Register
Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 26 of 26
  1. #21
    [QUOTE=

    Gạt giò anh Khúc Dương chơi cho vui thôi. Cách giải thích "tánh không" của anh Khúc Dương rất dễ kê cẳng ngỗng. [/QUOTE]

    Dường như bài nây không phải do bác Khuc Dương giải thich, Ơ bài đâu tiên có ghi là
    "Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyên dịch và giảng giải".

  2. #22
    Quote Originally Posted by gopvui View Post
    Dường như bài nây không phải do bác Khuc Dương giải thich, Ơ bài đâu tiên có ghi là
    "Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyên dịch và giảng giải".
    Chào anh/chị gopvui,

    Đúng như a/c gopvui viết, bài nầy kd đã minh bạch và rõ ràng có ghi là của cụ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền dịch và giảng giải. Kd chỉ đánh máy ghi chép lại.

    Cụ Mai Thọ Truyền là một phật tử thuần thành, một đại cư sĩ còn là một học giả uyên bác và là một vị quan, một chính khách lỗi lạc, tài đức của VN và VNCH từ năm 1931, cụ mất năm 1973 thọ 69 tuổi. Cụ là người vận động và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi. Năm bầu cử 1967, cụ ứng cử phó tổng thống chung liên danh với cụ Trần Văn Hương. Năm đó có 11 liên danh, liên danh Thiệu & Kỳ đắc cử.
    Hồi đầu thị ngạn

  3. #23

    BÁT NHÃ LÀ ĐIỀU KIỆN CỐT YẾU THÀNH PHẬT


    Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa, cố đắc A nậu đa la Tam miệu tam bồ đề.

    Câu nầy có nghĩa: Ba đời chư Phật, nhờ dựa vào Bát nhã Ba la mật (sự sáng suốt triệt để), nên được sự giác ngộ chân chánh vô thượng.

    Tam thế chư Phật:
    chư Phật trong ba đời: quá khứ, hiện tại và tương lai.

    A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề: Chữ Phạn Anuttara samyak sambodi, Tàu dịch là " Vô thượng chánh đẳng chánh giác" (sự giác ngộ chân chánh và cao tột hơn hết).

    Ý của câu kinh nầy là: Trong quá khứ cũng như trong hiện tại và trong tương lai, tất cả chư Phật mà được thành Phật là đều nhờ dựa vào sự sáng suốt triệt để ở nội tâm (Bát nhã ba la mật đa). Vậy Bát nhã là điều kiện cần yếu cho sự thành Phật, bước cuối cùng của con đường giải thoát.

    Nhưng đừng tưởng "Bát nhã ba la mật đa" và "Vô thượng chánh đặng chánh giác" là hai cái khác nhau. Theo bộ Luận Đại Trí Độ, A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, tức là Bát nhã, chỉ có khác tên gọi mà thôi.

    Thật vậy, muốn được giác ngộ hoàn toàn, tới chỗ tột cùng, phải là người có một Tâm hoàn toàn thanh tịnh. Nhờ thanh tịnh mà con người trở thành sáng suốt triệt để.

    Vậy, đứng về phương diện sáng suốt thì nói "Bát nhã", còn đứng về phương diện tỉnh thức thì nói "A nậu đa la..." hai phương diện của một Tâm hoàn toàn thanh tịnh.

    Lại nữa, Bát nhã chẳng những cần thiết cho sự thành Phật, bước cuối cùng trên con đường giải thoát như đã nói, mà cũng cần cho tất cả những người tu hành theo hạnh Thanh Văn và Độc Giác, như Phật đã dạy trong kinh Đại Bát Nhã : "Nầy Kiều Thi Ca, ta nay đã thành Phật mà còn tuân theo Bát nhã Ba la mật đa, ẩn náu và đứng vững nơi đây, hà huống những kẻ muốn cầu Vô Thượng Bồ Đề mà không hết lòng quay về và nương tựa vào đó để tinh cần tu học. Tại sao vậy ? Vì nếu là người tu học theo hạnh Thanh Văn thì sẽ nhờ đó mà được quả A La Hán; nếu là người tu học theo hạnh Độc Giác, thì sẽ nhờ đó mà được Bồ đề Độc Giác; nếu là người tu học theo hạnh Đại thừa thì sẽ nhờ đó mà được A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề".
    * * *
    Hồi đầu thị ngạn

  4. #24

    TÍNH CÁCH QUAN TRỌNG CỦA BÁT NHÃ:

    Cố tri Bát nhã Ba la mật đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẵng đẵng chú, năng trừ nhất thế khổ, chân thật bất hư.

    Nghĩa: Vậy nên biết: Bát nhã Ba la mật đa là chú có thần hiệu lớn, chú soi sáng lớn, là chú cao hơn tất cả các chú khác, là chú không còn chú nào hơn, chú ấy có công năng trừ tất cả sự khổ. Đây là sự thật, không chút dối trá.

    Chú hay Đà la ni, nguyên chữ Phạn là Dharani, cũng gọi là chân ngôn.

    Theo lời giải thích của chư tổ, Kinh là phần nói ra được của Chú, còn Chú là phần mật kín của Kinh. Kinh thường có hai phần, phần chữ nghĩa là phần nói ra được, phần để y chữ Phạn, không dịch là phần mật kín.

    Phần chân ngôn trong Tâm Kinh là câu chót: "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha."

    Câu Kinh trên có nghĩa như sau:

    1. Trí Bát nhã có thần lực phá ma ngũ uẩn, vì vậy có thể xem đó như một thứ chú có thần hiệu lớn, một "đại thần chú".
    2. Trí Bát nhã là ánh sáng làm tan sự mê muội chấp tướng, vì vậy nên thí dụ như một thứ chú có năng lực làm phát sanh ánh sáng.
    3. Trí Bát nhã làm dứt tất cả các thứ vọng tưởng sai lầm, là chú cao cả nhất, không có chú nào bằng.
    4. Trí Bát nhã là sự bình đẵng tuyệt đối, vì muôn vật được xem y như nhau trên phương diện bản thể, do đó được ví như một chú san bằng mọi đẵng cấp.

    Sợ có người không tin lời quả quyết nầy, Kinh thêm câu "Chân thực bất hư" nghĩa là: Đây là sự thật, không có một chút dối trá.
    Last edited by khúc dương; 07-29-2015 at 12:24 AM.
    Hồi đầu thị ngạn

  5. #25

    KẾT THÚC BẰNG MỘT CÂU CHÚ:


    Cố, thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

    Nghĩa: Bởi lẽ vừa nói, nay xướng lên câu chú Bát nhã Ba la mật đa. Câu chú ấy là: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

    Câu chú nầy chính là phần "mật" của Kinh. Bản dịch chữ Hán như sau:


    Độ khứ, độ khứ
    Cứu kính độ khứ
    Cứu kính chúng độ khứ
    Giác ngộ tốc viên thành.

    Nghĩa:


    Đi qua, đi qua
    Qua đến bờ bên kia
    Mọi người đồng qua đến bờ bên kia
    Nguyện sự giác ngộ chóng tròn thành.



    HẾT BÁT NHÃ TÂM KINH
    Hồi đầu thị ngạn

  6. #26
    BÁT NHÃ TÂM KINH

    (Dịch theo thể thơ cho dễ nhớ)


    Quán tự tại thực hành trí tuệ,
    Bát nhã ba la mật sáng ngời,
    Bấy giờ Bồ tát quán soi,
    Thấy rằng năm uẩn ba đời đều không.

    Vượt tất cả các vòng khổ ách,
    Hãy nghe nầy, Xá Lợi Phất ông!
    Sắc nào có khác gì Không,
    Không nào khác Sắc, Sắc không vốn đồng.

    Cả Thọ, Tưởng, Thức, Hành cũng thế.
    Tánh chân không các pháp viên thành,
    Thảy đều chẳng diệt, chẳng sanh,
    Chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng giảm gì.

    Trong Chân không chẳng hề có Sắc,
    Chẳng thọ, tưởng, hành, thức trong Không.
    Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân,
    Sắc, thanh, vị, xúc, pháp, hương không còn.

    Không Nhãn thức đến không Ý thức,
    Không vô minh hoặc hết vô minh,
    Không điều già chết chúng sanh,
    Hết già, hết chết thực tình cũng không.

    Không trí huệ cũng không chứng đắc,
    Bởi có gì là chổ đắc đâu.
    Bấy lâu Bồ tát dựa vào,
    Trí Ba la mật thẳm sâu thực hành.

    Mọi chướng ngại quanh mình tan biến,
    Mọi việc đều chẳng khiến hoảng kinh,
    Xa lìa mộng tưởng đão điên,
    Niết Bàn rốt ráo an nhiên thanh nhàn.

    Bát nhã ấy rõ ràng trí tuệ,
    Mà ba đời chư Phật nương vào,
    Chứng thành quả giác tối cao,
    Nên xem Bát nhã thâm sâu đó là:

    Lời thần chú sâu xa bậc nhất,
    Lời chú thần rất mực quang minh,
    Chú thần cao cả anh linh,
    Là lời thần chú thật tình cao siêu.

    Trừ dứt được mọi điều đau khổ,
    Đúng như vầy muôn thuở không sai.
    Ngài liền truyền nói chú nầy,
    Để người trì niệm sáng bày chơn tâm:

    Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
    Hồi đầu thị ngạn

 

 

Similar Threads

  1. Dịch Cân Kinh
    By hienchanh tran in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 1
    Last Post: 01-08-2015, 06:39 PM
  2. Yếu Tố Thành Công Của Một Chiến Dịch
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 03-18-2012, 09:04 PM
  3. ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ NỖI KINH HOÀNG thái san
    By ttv2007 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 03-16-2012, 12:31 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:47 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh