Register
Page 41 of 41 FirstFirst ... 31394041
Results 401 to 406 of 406
  1. #401
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    • Làm khổ ông thầy?
    • Làm khổ chính mình?
    • Làm khổ người rinh?






    Suy diễn nè:





    * Bài học chánh kiến để suy ngẫm là: Thị dục huyễn ngã.

    Nghĩa là muốn người ta trọng cái tôi tùm bậy tùm bạ, tùm lum tà la
    của mình, thì mình phải trọng mình trước: đó gọi là tự trọng.

    Lòng tự trọng không cần học ở chùa, càng không cần học ở thầy.
    Chỉ cần tĩnh tâm suy nghĩ là ra. Kinh kệ sách vở là để cho người
    tu tập đọc để hiểu mà biết sửa. Pháp tạng luận của tu sĩ nhà sư
    để người ta nghe và ngẫm nghĩ. Không phải rập khuôn và sùng bái
    thái quá.
    Không phải phê bình ông thầy là tạo cái nghiệp khẩu, phải dạt ngay cái
    mỏ. Mà cũng không phải gặp ông thầy là bò càng ra đất để quỳ lạy chí
    tâm đảnh lễ. Ông thầy loại thiệt không hề nhận lễ. Cái lễ đó là để người
    lạy học tập trau dồi sự cống cao ngã mạn của mình. Cái chí tâm đó
    là sự quyết tâm tu tập cho mình chứ không phải quyết tâm lạy lục ông
    thầy.
    Tu tập không hề giải thoát được ai mà chỉ giải thoát cho chính mình. Đức
    Phật đi rao giảng bao nhiêu năm rốt cuộc nói tôi chẳng nói gì cả. Nghĩa là
    quý vị hãy chỉ nghe và tự tìm giải thoát, tự tu mà tiến. Đừng rập khuôn tôi.

    Đạo Phật nó đơn giản như vậy nhưng người đời cứ thái quá và dị đoan mãi.
    Vì sao phương Tây họ gọi đạo Phật là triết học? Vì họ thấy có ích cho đời
    sống nhãn tiền, trước mắt. Người Việt đọc kinh để làm gì? Cầu giải thoát
    cho tương lai. Nhưng không hiểu kinh đó nói cái gì.

    Dạ phần luận là kiến thức phàm phu tục tử của 5 Triển. Rất hồ đồ đó.

  2. #402
    Khổ đau là một cảm xúc khó chịu và hạnh phúc là một cảm xúc dễ chịu. Thoát khỏi những cảm xúc dễ chịu và khó chịu, đó là một sự an lạc, một sự thanh thản trong nội tâm của mỗi con người.

    .................................................. .................................................. .................................................. .............

    Đức Ly Sân

    Trong đời sống hằng ngày con người không tránh khỏi những oan ức bất ngờ không đoán trước được. Có khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta không có làm chuyện gì thì lại bị đổ lỗi là đã làm hại người, có khi mình nghĩ rằng mình đang làm chuyện tốt giúp người thì lại bị đổ lỗi rằng đang hại người, có khi mình nghĩ rằng mình đang đùa thì bị nghĩ rằng đều đang châm biếm, chỉ trích, bêu xấu hay bị cho rằng là có ý xấu muốn hại người, v.v và v.v… Hằng trăm chuyện oan ức xảy ra hằng ngày xung quanh đó khiến cho con người phản ứng lại một cách vô tri khiến cho người khác đang giận lại càng giận hơn như đổ thêm dầu vào lửa. Thật là khó tránh khỏi gây thương khóc cho mình và cho người.

    Người có trí nhận ra được điều này phải luôn bình tĩnh, giữ tâm bất động, nhìn nhận lỗi mình, hiểu rõ nhân quả, hãy thương yêu và tha thứ cho người để làm cho cơn sân giận của người tắt dần và dập tắt.

    Chỉ khi chúng ta đã từng bị hay rơi vào những hoàn cảnh oan ức như vậy rồi, chúng ta mới thấy được sự nguy hiểm và tác hại của chúng, hiểu rõ lòng mình và lòng người, hiểu rõ được ngọn lửa sân hận trong lòng mình và lòng người, hiểu rõ được phương pháp bình tĩnh, giữ tâm bất động, thương yêu và tha thứ là thần dược dùng để dập tắt mọi ngọn lửa sân hận trong lòng mình và lòng người.

    Thường đại đa số con người luôn thấy lỗi người, không nhìn lỗi mình. Do đó chỉ cần thấy điều gì bất lợi cho mình, bất toại nguyện, nguy hiểm đến tính mạng mình, tính mạng người thân quen của mình, tài sản hay tính mạng của mình bị mất mát, nguy hại,… thì đổ hết mọi cơn sân hận lên đầu người khác. Ví dụ như:

    • Bị người khác lái xe đụng phải cũng bị chửi mắng la hét bắt bồi thường thiệt hại.
    • Đến hẹn chậm vì đồng hồ đi chậm, hay bị kẹt xe, hay vì lý do quan trọng khẩn cấp nào đó cũng làm cho người kia giận, chỉ trích, la mắng.
    • Bị nghi ngờ hay bị nói oan rằng lấy cắp đồ vật.
    • V.v…

    Người có trí là người biết sống thương yêu luôn mang niềm vui đến cho người, là người biết dập tắt mọi ngọn lửa sân giận trong lòng mình và người. Do vậy họ luôn sáng suốt bình tĩnh, giữ tâm bất động, im lặng, chỉ nhìn thấy lỗi mình, chịu nhận lỗi về phần mình, tha thứ bỏ qua cho mọi người.

    Hằng ngày họ luôn nhắc thầm rằng họ sẽ luôn thương yêu và tha thứ cho tất cả mọi người mọi loài vật vô tình hay cố ý gây hại đến họ, luôn mở rộng vòng tay ra đón nhận tất cả mọi thử thách, oan trái của cuộc đời bằng lòng thương yêu chân thật để dập tắt đi mọi buồn phiền, sân hận trong lòng mọi người và của chính mình. Đó là những người biết cách sống với đức ly sân.

    (sưu tầm)
    Last edited by khúc dương; 11-07-2015 at 11:44 PM.
    Hồi đầu thị ngạn

  3. #403
    SỐNG THƯƠNG YÊU

    Sống thương yêu là một nghệ thuật sống. Chúng đơn giản, giản dị và gần gũi. Khi nhận hiểu ra được cách sống thương yêu thì như trở bàn tay, từ mặt úp thành mặt ngửa, một con người cũ thay đổi thành một con người mới trong tích tắc. Có ai ngờ rằng trong đời sống hằng ngày, con người đã để đánh mất quá nhiều cơ hội để sống thương yêu nhau mà không hay biết, hoặc không để ý đến và rồi bỏ qua, thật là tiếc, hoặc thay vì sống yêu thương nhau thì lại kềm chế tâm hay nén lòng làm cho cuộc sống thêm đau khổ hơn. Tuy vậy mỗi người đều có cách sống thương yêu của mình, họ đối xử với nhau rất tốt, ứng xử rất hay và rất khéo, đáng khâm phục và học hỏi.

    Bất kỳ ai, đã là con người, đều có thể sống thương yêu nhau. Đó là đạo đức của con người. Tất cả đạo đức của con người đều lấy tình thương làm nền tảng. Thiếu lòng thương yêu thì đạo đức không thể có được. Mọi tôn giáo ít nhiều gì cũng dựa trên đạo đức để xây dựng giáo lý riêng cho mình và lấy tình thương yêu bác ái làm nền tảng giáo dục tín đồ của mình. Do vậy đã là con người thì chúng ta nên biết sống đạo đức. Có bao nhiêu đạo đức? - Hàng nghìn đạo đức.

    Đạo đức được định nghĩa là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ các loài vật khác; sống biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho các loài vật khác. Đạo đức phải thỏa mãn 3 điều kiện cùng một lúc, vắng một cái thì không thể gọi là đạo đức được.

    Lòng thương yêu chân thật là lòng thương yêu đa hướng, trải rộng bình đẳng đến muôn người không phân biệt thân sơ, muôn loài vật, cỏ cây, đất đá thiên nhiên. Lòng yêu thương một hướng là tình thương ích kỷ hẹp hòi cá nhân chỉ biết yêu thương người thân của mình mà không yêu thương người ngoài hoặc chỉ biết yêu thương ý kiến của mình bắt người khác làm theo mà không cần biết ý thích của người khác. Tình thương một hướng là tình thương đem đến đau khổ hoặc cho mình, hoặc cho người khác, hoặc cho các loài vật. Người có đạo đức là người sống với lòng thương yêu chân thật đa hướng.

    Tất cả đạo đức đều xuất phát từ lòng yêu thương. Do vậy lòng yêu thương rất quan trọng. Muốn thấy được lòng yêu thương thì lòng yêu thương phải được thể hiện qua hành động.

    (còn tiếp)
    Last edited by khúc dương; 11-08-2015 at 11:06 AM.
    Hồi đầu thị ngạn

  4. #404
    Vậy sống như thế nào để gọi là biết sống thương yêu?

    • Sống với tâm rộng lượng sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác và không bao giờ nhắc đến. Khi nhắc đến lỗi lầm, cái sai, cái xấu của ai thì đã đánh mất lòng thương yêu. Có những gia đình sống rất hay, họ không bao giờ nói cái xấu, cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai trong gia đình và ngoài xã hội, dù thấy biết nhưng họ sẵn sàng tha thứ và bỏ qua, xem như không có gì. Có một câu chuyện về gia đình của Jane White, mỗi khi cả nhà quay quần bên bàn ăn thì họ chẳng quan tâm đến việc ai phạm sai lầm gì. Họ lướt qua những lỗi lầm của nhau và vẫn vui vẻ tiếp tục sống. Không một ai mách tội ai, họ không bao giờ để ý xem ai phạm điều gì, để mách tội nhau. Gia đình White có 3 trai và 3 gái. Lần đó em gái Amy vừa mới lấy bằng lái xe hơi, nhân dịp đi New York chơi, các chị cho em lái xe và không ngờ em lơ đễnh và phản xạ của em còn chậm cho nên bị một xe tải đâm vào làm một người chị gái Jane chết ngay tại chỗ, còn Srah thì bi thương ở đầu, Amy thì bị gãy chân. Khi bố mẹ vào bệnh viện thăm, họ ôm hôm các con và khóc nói những lời nói động viên “các con còn sống là cha mẹ mừng rồi”, nói những câu vui đùa như không có chuyện gì xảy ra. Chẳng một lời trách móc nào. Chính nhờ vậy mà cô con gái tiếp tục sống vui vẻ, có sự nghiệp, cưới chồng và có một gia đình hạnh phúc. Thật là tuyệt vời. Qua câu chuyện tôi đã học được bài học từ gia đình Jane rằng việc đỗ lỗi cho ai vì bất cứ chuyện gì là không quan trọng. Đôi khi, nó chẳng có tác dụng gì. Đức này là đức Từ Bi Hỷ Xả.

    • Sống biết nhường nhịn. Luôn biết nhường phần của mình cho người khác; nhường niềm vui của mình cho người khác; nhường công lao của mình cho người khác; nhường phần thưởng của mình cho người khác; nhường chổ đứng xếp hàng cho người khác; nhường lối cho người đi trước; nhường đường cho xe khác đi trước; nhường chổ ngồi trên xe buýt cho người khác nhất là người lớn tuổi phụ nữ có thai và em bé; nhường chổ làm cho người khác; nhường cho người khác nói trước hay làm trước, khi ai cho cái gì đẹp, ngon, tốt thì mình nhường phần đó cho người khác, không tranh giành, v.v… Ví dụ: ai đó cho một cái máy, có nhiều người cũng muốn, khi biết vậy thì mình nhường ngay, không xin. Đó là mình đã có ý tốt biết sống nhường nhịn. Nhưng đôi khi lại không giống như vậy, mình thấy mình cần nên mình vẫn xin như mọi người, hoặc có thể mình không cần nhưng vẫn cứ xin để đem về nhà cho người thân hay người quen. Chỉ cần nhạy bén một chút là có thể sống biết thương yêu. Chỉ cần một sai lầm nhỏ là chúng ta đánh mất lòng thương yêu. Tâm tham của con người rất vi tế, chúng lý luận rất hay, xin đem về cho người khác cũng là tâm tốt, chúng sai bảo chúng ta mà chúng ta không biết. Ở đâu có lòng tham, ở đó sẽ không có lòng yêu thương, ở đâu có lòng yêu thương, ở đó không có tham. Đức này là đức nhường nhịn.

    • Dù mình có nghèo đói cũng đừng quên những người nghèo đói khác. Có một câu chuyện về những người đi làm từ thiện đến một vùng nghèo đói tại Mỹ, một lần cô Kathy nhận được điện thoại phải mang gạo đến vùng ngoại ô để giúp một gia đình đông con đã bị đói vài ngày. Cô Kathy chuẩn bị gạo, thức ăn và mang đi ngay. Khi mang gạo và thức ăn đến, nhìn người mẹ và đám con nhỏ trông hốc hác, xanh xao rất tội nghiệp. Thay vì khi nhận được gạo và thức ăn người mẹ nấu ngay cho mình và các con ăn, thì cô Kathy thấy người mẹ sớt một nữa phần gạo và thức ăn vừa nhận được chạy nhanh ra khỏi nhà. Khi trở về hỏi ra thì mới biết người mẹ đem phần gạo và thức ăn đó cho một gia đình khác cũng đang đói. Người làm từ thiện là người có lòng thương yêu, nhưng chúng ta thấy người mẹ này có lòng thương yêu thật tuyệt vời, trong cơn đói khổ sẵn sàng chia sẽ những gì mình có, không ích kỷ hẹp hòi. Thật là lòng thương yêu cao thượng. Đức này là đức hiếu sinh chia sẻ cao thượng.

    (còn tiếp)
    Hồi đầu thị ngạn

  5. #405
    • Khi đã khá giả thì chớ quên người khác xung quanh, giúp họ khá giả như mình, chứ đừng nghĩ cuộc sống của ai nấy lo. Khi tất cả mọi người xung quanh đều khá giả thì cuộc sống của mình sẽ vững chắc và lâu bền hơn. Có một câu chuyện về đợt thi quả bí ngô cân nặng nhất, một người nông dân trồng bí ngô cân nặng 50 lb đoạt giải nhất. Khi đoạt giải xong, mọi người khác xin hạt giống bí ngô của ông về trồng, ông đều cho và lấy làm vui vẻ. Một người hỏi tại sao ông không giữ lại hạt giống cho mình mà lại cho đi, rủi năm sao ông không đoạt giải nữa thì sao. Ông trả lời do cho đi những hạt giống này mà các ruộng bí bên cạnh đều là giống bí tốt, đến mùa ra hoa, phấn của các hoa bí bên cạnh bay sang ruộng tôi, mới giúp tôi có quả bí ngô to, còn nếu ruộng bí của hàng xóng bên cạnh có giống nhỏ hơn thì chắc bí của tôi cũng sẽ nhỏ như họ. Đây là đức chia sẻ.

    • Sẵn sàng chia sẻ những gì mình biết, những gì mình học được, những kinh nghiệm sống mà không hề giấu làm của riêng cho mình. Khi chia sẻ mình sẻ học hỏi thêm từ mọi người. Mình là người ích kỷ thì mọi người cũng sẻ ích kỷ lại với mình. Đó là đức chia sẻ.

    • Khi thấy của rơi thì hoặc để yên đó để người đánh rơi quay lại tìm thấy, hoặc lượm lên mang đến cảnh sát, hoặc tự mình đem trả lại cho chủ, không tham lấy một vật gì dù đó là một vali tiền. Khi tự tay mình đem trả thì không nhận phần thưởng nào. Đó là mình sống thật với lòng thương yêu. Đức này là đức ly tham.

    • Không tham lam trộm cắp của ai. Trước khi lấy vật gì thì nên xin phép, dù là một cây kim sợi chỉ, trái chuối, tờ giấy, in photocopy việc cá nhân tại công ty, gọi điện thoại riêng tại công ty, hái bông hay quả trước nhà hàng xóm hoặc trong công viên, hái quả của cây nhà hàng xóm thòng qua nhà mình, v.v… Khi biết sợ hãi từng lỗi nhỏ nhặt này thì chúng ta sẽ không bao giờ làm cho ai giận. Đức này là đức ly tham.

    • Sống không tham gia vào các trò chơi thắng thua, cờ bạc, chứng khoáng, cá độ. Bởi vì kẻ thắng thì gây thù oán, kẻ thua thì chịu khổ đau. Do biết vậy chúng ta không nên tham gia vào các loại trò chơi thắng thua để không phải làm khổ mình, khổ người. Đức này là đức ly tham.

    • Sống luôn biết sẳn sàng bố thí. Bố thí không chỉ tiền tài vật chất mà còn biết chia sẻ mọi thứ trên thế gian này khi có cơ hội, bố thí thời gian, công sức, lời nói ái ngữ, sự hiểu biết kinh nghiệm,… Ví dụ: Nhà trồng bông, người ngoài đi ngang nhà thấy bông đẹp, thích và hái không xin phép. Mình thấy vậy thì hãy lấy đó làm niềm vui, vì bông mình trồng đem niềm vui đến cho người khác. Nếu được thì nói ngay những lời nói yêu thương “nếu cô thích thì hái thêm về cắm trong nhà cho đẹp”. Nếu mình nghĩ rằng mình trồng bông chỉ để cho mình ngắm thôi, chỉ để cho mình hái thôi thì mình sống quá ích kỷ hẹp hòi. Còn khi mình luôn sống biết chia sẽ những gì đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất cho người khác, ai thích cái gì mình đang có thì mình luôn sẵn sàng cho đi, đó là mình sống biết đem niềm vui đến cho người. Khi người ta muốn cái gì mà đạt được toại nguyện thì ai cũng vui. Ngay khi khi biết người khác muốn gì mà mình đáp ứng ngay thì mình sẽ đem niềm vui đến cho họ. Đâu phải khi cho tiền người nghèo mình mới vui đâu. Ai biết sống yêu thương thì hằng ngày có hằng trăm nghìn cách để đem niềm vui đến cho mọi người. Đó là sống yêu thương. Khi các bạn sống yêu thương thì mới nhận ra rằng sao chúng đơn giản, dễ dàng, gần gủi đến thế mà mình đã bỏ qua và không biết từ bao lâu nay. Đức này là đức ly tham bố thí.


    (còn tiếp)
    Hồi đầu thị ngạn

  6. #406
    • Giúp người đừng tính thời gian. Đang giúp người thì giúp cho trọn, cho xong rồi nghỉ. Thấy người vẫn làm thì mình cùng làm cho xong, đừng nghĩ rằng đã đến giờ nghỉ phải thôi việc. Khi mình cùng làm chung với người cần giúp đỡ đến khi xong việc thì mình sẽ thấy sự vui mừng của họ. Đức này là đức bố thí.

    • Sống biết cho đi những gì mình thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất, kể cả hạnh phúc của mình cho người khác, không phân biệt thân sơ và kẻ thù. Nếu mình vui khi có những thứ thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất thì người khác cũng vậy, cho nên trước khi cho ai vật gì thì hãy lấy những thứ mình thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất và quí nhất cho người khác. Ví dụ mình thích uống nước trái cây thì hãy mời người nước trái cây thay vì nước lạnh, mình thích ăn trái cây thì hãy mời người trái tươi tốt ngon mà mình thích,… Như người mẹ thương yêu con cái luôn để giành những thứ tốt đẹp, ngon, mới, quí giá nhất cho con mình. Đức này là đức tôn trọng bố thí.

    • Mua đồ vật mà rẽ quá thì trả tiền thêm. Ở Việt Nam có nhiều người từ quê ra chợ thị trấn bán vài món rau hay trái cây vườn kiếm thêm tiền mua gạo. Họ bán rẽ hơn chợ và nhìn trông rất tội nghiệp. Có nhiều người mua thấy vậy khi trả tiền thì trả hơn một chút hoặc không cần tiền thối lại. Đó là một hành động sống thương yêu khéo léo thật là hay. Đây là đức bố thí.

    • Nếu có dư vật gì không dùng thì hãy cho đi, đừng để giành cất giữ. Biết có còn sống đến ngày mai không mà cất giữ làm gì. Có rất nhiều người đang cần những thứ ta có. Có rất nhiều cơ quan từ thiện sẵn sàng nhận những vật người khác cho để đem cho lại những người cần đến, hoặc bên Mỹ mỗi vùng có những website freecycle hoặc craiglist giúp cho mọi người tận dụng lại những đồ cũ hoặc dư thừa của người khác. Có thể đối với một người một vật là cũ hay vô dụng, nhưng đối với người khác lại là vật hữu dụng. Đây là đức buông xả bố thí.

    • Đừng nghĩ rằng vật gì cũng có thể bán, tiền bạc sẽ làm cho chúng ta đánh mất tình thương. Nếu có dư giả tiền của thì khi dư cái gì hay muốn thay đổi cái gì mới thì nên cho đi cái cũ, đừng nghĩ rằng bán rẽ còn hơn cho không, nhất là anh em trong gia đình thì không nên buôn bán dù đó là chiếc xe hơi hay căn nhà. Đây là đức hiếu sinh bố thí.

    • Dù cho người giàu hay người nhiều tiền cũng cần giúp đỡ, đừng đánh giá người qua hình tướng hay tài sản mà bỏ qua cơ hội sống thương yêu. Người nhiều tiền cũng lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, cũng bệnh, già, chết, cũng chỉ có hai tay… như mọi người khác. Người giàu là người sống biết đủ. Người nhiều tiền chưa chắc là người giàu vì họ vẫn thấy chưa đủ, luôn nghĩ cách tìm ra tiền. Đây là đức hiếu sinh bố thí.

    • Giúp người đừng sợ đêm khuya, mưa hay giông bão. Vùng nông thôn Bắc Việt có vài nhà có điện thoại. Một lần chủ nhà nghe chuông reo và được nhờ nhắn hàng xóm cách vài căn, tuy trời đêm hôm mưa lạnh, người chủ vẫn khoác áo vào đi gọi. Thật là tình nghĩa xóm làng. Đây là đức bố thí.

    • Sẵn lòng giúp chổ ăn chổ ở cho những thí sinh lên thành phố thi đại học, nếu có khả năng thì cung cấp chổ ở miễn phí cho sinh viên học đại học 5 năm và nếu có khả năng hơn nữa thì cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo. Có khi sinh viên phải lên thành phố thuê nhà để sống và học, nếu vì lý do gì đó không đủ tiền trả tiền trọ thì chúng ta thương yêu họ và cho họ sống nhờ đến khi có tiền rồi trả cũng được hoặc trả bao nhiêu cũng được tùy khả năng. Khi con người không còn bị nô lệ cho đồng tiền thì chúng ta thấy mình đem hạnh phúc và niềm vui đến cho bao nhiêu người hằng ngày. Đức này là đức hiếu sinh bố thí.

    • Khi đọc báo thấy có nhiều người bất hạnh nghèo đang bệnh tật cần tiền mua thuốc hay làm phẩu thuật, những vùng nghèo cần xây dựng hay thiếu thiết bị cho trường học. Nếu có khả năng chúng ta nên giúp ngay, đừng để cơ hội qua đi, để rồi đánh mất một cơ hội sống thương yêu. Đức này là đức hiếu sinh bố thí.

    • Có ai nhờ giúp việc gì thì đang bận hay tính làm việc gì cũng dời lại làm sau. Khi có ai nhờ làm việc gì là người đó tin tưởng mình, hy vọng vào sự giúp đỡ của mình, vậy chúng ta hãy sống thương yêu và đừng làm cho người khác thất vọng. Người có lòng thương yêu luôn sẵn sàng vui vẻ giúp người mà không bao giờ nghĩ rằng người khác lợi dụng lòng tốt của mình. Đây là đức hoan hỷ bố thí.

    • Có khi chúng ta cho ai đó mượn tiền hay mượn đồ vật mà trả chậm thì chúng ta cũng vui vẻ, đừng hối thúc hay hỏi họ. Ai cũng có lúc khó khăn, mình cũng có lúc như vậy thì chớ nên làm khó người. Nếu ai cho mượn tiền hay mượn vật gì thì nên nhớ rằng nếu chẳng may người mượn vì lý do nào đó không trả được thì mình cũng sẵn lòng cho họ luôn. Còn không tính được chuyện này thì thà không cho mượn vì khi gặp chuyện không may xảy ra thì tình cảm sẽ bị mất, kể cả anh em, bạn bè, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Có thể mình không nói ra nhưng người mượn cũng cảm thấy khó chịu. Đức này là đức tỉnh giác bố thí.

    • Sống biết yêu thương mọi người và các loài vật sống xung quanh mình. Loài vật nào cũng cần có sự sống, loài vật nào cũng phải kiếm ăn hằng ngày. Kiếm ăn rất khổ cực. Mình đây cũng phải khổ cực đi làm hằng ngày kiếm tiền mua thức ăn thì mọi người, mọi loài vật đều như vậy. Nếu có dư đồ ăn thì mình chia sẻ cho người khác, cho loài vật khác. Như vừa rồi trên TV có thống kê số tiền thu nhập của tổng thống Mỹ Obama trong đó ông có nhận 1.4 triệu đô cho giải Nobel, số tiền này ông tặng cho các quỹ từ thiện, ngoài ra còn một phần thu nhập của ông cũng đã làm từ thiện. Đức này là đức hiếu sinh bố thí.

    Hồi đầu thị ngạn

 

 

Similar Threads

  1. Nghe, thấy, ngẫm nghĩ...
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 65
    Last Post: 03-22-2014, 11:02 PM
  2. Nghe,thấy,suy ngẫm
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 30
    Last Post: 01-02-2013, 09:07 AM
  3. Nhứng điện thư để suy ngẫm
    By đất in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 1
    Last Post: 06-17-2012, 08:19 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:48 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh