Register
Page 2 of 163 FirstFirst 12341252102 ... LastLast
Results 11 to 20 of 1630

Thread: Bất kể

  1. #11
    Ghé vào chào mừng Uyên đã cất nhà mới ...và Chick chào quý khách của Uyên luôn nha!
    911, what's your emergency?

    Blog: http://married-chick.blogspot.com/

  2. #12
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    569
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post

    Không biết P và SH đã coi qua bộ phim “The Pursuit of Happyness” chưa? Trong đó, Uyên nhớ Will Smith nói với con trai, “Nếu con có giấc mơ, con hãy bảo vệ giấc mơ ấy. Đừng để bất cứ một người nào nói rằng con không thể thực hiện giấc mơ đó. Ngay cả Bố, con nghe chưa?”
    Nhờ internet hôm nay mọi người được biết đến "Bất Kể" ! Qua bất kể lại được biết điều ông W. Smith nói với con trai

    ... nghĩ lại ngày xưa khi tụi này lớn lên chẳng có giấc mờ gì hết , hay nói cho đúng là giấc mơ đã được bố mẹ mình mơ dùm cho mình , được sắp đặt sãn trong đầu của họ , nhà mình các bác làm lớn bọn mình sẽ được gửi đi học , được cho biết là khi đến tuổi 18 thì mình sẽ ở đâu đó , có thể là Đức để học ngành hóa học, nếu không cũng là Pháp . Mà như vậy cũng tốt thay vì phải suy nghĩ sau này mình sẽ trở thành cái gì , thì giờ đó dành để chơi cho thỏa cái tuổi đang sức lớn . Hồi xưa nếu con trẻ mà có ý nghĩ như Uyên hay Pensee trong nhà của mình ... thì nhất định sẽ bị gán cho cái chữ "TÀNG" ... Tàng mà hay phải không ?

    ... bây giờ mình chỉ là nhìn lại , điều may mắn là mình đang được sống với chính mình , thế mà lại hay đỡ phải tủi hổ vì nhiều cái .

  3. #13
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by Pet View Post
    Bạn con trai đang làm mơ ước hàng đầu của tôi. Tôi toàn tâm toán ý vì bạn ấy. Tôi chỉ mong bạn lúc nào cũng khỏe mạnh, bụ bẫm, vui vẻ, hồn nhiên như bạn hiện tại. Sau này khi lớn lên, tôi mong bạn làm được gì mà bạn thích và bạn hạnh phúc với điều ấy. Đó là tôi đã đạt được mơ ước lớn của đời tôi.


    Hi Pet. Không ngờ Pet cũng đã từng trong “hội chứng chọn trường theo cảm tính … lơ tơ mơ”. Xưa giờ Pet vẫn luôn là người trung thành nghe Uyên bất kể nhưng hôm nay, qua “vài hàng thay chỗ con trai”, Uyên mới có thể nhìn vào và biết thêm về Pet. Cám ơn Pet đã chia sẻ! Lời Pet êm ả nhẹ nhàng, uyển chuyển, Uyên đọc rất cảm tình và hi vọng Pet sẽ viết nhiều hơn.

    Hello Chick. Big, big hug.
    Và Chúc mừng sinh nhật đã qua của Chick!<:-P

    Quote Originally Posted by Camel
    Tàng mà hay phải không ?
    Hay! Tàng đi với Cà. Cà tàng! Cà tàng mà vẫn tốt.

    Anh Cà, thời thanh niên trai trẻ tuổi bị gán cho cái chữ “tàng” với Uyên là bình thường! Tuổi trẻ mà. Bồng bột, trăm triệu chứng gàn dỡ đua đòi và hay thay đổi sở thích. Có cha mẹ giúp, mình chọn lựa giấc mơ thì cũng tốt vì cha mẹ là những người đi trước, đã va chạm với cuộc sống bên ngòai và từng trải hơn mình thì hi vọng họ có chút kinh nghiệm qúy báu rút ra từ bản thân mà chỉ dẫn mình vào con đường mà sau này mình có thể nuôi thân, nuôi vợ và nuôi con (chó mèo nữa). Vả lại, thời … xưa của anh Cà ở VN, và thời bão giá hiện nay, một sinh viên tự kiếm tiền để nuôi bản thân ăn học kể cũng không nhiều. Cha mẹ, nếu có chu cấp cho mình, bị họ gán chữ tàng và … ép mình chút chút chắc cũng không sao ha.

    Chúc Pet, Chick, anh Cà, và bà con cô bác thứ tư vui vẻ.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  4. #14
    Biệt Thự Lan Huệ's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    822
    Cô Lan Huệ ghé mừng nhà mới của Nhã Uyên, mong luôn được đọc những bài tùy bút với ý tưởng và văn phong vô cùng đặc sắc và duyên dáng của Nhã Uyên.



  5. #15
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993


    Rất cám ơn chị Lan Huệ đã ghé qua với thằng chó điệu. (NU xin phép gọi chị vì trông chị LH chưa đến tuổi cô đâu. )






    Tuần rồi chỗ làm có fire drill – diễn tập cứu hỏa, phòng hỏa. Chữa lửa.

    Nói đến lửa, K, anh họ tôi, lúc còn nhỏ (chừng mười một tuổi), rất mê lửa. Anh có thể ngồi chiêm ngưỡng, dù chỉ là ngọn nến cây diêm, từ sáng tới tối. Giờ vẫn còn thế. Như bị thôi miên. Hình như con trai thì thích lửa. Tôi nghĩ cũng bình thường thôi. Anh K đã muốn làm một trong những đội viên chữa cháy. Dù thế, anh đã không tìm đốt chó đốt mèo hoặc làm điều chi phá họai như thế. Riêng có một lần anh bị Bác trai cấm phạt không được đi đá banh cuối tuần vì đã dám đánh quẹt cái bật lửa zippo thân yêu của Bác. Bác trai tôi quý cái cái bật lửa ấy lắm, dù trông nó cũ và thô kệch, nhưng là kỷ vật của một người đồng đội đã nằm xuống, sau nhiều ngày tháng cùng Bác ôm súng lội sông băng rừng …

    Có lần, Mẹ gửi tôi qua nhà Bác tôi vài ngày. Một hôm, Bác tôi có việc phải để anh em tôi ở nhà một mình. Bên ngòai trời tuyết và trong nhà thì lạnh. Thấy tôi nhảy tưng tưng và mặt nhăn khó khổ sở, anh hỏi sao thế. Tôi nói với anh K tôi không đi xì được vì mặt ghế toilet lạnh quá. Anh nói anh sẽ bắt lửa cái bếp lò đốt gỗ của nhà anh cho ấm. Nào hay đó là ý kiến dại khờ. Một trong những điểm chính Bác gái tôi luôn luôn dặn dò, nhấn mạnh với anh em tôi trước khi rời khỏi nhà là, "Không được đụng đến cái lò sưởi." Tôi lập lại điều này với anh K nhưng anh lại nói, “U đừng có lo. Mùa hè rồi Mẹ cho K cắm trai. K biết nhóm lửa.”

    Là một cậu nhóc, anh tôi hiểu rằng giấy và gỗ đều là vật liệu đốt tốt. Điều hữu ích này anh đã học được từ Boy Scouts. Anh ném vài khúc gỗ và một số báo vào lò. Báo cháy rụi nhưng gỗ thì vẫn chưa ăn lửa. Làm sao đây? Giải quyết của anh tôi là … cho thêm báo vào!
    Vì vậy, anh K chất thêm một xếp báo vào lò và dĩ nhiên, một mảnh lửa lớn bay xà ra trên sàn nhà. Cũng nên nói cái lò nhà Bác tôi đặt trên một một số gạch lót nối tiếp theo thảm phòng khách. Thấy lửa xẹt ra sàn, anh K lính quýnh lo sợ xếp giấy sẽ tung ra, sẽ dính vào tấm thảm và sẽ bắt lửa. Phải làm gì đây? Người thông minh lanh lẹ sẽ dùng que cời và đầy nó dưới bếp hoặc làm sao đẩy cho nó vào lại trong lò để nó cháy rụi đi. Nhưng họ hàng an em nhà tôi vốn không thông minh sáng dạ, anh K tôi nhặt ngay phần báo có mục thể thao lên và chạy như điên. Tôi thấy anh K chạy thì cũng hoảng hốt nối đuôi chạy theo sau, vừa chạy vừa hét, “Cháy! Cháy!”

    Anh K thì cầm tờ báo, giơ cao trên đầu và chạy đến lối ra gần nhất. Trông anh giống như một người cầm đuốc thế vận hội chạy qua các thành phố, khác ở chỗ người rước đuốc này là một cậu nhóc chưa đến 40kg, đầu hơi to, nét mặt kinh hoàng, và nó đang chạy qua căn nhà trống rỗng, chứ không phải qua con đường lót tiếng vỗ tay của quan khách hâm mộ hoặc ánh chớp từ camera của các phóng viên báo chí.

    Kẹt cái là lối ra gần nhất nằm trong phòng giặt ủi. Vì vậy, lúc ấy, không những anh K chạy với tàn lửa bay khắp nơi, mà anh còn chạy qua căn phòng dễ cháy nhất trong nhà. Hóa chất và vải. Tôi chắc chắn rằng nếu nhà Bác tôi lúc ấy mà có phòng chứa xăng và bình phun, thì thế nào anh K cũng đã chạy qua phòng đó rồi. Anh K chạy tới cửa, mở cửa, và ném tờ giấy ra ngòai, trên mặt tuyết. OK. Anh K đã thành công ngăn chặn khủng hoảng. Vì vậy, anh K bình tĩnh lại và quay trở vào nhà, với một vết bỏng trên tay. Không lớn lắm, nhưng chắc khá đau nên mặt anh nhăn nhó trông còn tếu hơn tôi không đi xì được. Anh xối nước lạnh lên vết bỏng trong lúc tôi lo lắng hỏi, “có đau không?”. Anh K chỉ lắc đầu. Sau đó thì anh em chúng tôi não nề nhìn căn nhà và biết chúng tôi phải mau mau thu dọn lại.

    Anh em tôi trở vào phòng giặt ủi và tìm tất cả các tàn tro. May quá không có gì bị thiêu đốt. Anh K dập tắt những gì còn cháy trong lò sưởi và bảo tôi kiểm tra tuyến đường rước đuốc chạy đến vinh quang lúc nãy của anh coi có còn mảnh tro nào xót lại hay không. Nếu Bác tôi mà tìm thấy có bằng chứng ấy, anh tôi thế nào cũng bị đòn bầm tím mông, phải ngủ đứng thôi.

    OK, nhà cửa sạch sẽ, không có bằng chứng gì về chuyện đã xảy ra. Hay. Anh K thóat nạn.

    Chiều đó Bác tôi trở về và câu hỏi đầu tiên của Bác tôi là, “cái mùi gì thể nhỉ? Mầy chơi với lửa hả K?”

    “Dạ không, thưa Mẹ. Con nào dám cãi lời Mẹ yêu dạy. Mẹ hỏi cái Uyên đây. Phải không Uyên?”

    Bác tôi nhìn anh K nghi ngờ. Anh tiếp, “Con chỉ thắp một ngọn nến lung linh dịu dàng trong lúc đọc Truyện Kiều Chú giải của Vân Hạc Lê Văn Hòe cho cái Uyên nghe thôi, Mẹ ạ!”

    Thóat! Bác tin lời anh K. Anh em chúng tôi thóat đòn. Bác không biết chỉ hai tiếng trước đây, anh tôi súyt đốt cháy mái nhà khiêm tốn thân yêu thành một đống than hồng. Một tiếng sau nữa, khi cả gia đình đều có mặt ở nhà và đang ăn tối, Bác tôi hỏi, “Cái gì trong tóc con thế kia, K?”

    “Gì hở, Mẹ?”

    “Trong tóc con có cái gì đó.”

    “Có gì đâu, Mẹ.”

    Bảy tuổi, tôi vốn còn thật thà, nên đã nói, “Có, có mà anh K. Màu trắng trắng.”

    Bác tôi đứng lên và đi đến coi kỹ hơn. “Trời! Cháy xém. Tóc mày cháy xém! Mẹ dặn mày không được đốt lửa mà mày lại đốt, có phải không, thằng K?”

    Đúng vậy. Và chính lúc ấy anh K tôi hiểu rằng, bất cứ việc gì anh làm, dù anh có tìm cách nào che dấu, Bác tôi trước sau gì rồi cũng biết.

    Và đấy là bài học cho tôi luôn. Không ai biết mình bằng mẹ mình. Họ sẽ tìm hiểu. Không hiểu bằng cách nào, nhưng họ sẽ biết. Anh K tôi biết rõ điều đó. Anh là cái thằng tinh ranh đã đã đốt xém tóc mình. Thậm chí, nếu mà anh đã không đốt cháy tóc, Bác tôi cũng sẽ biết.

    Tôi nghĩ hôm đó là lần cuối cùng anh K muốn trở thành một lính cứu hỏa. Sau này, anh K chỉ muốn làm … khỉ cùi bép.


    Happy Thanksgving!
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  6. #16
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Khi phải vào bếp nấu nướng cho nhiều người, tôi rất dễ lay vào tâm trạng lo âu. Vì thế, để lên tinh thần, tôi thường nghe loại nhạc kích động của Mỹ hoặc nhạc rap của Pháp. Nghe các đại ca Tây cố lấy giọng sao cho oai và du côn khiến tôi mỉm cười. Đáng ew lắm. Giờ thì đang nghe Maksim chơi Exodus. Những đọan ngựa chạy và Maksim phất tay áo trông rất dramatic nhưng nếu bớt phần instruments thì tôi chắc sẽ thích nhiều hơn


    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  7. #17
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Những ngày qua trộm nghe các câu chuyện và lén nhìn hình cưới thật đáng yêu và đầy kỷ niệm của các chị em khiến tôi cũng nhớ lại một cái đám cưới. Thật ra cái đám cưới này đáng quên hơn là đáng nhớ. Đó là đám cưới của G, anh họ tôi.

    Anh G cưới vợ cách đây cũng đã hơn 12 năm. Cả gia đình tôi đến New York City để dự đám cưới; và cái cuối tuần đó kỳ quái đến khó tin và thê thảm đến khó tưởng.

    Lúc đó Mẹ tôi ở South Carolina và tôi tá túc ở Washington D.C. Thứ sáu tôi và em gái tôi, T, lái 5 tiếng đồng hồ từ D.C đến hotel của chúng tôi bên NYC. Khi chúng tôi check-in thì có thư tín nhắn cho chúng tôi ở front desk. “Gọi Mẹ -- Gấp.” Nên tôi gọi ngay và hỏi Mẹ chuyện gì, ạ? Thì ra sáng sớm hôm ấy Mẹ tôi gọi cho Air South để kiểm chứng chuyến bay cho ông nội, bà nội, và Mẹ (họ sẽ bay đến NYC trên chuyến bay sáng sớm hôm sau vào lúc 7AM). Không có ai trả lời khi Mẹ gọi, ngòai tin nhắn lại từ telephone thông báo rằng Air South đã phá sản và tất cả mọi chuyến bay đều bãi bỏ. Đám cưới của anh G sẽ cử hành 24 giờ sắp tới, nên tất cả ông, bà, và mẹ tôi phải leo lên chiếc station wagon tối hôm đó và lái từ South Carolina – 15 tiếng – sang New York. Cũng nên nói, ông bà nội tôi đã ngòai 70.

    Thứ bảy, em gái tôi và tôi thả bộ vào Metropolitan Museum of Fine Arts. Chúng tôi đến đấy vào khỏang trưa thì ông bà nội và mẹ tôi cũng vừa đến hotel. Tôi nhắn họ ra ngòai gặp chúng tôi để cùng ăn trưa. Ăn trưa xong chúng tôi dạo thêm vài vòng trong museum, và sau đó, khỏang 3:30PM, thì chúng tôi trở về hotel để chuẩn bị cho đám cưới. 4PM, Linh, một người chị họ bà con, gõ cửa. “Hey!” Linh vừa nói vừa đi vào phòng và bắt đầu thay vào bộ váy dạ vũ của chị. Và không hiểu làm thế nào mà, 5 người phụ nữ chúng tôi (Bà Nội, Mẹ, T, Linh và tôi), lại tươm tất xong xuôi khi taxi đến lúc 5PM. Lễ cưới nằm bên Long Island, cách chỗ chúng tôi ở 1 giờ lái xe.

    Chúng tôi được anh G, bác trai và bác gái của tôi và cơ dìn K (em trai của G) và gia đình của đàn gái, luôn cả cô dâu Quỳnh Lan tiếp đón! Có buổi chụp hình trước lễ cưới nên QL một tay túm váy cưới, tay kia cố cắm lại những chiếc bông đã xổ ra khỏi mái tóc, diễu hành quanh quanh và trà trộn với khách mời. Mắt chớp chớp vì không quen với hàng lông mi ny lông. Lễ cưới thì tôi không hiểu đấy là lễ kiểu Việt hay kiểu Mỹ. Đám cưới được tổ chức ngòai trời và họ bảo chúng tôi hãy tự nhiên lấy chỗ ngồi (open seatings, như trên Southwest Airline). Nên chúng tôi, gia đình và họ hàng đàng trai, ngồi phía trước trong hai ghế đầu bên phía tay mặt. Nhưng rồi bên đàn gái không hiểu vì lý do gì lại quyết định ngồi với chúng tôi, cho nên 4 hàng ghế đầu bên phía đàn gái bỏ trống trơn. Lễ cưới kéo dài đâu đó chừng 10 phút – chỉ làm theo thủ tục luật pháp mặc dù có mặt một ông cha ở đấy. Vị ấy trông chẳng mấy nhiệt tình, chỉ làm cho có làm, rất máy móc.

    Rồi cặp trai gái ấy thành vợ thành chồng, và kế đến là buổi reception. 9PM, đói và mệt, chúng tôi vừa ngồi vào bàn thì họ bắt đầu "first dance"! Ly tách kêu leng keng leng keng. Kiss kiss. Thức ăn được đưa ra cách nhau 45 phút . Thức ăn chẳng có gì hấp dẫn, và họ dẹp hết những tách vang của chúng tôi. Chúng tôi chỉ còn ly nước để uống với thức ăn, nếu chúng tôi không muốn tự vào bar lấy thức uống. Họ tiếp tục cụng ly và tiếp tục nhảy, tất cả các bài hát trong những phim hoạt hình Disney được mang ra trình bày: The Whole New World, Beauty and the Beast, The Lion King, etc. Họ cũng mang ra những bài "hip", kể cả bài karaoke được yêu cầu nhiều nhất "I Will Survive." Bài hát ấy có phần không hợp cho đám cưới, có đúng không ? (Out of the door...'cause you're not welcome anymore...) Và có một cặp trung niên kia nhảy không ngừng nghỉ. Họ bắt đầu bằng những bước ballroom lả lơi; lúc đầu trông họ nhảy cũng hay hay, vì họ nhảy rất điêu luyện và nhịp bước ăn khớp nhau. Nhưng rồi chúng tôi để ý họ đã nhảy đi nhảy lại cũng những bước giống nhau, bất kể thể lọai nhạc hoặc nhịp nhạc – disco, tango, cha-cha, show tune, De Pache Mode … Vâng, họ đã khiêu vũ theo De Pache Mode. Tài thế đấy!

    10PM. Chúng tôi đói queo. Tôi bắt đầu ngủ gật. Tôi xin chị waitress một tách café. Chị nghiêm nghị nói KHÔNG, tôi không thể xin café, rằng ở đây họ có một "hệ thống”, hệ thống không mời café hoặc trà trước bữa ăn. Tôi sững sờ. Chẳng nói năn được gì. Trong sự sững sờ và thất vọng, tôi bèn lê ra bar rượu và gọi ba xi đế cho ông Nội và tôi.

    Chưa hết. Anh họ G có căn apt hai phòng ngủ ở Manhattan. Ban đầu thì họ tính sẽ vào hotel sau buổi tiệc tiếp tân, nên bác trai và bác gái của tôi mời ông bà nội của tôi tới đấy ở lại với họ (hai bác của tôi) vì có hai phòng. Nhưng hai hôm trước khi ông bà nội của tôi đến, bác trai của tôi gọi và nói ông bà tôi nên kiếm chỗ ở khác đi. G và QL thay đổi dự tính và sẽ trở lại căn apt, nên không còn chỗ ở nói dành cho ông bà tôi trước đây nữa. Ông bà tôi và Mẹ tôi giận lắm (ông tôi không nói gì) về cách xử sự này. Bác gái và bác trai tôi cũng chẳng nói năng gì với Mẹ tôi về chuyện ấy, mà mẹ tôi là người sắp xếp mọi chuyện đi lại của ông bà nội tôi. Tôi cũng giận hai bác tôi. Họ đã không đủ tử tể để sắp xếp chỗ ở khác cho ông bà nội tôi, mà ông bà nội tôi thì đã lặn lội từ Rome để dự đám cưới con trai của họ. Lúc ấy hai bác tôi ở NY và việc kiếm hotel cho ông bà nội tôi đối với họ không khó gì nhưng họ lại nỡ để mặc cho hai cụ già (không biết nói một tiếng tiếng Anh) giữa đường giữa chợ hai ngày trước khi họ đến! Mẹ gọi cho tôi và tôi nói để ông bà nội ở với chúng tôi. Anyway, vì vậy, đêm tân hôn bác trai và bác gái của tôi lại ở chung chỗ với cô dâu và chú rễ. Thú thật, cá nhân tôi, đêm tân hôn chắc chắn sẽ không bao giờ ở chung apt với bố mẹ của tôi nằm bên phòng kế bên. Tôi thật không hiểu tại sao anh G và chị QL của tôi đã nghĩ như vậy nữa!

    Hôm đó có lẽ đã có lúc có nhiều người khó chịu nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Vui vẻ cả làng.
    Last edited by Nhã Uyên; 12-02-2011 at 06:23 AM.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  8. #18
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Mùa này vẫn còn lựu. Tôi rất thích hạt lựu. Ăn hạt lựu gần giống như được ăn đồ châu báu. Có người sẽ muốn cạy miệng, bắt mình phun ra những đôi bông tai rực đỏ ấy, nhưng vì nó quá đẹp … quá long lánh … nếu mình không cho nó vào chè cho bắt mắt, thì cũng muốn đưa nó vào mồm nhai cho tốt lúa…

    Thích lựu đến đỗi hôm ghé nước cộng hòa gà tây thấy lựu bày ở đâu là phải tới mua một quả ... và được nụ cười nửa môi trong ảnh thứ nhất (chỉ mua một). Bức thứ hai thì mình chơi ăn gian, chụp lén lúc Bác quay nói chuyện với đệ tử.

    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  9. #19
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Theo truyện cổ tích của một xứ đầy gió, quả lựu là trái tim của một ông "thần lang thang." Mỗi cái hạt lựu là một "mảnh tình" ông thần đó lấy đi của những kẻ "dễ tin." Người ta ăn quả lựu để tìm lại cái mảnh đã bị lấy đi ấy.

    Theo tín ngưỡng dân gian của người Trung Hoa thì các cô gái muốn có con sẽ ăn thật nhiều lựu. Có nhẽ là thật, vì dân số của họ đã lên đến những một tỉ tư.

  10. #20
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    . Tôi rất thích hạt lựu.
















    ...tôi cũng thế .
    ( trông giống như hồng ngọc )




    Thân chào chị Nhã Uyên !
    tì nh nhị hồ vẫ n yêu â m xư a .
    ư ưư aâẫââ m u

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:17 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh