Register
Page 3 of 7 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 65
  1. #21
    Quote Originally Posted by bonita View Post
    bo em chào cả nhà, khách gần xa,
    hôm qua tiễn ông Táo bay lên chầu Ngọc Hoàng gồi, hôm nay ... tha hồ quậy

    ông anh của bo gửi cho bo mấy câu này, hỏi bo hiểu hong, bo mang vào đây ... kiếm câu trả lời

    N K N H U Ơ
    N K N H N R Q M
    M K M H U Ơ
    M K M H M R Q N




    Có anh kia bảo đó là toa thuốc trị bịnh LMTM cho giới thượng lưu ở Kinh Đô ánh sáng "Star trek the Ba Di". Ảnh còn đoan chắc là nó có phần tiếp nối:

    B S N D C G
    B H T M Đ M B N

    Tiếng Việt quả thật phong phú, vô cùng phân vân...

  2. #22
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    đầu xuân, xin kính chúc Quê Hương Việt Nam ngày mai không còn cộng sản
    xin kính chúc mọi người mọi nhà một năm mới đầy phúc lộc, sức khỏe và may mắn như ý






    ~~~~~~~~



    Quote Originally Posted by TL4 View Post
    Có anh kia bảo đó là toa thuốc trị bịnh LMTM cho giới thượng lưu ở Kinh Đô ánh sáng "Star trek the Ba Di". Ảnh còn đoan chắc là nó có phần tiếp nối:

    B S N D C G
    B H T M Đ M B N

    Tiếng Việt quả thật phong phú, vô cùng phân vân...
    cảm ơn chị TL4 ghé gửi mấy dòng ...

    trong "phét bút" bo được nhận nhiều câu trả lời, mời chị TL4 đọc để có thêm ý tưởng ...

    Nói Không Nói Hay Uỡm Ờ
    Nói Không Nói Hay Nói Rồi Quên Mau
    Muốn Không Muốn Hay Ưỡm Ờ
    Muốn Không Muốn Hay Muốn Rồi Quên Nói

    Anh ca anh hát u ơ
    Anh ca anh hát nhớ rằm quê em
    Em ca em hát u ơ
    Em ca em hát nhớ rằm quê anh

    hai thí dụ nhỏ trên là của những người Việt ở trên đất Pháp,
    Bagi là kinh đô của anh sáng cũng là kinh đô của văn hóa, cũng là cái nôi của Quốc Ngữ.

    tiếng Việt phong phú mến yêu,
    thanh thanh tục tục, tùy tâm con người
    tâm còn loạn lạc sai lầm
    thanh thời hóa tục, dân gian bất bình
    tâm bình đức rộng chữ thanh
    nghiên mình kính phục, tục thời hóa thanh

  3. #23
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    Em thấy giải thích của chị Bo có vẻ gượng gạo. Thứ nhất là nó ép vần của bài thơ, đọc chả ra đâu vào đâu. Thứ hai là nó làm mất sự đồng nhất, "N K N H U Ơ" thì cách đọc những mẫu tự đó hoàn toàn đồng âm với những chữ "Anh ca anh hát u ơ," nhưng đến đoạn "nhớ rằm quê em" thì bỗng dưng chỉ là những chữ cái đầu tiên "N R Q E" chứ không còn là cách đọc giống cách viết. Đây thực ra là cách giải thích lấp liếm, ma lanh, chứ không phải thanh thanh tục tục.

    Kinh đô của văn hoá thì phải khá hơn một chút chứ như thế này thì làm em thấy thất vọng một tẹo.

    Mời chị Bo xem tấm ảnh Bagi ghép lại bằng lego: https://www.flickr.com/photos/26107852@N07/16587508306/

  4. #24
    *
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    sea
    Posts
    689
    Quote Originally Posted by bonita View Post
    Bagi là kinh đô của anh sáng cũng là kinh đô của văn hóa, cũng là cái nôi của Quốc Ngữ.
    Bonita có thể giải thích, vì sao lại nói Bagi (Paris?) là cái nôi của Quốc Ngữ (tiếng Việt?) không?

  5. #25
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    Em có nghe nói Paris là cái nồi của thế giới, tức là cái nôi của các ông Táo.

  6. #26
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    bo chào anh Văn, chào bác Ốc (chắc bo phải đổi cách gọi bác Ốc vì thấy chị Mờ Mờ gọi bác là ... "cưng" )

    bác Ốc nói cũng có lý, bo thấy các nãi nãi trong này ai cũng thích mấy cái nồi hiệu Pháp nên cũng có thể gọi như vậy cũng được ah
    bo thì chẳng ham mấy cái nồi gang này nó nặng có mà gãy tay, rớt xuống chân là cũng gãy chân, bây giờ có nhiều lọai nồi niêu nhẹ và tốt hơn nhiều
    nhà bo xài bếp điện induction thì mấy cái nồi gang nồi đất chẳng có dẫn được điện nên chẳng xài được cũng hong ham


    còn cái tiếng Quốc Ngữ thì bo nghe nói là hồi xửa hồi xưa, mấy cái ông giáo sĩ Tây đi qua VN truyền đạo, mấy ổng hổng biết làm cách nào để nói chuyện và truyền đạo với người dân bản xứ -người Việt- nên phiên âm tiếng Nôm ra tiếng la-tanh/Latin rồi gọi là Quốc Ngữ để đi truyền đạo,
    trong đó có ông tên là A-Lách-Xăng Đờ Rốt/Alexandre de Rhodes là người viết lên quyển tự điển A-Na-Mít đầu tiên,
    hỏng biết tại sau chữ Quốc Ngữ chỉ được xuất hiện rộng rãi ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thôi,
    hỏng biết là mấy triều quan vua hồi xưa có thì ghét mấy ông giáo sĩ truyền đạo rồi chém đầu bỏ nồi gang chảo gang hay không nữa ...


    quên, cái hình lego Bagi đẹp hén, khi nào bác Ốc có dịp sang phố cổ, bo dẫn đi mấy chỗ ngồi ngắm phố cổ như vậy đẹp mê tơi


    merci bác Ốc, anh Vân ghé vào trò chuyện

  7. #27
    *
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    sea
    Posts
    689
    Quote Originally Posted by bonita View Post
    còn cái tiếng Quốc Ngữ thì bo nghe nói là hồi xửa hồi xưa, mấy cái ông giáo sĩ Tây đi qua VN truyền đạo, mấy ổng hổng biết làm cách nào để nói chuyện và truyền đạo với người dân bản xứ -người Việt- nên phiên âm tiếng Nôm ra tiếng la-tanh/Latin rồi gọi là Quốc Ngữ để đi truyền đạo,
    trong đó có ông tên là A-Lách-Xăng Đờ Rốt/Alexandre de Rhodes là người viết lên quyển tự điển A-Na-Mít đầu tiên,
    hỏng biết tại sau chữ Quốc Ngữ chỉ được xuất hiện rộng rãi ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thôi,
    hỏng biết là mấy triều quan vua hồi xưa có thì ghét mấy ông giáo sĩ truyền đạo rồi chém đầu bỏ nồi gang chảo gang hay không nữa ...
    Bonita chưa trả lời vào câu hỏi. Bởi giáo sĩ Alexandre de Rhodes không phải là Paris.

    Mà thôi, Bonita không cần bận tâm tìm câu trả lời khác nữa đâu.

    Mình ghẹo vậy thôi.


  8. #28
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    chào anh Văn,

    hihihi, bo thấy chị TL4 chọc bo nên bo cũng chọc lại, anh ghẹo bo thì bo ghẹo lại, chứ Bagi nào có là cái nôi hay cái nồi của Quốc Ngữ hay của thế giới

    có thì có ông Alexandre de Rhodes, người Pháp nhưng hình như gốc Bồ Đào Nha, ổng có nhiều công lao gom góp tất các các phiên âm từ tiếng Nôm để tạo thành quyển tự điển tiếng Quốc Ngữ đầu tiên cho VN mình
    có thể nói văn hóa VN ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của Tây Phương, nhiều lắm là của Pháp nên phần lớn người Việt yêu chuộng nhiều thứ của Pháp: văn hóa, hàng hóa, ẩm thực, nghệ thuật,
    phần lớn các trường học, các công trình văn hóa nghệ thuật của VN được xây dựng hay được khánh thành đều vào thời Pháp đô hộ VN, và vẫn được duy trì cho đến nay thì cộng sản đang muốn đập phá và xóa hết di tích

    bo nghĩ xưa kia VN ở trong thời kỳ bị Pháp đô hộ - thực dân Pháp - nhưng thật ra Pháp đã giúp nước VN mình đi tới thật nhiều trong văn hóa nghệ thuật, bỏ bớt cái "mọi rợ" của Tào,
    bo thấy tiếng Quốc Ngữ thật đẹp và phong phú, chỉ là hiện nay nhiều người trở lại dùng tiếng Hán tiếng Tàu, hay dùng tiếng Vẹm để đánh mất tiếng Việt thì đáng tiếc. nhưng đó chỉ là suy nghĩ riêng của bo

    cảm ơn anh.

  9. #29
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    hôm nay tình cờ bo đọc được bài này mang vào đây
    bo thấy nghề này ở các xứ thuộc địa khác của Tây như Djibouti, Congo, Cote d'Ivoire, ... vẫn còn nên bo nghĩ là nó cũng xuất phát từ ... Tây




    Luke Bùi/Người Việt

    SÀI GÒN (NV)
    - Một buổi chiều cuối năm, tôi ghé lại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn tìm “người viết thư thuê cuối cùng” như cách thiên hạ hay nói về ông Dương Văn Ngộ.
    Giữa không gian rộng lớn, tấp nập người qua lại, ông già tóc bạc quắc thước ngồi đó với gương mặt khắc khổ, bộ dạng lẻ loi, quê mùa.
    Sự hiện diện của ông có phần lạc lõng như chính cái nghề viết thư hộ trong bối cảnh thời đại mà người người đều xài e-mail hay mạng xã hội.




    Ông Dương Văn Ngộ trò chuyện với các du khách ngoại quốc tại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)


    'Ông già di sản'
    Buổi chiều hôm ấy, có lẽ ông Ngộ không gặp may vì chẳng có vị khách nào đến nhờ ông làm công việc thường ngày. Tuy vậy, ông lại bận rộn không ngớt với những đoàn du khách ngoại quốc đến cách nhau chừng 15 phút.
    Hết đoàn khách Pháp, Mỹ lại đến nhóm người Nhật, Hàn Quốc. Mỗi khi gặp người nói tiếng Pháp hoặc Anh, ông già lại thao thao bất tuyệt bằng vốn ngoại ngữ ông đã tích lũy từ hơn nửa thế kỷ trước.
    Ông hãnh diện cho biết mình học tiếng Pháp trong trường Pétrus Ký và tiếng Anh từ binh lính Mỹ. Ông kể cho họ nghe về bưu điện trước đây thế nào, sau này đã thay đổi ra sao, ông đã làm nghề này bao lâu... Gặp những người nói các thứ tiếng khác, ông vẫn “nói chuyện” bằng cách cho họ xem các bài báo viết về ông bằng ngôn ngữ của họ.
    Có lẽ ngoài sự hiếu kỳ, những đoàn du khách tìm đến ông già 85 tuổi là vì ông là di sản sống động, gắn liền với tòa nhà bưu điện được xây từ cuối thế kỷ 19.


    Ông Dương Văn Ngộ ngồi viết thư thuê tại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn từ 8 giờ 30 đến 4 giờ chiều mỗi ngày với thù lao khoảng 10,000 đồng/trang giấy.

    Người nào muốn viết thư cho ông chỉ cần đề địa chỉ người nhận là: “Người viết thư thuê Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn” vì ông là người duy nhất làm nghề này ở đây.



    Khi tôi tò mò hỏi, ông có chạnh lòng không khi hết đoàn này đến đoàn khác vây lấy ông hỏi han, chụp hình nhưng không ai trả tiền cho khoảng thời gian bị mất?
    Ông Ngộ cười hiền: “Ðược nói chuyện với họ, giải thích cho họ những chi tiết về kiến trúc bưu điện ngày ấy và bây giờ cũng là niềm vui với tôi. Nói thật, tôi chỉ mong du khách đến đây coi tôi như một người bạn già có hiểu biết, trải nghiệm lâu năm ở Bưu Ðiện Sài Gòn và muốn kể lại cho người khác nghe, vậy thôi. Mà du khách cũng dễ thương lắm, lâu lâu lại có người gửi tặng tôi những tấm ảnh, bài báo viết về tôi ở nước họ hoặc một vài món quà nhỏ như chiếc kính lúp để tôi nhìn chữ rõ hơn...”

    Bưu điện không có yếu tố chính trị?

    Ông Ngộ kể mình gốc người Triều Châu, Trung Quốc, nhưng sinh ra ở khu Phú Lâm, Chợ Lớn. Ngược dòng thời gian, do nhà nghèo, ông đã nghỉ học từ sớm và đi làm từ năm 16 tuổi. Khoảng năm 1946, chàng thanh niên ấy nhận việc giám sát lao công ở Bưu Ðiện Thị Nghè. Ðến năm 18 tuổi, ông được nhận vào làm ở quầy trong Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn.




    Ông Dương Văn Ngộ viết tặng nhà báo vài dòng làm kỷ niệm. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)


    Ông già bảo là mình làm nhiều công việc trong bưu điện nhưng không phải bưu tá như lâu nay các báo khác hay viết về ông. Ðặc biệt, mỗi khi trò chuyện với du khách, ông đều nói với giọng rất tự hào là mình được tín nhiệm tín nhiệm làm thủ quỹ tại bưu điện thời chính quyền Sài Gòn và tiếp tục công việc này sau năm 1975. Do vậy mà ông khẳng định chắc nịch rằng bưu điện không có yếu tố chính trị, những người làm ở đây cần mẫn từ năm này qua năm khác mà không quan tâm đến thế sự.
    Tuy vậy, ông thoáng chút bối rối khi tôi cắc cớ hỏi: “Vậy chứ ông có nhớ Bưu Ðiện Sài Gòn trước năm 1975 có treo hình tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ở vị trí treo hình ông Hồ bây giờ hay không?”
    Thay cho câu trả lời, ông Ngộ tiết lộ một chi tiết khá thú vị: Bưu Ðiện Sài Gòn trước năm 1975 có treo ba cái đồng hồ không có dây thiều, chạy bằng điện. Những người Sài Gòn thời trước đều biết chuyện này. Sau biến cố 30 Tháng Tư, người của Bưu Ðiện Hà Nội đã vào lấy đi một cái nên hiện giờ tòa nhà này chỉ còn treo hai cái đồng hồ.

    Hay được khách hàng nhờ viết... thư xin tiền


    Tôi nhìn qua “đồ nghề” của ông bày cạnh tấm bảng đề “Nơi chỉ dẫn và viết giúp.” Ðó là hai quyển từ điển cũ, tập tài liệu về mã bưu điện các nước, tập lưu lại các bài báo nhiều thứ tiếng viết về ông, album ảnh lưu niệm do du khách ngoại quốc gửi tặng, bưu thiếp... Ông già phân loại và giữ gìn chúng cẩn thận.
    Cái duyên làm người viết thư thuê của ông Ngộ bắt đầu vào năm 1990, thời điểm ông nghỉ hưu mà vẫn lưu luyến không gian làm việc mỗi ngày.
    Ông giải thích nghề viết thư thuê tại Việt Nam có thể khá lạ lẫm nhưng người nước ngoài rất quen thuộc với người làm “public writer.” Theo ông, “người viết thư cho công chúng” làm việc trên tinh thần phục vụ nên nhận phí dịch vụ tùy lòng hảo tâm của mỗi người.
    Ông Ngộ khiến tôi bất ngờ khi cho biết ông không nhận viết thư bằng tiếng Việt vì “tiếng mẹ đẻ ai viết chẳng được, nhờ tôi làm chi cho tốn tiền?” Ông chỉ nhận dịch và viết thư bằng tiếng Anh, Pháp, cũng như tư vấn dịch vụ làm giấy tờ hôn nhân với người nước ngoài. Do vậy, ông không nhận viết thư cho người Việt ở Mỹ, ngoại trừ trường hợp người đó có chồng/vợ/con dâu/con rể là người nước ngoài.
    Tuy làm một công việc khá đơn giản nhưng ông Ngộ “bật mí” với tôi rằng ông có những nguyên tắc nghề nghiệp của riêng mình.




    Góc làm việc của người viết thư thuê cuối cùng tại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)


    Ðó là, việc hôm nào làm xong hôm đó không hẹn lại ngày mai (một phần vì tuổi ông đã cao, ngày hôm sau không biết còn khỏe để đi làm hay không); chỉ nhận dịch những thư có lời lẽ tích cực, thể hiện sự tôn trọng với người nhận; luôn hỏi rõ khách hàng về mức độ thân sơ với người nhận thư để có sự biểu đạt tốt nhất, giữ kín thông tin mà khách hàng trao đổi qua thư...
    Ðáng lưu ý, ông không bao giờ nhận viết những lá thư có nội dung gây hiềm khích, bêu riếu, kích động nhau.
    Trái với dự đoán của tôi, trong 25 làm nghề này, một trong những dạng thư mà ông Ngộ thường được yêu cầu viết là... thư xin tiền, chứ không phải thư tình. “Nhưng thư xin tiền dù mình viết khéo mấy cũng khó đạt kết quả lắm, vì tiền nơi xứ người đâu phải dễ kiếm, phải không chú?,” ông già cười hóm hỉnh tiết lộ thêm.

    Ði làm không hẳn vì mưu sinh


    Gương mặt buồn buồn của ông già tuổi 85 chợt sáng lên khi tôi hỏi bí quyết sống lâu minh mẫn. Ông bảo rằng tuy sống lâu là chuyện trời cho, nhưng bản thân mình cũng phải siêng năng vận động tay chân giúp cho máu lưu thông tốt. Mỗi ngày, ông đều cần mẫn đạp xe sáng đi chiều về.
    Tuy thu nhập từ công việc viết thư thuê không nhiều nhặn, nhưng ông vui là mình không phải sống phụ thuộc vào con cháu.
    “Ở nhà không làm gì, buồn tay buồn chân lắm, lên đây làm việc, gặp người này người kia, tôi thấy mình sống có ích. Với lại, tôi cũng muốn cho nhiều người thấy rằng dù đời sống hiện đại đến đâu, những lá thư tay vẫn giữ được cái hồn, nét chữ và trang giấy cầm trên tay thể hiện được tình cảm của người gửi hơn hẳn những dòng chữ vô hồn trong e-mail,” ông nói.
    Trước lúc trò chuyện với ông Ngộ, tôi đã kịp để ý mặt ngoài bưu điện đang được sơn lại màu vàng nhạt hơn sau khi bị dư luận phản ứng kịch liệt vào cuối Tháng Giêng 2015. Khi tôi hỏi ông nghĩ gì về màu sơn mới, ông già có vẻ dè dặt, dường như ông ngại nói thật suy nghĩ của mình vì sợ đụng chạm đến người khác, sợ những người quản lý ở đây sẽ không muốn ông tiếp tục ngồi ở đây. Ông chỉ nói ngắn gọn: “Tôi thấy màu sơn đậm kỳ quá, màu lợt thì hay hơn!”
    Gần đây, nhà báo Trung Bảo viết trên Facebook rằng: “Cũng như cái Bưu Ðiện Trung Tâm, ông già viết thư có thể coi như một di sản văn hóa của Sài Gòn. Có khi nào, lãnh đạo bưu điện có ý nghĩ nhận ông già làm một nhân viên danh dự chưa? Nếu làm vậy, dù bưu điện có được sơn màu gì thì vẫn đẹp.”
    Khi tôi chào tạm biệt, ông Ngộ cẩn thận hỏi lại tên tôi rồi viết tặng mấy chữ “Ðể kỷ niệm ngày nhà báo đến phỏng vấn tôi.” Nét chữ rất thẳng và đẹp, không có vẻ gì là của một ông già đã ở tuổi xưa nay hiếm!

  10. #30
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by bonita View Post
    bo thấy tiếng Quốc Ngữ thật đẹp và phong phú, chỉ là hiện nay nhiều người trở lại dùng tiếng Hán tiếng Tàu, hay dùng tiếng Vẹm để đánh mất tiếng Việt thì đáng tiếc. nhưng đó chỉ là suy nghĩ riêng của bo
    cảm ơn anh.
    Dùng mà dùng đúng ngữ pháp thì cũng không có gì đáng nói.Hoặc không cần dùng đến mà vẫn dùng rồi dùng sai mới đáng trách chứ?

    Quote Originally Posted by bonita
    ...bo thấy các nãi nãi trong này ai..
    Chữ 'nải nải' này còn không phải tiếng Hán-Việt luôn đó. Là tiếng Hán chính gốc luôn đó.

    Nước nhược tiểu đã có số phận bị ảnh hưởng văn hóa rồi, tiếng Hán-Việt là một phần trong ngôn ngữ Việt rồi bây giờ làm sao bài trừ được nữa? Ngược lại không vì chính sách áp dụng cho Đông Dương của Pháp, không cấm người Việt xử dụng tiếng Nôm ở đầu thế kỷ 20 thì mình vẫn có chữ Nôm chứ!

    Ví dụ trong câu mình vừa viết trên đây cả chục chữ Hán-Việt nè.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Trang Trại Rau Việt Ở Thủ Đô Nước Mỹ
    By hongnguyen in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 06-22-2014, 10:56 AM
  2. Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi
    By Hàn Sinh in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 28
    Last Post: 12-22-2013, 09:23 PM
  3. Replies: 86
    Last Post: 08-07-2013, 06:48 PM
  4. Tiếng Việt mới _ Tác Giả _ Yên Hà
    By MưaPhốNúi_ in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 11-04-2012, 05:19 AM
  5. MÙA THU Trong Tình Ca Việt
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 3
    Last Post: 10-06-2011, 01:44 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh