Register
Page 5 of 8 FirstFirst ... 34567 ... LastLast
Results 41 to 50 of 76
  1. #41

    Cuộc sống ở Nhật




    Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ qua.

    Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:

    Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
    Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.

    Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ.Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây.

    1) Cuộc sống ở Nhật rất an toàn



    Hồi còn đi học, tôi đọc sách thấy nói mô hình của xã hội giàu có thanh bình là thời vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, tiền rơi ngoài đường không có ai thèm nhặt. Lúc đó tôi đã tự hỏi không biết bao giờ và ở đâu mới lại có được một xã hội như vậy. Nhật bản là câu trả lời khẳng định cho tôi. Ở đây nếu đi tàu mà bạn vô tình quên túi (trong đó có thể có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v.) trên tàu, bạn chỉ cần báo cho nhân viên nhà ga. Sau đó họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận vì thông thường là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả. Một lần chúng tôi đi tàu ra sân bay. Sau khi chúng tôi lên tàu rồi, trong lúc chờ tàu khởi hành, bỗng một nhân viên nhà ga xuất hiện, tay dơ cao một cái túi và nói to đủ để tất cả hành khách đều nghe thấy: “Cái túi này của ai đây?”. Vợ tôi giật mình nhận ra đó chính là túi của mình để quên trên ghế phòng đợi tàu, vội chạy tới nhận, chỉ vài giây trước khi tàu chuyển bánh. Một lần khác, vợ tôi đi chợ và đánh rơi ví. Trong ví có tiền, giấy căn cước, chìa khóa nhà, v.v. Hai hôm sau, người gác cửa báo xuống nhận. Người nhặt được ví và mang đến trả tận nơi là một sinh viên. Con trai tôi có lần đi chơi cũng đánh rơi ví trong đó có thẻ học sinh và chìa khoá vào nhà. Mấy hôm sau, những thứ cháu đánh rơi đã được ai đó tìm thấy và gửi đến địa chỉ nhà tôi mà không đề địa chỉ người gửi. Năm 1999 chúng tôi tổ chức một hội thảo quốc tế tại viện nghiên cứu vật lý hóa học Nhật bản (gọi tắt là viện RIKEN) – nơi tôi làm việc từ 1995 tới nay. Một nhà vật lý Italia đại biểu hội nghị, trong khi đi chơi ở Tokyo, đã đánh rơi hộ chiếu của mình. Anh ta hết sức hốt hoảng vì chỉ sau hai ngày anh ta sẽ phải bay về nước. Chúng tôi nói anh cứ yên trí, gọi điện báo cho Đại sứ quán Italia, rồi ngồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Đại sứ quán Italia gọi điện nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến Đại sứ quán, anh chỉ việc đến nhận lại hộ chiếu. Anh ta thốt lên: “Thật là không thể tin được!”. Anh đã lên đường về nước đúng như lịch trình.



    Mặc dù đôi khi đọc báo hay xem TV tôi cũng thấy tin nói về các vụ kẻ trộm đột nhập nhà ở, kẻ cướp cướp nhà băng, kẻ cắp móc túi người say rượu trên các chuyến tàu vắng khách về khuya, nhưng tôi chưa hề bị hoặc chứng kiến bất cứ một vụ ăn cắp vặt nào ở nơi công cộng tại Nhật, kể cả trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ đi làm sáng sớm. Mới đến Nhật người ta có thể lấy làm lạ là mọi người ra đường để đồ đạc của mình rất hớ hênh: ví tiền bỏ túi sau không cài, nhô cả ra ngoài, điện thoại di động nhét túi sau với cả một đám dây trang trí như mời gọi kẻ móc túi, vào tiệm ăn thì vứt túi lên ghế rồi bỏ đấy đi nhà vệ sinh, mà không hề sợ là túi sẽ “bốc hơi” lúc mình vắng mặt. Sau khi đã sống ở Nhật một thời gian, người ta hiểu rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với những “sơ ý” đó, vì xã hội ở đây rất an toàn. Hầu như không có ai động đến sở hữu của người khác. Đi chơi ban đêm mà bị trấn lột là chuyện khó xảy ra ở Tokyo.



    Người Nhật không ồn ào, không nói chuyện oang oang hoặc gọi nhau í ới ngoài phố, và tất nhiên là tôn trọng luật đi đường. Nếu họ chẳng may đụng phải nhau, thì cả hai cùng cúi xuống xin lỗi nhau với một thái độ thực sự thành khẩn. Xe cộ rất nhiều nhưng hầu như không nghe thấy tiếng còi xe hơi. Nếu xe hơi hay xe máy quệt phải nhau thi họ cũng từ tốn giàn xếp hoặc chờ cảnh sát tới. Tôi có lần chứng kiến một xe hơi đi từ hẻm ra đường lớn, chẳng may đụng phải một thanh niên đang phóng xe máy phân khối lớn. May thay anh ta không việc gì, vì nhảy vọt được ra khỏi xe, như trong phim Holywood vậy. Chỉ có xe máy là bẹp. Người lái xe hơi chắc chắn là sai. Ngay cả khi đó, anh thanh niên, trông rất “ngầu”, cũng không hề to tiếng. Cả hai bên để nguyên hiện trường chờ cảnh sát tới giải quyết.

    2) Quan chức hành chính và cảnh sát thực sự là các đầy tớ của nhân dân




    Điều 15 trong Hiến pháp của Nhật quy định “tất cả các quan chức và nhân viên hành chính là đầy tớ của toàn thể cộng đồng” [2]. Bộ máy hành chính của Nhật cũng khá cồng kềnh, và mọi việc giấy tờ không phải khi nào cũng nhanh. Tuy nhiên, những quan chức và nhân viên hành chính bao giờ cũng cố gắng giải quyết công việc một cách tốt nhất cho dân, với một thái độ rất lịch sự, niềm nở, kể cả khi “dân” là một cậu bé kém họ hai ba chục tuổi. Nếu không giải quyết được ngay ngày hôm đó, thì họ bao giờ cũng hẹn chính xác ngày có kết quả, và không bao giờ sai hẹn. Họ hiểu rất rõ là họ làm việc để phục vụ nhân dân. Lương của họ là do dân đóng thuế mà có. Bất cứ người dân nào cũng có thể phát đơn kiện nếu họ phục vụ kém, và họ sẽ bị thải hồi ngay. Bất lịch sự, cửa quyền, sai hẹn, chứ chưa nói “ăn hối lộ”, là điều xa lạ đối với hệ thống hành chính cơ sở ở đây. Không bao giờ có hiện tượng nhân viên hành chính lại dám “lên lớp” cho người dân.

    Con trai tôi có lần thốt lên: “Công an ở Nhật hiền thật, bố nhỉ!”. Đấy là sau cái lần cháu đi chơi đánh mất chìa khoá xe đạp. Vì lúc đó đã muộn, các hiệu chữa xe đạp đã nghỉ, nên cháu phải bê xe đến đồn cảnh sát gần đấy cầu cứu các chú cảnh sát. Họ phải dùng kìm cộng lực cắt khóa để cháu đạp xe về nhà. Nói chung, tôi chưa gặp trường hợp nào cảnh sát giao thông chặn người xét hỏi vô cớ giữa đường, huống hồ là hành hung người dân. Họ luôn từ tốn, lịch sự chỉ đường kỹ càng khi được hỏi, vì các đồn cảnh sát thông thường là nơi người đi đường vào hỏi đường. Họ có đầy đủ bản đồ chi tiết của khu vực họ. Chuyện cảnh sát tìm cách chặn xe để phạt tiền là chuyện không có ở Nhật. Người lái xe bị phạt nếu họ thật sự phạm luật, gây tai nạn, v.v. Cảnh sát Nhật không được phép dùng vũ khí nóng (như súng) để uy hiếp dân chúng. Trong những cuộc dẹp rối loạn trật tự công cộng, họ chỉ được dùng quá lắm là gậy bằng gỗ.

    3) Khách hàng thực sự là vua



    Ở Nhật người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì, hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD). Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.

    Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music - một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu Ginza – Tokyo. Tại hiệu này có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD). Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: “Xin quý khách đợi cho một lát”, sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: “Xin cảm tạ quý khách!”



    Rất ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật. Ông ta nói: “Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được hưởng sự phục vụ tốt nhất”. Sau này tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).

    Miếng dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi). Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với cửa hàng. Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy để kiểm tra, vì hiện tượng này rất khó phát hiện, và không phải lúc nào cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy xe cần trục phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng, và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất vả, tôi mời họ uống nước giải khát. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ đang làm công vụ.

    Vợ tôi luôn cảm kích mỗi khi nhớ lại lần phải nằm bệnh viện nhà nuớc (công) ở Nhật. Tất cả mọi người - từ bác sỹ, y tá, , đến nhân viên phục vụ, quét dọn - đều rất lịch sự, dịu dàng, quan tâm chăm sóc như thể cả bệnh viện chỉ có mỗi một mình vợ tôi là bệnh nhân vậy, khiến vợ tôi nói: “Mình thật sự cảm thấy mình là một con người với ý nghĩa đầy đủ của nó.” Máy móc ở bệnh viện đều rất tối tân. Phần lớn các bác sỹ nói được tiếng Anh. Một số bác sỹ trẻ nói tiếng Anh giỏi. Mấy người bạn Việt Nam khác ở đây, từng vào bệnh viện Nhật, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy. Đến khi vợ tôi kể chuyện này với một người bạn Nhật, bà này chẳng tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả. Bà ta cho điều đó là tất nhiên. Bà ta bảo: “Người bệnh là người ốm yếu, đầy lo lắng ưu tư, nên bác sỹ, y tá phải có nhiệm vụ làm dịu đi sự băn khoăn đó”. Nghe nói bệnh viện tư nhân phục vụ còn tốt hơn thế.



    Chuyện phục vụ tốt trên mặt đất ở Nhật kể không hết. Phục vụ trên trời cũng “siêu” không kém. Ai đã bay Japan Air Lines (JAL) có thể dễ dàng nhận thấy điều đó. Các cô chiêu đãi viên của Nhật bao giờ cũng hết sức nhã nhặn, lịch sự, nói như rót mật vào tai. Có lần tôi đang ngồi trên một chuyến bay của JAL từ Tokyo sang châu Âu, thì một con muỗi từ đâu đó xuất hiện vo ve trước mặt tôi. Tôi đành vỗ hai bàn tay đập chết con muỗi. Ngay lúc đó một cô chiêu đãi viên xinh đẹp tình cờ đi ngang qua nhìn thấy. Cô ta lập tức cúi xuống, miệng mỉm cười, bàn tay trắng muốt xòe ra để … đỡ lấy cái xác con muỗi đem vứt đi.

    4) Không ai xâm phạm quyền tự do biểu hiện




    Điều 21 trong Hiến pháp cuả Nhật [2] đảm bảo hoàn toàn không có bất cứ một sự kiểm duyệt nào đối với quyền tự do biểu hiện của mỗi người dân. Vì vậy, ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn, hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm của bạn. Nếu có tranh chấp liên quan xảy ra, thì cả hai phía: phía muốn kiểm duyệt và phía tác giả hoặc nhà xuất bản đều bình đẳng trước pháp luật, tức là đều có quyền mời luật sư và giải quyết tranh chấp tại tòa án (Như vụ con gái một chính khách kiện một nhà xuất bản đã đăng vụ ly dị của cô ta lên báo gần đây). Tiêu chuẩn duy nhất để một bức tranh được treo tại triển lãm tập thể của một hội mỹ thuật nào đó, tại một địa điểm công cộng nào đó như bảo tàng mỹ thuật, gallery, v.v. là nghệ thuật thuần tuý, và chỉ có nghệ thuật mà thôi. Tranh đẹp thì được treo. Tranh xấu (hoặc không đẹp bằng) thì bị loại. Tất nhiên đẹp hay xấu còn tuỳ thuộc vào thẩm mỹ của hội đồng nghệ thuật. Vì thế để giảm tối thiểu sự thiên vị của một vài “ủy viên hội đồng nghệ thuật”, các hội mỹ thuật ở Nhật thường mời tất cả các hội viên (vài trăm người) cùng họp để chọn tranh, bằng cách dơ tay biểu quyết. Tranh nào được nhiều hội viên chọn thì được treo.

    5) Hệ thống văn hoá giáo dục và các viện nghiên cứu:



    Nhật bản là nước có tỷ lệ người biết đọc biết viết cao nhất thế giới, tới 99% dân số. Người Nhật kể cả tầng lớp lao động ít học cũng hành xử rất có văn hóa. Mọi người nói năng rất lịch sự. Không thấy ai nói tục chửi bậy ở nơi công cộng. Trên các phương tiện giao thông công cộng, ngoài phố, rất khó phân biệt người giàu người nghèo, vì ai nấy đều ăn mặc đẹp đẽ, lịch sự như nhau, tuy là không ai giống ai. Những người làm cho các công ty thường mặc “com-lê” đeo “cà-vạt”. Giới trẻ ăn mặc hiện đại, lố lăng hơn, nhưng không hề có ai dám tỏ ý phê bình, chê bai, chứ chưa nói là cấm đoán, dù là với bất cứ lý do gì kể cả “thuần phong mỹ tục”. Ai cũng hiểu đó là quyền tự do cá nhân được hiến pháp tôn trọng tuyệt đối. Một số ít trường không cho phép học sinh trung học nhuộm tóc. Nhiều trường khác không hề ngăn cấm. Có lần một thày giáo bị bố mẹ một học sinh kiện vì đã bắt con của họ gội sạch mái tóc nhuộm, vì như vậy là vi phạm tự do thân thể của học sinh. Trừ một số người “vô gia cư” (homeless) sống thường trực tại công viên Ueno ở trung tâm Tokyo, ngoài phố hầu như không gặp người rách rưới hoặc người ăn xin. Trong quan hệ giao tiếp, người Nhật thường rất nhún nhường, ít khi nói về mình, về gia đình con cái mình. Đặc biệt họ không bao giờ khoe khoang, nhất là khoe giàu, khoe giỏi hơn người khác, vì họ tránh hết sức lòng ghen tị [3]. Họ đánh giá cao tình hữu nghị lâu dài. Sau khi họ đã tin tưởng bạn, họ giúp đỡ bạn vô điều kiện.



    Nói chung học sinh Nhật rất tôn trọng thầy cô giáo và các học sinh lớp trên. Hệ thống tiểu học của Nhật khá nhẹ nhàng, học như chơi. Lên trung học thì bắt đầu căng hơn vì phải học để thi vào các trường cao học (cấp 3) tốt thì mới có cơ may thi được vào các trường đại học tốt. Tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng (như ĐHTH Tokyo, ĐHTH Waseda, v.v.) thì khả năng tìm được việc làm ở các công ty tốt sẽ lớn hơn. Vì thế học sinh Nhật cũng “học thêm” ở các trung tâm luyện thi bên ngoài. Nhưng những thầy dạy ở các trung tâm “học thêm” đó tuyệt đối không được dạy tại các trường học chính quy. Hoàn toàn không có việc một thầy (cô) giáo sáng dạy chính khóa, chiều lại dạy “thêm” cho chính học sinh lớp mình. Giáo giới được xã hội rất tôn trọng, và được trả lương khá cao, tăng lương định kỳ, và được tiền thưởng hàng năm bằng 5 tháng lương. Lương một giáo viên độc thân 23 – 24 tuổi mới vào nghề là khoảng 3 triệu yen (27 ngàn USD) mỗi năm. Một giáo viên 40 tuổi có một vợ và 2 con hưởng lương khoảng 5.5 triệu yen (50 ngàn USD) mỗi năm, tương đương lương phó giáo sư đại học (không quá 35 tuổi) khoảng 5 triệu yên (45 ngàn USD) mỗi năm [4].

    Sách vở, thiết bị phục vụ cho việc học ở Nhật rất đẹp, hiện đại và đầy đủ. Lớp học thường được trang bị các phương tiện nghe nhìn như TV, video, v.v. Đặc biệt các môn ngoại khóa rất đa dạng. Tất cả học sinh từ trung học trở lên đều tham gia hoạt động ngoại khóa tại các câu lạc bộ khác nhau (âm nhạc, hội họa, thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng chầy, tennis, badminton, bơi, judo, karate, aikido, kiếm thuật, bắn cung, v.v.). Tất cả đều được trang bị rất chuyên nghiệp và luyện tập hàng ngày (Người Nhật đã làm gì thì thích làm rất “chuyên nghiệp”, ít nhất là về trang bị dụng cụ.).



    Khá nhiều trẻ con Nhật được bố mẹ cho học nhạc, tuy không phải tất cả theo được đến cùng. Nhiều gia đình có đàn piano đứng (upright piano), thậm chí đàn grand piano (đại dương cầm). Hãng Yamaha có một mạng lưới dạy âm nhạc trên toàn nước Nhật. Các cô giáo đều tốt nghiệp đại học âm nhạc, tài nghệ cao, trình độ sư phạm rất giỏi, và không bao giờ quát mắng học trò. Một cô giáo piano, khi giảng cho học sinh phải chơi không rung cổ tay, đã để một cục tẩy lên cổ tay mình rồi chạy ngón mà cục tẩy vẫn nằm trên cổ tay cô, không rơi xuống đất (!) Học sinh học piano đến giờ lên lớp bao giờ cũng được chơi đại dương cầm Yamaha. Nhiều người khi vào đại học đã học 10 -12 năm piano, sau đó lại tiếp tục học thêm, tuy không trở thành nhạc sỹ chuyên nghiệp. Vì thế trình độ âm nhạc nghiệp dư của người Nhật khá cao. Các kinh điển của các nhà soạn nhạc cổ điển như Bach, Mozart, Beethoven, Mendelssohn, Chopin, Listz, các nhạc sỹ nghiệp dư này đều chơi như “cháo” cả. Ở Tokyo có nhiều phòng hoà nhạc cho các nhạc sỹ nghiệp dư biểu diễn không mất tiền, hoặc phải trả rất ít tiền, nhưng nhạc cụ bao giờ cũng là hạng đầu bảng như Steinway hoặc Yamaha concert grand piano. Tất nhiên, không phải xin phép bất cứ một cơ quan văn hoá nào để trình diễn ca nhạc. Mọi việc đều do ca sĩ, nhạc công và chủ phòng hòa nhạc quyết định.

    Các viện nghiên cứu quốc gia lớn của Nhật thường giầu có hơn các trường đại học. Ví dụ là viện RIKEN đã nói ở trên. Đây là một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Viện này có khoảng 5,500 người làm việc, trong đó chỉ có khoảng 700 nhân viên hành chính phục vụ các nhà nghiên cứu. Viện có 5 cơ sở đóng tại Wako (ngoại ô Tokyo), Tsukuba, Harima, Yokohama, và Kobe. Kinh phí nghiên cứu của viện hàng năm, chủ yếu do Nhà nước cấp, vào khoảng 80 – 85 tỷ yên (ngót ngét 800 triệu USD), tức là trung bình chi phí cho mỗi đầu người làm việc tại RIKEN là khoảng 150 ngàn USD mỗi năm [5].

    Khối cán bộ hành chính của RIKEN làm việc đúng như “các đầy tớ của các nhà khoa học”. Ở đây không hề có chuyện phòng “Tổ chức cán bộ” hay vụ “Hợp tác quốc tế” “tác oai” các cán bộ nghiên cứu. Các nữ thư ký đều hiểu rất rõ vị trí và chức năng của mình. Một số người trong số họ cũng đã từng tu nghiệp ở Anh, Hoa Kỳ, nói tiếng Anh như người Anh người Mỹ. Họ luôn luôn niềm nở, rất lịch sự, khiêm tốn, và rất thành thạo trong công việc của mình. Mỗi lần tôi đi công tác nước ngoài (dự hội nghị quốc tế, hợp tác nghiên cứu), bất kể đó là Hoa kỳ, châu Âu, Trung quốc, hay Việt Nam v.v., tôi chỉ phải làm hai động tác. Đầu tiên là thông báo cho giám đốc của laboratory của tôi. Sau khi giám đốc đồng ý (thường là bằng miệng), tôi phải điền vào một trang A4 in sẵn hành trình, thời gian công tác của tôi, kèm theo một dự báo giá vé máy bay của hãng du lịch. Tất cả mọi việc còn lại là công việc của cô thư ký và bộ phận tài chính của viện. Họ sẽ tính tiền công tác phí chi cho tôi (gồm chi phí ăn, ở, đi lại) cộng với tiền vé máy bay. Sau đó toàn bộ số tiền đó sẽ được viện tự động chuyển tới tài khoản cá nhân của tôi tại ngân hàng, trước khi tôi đi công tác. Sau khi đi công tác về, nếu có những khoản chi tiêu khác liên quan tới công việc, viện sẽ thanh toán nốt theo biên lai. Trong 9 năm trời làm việc ở RIKEN tôi chưa bao giờ thấy họ chậm trễ trong việc chi trả đó. RIKEN quan niệm rằng việc một cán bộ khoa học của RIKEN được mời dự hội nghị quốc tế, hoặc hợp tác quốc tế, là một cơ hội để phát triển khoa học nói chung, đồng thời đem lại lợi ích, danh giá cho RIKEN nói riêng trong cộng đồng quốc tế. Quà cáp biếu xén sau khi đi công tác về là điều “bất ngờ”, không chờ đợi, và không phải thông lệ ở đây, ngoại trừ đó là ý thích của cá nhân người đi công tác. Và cũng không phải vì thế mà người đó được đối xử tốt hơn hoặc tồi hơn so với người khác.

    Một xã hội cho dù có văn minh đến đâu cũng có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Bài này chỉ liệt kê một số mặt tốt của xã hội Nhật bản.




    Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp 1. Tôi hỏi cháu: “Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?” Cháu trả lời: “Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.” Tôi nhớ lại câu chuyện không lấy gì làm vui của chính con trai mình. Cháu nói với tôi là cháu đã nói dối lần đầu tiên khi cháu học lớp 1 ở Hà Nội. Hôm đó cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực để tay lên bàn”. Các bạn để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ của cô vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực, nhưng không muốn ăn vụt, nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!”. Cháu được cô tha. Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.

    Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.

    Nguyễn an Hùng
    Tokyo
    __._,_.___



  2. #42

  3. #43



    nghiệm....









  4. #44





    Bí quyết Sống Vui Hạnh Phúc.


    Nhiều tiền ít tiền, không phung phí là được.

    Ai phải, ai sai, mình không sai là được.

    Biết ít biết nhiều, làm xong việc là được.


    Người già người trẻ, mạnh khỏe là được

    Người giàu người nghèo, hoà thuận là được.


    Ông xã về sớm về trễ, miễn về là được.
    Bà xã cho ăn cơm, cơm nóng cơm nguội, có ăn là được.


    Người xấu người đẹp, có duyên là được.

    Nhà lớn nhà nhỏ, ấm no là được.

    Sung túc hay nghèo nàn, bình an là được.

    Xe mới xe cũ, chạy được là được.







  5. #45
    Nhìn về Việt Nam

    Từ Thức


    Tôi nhớ suốt đời một buổi ngồi coi TV với một gia đình người Pháp. Một phóng sự về ẩm thực VN. Một ông đầu bếp cầm dao, rạch bụng con rắn quằn quại, lấy máu, uống và mời khách.

    Ông ta cười cợt, hãnh diện như vừa thực hiện một kỳ công, trước con mắt hãi hùng của người làm phóng sự. Ông chủ nhà người Pháp nhăn mặt, bà chủ nhà che mắt không dám nhìn. Nếu nền nhà không bằng xi măng, tôi đã đào một cái hố chui xuống cho đỡ xấu hổ. Lại thêm một cơ hội muốn chối không phải là người Việt.

    Những cảnh bạo lực trong xã hội VN càng ngày càng nhiều trên Internet, trên Facebook. Những cảnh ẩu đả tàn nhẫn, trẻ em bị đối xử dã man, bị bắt nhịn ăn, phơi nắng, học sinh kéo bầy đánh đập một cách hung bạo một em nhỏ yếu ớt hơn, công an tàn nhẫn với dân thấp cổ bé miệng, người ta chửi nhau thậm tệ, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, sau một tai nạn lưu thông hay một chuyện bất đồng.

    Ở các nước Tây phương, thỉnh thoảng người ta đưa những vidéo về cảnh súc vật bị đối xử dã man trong các nhà hoả lò. Những vidéo này chiếu trên TV, gây phẫn nộ, hoả lò bị đóng cửa, ban giám đốc bị cách chức.


    Ở VN, người ta đưa những hình ảnh tàn bạo, dã man, không phải chỉ giữa người với vật, mà giữa người với người. Và đưa lên Internet, ít khi để tố cáo, nhiều khi để khoe khoang một hành động vẻ vang, anh dũng. Cảnh một tên lỗ mãng, cầm gậy đập đầu con chó dẫy đành đạch, cắt tiết, uống máu trước máy quay phim. Cảnh một đàn xúm lại đạp vào đầu, vào mặt một cô bé, một chú bé gầy yếu. Cảnh ông chủ nắm tay đấm mặt một cô bé sưng vù, trước sự hỗ trợ, tán thưởng của gia đình, vì cô bé ăn trộm tiền, đưa lên facebook, với dòng chữ: "hãy nhớ mặt con chó này". Và thiên hạ chuyển đi, thú vị như chuyển một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật.


    Ở những xứ có văn hóa, luật pháp cấm đưa hình, đưa tên những vị thành niên trên báo, dù tội nặng tới đâu. Để đương sự có cơ hội làm lại cuộc đời. Ở VN, người ta đưa hình những cô gái, nhiều khi vị thành niên, bị bắt về tội mại dâm lên báo, lên mạng, với những lời bình phẩm độc ác, thô bỉ, khiến gia đình nhục nhã và nạn nhân phải tự vẫn. Những cô gái bán mình để nuôi thân, nuôi gia đình ở cái tuổi, tại một xứ khác, chắc chắn còn cắp sách đi học, đi coi hát, đi du lịch, chạy nhẩy, cười đùa với bạn bè.


    Những người đã rời quê hương từ nhiều năm không tưởng tượng đất nước mình sa đọa đến như vậy. Người Việt có nhiều khuyết điểm, nhưng người ta vẫn nghĩ người Việt bản chất hiền lành, từ tâm, chất phác. Ngay cả cái tính tốt cuối cùng ấy cũng đã mất? Người ta nói đến một xã hội vô cảm. Ghê rợn hơn cả một xã hội vô cảm, đó là một xã hội bất nhân.


    Bất cứ một người bình thường nào, ở một xứ bình thường nào, cũng không có can đảm nhìn những video man rợ trên Internet, facebooks VN, nhưng người Việt ta coi, dửng dưng, thích thú, đồng lõa. Đối xử với nhau như vậy, trách gì người Tầu đối xử tàn bạo với anh em mình?


    Lần đầu tôi có cái cảm tưởng ngỡ ngàng khi tiếp xúc với một nhóm học sinh du học. Một nhóm nữ sinh viên khả ái, thông minh, có kiến thức, có kiến thức hơn là tôi nghĩ, với cái thành kiến của những người đứng từ xa nhìn về. Tôi hỏi: các cô nghĩ VN sẽ có thay đổi gì không.

    Một cô bé, rất dễ thương, rất lễ độ, trả lời:
    "Thưa chú, cháu nghĩ đéo có gì thay đổi. Đâu lại vào đó".
    Hai người sững sờ là tôi và một ông bạn đã xa nhà từ lâu. Những cô bạn của người phát biểu không bày tỏ một chút khó chịu. Đó là chuyện tự nhiên. Chữ "đéo" trở thành một chữ hàng ngày, rất bình thường, như chào ông, chào bà..

    Sự bạo hành bắt đầu bằng ngôn ngữ. Tôi không chê trách cô bé. Tôi rùng mình. Nếu sống trong xã hội đó, giờ này tôi cũng ăn nói như vậy. Cũng nói với khách:

    "Dạ, cám ơn, đéo muốn ăn cơm, còn no bụng quá"

    Tôi nhìn cô bé, rất dễ thương, ái ngại. Chúng ta chỉ là sản phẩm của xã hội Cộng sản, của môi trường sống.


    Nhưng đó là chuyện nhỏ, so với cái văn hoá man rợ của Cộng sản VN, người này trèo lên cổ người khác để sống. Hay chỉ để chứng minh mình hiện diện. Đạp mặt người khác chứng tỏ tôi hiện diện. Je cogne donc je suis (1). Tại sao có thể mất nhân tính đến như vậy.?
    Bởi vì sống trong một xã hội độc tài, suốt đời bị chèn ép, bị áp bức, bị đối xử như con vật, người ta không có cách gì giải tỏa hơn là quay lại hành hạ những người yếu hơn mình. Lại càng kính nể hơn nữa những người sống trong xã hội chụp giựt đó nhưng vẫn giữ cái thiện, giữ lòng nhân ái.

    Tất cả những nghiên cứu xã hội đứng đắn đều đi tới kết luận: những người có hành vi bạo hành thường thường đã là nạn nhân của bạo hành. Là nạn nhân, người ta có một trong hai thái độ. Hoặc đứng về phe kẻ yếu, tranh đấu chống bất công, nhưng rất hiếm. Hiếm, bởi vì phải có nghị lực và lòng bao dung phi thường. Hoặc để trả thù đời, trút lên đầu những người yếu hơn mình những cái mình đã phải chịu đựng.


    Đó là cái vòng di truyền luẩn quẩn, bệnh hoạn (cercle vicieux) trong một gia đình. Trên tầm vóc quốc gia, một đại họa. Mỗi người theo hay chống chủ nghĩa Cộng sản vì những lý do khác nhau. Tôi từ chối chủ nghĩa Cộng sản, trước hết vì lý do đó: nó làm tiêu tan cái đẹp của một xã hội tử tế. Nó đưa chúng ta lại gần với thú vật. Ở một xã hội văn minh, người ta kính trọng, lễ độ với mọi người, kể cả, nhất là, những người yếu hơn mình.


    Trên Internet, người ta dạy cách trừ chuột hữu hiệu nhất, không cần thuốc độc, không cần bẫy. Mổ đít con chuột, cắt tinh hoàn của con vật, thay vào đó hai hạt đỗ tương, rồi khâu lại. Dần dần hạt đậu chương lên, con chuột đau quá, phát khùng, cắn đồng loại như điên dại. Đám chuột sợ quá, bỏ chạy, nhà hết chuột. Trước đây có một truyện ngắn, rất hay, tựa là " Khâu đít chuột ", quên tên tác giả, nói bóng nói gió về một xã hội như vậy.

    Người Việt ta là những con chuột bị thiến, bị khâu, nổi khùng, cắn nhau chí choé. Viết mấy giòng này, tôi nghĩ cả tới những người quá khích, chống bạo lực thì ít, chống nhau, hại nhau, chụp mũ nhau thì nhiều.

    Chúng ta đều là những con chuột điên cuồng. Bao giờ mới ý thức được mình bị khâu, những người chung quanh cũng chỉ là nạn nhân bị khâu như mình. Và nhận diện những người khâu đít chuột, thực sự là những kẻ làm khổ mình, biến đời mình, đất nước mình thành địa ngục?

    Paris, 05/06/2017
    Từ Thức


    (1) Je cogne donc je suis. Tôi đánh đập vậy tôi hiện hữu. Nhại câu nổi tiếng của Descartes, "Je pense donc je suis ", tôi suy nghĩ, vậy tôi hiện hữu.


  6. #46












    Sự tích hoa Anh Đào





    Sakura là quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Hoa Anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo – samurai – biết chết một cách cao đẹp.



    Chuyện kể rằng, ngày xưa ở xứ Phù tang (Nhật bản) chưa có hoa Anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường.


    Năm chàng mới tròn một tuổi, có một Đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã, vị Đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi, mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: ”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.



    Sau đó, cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”. Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một Võ sĩ đạo lừng danh.

    Vị Samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ.Tay kiếm của chàng khiến những Samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực, nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen?




    Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động, trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.

    - Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng, thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?




    Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng, và nói chậm rãi rất quả quyết:

    - Chỉ buồn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một Võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm, không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?

    Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi.

    - Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.


    Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm, rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm đỏ chiếc áo Kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!


    Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Không Samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu.

    Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”. Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra nằm gục bên cạnh mộ.



    Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa Anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa được ươm mầm, và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.



    Nhật Bản có câu : “A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai” (Nếu là hoa, xin làm hoa Anh đào. Nếu là người, xin làm một Võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một Võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa Anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.


    Nhiều người tự hỏi có phài hoa Anh đào là 1 loài hoa Tình yêu hay không? Một Tình yêu mãnh liệt vào đạo, vào sự nghiệp Võ sĩ.


    Đối với người Nhật Bản, hoa Anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung, và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa Anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa Anh đào mọc ở Triều Tiên, và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa Anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ”hana” (hoa) và ”sakura” hầu như đồng nghĩa.

    Hoa Anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa Anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới, và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ”ohanami”.

    http://baomai.blogspot.ca/2014/04/su-tich-hoa-anh-ao.html


  7. #47



    Phiếm Luận Về Thân Phận Đàn Ông
    Lý Lạc Long



    Cho đến đầu thế kỷ thứ 21, thì trên địa cầu con người vẫn còn đúng như "con người" đã tự xếp hạng như là một sinh vật cao cấp nhất của mọi loài. Ở trên trái đất, sinh ra làm con người có lẽ vẫn là một đặc ân của tạo hóa ban cho. Nhưng sinh ra làm đàn ông có còn là một điều may mắn không? Vì theo thời gian "giá trị" của nam và nữ dường như đã thay đổi. Nhân dịp Lễ Từ Phụ (Father s Day), xin gởi đến các bậc mày râu (đang làm cha, sắp làm cha) chút suy tư vặt vảnh về "thân phận đàn ông" của chúng ta.


    Khoảng 500 năm trước Tây lịch, Khổng Tử đã nhận xét: "Nhơn tối linh ư vạn vật" vẫn còn đúng. Nhưng những quan điểm của Nho giáo về nam và nữ, chẳng hạn như: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"; "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tùng tử"... chắc phải được xét lại. Vì dựa trên thực tế thì "giá trị" của nam giới có lẽ đang trên đà xuống giá mau chóng.

    Từ như ông vua nho nhỏ:

    "Đêm năm canh, năm vợ ngồi hầu
    Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi
    Vợ hai trải chiếu, chia bài
    Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong
    Vợ tư ấp lạnh quạt nồng
    Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa
    Chè thang, cháo đậu bưng ra
    Chàng xơi một bát kẻo mà công linh."


    Xuống giá còn:

    "Ba đồng một mớ đàn ông
    Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
    Ba trăm một mụ đàn bà
    Đem về mà trải chiếu hoa mời ngồi"


    Nếu Khổng Tử còn sống không biết ông sẽ giải thích sao về hiện trạng này và ông có chấp nhận được không?

    Theo Cơ đốc giáo, thì Eve được tạo ra từ xương sườn của Adam. Trong sách Ê-phê-sô chương 5, câu 22,23,24 như sau: "Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh. Ấy vậy như Hội Thánh phục dưới Đấng Christ thì đàn bà phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự". Đa số dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ theo Cơ đốc giáo, nhưng căn cứ theo thực tế thì phải nói là đàn ông Âu Mỹ đa số theo "đạo thờ bà". Như vậy thì Kinh Thánh không đúng hay vì con người sống sai? Theo tôi thì tại đàn ông Âu Mỹ (hậu duệ của Adam) sống không đúng theo Kinh Thánh răn dạy. Cũng giống như Adam ngày xưa không nghe lời Thiên Chúa (Đấng Jehovah) dặn bảo mà nghe lời của Eva ăn trái cấm (trái hiểu biết) để bị đuổi khỏi vườn địa đàng Eden. Vì sống trái với Kinh Thánh nên đàn ông ở Âu Mỹ hiện giờ mới bị sắp hạng thấp hơn chó nữa. Thứ nhất là phụ nữ, thứ nhì là trẻ em, thứ ba là chó và cuối cùng là đàn ông (first is lady, second is child, third is dog... and last is man). Câu nói "giỡn" nhưng phản ánh đúng một phần với thực tế thân phận đàn ông ở xứ Mỹ. Chó không phải hớt hải đi tìm việc làm, cũng không có cảnh mặt mày tái mét, ngơ ngác nghe chủ báo tin bị cho nghỉ việc. Chó không phải đóng thuế, không phải lao động mà đôi lúc còn được ung dung nằm ngủ trên giường bà chủ. Nhưng nếu căn cứ theo mực độ vi phạm lời dặn bảo của Kinh Thánh (và hình phạt tương xứng) để giải thích sự giảm giá trị của đàn ông thì nghe không có hợp lý lẽ lắm vì phụ nữ đã vi phạm "lời dặn bảo" trầm trọng hơn so với đàn ông. Xa hơn, nếu căn cứ theo giá trị để mà tính thì Eve (nữ) chỉ bằng 1 trong 36 xương sườn của Adam (nam) cũng không giải thích được hiện tượng biến đổi giá trị theo chiều hướng "nữ trọng nam khinh" hay "âm thịnh dương suy" hiện giờ. Suy luận dựa trên hiểu biết của cá nhân đã đi vào ngõ cụt. Thôi cách dễ nhất là đổ mọi tội lỗi cho ông Adam. Thế giới ngày xưa mới chỉ có hai người, thế mà Adam đã sợ Eve rồi. Trái cây "biết điều thiện và điều ác" Chúa đã cảnh cáo là không nên ăn mà Eve cũng bẻ ăn. Ăn rồi bắt Adam cùng ăn. Adam cũng nghe lời ăn theo. Việc ấy đã gây ra bao nhiêu điều rắc rối cho hậu duệ của ông. Phải chi lúc bà Eve vừa thò tay định bẻ trái cấm, Adam ngăn lại thì đàn ông chúng ta đâu có khổ. Đúng như vậy, vì nếu họ không ăn "trái cấm hiểu biết", thì có hiểu biết chi đâu để tòm tèm, và đâu có nhân loại. Nhưng chuyện đã qua, ngày nay trên trái đất đã có đến 6.5 tỷ con người và đang trên đà tăng trưởng thêm. Thời gian gần đây, căn cứ theo thống kê của số lượng trẻ sơ sinh chào đời thì tỷ lệ bé trai sinh ra lại cao hơn bé gái. Theo qui luật "của hiếm là quý" thì điều này chắc chắn sẽ làm giảm giá trị của nam giới thêm nữa. Không lẽ thân phận đàn ông cứ tuột dốc mãi như vậy sao? Không hẳn là như vậy. Nói đúng hơn có thể là "tuyệt vọng" cho thế hệ chúng ta nhưng hậu duệ của chúng ta vẫn còn hy vọng vì hết suy sẽ tới thịnh lại theo quan niệm của Lão giáo.

    Theo Lão giáo mọi sự vật đều có hai mặt âm dương để tồn tại và phát triển. Loài người chắc cũng không ở ngoài quy luật này. Nói khác thì loài người cũng là sự kết hợp và biểu hiện của dương (nam) và âm (nữ). Dựa theo thuyết âm dương và thực tại của thế kỷ 21 thì âm đang trên đà thịnh và dương đang trên đà suy thoái. Xem chừng thuyết âm dương có thể giải thích được một cách hợp lý sự biến đổi giá trị về giá trị giữa nam và nữ của nhân loại. Chúng ta thử "ngâm cứu" sâu thêm chút xem.

    Âm và dương là khái niệm cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương, âm và dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng phần tử, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương" (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

    Người xưa còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau và theo tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại (tức năm hành thủy, hỏa, thổ, mộc, kim). Từ những nhận xét này "thuyết ngũ hành" ra đời. Trên cơ bản, thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện tương sinh (giúp đỡ nhau) và tương khắc (chống lại nhau). Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa, tương thừa (thừa thế lấn áp), tương vũ (hàm ý khinh lờn). Chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành, đây sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau vì không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. Tóm lại theo thuyết ngũ hành thì tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. Thuyết ngũ hành là một bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.

    Cũng may mắn, căn cứ theo thuyết âm dương thì nam giới vẫn có thể hy vọng để mà sống, vì sống không có hy vọng là đang đứng bên thềm của sự chết. Dù hy vọng này rất là mong manh cho các thế hệ đàn ông sinh ra vào những thập niên của cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sinh ra làm đàn ông (nhất là đàn ông VN) chắc chắn không phải là một sự may mắn trong giai đoạn này. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ vẫn là thế kỷ của các bà. Đàn ông Âu Mỹ chịu đựng trước và dường như họ đã quen. Thiết nghĩ, chắc đàn ông Âu Mỹ cũng đặt hy vọng vào "ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay" (tomorrow will be better than today) để mà sống. Đông hay Tây, có am tường thuyết âm dương hay không, dường như con người đều hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn cho số phận của mình.

    Ở Việt Nam thì thời kỳ "phu xướng phụ tùy" cũng đã qua từ lâu. Cái hình ảnh người vợ lúc nào cũng vui vẻ, dịu dàng để chồng được hài lòng, lúc nào cũng cố gắng mang hạnh phúc đến cho chồng dù có chịu nhiều thua thiệt. Chỉ còn là một hình ảnh lịch sử qua thơ ca.

    "Chồng giận thì vợ làm lành
    Miệng cười tủm tỉm rằng anh giận gì
    Sao anh vội giận em chi
    Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho"


    Sau tháng 4, 1975 một số đàn ông Việt theo vận nước đổi dời phải lìa bỏ quê hương sinh sống ở các nước Âu Mỹ thì càng thấm thía hơn với cái thân phận đang xuống giá của mình, cố tập theo "triết lý thờ bà" như đàn ông Âu Mỹ, bám víu vào cái hy vọng mong manh "ngày mai sẽ tốt hơn" để mà sống. Các bà biết "tỏng tòng tong" như vậy, nhưng nhiều phụ nữ Việt Nam dường như còn vượt qua xa lắc phụ nữ Âu Mỹ về việc thực thi quyền bình đẳng đến bất bình đẳng của nữ giới. Có lẽ mới có được "công cụ" mới nên phụ nữ Việt Nam sử dụng rất là hăng hái, thừa thắng xông lên và cho rằng: "Một trăm thằng đàn ông không bằng cái mông đàn bà", hoặc "một trăm thằng con trai không bằng cánh tay người con gái".... Thân phận đàn ông Á đông ở xứ Âu Mỹ đã xuống đến tận cùng đáy vực rồi thế mà thỉnh thoảng vẫn còn bị các bà đem ra đem dán ở sau xe so sánh với chó để chọc quê ở công chúng : "Càng biết nhiều về đàn ông, tôi càng thương con chó của tôi nhiều hơn" (The more I know the men, the more I love my dog). Đàn ông mà làm như vậy bị "kêu ca" là cái chắc hoặc dám bị rắc rối với pháp luật vì tội kỳ thị giới tính.

    Cũng may là ở Bắc Mỹ, cũng còn có được một ngày vinh danh những người cha. Nhìn tấm thiệp và gói quà của con gởi, tôi tự an ủi. Ít ra thì giá trị đàn ông của mình với thế hệ tương lai vẫn còn rạng rỡ. Như một người đàn ông giác ngộ thân phận của mình tôi tự nhủ : "Sinh bất phùng thời... thân trai mười hai bến nước, trong nhờ đục chạy... không đủ can đảm chạy thì phải có can đảm chịu."

    Xót xa cho phận đàn ông
    Còng lưng trả nợ "tổ tông" trẻ, già
    Lỡ tay ký giấy làm cha
    Bịt tai, nhắm mắt qua phà cho xong.

    Lý Lạc Long (15/6/06)

    cảm ơn tác giả
    lnl

  8. #48

    Ông nội và cháu


    Ông nội là cựu đại úy Việt Nam Cộng Hòa, con trai là đại úy không quân Hoa kỳ, mấy người quen thân gọi đùa cháu là Captain junior. Có hôm buổi sáng ông nội ngủ dậy khệnh khạng bước ra phòng khách, thằng con đang ăn điểm tâm đứng phắt lại giơ tay lên chào "Good morning, Sir!". Ông nội giật mình đứng lại, không suy nghĩ ông nghiêm chỉnh giơ tay lên chào. Miệng lẩm bẩm "Morning Sir!". Cả nhà cùng cười, thằng cháu nội cũng cười.

    Bước ra xe, con dâu mang cái túi baby có tã, sữa, quần áo. Bà nội dìu ông nội ra, tay mang một cái giỏ. Con dâu hỏi "Mẹ mang theo gì đó?". Bà nội trả lời "Mang tã, nước và quần cho ba". Thằng con cười:


    - Hai ông cháu thiệt giống nhau.

    Thằng cháu đái ướt tã khóc đòi thay. Ông nội lí nhí: "Tui muốn thay tã". Con dâu vào phòng vệ sinh nữ trước. Ló đầu ra "Mẹ ! Không có ai". Bà nội dẫn ông nội vào, đẩy nhanh vô phòng toilet đóng cửa lại. Một lúc sau, bà nội đưa ông nội ra nói với con dâu: " Coi chừng ba, cho mẹ vào rửa tay". Xong xuôi, ông nội cũng sạch, cháu cũng sạch. Cả nhà lại đi dạo phố. Con trai cười cười:

    - Hai ông cháu cùng vào nhà vệ sinh nữ.

    *
    Chơi chán cả nhà lên xe về nhà. Thằng cháu nội khóc um sùm không chịu nằm vào ghế baby. Thằng con loay hoay lo cho con nó. Bà nội đưa ông nội ngồi vào ghế trước. Ông nội cũng không chịu lên. Bà nội năn nỉ, ông cương quyết phản đối: "Tui muốn nói chuyện với đồng đội của tui, sao bà kéo tui đi". Thằng con trai hỏi lý do. Bà nội nói là đi ngang mấy người lính Mỹ ngồi uống nước, ông nội đòi ngồi lại đó nói chuyện. Thằng con dụ dỗ: ''Mai con mời họ tới nhà nói chuyện chơi với ba" Ông cương quyết bấu chặt cửa không chịu lên xe. Thằng con gỡ tay bồng ông lên, gài dây an toàn. Xe chạy, ông nội cũng ngủ, thằng cháu cũng ngủ.
    *

    Thằng cháu nội nhễu, nước miếng chảy lòng thòng. Ai cũng la con dâu: "Lúc có bầu bộ nhịn thèm hay sao mà thằng cu nhểu dữ vậy". Con dâu chỉ cười. Ông nội không còn nhỏ nhưng ông nội cũng nhểu. Ông nội bồng cháu, mặt quay ra đàng trước. Hai tay ông bấu thật chặt sợ cháu té. Nước miếng ông nội nhểu lòng thòng rớt từng dây trên đầu cháu. Cháu nhểu lòng thòng rớt từng dây trên tay ông. Bà nội chạy lại lau cho cả hai:

    - Ông nội và cháu nhểu giống nhau.

    *

    Thằng cháu đứng chơi trong trong cái xe đi trẻ em. Chơi chán, nó muốn ra ngoài. Cháu la và khóc. Ông nội đang nằm bật dậy, chạy ra. Ông lại gần bồng cháu lên. Hai tay ông bíu chặt vào nách cháu lôi ra. Cháu vùng vẫy, Ông cố sức nắm. Hai bàn tay ông cuối cùng chỉ còn nắm chặt cái áo, Cháu gần rơi xuống đất. Bà nội chạy lên. Kịp thời chụp cháu. Bà nội hết hồn. Ông phân bua: "Con ai mà bỏ khóc um sùm, thiệt là tội".

    - Thì ra ông còn ngái ngủ, không biết thằng bé là cháu mình.

    *

    Thằng cháu nội tắm trong cái bồn tắm nhỏ xíu trẻ em. Nó thích lắm, hai tay đập vào nước cười ngây thơ. Xong xuôi, cháu được lau sạch thay đồ. Con dâu nói: ''Mẹ! con xong rồi". Bà nội đem ông nội vào phòng, kéo cái ghế để vào bathtube cho ông ngồi rồi xối nước tắm rửa, kỳ cọ. Ông đưa tay vuốt mặt nói: "Mát quá! Mát quá". Bà nội tắm ông xong, lau sạch, thoa lotion và thay đồ. Ông ra ngoài, cháu đang nằm ngửa chân đạp lòng còng. Ông được dìu vào giường. Ông nằm yên, hai chân cũng nằm yên;

    - Hai ông cháu sau khi tắm giống nhau.

    *

    Con dâu đút cho cháu nội ăn từng muỗng baby food. Cái yếm đeo trước ngực. Cháu vừa ăn vừa chơi. Thỉnh thoảng lắc đầu không chịu cho đút. Con dâu ngọt ngào: ''Giỏi nè, giỏi nè." Bà nội cũng dìu ông nội lại bàn, kéo cái ghế ngay mông ông rồi kéo ông ngồi xuống. Bà nội lấy cái tạp đề mang vào cổ cho ông rồi đút cơm cho ông ăn. Ông đôi lúc cũng lắc đầu không chịu nuốt. Bà nội năn nỉ: ''Ăn đi ông, còn vài muỗng nữa thôi. Giỏi đi ông".

    - Khi ăn, ông và cháu cũng giống nhau.

    *

    Ông muốn bồng cháu nhưng tay ông bấu chặt quá, cháu đau, cháu khóc. Bà nội đem ông vào phòng, cho ông nằm xuống rồi đặt cháu nằm một bên. Cháu nằm trên tay ông, chân quơ lung tung, tay cầm đồ chơi bỏ vào miệng cạp liên tục. Bà nội ngồi nhìn hai ông cháu. Ông đã ngủ khò, còn cháu cứ ê a.

    - Bà nội mắt cay xè, muốn khóc.

    *

    Thằng con nhận lệnh qua Ý công tác 3 năm. Cả nhà làm tiệc tiển đưa. Vợ chồng thằng con buồn, nước mắt ngân ngấn mi, nghĩ mấy năm xa nhà, nghĩ cha già thế này có chuyện gì không biết có về kịp không? Thằng cháu nội vẫn cười, bi bô những âm thanh không rõ tiếng. Bà nội nắm tay ông nội lại gần con nói: ''Con nó muốn nói với ông trước khi đi nè". Ông cười cười: ''Nói gì! Đi đâu? Ừ đi chơi vui vẻ". Xong ông đi vào phòng ngủ. Chả biết ông có buồn hay không. Chỉ biết khi bà nội vào phòng ông đã ngủ khò. Thằng cháu nội nằm trong ghế cũng ngủ khò.

    - Hai ông cháu ngủ giống nhau.

    *

    Từ đất Ý, thằng con mở Webcam nói chuyện. Thằng cháu nội đã biết ngồi, đã bập bẹ âm thanh ba ba. Bà nội dẫn ông vào phòng, kéo ghế cho ngồi để nhìn con, dâu và cháu. Hỏi ông: ''Biết ai không ông?". "Biết chớ, người quen". Bà nội chỉ cháu và hỏi: ''Ông biết thằng đó không?". Ông nội trả lời mạnh mẽ: ''Biết chớ sao không. Nó là bà con chú bác của tui mà". Ông đưa tay rờ rờ màn hình. Bên kia thằng cháu cũng đưa tay quơ quơ. Bà nội muốn khóc.

    - Hai ông cháu cùng trẻ con như nhau, không ai biết ai.

    * * *

    Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.

    Thế là thời gian trôi qua nhanh chóng, thằng cháu nội theo cha mẹ công tác bên Ý đã được 2 tuổi.

    Cuối tháng này là sinh nhật cháu tôi. Đứa cháu trai duy nhất trong gia đình. Đứa cháu nội mà tôi thương nhất. Chẳng phải tôi thiên vị vì nó là con trai hay là vì nó là cháu nội. Mà vì nó ở quá xa. Nó lớn lên từng ngày không có tôi bên cạnh. Nhiều khi nhớ quá muốn ôm nó vào lòng mà hai tay trống rỗng. Muốn đi thăm nó thì ông chồng già chẳng biết bỏ cho ai. Thằng con trai cứ năn nỉ, "Má ơi! Qua đây một chuyến. Con sẽ đem má đi khắp Âu Châu cho biết với người ta." Tôi cười cầu tài nói cho con yên lòng. Nhìn ông chồng đau yếu mà thương. Thôi đành thúc thủ.

    Nhìn ông chồng ngày càng yếu để thấy sự đào thải của thời gian và thân phận của kiếp con người.

    Ngày xưa, lúc cháu được vài tháng tuổi, mỗi lần đi đâu con dâu đem một giỏ tã, sữa cho con, còn bà nội cũng lè kè một túi cho chồng. Mỗi khi cần vào phòng vệ sinh thay tã, bà nội lại nhờ con dâu xem chừng phòng nữ có vắng hay không rồi đem chồng vào làm vệ sinh. Xong xuôi cháu cũng sạch mà ông cũng sạch.

    Bây giờ cháu đã bỏ tã, nó mặc quần lót đàng hoàng. Lần đầu tiên bỏ tã, trên webcam con trai bảo nó kéo quần xuống cho nội xem.
    Nó mừng rỡ chỉ cái quần lót hình Superman bí bô khoe. Bà nội chẳng hiểu cháu nói gì, chỉ cười cười. Thương quá đỗi!

    Còn ông nội, ngày xưa chỉ mang tã lúc đi đâu hay những lúc cần. Bây giờ ông phải mang tã cả ngày vì ông cũng không biết lúc nào mình cần giải quyết. Những ngày quan trọng cần thiết,
    bà nội mang khẩu trang, đeo găng tay làm y tá giải quyết những cục nợ đời hôi tanh mà ông không có sức rặn ra. Những ngày đó tã thay không biết bao nhiêu cái.

    Bây giờ cháu đã biết đâu là phòng vệ sinh để vào, còn ông thì phòng vệ sinh ngay trước mặt cũng không biết mà vô, bà nội nắm tay ông lôi vào và làm từ A tới Z.

    Cháu bây giờ đã biết bắt ghế đứng lên tự đánh răng. Còn ông nội thì bà nội phải đưa ly vào miệng cho ông từng ngụm nước. Bỏ kem vào bàn chải và giúp ông đánh răng. Xong lau mặt, lau tay đưa ông ra khỏi phòng.

    Kết luận bây giờ, hai năm sau cháu đã vượt qua mặt ông cái vù về phương diện vệ sinh cá nhân.

    Cháu bây giờ đã biết ngồi ăn chững chạc dù mẹ phải đút, bởi không đút là cháu ham chơi ăn không no. Cháu tự múc ăn khi nào đó là ăn chơi hay cháu thật đói. Còn ông thì bây giờ hoàn toàn không chủ động. Đút gì ông ăn đó, ăn xong thỉnh thoảng càm ràm bà nội, "Sao từ qua tới nay không cho tui ăn."

    Cháu bây giờ rất gọn gàng không cần khăn, còn ông nội thì phải một cái khăn lót ở dưới để hứng thức ăn rơi. Một cái khăn nhỏ ở trên để lau miệng.

    Ngày xưa cháu đi tắm phải có cái thau riêng, cháu nằm trong đó cho mẹ kỳ cọ. Bây giờ cháu có thể đứng trong bathtub cho cha, mẹ thoa xà bông và xịt nước ấm.

    Còn ông nội giờ này vẫn tệ như xưa. Càng tệ hơn sau khi xong xuôi, bà nội bảo giơ chân lên để mặc tã, ông cũng đứng im. Những giọt nước miếng cứ nhểu lòng thòng rơi trên đầu bà nội. Khi bà vỗ vỗ vào chân ông, nói, "Chân này nè ông, giơ chân lên!" thì ông mới giơ chân lên. Có hôm ông giật mình kéo mạnh chân tống vào càm bà nội bầm một cục.

    Ờ mà còn cái vụ nhểu nữa. Cháu bây giờ ngon lành hơn ông nhiều. Cháu hết nhểu, đẹp trai ra, biết nhận diện đâu là mắt, mũi, miệng. Còn ông nội thì càng ngày tốc độ nhểu càng trầm trọng. Không có thuốc men hay phương pháp gì chận lại. Bà nội dùng kim gút gài một cái khăn bên áo để bà nội chùi cho ông để khỏi chạy đi tìm. Ông không thích cái khăn lòng thòng nên giựt tét cả áo, đứt kim băng. Bà nội phải mặc ngoài một cái áo che lại. Khi cần bà lôi khăn ra lau, xong nhét lại. Thế nhưng nước miếng ông vẫn nhểu dài theo nền nhà theo mỗi bước chân đi. Bà nội lúc nào cũng chuẩn bị khăn lau nhà. Thỉnh thoảng bà lại đạp khăn dưới chân xóa đi dấu vết cho đỡ trơn trợt và cũng để mấy đứa cháu ngoại khỏi gớm.

    Cháu nội hôm nay đã có bạn, biết các trò chơi và tung tăng như chim sáo. Còn ông nội thì càng ngày càng quên, càng lẩm cẩm.

    Mỗi khi đi đâu bà nội nắm tay ông tình tứ như một cặp tình nhân. Nhưng thực ra là giữ ông cho khỏi đi lạc. Ông rất thích tự do. Ờ mà tự do ai không thích. Nhưng tự do trong trật tự. Thế nhưng ông nội nào biết trật tự là gì. Buông tay ông ra là ông đi, không cần biết điểm đến và đi đâu. Bà nội lạc ông mấy lần nên sợ lắm. Bà giữ tay ông trong bàn tay già yếu nhăn nheo. Thế nhưng đôi khi ông gặp một người không quen, ông vẫn nhào tới nói không ra lời hay lôi bà nội chạy theo họ. Ông la, "Bạn tui, bạn tui." Bà nội biết tẩy của ông nên ngọt ngào dụ dỗ, ''Biết rồi! Họ ra xe đợi mình đó. Đi chợ xong mình sẽ gặp," có vậy ông mới chịu nghe lời và đi theo bà.

    *

    Cháu nội bây giờ đã biết nghe lời cha mẹ. Mỗi khi làm điều gì sai, mẹ cháu bắt xin lỗi, nhận được gì cháu biết cám ơn. Cháu đã bắt đầu học để nhận biết đúng, sai. Còn ông nội tháng ngày trôi qua ông nội càng mù mịt đúng sai. Cái gì ông muốn là ông làm, ông không muốn thì đừng hòng ép. Khi cần ông đứng lại thì ông đi. Khi muốn ông đi thì ông đứng yên một chỗ. Kéo ghì không nhúc nhích. Năn nỉ một hồi ông mới chịu cho kéo đi. Khi cần ông nói thì ông làm thinh hoặc tiếng không thoát ra ngoài, chỉ lầu bầu, lịch phịch theo nước miếng. Nhưng khi ông nói chuyện với những gì ông thích hay bạn bè ảo tưởng của ông thì ông nói ra tiếng, mạnh mẽ và đầy sức sống.*


    Cho nên hai ông cháu đã đi ngược chiều với nhau, không còn giống nhau như xưa.

    Mỗi khi vào Webcam nói chuyện, cháu chỉ trên màn ảnh "Bà nọi, bà nọi. My bà nọi." Còn ông chỉ nhìn cháu như nhìn một cái gì lờ mờ không quen biết. Cặp mắt lơ đãng, ánh nhìn tỉnh khô, môi xệ xuống, nước miếng lòng thòng chảy ra.

    Tuy nhiên hai ông cháu cũng có điểm na ná giống nhau là dỗi hờn.

    Khi cháu dỗi cháu lăn xuống đất nằm đạp lòng còng. Cha, mẹ cháu kêu đứng dậy và bảo xin lỗi, nếu không sẽ phạt time out.

    Còn ông nội, ông hay hờn mát. Mỗi khi như vậy ông bỏ đi nằm và bỏ ăn.

    Cả nhà năn nỉ, dụ ngọt cả buổi trời ông mới ngồi dây ăn uống.

    Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ. Cháu đang học mọi thứ để tập sự những ngày bước vào trường mầm non.

    Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
    Ông như một cây đã cạn hết nhựa. Sống trong một trạng thái mơ hồ và làm theo quán tính của mình.

    Thằng con trai vừa sinh thêm một đứa con gái. Đứa con gái đẹp như một con búp bê. Khi đứa con dâu sinh xong, thằng con chụp hình gửi về, rồi vào Webcam nói chuyện. Bà nội vui lắm khi nhìn con bé thật dễ thương nằm gọn trong lớp khăn xinh xắn.

    Đứa con trai bồng con giơ giơ trước mặt ông nội:

    - Ba biết ai không ba?. Cháu nội ba nè.

    Ông nhìn cháu hai mắt lim dim, nước miếng chảy có dây ậm ừ:

    - Cái cục gì đen đen vậy bà?

    - Cái ông này nói kỳ. Bé Hạnh cháu mình đó. Bà nội vội trả lời

    Ông làm thinh dường như mọi sự việc chẳng có gì liên quan đến ông. Đứa cháu gái hay cháu trai cũng không còn quan trọng.

    Thỉnh thoảng ông cũng không nhớ bà là ai, ông cũng không phân biệt hai đứa cháu ở chung nhà đứa nào là chị đứa nào là em. Ông cũng không nhớ cháu ông tên gì. Cả đứa con gái đầu lòng ngày xưa ông rất mực yêu thương, thỉnh thoảng ông cũng không nhận ra và gọi là chị.

    Thằng cháu nội ngày nào giờ đã được đi học ở thư viện trong base của quân đội. Cháu được dạy và chơi các môn thể thao. Cháu đã biết đếm từ 1 đến 40 bằng tiếng Mỹ và đếm 1 đến 10 bằng tiếng Việt Nam.

    Còn ông nội bây giờ nói ông thử đếm xem. Bà nội đưa những ngón tay lên để đố, ông chỉ cười cười không trả lời. Không hiểu ông có biết hay ông chả thèm để ý chi ba cái chuyện đố ai lặt vặt trẻ con của đàn bà con gái.

    Thằng cháu nội nhìn ông trong webcam và nói:

    - Ông nội, ông nội. Ông nội nhểu giống em bé. Ông nội hư quá.

    Ông nội bây giờ hư thật, ông sống trong thế giới của riêng ông và những thói hư tự dưng bây giờ xuất hiện.

    Người ta nói đó là những thay đổi tâm tính của người già. Ông lúc nào cũng coi đồng tiền quan trọng lắm. Lúc nào cũng khư khư cái giỏ trong đó có cái ví tiền mà ông giữ thật cẩn thận.

    Mỗi sáng ông lấy ra đếm đi đếm lại những đồng tiền mới mà bà nội để vào ví cho ông. Những giọt nước miếng chảy xuống làm ướt nhẹp mấy đồng tiền nằm trên.
    Ông cẩn thận xăm soi rồi lại bỏ vào. Như đứa bé chơi đồ chơi lấy một nón đồ chơi rồi bỏ vào trong hộp. Lại lôi ra chơi tiếp.

    Ông hay sợ mất tiền và hay than hôm nay bị ai đánh cắp mấy trăm. Ông dấu kín dưới gối, kẹt tủ rồi lại hoảng loạn đi tìm vì không biết ở đâu. Ông kêu lên đầy lo lắng.:

    - Gói tiền và giấy tờ để làm hồ sơ đi Mỹ đã bị đánh cắp rồi. Mình làm sao lên máy bay?

    Vậy đó, ông nội lại trở về quá khứ để sống, còn cháu nhìn về tương lai để lớn lên. Cháu lớn từng ngày và mỗi ngày mỗi hiểu biết thêm một chút để bỏ xa ông nội đằng sau.

    Bây giờ ông nội lại sắp hàng giống con em nó là con bé mới sinh được 5 tháng tuổi. Cũng mang tã, cũng ngu ngơ không biết gì như nó mấy năm về trước.

    Tôi nhìn ông chồng tội nghiệp của tôi mà suy gẫm ra nhiều thứ.

    Trên con đường đời của luật tử sinh vòng xoay bất biến, con người luôn đi theo một vòng tròn.

    Khi đứa bé sinh ra bắt đầu bằng tã, sữa. Niềm vui là được bú no, ngủ cho yên giấc. Đứa bé lớn dần học nhiều thứ để trưởng thành. Để biết tham lam muốn cái này cái nọ. Để biết tìm cách lấy phần hơn về cho mình và trưởng thành để tự lập một đời sống riêng tư. Cái tuổi thành niên đến giai đoạn tráng niên là phải vật lộn với đời sống, với mưu sinh. Con người tốt hay xấu, danh vọng hay nghèo nàn, có nhân cách và đạo đức hay không là do mình tạo ra trong giai đoạn này.

    Đến lão niên cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống. Tuổi đời chồng chất, đấu tranh mòn mõi, luật đời đào thải, cơ thể đào thải để cuối cùng cũng chỉ trở lại với tã và sữa.

    Đứa bé là một sinh vật trong trắng, thơ ngây. Tã và sữa là những thứ cần thiết để đứa bé lớn lên và phát triển.

    Người già là một cơ thể đã hết rồi nhựa sống. Trang sách đời đầy những dấu vết đau thương và tội lỗi. Nên ngoài tả sữa còn mang cả một quá khứ ở tâm hồn và đau đớn ở thân xác. Vì vậy đôi khi họ rất khó tính và câu chấp thiệt hơn. Cái vòng tròn khi về điểm cuối bao giờ cũng nhạt nhòa và mất dần đi nét vẻ đẹp ban đầu. Tất cả rồi sẽ nhập lại để hủy diệt. Để trả lại cái thân xác cho đất, nước lửa và không khí. Để sau đó một mầm sống mới vươn lên của vòng sinh tử, tử sinh bắt lại từ đầu.

    Con đường nào rồi cũng có đích để đến, Nhưng cái đích để đến của những người lính VNCH bị tù Cộng Sản bao giờ cũng nhiều đau đớn, thương tích về thể xác lẫn tâm hồn. Nó đốt cháy và thiêu rụi nhiều thứ trong ký ức vàng son hay làm khô cằn niềm vui và sức sống.

    Rất may ông và cháu đều được sống, được là công dân của một đất nước coi trọng người già và trẻ con. Một nước Mỹ tân tiến có nhiều quyền lợi ưu tiên cho cả ông và cháu. Cháu được xã hội nâng niu vì là mần non của đất nước. Cháu được tạo mọi điều kiện để sức khỏe và trí tuệ phát triển đến mức tối đa. Cháu sẽ trưởng thành để góp phần vào sự phồn vinh của đất nước, một người công dân xứng đáng trong xã hội.

    Ông được xã hội trân trọng vì đã đóng góp ít nhiều cho xứ sở này. Một đất nước nhân bản coi trọng mỗi cá nhân. Những người già được quan tâm và hưởng những phúc lợi cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình. Để những ngày cuối đời là những ngày hạnh phúc và đáng sống.

    Tôi cám ơn nước Mỹ vô cùng đã cho gia đình tôi có cơ hội sống và làm việc. Đã cho chúng tôi có một chỗ thật bình yên và an lành. Cho chúng tôi khi tuổi già không lo cơm áo gạo tiền, vật lộn với đời sống để kiếm miếng ăn. Nếu tôi còn ở VN ông chồng tôi chắc đã ra đi từ lâu lắm... Tôi sẽ không đủ khả năng để lo cho chồng như hiện nay Vì với một sức khỏe cạn kiệt sau bao nhiêu năm trên trại tù Việt Bắc. Bao nhiêu những ám ảnh quá khứ và hiện tại anh sẽ không thể nào đủ sức vượt qua.

    Ông trời đã cho chồng tôi sống sót sau bao nhiêu năm tù tội gian lao. Đã cho chàng cùng tôi sang đây để xây lại một mái gia đình hạnh phúc. Và bây giờ đã cho chàng ở bên tôi hàng ngày, hàng giờ như tôi đã từng ước mơ, cầu nguyện.

    Ông trời đã đùa với tôi. Ổng háy một bên mắt và cười: "Con ạ! Con xin gì ta đã cho con điều đó. Con ước nguyện cho chồng con sống sót trở về.Con cầu nguyện có chồng một bên không rời xa dù cực khổ bao nhiêu con cũng chịu. Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con hàng ngày, hằng giờ không bao giờ chia cắt. Con hãy trân trọng những đặc ân ta ban cho con. Chúc con hạnh phúc."

    Và thế, tôi ôm lấy niềm hạnh phúc ơn trên ban cho tôi và giữ lấy nó bằng cả trái tim.

    Trái tim của một người phụ nữ Việt Nam yêu chồng.


    Nguyễn thị Thêm





  9. #49



    Một nụ cười

    Bửu Uyển.


    Vào dịp cuối năm 1984, một buổi họp mặt các cựu tù nhân chính trị được tổ chức ở San Diego. Xướng ngôn viên của buổi lễ cho biết : “Khi tôi xướng tên trại nào, nếu quý anh là trại viên của trại đó, xin đứng dậy và tự giới thiệu tên của mình để các anh em khác được biết”. Nhiều trại cải tạo ở miền Bắc được lần lượt xướng tên như “Phong Quang”, “Yên Báy”, “Vĩnh Phú”, “Thanh Cẩm”, “Lý Bá Sơ”, “Nam Hà”, “Phú Sơn” v.v Trại nào cũng có năm bảy anh đứng dậy và giới thiệu tên của mình. Khi xướng tên trại Nam Hà, tôi đứng dậy và có thêm bốn anh nữa , trong đó có một anh, tự giới thiệu tên của mình là Lê Trung Đạo. Tôi lẫm nhẫm Lê Trung Đạo, Lê Trung Đạo…sao tên nghe quen quá, hình như anh ấy ở chung đội với tôi thì phải. Khi phần giới thiệu các anh em trại Nam Hà chấm dứt, tôi đi đến bàn của anh Đạo, đứng đối diện và nhìn kỹ anh ấy. Tôi nhận ra anh Đạo ngay. Tôi ôm chầm lấy anh, và anh ấy cũng ôm tôi trìu mến. Tôi thì thầm bên tai Đạo : “Em còn nhớ anh không? ” Đạo trả lời ngay: “Anh Uyển, mà sao em có thể quên được, thật vui mừng được gặp lại anh. Em trông chờ ngày này đã lâu lắm rồi!

    Khi cùng sống trong cảnh đọa đày nơi trại Nam Hà, phân trại C, tôi và Đạo nằm gần nhau. Ra đồng, bắt được con cua, con cá, tôi và Đạo cùng chia sẻ với nhau. Đạo là một Thiếu Úy Cảnh Sát Đặc Biệt, mới ra trường, không biết làm Trưởng G hay H gì đó..mà bị đày ra cải tạo ở miền Bắc.Anh còn quá trẻ, khoảng 24, 25 tuổi. Tôi xem anh như một người em của tôi và tôi rất quý mến anh. Đạo chưa lập gia đình. Anh chỉ còn một mẹ già đang sống ở Vĩnh long. Vì vậy, từ ngày bị đưa ra Bắc, Đạo chưa bao giờ nhận được quà của thân nhân từ trong Nam gởi cho anh. Anh sống hiền hòa, vui tính, nên anh em trong đội ai cũng mến anh. Đạo xem tôi như một người anh trong gia đình, anh tâm sự với tôi : “Đời em chẳng còn gì nữa, chỉ có một người mẹ, mà từ ngày bị đày ra Bắc, đã trên 5 năm rồi em chẳng có tin tức gì của mẹ em. Không biết bà còn sống hay đã ra người thiên cổ

    Đạo nắm tay tôi và cảm động nói: “Giờ đây em chỉ có anh là người duy nhất thương mến em, cho em chút an ủi để sống qua ngày!

    Như có một động lực nào thúc đẩy, Đạo tâm sự với tôi : “Anh ạ,mình phải sống chứ anh, mà muốn sống, dù là cuộc sống thấp nhất, cũng phải có một ước mơ gì đó để mà mộng tưởng, để tiếp sức cho mình. Các anh em ở đây , dĩ nhiên ai cũng mơ ước sớm được trở về với gia đình. Ngoài xã hội thì kẻ này mơ trúng số, kẻ kia mơ nhà cửa , ruộng vườn v.v. Nhưng sống nơi địa ngục trần gian này, anh em mình mơ ước điều gì đây? Tất cả đều nằm ngoài tầm tay của mình. Em chợt nhớ lại một câu chuyện cổ tích của Pháp, tựa đề là “Un Peu De Soleil Dans L’eau Froide” kể lại câu chuyện một ông lão nghèo khổ, sống cô đơn một mình trong căn lều nhỏ bé, trống trước, trống sau. Bổng một bà tiên hiện ra và cho ông một điều ước. Bà tiên cứ nghĩ, thế nào ông lão nghèo nàn này cũng sẽ ao ước có một căn nhà, hoặc ao ước có nhiều tiền bạc..v..v. Nhưng bà tiên vô cùng ngạc nhiên, khi ông lão nghèo khổ ấy chỉ xin “Một Nụ Cười”

    Đạo như chợt tỉnh, ông lảo bất hạnh trong câu chuyện cổ tích, đã chỉ cho Đạo một mơ ước, mà dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể đạt được, đó là một nụ cười. Không cần phải là nụ cười của giai nhân, mà chỉ cần một nụ cười thân ái của ai đó, chân thành trao cho anh, vì yêu mến anh, có thế thôi.

    Cuộc sống tù đày cứ kéo dài triền miên trong đói khổ, vô vọng. Nhưng khi nghĩ đến một nụ cười, Đạo thấy tâm hồn mình có chút an ủi, nhẹ nhàng. Hằng ngày , Đạo ước mơ nhận được nụ cười. Đêm đêm Đạo cũng ước mong trong giấc mơ, anh sẽ gặp được một nụ cười. Nhưng buồn thay, những giấc mơ đến với Đạo chỉ là những cơn ác mộng mà thôi.

    Nhưng thật kỳ diệu, từ ngày Đạo ôm ấp ước mơ có được một nụ cười, anh thấy cuộc đời của anh có chút ý nghĩa, vì dù sao anh cũng có một ước mơ, để mà thương, mà nhớ, mà mong chờ.

    Một hôm, đội được dẫn đi gặt lúa, khi đi ngang qua cỗng cơ quan, Đạo thấy nhiều chiếc áo vàng đứng ở đó. Nhìn lướt qua, Đạo chợt thấy một nữ cán bộ nhìn anh mỉm cười. Anh không tin ở mắt mình, anh nghĩ rằng có thể cô ta cười vu vơ gì đó, chứ đâu phải cười với anh. Anh quay lại nhìn một lần nữa, vẫn thấy cô ta nhìn anh và mỉm cười.

    Từ ngày ấy, mỗi khi đội đi ngang qua cỗng cơ quan, Đạo đều bắt gặp nụ cười của người nữ cán bộ dành cho anh. Vì vậy khi đi lao động, Đạo luôn luôn đi cuối hàng để dễ đón nhận nụ cười của cô nữ cán bộ. Đạo cũng cười đáp lễ với cô ta. Đạo bắt đầu thấy cuộc đời của mình, có một chút gì thi vị, đáng sống. Khi ăn, khi ngủ, nụ cười đó luôn luôn theo anh, cho anh niềm an ủi, và chút lạc quan để sống. Anh em trong đội đều biết mối tình mắt nhìn mắt và trao đổi nụ cười của Đạo và cô nữ cán bộ.

    Không những Đạo nhớ đến nụ cười, anh còn nhớ đến đôi mắt như muốn nói với anh muôn ngàn lời, anh nhớ đến người con gái ấy. Ban đầu anh nghĩ rằng cứ giã bộ vui vẻ cho qua ngày. Nhưng trong tâm trí anh, luôn luôn nhớ đến cô gái ấy và anh nhận ra rằng anh đã yêu cô ta. Đạo nhớ lại ngày xưa Elvis Presley đã hát một bài hát nỗi tiếng là bài Don’t Gamble With Lovenay thật đúng như trường hợp của Đạo. Bây giờ Đạo không còncho rằng lao động là khổ sai nữa, mà anh trông chờ mỗi buổi sáng được đi ngang qua cỗng cơ quan, để đón nhận nụ cười của người nữ cán bộ.

    Một buổi chiều khi đi lao động về,nghe các anh em Công Giáo tập hát bài “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”, Đạo mới biết, đêm nay là đêm Noel. Khi cửa phòng giam đóng lại, anh em Công Giáo vội vã thiết trí một ngôi sao Giáng Sinh và hàng chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh” ở vách tường cuối phòng. Họ nắm tay nhau ca hát, đọc kinh, cầu nguyện. Đạo nằm mơ màng, lơ đãng nhìn về cuối phòng, chung quanh hàng chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh”, Đạo tưởng tượng như có những bóng đèn màu chớp sáng. Anh mơ hồ nghe như có tiếng nhạc bài Silent Night dịu dàng thoảng đi trong gió…Anh thiếp đi trong giấc ngủ yên lành.

    Vào một buổi sáng chúa nhật, chúng tôi được gọi ra sân để nhận quà của thân nhân từ trong Nam gởi ra. Thường thì 80 đến 90 phần trăm anh em đều nhận được quà. Riêng Đạo thì chưa bao giờ nhận được quà của thân nhân. Nhưng thật bất ngờ, hôm nay cán bộ lại kêu tên Đạo lên nhận quà, ai cũng ngạc nhiên và mừng cho Đạo.Anh nhận một gói quà bình thường, nhưng cách gói quà , khác với những gói quà từ trong Nam gởi ra. Đạo sững sốt nhận gói quà, đem về phòng, cẩn thận mở ra. Một mãnh giấy nhỏ nằm trên những gói đồ ăn, anh đọc vội hàng chữ “Trìu mến gửi anh Đạo – Em : Kim Chi”. Với mấy chữ ngắn gọn đó, Đạo biết ai gởi cho anh món quà tình nghĩa này. Anh ôm gói quà vào lòng. Anh không ngờ người nữ cán bộ có nụ cười dễ thương đó, lại dám liều lĩnh gởi quà cho anh. Hai hàng nuớc mắt chảy dài xuống má, đây là những giọt nước mắt hạnh phúc mà từ lâu anh không hề có.

    Trại Nam hà, Phân trại C, nơi chúng tôi đang ở, phía sau là con đường làng. Trại chỉ ngăn cách với bên ngoài bởi những bụi tre thấp và hàng rào kẽm gai. Dân chúng đi ở ngoài, chúng tôi có thể thấy họ. Thường vào buổi chiều, sau khi ăn cơm xong , chúng tôi hay ra ngồi chơi ở sân sau đó, nhìn người qua lại. Một hôm, chúng tôi thấy cô cán bộ Chi đi lui, đi tới ở ngoài hàng rào, rồi thình lình quăng vào trong một cái gói nhỏ. Chúng tôi biết cô ấy gởi gì đó cho Đạo, chúng tôi mang vào cho anh. Đạo không biết Chi gởi gì cho anh, nhưng anh cảm động lắm. Anh em hiếu kỳ đứng quanh giường của của Đạo, để xem cô Chi đã gởi gì cho anh: đó là một gói xôi và một con gà vàng rộm. Đối với tù nhân, đói triền miên như chúng tôi, thì gói xôi gà này là cao lương mỹ vị bậc nhất trên thế gian này. Đạo rất hào phóng, anh chia đều xôi, gà cho tất cả 32 anh em trong đội, mỗi người được một muỗng xôi và chút ít thịt gà. Có người ăn ngay, nhưng cũng có vài anh em để đó, hít hít mùi thịt gà cho đỡ thèm.

    Đạo thấy thương Chi quá, vì yêu anh, nàng đã gan liều làm những việc như vậy, vì nếu bị phát giác, nàng ở tù như chơi. Đạo càng thương Chi khi nghĩ đến tương lai : một cán bộ công an yêu một sĩ quan cảnh sát ngụy..thì đời nào có thể sum họp được. Anh thở dài !

    Vào một sáng chúa nhật, một anh trật tự đến phòng chúng tôi, bảo anh Đạo chuẩn bị ra có người thăm nuôi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, vì từ bao năm nay, Đạo thuộc diện con mồ côi, chưa hề có ai gởi quà cho Đạo, nói gì đến chuyện thăm nuôi.Thế mà hôm nay, lại có người thân nào đó đến thăm Đạo. Chúng tôi mừng cho Đạo. Khoảng 9 giờ sáng, anh được cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi. Chúng tôi hồi hộp chờ Đạo trở vào để xem anh nhận được những quà gì của thân nhân đem đến.

    Nhưng chúng tôi chờ mãi…đã ba , bốn giờ chiều rồi, vẫn chưa thấy Đạo trở vô trại. Thường một trại viên được gặp mặt thân nhân khoảng 15, 20 phút, tối đa là nửa giờ. Thế mà , Đạo ra nhà thăm nuôi đã hơn bốn, năm tiếng rồi mà chưa thấy vô. Chúng tôi bắt đầu lo lắng cho Đạo, không biết chuyện gì đã xảy ra cho anh, lành hay dữ. Và từ đó, chúng tôi không còn biết tin tức gì về Đạo nữa.

    Hôm nay gặp lại Đạo, tôi đem chuyện ấy ra hỏi Đạo, anh đã kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây:

    Anh nhớ không, ngaỳ chúa nhật hôm đó, em được dẫn ra nhà thăm nuôi, nói là có thân nhân đến thăm. Em vô cùng ngạc nhiên vì em đâu có thân nhân nào từ trong Nam có thể ra thăm em. Bước vào nhà thăm nuôi, em thấy Chi và một ông Thượng Tá công an ngồi ở đó.Chi vội vã đứng lên giới thiệu : “Đây là cậu Du của Chi, đang công tác ở tỉnh Thái Bình, em nhờ cậu ấy đến thăm anh.” Đạo bối rối nhìn Chi, nhìn ánh mắt, nụ cười của Chi. Chi mặc đồ công an, trên cổ áo có đeo quân hàm Thiếu Úy. Chi biết Đạo ngõ ngàng, thắc mắc nên cô nói ngay : “Anh đừng lo, em bảo anh làm gì thì cứ làm theo, chớ có hỏi han gì hết”. Chi dẫn Đạo vào một căn nhà ở gần nhà thăm nuôi, nhà không có ai cả. Chi bảo tôi cởi bộ áo quần tù ra, và mặc ngay bộ đồ công an đã để sẵn ở đó; ngoài áo quần, có cả nón, cặp da và giấy chứng nhận đi công tác miền Nam. Tôi như trên trời rớt xuống, nhưng không có thì giờ để hỏi Chi, việc gì đang xảy đến cho tôi. Khi tôi đã mặc xong bộ đồ công an, Chi nhìn tôi mỉm cươì , rồi kéo tôi ra ngỏ, bảo tôi leo lên một chiếc xe Jeep nhà binh đậu sẵn ở đó., và chạy ra ga xe lửa Phủ Lý. Chi bảo tôi cứ ngồi trên xe, Chi vào mua vé xe lửa đi về Sàigòn. Khi đưa tôi lên xe lửa, Chi ân cần căn dặn: “Không nên về nhà, cũng đừng liên lạc với mẹ, mà tìm một người bà con nào đó ở tỉnh khác xin trú ngụ vài ngày, rồi tìm đường vượt biên. Tốt nhất là đi đường bộ qua ngã Campuchia”. Chi đưa cho tôi một gói giấy và nói: “Đây là ít tiền để anh tiêu dùng, nhớ là phải vượt biên ngay nhé!”. Chi cầm tay tôi và chân thành nói : “Em là vợ của anh, anh đừng quên em!”. Tôi ôm Chi vào lòng, nước mắt ràn rụa. Chi cũng khóc trên vai tôi. Xe lửa từ từ lăn bánh, hình ảnh Chi cô đơn đứng một mình trên sân ga, nhỏ dần, nhỏ dần.. Tôi thấy nhiều lần Chi đưa tay lên lau nước mắt. Trong tim tôi, mối tình mà Chi dành cho tôi quá sâu đậm, đã chiếm trọn cuộc đời tôi. Tôi vỗ vỗ vào trái tim của mình “Đạo, Đạo, mày phải sống xứng đáng để đền ơn đáp nghĩa cho Chi nghe chưa”

    Khi xe lửa dừng lại ở ga Bình triệu, Sàigòn, tôi không về nhà tôi ở Vĩnh Long, mà đến nhà dì tôi ở Cần Thơ xin trú ngụ.Chồng của dì tôi là một Đại úy Công Binh Việt nam Cộng Hòa, trước năm 1975, ông phục vụ ở Tiểu Đoàn 24 Công Binh Kiến tạo, mới được trả tự do. Gia đình dì, dượng tôi đang âm thầm chuẩn bị vượt biên. Dì, dượng tôi vui vẻ chấp thuận cho tôi cùng đi theo. Tôi đã đưa gói tiền mà Chi trao cho tôi, cho dì tôi để bà tiêu dùng. Mở gói ra xem, dì bảo tôi : “Tiền đâu mà cháu có nhiều vậy?” Tôi trả lời ngay : “Của vợ con cho đó!”

    Vào một đêm tối trời, ghe máy chở cả nhà ra cữa biển Đại Ngãi, vì tàu lớn đang đậu ở đó. Sau 3 ngày và 4 đêm, tàu của chúng tôi đã đến hải phận Thái Lan, được tàu tuần duyên của Thái Lan đưa về trại Sikiew. Trong cuộc phỏng vấn thanh lọc, nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc hỏi tôi rất ít. Tôi nghĩ là họ có đầy đủ hồ sơ cá nhân của ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Họ chỉ hỏi tôi là làm Trưởng G hay Trưởng H, tôi trả lời. Người nhân viên đó lấy trong tập hồ sơ ra một tấm ảnh, anh nhìn tôi rồi gật đầu.Thế là tôi vượt qua cuộc thanh lọc. Mấy tháng sau, họ chuyển tôi qua trại Pulau Bidong ở Mã Lai, để chờ chuyến bay đi định cư ở Mỹ.

    Tôi mau chóng gởi thư cho má tôi ở Vĩnh Long, báo tin tôi đã bình yên đến trại Pulau Bidong ở Mã Lai, đang chờ chuyến bay để đi định cư ở Mỹ. Khoảng 2 tuần sau, tôi vui mừng nhận được thư hồi âm của má tôi, và một bất ngờ thú vị đến với tôi là có cả thư của Chi nữa! Má tôi đã viết cho tôi : “Đạo con, má rất vui mừng nhận được tin con đã đến nơi bình yên. Má cho con biết là Chi đang ở đây với má. Chi đã kể cho má nghe hết mọi chuyện. Má rất hạnh phúc có được một con dâu hiếu thảo như Chi, má mừng cho con”

    Đạo run run mở thư của Chi ra đọc: “ Anh Đạo yêu quí của em, nghe anh đã đến đảo và đang chờ chuyến bay để đi Mỹ, má và em mừng quá anh ơi. Khi anh đi về Nam chưa đầy một tháng, họ đuổi em ra khỏi ngành công an. Em đã về Vĩnh Long ở với má, em thay anh phụng dưỡng, săn sóc má, anh yên tâm ! “

    Với lời lẽ chân tình, mộc mạc, tôi uống từng chữ, từng lời trong bức thư ngắn gọn của Chi, tôi áp bức thư vào ngực và đi vào giấc ngủ.

    Năm 1982, tôi được đi định cư ở Mỹ. Khi có thẻ xanh, tôi đã làm hồ sơ bảo lãnh Chi. Trong thời gian ở với má tôi ở Vĩnh Long, không biết Chi hỏi thủ tục bảo lãnh ở đâu mà nàng ra Thái Bình, nhờ người cậu Thượng Tá Công An của nàng, làm một giấy hôn thú của tôi và Chi, có đầy đủ chữ ký và khuôn dấu đỏ xác nhận của chính quyền địa phương.

    Năm 1987 khi tôi được nhập quốc tịch Mỹ, tôi đã bổ túc hồ sơ bảo lãnh. Chi đã nhanh chóng được phỏng vấn. Lúc này, những trường hợp gian dối chưa xảy ra nhiều, nên việc chấp thuận cho chồng bảo lãnh vợ tương đối dễ dàng nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh.

    Vào một ngày se lạnh ở miền Nam Cali, tôi và vài bạn bè thân quen đến đón Chi ở phi trường Los Angeles. Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”. Chỉ 2 tiếng “Anh” “Em”, nhưng đã gói trọn cuộc tình mà chúng tôi nghĩ là không bao giờ có thể sum họp được. Tạ ơn Trời Đất !

    Đạo xây qua người đàn bà ngồi bên cạnh anh, và giới thiệu với tôi : “Thưa anh, đây là Chi, vợ em” Chi bẽn lẽn cúi đầu, che dấu nụ cười đã đem lại sức sống và hạnh phúc cho Đạo.

    Tôi đã được nghe , được biết nhiều mối tình ly kỳ, éo le lắm. Nhưng nếu nói đến một mối tình thật lãng mạn, mà người con gái đã dám hy sinh sự nghiệp và cả tính mạng mình cho người yêu, thì không thể không nói đến mối tình của nàng Kim Chi và chàng Trung Đạo.



    Bửu Uyển

    Tháng 6-2016




    * một chuyện tình đẹp !

    khép lại mục chuyện dưới đất ...trên trời


    lnl sẽ trở về với những phóng sự ta bà , tiếp tục câu chuyện Cô Kim và ...Ở Cuối Chân Trời
    ...nay mai...
    xin cảm ơn bạn đọc & chào tạm biệt,
    lnl



















    Last edited by lengoclan; 06-29-2017 at 08:48 AM.

  10. #50




    CANADA DAY 150





    O Canada!
    Quốc ca Canada
    Nhạc: Calixa Lavallée Lời Việt: Bắc Phong
    Trình bày: Đoàn Chính
    Nhạc đệm: Dàn nhạc giao hưởng Toronto





 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-06-2014, 04:52 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 03-09-2014, 04:46 PM
  3. Tình khúc dưới sao
    By Frank in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-25-2013, 08:30 AM
  4. khói ở trên trời
    By k h ó i in forum Tùy Bút
    Replies: 45
    Last Post: 03-13-2012, 12:34 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:49 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh