗi người , tình yêu thương, lương tâm và trách nhiệm sẽ dắt chúng ta đi, trên nguyên tắc hay ngoại lệ , mà đôi khi, không cần phải biện giải màu mè hoa mỹ .

    Miễn là , ta hiểu vì sao ta làm như thế . mỗi khi vuốt ve một sợi tóc ...
    Chỉ cần không hổ thẹn với chính mình là được .

    ----------------------

    (*) Nhạc TCS
    (**) Trích từ truyen "Sợi tóc" của Cao Huy Thuần . (Một câu chuyện đọc đi đọc lại vẫn thấy hay và nhiều điều để suy ngẫm ,
    dù đã bao năm trôi qua …)




  3. #693
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Ru hồn người đắm say …

    Chỉ là nhửng cảm nhận rất riêng từ những gì tôi có dịp quan sát , nhìn thấy và muốn kể lại (tuy rất vụng về) . có thể hay, có thể dở, có thể không vui, có thể buồn. Nhưng rồi cũng chỉ là như gió thoảng qua trong những ngổn ngang bề bộn của cuộc sống …

    Đã nhiều lần đến Thượng Hải nhưng thường chỉ có đủ thời gian loanh quanh những khu trung tâm sầm uất và ghé Bến Thượng Hải buổi tối ngắm sao trên trời và đèn hoa dưới đất …

    Lần này, cả bọn hẹn nhau sẽ đi xa hơn, những đứa ở nhà sẽ chọn nơi đi . Chốt lại, sau khi trả nợ "chủ tư bản" , tôi và Huy sẽ bay từ Thượng Hải đến Thành Đô – Tứ Xuyên và gặp Huyên. Loan, Long từ nhà bay sang, để cùng nhau đi Cửu Trại Câu - một tour “thú vị” như cam kết của Loan (đứa chịu trách nhiệm book cho cả nhóm ) Chúng tôi chọn tour vì không chắc lắm vốn ngoại ngữ có thể giúp nhiều ở đất nước này - nếu đi tự túc. Năm sắp hết , phải tận dụng những ngày phép còn lại . Tôi cũng muốn biết xem đất nước “bạn vàng” ấy có gì hay ho hơn những tai tiếng họ đã để lại trong suy nghĩ của người dân các nước. và cả dân Việt . Còn Loan, đứa rảnh rang và …rủng rẻng nhất vì được chồng nuôi và cho đi chơi tha hồ, thì cam kết: sẽ được thấy nhiều điều thú vị .

    Từ Thành Đô ( cũng một địa danh “tai tiếng” nhưng không dễ quên với dân Việt) , phải đi xe khoảng 9 tiếng lên núi . Nhưng chúng tôi không hề thấy tiếc khoảng thời gian đó , vì đi cùng những người bạn rất dễ thương. Vì cung đường ấy đẹp tuyệt vời. Núi chồng núi, cây chen cây, suối nối suối, lá vẫy lá . Đất nước này được tự nhiên ban tặng những vùng thiên nhiên vô cùng diễm ảo . Con suối đi theo chúng tôi suốt cung đường, khi thì reo bên trái, lúc lại lững lờ bên phải , như không muốn dừng lại . Núi chập chùng hết lớp này đến lớp khác , thỉnh thoảng lại hiện ra những khe núi hun hút , đàng sau lại là những dải núi khác ngọn phủ tuyết. Những sườn núi lúc xanh um. Lúc lại tràn đất lở vì năm 2017 nơi đây xảy ra trận động đất mà dấu vết vẫn còn là những bãi đá vụn nằm vun theo chân núi và những mảng trống trải bùn xám từ đỉnh chạy xuống chân. Huyên mê chụp hình nên giành ngồi ngoài cửa sổ và tôi thì mỏi cổ lẫn mỏi miệng vì mải ngoái nhìn và ô a . Mùa thu nơi đây hiện ra rất rõ trên từng dải mây xanh thẳm, trên từng thảm lá khi vàng óng, khi xanh mướt , khi đỏ au đan xen trên các triền núi , suốt mấy trăm cây số đường đèo quanh co. Không thể chán, không thể mệt. Chỉ thấy tim thắt lại trước sơn thủy hữu tình . Thấy mình nghẹn ngào cố nén lại cảm xúc . Nếu nói mãi câu “đẹp quá” thì sẽ không thể đủ , chỉ có thể lặng lẽ chiêm ngưỡng.

    Gần đến đỉnh , cả nhóm vỡ òa khi rừng thông phủ tuyết hiện ra , như một khu rừng ở Châu Âu mùa giáng sinh , tưởng như văng vẳng đâu đây tiếng chuông giáng sinh vọng lại. Cả bọn nài nỉ bác tài dừng lại để được giữ nắm tuyết trong tay. Tuyết bám trên từng nhánh thông , phủ kín cả sườn núi ngợp thông. Nhưng có lẽ cuộc sống ở đây khắc nghiệt lắm khi tôi nhìn người dân gói mình trong áo bông, nón len , nặng nhọc cõng đồ leo dốc, má đỏ ửng bết mồ hôi . Ở đâu cũng vậy, du lịch giúp thay đổi cuộc sống người dân địa phương, nhưng cũng sẽ đem lại những hệ lụy cho môi trường . Như Sapa, như Bà Nà …của chúng ta.

    Ngắm rừng thông trắng muốt, tôi nhớ bộ phim cổ tích được xem thời bé xíu , phim đen trắng, kể về cô bé mồ côi như Lọ Lem ở với dì ghẻ. Bà dì độc ác bắt cô phải tìm về cho được loại hoa tuyết trong mùa xuân, nếu không sẽ bị đuổi đi . Buồn bã, cô lê tấm thân rách rưới đói meo vào rừng , khóc . Vị thần mùa xuân trẻ trung đẹp đẽ xuất hiện, hỏi han và sau khi hiểu rõ, đã đi mời thần mùa đông đến giúp . Thần mùa đông râu tóc bạc phơ xuất hiện, khoát tay một cái, cả khu rừng phủ đầy tuyết trắng như tôi đang thấy, và trên mặt đất, những nụ hoa tuyết trắng tinh khiết nảy chồi, phút chốc, hoa đã nở rộ quanh cô bé tội nghiệp . Cô bé mùng rỡ hái đủ một bó đem về cho dì ghẻ. Phim kết thúc bằng sự trừng phạt của các vị thần cho bà dì ghẻ độc ác và cô bé gặp hoàng tử thiện lương . Nhưng điều đọng lai trong tôi chính là rừng thông như thế này, trong tuyết như thế này.
    Ở đây, tôi đã chạm được vào phút giây cổ tích …

    Chúng tôi đi qua những ngôi làng của người dân tộc Tạng, nhà cất bằng gỗ hoặc đá, cùng một kiểu rất xinh xắn và rất nhiều những ngôi chùa mái cong của phái Mật tông (đó là tôi nghe kể vậy, tôi sẽ cần phải google để đọc và hiểu thêm) , đặc biệt là những cây phướn ngũ sắc (là một thân cây dài cắm vào đất và giăng những dải vải gồm năm màu từ ngọn xuống đất, hoặc giặng ngang trời như những dây phơi đồ. Gió làm chúng tơi tả , nhưng vẫn mang đầy vẻ huyền bí và khó hiểu của tâm linh. Những ngôi làng đẹp đơn sơ nhờ gỗ, nhờ đá, nhờ suối, nhờ phướn bay phất phới và nhờ cả những ngọn núi trải dài sau lưng, dù cây cỏ phủ kín vẫn không thể che hết những mỏm đá sắc lạnh …Tôi lại âm thầm nghĩ về tục điểu táng của người Tạng. Có thể, vì thiên nhiên toàn núi đá , họ không đủ đất để chôn . Có thể, với niềm tin tâm linh mạnh mẽ , họ hiểu rằng, thân xác chỉ là tạm bợ, linh hồn mới là vĩnh viễn …

    Chúng tôi tạm biêt cánh rừng cổ tích và tiếp tục lên núi, tiếp tục hòa vào những thảm lá đủ màu của mùa thu phương Đông. Những cây lá vàng be bé bám trên thân như những phiến vàng mỏng lóng lánh trong nắng lại cần mẫn rung rinh vẫy tay như tiễn biệt . Từ trên đỉnh núi xuống đến ven đường . Loại cây này mọc miên man trên suốt cung đường và luôn tinh nghịch rung rinh vẫy lá trong gió , đẹp một cách đáng yêu , từ thân cây thanh mảnh , đến sắc vàng ngọt lịm, đến cách vẫy lá hiền lành thân thiện. Những chiếc lá như những con mắt biết nói , những ngón tay biết chào . Tôi sẽ không bao giờ quên …

    “Đi là để thấy thế giới rộng lớn hơn ta từng biết , mục đích thật ra không phải để thấy mình hiểu biết nhiều hơn. Mà là để thấy mình nhỏ bé hơn”. Câu này luôn hiện ra , mỗi khi tôi có dịp đến một nơi, và nhận ra mình thật sự rất nhỏ bé , từ thân xác đến suy nghĩ …

    Tiếp tục đi qua những vách núi chồng núi, qua những con suối miên man chảy, qua những sườn núi chỉ có lá vàng , lá đỏ , lá xanh . Những khe núi róc rách suối tràn, có lúc tưởng mình là cơn gió lướt qua ve vuốt thảm lá hư ảo như trong tranh thủy mặc. Lại tự hỏi lòng, sơn thủy hữu tình đến thế, sao những con người “chủ” sở hữu chúng lại thô lỗ háo thắng đến vậy? Con đường lên núi vẫn cứ đi ngang những ngôi làng đẹp như cổ tích của người Tạng, với những chùm phướn ngũ sắc bay tơi tả trong gió , trong mưa , trong sương , trong lá, trong mây …như ước nguyện đầy tâm linh của họ , trải suốt cung đường mấy trăm cây số , để lên những miền cao hơn mặt biển bốn ngàn mét .

    Mới biết có những mùa thu như trong giấc mộng , mà khả năng diễn đạt của tôi quá kém cỏi để vẽ lại , dù chỉ một phần , rất nhỏ …

    (ct)
    (10-2019)



  4. #694
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Đêm tàn buông gió hoài mơ...

    Lên Cửu Trại Câu (CTC)phải đi qua hơn trăm cây số đường hầm xuyên núi ngắn dài, có hầm dài cả chục cây số tối hun hút . Hầm Hải Vân của VN chỉ hơn 7 cây số mà làm xong đã rộn ràng tự hào. Tôi cứ nghĩ về những công nhân khoan núi mở đường. chắc cũng gian khổ như những người làm đường qua cao nguyên đá lên Mã Pì Lèng . Có thể đỡ vất vả hơn vì CTC đã được đầu tư đáng kể để thu về ngoại tệ cho đất nước, và vì đã được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên của thế giới . Chín ngôi làng vách gỗ mái ngói màu sắc vàng pha đỏ tươi tắn dọc đường lên CTC cũng nói lên phần nào nếp sống hiền hòa đơn sơ của tộc người Tạng . Nhưng vì Tây Tạng là một trong những khu vực tự trị của Trung Quốc, nên qua mỗi cổng kiểm soát , việc kiểm tra hộ chiếu và chụp hình du khách là bắt buộc . Huy quay lại nheo mắt “thế nhé quý vị, đừng mơ làm cách mạng ở chốn này”.

    Nơi đây đậm văn hóa Tây tạng, từ cách xây dựng những căn nhà giống giống nhau, ngôi làng, đến ẩm thực . Người dân đem những con bò yak lông trắng dài phủ lưng phủ chân phủ mắt phủ tùm lum xuống núi chào mời du khách chụp hình (như kiểu leo lên lưng ngựa chụp hình ở Thung lũng Tình Yêu Đà lạt) . Mỗi lần leo lên giá 10 tê . Những chú bò to lớn lông lùm xùm, sùng cong vút nhưng mặt dễ thương, mắt hiền khô , nhẫn nại chờ khách leo lên chụp. Chủ của chúng cũng hiền khô . Loan cũng hăm hở leo lên chụp. Xong , quay ra mới biết quà khuyến mãi là cái nón lông mà quên lấy , chạy tới xin lại , họ đưa và cười thân thiện. Nghe kể rằng đó là loại bò đặc trưng của Tây Tạng, chúng chịu lạnh rất giỏi nhờ bộ lông. Chúng cũng là thực phẩm chính của người Tạng , thịt bò rất ngon, bạn hướng dẫn rủ chúng tôi tối đi nhậu thịt bò yak trong lều của người Tây Tạng, nhưng chúng tôi đã nhìn thấy nó hiền lành ra sao , nên không thể …

    Bạn hướng dẫn luôn nhắc, nếu chúng tôi cảm thấy khó thở thì phải báo ngay, nhưng chúng tôi tỉnh queo , chỉ cảm thấy lạnh , chứ không thấy ngộp . Không biết bạn hướng dẫn có cường điệu không khi kể rằng vì sự an toàn, người Tây Tạng một năm tắm chừng ba lần (???!!!) , xong họ sẽ xoa lên toàn thân mỡ của bò Yak để giữ cơ thể sạch và ấm. Muốn biết thực hư thế nào , chắc phải lên Tây Tạng sống thử một năm để …đếm số lần tắm của họ. Đám bạn tôi bảo đứa nào có căn tu thì cứ thử , bọn chúng xin kiếu.

    Chúng tôi lên đến CTC thì đã tối mịt, nên nghỉ đêm ở CTC để sáng hôm sau sẽ đi thăm mọi nơi trong khu bảo tồn di sản thiên nhiên. Ở một KS mới xây khá khang trang và đẹp, chúng tôi lại được trải nghiệm cảm giác trở vể thời… bao cấp. Sau khi nhận phòng , Huyên giành nhà tắm trước, vừa đóng cửa xong nghe nàng la oai oái : không có nước nóng. Ngay lúc đó, nhận them một loạt tin nhắn của mọi người trong đoàn với cùng nội dung oai oái đó. Bạn hướng dẫn trấn an , ăn tối xong sẽ có . vì khách sạn phải sửa bình và vì bơm áp lực bị hư . Nhiệt độ CTC khi đó là âm 5 độ c. Tôi bảo, chả nên tin , mình đang ở xứ sở cơm sườn , tốt nhất tự cứu mình trước , tôi đưa Huyên bình nấu siêu tốc bảo hứng đầy nước chờ ta nấu cho. Hai đứa giải quyết chuyện tắm nhanh gọn lẹ. Loan thì rền rĩ và bảo sẽ chờ đến khi có nước nóng. Tôi và Huyên cười mím chi, chờ đi cưng.

    Kéo nhau đi ăn, lại phải kể về những bữa ăn . Cũng như ở Thượng Hải , bữa ăn theo cách của người Hoa thường có 8 đến 12 món. Cách nấu rất khó hiểu. Tôi không dám phán xét bậy bạ về nền ẩm thực “vua chúa” theo như phim ảnh, nhưng ăn thì thiệt là khó nuốt, quá nhiều dầu mỡ và gia vị …lạ. Luôn dọn trên bàn xoay và phục vụ bưng ra từng món trong những cái tô, đĩa to đùng, đặt cái kịch lên bàn một cách …vô cảm. Khi hết chỗ, họ chồng đĩa này lên đĩa khác như chuyện tất nhiên. Đặc sản là món đậu hũ Tứ Xuyên. Chả giống chút nào với món đậu hũ Tứ Xuyên của các nhà hàng của người Hoa ở Việt Nam , Hongkong , Singapore hay Thái Lan. Nó dở một cách …dở tệ (hay thật ra nó là ngon mà lưỡi tôi có vấn đề) . Cay lè lưỡi, gia vị thì vừa sa tế vừa muối vừa thêm một loại hạt đặc biệt gọi là hạt the, nó the the, cay cay, hôi hôi . nhẩn nhẩn . Tôi thử đúng một miếng nhỏ và bỏ cuộc. Cuối bữa món đó còn lại nhiều nhất. Trong suốt chuyến đi, món này ở đâu cũng khó ăn như thế . Và món canh (hay lẩu) của họ thì rất ngộ, trên cái bếp gaz giữa bàn, họ đặt cái thau bự như thau rửa mặt, nước dùng, và món “canh” luôn có củ cải , thịt gà và gừng, rất ít rau vì thời tiết quá lạnh không dễ trồng . Điều này khá giống bữa ăn ở Hàn Quốc. Hiện tại Trung Quốc đang trong giai đoạn khan hiếm thịt heo do nhiễm dịch tả châu Phí nên thường chỉ có cá (cũng hiếm vào không ngon ) hoặc gà và bò . Vì trời lạnh teo nên món canh được chiếu cố tận tình , chỉ cần múc vào chén rồi …ôm chén vào lòng là đã thấy ấm . Riêng ở CTC, món tôi thường thấy trong các bữa ăn là khoai tây hấp, bánh bao hấp và đậu phụng xào, bánh bo bo hấp, như ở nông thôn VN , nhưng nêm nếm không ngon .

    Rất may bạn hướng dẫn viên luôn nhớ mang theo nước mắm để phục vụ khách . Loan chu đáo mang chà bông cá và ớt hiểm . Tôi đã sống sót nhiều ngày nhờ nước mắm dầm ớt hiểm ăn với cơm trắng, dù lên núi hay xuống phố, đi thuyền hay đi xe . Sau chuyến đi này , tôi mạn phép tạm kết luận, ẩm thực của họ là chém to kho mặn, thua xa về thẩm mỹ trong cách trình bày món ăn Việt . Ở Huế, bánh bèo thanh nhã đến gió có thể thổi bay được, xếp rất thanh lịch trên đĩa , nhìn là muốn ăn , (nhớ cách trình bày món ăn của Du Lan ghê ) . Mọi người hay cười khi nói về món ớt xanh xào ớt đỏ mà rất nhiều vùng cùng có, phủ ngập dầu . Cái sự “cay” này thường được dọn ra một đĩa tú hụ .

    Sau bữa ăn tối , Loan hiên ngang đi tắm, nước vẫn lạnh tanh. Lại bão tin nhắn trách móc, khổ thân bạn hướng dẫn, chắc đã giải thích mệt xỉu . Huyên bảo, chúng ta đã được rèn luyện từ thời thơ ấu đến thời sinh viên, không có nước cũng đã trải qua , sá gì chuyện không có nước nóng. Huyên đã ly dị và nuôi con một mình từ lúc nó bé xíu, nay cháu đã học xong đại học, nên rất lì và tỉnh . Huyên bảo, giữa chuyện ở một khách sạn cũ kỹ , toilet tệ hại với ở một khách sạn mới , sạch, chỉ mỗi hệ thống nước nóng chưa hoàn chỉnh vào giá được giảm nhiều thì tour sẽ chọn cái nào . Tôi bảo, ừ, XHCN đã đào luyện chúng ta trở thành những người lạc quan “khó khăn nào cũng vượt qua” . Huyên tiếp “chỉ có kè thù nào cũng đánh thắng thì cần phải xem lại , cứ bị đạp xuống tận đáy đi, rồi cho ngoi lên chút là thấy hạnh phúc ngay. Cứ để cho đói meo thì bo bo, khoai mì, gạo hẩm đầy bông cỏ cũng xơi tuốt” Loan kêu lên , tôi lạy hai bà , cho tôi xin bình nước nóng đi rồi tha hồ nói . Nửa đêm tôi dậy, mở vòi nóng, vẫn không có , mở vòi lạnh ,nước nóng chảy ra ào ào . Lay Huyên dậy hỏi, có muốn tắm lại không. Nó bảo, đã tắm xong những chỗ cần tắm, rồi trùm chăn ngủ tiếp ngon lành . Loan thì khỏi nói, vẫn say sưa trong những giấc mơ hồn nhiên như bản tính . Riêng Huy và Long thì bảo không thèm tắm luôn, lạnh quá mà, tập lảm người Tạng một bữa đâu có sao (!!!)

    Tôi cũng nhận thấy họ còn rất kém trong việc tổ chức nhà vệ sinh công cộng cho du khách (trừ những thành phố lớn), có lẽ du lịch phát triển nhanh quá. Suốt trong cuộc đi, qua nhiều nơi, nhiều nhà hàng lớn, trạm dừng chân, chúng tôi đành lắc đầu chép miệng . Đại đa số nhà vệ sinh rất tệ, mà luôn nồng nặc mùi …amoniac . Chả bù cho nhà vệ sinh công cộng ở Nhật hay Singapore . Nhất là ở Nhật, họ có loại thiết bị giúp giữ ấm và xịt nước đúng ,,,tọa độ . Trong góc nhà vệ sinh dù diện tích bé xíu mà sạch sẽ , còn có cái ghế để đặt em bé ngồi, Tôi thật sự kính trọng sự quan tâm đến nhu cầu của con người ở đất nước mặt trời mọc . Còn ở SIngapore, luôn có người dọn và lau rửa toilet ngay khi khách bước ra. Ở đây, mọi thứ đều không có , kể cả giấy vệ sinh cho phụ nữ. Phụ nữ nơi đây xem chừng không được quan tâm lắm đến nhu cầu căn bản. Mà có nhiều chỗ còn thu một tệ mỗi đầu người nữa chứ . Cách nạp vào thì ê hề nhưng phương tiện thải ra thì hạn chế. Tôi lại nhớ đến một loại “linh vật” họ hay làm bằng đá quý để dụ du khách mua "cho may mắn" , họ hay để trước cửa hàng rồi mời khách rời rẫm xoa xít khắp người nó "để lấy hên" (???) , gọi là con tì hưu . Đó là một loại con được kể rằng theo truyền thuyết, nó chỉ ăn vào mà không thải ra nên giữ lại mọi thứ không mất đi đâu . Huyên thường đay nghiến khi nói về linh vật ấy, nó bảo, mình mà có con đó thì sẽ đưa nó đi tái tạo hậu môn ngay. Sao lại có cái sự tham lam tàn ác vô đáy thế nhỉ. Tôi lại ngẫm nghĩ . Cái chuyện nạp vào bất tận mà không bao giờ chịu thải ra thì đầy rẫy, đâu phải chỉ mỗi tì hưu . Trừ khi có cuộc thanh trừng lẫn nhau thì cũng chỉ chịu nhả từ từ, nhả theo đường nào thì lúc đó mới biết mà thôi .

    Cuộc chiến giữ bờ cõi năm 1979 tại biên giới phía Bắc, theo lời kể của người bạn làm hướng dẫn viên du lịch khi đưa tôi lên Hà Giang , Cao Bằng , là vô cùng khốc liệt , tang thương và tổn thất hơn rất nhiều lần những gì tôi đã được đọc. Tuy nhiên, vì có “cam kết không tiết lộ trên truyền thông của đôi bên” nên nó đã nằm trong im lặng nhiều năm. Mãi sau này, các bạn hướng dẫn viên mới được phép kể lại trong các tour đi thăm biên giới phía Bắc, như là nhiệm vụ chính trị “bỏ nhỏ” được giao cho các công ty du lịch, vì kể như vậy không vi phạm cam kết , để người dân có thể hiểu thêm phần nào, ngay cả chính bạn . Bạn kể với giọng ngậm ngùi, rất nhiều người lớn tuổi trong tour đã lặng lẽ lau nước mắt . Có cuộc chiến tranh nào không khốc liệt tang thương ? Chiến tranh giữa chỉ vài con người với nhau đã nghiệt ngã, huống chi là giữa những dân tộc , giữa những ý thức hệ . giữa những hoàn cảnh sống khác nhau !

    Qua khung cửa sổ, đêm như càng lạnh hơn dù tuyết không rơi , phía dưới là con kinh uốn quanh khách sạn nước róc rách, đối diện là núi tiếp núi mờ ảo trong ánh trăng non mỏng mảnh, càng thêm biếc lạnh khi soi vào dải núi chập chùng phủ tuyết xa xa , chập chùng như những suy nghĩ cứ miên man tiếp nối trong tôi …

    (ct)

    https://vn.chiasenhac.vn/mp3/vietnam...6qrqvkkea.html

  5. #695
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Con đường ngập ngừng …

    Hôm sau, chúng tôi phải dậy sớm để sắp hàng vào CTC . Bữa ăn buffet “đặc trưng Trung Quốc” , rất đáng nhớ , vì nó chẳng giống cách ăn buffet ở những nơi khác, cũng dở tệ . lại cho thấy cái sự “xấu xí” trong văn hóa buffet của họ, nên Loan về phòng lấy mì gói cho cả bọn cùng ăn để khỏi trễ giờ và khỏi …bực mình. Chúng tôi ăn xong mấy gói mì thì nguyên dãy đố ăn trên quầy cũng sạch trơn (!)

    Trên đường vào CTC, bạn hướng dẫn dặn tới dặn lui, sau khi vào cửa khu bảo tồn CTC, du khách phải lên những xe bus màu xanh lá để đến các điểm tham quan. “Các anh chị phải đi sát vào nhau, sau khi qua cổng kiểm tra an ninh, các anh chị vẫn xếp hàng , khi xe tới, cố gắng lên cùng một chuyến để khỏi lạc, không cần nhường bất cứ ai , vì sẽ chả ai nhường các anh chị đâu . Bọn TQ là một bọn mất dậy, bọn bố láo (nguyên văn của HDV người TQ nói rất giỏi tiếng Việt, họ mà hiều được thì chắc em ấy sẽ …tan xác ) , họ sẽ chen vào đẩy bật anh chị ra bằng mọi giá “ . Tôi cứ nghĩ đó là lời dọa để khách chú ý, nhưng hóa ra còn kinh khiếp hơn. Dù đã xếp hàng ngay ngắn, nhưng khi chuyến xe bus vừa dừng lại, là một sự hỗn loạn khủng khiếp , tôi nhỏ con nhất trong đám và khả năng chen cũng rất tệ (do hay nghĩ tại sao phải chen, thế nào rồi cũng tới) nên bị những ông bà TQ mập thù lù đẩy bật ra . Rất may Huy vào Long vốn to con đã thấy tình hình nên cương quyết giăng tay ra chặn họ lại để chúng tôi lên xe . Lên được xe, tôi chưa kịp định thần lại bị đẩy bật vào trong ép như nêm cá , chả khác gì đi xe bus thời Sai Gon sau “ giải phóng” . “Nhờ” vài lần bị chen đến không thở nổi , tôi quyết dậy từ 5g sáng để đi bộ đến trường mỗi ngày (vì xe đạp cũng chả có) - chẳng thà như thế. Xe bus đã thành nỗi ám ảnh của tôi “kể từ dạo ấy”. Cho đến khi sang Singapore, sang Đài Loan , đi xe bus vô cùng văn minh của họ, tôi mới tạm quên đi nỗi kinh sợ xe bus. Nay lại được “trải nghiệm” . Trên xe bus, họ nói chuyện oang oang , y như khi gặp đoàn khách du lịch TQ ở Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc và ở… mọi nơi . Nhưng tôi thấy họ hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này với một chút kỷ luật và cách tổ chức . Thí dụ như ở Singapore hay Thái Lan, khi cần đi xe bus trong các khu bảo tồn, hay safari, hay khu công viên, họ đều yêu cầu xếp hàng giữa hai thanh chắn, một nhân viên sẽ đếm đầu người, đúng số lượng người xe bus/tàu/thuyền… chứa đủ, họ sẽ ngắt hàng ra và cho đúng chừng đó người lên . Cứ như vậy, mọi thứ diễn ra gọn gàng, trật tự và nhanh chóng dù hàng rồng rắn dằng dặc. Ở CTC, xe bus xanh lá đi lại liên tục, mà chen thì vẫn cứ chen. Hay tại vì cung luôn không đủ cầu cho dân số gần 1,5 tỉ ? Nếu nhìn lượng người lô xô như kiến ở mọi điểm dừng và dòng người đen đặc trên những cung đường đi bộ . Huy không chịu, Huy bảo, chẳng qua là do nền tảng giáo dục, chen vào giành đã trở thành thói quen. Cả nhóm đồng ý ngay lập tức .

    Những lần lên xuống xe bus trong CTC, may là có Huy vào Long luôn làm rào cho chúng tôi , tôi nhận ra, chả nên kỳ vọng gì ở cái gọi là “văn hóa xếp hàng” của họ , có cũng như không. Tôi thấy du khách Tây rất ít, đại đa số là dân TQ, họ phục vụ dân họ còn chưa xong, và dân họ thì rất nhiều người chưa từng đến CTC (cũng dễ hiểu, đất nước họ rộng lớn quá) . Một chị trong đoàn cố đẩy một ông TQ mập ú để giữ cho tôi cái ghế trên xe . Tôi thì thầm với chị (thật ra chả cần thì thầm vì trong xe như chợ vỡ) “như vậy mà mơ làm bá chủ thế giới”. Chị xí rõ dài rồi bĩu môi “nó mà làm bá chủ thì nó cướp sạch chả còn gì “. Tôi cũng chả biết họ sẽ giáo dục dân họ thế nào để đuổi kịp thế giới . Có lẽ, tự lái xe đến đây rồi thong thả ngoạn cảnh sẽ thưởng thức được rất nhiều vì sau khi ngồi xuống , bắt đầu nhìn qua khung cửa sổ, tôi như bị thôi miên bởi cảnh sắc , núi cao chớm chở mà lá thì vàng, đỏ , hồng, cam, nâu , xanh đan xen hoặc làm thành từng mảng màu khi đậm khi nhạt, khi rực rỡ, khi u uẩn … xa xa những ngọn núi lại chập chùng tuyết , trắng xóa, buồn lặng . Thiên nhiên là một họa sĩ đại tài. Không thể phủ nhận, không thể nói gì thêm …

    CTC gồm 3 thung lũng theo hình dạng chữ Y gồm Nhật Tắc Câu , Tắc Tra Oa Câu và Thụ Chính Câu . Những cung đường lớn theo lộ trình chữ Y này rất hiện đại, sạch sẽ , có các tuyến xe bus lượn vòng qua những điểm đẹp nhất cho khách lên xuống tham quan . Tôi thấy ở đây mọi chỗ đều đẹp đẽ, mê hoặc vào tôi hiểu tại sao cảnh trong những bộ phim kiếm hiệp của họ lại núi non chớm chở mà hữu tình đến vậy (tiếc là họ cứ mải chui vào hang động luyện võ ngày đêm , lo giành chức bá chủ hoặc trộm các bí kíp chân truyền – thật phí !) . Nhà nước đã làm những con đường gỗ (hoặc nhựa giả gỗ) có tay vịn viền quanh các thắng cảnh, nối liền giữa các điểm tham quan, để du khách có thể dễ dàng tản bộ và ngắm cảnh , nếu có đủ sức để tản bộ hết khoảng bảy mươi cây số đường gỗ .

    Nếu đi bộ sẽ mất vài ngày , nhưng phải xác định từng khu vực để đi và kịp ra khỏi nếu không muốn ngủ trong rừng, vì chiều tối họ sẽ đóng cửa. Chúng tôi chọn những điểm chính, theo xe bus vào , đến nơi thì xuống, rồi cứ theo con đường gỗ mà đi . Cung đường lên CTC đã diễm ảo, vào trong khu bảo tồn, tôi lại thêm vạn lần sửng sốt trước những hồ nước xanh như ngọc bích, xanh như mặt biển, xanh như mây trời hay tím như biển hoàng hôn . Tất cả những màu xanh trong hội họa đều có nơi đây, như được pha bởi người họa sĩ đầy mơ mộng và lơ đãng. Chỗ lỡ tay pha quá nhiều màu, chỗ lại ít, rồi vung vãi khắp nơi . Nhưng thật ra, màu sắc mỗi hồ là do cấu tạo địa chất, do các loại khoáng chất tích tụ trong núi tràn xuống tạo thành . Tại sao nơi đây lại nhiều hồ đến vậy và hồ nào cũng đẹp, cũng lung linh ảo diệu trong sắc lá thu tô điểm trên đường, trên sườn núi lẫn trên mặt nước . Có hồ còn thấy được từng ngọn rong khiêu vũ, có hồ thấy cả những thân cây khô ngổn ngang dưới đáy, có hồ chứa cả ngọn núi và bức tranh ngũ sắc của lá soi bóng trọn vẹn trong lòng. Hồ trên núi và núi ẩn trong lòng hồ . Các bạn nhanh chóng xuôi theo dòng người đi xem cho hết những chỗ cần xem, Tôi cứ ngẩn ngơ đi vào đứng tì vào thành gỗ ngắm mê mải . Huyên chỉ chụp và chụp bằng điện thoại . Huyên rất thích chụp hình, nó hay tìm thấy những góc rất đẹp để thu vào khuôn ảnh. Huy vào Long mỗi đứa mới sắm cái máy ảnh to kềnh càng, nên cố xài cho thỏa chí. Tôi biếng nhác, chỉ chụp khi có cảm hứng mà thôi. Nhưng chả cần lo, cứ đến mỗi góc đẹp, Huyên lại ngoắc “lại đây, đứng đó” . Tôi bảo “ta không làm model cho mi đâu nghe, ta muốn ngắm cảnh” , nó bĩu môi “chẳng qua ta cần một thứ cho đủ phối cảnh ba chiều, chứ có bỏ con khỉ đột vào chỗ mi đang đứng cũng sẽ chả làm cảnh khác đi” (dễ giận). Vậy mà tôi cũng vẫn chiều nó, kệ, có hình, lại khỏi mất công chụp, dù cứ phải nhăn nhở “cười bền vững” theo chỉ thị của nó . May thay, máy hết pin, nó kêu trời , tôi thản nhiên bảo Huyên, cách duy nhất để giữ lại là lặng lẽ ngắm đi thay vì cứ hành hạ một người đáng yêu như ta. Nó sẽ nằm lại mãi trong tim tụi mình, vẻ đẹp toàn bích này , vì chắc gì mình có đủ thời gian và dũng khí trở lại lần nữa.
    Vì hết pin, nên thôi bị Huyên sai bảo và …phỉ báng. Tôi im lặng thong thả đi , để né đám người náo nhiệt đằng trước và thảnh thơi chiêm ngưỡng , thấy mình như được tan vào thiên nhiên , cứ hít tràn phổi làn khí trong lành, cảnh vật khắp nơi đều như tranh . ngước mắt lên, là cây rừng bạt ngàn , cao hơn nữa là những dãy núi tuyết phủ, trời xanh ngắt miên man chở làn mây êm ả trôi, phía dưới là cây cỏ, mảng xanh tươi, mảng vàng rực, mảng hồng cam, mảng đỏ thắm, mảng nâu vàng, mảng tím biếc…rồi có chỗ tất cả những màu đó không tụ lại theo từng mảng nữa, mà hòa trộn vào nhau, đột nhiên, xuất hiện vài thân cây mang những chiếc lá đỏ hay vàng duyên dáng điệu đà nghiêng cành soi xuống những hồ nước xanh thẫm, xanh lơ, xanh lam, xanh biếc, xanh… lạ kỳ không biết nên gọi là xanh gì. Lòng hồ in bóng trọn vẹn khung cảnh xung quanh. Đẹp đến thắt tim bởi những sắc màu dường như chỉ có ở chốn thiên thai (là tôi cứ nói đại vậy chứ đã bao giờ đến thiên thai đâu) , nhưng thiên thai chắc đã nằm trong trí tưởng tượng của các họa sĩ , văn sĩ, Văn…Cao , hoặc thi sĩ, như trong cổ tích, như từ những gì ở hiện tại này đây.

    Dường như, không có chiếc máy ảnh nào có thể khắc họa hết được vẻ đẹp hư ảo của CTC. Chỉ có đôi mắt mở to và trái tim cứ thắt lại từng hồi, nghẹn ngào xúc động. Hồ Trường Hải xanh như mặt biển , sóng gợn lăn tăn , nó trôi và khuất dần vào cái khe hun hút giữa hai sườn núi đủ màu . Hồ Ngũ Hoa long lanh thấu đáy , còn pha thêm màu rong rêu . Hồ Lau Sậy xanh như ngọc thơ thẩn giữa hai bên bờ bạt ngàn lau trắng phớt hồng. Hồ Thiên Nga lặng lẽ trôi . Hồ…và hồ, và hồ , không nhớ nổi tên luôn…chúng cứ bình thản thôi miên những cặp mắt, những ống kính đủ loại đủ cỡ …

    Đến một trạm nghỉ đông đặc người, họ bày ra những quầy cho thuê quần áo của dân tộc Tạng vào dân tộc Khương . Những bộ váy, nón sặc sỡ cùng những cô người mẫu xinh xắn má đỏ hồng mặc làm mẫu cho du khách coi. Có thể thuê mặc vào chụp hình rồi trả. Loan túm ngay một bộ mặc và ngắm vuốt trông rất dễ thương .Tôi cố chụp một cô mẫu rất xinh trong trang phục Tạng nhưng thất bại vì đám người đông như kiến chung quanh. Thôi thì ngước máy lên chụp bầu trời, nó cũng đẹp trong trẻo như thế, và nhất là, không có đầu người lô xô , rồi tiếp tục đi , như người mộng du …Huyên tha thẩn đi theo, lượm từng chiếc lá lên ngắm.

    Đang đi từ cầu gỗ dẫn đến hồ ngũ sắc thì trời đổ mưa , tôi cứ bước , khi thì những bậc lên cao, khi lại nhũng bậc xuống thấp. Co ro trong mũ , khăn và áo, ủ hai tay trong túi , thong thả đi , rất chậm, vì tuyết chưa tan hết vẫn đọng li ti trên thân cầu, trên tay vịn, trên những xác lá rụng đầy lối đi . giữa rừng thu đẫm sương , một bên là suối miệt mài chảy theo , tiếng suối reo xen lẫn tiếng lá reo , trời mưa bay bay, lạnh se sắt mà cứ muốn đi mãi trong sắc thu kiều diễm ấy. Nhủ thầm, có khi nào mình sẽ chạm cổng thiên thai …

    https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-thu-khong-co-anh-thanh-lan.02AZsuUkAZaV.html



    PS: Tôi đã viết , và vẫn còn nhiều điều để viết , nhưng những gì xảy ra với sinh viên Hongkong những ngày qua khiến những cảm xúc về vẻ đẹp cứ chai sạn dần, thay vào đó là nỗi buồn sâu đậm ...

  6. #696
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Cho mềm mây ươm nắng …

    ...Hồ Ngũ Sắc đẹp bởi những màu sắc pha trộn của những chất khoáng trên núi trán xuống tao thành , không chỉ ngũ sắc, lòng hồ còn có màu của đá, của rêu, của những trầm tích , của bóng mây phản chiếu lên mặt nước trong veo lăn tăn sóng, lấm tấm những phiến lá , những cánh hoa li ti thong thả rơi giữa ngọn nắng chiều mong manh gượng dậy, uể oải lùa những giọt mưa bay bay nép vào sau núi …

    Vậy là một mùa thu nữa lại đang nhẹ bước rời đi , rất khẽ, nhường chỗ cho nàng đông lạnh lẽo . Những bước chân đến đi của mùa thu luôn nhẹ nhõm, mơ hồ như sương khói, có khi ta chạm được, có khi không … Nhưng lạ lùng là ta luôn cảm nhận được điều đó, bởi khi thu về , là những yêu thương nhung nhớ cứ tràn lòng, dù trước đó chỉ như ngọn gió thoảng . Chỉ bởi vì bước chân mùa thu như bàn tay chạm vào cánh cửa khép , và một khung trời mênh mang trải ra khi cánh cửa mở tung trước màu vàng của hoa dại ven đường, của lá chuyển màu , của đàn bướm xôn xao rập rờn bên khe núi mù sương , bên bờ cỏ ngoan hiền đến nao lòng ...

    Không rực rỡ chói chang như hè, không lạnh lẽo buốt giá như đông , thu nhẹ nhàng nâng đỡ ta đi qua những khúc quanh gập ghềnh , những sắc nhọn hay bùn lầy của cuộc sống đầy bon chen đến nghiệt ngã , khiến nhiều lúc những tổn thương làm em bỗng sợ hãi tất cả , sợ những nghi kỵ dò xét , sợ cả những lời nói ngọt ngào , sợ cả những ân cần không đoán định nổi . sợ cả sự thâm hiểm của lòng người …

    Điều gì khiến ta có thể trở nên mạnh mẽ và đứng lên từ những phút ngã lòng không ngờ , chắc chỉ là tình yêu . Bởi nếu đứng lên từ sự căm ghét , ta sẽ đánh mất chính mình . Nếu đứng lên bởi tham vọng , ta
    sẽ giữ được gì trong tay ?

    Chiều nay, trên đỉnh núi ngập gió và mây, em biết mùa thu đang chầm chậm vẫy chào, từ những cánh lá đỏ rực trên cành , tử những thuyền lá lướt nhẹ trên hồ, từ những phiến lá im lìm dưới chân …

    Vẫn biết rằng tình yêu tựa như cơn gió, như áng mây , nhưng khi nào ta còn cảm nhận được điều đó, là ta vẫn đang sống giữa tình yêu , một tình yêu nhẹ nhõm và độ lượng.

    Như thu mang tràn trề gió và mây về trên đỉnh núi …



  7. #697
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    ngày tháng hao mòn…

    Ở miền đất này , núi, mây, lá , và nước là những thứ không bao giờ thiếu . Cả những vách đá …

    Chúng tôi đến thác Nặc Nhật Lãng, ngọn thác tuôn chảy miệt mài, tung bọt trắng xóa dọc những khe núi , đổ cật lực tung tóe từ những sườn núi đá cao hơn hai mươi mét, trải dài suốt hơn ba trăm mét đường núi . Cứ đi dọc cầu gỗ cặp theo thác, bên trái nước của thác trên núi đổ xuống, luồn qua gầm cầu thành suối, bên phải . Thác miệt mài tung bọt, suối miệt mài chảy xiết giữa bạt ngàn cây rừng và ngàn ngàn…người ngoạn cảnh . Tôi không thể nào chụp trọn vẹn ngọn thác ở một quãng rộng chừng mươi mét ngang mà không vướng đầu người . Nản lòng, tôi leo lên dốc phía đối diện, tìm chỗ ngồi trên cỏ và say mê ngắm cuộc trò chuyện hung hăng của nước với những khe núi, tạo thành những vỉa bọt trắng xóa trên những phiến đá lô nhô cao
    thấp . Cây rừng vẫn vàng, vẫn đỏ, vẫn xanh còn bụi nước li ti tạo thành màn sương bao phủ ngập không gian .

    Mệt (vì đầu người đen đặc ), tôi men theo cầu gỗ (cũng lũ lượt người) ngắm dòng suối Tiếp tục đi để găp thác Trân Châu . nơi được quay làm cảnh nền của bộ phim Tây Du ký năm 1986 . Lại ngẩn ngơ tiếp với nước từ những ngọn thác cao gần bốn mươi mét, miệt mài đổ xuống một chiều dài cũng không kém gì thác Nặc Nhật . Tôi vốn quen với những ngọn thác từ khi còn bé xíu , nhưng hai ngọn thác này để lại ấn tượng rất đặc biệt vì sự hùng vĩ mà lãng mạn của chúng, cũng như sự lãng mạn quyến rũ rất ảo diệu của thiên nhiên nơi đây . Tôi nhớ cảnh thầy trò Đuờng Tam Tạng trong phim, họ lóc cóc băng qua ngọn thác trên đường thỉnh kinh . Quan sát kỹ hơn , ngọn thác là thật, nhưng cảnh thầy trò băng qua thác tôi nghĩ chỉ là một xảo thuât điện ảnh nhằm cường điệu sự gian truân trên con đường tìm đạo , vì nếu thử băng ngang qua thác, chỉ có thể tan xác trên những phiến đá trắng bọt (trừ khi bằng khinh công). Chắc chỉ mỗi Ngô Không là có thể, vì chẳng thấy có phiến đá bằng phẳng nào , chỉ có nước và nước ào ạt đổ trên những vỉa đá trơn trượt . Nhưng tôi phục đạo diễn đã biết chọn cảnh thật ấn tượng cho phim. Từ chỗ ngồi nghỉ chân đối diện thác, tôi say mê ngắm, không chán, rồi lại ngửa cổ chụp bầu trời đầy mây đẹp như nhụy hoa mà cánh hoa là những ngọn cây khô đang xòe những tán lá xanh đỏ vàng chung quanh . Bọt thác vẫn miệt mài tung tóe trên trăm ngàn phiến đá . Càng về cuối thác , dòng suối càng hiền hòa , trôi lững thững dưới chân cầu lơ thơ cỏ, lác đác hoa và rải rác trái dại đỏ ửng .Hình như qua những phẫn nộ , qua những va đập , thì chỉ còn lại một sự bình lặng mệt nhoài, thờ ơ . Con người có như vậy không ? Sau những hung hăng va chạm tận lực ?

    Rời CTC với thật nhiều nuối tiếc vì vẫn chưa khám phá hết. Hôm sau, chúng tôi đến Lạc Sơn xem tượng phật lớn nhất được tạc vào núi, nghe kể phải mất hết 90 năm mới tạc xong . Lạc Sơn là một thành phố êm ả bên sông , những thân cây xanh mướt nghiêng mình soi xuống dòng sông gợi nhớ cảnh Hồ Gươm chiều thu với những cây lộc vừng thả rèm trên mặt nước . Chúng tôi lên tàu đi vòng quanh tượng vì không đủ thời gian đi bộ . Bức tượng nổi bật trên nền đá núi đỏ như màu đất bazan. Theo lời kể, tượng vị Phật này được hình thành từ ý kiến của hai nhà sư do con sông hung dữ có nhiều thủy quái hay làm đắm thuyền bè, nên làm thế nào để trấn chúng và giúp dân sống bình an ?. Một vị sư đề nghị nên làm nhiều bức tượng nhỏ dọc bờ sông, vị sư khác không chịu, nhất định phải làm bức tượng thật to nhìn xuống sông cho thủy quái sợ . Tượng được gọi là Lạc Sơn Đại Phật , to lớn và uy nghi giữa khói sương nhòa vào cây cỏ hai bên sông . Khách tham quan có thể đi theo những lối mòn cầu treo dọc theo hai bên tượng để đi từ đỉnh xuống chân tượng , hoặc đi thuyển trên sông ngắm toàn cảnh . Lối mòn cầu treo cheo leo hai bên mà cũng lít nhít người như bầy kiến nối đuôi nhau . Khi thuyển chạy chầm chậm vòng quanh tượng Phật. Tôi và Huyên lại bàn cãi , Tôi bảo tượng uy nghi nhưng không đẹp lắm. Huyên bảo ‘trấn được thủy quái là tốt rồi “. Tôi lè lưỡi “rốt cuộc có trấn được không?” Huyên cười mỉm”chắc không, cho nên mới có ta và mi đang ở đây nè” .

    Tôi không biết nhờ có bức tượng hay sao mà dòng sông được gọi là Đại Độ Giang . Người TQ xem ra rất thích đặt là đại, là đệ nhất , là …không thua ai. Người TQ theo đạo Phật rất nhiều nên chùa chiền khắp nơi , kiến trúc cổ và đẹp, mái lợp ngói , bốn góc cong cong . Tôi chỉ băn khoăn tự hỏi , họ có còn giữ chút gì từ sự từ bi của Phật pháp trong tâm hồn, họ có biết sợ quả báo qua những gì đối đãi với người dân HK ? Với người dân Tây Tạng, Tân Cương ? Hay người dân TQ thì khác với giới lãnh đạo xảo quyệt ? Hay vì hơn 70 năm dưới trướng lãnh đạo của CSTQ ? chịu ảnh hưởng của công cuộc Hán hóa và muốn duy trì chế độ CS bằng những chính sách độc tài , nhồi sọ và tẩy não. Như họ đã và đang làm với các nước láng giềng nhỏ bé chung quanh .Tôi nhớ nét mặt nhẫn nại của những người dân Tây Tạng . Sự nhẫn nại đượm tinh thần Phật Giáo và kiên nhẫn đấu tranh cho quyền tự trị của họ , như cách họ giữ gìn văn hóa cũng như giữ gìn học viện Phật Giáo ở thung lũng Larung gar , nhưng rồi Larung gar cũng bị chính quyền TQ tàn phá năm 2016 . Khiến cả một nền văn hóa lâu đời và cả một dân tộc đang bị tiêu diệt (*) (!!!) . Có lẽ họ khá thành công với người dân của họ. Vì khi tôi ngồi trên xe bus ở CTC, họ có mở một video giới thiệu vùng đất này bằng tiếng Trung, nhưng chả thể nghe nổi vì trong xe như chợ vỡ (và vì mù chữ !) . Ghế bên kia có mấy phụ nữ TQ tuổi trung niên , họ im lặng ngắm cảnh nhưng khi nhạc từ đoạn phim nổi lên , họ lẩm nhẩm hát theo trong vô thức với vẻ mặt tự hào . Tôi không hiểu bản nhạc muốn nói gì, nhưng qua giai điệu, tôi có cảm giác nó giống như loại nhạc đỏ . Khi có dịp đến xem những viện bảo tàng, phòng triển lãm của các nước, tôi thấy họ thường mở nhạc hòa tấu nhẹ nhàng du dương, hoặc yêu cầu giữ yên lặng , rất dễ chịu , chỉ có ở TQ. ở mọi nơi chốn công cộng, viện bảo tàng, triển lãm … Loại nhạc đó thường được phát , như kiểu ở VN thường phát ra rả trên “loa phường” (!) . Từ thành phố nhộn nhịp đến nông thôn hẻo lánh, cao nguyên hay đồng bằng, tôi luôn thấy cờ nước treo khắp nơi dù chẳng phải lễ lạc gì . Mọi người châm biếm “doanh số cờ” của nước họ chắc là không nhỏ. Nhét vào tâm khảm người dân bằng việc liên tục lập lại một hành động , họ có vẻ thành công .

    Buổi tối về tới Nga My sơn ,chúng tôi đi xem một chương trình văn nghệ địa phương, không đặc sắc lắm, nhưng có phần “biến diện” ( diễn viên có thể chuyển mặt nạ cả chục lần trong vài phút mà khán giả không thể nhận ra họ làm cách nào, vì họ chỉ gật, lắc, hay quay đi quay lại một cái đã mang một gương mặt hoàn toàn khác). Biến diện là môn nghệ thuật nổi tiếng của vùng Tứ Xuyên . Trong đoàn có một vị khách lớn tuổi, khi đi ra cô bảo “không hay lắm, ngoại trừ phần biểu diễn “trở mặt” . Chúng tôi ngẩn ra rồi phì cười . Ngẫm nghĩ lại, cách nói của cô cũng không có gì sai, khi đề cập về sự thay đổi bộ mặt nhoay nhoáy của con người, mà ông bà ta hay nói là “trở mặt như trở bàn tay”

    Trong cái lạnh cắt da , cả bọn đi tìm một quán cà phê vì “tín đồ” Long của Starbucks rên rỉ suốt (không thể google ở TQ được , nếu không cài VPN) cục wifi di động Huy cầm theo vừa hết pin . May thay, anh bảo vệ trẻ trực ngoài cổng phố cổ , mũm mĩm và nhiệt tình, đẹp trai nữa , lại biết lõm bõm tiếng Anh chỉ chúng tôi là nó nằm đầu phố bên kia, Loan reo lên khi nhìn thấy logo từ xa , Quán cà phê Starbucks ở phố cổ cũng ngộ, cũng “nhập gia tùy tục” , cổng gỗ lợp ngói mái cong cong , nếu không có cái bảng hiệu trên cổng , tôi đã tưởng đó là cổng… chùa . Đã đi bộ mỏi chân dưới mưa nên cả nhóm hớn hở chui vào thưởng thức cà phê thơm phức cho qua cái mưa lạnh để hôm sau sẽ tiếp tục leo núi . Riêng tôi, vì là tín đồ của …chè xanh, nên chỉ ôm ly cà phê của Huyên hít hà và ngắm nghía chiếc lá ngân hạnh vàng úa hình rẻ quạt xinh xắn lượm trên đường, giữa muôn ngàn chiếc lá rụng đấy lối đi ...

    (*) http://vietluan.com.au/tay-tang-do-t...-cong-pha-huy/
    Theo : http://thediplomat.com/2017/08/china...ity-in-the-sky)



  8. #698
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Nơi cỏ ba lá nở hoa …

    Ngọn núi sau cùng chúng tôi ghé thăm là Nga Mi Sơn , cái tên gợi nhớ đến môn phái của những ni sư như trong truyện Kim Dung . Chỉ nghe tên, đã nhớ đến nàng Chu Chỉ Nhược khổ đau vì tình và Diệt Tuyệt Sư Thái sắc lạnh .Tôi rất tò mò muốn biết lãnh địa của họ , có như những gì đã đọc, đã xem trong phim …

    Đường lên Nga Mi sơn quanh co chớm chở và chìm trong biển sương mù, chúng tôi phải thuê riêng một chuyến xe để tránh cảnh chen lấn lên xe bus như ở CTC . Để lái xe an toàn trên cung đường đèo dốc trong biển sương đó, bác tài phải thật sự là một tay lái lụa , hiểu rõ từng khúc quanh .

    Đường lên núi đẹp trong sự quanh co , cũng rừng cây lá vàng lá đỏ, một bên núi cao, một bên vực sâu . Kiến trúc những ngôi nhà bên đường rất đẹp , mang phong cách châu Âu, mái ngói xám đậm, tường trắng xám , cùng một kiểu thiết kế, lịch lãm, sang trọng. chứ không mộc mạc đơn sơ mà sặc sỡ như các ngôi làng dọc đường lên CTC , nhưng rất khó ghi hình vì sương mù dày đặc , và lạnh cắt da. Mất hơn hai tiếng vượt đèo dốc để tới trạm dừng . Lại sắp hàng rồng rắn , chụp hình để đi cáp treo lên núi. Cáp treo lớn , có thề chứa được cả trăm người , cũng chen như nêm,tôi xí được một chỗ có thể ngắm toàn cảnh thung lũng, những ngọn núi mềm mại lượn quanh và tầng tầng thực vật cạnh những con suối đang đổ xuống. Ra khỏi cáp treo, xe đưa đi thêm một đoạn. Tôi và Huyên rất muốn được đi bộ trên cung đường đẹp như thơ khi còn cách đỉnh núi chừng ba km , nhưng không thể, vì trong đoàn rất nhiều người không chịu đi bộ trong thời tiết hai độ , bạn hướng dẫn nói không nên, do các khúc cua khuất dễ bị tai nạn trong sương mù vào có thể bị khỉ chọc phá , giựt đồ ăn đọc đường. Vì khỉ sống rất nhiều nới đây .

    Tuy tiếc, nhưng cũng may vì sau khi xe bus thả chúng tôi xuống, sẽ còn phải leo mấy trăm bậc thang để lên tới Kim Đỉnh, đỉnh núi cao nhất, nơi đặt tượng Phật Phổ Hiển. Tôi thong thả đi, núi rừng đẹp như thế, họ đã bỏ công làm những bậc thang lên tận đỉnh, sao lại không đi. Đa số khách trong đoàn rớt lại. So với việc leo bằng đường rừng thì leo bậc thang dễ hơn nhiều . Đi một lúc , thấy Huyên hì hục thở bên cạnh , còn ba người kia mất dạng luôn . Ủa, mi cũng leo nổi à. Nó bĩu môi, không có ta, ai chụp hình cho mi . Nghĩ thầm, sương thế này mi có chụp giỏi mấy thì ta cũng ra giống như cục thịt thôi - trong mấy lớp áo dày mo . Lại nghĩ tiếp, chả hiểu mấy ni cô làm thế nào để mà múa võ trong cái thời tiết cứng đơ cả tay chân này, áo quần mấy lớp này . Đa số khách trong đoàn đã mua thêm quần áo găng mũ ở trạm dừng và tròng ngay vào người. Huyên cũng thế, cả cái áo mưa tím lòe xòe , nhìn Huyên chả khác gì con…panda màu tím.

    Tôi cứ thủng thỉnh đi , không thấy mệt vì trời lạnh và sương cùng mưa phùn bay bay rất đẹp,. Rất nhiều người bỏ cuộc, dừng lại ở các shop quà lưu niệm đọc đường. Những người lười leo đã có dịch vụ cáng do hai người khiêng cái võng (như thời phong kiến) , người được khiêng cứ việc nằm đong đưa hai chân ngắm cảnh (không biết đi cáng rồi đong đưa như họ có đo được bao nhiêu miles trong điện thoại không nhỉ ?) . Hết một đoạn, tôi thấy hai anh áo xanh chuyền cái cáng qua vai của hai anh áo đỏ, áo đỏ leo tiếp, áo xanh quay xuống đón khách khác . Thì ra họ khiêng tiếp sức . Cứ một đoạn tam cấp cần hai anh thì lên đến đỉnh chắc phải chục lần sang cáng.

    Việc vận chuyển vật tư xây dựng chùa và xây mọi thứ trên đỉnh, đều bằng sức của cửu vạn. Họ vận chuyền hoàn toàn bằng …lưng. Từ gạch cát đá . Tôi cứ đứng xót xa nhìn những người vác đá lên núi . Họ cõng một cái khung chữ nhật bằng gỗ vừa vặn nhét một phiến đá chữ nhật chừng 1mét x 6 tấc x 1 tấc , ràng dây kỹ càng . Mỗi người cửu vạn có một cây gậy hình chữ T , đề chống khi leo núi . Khi nghỉ mệt, họ sẽ đứng và chống cây gậy sau lưng, dựa phiến đá vào thanh ngang của chữ T, rất sáng tạo . Người vác gạch cát thì dùng gùi .Bạn hướng dẫn kể, mỗi ngày lên xuống núi đủ 4 lần, họ sẽ kiếm được 150 tệ (khoảng 22 đô la Mỹ). Người khuân vác ở đâu cũng vất vả cực khổ, dù ở Núi Nga Mi , lên Chùa Hương, hay Chùa Bà …lỡ như họ vấp té , thì không biết sẽ thế nào !!!

    Càng lên cao, màn sương càng dày đặc, chỉ có thể thấy người trước mặt trong khoảng cách chừng ba mét .Khách du lịch thì đi cáng, người hành hương thì đa số nhất bái …vài bộ . có người cứ đi một bước lại quỳ xuống lạy một cách thành kính, rối đứng lên đi tiếp . Tôi ráng quan sát nhiều người đi kiều này, nhận ra họ đi rất …tùy tiện. Cặp vợ chồng tóc bạc kia cầm theo miếng carton dày, cứ ba bước lại cùng lót xuống rồi quỳ lạy một cái. Cặp thanh niên kia lại chín bước mới quỳ lạy một lẩn. có lẽ họ trẻ nên …đốt giai đoạn. rất nhiều người đi lên núi theo cách như thế, thiệt là khâm phục cho sự kiên trì kính ngưỡng của họ .

    Càng gấn tới đỉnh, sương mù càng dày đặc. Đã nghe tiếng kinh kệ du dương từ trong chùa vẳng ra ( nhưng bằng loa chứ không phải do người tụng) . Xa xa, tượng phật Phổ Hiền bốn mặt hiện ra mờ mờ trong sương , cả đoàn đã… rơi rớt đâu đó , ngoái ra sau, cũng chỉ còn mỗi Huyên.

    Hai đưá ngẩn ra trước thiên nhiên cẩm tú, rừng thông chìm trong màn sương bảng lảng, y như ở xứ sương mù nơi tôi sinh ra . Chùa đẹp cổ kính yên ả. Tượng Phật Phổ Hiền cao vút dát vàng ngự trên bốn con voi đẹp u trầm trong sương dày đặc . Ngẩn ngơ …Tôi cảm thấy tiếc vô cùng cho các sư nữ. Nơi chốn đẹp như thế này mà chỉ để tu và luyện võ thôi sao. Kẻ- trần- tục- tôi luôn nghĩ , núi non thế này, đến để vẽ tranh, làm thơ và tấu khúc tiếu ngạo giang hồ có lẽ hợp hơn. Chung quanh thiên hạ xì xụp lạy, nhang khói nghi ngút. Huyên lại nghiến ngẩm “đã nói là thiếu không khí mà còn cứ thi nhau thắp nến, thắp nhang”. Quả thật, chả biết đâu là khói sương, đâu là khói nhang. (Chắc nàng bực vì sương mù nên không chụp được) Nhưng tôi vẫn thấy không khí nơi đây thật trong lành . Những cây thông ở đỉnh núi cũng mạnh mẽ khác lạ, những cành lá kim dày nhọn vẫn xanh mướt trong trời giá buốt, Hai đứa nháy nhau rời khỏi đỉnh núi , khỏi biển người vây quanh tượng Phật khẩn vái rì rầm. Nghe nói là cứ đi quanh tượng một lần thì cầu được 1 điều. thảo nào mà họ đi vòng vòng đến chóng cả mặt . Hai đứa men theo các cầu thang gỗ vòng quanh đỉnh, đi dần xuống … cầu thang có thanh chắn ngang dẫn xuống các thung lũng , nhằm giữ an toàn cho biển người ghé thăm . Chúng tôi đi sâu hơn xuống vực, chỉ thấy cuồn cuộn sương xám và sương xám và các anh bảo vệ đồng phục đen thui đứng, cứ chục mét lại thấy một anh ăn mặc chỉnh tề cầm bộ đàm nhìn thôi mà chẳng nói (chắc họ canh để níu mấy đứa chán đời nhảy xuống). Cây cỏ hai bên khô úa nhưng sũng nước. Tôi chỉ Huyên bụi cây dại um tùm còn trĩu những giọt sương long lanh. Hai đứa say mê chụp. Sương mới bảng lảng ở sau lưng, phút chốc đã lại lãng đãng trước mắt. Khi rời ra xa, lúc lại ùn ùn kéo về che kín cánh rừng và thung lũng, không thề đoán được đằng sau lan can cầu thang này , độ sâu thung lũng là bao nhiêu vì tấm màn sương xám khổng lồ che phủ tất cả, màn cứ vén ra một vài giây rồi che lại, như sợ người ta nhìn thấu đáy vực

    Trong cái giá lạnh đó, hai chú chim từ đâu bay tới lích rich trên cành, mặc kệ đông giá, rồi âu yếm rủ nhau bay đi , tiếng hót trong trẻo chúng còn rơi lại trên những cành xù xì lạnh lẽo . Ngay trên bụi cỏ úa nhàu , những búp lá non nhú lên, năm sáu cái lá chụm lại ngẫu nhiên thành một đóa hoa tươi thắm long lanh sương. Cứ dí máy vào zoom lên để ngắm cho kỹ vẻ tinh khiết của mấy giọt sương li ti tròn trặn trên lá non . Dưới thung lũng chằng chịt những cành cây khô , tôi ngắm kỹ, toàn là thân cây anh đào mốc trắng đan vào nhau trong tấm thảm xám, hình dung khi mùa xuân tới, cả thung lũng sẽ rực hồng hay trắng muốt anh đào, chim sẽ bay về hoan ca .

    Khi đó, chắc ánh mắt Nghi Lâm sẽ trong veo như nắng xuân. Tôi đặc biệt thích ni sư này, dù cô ấy không thuộc phái Nga Mi, nhưng tôi hay nhớ về tâm hồn và tình yêu trong trẻo của cô với Lệnh Hồ Xung, chứ không u ám như của Chu Chỉ Nhược với Trương Vô Kỵ

    Nhưng đó chỉ là tưởng tượng của đứa bạ đâu đọc đó như tôi thôi, chứ tôi chả gặp được ni cô nào, chỉ thỉnh thoảng thấy một hai vị Lạt ma áo đỏ thùng thình , thủng thẳng đi trong khuôn viên (Huyên lại thì thầm, Mặn ma thì có - chắc nó đã kỳ vọng Lat ma ở Nga Mi sơn phải đẹp như tiểu Kính Tâm)

    Huyên cứ chúi đầu vào mấy giọt sương, tôi phải nhắc mãi mới lôi nó ra được để kịp giờ hẹn xuống núi với đoàn. Trên đường đi ra , hai đứa thấy một vạt cỏ ba lá cũng đẫm sương, lại thụp xuống chụp say mê. Cỏ ba lá ở quê nhà tôi hay chơi đồ hàng ngày xưa, có ba cánh hình trái tim , hoa vàng bé tí xíu rất đẹp . Cỏ ba lá ở đây cánh thuôn hình búp, lấm tấm hoa trong sương giá , Hoa nhìn gần giống như đóa hoa atiso bung nở , nhưng bé bằng đầu ngón tay , màu trắng, nhụy nâu , sũng ướt mà vẫn mạnh mẽ cứng cáp . Hai đứa la lết ráng chụp cỏ và hoa rồi chạy kẻo trễ giờ , chả kịp tìm sự may mắn…

    Người ta nói ai tìm được cỏ ba lá có bốn cánh sẽ gặp may mắn . Tôi lại thấy mình rất may mắn khi đã đến được nơi đây, cùng những người bạn thân quý. Và nhận ra, truyện là truyện, còn thực tại là thực tai . Cả hai đều mang những vẻ đẹp khắc nghiệt .

    ***

    Chiều vẫn đang phả sương mù mịt...

    Trên đường xuống núi, tôi tiếp tục suy nghĩ về Linh Sơn ( Núi hồn- hay Soul Mountain) của Cao Hành Kiện (*) , người đã bỏ gần một năm đi khắp các vùng của Tứ Xuyên để có thể viết nên tác phẩm này. Ông đoạt giải Nobel năm 2000. Một tác phẩm mà càng đi càng hiểu hơn những gi tác giả viết , dù lúc đọc thì rất mơ hồ . Tác phẩm đoạt giải Nobel thường khó đọc , như Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez , đọc vừa vất vả vừa …vật vã vì sự trần trụi đến lạnh người, đọc xong chưa chắc hiểu được bao nhiêu . Linh Sơn của Cao hành Kiện lại mênh mang. lửng lơ và phiêu bồng . Nhưng thật ra, những ý tưởng tôi cứ nghĩ là quái dị hoặc hoang đường trong các tác phẩm, ngẫm lại, trong đời này, gì cũng có thể xảy ra (thậm chí, còn kinh khủng hơn) . Sau CTC , Tuyết Sơn , Lạc Sơn và Nga Mi sơn , tôi hiểu rõ hơn những gì tưởng như rất mông lung trong tác phẩm này. Hiểu rõ hơn tại sao giáo sư Lee Marbel, người dịch Linh Sơn sang Anh ngữ đã viết “Linh Sơn là câu chuyện của người đi tìm tự do và bình an bên trong” (*) . Cao Hành Kiện nhận giải Nobel khi ông đã thành công dân Pháp. Còn Boris Pasternak đã phải từ chối nhận giải Nobel. Điều gì cũng có lý do cả .

    Tạm biệt Nga Mi Sơn, ngọn núi trong biển sương. Tôi chỉ là một người khách tình cờ giữa hàng trăm triệu người đã đến đây. Không cầu ước gì vì nghĩ rằng, Phật dù nhìn khắp tứ phương từ trên cao, cũng chả thể nào đáp ứng được hết ước nguyện trái ngược của bao người . "Độ ta thì không độ người" . Phật ở đó, nhắc nhở ta sống hết lòng , để biết ”đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu” (**) , vì cuộc đời chỉ như nước chảy mây trôi, như giọt sương trên lá mà thôi …

    (*) https://vnthuquan.net/truyen/truyen....ookieSupport=1

    (**) Serenade - Franz Schubert - Lời Phạm Duy




    Last edited by sôngthương; 12-06-2019 at 09:06 PM.

  9. #699
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by Chieubuon_09
    Đây là cái list để review .... chóng mặt. (O:
    Đọc những gì Chiều kể và xem cái review list mà St ớn lạnh . Chiều giỏi thiệt, lao động cật lực , ở hiền lại chịu khó tất nhiên gặp lành (tuy đau lưng và đau màng túi tí vì công trạng lam lũ" , nhưng Chiều vẫn khỏe là ok rồi ) . Chúc mừng vào chia vui với Chiều dễ thương , giờ Chiều có thể thảnh thơi rong chơi , ôm đùi gà , máy ảnh và ôm “người ấy” ha

    Enjoy mùa lễ sắp đến Chiều và cả nhà nhé

  10. #700
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Lối em về …

    Cũng có những ngày em chẳng viết nổi một dòng
    Dù là thơ, là văn, là suy tư ngập bâng khuâng
    Có những ngày hồn chìm vào trời thu mù mịt sương
    Ý tưởng , tâm tư, muộn phiền , nỗi đau - chất ngất
    Như rơi tự do vào một vùng u uất - của biển lặng thinh

    Có những ngày tâm trạng rất mông lung
    Em đứng bên này - những chớm chở núi non …
    Anh đứng bên kia - bao ngần ngại băn khoăn …
    Vẫn cùng nghe tháng mười hai mở hé cửa chào đông
    Cái lạnh như ngấm vào cả trong từng trăn trở
    Cái lạnh trốn trong làn khói bay ra từ hơi thở
    Cái lạnh của người nhớ nhung người ,
    trong lo âu được-mất

    Sẽ có khi, giữa vòng tuần hoàn trời đất
    Những thầm thì nằm lại hiền ngoan trong lời nhắc
    Viết để cho nhau, dù chỉ rất vu vơ
    Sẽ chẳng sao, cho dù ngày nắng hay mưa
    Sẽ chẳng sao, dù câu chữ đôi khi vụng dại đến ngu ngơ
    Sẽ chẳng sao , dù câu chữ đôi khi cọc cạch đến bất ngờ

    Vì biết đâu , khi trời đất giao thừa
    Ta chạm được vào những ngẩn ngơ - của yêu thương mật ngọt
    Và mùa nở bừng cùng với ngàn đóa xuân tinh khiết
    Cho những tâm hồn vốn nương nhờ vào từng câu viết
    Chỉ mong cất giữ lại được những yêu thương.
    muôn đời ấm áp
    Để vượt qua dòng thời gian
    đang lạnh lùng pha màu trên tóc ...



    Last edited by sôngthương; 12-06-2019 at 09:15 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 05-16-2014, 06:45 PM
  2. Hà Thanh, đoá Hương Ca xanh ngát- Trịnh Thanh Thủy
    By hat cam in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 01-03-2014, 10:34 PM
  3. Màu xanh noel
    By Tuấn Nguyễn in forum Âm Nhạc
    Replies: 6
    Last Post: 12-15-2013, 06:15 AM
  4. Trà xanh
    By Triển in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 46
    Last Post: 09-27-2013, 12:17 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:55 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh