Register
Page 7 of 8 FirstFirst ... 5678 LastLast
Results 61 to 70 of 76
  1. #61



    Mời đọc Cung Tích Biền viết sau lần gặp Hữu Loan.
    từ email...




    Nhà Thơ Hữu Loan,
    Lần Gặp Mặt

    Cung Tích Biền

    Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc “gặp” lẫn “gỡ” này, cái đinh đóng vô đầu, vui ít buồn nhiều.Vui, là gặp được những người mình từ lâu mong đợi gặp. Lại khá bàng hoàng khi đụng phải những nhà văn nhà thơ từng là các tác gia được “vang bóng một thời”, nay trở thành những cán bộ tuyên truyền, “Nói mãi không thôi những điều dân miền Nam nghe muốn ói”.

    Thật hạnh ngộ khi chúng tôi được gặp nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, cùng một số vị trong vụ án Nhân văn – Giai phẩm, những năm từ 1957 về sau, trên đất Bắc.


    Những người bị chế độ đương thời bắt bớ, tù đày là hầu hết những trí thức, văn nghệ sĩ có chủ trương, qua tác phẩm công khai của mình trên báo chí, mục đích chống lại đường lối cai trị độc đoán, đàn áp tư tưởng, thủ tiêu quyền tự do sáng tác.


    Nhớ, hôm gặp nhạc sĩ Văn Cao trong một đêm nhạc Sài-gòn chào mừng ông. Ông sinh năm 1923, lúc chúng tôi gặp ông, ông chỉ vừa độ tuổi 60, nhưng quá gầy yếu, mái tóc đã trắng phau, lưng còng, trông như một cụ già gần chín mươi tuổi. Ông rất vui, lại đầy nước mắt, khi nghe-nhạc-của-mình-được-hát, khi được trao những bó hoa với đầy lòng thương yêu và kính trọng của người Sài-gòn.

    Lại gặp quý ông Phùng Quán, Hoàng Cầm, Đoàn Phú Tứ tác giả Màu Thời Gian... mỗi ấm áp, cùng uống cốc cà phê, nghe chuyện. Hóa ra, quý vị ấy rất “giàu chuyện”, tuy dài dặt cuộc đời bị quản chế tư tưởng, cơ cực về đời sống, gian lao trong hành xử một xã hội bị bao vây, tưởng đã “hết chuyện”.



    Nhà thơ Phùng Quán gầy ốm nhưng khí lực chừng rất mạnh mẽ. Ông rất trân quý những gì là tài sản văn hóa, trí tuệ, tinh thần của Miền Nam. Nhưng ông có cái thói quen gần như một quán tính, lúc ngồi trò chuyện ông thỉnh thoảng đảo mắt nhìn quanh, lo lắng. “Chừng như sau lưng, hay bàn kế cạnh có ai đó theo dỏi lời nói, tư tưởng, hành tung của mình”.



    Phùng Quán, ông lớn hơn tôi bốn tuổi. Tôi đã thuộc nằm lòng bài thơ Lời Mẹ Dặn của ông từ 1960, khi thơ văn của Nhân văn – Giai phẩm được phổ biến rộng rãi tại Miền Nam:


    “Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”.

    ***0***


    LỜI MẸ DẶN
    PHÙNG QUÁN

    Tôi mồ côi cha năm hai tuổi Mẹ tôi thương con không lấy chồng Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

    Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ Ngày ấy tôi mới lên năm Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
    Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc - Con ơi trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật.
    - Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc.Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu.
    Từ đấy người lớn hỏi tôi:
    - Bé ơi, yêu ai nhất? Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
    - Bé yêu những người chân thật.
    Người lớn nhìn tôi không tin Cho tôi là con vẹt nhỏ Nhưng không! những lời dặn đó In vào trí óc của tôi Như trang giấy trắng tuyệt vời. In lên vết son đỏ chói.
    Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi Đứa bé mồ côi thành nhà văn Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
    Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu.
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật Chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
    (1957)


    ***0***


    Và, lúc đối diện ông tôi cũng liên tưởng, ngỡ ra nỗi lòng đau, qua lời thơ của nhà thơ Trần Dần:
    Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
    Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
    Bỗng nhói ngang lưng
    Máu rỏ xuống bùn
    Lưng tôi có tên nào chém trộm?”


    **


    Sau tháng Tư 1975, trước khi nhà thơ Hữu Loan có dịp vào Nam, đã có một số thân hữu từ miền Nam ra Bắc thăm ông. Khó thể mô tả cảnh nghèo khó của gia đình ông thuở ấy, lại khó thể hình dung ra cái tình cảnh cô đơn của một Hữu Loan bị chính quyền cô lập trong bao nhiêu năm.


    Ông vào thăm Sài-gòn khá muộn màng, có thể do điều kiện kinh tế quá khó khăn.


    Quán cà phê vườn khá rộng. Khi Duy Th. đưa Hữu Loan tới, quanh bàn chúng tôi đã có Tô Kiều Ngân, Bùi Giáng, mấy anh em văn nghệ, có cả một lúc có hai cô, Huyền Tr. và Thúy V. một cô là ca sĩ, một kia đang là diễn ngâm thơ cho đài phát thanh, trong các chương trình thi ca.


    Bùi Giáng ngạo nghễ. Hữu Loan, thoạt nhìn như một pho tượng. Sạm một màu đất nung. Khuôn mặt chữ điền, tóc dài, trán rộng, sống mũi thẳng, cao.
    Tôi nghiêng người chào ông.Ông nở nụ cười. Một nụ cười cẩn thận, nói rằng thân thiện là chưa đúng. Một cái bắt tay của giao tế, dè chừng. Sống ở miền Nam, sau cơn dâu bể, nay gặp anh trở về, gặp chị ngoài kia vô, chào một nhà văn xứ Bắc vừa chạm mặt, tôi nhận ra tất cả họ đều có một hành xử khá giống nhau.
    Luôn nhìn quanh, ưa quay nhìn lui sau lưng. Nói ít, nói nho nhỏ. Cẩn trọng, đề phòng. Lâu ngày thành thói quen, trong một chế độ không thể “Trong bụng có gì ta có thể nói ra thế ấy”.
    “Khó thể thật tình tỏ lòng với nhau, thì phải nói khéo, nói dối để che chắn sự thật, đậy nắp cái cốt lõi sự việc”. Mèo phải nước sôi phải biết sợ cả nước lạnh.
    Hữu Loan có khác.Ông chừng là một bậc tiên đang bị đọa đày xuống cõi trần.Trong đau đớn tột cùng hãy còn phảng phất cái thanh cao. Bắt tay nhau, tôi chạm phải một bàn tay thô tháp. Những ngón to, cứng. Gân nổi trên lưng bàn tay. Sau này biết, đôi bàn tay ấy từng đẽo đá, từng đẩy xe cút kít, xe thồ, ròng rã mấy mươi năm, để sống qua ngày, nuôi vợ con trong tình thế một nhà thơ bị vây khổn, bị khủng bố, cái giá treo cổ là không vô hình. Tất cả là bóng tối, thất nghiệp cả nhà, đói khát, cơ cực. Là cả hoạn nạn thời thế, cách ly, nghiệt ngã.

    ***

    Hữu Loan, dù gặp mặt ngay đây, cầm bàn tay ấm áp giữa lòng tay, ông vẫn là một huyền hoặc, với tôi. Như một truyện kể xa lơ, từ thưở tôi còn trẻ thơ, thời chiến tranh Việt-Pháp. Chín tuổi, tôi học thổi sáo, đàn mân-đô-lin từ người anh ruột, học thêm lý thuyết từ thầy Lê Khắc Bạc, học ghi-ta với anh Hàn Vĩ, về sau tập kết ra bắc anh là một phó khoa tại Nhạc viện Hà Nội. Theo các anh chị đánh đàn ca hát, tôi ngây thơ mê muội, nhỏ nhoi như con tằm trong nong nia, lẫn lộn với lá dâu xanh. Nhưng thuở ấy tôi đã nghe, chỉ biết nghe, chưa đủ hiểu để cảm bài thơ Màu Tím Hoa Sim của ông.

    https://www.youtube.com/watch? v=cqkVjSBwXp4


    Thời ấy, những năm đầu khởi chiến, mọi thứ còn hoang mộng. Cả thảy một tình yêu nước nồng nàn, toàn dân một tình cảm ngây thơ trước những mưu đồ chính trị. Sinh hoạt xã hội, ý thức hệ đối kháng, chưa từng cay nghiệt như tháng ngày nội chiến về sau. Thưở ấy, ảnh hưởng một nền văn hóa cũ hãy còn. Văn thơ, là Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo của Tự Lực văn đoàn, là Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính... âm nhạc với Thiên Thai, Suối Mơ, Giọt Mưa Thu, Trăng mờ bên suối, Trương Chi...

    Cách sống văn hoa lãng mạn của một lối sống trí thức tiểu tư sản hãy còn in đậm. Những cụm từ ngày nay đã trở nên sáo mòn cũ rích, nhưng buổi ấy là những “thanh âm” gợi cảm, gây mê cho bao thanh niên nam nữ trên đường trường chinh, những “Chiều biên khu, trấn thủ lưu đồn, sương biên thùy, chinh phu, chiến bào, sơn khê…”


    Thấp thoáng dưới ánh trăng thôn dã là những bản nhạc chép tay chuyền cho nhau, Dư âm, Nụ cười sơn cước. Tiếng hát Sông Lô. Cung Đàn Xưa, Làng Tôi…Những thơ, Tây Tiến, Đôi Bờ..Và, đã có Màu Tím Hoa Sim.
    Quê tôi, nơi tôi chào đời, làng Văn An, những đồi nương thuở ấy hãy còn man mác rừng nối rừng sim. Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim, đã bồng bềnh hình bóng, đã vang động rất xa tình thơ trong tôi.Một sưởi ấm xanh lơ.
    Bây giờ ông đang trước mặt. Với ly cà phê đen.bữa nay tôi có cái để mà Nhớ Lại, để được Ngắm Nhìn. Hữu Loan, Ông từ đâu tới!


    **Cùng một bàn. Những tách cà phê đã vơi. Sắp mời ông đi tiệc tùng buổi trưa đây. Nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gần gũi hơn, dù ông chỉ lắng nghe, ít phát biểu. Ít cả nụ cười. Ông được đón tiếp nồng hậu. Bùi Giáng khinh bạc nhưng rất mực yêu mến những tài năng, từng rất mê đắm Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà. Lúc này, Bùi Giáng nhìn Hữu Loan một cái nhìn trôi nổi, một ánh mắt có thể gọi là thơ dại, trong ngần như ánh trăng.
    Thường khi ngồi uống rượu hay cà phê cùng anh em Bùi Giáng chỉ ngồi một lúc rồi đứng dậy đi nghêu ngao, ra đường chặn xe cộ, đùa chơi. Có khi biến mất luôn chẳng chào chia tay một ai. Hôm nay, Sáu Giáng ngồi rất lâu. Bùi Trung Niên Thy Sỹ một thời trẻ chăn dê nơi núi đồi Quảng Nam, là rất đắm đuối với “Lá hoa cồn”, cùng “Đồi sim trái chin”.


    Trò chuyện với Hữu Loan, mến ông là một người khá hiểu biết về văn chương, học thuật. Dễ là chốn tri âm, tương phùng. Có thể do ông là người có học hành tử tế, trưởng thành vào thời kỳ nước nhà còn lưu giữ những nền móng đạo lý, những thứ vốn văn hóa quý hiếm của giống nòi.


    Gặp ông, ngoài những chia nhau nỗi oan giữa đời, còn là một điều khá thú vị, vì chúng tôi có một cái thói, rất “thoái trào” trong thời đại “cơm áo gạo tiền”, là lúc chung trà chén rượu cùng nhau, chỉ rặt bàn luận văn chương, triết học, âm nhạc nghệ thuật..


    **Một ngày gặp gỡ. Bữa trưa uống một trận bia. Chiều đưa ông thăm chơi đó đây. Buổi tối ghé một quán vườn, rất đông anh em. Sáng hôm sau ông ghé tôi. Chúng tôi cùng uống cà phê, ăn sáng. Nhà tôi ngay đường Nguyễn Huệ nên nhà hàng Givral cũng gần. Xem thực đơn, ông nói, “Tôi không biết gọi gì, anh gọi dùm”.
    Tôi gọi cho ông ly cà phê sữa, bánh mì vuông, một đĩa thịt nguội, patê, xúc xích. Lúc này chúng tôi cũng đang túng thiếu, nhưng tiếp ống phải “bề thế” tí chút. Chẳng lẽ mấy mươi năm ông nhai củ mì ngoài Bắc, giờ này tôi mời ông mấy củ khoai lang trộn bo bo!
    Tôi nhường ông ngồi ghế bên trong, nhìn ra đường, quang cảnh góc đại lộ Lê Lợi và Tự Do. “Sài-gòn nó to rộng thế đấy”. Bên kia là Continental khách sạn thuộc loại cổ nhất Sài-gòn, nhà Hát Tây [tòa nhà Hạ nghị viện thời Cộng Hòa], khách sạn Caravelle. Ông mãi nhìn cảnh đẹp bên ngoài, lại nhìn đĩa thịt nguội. Chừng không muốn ăn. Tôi giục ông ăn chút gì kẻo đói bụng. Ông nói:
    “Anh cho tôi nhìn một hồi đã.Bao nhiêu năm tôi mới thấy cái món lạ lùng này”.


    Ông ăn một cách khó khăn. Chừng từ lâu không quen với dao nĩa. Tôi gọi một đĩa tương tự rồi bốc mà ăn, ý hô hào ông cùng bốc mà ăn.

    Nhìn ông, tôi lại nhớ nước mắt của ông buổi sáng hôm qua. Lúc trò chuyện, tôi nói nhỏ với Thúy V. “Em nên ngâm bài Màu Tím Hoa Sim của chính Hữu Loan để tặng ông”..


    Trong quán có cây đàn ghi-ta.Vũ D. đệm đàn.Tô Kiều Ngân rút cây sáo trúc “nhà nghề”, dìu giọng người ngâm thơ. Giọng Thúy V. mượt mà, khá trử tình. Nghe ngâm thơ của mình, từ mấy mươi năm bị chế độ cấm hát trên đất Bắc, Hữu Loan ngậm ngùi. Bất ngờ ông bật tiếng khóc.
    Khuôn mặt như một phiến đá chỗ lòng suối cạn. Khó lòng thấm nước.Nhưng những hạt trong vắt cứ trôi xuống má.Ông có vẻ sờ soạng. Một bàn tay thò vào túi. Không có gì. Hai bàn tay thô tháp chỉ run run, ông kéo cái chéo áo ka-ki màu chàm, vải nhám, chừng cũng bẩn do mặc lâu ngày, đưa lên lau nước mắt.
    Từ rất lâu, ông không có khăn tay. Nghe rằng lúc đẽo đá, những khi lao động cực nhọc, ông chỉ có một tấm áo cũ, rách không còn dùng được nữa, giờ dùng làm tấm khăn quàng vai, để lau “cái suối mồ hôi thân mình”.
    Những giọt nước mắt hiếm hoi ấy, là của ai vậy?
    Của một người yêu nước, từng tham gia cách mạng rât sớm. Mặt trận Bình dân 1936.Phong trào Việt Minh từ 1943. Là Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn, tháng 8-1945.Rồi, Ủy viên văn hóa tỉnh Thanh Hóa.Là, anh bộ đội trong Đại đoàn 304. Về Hà Nội 1954, đất nước tuy chia đôi, nhưng buổi ấy là thời ngưng tiếng súng đôi bên, Hữu Loan lại cầm but, tại báo Văn Nghệ.
    Là ai khóc vậy?Là tác giả một bài thơ khá nổi tiếng. Ngay trên đất Bắc, nơi tác giả của nó đang dâng cả một đời mình cho đất nước, đang tận tụy phục vụ, thì bài thơ ấy bị cấm hát, cấm lưu hành dưới bất cứ hình thức nào. Lý do, một tác phẩm tiêu cực, ủy mị, thiếu tính chiến đấu, chẳng Hồng không Chuyên.
    Lại lạ lùng, ngay tại Miền Nam Cộng Hòa, đất thù của phương Bắc, bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc qua nhiều tựa đề khác nhau, năm này tháng khác, đã hàng triệu người nghe. Dzũng Chinh [Những đồi hoa sim], Phạm Duy [Áo anh sứt chỉ đường tà], Anh Bằng [Chuyện hoa sim]. Duy Khánh - Song Ngọc [Màu tím hoa sim], Thu Hồ [Tím cả rừng chiều]…
    Lịch sử, Người nước tôi, như tự sơ nguyên đã cài lắp những triền miên nội tình thù nghịch lẫn nhau, chẳng phép màu nào có thể hòa/hóa giải. Cho tới nay, vẫn là một chờ đợi khó khăn: “Giờ phán xét cuối cùng”.
    Nhân văn – Giai phẩm. Nhà thơ Hữu Loan qua đời vào trung tuần tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 94 tuổi. Phùng Quán ra đi ngày 22 tháng 1 năm 1995.Trần Dần mất ngày 17 tháng 1 năm 1997.Cùng những ngày của mùa xuân. Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, và nhiều nữa...những thành phần trụ cột của Phong trào “Đi Tìm tự do tư tưởng, đòi hỏi nhân quyền”, là đỉnh cao của văn hóa, cội nguồn, nay đã ra người thiên cổ.
    Thiên cổ, là Bên Kia của hiện thực bên này ư? Bên kia, ai có nhớ về. Hoài niệm, bảo tôi nghĩ và viết những dòng này.


    Cung Tích Biền






  2. #62


    Vận mệnh tương thông, lý tưởng tương đồng ?



    Sống bên cạnh một người hàng xóm lâu đời mà thế hệ nào cũng muốn chi phối cả xóm, thậm chí làm chủ cả làng, thế hệ nào cũng muốn mở rộng mảnh đất của họ và trong quá khứ, gia tộc của chủ căn nhà lớn từng dùng đủ thứ thủ đoạn để nuốt chửng hàng xóm, thay vì phải hết sức cẩn thận, khôn khéo, “tề gia” để tự bảo vệ nơi cư trú cho gia tộc của mình, chủ căn nhà nhỏ hiện thời từng dựa hẳn vào chủ căn nhà lớn để đánh, đuổi anh em của mình ra khỏi nhà.

    Khi giành được quyền kiểm soát căn nhà, chủ căn nhà nhỏ vừa liên tục bày tỏ sự biết ơn chủ căn nhà lớn đã giúp sức cho mình “đá gà cùng một mẹ”, vừa cấm con, cháu đề cập đến những xung đột giữa tổ tiên, ông bà hai bên vì mâu thuẫn nhà, đất trong quá khứ…

    Tuy nhiên sự phi lý chưa ngừng ở đó. Dẫu không từ dịp nào để chứng minh mình là “láng giềng tốt”, rằng mình luôn tâm niệm “vận mệnh tương thông, lý tưởng tương đồng” với chủ căn nhà lớn nhưng thỉnh thoảng, chủ căn nhà nhỏ vẫn bị chủ căn nhà lớn “bạt tai, đá đít”.

    Lạ, là chủ căn nhà nhỏ không thay đổi… lập trường và cách hành xử.

    Sống trong cảnh hôm qua bị chủ căn nhà lớn chiếm mất góc vườn này, hôm nay bị chủ căn nhà lớn sai con, cháu mang rác sang đổ giữa nhà mình,… một số đứa trong đám con, cháu của chủ căn nhà nhỏ thắc mắc, phản đối. Đám đó bị chủ căn nhà nhỏ gom hết, xếp hết vào loại “nghịch tử”, bị “giáo dục” bằng những biện pháp nghiêm khắc vốn chỉ dành cho kẻ thù. Muốn được yên thân, con cháu của chủ căn nhà nhỏ chỉ có một cách: Nhắm mắt, bịt tai, tự gạt chính mình rằng nhà cửa, đất đai, quan hệ giữa chủ căn nhà nhỏ và chủ căn nhà lớn là chuyện của… người lớn.

    Bây giờ, phần lớn mặt tiền của căn nhà nhỏ đã thuộc quyền kiểm soát của chủ căn nhà lớn. Thực tế đó khiến số thành viên của căn nhà nhỏ bất bình với cả chủ nhà của mình lẫn chủ căn nhà lớn tăng đáng kể. Gần đây, để duy trì quyền kiểm soát căn nhà, thỉnh thoảng, chủ căn nhà nhỏ lên tiếng phản đối chủ căn nhà lớn song xét về tổng thể, chuỗi hành động phản kháng ấy chỉ là chiếu lệ, chủ yếu nhằm trấn an, xoa dịu con cháu trong nhà. Song song với chuỗi hành động phản kháng, chủ căn nhà nhỏ vừa khuyến cáo, vừa tạo điều kiện để chủ căn nhà lớn tham gia khuyến cáo con cháu trong nhà mình rằng, hàng xóm vừa giàu, vừa mạnh thành ra đối đầu không chỉ dẫn tới thảm cảnh toàn gia mất chốn dung thân mà còn có nhiều kẻ trong gia đình mất mạng…

    Dưới gầm trời này sẽ có rất nhiều người bĩu môi, lắc đầu sau khi nghe câu chuyện vừa kể. Ắt có không ít người nhận định câu chuyện vừa kể là… nhảm nhí. Làm gì có gia đình nào, gia tộc nào bạc phúc tới mức có loại gia trưởng suy nghĩ, hành xử khó tin như chủ căn nhà nhỏ! Nếu bạn – người vừa đọc câu chuyện này – nhận ra, câu chuyện dù không thể tin được ấy có thật, xin… chia buồn với bạn, bởi còn cư trú trong căn nhà nhỏ ấy hay không thì bạn vẫn là một thành viên của gia đình, gia tộc bạc phúc đó.

    Thái độ, cách ứng xử kỳ quái của hệ thống công quyền Việt Nam – chủ căn nhà nhỏ trong quan hệ với Trung Quốc – chủ căn nhà lớn, là lý do khiến càng ngày càng nhiều người Việt tự an ủi, những thua thiệt mà dân tộc, xứ sở của mình đã cũng như đang gánh chịu là do… định mệnh an bài, trở thành láng giềng của một gã hàng xóm xấu tính.

    "Nhỏ" có đồng nghĩa với "thua thiệt" và phải sống hèn, chịu nhục không?

    Thực tế chứng minh là không!

    Nếu có thời gian, xin hãy tìm đọc lịch sử Luxembourg – quốc gia mà diện tích chỉ khoảng 2.500 cây số vuông. Tuy diện tích của Luxembourg xấp xỉ các tỉnh như: Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Dương,… của Việt Nam nhưng dân số của Luxembourg chỉ cỡ ¼ các tỉnh vừa kể.

    Nhỏ xíu lại bị vây bọc bởi nhiều cường quốc (Pháp, Đức, Bỉ), giữa một châu Âu từng liên tục hợp – tan do vô số kế hoạch thôn tính, triệt hạ lẫn nhau, Luxembourg từng bị quốc gia này đá qua, liên minh kia đá lại trong nhiều thế kỷ. Thế nhưng Luxembourg không bị xóa sổ. Xét về bản lĩnh, Luxembourg hơn xa Prussian (Phổ – cường quốc thống trị, làm mưa, làm gió ở châu Âu suốt hai thế kỷ 18 và 19 nhưng đến thập niên 1930 thì mất tên trên bản đồ thế giới).

    Nhỏ xíu nhưng Luxembourg là một trong những thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc, đồng thời là một trong những thành viên sáng lập NATO (Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương). Nhỏ xíu nhưng Luxembourg còn là một trong những thành viên sáng lập BENELUX (liên minh Bỉ – Hà Lan – Luxembourg), kế đó là một trong những thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU). Nhỏ xíu song Luxembourg luôn là quốc gia dẫn đầu về GDP/nhân khẩu trên thế giới.

    Nếu đọc lịch sử Luxembourg ắt sẽ thấy, sở dĩ Luxembourg như ngày nay vì may mắn không có tập thể nào “tài tình, sáng suốt” đến mức tự nguyện biến đồng bào của mình thành “xung kích cho lực lượng vô sản toàn thế giới”, tự biến quê hương của mình thành “tiền đồn của khối xã hội chủ nghĩa”, không cậy nhờ hàng xóm để “đá những con gà cùng mẹ” và để có thể duy trì vai trò gia trưởng, luôn luôn nhẫn nại, không ngừng bày tỏ “lòng biết ơn”, ý chí cầu an với những kẻ hôm nay bạt tai, ngày mai đá đít mình.

    “Vận mệnh tương thông, lý tưởng tương đồng” là như vậy sao ?


    Góp nhặt trên Net, tháng Tư 2018

    Lưu Thiên Lý





  3. #63


    Thiên Cung rơi xuống trái đất

    Không phải thấy kết quả mới luận tài năng. Càng không phải là cơ hội đàm tiếu khen chê sự thành bại trên đời.

    Nhân loại từ Tây sang Đông tuy có khác nhau về màu da, văn hóa, tập tục. tín ngưỡng nhưng hầu như đều có cùng một điểm chung đó là tôn trọng nguyên lý công bằng, phải, trái trong đời sống xã hội và trong quan hệ quốc tế. Nhờ vậy mới hình thành được những qui ước, luật lệ chung gìn giữ an hòa cho ngôi nhà trái đất, tránh gây ra thảm họa phát khởi do tham vọng chiếm hữu hay từ căn nguyên của tinh thần chủng tộc thống trị hẹp hòi.

    Trường hợp thất bại kỹ thuật của trạm không gian Thiên Cung-1 rơi xuống bề mặt địa cầu sau gần 7 năm được phóng lên không gian (2011 – 2018) cần được nghiêm túc phê phán, đúng vào giai đoạn người chủ đích thực của nó, Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Quốc tỏ rõ tham vọng bành trướng, diệu võ giương oai quân sự hùng mạnh, kinh tế thịnh đạt, khoa học kỹ thuật tiến bộ, đã liên tiếp chà đạp lên các công ước quốc tế, nham hiểm chiếm biển xây đảo, uy hiếp giết hại ngư dân các lân bang, nhằm chứng tỏ sự trổi dậy mạnh mẽ của một con sư tử vô địch. Lãnh tụ Tàu cộng muốn tứ phương thần phục, tóm thâu quyền lực bá chủ toàn cõi vùng Thái Bình Dương rộng lớn, để sẽ tiến lên ngôi vị lãnh đạo thế giới, mà họ Tập dự trù vào thời điểm kỷ niệm 100 năm chế độ cộng sản của nước Cộng Hòa Nhân Nhân Trung Hoa, năm 2049.

    Điều xác định đầu tiên, “sự cố” Thiên Cung-1 chứng tỏ nhà chế tạo ra nó tuy thừa năng lực về tài chánh, nhưng chưa sở hữu đủ kích thước khoa học kỹ thuật trong lãnh vực thám hiểm không gian.Ngày nay, không còn là thời đại mà một Phú Ông có thể đem ra “ba bò chín trâu” để dụ thằng Bờm đổi lấy chiếc “quạt mo”. Không phải vậy !

    Trí tuệ, qua các dây chuyền nghiên cứu là chìa khóa mở cửa khoa học kỹ thuật.
    Nước Trung Hoa cộng sản chỉ mới thoát ra khỏi vòng chậm tiến trong vòng ba mươi năm trở lại đây, sau khi Đặng Tiểu Bình phá bỏ bức màn sắt, đưa dân Hán tiến ra bắt tay với thế giới bên ngoài trong tư thế của những con mèo, “bất kể mèo trắng hay mèo đen, cần thiết phải bắt được chuột”(lời Đặng Tiểu Bình).
    Ba mươi năm trước chỉ cần bắt được chuột. Ba mươi năm sau lên không gian !
    Quả là một tiến trình không tưởng, khó tin, đến độ ngông cuồng.

    Thử so sánh 49 năm trước, người Mỹ đã phóng phi thuyền Appolo đáp xuống Mặt Trăng (1969), vào thời điểm này, cộng sản Tàu còn đầy vết tích tan hoang trì trệ bởi Vệ binh đỏ, chỉ có biết lo phân phối thực phẩm theo chế độ khẩu phần.

    Khoa học kỹ thuật không phải là chiếc quạt mo mà phú Ông có thể đánh đổi bằng tiền để có ngay. Duy nhất phú hộ Tàu cộng đã làm được, đó là bỏ tiền ra mua, góp nhặt khá nhiều sản phẩm rời, qua cách “ăn cắp kỹ thuật”, như đã mua một hàng không mẫu hạm cũ, mang về sao chép bộ phận, cho ra hai chiếc mới.
    Những món hàng từ nguồn gốc ăn cắp chỉ có công dụng chắp vá vào nhau để trở thành một sản phẩm tương đương về hình thức. Nếu soi rọi bên trong nội tạng của Thiên Cung-1, còn thiếu hay đã đủ hoàn hảo phẩm chất để đưa lên không gian? Chắc chắn phú ông như Tập Cận Bình chẳng thể nào biết được.
    Với một sản phẩm không gian bất khiển dụng, Thiên Cung-1, đã mặc nhiên tự nó xác định nguồn gốc, giá trị chất lượng của một tập thể khoa học kỹ thuật thiếu kinh nghiệm đã “chế tạo” ra nó.Con ếch ngỡ đâu dễ biến thành con bò !

    Kế đến, phú ông mang họ Tập thì sao ?

    Từ thuở còn bé, ông đã được đảng xem lông xem cánh, chắc nịch là tinh khôi thái tử đảng, đã được cẩn thận nuôi dưỡng bảo bọc, cất nhắc lên dần các nấc thang cai trị, gá nghĩa phu thê với quân nhân, nữ “thiếu tướng”, để kế nghiệp lãnh tụ trung kiên của thể chế cộng sản, sánh vai trên vũ đài chính trị thế giới.
    Ba mươi năm trước, người lãnh tụ bậc thầy của họ Tập, ông Đặng Tiểu Bình, đã cất công mở cửa nước Tàu tiến ra bắt tay với thế giới, mang về công ăn việc làm gây phúc lợi cho người dân vốn cùng cực từ thời Mao Trạch Đông, bằng cách kiến tạo phương thức cai trị theo nhiệm kỳ thông thoáng như hầu hết các quốc gia tiên tiến có liên lạc giao thương, mong sẽ bảo đảm sự cân bằng hòa nhập của nước Tàu vào cùng cộng đồng nhân loại.
    Ba mươi năm sau, căn tính cộng sản ngạo mạn nơi họ Tập bộc lộ rõ ràng, phá bỏ công lao khai mở của tiền nhân Đặng Tiểu Bình, qua sự việc tự ban cho mình ngôi vị hoàng đế đỏ cai trị nước Tàu đến mãn đời, mà đích tham vọng hảo huyền là nước Tàu trở thành cường quốc lãnh đạo thế giới vào năm 2049.

    Thiên Cung-1, sản phẩm chạy đua về khoa học không gian của Tàu Cộng năm 2011, trong nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào, choáng ngợp kỳ vọng bắt đầu từ đây nước Trung quốc đương nhiên đứng vào hàng ngũ cường quốc không gian.

    Một năm sau Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm, Tập Cận Bình kế vị, tin chắc với thành quả Thiên Cung-1 đang vận hành trên không gian, Trung quốc đã có thể tự hào bước lên nấc thang cao nhất của nền khoa học kỹ thuật nhân loại, cùng với hai cường quốc tiên tiến, Mỹ và Nga.
    Đây, chính là yếu tố then chốt củng cố tâm lý kiêu ngạo nơi họ Tập để y mạnh tay thực hiện các bước leo thang phiêu lưu, thách thức công lý quốc tế trên khắp tất cả địa bàn hoạt động, tự nâng cao vị trí lãnh tụ cường quốc mãn đời.

    Tư tưởng đông phương có câu: “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Có thể, đa số trong đảng cộng sản ủng hộ Tập lên ngôi cửu trùng để bảo vệ lợi ích của một tập đoàn cai trị, nhưng không có gì bảo đảm quyền lực của Tập sẽ vĩnh viễn tồn tại. Chỉ cần một quân cờ sụp đổ chắc chắn kéo theo sự sụp đổ cả một bàn cờ.Đến thời điểm ấy, trong số 1 tỉ 4 trăm triệu dân Tàu, tất yếu sẽ xuất hiện bậc cao nhân mới, đứng lên trị tội tham quyền cố vị của Tập.

    Thiên Cung-1 rơi xuống trái đất ! Xem như quân cờ tiến lên cường quốc không gian của Tàu cộng vừa sụp đổ. Khối tư duy nhân loại tự do đối kháng lại sự hung hăng, hống hách của họ Tập vừa ghi nhận được một điều an tâm.

    Nhìn quanh địa lý nước Tàu hiện nay, nhà cầm quyền Tập Cận Bình ngày càng lún sâu vào thế tứ phương thọ địch khác hẳn thời kỳ Mao, Đặng. 700 triệu dân còn sống dưới mức nghèo khổ. Song song phải đối mặt nhiều vấn nạn gay go khác, như:
    -Dành quyền kiểm soát Biển Đông; tham vọng bành trướng một vành đai một con đường; Đài Loan đòi độc lập; nguyên tử Bắc Triều Tiên.
    -Chiến tranh thương mại do bởi tư chất giao dịch lươn lẹo, lại nhắm đến thống trị kinh tế toàn cầu.


    Cuộc diện mai đây, sẽ có thêm bao nhiêu quân cờ nữa lần lượt rơi rụng như Thiên Cung-1, để có thể thấy vị cao nhân mới xuất hiện ?

    Chờ xem.

    Lưu Thiên Lý
    03 tháng Tư 2018

  4. #64


    Chiêu dụ Cuba tham gia kinh tế thị trường

    (Thời sự tổng hợp)


    Ngày 29 tháng 3 năm 2018 nhân chuyến đi xóa nợ cho xứ sở Castro, giáo sư ngành xây dựng đảng kiêm nhiệm đảng trưởng đảng csVN Nguyễn Phú Trọng lên lớp cổ súy đàn em Raoul Castro mạnh dạn tiến vào nền kinh tế thị trường, bởi vì “kinh tế thị trường không phá hoại chủ nghĩa xã hội” (nguyên văn).

    Khi rao giảng cho người học trò Cuba, giáo sư học viện chính trị của cộng sản Hà Nội đã quảng bá nội dung bài học “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (kinh tế TT đ/h XHCN).Theo đó, kiểu “kinh tế thị trường không phá hoại xã hội chủ nghĩa” được hiểu là sẽ phù hợp quyền lợi và sự tồn tại của đảng cầm quyền:
    Đảng toàn trị + đảng chỉ đạo kinh doanh = kinh tế TT đ/h XHCN.

    Toàn thế giới loài người khi bước vào thế kỷ 21, chỉ vỏn vẹn có 4 quốc gia còn đang chịu sự cai trị độc tài của đảng cộng sản, gồm: Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Cuba.

    Về yếu tố địa lý.
    Hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Việt Nam, chính là hai tiền đồn quan trọng nằm về hướng Bắc và hướng Nam che chắn, bảo vệ chế độ độc tài toàn trị tại Bắc Kinh. Không có con đường “thoát Trung”. Không thể chệch hướng ra khỏi tầm thống trị của thế lực cộng sản đàn anh. Rõ nghĩa hơn, tại Bắc Triều Tiên và Việt Nam, bằng mọi giá, đảng cộng sản vẫn phải tồn tại trên ngôi vị cầm quyền, để vừa giữ vị trí hành lang phiên thuộc bao bọc cho đế chế Tàu cộng, vừa là hai thị trường tiêu thụ hàng hóa do Tàu cộng sản xuất.

    Còn lại đảo quốc Cuba, đơn độc trong vùng biển Caribe, Mỹ châu.
    Cách xa cộng sản Tàu đến nửa vòng địa cầu, trải qua gần bốn thập niên bám theo chân phò chủ tướng Nga xô viết, Cuba vẫn dở sống dở chết với chế độ độc tài gia đình trị Castro nhân danh cộng sản.Thế giới có trên 200 quốc gia. Vẫn còn 4 xứ sở chưa thoát ách cộng sản.

    Về dân số và đời sống.
    Dân số nước Tàu 1 tỉ 4 trăm triệu dân. Năm 2015 tại Ottawa Canada, ngoại trưởng Vương Nghị công khai thừa nhận sau 30 năm cải cách nhà cầm quyền Trung cộng đã nâng cao mức sống cho 600 triệu dân.
    Như vậy, vẫn còn có 800 triệu dân Tàu hiện đang sống nghèo khó.

    Cộng sản VN, với dân số 95 triệu, nhờ vào nguồn viện trợ nhân đạo từ cộng đồng quốc tế, năm 2017 công bố thành tích cơ bản xóa đói giảm nghèo. Đã giảm nghèo lên tới mức không còn nạn đói, vẫn tồn tại hai phần ba dân số chìm trong lầm than cơ cực, được ước tính vào khoảng 50 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.

    Tuy xưng danh cai trị theo lý thuyết chủ nghĩa xã hội, nhưng thực tế đời sống căn bản của dân chúng Việt Nam hoàn toàn bị bóc lột bởi vô số chủng loại cước phí tùy tiện “phi ngân sách” nhằm từng ngày bồi đắp làm giàu thêm cho giai cấp đảng cầm quyền, ví như:
    - Giáo dục, phải trả tiền trường, tiền sách từ cấp vở lòng tiểu học
    - Y tế, phải trả chi phí khám bệnh, điều trị, tiền thuốc men
    - Giao thông, trả phí BOT trên toàn hệ thống quốc lộ trong nước.
    - Hành chánh, Tư Pháp, Kinh Tế, Xây Dựng áp dụng khá nhiều loại lệ phí bất minh, đi đôi với tình trạng sưu cao thuế nặng.Cộng sản Bắc Triều Tiên, dân số dưới 30 triệu, hoàn toàn khép kín, đời sống tận cùng thiếu thốn, được biết đến bởi nạn đói triền miên, liên tiếp nhận thực phẩm cứu đói từ Hàn Quốc và Liên Hiệp Quốc.

    Đảo quốc Cuba, 20 triệu dân, kinh tế bế tắc. Đời sống không khác bộ lạc trên ốc đảo cô lập giữa đại dương mênh mông. Không xây dựng được quốc sách phát triển, đảng cộng sản cầm quyền bất lực trước tình trạng kinh tế nghèo nàn, xã hội lạc hậu.

    Thế kỷ 21, tổng dân số trên toàn thế giới vào khoảng 6 tỉ rưỡi người.
    Riêng khối 4 nước dưới chế độ cộng sản toàn trị chiếm 1/4, tương đương với số dân cao hơn 1 tỉ rưỡi người.
    Kéo dài 70 năm một chế độ cai trị khắc nghiệt. Mất trắng 30 năm đấu tranh giai cấp nồi da xáo thịt kể từ sau ngày cướp chính quyền, suýt xô đẩy sinh mệnh của cả 4 dân tộc tới bờ vực tự diệt vong. Mãi đến thập niên 80 của thế kỷ 20, lãnh tụ đế chế cộng sản Tàu đầu đàn, họ Đặng, mới tỉnh ngộ, tạm xa rời Mác Xít hoang tưởng, lấy sáng kiến tự cứu, bắt tay với thế giới văn minh, ẩn mình dưới vỏ bọc “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, để cố gắng vực dậy.
    Trải qua 40 năm đổi mới nửa vời, toàn khối cộng sản chỉ đạt tới thành tích nâng mức sống cho 40 phần trăm dân số từ nghèo tiến lên bậc trung lưu. Số còn lại, 900 triệu dân Tàu, Việt, Triều Tiên và Cuba vẫn còn sống ở mức nghèo khó.

    Cơ hội giúp khối cộng sản xoay xở xâm nhập kinh tế thị trường.
    Có thể tóm tắt:
    Chuyến Hoa du của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1972.
    Chuyến Mỹ du của Chủ tịch Trung cộng Đặng Tiểu Bình năm 1979. Đã là hai dấu mốc lịch sử dẫn đến sự tự chuyển mình xoay xở mong cứu vãn sự thất bại kinh tế của chủ thuyết cộng sản áp dụng tại nước Trung Hoa. Khơi mào kiểu mẫu cho csVN lần bước theo sau.

    Giai đoạn kế, Hoa Kỳ và các nước theo thể chế dân chủ đa nguyên vững mạnh trên nền móng chủ thuyết kinh tế thị trường nhân bản công bằng, đầy hảo ý và thiện chí, đã lần lượt mở cửa Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), đón nhận Trung cộng (năm 2000) và csVN (năm 2004) gia nhập vào sân chơi kinh tế quốc tế.

    Khá nhiều điều kiện đòi hỏi sự công bằng, tinh thần minh bạch về mặt tổ chức sản xuất đối với các quốc gia thành viên WTO. Điều này đã chạm phải những thuộc tính kiêng kỵ cố hữu về cấu trúc tổ chức trong xã hội độc tài cầm quyền của 2 tân thành viên cộng sản Tàu, Việt. Điển hình nhất, là yêu cầu hình thành tổ chức “công đoàn độc lập” có chức năng bảo vệ phúc lợi chính đáng cho giới công nhân toàn cầu.
    Cả 2 thể chế cộng sản này đều khước từ, nại ra lý do quốc gia mới phát triển cần nhiều thời gian để tự điều chỉnh, tìm mọi cách chống chế lách né. Bởi vì công đoàn độc lập là một đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của đảng cộng sản cầm quyền, minh chứng rõ ràng qua sự sụp đổ của chính quyền cộng sản tại nước Ba Lan vào cuối thế kỷ trước..

    Là một chính quyền cộng sản đàn anh tham gia WTO, Tàu cộng giữ im lặng, nhẫn nại âm thầm trục lợi, ăn cắp phát minh kỹ thuật của thế giới tư bản.Vai trò csVN đàn em còn non nớt yếu thế trên đấu trường quốc tế, đã được Tàu cộng sai khiến, gióng lên với thế giới một tên gọi mới đầy tính chất cải lương “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Kinh Tế TT đ/h Xã Hội CN), ngụ ý pha trộn thực chất hai vế đối nghịch không thể hòa vào nhau trong nền tự do thương mại toàn cầu, nhắm chủ đích ưu tiên bảo vệ tiếng nói cùng với lợi ích của nhà nước cộng sản cầm quyền, gây ra tình trạng đối chọi, lủng củng trong nội tình cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

    So sánh hai thực chất đối nghịch căn bản của hai nền kinh tế thị trường:
    Kinh tế thị trường nhân bản = dân chủ đa nguyên + tự do kinh doanh
    Kinh tế TT đ/h Xã Hội CN = độc tài toàn trị + đảng chỉ đạo, trợ giá cạnh tranh

    Hành trang sứ mệnh mà thuyết khách Nguyễn Phú Trọng đã mang đến Cuba chính là mô thức Kinh tế Thị Trường định hướng Xã hội chủ nghĩa do Tàu cộng khởi xướng, Tập Cận Bình lãnh đạo, mục đích chiêu dụ kết nạp Cuba làm thành viên, theo cách tự nguyện xin tham gia khu vực kinh tế “nhất đới nhất lộ” mở rộng địa bàn kinh doanh sản phẩm của china đến tận biên cương với Hoa Kỳ.
    Nguyễn Phú Trọng ra sức khuyến dụ, cò mồi đưa Castro vào tròng, tự xin nhập hội, đồng sàng cùng với Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình, giống như đảng csVN đã làm, nhờ đó mới nắm lấy cơ hội thúc đẩy thay đổi "bộ mặt đời sống" đất nước, giúp đảng cầm quyền hưởng phần “lại quả” vinh hoa phú quý.

    Nếu Castro chấp thuận, tức khắc Cuba sẽ nhận được chiếc chìa khóa mở cửa tiến vào xa lộ kinh tế thị trường OBOR (nhất đới nhất lộ).
    Ngày mà ngân hàng China mở cửa khai trương, người dân và chính quyền Cuba đều sẽ được dễ dàng vay nợ đồng tiền Yuen của Trung cộng, là một ngoại tệ mạnh, tha hồ xây dựng, du lịch, mặc sức mua sắm hàng hóa lộng lẫy từ chiếc xách tay phụ nữ, đến các kiểu xe du lịch sang trong đời mới, hoặc những chiếc máy bay chở khách hạng nhẹ, hay khí tài trang bị quốc phòng, made in china, tùy theo sở thích và nhu cầu.
    Toàn dân Cuba được ứng tiền tiêu xài trước, nhà nước Castro sẽ thu gom thuế trả nợ sau.
    Khi nợ đáo hạn không trả xuể, Castro có thể dễ dàng chọn cách trả nợ cho Tàu cộng bằng cách chuyển nhượng đất đai lãnh thổ, lãnh hải hay tài nguyên thiên nhiên có trị giá tương đương tổng số tiền đã vay nợ. Làm như vậy đồng nghĩa với việc Castro sẽ phải bán nước dần, rước Tàu vào cai trị Cuba.

    Và còn thêm hậu họa lớn kéo theo, đại nạn Hán hóa khó tránh khỏi trên đất nước Cuba.Đây, đúng là con đường duy nhất tiến vào “kinh tế thị trường không phá hoại chủ nghĩa xã hội” mà giáo sư cộng sản Nguyễn Phú Trọng phụng mệnh thiên triều Tập Cận Bình đến rao giảng tại Cuba ngày 29/3/2018.

    Kết luận. Tự thân đảng cộng sản VN từ thời Hồ Chí Minh đến thời Nguyễn Phú Trọng kéo dài 73 năm, đã là con nợ lớn nhất của Tàu cộng đưa đến hậu quả mất đất, mất đảo, mất biển, và hiện vẫn còn đang là con nợ tính bằng bạc tỉ đô la đến độ phải mở cửa biên giới Móng Cái và Lạng Sơn (tháng 3/2018) cho dân Hán tràn qua mỗi ngày hàng chục nghìn người, thả nổi hối đoái mặc cho tiền Yuen công khai thay thế tiền Đồng trong sinh hoạt thương mại tại các thành phố lớn của Việt Nam.

    Kinh tế thị trường kiểu made in China, không có đường thối lui, “vay nợ trước, bán nước sau”.

    Lưu Thiên Lý
    tổng hợp 10/4/2018



  5. #65

    Kinh tế thị trường định hướng XHCN đánh tráo xuất xứ hàng hóa

    (thời sự quốc tế)


    Ngày 10/4/2018 tờ báo Wall Street Journal đưa tin: Tại một khu biển gần thành phố hcm, hàng chục nhà máy vận hành theo mô hình kinh doanh đơn giản, là nhập khẩu thép từ Trung Quốc, gia cố và sau đó đóng kiện dưới nhãn hiệu made in vietnam chuyển xuất khẩu sang Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm của các nhà sản xuất Mỹ (hết trích).

    Ở Việt Nam, bắt đầu từ nhiệm kỳ cầm quyền của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng - Nông Đức Mạnh (2006 - 2011) đã xuất hiện những động thái tích cực đẩy mạnh nền ngoại thương sau khi VN được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tiến vào sân chơi Kinh tế Thị trường toàn cầu.
    Để khởi động cho việc tham gia vào thương mại toàn cầu, đảng trưởng cộng sản VN thời ấy, là Nông Đức Mạnh, nhờ chứng tỏ tinh thần tận tâm trung thành với cội nguồn gốc Choang bên Tàu, đã nhận được sự tiếp ứng đáng kể của trung ương đảng cộng sản TQ tại Bắc Kinh, thông qua các hợp đồng kinh tế song phương xây dựng nhiều công xưởng sản xuất đủ mọi ngành về nguyên vật liệu, như: thép, nhôm, giấy, nhựa . . . chủ đích có thể sớm đưa tên Việt Nam vào danh sách các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

    Chỉ 5 năm nhiệm kỳ sau cùng lãnh đạo nhà cầm quyền VN trong cương vị “tổng bí thư đảng cộng sản” của Nông Đức Mạnh, chấm dứt vào năm 2011, những cột khói nhà máy sản xuất với hàng vạn công nhân từ Trung quốc sang làm việc, liên tiếp xuất hiện khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ Bắc chí Nam.

    Các nhà máy đã có phun khói, nhưng không thấy phổ biến thành tích sản xuất.Chỉ thấy liên tiếp có báo cáo thành tích doanh thu trong ngành ngoại thương của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giúp cho các cơ quan thống kê về tăng trưởng kinh tế hàng năm đã phải luôn nhắc đến tốc độ phát triển đáng thán phục của VN. Thậm chí còn có dư luận đánh giá VN là “con rồng kinh tế” vừa xuất hiện đầu thế kỷ 21 tại Á châu sau Singapore.


    Sự thật dần dần hé lộ.
    Năm 2012, trên đất nước có 90 triệu dân. Một thời gian dài sau khi tập đoàn sản xuất chip điện tử Intel loan báo ký hợp đồng đầu tư, đã cho biết không thể tìm kiếm đủ số 2000 chuyên viên người Việt để mở hãng sản xuất tại VN.Kế đến, tập đoàn kỹ nghệ Samsung loan báo không thể tìm ra nguồn cung cấp các loại ốc vít đúng chất lượng sản xuất tại VN để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ đành phải nhập cảng ốc vít từ nước ngoài. Bởi vì thực chất, VN chỉ có khả năng cung cấp sức lao động giá rẻ mà thôi. Nói trắng, VN kêu gọi đầu tư ngoại quốc cốt ch để tạo ra công ăn việc làm cho giới lao động trẻ, phù hợp với năng lực làm ăn “cò con” lấy công làm lời, không kham nỗi các hợp tác tiến bộ.


    Vậy, cần xem xét tới trường hợp, một đất nước chỉ có mỗi lực lượng lao động giá rẻ, kém tay nghề chuyên môn, cộng với nguồn thu nhập cho thuê diện tích để xây công xưởng, liệu Việt Nam có thật sự đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành một nền kinh tế thị trường xếp vào hạng “con rồng” như Singapore hay không ?

    Nhờ đâu ngành ngoại thương của VN cộng sản đạt mức tăng trưởng cao ?

    1/ Hai phần ba sản phẩm của Samsung bán ra trên thị trường thế giới đều có ghi made in vietnam. Sản phẩm giày da mang thương hiệu Nike, Adidas đều có nhãn made in vietnam ..v..v… Với tất cả sản phẩm xuất khẩu từ VN, con số doanh thu đều được báo cáo vào kết toán ngoại thương của kinh tế VN. Còn thật sự, phần lợi nhuận ròng đếm bằng đô la Mỹ, thì lại chảy vào túi của công ty đầu tư ngoại quốc mang tiền lời trở về làm giàu nơi xuất xứ của họ. Không một đồng xu tiền lời nào dành cho đất nước VN cả.
    Do vậy, khi căn cứ vào bản tổng kết hàng năm cho thấy giá trị xuất khẩu của CHXHCNVN tăng trưởng 6% hay 7%, đó chỉ là trên phương diện ghi nhận con số báo cáo doanh thu v
    ngoại thương.

    Thực tế, đời sống dân VN chẳng mảy may nếm được một giọt mật lợi tức nào. Nếu không muốn nói là chỉ triền miên bị ngửi mùi hôi thối từ rác rưởi hóa chất phế thải khổng lồ của loại hình kinh tế thị trường định hướng Tàu cộng, như: nhà máy nhôm Nhân Cơ trên Tây nguyên, nhà máy thép Formosa ở miền Trung, nhà máy giấy Leeman tại miền Nam ..v..v… do cộng sản VN cam phận t
    ôi tớ mang về tự đầu độc dòng giống ngay trên giang sơn núi cha, biển mẹ.


    2/ Sau 43 năm toàn trị đất nước của chế độ cs tại Hà Nội, thực lực nền kinh tế Vi
    ệt Nam không tạo ra được bất cứ một thương hiệu nào về sản phẩm hàng hóa thực dụng, hay sản phẩm trí tuệ kỹ thuật cao, để có thể đưa Việt Nam tiến vào khu vực cạnh tranh thương mại lành mạnh ngang ngửa trên thị trường quốc tế.
    So sánh với Nhật Bản, chỉ có 15 năm sau khi bại trận 1945. So với Hàn Quốc, mất 25 năm sau khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1953. Cả hai đều sớm trở thành cường quốc kinh tế, n
    ước mạnh dân giàu.

    Điều duy nhất, Hà Nội đã và vẫn tiếp tục làm đó là, đóng đúng vai trò tay sai tiêu thụ các hàng hóa nguyên v
    ật liệu kỹ nghệ bị ối đọng của Tàu cộng, đã tuôn vào Việt Nam qua 2 cửa biên giới bỏ ngõ tại Móng Cái và Lạng Sơn, bằng cách cho xe chở hàng nhập vào kho các công ty sản xuất có công nhân Trung Quốc làm việc, đóng kiện, dán nhãn made in Vietnam, chuyển ra bến tàu xuất khẩu.

    Những thành tích xuất khẩu theo cách này, về số liệu tiếp tục
    được ghi vào tổng kết tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, về tiền bán hàng thu vào sẽ chuyển qua tay Tàu cộng, sau khi đã khấu trừ khoản huê hồng trung gian để kê khai vào kế toán chứng minh thu nhập của các công xưởng do Tàu cộng bỏ vốn đầu tư tại VN.

    Các ống khói nhà máy trên khắp n
    ước VN hiện chỉ là bình phong che đậy bản chất làm ăn tráo trở, lươn lẹo không phù hợp với tập quán kinh tế quốc tế, gây ra nhiều diễn biến khá phức tạp, đánh mất niềm tin cậy trên thương trường.Cảnh báo đã đăng trên tờ Wall Street Journal tuy muộn màng nhưng vẫn chưa quá trễ đến mức không th ngăn chận được.

    Để kết luận, xin trích thêm từ bài báo nêu trên, nói lên thực trạng rối rắm trong hiện tình WTO, do 2 thành viên cộng sản “nằm vùng” gây ra:

    “Phản ứng của các công ty, từ Hà Nội cũng như Bắc Kinh, cho rằng họ đang tuân thủ đúng các quy tắc cuộc chơi thương mại toàn cầu, mua nguyên liệu thô rẻ nhất, biến chúng thành những sản phẩm cao cấp hơn và bán chúng cho những người mua chào giá cao nhất.
    Tuy nhiên, các quan chức thương mại Hoa Kỳ lại nói rằng các công ty và nhà cung cấp Trung Quốc đang phạm luật, thông qua biện pháp chuyển hàng qua nước khác để tráo xuất xứ một cách bất hợp pháp”.

    Lưu Thiên Lý

    Tường thuật 12/4/2018



  6. #66



    Từ 30 tháng Tư 1975 đến 24 tháng Tư 2018
    vinh hay nhục ?


    Giữa cao trào thông tin toàn cầu trong thời đại tin học, vào những ngày đầu tháng Tư 2018, dư luận khắp năm châu đặc biệt chú ý đến các tin tức liên quan về một phiên tòa sắp diễn ra tại thủ đô Berlin, Đức quốc, ngày 24/4/2018.

    Ngành tư pháp nước Đức lần đầu tiên trong vòng 43 năm - kể từ mốc thời gian tháng Tư đen nhuộm đỏ toàn cõi xã hội VN năm 1975 mà nước Đức có quan hệ ngoại giao - đã phải thụ lý, công khai đưa ra xét xử một vụ phạm pháp nghiêm trọng mang tính chất quốc tế, có một không hai trên thế giới, đã “diễn tiến như một phim truyện hành động của thế kỷ trước” (lời Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức) xảy ra ngay tại trung tâm thủ đô Berlin trong tháng 7 năm 2017 của thế kỷ 21, gây chấn động toàn thể Liên Hiệp Âu Châu và thế giới.
    Bị can đầu tiên sẽ trình diện trước quan tòa Đức tên Nguyễn Hải Long, một gián điệp người Việt Nam đã có hành động phạm pháp ở Đức dưới quyền điều động từ Đại sứ quán nước CHXHCNVN tại Berlin trong ngày 23/7/2017.

    Chưa từng có tiền lệ trên toàn cầu, một cơ quan ngoại giao cấp đại sứ quán lại được xử dụng làm nơi đầu não điều khiển hoạt động phạm pháp, bất chấp các quy ước ngoại giao và công pháp quốc tế.Đại sứ quán tại Berlin của nước CHXHCNVN - là quốc gia được hình thành sau biến cố đau thương của dân tộc Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư 1975 - đã thi hành theo kế hoạch do trung ương đảng cộng sản tại Hà Nội soạn thảo, tài trợ, điều phối nhân sự, gửi quan chức chỉ huy đến hiện trường trực tiếp điều động thực hiện “bạo lực bắt cóc người”, xâm phạm chủ quyền nước Đức .Trung tâm điểm của vụ án quốc tế này chính là viên đảng trưởng ngồi tại trung ương đảng cộng sản VN, một tổ chức đảng phái chính trị chuyên nghiệp bạo động trong hầu hết mục tiêu liên quan đến vị trí nắm chính quyền. Họ đã quá thành thạo xếp đặt mưu kế để hành xử bạo lực, trấn áp tất cả mọi đối tượng, bất chấp gây thiệt hại sinh mạng, đời sống và tài sản của người dân.

    Kẻ châm ngòi hành vi phạm pháp.
    Cuối năm 2016 tại Hà Nội, viên đảng trưởng cộng sản vốn say máu bạo lực, hùng hồn báo tin “sẽ bắt cho bằng được tên...” trước khi đến Berlin ra tay năm 2017.

    “Vinh quang”, “đỉnh cao trí tuệ”, “bách chiến bách thắng” - ba vòng hoa thậm xưng mà người cộng sản luôn tự choàng vào cổ tại Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975 - đã thể hiện não trạng chai cứng kém suy xét để từ đó không ngần ngại mang lửa sang “đốt lò” ngay trên nước Đức, một xứ sở văn minh trong thời đại công nghệ tin học ngày nay. Đây, chính là yếu điểm “cao ngạo” do kém học thức văn minh, đưa chân người đảng trưởng cộng sản vướng vào chiếc vòng công lý tại đúng cửa ngõ của thế giới văn minh, Berlin, ngày 24/4/2018

    .
    Không riêng gì tại Berlin mà còn nhiều đại sứ quán khác của CHXHCNVN tại các quốc gia có cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sinh sống như: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Hòa Lan, Belgique, Australia . . . đều có thể chứng minh từ rất nhiều năm qua, cộng sản thông qua đường ngoại giao luôn xử dụng bàn tay đặc vụ thi hành nghị quyết 36 do Hà Nội ban hành, tài trợ, tung ra hoạt động lũng đoạn, phá hoại cộng đồng công dân gốc Việt của các quốc gia kể trên, tạo nên các “thế lực thù địch” với niềm tin tự do, trên mảnh đất dân chủ.

    Nhân kỷ niệm lần thứ 43, ngày 30 tháng Tư đau buồn vì mất quê hương VN, người viết xin kiến nghị đến tất cả các cơ quan an ninh trên toàn thế giới quan tâm phòng chống, ngăn chặn bàn tay tội ác giết hại người tị nạn, ẩn nấp bên trong các cơ quan ngoại giao của chế độ độc tài cộng sản như vừa xảy ra tại Đức.

    Trước thềm kỷ niệm ngày tang Tháng Tư Đen, hồi tưởng quá khứ.
    Việt Nam, ngày 30 tháng Tư 1975, dưới bánh xe tăng Nga, đại pháo Tàu, là:
    -ngày khởi đầu cuộc “hành trình tìm tự do” đầy máu và nước mắt của hàng triệu dân lành Việt Nam vô tội đã được cộng đồng nhân loại cứu vớt trên biển đông, trong rừng già, đưa đến đất tị nạn khắp năm châu.
    -ngày tang chế “nước mất, nhà tan” của một triệu quân nhân, cảnh sát, cán bộ cùng gia đình, thuộc chính quyền nước Việt Nam Cộng Hòa với 22 triệu dân sống trên vùng lãnh thổ Nam Việt Nam hợp công pháp quốc tế.
    -ngày rửa bàn tay máu “siết cổ đồng minh” của phù thủy Henry Kissinger.
    -ngày tháo chạy từ bỏ trách nhiệm thực thi công lý của cả 12 chính phủ trên thế giới đã ký vào Nghị Định Thư cam kết bảo đảm Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 phải được tôn trọng, thực thi nghiêm túc, gồm: Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng (đại diện Tổ Chức LHQ), Canada, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Indonesia (Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát ngưng bắn), Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (4 bên tham chiến ký kết Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973).
    -ngày Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai của Trung cộng kết toán sổ nợ súng đạn, bắt đầu tính tiền lời, truy đòi nợ trên đầu đảng cộng sản tại Hà Nội, buộc nhiều thế hệ dân chúng VN phải gánh nợ máu xương thay cho Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng. Mãi đến tận 43 năm sau Nguyễn Phú Trọng còn tiếp tục buộc dân VN trả nợ cho Tập Cận Bình.
    -ngày mà đảng cộng sản Bắc Việt giăng cờ đỏ rợp trời trên khắp lãnh thổ nước Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền, tự xưng “đạo quân chiến thắng”, về sau có ô sin bồi bút thừa ngạo mạn viết sách đặt tên Bên Thắng Cuộc.
    -ngày mà viên bí thư thứ nhất của đảng cộng sản Bắc Việt, Lê Duẫn, sau khi đã nướng 2 triệu sinh mạng dân Việt trong cuộc chiến tranh do quốc tế cộng sản ủy nhiệm xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa trong 21 năm, đã kiêu ngạo vỗ ngực tự xác nhận trước lịch sử: “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc”, dẫn đến hiện trạng giang sơn Việt Nam bị mất đất đai, mất chủ quyền lãnh hải biển Đông, dân tình khốn đốn.
    -ngày mà cố thủ tướng của chế độ cộng sản đương quyền, Võ Văn Kiệt, trong phút ăn năn, đã thừa nhận là ngày có “một triệu người vui lẩn một triệu người buồn”.

    Với 43 năm cường quyền toàn trị, áp chế khắc nghiệt cay độc lên dân chúng, lại cúi đầu bán đất, bán biển, bán đảo cho chủ nợ Trung cộng, đảng cộng sản tại Hà Nội đã gây muôn vàn thảm trạng cho dân tình VN trên tất cả mọi phương diện của đời sống về: công nghiệp, nông ngư nghiệp, tài chánh, thương mại, giáo dục, văn hóa, y tế, giao thông, cưỡng chế nhà đất, tòa án theo lệnh đảng kết án trả thù phụ nữ có con nhỏ ..v…v… mà đỉnh điểm là thảm họa ô nhiễm môi trường và quốc nạn tham nhũng hoành hành bởi tệ nạn mua quan, bán chức, hối lộ, buôn người, có căn cơ gốc rể cộng sản trên khắp cả nước, kéo dài qua nhiều thập kỷ. Bất chấp truyền thống dân tộc, đạo lý làm người.

    Vào lúc hệ thống cầm quyền của đảng cộng sản tại Hà Nội rơi vào tình trạng phân hóa suy yếu hết thuốc chữa như một con bệnh đến thời kỳ hiểm nghèo, trên các thành phố của CHXHCNVN người ta vẫn thấy giăng khắp nơi một câu khẩu hiệu đầy tính kiêu ngạo “đảng cộng sản quang vinh muôn năm”.
    Muôn năm một não trạng chuyên đánh tráo lọc lừa ! được hay không ?
    Nếu quả có đủ tài đức để muôn năm quang vinh thì đã có thể phân biệt được những việc dự mưu ra tay sẽ là điều vinh hay là chuyện nhục !
    Hoang tưởng như chuyện ác quỷ nằm mơ thấy thiên đường.

    Cùng là đồng chí kiên định với chủ Mao, chủ Tập ở Bắc Kinh; cùng là những con người “kách mệnh” theo đường “bác” đi, đã được uốn nắn trong môi trường xã hội chủ nghĩa ưu việt; cùng lời thề kiên trì với chủ nghĩa Mác Lênin, vì sao nên nỗi “đốt lò nướng nhau” ở tận nước Đức ?

    Không lâu nữa, câu trả lời sẽ được những hậu thân 30/4/75 của “Bên Thắng Cuộc” mà cấp thấp Nguyễn Hải Long, cấp trung Đường Minh Hưng, cấp cao Nguyễn Phú Trọng phải lần lượt tới Đức xin bạch hóa lý, tình, trước quan tòa tại Berlin, bắt đầu từ ngày 24/4/2018.

    Mong công lý quốc tế soi rọi, công luận loài người phán xét: “vinh hay nhục” ?

    Lưu Thiên Lý
    Kỷ niệm Tháng Tư đen, 2018



    Tin tức về phiên tòa tại Berlin ngày 24/4/2018


    https://www.youtube.com/watch?v=LV7iN1Qlh_U

  7. #67




    Trời nắng chang chang, với cái nóng nung người của tiểu bang Florida vào mùa hè lối 90 độ F (32 độ C). Trước cửa tiệm bán hàng lưu niệm (Gift Shop) đông người, một ông lão người Việt Nam đứng bán kem cho du khách. Xe bán kem có hình dáng như cái thùng vuông dài, bên ngoài có sơn chữ và hình vẽ mấy bịch kem đông lạnh. Khách khá đông, ông tươi cười với mọi người. Cách đó không xa, một du khách Việt Nam khác, đứng tuổi, nhìn ông bán kem một cách chăm chú, nghĩ mình đang gặp lại một người quen biết từ khi còn ở quê nhà mấy mươi năm về trước.



    Khách lạ bước đến gần xe kem trong khi ông bán hàng đang bận rộn với khách. Nhìn bảng tên gắn trên áo ông lão bán kem, khách lạ mừng thầm vì đúng tên người mình quen biết.


    - Chà! "Tha hương ngộ cố tri", còn gì quý cho bằng?


    - ông suy nghĩ. Đợi đến khi xe kem vắng khách, người khách lạ lên tiếng: - Xin lỗi ông, có phải khi xưa ông làm tỉnh trưởng tỉnh Cần Thơ không? Ông bán kem giật mình, phản ứng ngay:


    - Không phải đâu, chắc ông lầm người rồi!


    Người khách lạ "cụt hứng" rồi tự trách: Mình hấp tấp quá, không lẽ khi xưa ông làm tỉnh trưởng, giờ nầy lại đứng ở đây? Suy tới suy lui, khách lạ chưa chịu thua, nghĩ thầm: - Rõ ràng tên ông trên thẻ trước ngực, sao lầm được? Dáng vóc cũng cao ráo như xưa, nét mặt, cũng vậy, tuy phong trần hơn trước? Khách lạ trở lại ông lão bán kem: - Thưa ông, tôi không lầm đâu, tôi nhớ ơn ông lắm, nhờ ông mà anh em nhà thầu chúng tôi làm ăn rất thoải mái dưới thời ông về làm đầu tỉnh Cần Thơ.


    Thấy người khách lạ quả quyết, ông bán kem mỉm cười: - Đúng là tôi, nhưng đó là chuyện xa xưa rồi, nhắc làm gì?




    Từ đó, người khách lạ kết thân với ông bán kem, vì thương mến một công bộc liêm chính mà giờ này sa cơ thất thế. Trong mấy lần gặp gỡ sau đó tại tiệm ăn ngoài Splendid China, khách lạ tâm tình với ông bán kem: - Em thường đấu thầu xây cất cho tỉnh, đời mấy ông tỉnh trước, tụi em gặp khó khăn nhiều, nhưng từ khi ông về làm tỉnh trưởng mấy năm 63 tới 65, tụi em dễ thở hơn nhiều, người nào làm đúng luật lệ thi được trúng thầu, tụi em làm ăn thoải mái, bởi vậy, tụi em nhớ ơn ông hoài...


    Gặp người tri kỷ, ông lão bán kem thổ lộ: - Tôi có giúp gì ông đâu, đó chẳng qua là nhiệm vụ của tôi thôi. Tổng Thống tín nhiệm tôi, giao chức vụ tỉnh trưởng là để tôi lo an ninh cho người dân, công tác chánh của tôi là về mặt quân sự, dẹp CS quấy rối đồng bào. Dưới quyền tôi, có ông phó tỉnh trưởng dân sự, mọi việc về hành chánh, tôi giao cho ông phó làm hết, nhưng tôi có đặt tiêu chuẩn làm việc, là phải hết sức liêm chánh, không được ăn lối lộ hay có hành vi tham nhũng, v. v... thì ta mới được lòng dân. Trong thời gian ông bán kem tại khu giải trí SC, cũng có một số du khách người Việt Nam nhận ra ông, tỏ lòng thương mến, "tội nghiệp" ông.


    Ông khẳng khái trả lời: - Cám ơn quý vị đã còn nhớ tới tôi, có cảm tình với tôi nhưng xin quý vị đừng tỏ ra tội nghiệp cho tôi, tôi không thích như thế. Có gì đáng phải tội nghiệp đâu ? công sản nhốt tôi, giam cầm mấy mươi năm tù, ra được xứ tự do, làm nghề gì đi nữa, miễn chính đáng, vẫn còn sướng hơn ở với CS mà! Nhắc đến việc CS giam cầm, ông nhấn mạnh: - Không nên dùng chữ "tù cải tạo" đối với chúng tôi, nhà tù CS là nơi chúng hành hạ, trả thù, hạ nhục người Quốc Gia, tù là tù chớ không có "cải tạo" gì hết. Ông bán kem trong khu giải trí Splendid China nói trên là cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di. Vinh danh một bậc đàn anh gương mẫu.


    Bài viết ngắn hôm nay chỉ nêu vài sự kiện nổi bật, chớ không thể nói lên hết sự nghiệp to lớn của ông trên chiến trường. Lúc còn là tỉnh trưởng Cần Thơ, cấp bực ông là Thiếu Tá, sau lên Trung Tá. Ông nổi tiếng trong các trận đánh như sau: - Giải tỏa tỉnh Vĩnh Long trong Tết Mậu Thân 1968.



    Từ trái: Cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, cựu Thiếu Tướng Trần Bá


    Sự việc diễn tiến như dưới đây:

    Gần Tết Mậu Thân, (tháng 1/1968), hai ông đầu tỉnh là Trung Tá Nguyễn Ngọc Diệp và Phụ Tá đi hành quân. Trên đường về, hai ông bị VC phục kích và bị thương, phải chở vào bệnh viện điều trị. Tỉnh Vĩnh Long như rắn không đầu. Thiếu Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Sư Đoàn 9, chỉ định Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tạm thời phòng thủ Vĩnh Long.
    Khi tiếng súng Tết Mậu Thân bùng nổ, Thiếu Tá Nghĩa đã về Sài Gòn thăm gia đình và bị kẹt lại đó. Tướng Thi chỉ thị Đại Tá Trần Bá Di, đang là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, vào Vĩnh Long để nghiên cứu tình hình và đối phó với Việt Cộng.
    Vào chiều tối, một mình với máy truyền tin trên lưng, ông được trực thăng chở đi, dự định đáp vào khuôn viên của tỉnh, nhưng trực thăng bị VC bắn rát quá, phải thả ông tại cầu tàu, rồi từ đó, ông chạy bộ vài chục bước vào được dinh tỉnh trưởng.
    Tại đây, ông bắt đầu liên lạc với các đơn vị chiến đấu để lo việc phòng thủ, chỉ dẫn trực thăng, pháo binh... bắn vào các điểm tập trung của VC. Nhưng VC vẫn cầm cự, quyết tâm đánh úp tỉnh lỵ, ông phải xin tướng Thi cho tăng viện, nhờ vậy, mấy ngày sau, một Trung Đoàn của ta mở đường tiến vào căn cứ của tỉnh.
    Sau cùng, ông chỉ huy phá tan lực lượng VC, chúng bị giết hay đầu hàng gần hết.



    Trận đánh vào đất Miên Danh ông càng nổi lên năm 1970, khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đánh vào mật khu Ba Thu của VC trên đất Miên (tỉnh Tà Keo), phá hủy cơ sở của chúng, tịch thu vô số chiến lợi phẩm... Ngoài ra, quân ta còn tìm thấy nhiều nhà in và máy in tiền của Mặt Trận Giải Phóng, tiền này chúng tính đem ra thay thế tiền VNCH nếu chúng thắng Miền Nam năm 1968. Ông được thăng cấp đặc biệt tại mặt trận này.


    Anh hùng sa cơ Đến năm 1975, khi VC vào chiếm miền Nam, chúng bắt ông và đày ải vào các trại tù trong hơn 17 năm trời. Hai năm sau khi VC thả, ông qua Mỹ năm 1993 theo diện HO (Humanitarian Operation: Chương trình định cư tại Mỹ dành cho người bị CS giam cầm sau 1975). Ba tháng sau khi hoàn tất thủ tục nhập cư, y tế, bằng lái xe, ông bắt đầu đi làm tại hãng Dobbs, hãng chuyên cung cấp thức ăn cho hành khách trên máy bay. Làm việc tại đây hơn 6 tháng, ông qua khu du lịch Splendid China như có nói trên. Thời gian sau, ông xin vào làm tại Disney World với nhiệm vụ "trưmg bày hàng lên kệ” (floor stacker). Ông làm việc tại đây trong 12 năm trời, từ 1999 đến 2011, chỉ thôi việc vì bị đau nhức vào tuổi 80. Tổng cộng thời gian làm việc tại Dobbs, Splendid China và Disney World, ông đã đóng thuế Liên Bang Hoa Kỳ 18 năm, quá tiêu chuẩn 10 năm để được tiền hưu. Có lần, một giám thị ở Disney World khuyên ông: - "You" lớn tuổi rồi, sao "you" không ở nhà nghỉ cho khỏe? - Tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe còn tốt là tôi không nghỉ!- ông đáp ngay.


    Cũng có người thấy ông cao tuổi, hỏi ông: - Cụ đi làm chi cho khổ, ở nhà lãnh tiền trợ cấp có sướng hơn không? Câu trả lời: - Tôi không "chơi" mấy thứ đó. Tôi rất tự hào không "ăn" một ngày tiền an sinh xã hội, tiền già, tiền tàn tật... Đối với anh em chúng tôi ở tù CS, người Mỹ dành một chương trình đặc biệt để đem chúng tôi đến xứ tự do, hưởng được cuộc sống an toàn trong công bằng, chừng đó thôi đủ để mình biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa kỳ rồi, vì lẽ đó, tôi không muốn ngồi chơi để lãnh tiền cấp dưỡng, tạo thêm gánh nặng xã hội cho đất nước này trong khi tay chân còn lành lặn, còn đủ sức khỏe để đi làm.


    Theo trên, tướng Trần Bá Di là một người rất đặc biệt. Khi còn trong Quân Đội, ông là một công bộc liêm chính, một cấp chỉ huy tài ba, gan dạ, bình dân, yêu thương lính. Đến tuổi cao niên, ông vẫn giữ khí phách của một người hùng. Thiếu Tá Nguyên Kim Sơn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, từng làm việc dưới quyền của tướng Trần Bá Di, có viết trong tuyển tập "Cái Chết Của Một Dòng Sông" như sau:


    "Thiếu Tướng Trần Bá Di có tấm lòng hiền hòa đức độ nên được thuộc cấp kính trọng và thương mến. Ngày ông rời khỏi Sư Đoàn 9 Bộ Binh, quân dân tỉnh Vĩnh Long đã giăng biểu ngữ khắp đường phố trong tỉnh lỵ để tỏ lòng thương mến và luyến tiếc ông".


    Mặt khác, trong phúc trình 6 trang giấy gởi về chính phủ Hòa Kỳ ngày 5 tháng 12 năm 1973, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Graham Martin, có ca ngợi cuộc đời và binh nghiệp của tướng Trần Bá Di trải qua mấy mươi năm chỉ huy các đơn vị tác chiến trên chiến trường miền Nam, từ cấp Trung Đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, đến Sư Đoàn... Nhắc đến sự liêm chính của tướng Di, phúc trình của Đại Sứ Martin có ghi một đoạn như sau:


    “Gia đình có 4 con, ba trai một gái từ 17 đến 8 tuổi. Báo cáo cho biết là gia đình ông sống bằng lương bổng nhà binh của ông và không có ghi nhận hành vi tham nhũng nào của ông hay của phu nhân ông”. Nguyên văn Anh văn như sau: “They have four children, three boys and a girl from 17 to 8. The Di’s reportedly live on his military income and there has been no mention of corrupt activities on his or his wife part”


    Tài liệu trên được chính phủ Hoa Kỳ giải mật ngày 13 tháng 8, năm 2009. Thiếu Tướng Trần Bá Di mất ngày 23 tháng Ba, năm 2018, tại Orlando, Florida, hưởng thọ 87 tuổi. Người đời có câu:


    “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”




    Tướng Trần Bá Di ra đi để lại danh thơm muôn đời!




    Lê Văn Hưởng









  8. #68

  9. #69

    Công Bằng
    Lưu Thiên Lý

    Kể từ tháng Giêng 2017, hai chữ “công bằng” không ngớt được xuất hiện qua các bản tin phổ biến trên hệ thống internet toàn cầu, tường thuật tin tức về những phát biểu của vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, đã được dân Mỹ bầu vào Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử cuối năm 2016.

    Trong bài này, xin được phép xử dụng chính danh “Tổng Thống 45” thay cho thế danh Donald Trump, vốn quá phức tạp ngổn ngang trong nội tình chính trị nước Mỹ, để được luận bàn về hai chữ “công bằng” phát đi từ Tòa Bạch Ốc.

    Trong đời thường, hai chữ “công bằng” nghe rất đơn giản, và cũng rất bình dị để thốt ra, hầu như dễ dàng bị xem nhẹ trở thành vô tác dụng.

    Trong hiện trạng thế giới đang rơi vào tình trạng tranh bá quyết liệt, hai chữ “công bằng” luôn được nêu lên qua các biện pháp chấn chỉnh từ vị Tổng Thống 45 của nước Mỹ trong vòng 20 tháng đầu nhiệm kỳ, nay đã trở thành chủ đề vô cùng quan trọng như một cảnh báo về thảm họa diệt vong phát khởi từ hướng đông mặt trời mọc, do bởi hàng loạt hành động như: lừa đảo giao thương, gián điệp kinh tế, đe dọa quân sự trục hải lộ quốc tế, chiếm đoạt lãnh thổ các nước láng giềng, liên tục bị vạch trần trước công luận thế giới.

    Những chuỗi dài hành động ngang ngược bất chấp công lý, trên thực tế, được trưng dẫn đầy đủ bằng chứng số liệu và hình ảnh. Các biện pháp đối phó kiên quyết đã được Tổng Thống 45 nghiên cứu áp dụng nhằm mục đích cô lập mầm bệnh “giấc mơ Trung Hoa đỏ” có nguy cơ đe dọa đến tiến trình nâng cao đời sống văn minh của Hoa Kỳ.

    Để bảo vệ nước Mỹ, người thầy thuốc tỉ phú dày kinh nghiệm thương trường, chủ nhân mới của Tòa Bạch Ốc, giữ quyết tâm cần phải diệt trừ hai căn bệnh: đánh cắp tài sản trí tuệ và không công bằng mậu dịch của đối thủ số một đã lộ nguyên hình. Đó là con sư tử mang tên “giấc mơ Trung Hoa đỏ”.
    Chẳng đợi lâu, những viên thuốc đắng áp thuế, có công hiệu làm suy yếu đối thủ được ban hành, áp dụng liên tiếp trong những tháng vừa qua, bắt đầu chứng tỏ có hiệu nghiệm, chặn đứng hai căn bệnh hoành hành.
    Con sư tử “giấc mơ Trung Hoa đỏ” đang bắt đầu suy yếu, sẽ lịm dần, cho tới lúc không còn có thể gượng dậy, hoàn toàn bị loại trừ khỏi mạch sống loài người, lúc ấy công bằng sẽ được trả lại cho hậu thế.

    Không chỉ Tổng Thống 45 bảo thủ của nước Mỹ đáp trả mà thôi.

    Từ lục địa Âu châu, lãnh đạo trẻ tuổi của đại cường Pháp, Emmanuel Macron, trong chuyến viếng thăm xã giao đến Bắc Kinh năm 2018, đã không ngần ngại trực tiếp đối đáp về lẽ “công bằng” với chủ tịch họ Tập qua buổi họp báo, rằng: “Tại sao chỉ có “Một Vành Đai Một Con Đường” mà không là “Hai Vành Đai, Hai Con Đường”?
    Quá bất ngờ, họ Tập bị Macron khóa mồm, ngượng nghịu.

    Điều dễ hiểu, khi nhào nặn ra chủ thuyết Xã Hội Chủ Nghĩa sắc thái Trung Hoa, đặt tên kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường (OBOR) với ý đồ nâng cao vị thế trí tuệ đang dẫn dắt dân tộc Hán tiến lên vai trò bá chủ thế giới, Tập Cận Bình để lộ cho thấy khối kiến thức của y hoàn toàn không thể hiện ý niệm “công bằng” để chung sống với cả một cộng đồng nhân loại văn minh, như nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron đang có.

    Lãnh đạo chính trị như Tập lại thiếu kiến thức về lẽ công bằng xã hội, dẫn đến lòng tự cao tự đại, ý tưởng kiêu ngạo, tự tôn trong mối bang giao giữa người với người, quốc gia với quốc gia.
    Điển hình thái độ kiêu căng ngạo mạn của họ Tập vượt qua nguyên tắc xã giao công bằng sơ đẳng, thể hiện rõ ràng qua vụ việc y đã ra lệnh buộc nhân viên phi trường Trung Quốc không cung cấp cầu thang máy bay để đón tiếp khách mời, là vị Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ, trong ngày ông Obama đến tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh G 20 tại Hàng Châu, tháng 11 năm 2016, với chủ ý miệt thị nước Mỹ trước cộng đồng quốc tế.
    Qua đó, con sư tử trổi dậy họ Tập chính là nguy cơ lớn nhất sẽ châm ngòi lửa gây ra xung đột quân sự tiêu diệt lẫn nhau.
    Tột đỉnh tự cao tự đại Hán tộc, sư tử họ Tập không ngừng giương nanh vuốt móng cào cấu khắp năm châu: Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc, trong khắp mọi lãnh vực thuộc về nhu cầu phát triển đời sống người dân trên các quốc gia khác.
    Ngày nay, đâu đâu cũng nghe người ta nói đến, biết đến China. Từ món hàng gia dụng bán giá 1dollar kém chất lượng, thực phẩm rẻ tiền pha trộn độc tố hóa chất, cho đến những công trình hàng tỉ dollar, do China xuất vốn đầu tư đều tiềm ẩn mưu đồ “bẫy nợ” bất chính, không công bằng.
    Một nhà sản xuất mặt hàng xách tay phụ nữ bằng da thú, made in china, khi trả lời phỏng vấn tại cuộc hội chợ triển lãm thương hiệu Trung Hoa năm 2016, ở Hàng Châu, đã công khai khoe khoang:
    “Sản phẩm của chúng tôi về hình thức có khác gì sản phẩm hiệu Louis Vuitton ? Tại sao quý bà phải bỏ ra 5000$ để có Louis Vuitton, trong khi chúng tôi chỉ bán với giá 500$ ?”
    Mới nghe qua tưởng như là lẽ phải thuyết phục. Thật ra, lại là thực tế của một nền sản xuất cạnh tranh bất chính, ngang nhiên chà đạp lên luật pháp bảo vệ giao thương công bằng của cộng đồng quốc tế.

    20 tháng trôi qua, chưa thấy có phản biện nào trên dư luận năm châu, kể cả dư luận trong nội bộ nước Trung Hoa cộng sản, về hai chủ đề “không công bằng mậu dịch và đánh cắp tài sản trí tuệ” mà Tổng Thống 45 của Mỹ mạnh mẽ công khai tuyên chiến, chống trả đến cùng để bảo vệ Hoa Kỳ và người dân Mỹ.

    Tóm lại, nền tảng trí tuệ công bằng đã không mảy may hiện hữu dưới nanh vuốt hiểm hóc của con sư tử đang trổi dậy gây sóng gió Biển Đông.

    Lòng người khắp năm châu nay bắt đầu sát cánh cảnh giác trước cái gọi là “chủ nghĩa xã hội sắc thái Trung Hoa” do họ Tập giăng bẫy để chiếm ngôi vị bá chủ, bởi vì thế giới đã được nghe nhắc đi nhắc lại nhiều lần về hai chữ “công bằng” như là lời cảnh báo đanh thép về hiểm họa Tàu cộng, đến từ vị Tổng Thống 45 của nước Mỹ.

    Lưu Thiên Lý
    Montreal, 14 tháng Tám 2018


  10. #70




    Bún bò giò heo: Món ngon có tự bao giờ?

    Trịnh Bách
    3/08/18


    Nổi Tiếng Hơn Cả Trong Các Món Ăn Bình Dân Ở Huế Vẫn Là Món Bún Bò, Hay Gọi Một Cách Đầy Đủ Là “Bún Bò Giò Heo”. Hương Vị Của Món Bún Này Là Một Trong Những Nét Đặc Trưng Của Huế. Cay Nồng Ớt, Thơm Hương Sả, Và Quan Trọng Nhất Là Vị Ngọt Của Ruốc Huế Không Tìm Được Ở Đâu Khác. Bắt Buộc Phải Là Ruốc Huế.

    Phổ Biến Và Nổi Tiếng Như Thế, Vậy Mà Ít Ai, Ngay Cả Người Huế, Biết Rõ Món Ăn Này Xuất Hiện Từ Bao Giờ. Và Cái Tên Gọi Bún Bò Huế Được Cho Là Truyền Thống Này Cũng Phải Nên Được Xem Xét Lại. Bởi Vì Thịt Bò Không Phải Là Loại Thực Phẩm Truyền Thống Của Người Việt.

    Yến Tiệc Trong Cung Thời Nguyễn, Điển Hình Là Trong Thực Đơn Đãi Sứ Của Triều Đình, Không Thấy Hiện Diện Các Món Thịt Bò. Các Món Cỗ Cổ Truyền Trong Trung Ngoài Bắc Xưa Cũng Không Có Món Nào Dùng Thịt Bò. Mãi Cho Đến Khi Người Phương Tây Xâm Nhập Ngày Càng Đông Thì Các Món Thịt Bò Của Họ Mới Dần Dần Được Người Việt Ưa Chuộng. Điều Này Khiến Người Ta Suy Nghĩ Lại Về Thời Điểm Các Món Bún, Phở Bò Xuất Hiện Ở Việt Nam.

    Và Nên Chăng Món Bún Bò Giò Heo Huế Nếu Đã Có Lịch Sử Lâu Dài Thì Lúc Khởi Thủy Phải Là Món Bún Giò Heo, Và Yếu Tố Bò Chỉ Được Thêm Vào Về Sau Này Mà Thôi? Nhưng Dù Danh Xưng Có Là Gì Đi Nữa Thì Đây Là Một Trong Những Món Ngon Đặc Sắc Của Huế.


    .



    Tiếc Rằng Giờ Đây Khó Có Thể Tìm Ra Được Một Tô Bún Còn Mang Đúng Vị Chuẩn Xác. Một Số Chủ Quán Giải Thích Rằng Phải Biến Đổi Như Thế Cho Hợp Khẩu Vị Khách Phương Xa. Điều Này Được Thể Hiện Rõ Tại Các Quán Bún Nổi Tiếng Dành Cho Du Khách Ở Huế. Trong Khi Đó, Nhiều Người Huế Lại Nói Là Giờ Đây Muốn Có Được Tô Bún Huế Đúng Cách Thì Phải Vào Sài Gòn, Nơi Hương Vị Bún Bò Giò Heo Vẫn Còn Đậm Đà.

    Ở Nước Ngoài, Truyền Nhân Của Bún Mụ Rớt Nổi Tiếng Ở Gia Hội Xưa Bây Giờ Đang Mở Quán Bún Bò Huế Ở Orange County Thuộc Bang California, Hoa Kỳ. Tiệm Vẫn Nấu Đúng Lối Truyền Thống Với Mùi Vị Cay Nồng Của Sả, Ớt, Ruốc Huế, Và Rất Được Khách Việt, Mỹ Ưa Chuộng.

    Nấu Bún Bò Giò Heo, Trước Tiên Người Ta Hòa Ruốc Xác (Ruốc Cái) Vào Nước Cho Đủ Vị Mặn. Đun Sôi Khoảng Một Hai Giờ Để Lấy Chất Ngọt Từ Xác Ruốc Và Để Ruốc Đỡ Nặng Mùi. Chờ Cho Xác Ruốc Lắng Rồi Chắt Lấy Nước Trong. Xương Bò, Heo Chần Nước Sôi Cho Sạch, Bỏ Vào Nấu Với Nước Ruốc. Không Đậy Vung Để Có Nước Trong. Nếu Muốn Nước Dùng Trong Nữa Thì Xương Phải Để Nguyên Không Chặt Khúc. Nấu Như Thế Này Cần Rất Nhiều Thì Giờ Để Có Thể Lấy Được Hết Chất Ngọt Của Xương. Ngoài Ra, Còn Có Thể Thả Vào Nồi Vài Củ Cải Để Nước Thêm Trong, Nếu Cần. Một Vài Khúc Mía Đã Róc Vỏ Được Bỏ Vào Nồi Nước Dùng Vừa Để Hút Mùi Hôi Của Xương, Vừa Để Thêm Vị Ngọt.

    Thịt Bò Bắp Bỏ Vào Nấu Cho Đến Khi Mềm, Vớt Ra Để Nguội Rồi Thái Lát. Người Huế Gọi Loại Thịt Này Là Thịt Bò “Nồi”, Để Cho Khác Với Loại Thịt Bò Nhúng Tái Vốn Không Phải Của Bún Bò Huế, Mới Xuất Hiện Sau Này. Riêng Giò Heo Vì Còn Da Và Mỡ, Nên Sẽ Nấu Riêng Cho Đến Khi Chất Đục, Tanh Của Mỡ Và Da Ra Hết Mới Cho Vào Nồi.

    Ớt Rim Và Đồ Màu Nên Cho Vào Nước Từ Sớm, Nhưng Nếu Nấu Ở Nhà Thì Một Bó Sả Bằng Nắm Tay Con Nít Được Bỏ Vào Nồi Khoảng Nửa Giờ Trước Khi Ăn, Để Sả Vẫn Còn Hương Nhưng Đã Hết Vị Hắc. Rau Răm, Hành Lá, Hành Tây Và Bắp Chuối Thái Mỏng Là Phụ Gia Chính Của Bún Bò Huế Hồi Trước. Về Sau Này, Người Ta Còn Cho Thêm Huyết Luộc, Gân Bò, Chả Cua Vào Bún, Và Những Phụ Gia Này Dần Dần Trở Nên Phổ Biến.





    Bún Bò Huế. (Ảnh Qua Cachlammonngon.Vn)


    Thuở Trước, Bún Bò Giò Heo Huế Thường Được Ăn Vào Buổi Sáng Sớm. Khách Sành Điệu Hay Chuộng Các Quán Bình Dân Chỉ Bán Riêng Món Này, Bán Hết Nồi Nước Dùng Là Thôi. Ngon Nhất Vẫn Là Từ Các Gánh Bún Rong Rải Rác Khắp Nơi, Bán Đến Tám Giờ Sáng Đã Ngưng.

    Bây Giờ Vì Nhu Cầu Của Hoạt Động Du Lịch Nên Có Thêm Nhiều Quán Bún Bò Huế Bán Suốt Ngày Đêm. Cũng Tốt Thôi, Vì Điều Này Giúp Làm Cho Hương Vị Đặc Trưng Của Huế Thêm Cơ Hội Để Trở Nên Quen Thuộc Hơn Với Khách Phương Xa. Chỉ Mong Người Bán Luôn Giữ Được Hương Vị Đậm Đà, Cay Nồng Của Huế Trong Món Ăn Đặc Sắc Này. Và Đó Cũng Là Giữ Bản Sắc Của Chính Mình Vậy.

    Ngoài Bắc, Quán Bún Bò Huế Đầu Tiên Ở Hà Nội Với Cái Tên Rất Huế “O Xuân” (Tức Là Cô Xuân), Ở Số 3A Quang Trung, Mở Từ Hơn 20 Năm Trước, Đến Nay Đã Thành Địa Chỉ Quen Thuộc Của Thực Khách Hà Thành. Tôi Vào Quán O Xuân Gọi “Một Tô Đầy Đủ”, Tức Tô Có Đủ Thịt Bò, Giò Heo, Chả Viên, Miếng Huyết… Nhìn Tô Bún Là Biết Ngay Đầu Bếp Đang Muốn Nấu Cho Đúng Món Bún Bò Giò Heo Thuở Ban Sơ Ở Quê Nhà Của Nó. Giò Heo Khoanh Tròn, Thịt Bò Bắp Luộc Chín Xắt Lát Dày Vừa Phải. Rau Sống Là Giá, Rau Quế Và Bắp Chuối Xắt Mỏng.

    Thịt Bò Bắp Và Tuyệt Nhiên Không Có Thịt Bò Tái, Cùng Với Những Sợi Bắp Chuối Xắt Mỏng, Đó Là Dấu Tích Của Tô Bún Bò Huế Thuở Xưa, Thậm Chí Trông Nó Gần Với Tô Bún Bò Huế Xưa Hơn Cả Tô Bún Tại Huế Bây Giờ. Nhưng Khi Nếm Thử Nước Dùng Thì Mới Thấy Đúng Là Bún Bò Xa Quê.

    Vị Cũng Ngọt Nhưng Không Là Ngọt Của Ruốc, Có Ruốc Đấy Nhưng Ít Thôi. Và Rõ Nhất Là Mùi Sả, Chỉ Thoang Thoảng Chứ Không Ngào Ngạt Sả Như Bún Bò Ở Huế. Vị Ruốc Và Mùi Sả Là Hai Thứ Mùi Vị Nặng, Khó Nêm, Là Phụ Gia Nhưng Lại Là Thành Phần Quan Trọng Để Nhận Biết Tô Bún Bò Huế.

    Người Huế Đã Quen Và Thậm Chí Đã Thấm Vào Máu Cái Thứ Nước Dùng Đậm Đà Ruốc Và Sả. Nhưng Người Hà Nội Thì Chắc Hẳn Là Khác. Nên Tô Bún Bò Huế Đến Hà Thành Cũng Phải Thay Đổi Theo Khẩu Vị Thực Khách Là Phải Thôi. Trong Khi Người Hà Nội Ăn Bún Bò Huế Lại Thích Thêm Vài Lát Ớt Tươi Ngâm Giấm, Thì Người Huế Lại Chỉ Thích Vị Chua Của Chanh, Và Ớt Thì Phải Giằm Nước Mắm.

    Có Hai Câu Hỏi Giả Định Được Đặt Ra: Một Là, Trước Giờ Tận Thế Bạn Nhớ Ai Nhất? Hai Là, Bữa Ăn Cuối Cùng Bạn Ước Được Ăn Món Gì? Không Hẹn Mà Gặp, Khuôn Mặt Yêu Thương Nhất Để Tưởng Đến Trong Giờ Phút Có Thể Là Cuối Cùng Đối Với Cả Ba Người Thuộc Ba Dân Tộc Và Ba Nền Văn Hóa Khác Nhau Nhưng Có Cùng Tâm Cảm Là Mẹ!
    Riêng Về Miếng Ăn Thì Thói Quen Truyền Thống Chiếm Thế Ưu Tiên. Bà Khách Đài Loan Thì Muốn Được Ăn Vịt Bắc Kinh, Ông Khách Hoa Kỳ Lúng Túng Vì Không Chọn Ra Được Món Gì Là Quốc Hồn Quốc Túy Độc Đáo Của Xứ Hợp Chủng Muộn Màng Này Cả. Đến Lượt Mình Nêu Ý Kiến, Tôi Chọn Món Ăn “Ân Huệ” Không Một Chút Lưỡng Lự: Bún Bò Huế!

    Hình Như Người Huế Nào – Trừ Các Bậc Xuất Gia Chay Tịnh – Cũng Có Duyên Nợ Mặn Mà Với Bún Bò Huế, Như Người Pháp Với Thịt Bò Bít Tết, Người Mỹ Với Bánh Hamburger, Người Anh Với Thịt Bò Nướng Và Bánh Pudding Yorkshire, Người Ý Với Bánh Pizza, Người Nhật Với Sushi…

    50 Năm Trước, Chưa Có Một Quán Bún Nào Ở Huế Có Thương Hiệu Riêng. Những Tên Gọi Truyền Khẩu Như: Bún Mụ Rớt, Bún O Rơi, Bún Chị Bờ… Là Do Khách Hàng Gọi Tên Người Chủ Quán Theo Lối Bình Dân Quen Biết.

    Năm 1959, Tôi Thi Đậu “Càng Cua” (Concour) Vào Trường Hàm Nghi – Quốc Tử Giám Xưa – Và Bắt Đầu Lên Huế Học. Thời Đó, Quán Bún Nổi Tiếng Nhất Là Quán Mụ Rớt Ở Gia Hội Và Gánh Bún Ngon Được Đồn Đãi Rộng Rãi Là Gánh Bún O Mượn Ở Cống Phát Lác, Mụ Sen Ở Thành Nội. Ở Huế Gần Hai Năm, Lần Đầu Được Lãnh Học Bổng Tôi Mới Có Cơ Hội Can Đảm Rủ Bạn Vào Quán Bún Bò Mụ Rớt Ăn Một “Tô Bún Bò Vốn Chỉ Nghe Mà Chưa Thấy”…



    Trường Hàm Nghi – Quốc Tử Giám Tại Huế.


    Nửa Đời, Tôi Đã Mang Hình Ảnh Và Hương Vị Tô Bún Bò Huế Đó Mà Đi. Tuy Chưa Được Đi Và Trải Nghiệm Nhiều Như Ước Muốn, Nhưng Tôi Cũng Đã Đi Qua Nhiều Thành Phố Lớn Từ Á Sang Âu, Nơi Có Những Tiệm Ăn Việt Nam Và Món Bún Bò Huế. Từ Đó Tôi Thấm Thía Với Cảm Nhận Rằng Ngon Hay Dở Bình Thường Là Một Cảm Xúc Thể Chất Và Vật Lý. Nhưng Cái Ngon Sâu Đậm Đối Với Một Món Ăn Quê Hương Truyền Thống Như Bún Bò Huế, Phở Bắc, Mì Quảng, Hủ Tiếu Miền Nam… Là Một Sự Kết Hợp Hòa Điệu Giữa Miếng Ngon Truyền Thống, Mùi Vị Tâm Lý Nguồn Cội Và Hương Vị Hoài Niệm.

    Ra Nước Ngoài, Bún Bò Huế Chuyển Mình Từ “Sang” Qua “Trọng”. Nghĩa Là Không Chỉ Là Phẩm Mà Còn Lượng. Hầu Hết Các Nhà Hàng Ăn Việt Nam Ở Nước Ngoài Đều Có Món Bún Bò Huế Và Chia Làm Ba Mức Độ: Nhỏ, Trung Và Lớn. Một Tô Nhỏ Xứ Ngoài Cũng Bằng Ba Tô Tiêu Chuẩn Ở Quê Nhà. Tô Lớn Thì “Mênh Mông” Như Một Cái Thau Nhỏ. Tôi Có Dịp Quan Sát Và Để Ý Rằng Khách Ăn Bún Ở Paris Và London Thường Gọi Tô Bún Ở Mức Trung, Còn Khách Ở Mỹ Thì Thường Gọi Tô Lớn. Bởi Lẽ Sức Vóc Của Người Mỹ Lớn Thì Bún Bò Huế Phải “Tô Đại” Với Thịt Thà Rôm Rả Mới Thích Hợp Hơn.

    Bún Bò Huế Đã Rời Huế Ra Đi Để Đối Mặt Với Nhân Gian Như Những Đứa Con Xa Xứ. Trong Mối Tương Tác Đa Phương, Đa Hệ, Đa Chiều Toàn Cầu Đó, Hình Tướng Và Phương Tiện Có Thể Tùy Nghi Mà Đổi Thay, Thêm Bớt, Nhưng Bản Chất Khó Mà Đổi Thay. Tô Bún Bò Huế Mang Sẵn Trong Chính Nó Hương Nồng Của Sả, Vị Ngọt Của Thịt Heo Thịt Bò, Mùi Thơm Của Gia Vị… Không Thể Nhầm Lẫn Với Trùng Trùng Những Món Ăn Muôn Màu Muôn Vẻ Của Thế Giới. Bún Bò Huế Xa Quê Nhưng Sẽ Chẳng Bao Giờ Có Thể Phủ Nhận Chính Nó Để Trở Thành Mì, Thành Phở Hay Một Món Ăn Nào Khác.

    Cũng Có Khi Xa Mà Lại Rất Gần. Suốt Ba Tháng Về Ở Làng Liễu Hạ (Hương Trà) Quê Tôi Trong Dịp Tết Quý Tỵ, Tôi Vẫn Thường Lên Huế, Rủ Những “Bậc Sành Ăn” Tìm Một Nơi Bán Bún Bò Huế Không Tên Trên Đường Nguyễn Du Được Bà Con Cho Là “Bún Bò Hậu Duệ Mụ Rớt”. Hương Vị Tô Bún Chỉ Ở Mức Trung Bình, Nhưng Hình Thức Thì Rau Thịt Chen Chúc. Tôi Không Tìm Thấy Dáng Vẻ Thanh Nhã Của Tô Bún Bò Mụ Rớt Và Chỗ Ngồi Thanh Lịch Của Quán Hơn 50 Năm Trước.

    Tuần Đầu Bay Về Lại Mỹ, Tôi Ghé Tới Quán Cố Đô Ở Sacramento Và Quán Bún An Nam Ở San José, Bang California Để “Kiểm Nghiệm Phản Ứng Ngũ Uẩn” Của Mình Về Hương Vị Của Những Tô Bún Bò Huế Ở Xứ Người, Để So Với “Đồng Môn” Trên Đường Nguyễn Du. Tôi Bắt Gặp Hương Vị Bún Bò Xa Xứ Có Vẻ Đậm Đà Rất Huế Còn Hơn Cả Huế Trên Quê Hương. Nhưng Giòng Sông Xưa Không Còn Đó. Hình Thức Rau Thịt Của Cả Hai Bên Đều Quá Phong Phú Nên Bún Bò Huế Xưa Không Trở Lại Nguồn.

    Tôi Tự An Ủi Nói Với Bóng Ông Héraclite (Triết Gia Hi Lạp) Đâu Đó Trong Chính Mình: “Bún Bò Huế Cũng Không Tránh Khỏi Quy Luật Biến Dịch. Chẳng Ai Ăn Được Hai Lần Trên Cùng Một Tô!”.


    Tác Giả: Trịnh Bách





 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-06-2014, 04:52 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 03-09-2014, 04:46 PM
  3. Tình khúc dưới sao
    By Frank in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-25-2013, 08:30 AM
  4. khói ở trên trời
    By k h ó i in forum Tùy Bút
    Replies: 45
    Last Post: 03-13-2012, 12:34 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:04 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh