Register
Page 42 of 44 FirstFirst ... 324041424344 LastLast
Results 411 to 420 of 439
  1. #411
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Cho nhau vui...

    https://i.imgur.com/QJiFTSM.jpeg



    Năm nay khu vườn của Tịnh Lư càng thêm xum xuê hoa lá vì một số khách bị kẹt trong mùa dịch cúm nên xin ở lại một thời gian để tâm chăm sóc.

    Chủ nhân Tịnh Lư thấy họ ở quá xa không tiện đáp chuyến bay dài xuyên miền Đông Bắc nên sẵn lòng lưu giữ tất cả khiến mọi người vô cùng cảm kích .

    Họ lập thành từng nhóm nhỏ ba đến năm người một nhóm. Người già theo nhóm cao niên, người trẻ hơn thì nhóm Trung niên, họ là cha mẹ của nhóm Thiếu niên đã theo gia đình đến Tịnh Lư vào mùa đông năm rồi để vừa nghỉ ngơi cuối năm vừa có dịp thăm viếng miền Tây Nam Mỹ kỳ.

    Buổi sáng nhóm tình nguyện làm vườn là Trung niên, còn các người già hay dậy sớm thiền tập. Bọn trẻ thích dậy trễ nên thời khóa tĩnh tâm của chúng vào buổi trưa . Còn buổi tối thì gồm tất cả mọi người lại trong một hội sảnh dài và rộng ngồi cách nhau bằng một hai sãi tay. Nếu ai đã xuống phố phải mang khẩu trang và ngồi riêng một phòng gần đó. Nhờ vậy mà không người nào bị lây dịch cúm lạ này trong suốt thời gian ở lại Tịnh Lư chờ ngày phát minh được thuốc gì đó phòng ngừa...

    Lúc ban đầu, theo quốc lệnh ban ra không ai được ra ngoài Tịnh Thất trừ nhóm phải lo chuyện ẩm thực giới hạn mỗi tuần đi xuống phố một lần.

    Mọi người quyết định tự trồng rau xanh nên từng luống cải, liếp rau càng thêm tươi tốt. Hàng ngày bọn trẻ phụ trách việc tái chế biến rác nhà bếp thành phân bón tiết kiệm nước rửa chén mang ra vườn tưới cây. Bọn trẻ có vẻ thích thú lắm nên quên bớt chuyện khó khăn bên ngoài.

    Hàng ngày nhóm trung niên xem tin tức và thông báo lại tình hình đại dịch ra sao. Nhờ vậy mà mọi người bớt đi sự khủng hoảng không cần thiết để hết tinh thần vào việc thực tập sống bằng lòng và an ổn.

    Vườn hoa đều có người chăm sóc , thường là rất sớm trước khi nắng lên tràn ngập khu vườn.
    Vì thế khi buổi công phu thiền tập xong mọi người ra phòng bếp điểm tâm thì chỉ còn thấy một khu vườn tươm tất, không cọng cỏ dại, không đóa hoa tàn khiến lòng người như được trấn an, xoa dịu...

    Thật ra thì Tịnh Lư có nhiều nhóm được cắt đặt làm vườn nên mới luôn hoàn chỉnh như vậy. Nhóm này chọn chăm sóc cây cảnh vào sáng sớm như công phu thiền tập, nhưng không ngồi yên mà là thiền động. Tuy tay chân luôn vận động mà đầu óc vô cùng thanh thản và như hòa nhập vào thiên nhiên nên sau khi làm vườn xong, nét mặt người nào cũng hân hoan thơ thới.

    Thất chủ là một cư sĩ vừa mừng thọ bát tuần vào lễ Giáng sinh vừa qua, nhưng người ta vẫn tưởng là một phụ lão dưới bảy mươi vì làn da không thấy nếp nhăn nào ngoài mái tóc điểm muối tiêu. Tuy trên danh nghĩa là Thất chủ nhưng bà đều để mọi việc củaTịnh Lư cho hai người con trông coi.

    Họ là những người thuộc nhóm Trung niên và sau khi thân phụ qua đời đã thu xếp về nhà tiếp tục trông coi Tịnh Lư giúp mẹ.

    Người con trưởng ngoài ngũ tuần, quyết định làm việc bán thời gian, qua mạng internet . Người con gái út vẫn phải đi làm hằng ngày nên đã tự quyết định cách ly với mọi người trong tịnh thất bằng việc ở trong một căn nhà nhỏ phía Đông, có bếp và một vườn hoa bao bọc chung quanh.

    Vì luật lệ của Tịnh Lư chỉ dùng rau đậu nên khách muốn ăn tiệm phải xuống phố. Rồi đại dịch không tiệm ăn nào được mở và việc đi lại khó khăn nên mọi người đành tập chay lạt và trổ tài chế biến từ món bún Huế chay đến món bún riêu thơm ngon tinh khiết. Món cơm chiên ngon đến nỗi bọn trẻ cho rằng ăn đứt món mặn khiến các nữ đầu bếp rất vui. Mọi người làm đậu hũ và sữa đậu nành, làm tương , chao và các loại bánh gói bằng lá chuối trong vườn. Món đắt hàng vào buổi trưa vẫn là gỏi cuốn hay bánh xèo với rổ rau tươi từ ngoài vườn hái vào mà lá vấp cá, tía tô, kinh giới to gần bằng bàn tay do phân từ cỏ mục , cây lá và rác nhà bếp mà thành. Canh chua bạc hà cũng từ ngoài vườn, chỉ có khóm là chưa trồng và lấy từ đông lạnh, tuy vậy khi xào lên với sả, cho vào canh vẫn thơm ngọt độc đáo với vài lá chanh Thái lan nêm vào.

    Những bữa cơm theo kiểu buffet, bày ra bàn dài rồi mọi người tuần tự lấy mang về bàn tùy thích. Sau khi ăn xong, họ cũng tự rửa chén nên rất gọn và nhanh. Thường buổi ăn chánh là buổi trưa với ba món canh, mặn, xào. Tráng miệng là chè hoặc trái cây . Buổi sáng và buổi chiều mọi người tự chọn những thức ăn nhẹ như yến mạch, các loại đậu , mứt trái cây với bánh mì. Nếu ai còn muốn ăn thêm vẫn còn ba món canh mặn xào của buổi trưa chừa riêng cho người có sức ăn mạnh, không có giới hạn vì thức ăn nơi này khá rẻ, nhưng vì muốn mọi người tập trung vào tu tập và chú ý thưởng thức từng bữa ăn, nên việc ăn uống là một thực tập cần thiết mà khách đến Tịnh Lư đều tuân theo một cách vui vẻ.

    tạm viết cho nhau vui, vui các bạn nhé

    -------------




    2.
    Thông thường những người đến Tịnh Lư tĩnh tâm vào mua hè và vào cuối năm vì đó là thời gian con cái nghỉ học lâu nhất.

    Tịnh Lư mở ra cũng được mười năm rồi và những người lưu lại đây phần lớn cũng đã từng biết mặt nhau trước, nhưng do thời gian quá ngắn và luật lệ quy định chỉ nên bàn chuyện tu học và tiến bộ ra sao.

    Dù vậy những lần thảo luận trong nhóm mà người ta đoán ra một vài chi tiết cá nhân khá độc đáo. Nhất là khi mang theo bọn trẻ, thì khó lòng mà giấu được điều gì lâu vì chúng hay chơi chung và vô tư trong khi chuyện vãn chứ không e dè gì hết.

    Trong số những người trung niên, có vài người là cha hoặc mẹ đơn thân vì người phối ngẫu ra đi quá sớm hoặc vì lý do nào đó mà đường ai nấy bước. Có người mẹ quê tận Hồng Xý cũng lưu lạc đến phương này . Cô này dẫn theo đứa con gái vị thành niên, tính tình bướng bỉnh và không có nét gì giống vẻ đẹp dịu dàng dễ mến của mẹ. Không ai nói ra nhưng người ta cũng mường tượng ra đứa bé gái này giống cha nó nhiều hơn mẹ.

    Nghe đâu vì bản tính quá mạnh của con gái mà cha cô đã phải gởi con sang Mỹ Kỳ đi học để tránh hậu quả sau khi cô đã nổi trận ghen dùm cho mẹ là cầm dao vào công ty của bố và hăm dọa nhân tình làm quản lý ở đó.
    Cũng vì đứa con gái nông nổi này mà chuyện ngoại tình của ông chủ đổ bể khiến người mẹ cũng đành sang Mỹ Kỳ coi sóc con gái một thời gian cho nguôi ngoai mọi chuyện gác lại một câu chuyện tình lúc đầu tưởng đẹp như thơ đã phải bị một dấu chấm than ở giữa chừng...

    Người ta cứ tưởng người sanh ra và lớn lên nơi xứ sở Hồng Xý sẽ có gì rất khác với xứ Hoàng Kỳ, nhưng khi gặp người mẹ trẻ này rồi, người ta chỉ thấy nhiều thiện cảm. Có lẽ vì nét dịu dàng đằm thắm của người con gái sông Hồng và mái tóc dài luôn được bới cao khi cô phụ việc trong bếp khiến cho cô giống như một đóa hoa sen lỡ sa vào chốn bụi trần.

    Chị Minh cũng hay đến Tịnh Lư vì thích cảnh vật nơi đây, và cũng là bạn học cũ với con gái của chủ nhân nên thường được nhờ ghé phụ giúp cho mọi người có được một kỳ tĩnh tâm tốt đẹp. Chị Minh thường kêu thêm một người bạn là cô Hồng Anh. Cô Hồng Anh góa chồng hơn mười năm rồi với hai đứa con của cô cũng đã học ra trường và đều có công ăn việc làm ổn định. Ngoài việc phụ bếp, cả ba đều hay cùng nhau làm vườn buổi sớm và đi dạo chung theo kiểu thiền hành, đi bộ trong yên lặng và cùng thưởng thức cảnh chung quanh...




    ct






    3- kẻ sắp dép




    Khi đến Tịnh Lư mỗi người đều mang theo rất ít hành lý, có lẽ vì thời tiết ấm áp dễ chịu vùng Tây Nam này khiến cho người ta cảm thấy cất đi một gánh nặng . Tuy vậy, có một thứ khiến thềm ba phòng nào cũng hơi bề bộn dép giày vì thói quen của dân Tiên Lâm không đi giày trong nhà như dân Mỹ kỳ.

    Vậy mà chỉ trong một ngày là người ta nhận thấy giày dép đều được bàn tay người nào đó thu xếp ngay ngắn. Có người tưởng mình nằm mơ và thử bỏ lộn xộn lần nữa xem sao. Khi trở ra thì thấy giày dép lại chung đôi đâu vào đó. Dù vậy, thói quen khó bỏ của nhiều người vẫn là không để ý khi bước vào nhà khiến giày dép lại vất lung tung.

    Sau một tuần lễ và những ngày kế tiếp, mọi người luôn thấy với sự ngăn nắp đó và bắt đầu để ý thay đổi, lúc đầu là một đôi ngay ngắn rồi dần dà sau ba tháng an cư, mọi người đã tập được một thói quen mới rất gọn gàng đẹp mắt.

    Cuối cùng người ta cũng khám phá ra người sắp dép là bác tài xế của Tĩnh Lư. Vì đại dịch nên bác tài rảnh rổi nên muốn giúp làm đẹp Lư xá. Lý do thầm kín là bác muốn làm việc nhỏ nhặt đó để nhớ đến phụ thân của bác, luôn để ý dạy bảo con cái từng chi tiết mà xưa kia bác cho là quá tiểu tiết, nhất là bác là con trai nữa...

    Khi nói chuyện với Lư Chủ, bà cười nói: ông bà xưa có dạy học ăn, học nói, học gói, học mở mà...
    Rồi bà lại nói: Thầy của chung ta còn dạy tứ đại oai nghi , đi đứng nằm ngồi nữa kìa.
    Một vị khách hỏi:
    - Thưa đó không phải chỉ dành riêng cho người xuất gia theo đạo của Thái Tử sao ?
    - Chân lý không dành riêng cho ai cả. Cái đẹp cũng vậy. Có phải một hàng giày dép ngay ngắn là đẹp mắt hay không ?
    - Từ đó, bác tài xế cứ lẳng lặng làm người sắp dép cho khách phương xa đến Tĩnh Lư và vui trong lòng khi thấy họ ra về với một thói quen mới, thiết thực hàng ngày...

    4- Rằm tháng Tư Phật Đản 2020 và Tháng 5 lễ Mẹ




    Có những tình thân gặp nhau chỉ một lần mà lòng luôn vương vấn. Vương vấn tấm lòng cao đẹp, vương vấn tài hoa văn thơ và vấn vương tiếng sáo thiên tài.
    Mùa dịch này chị Minh nhờ khoản tiền kích thích kinh tế mà gởi được chút tình đến người nữ tu Hồng Thập ở tận xứ Hoàng Kỳ. Sơ Thùy vì tai nạn mà phải giải phẩu và không cầm viết được trong khi nghỉ dưỡng bệnh. Sơ nhắn xin chị Minh dùng Viber để gọi cảm ơn. Chị Minh nghĩ nhiều đến sơ Thùy và hằng đêm thường cầu nguyện cho những người tu hành và lãnh đạo các quốc gia, nhất là đất nước Mỹ kỳ mau qua cơn hoạn nạn.
    Tĩnh Lư năm nào cũng có vài tu sĩ ghé đến do lời mời của chủ nhân và họ đều có nơi riêng biệt để được hoàn toàn yên tịnh. Thỉnh thoảng Lư chủ cũng thỉnh họ làm lễ.
    Mùa Phật Đản 2020 vừa đúng lúc lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập nên chùa và nhà thờ đều bị đóng cửa.
    Thật là một điều kỳ lạ chưa từng xảy ra trong lịch sử của nước Mỹ Kỳ. Vì vậy mà rằm tháng Tư, khách nào là con Phật đều có thể lên Thiền đường Tỉnh Thức để chiêm bái hình ảnh vườn Lâm Tỳ Ni thu nhỏ với em bé Buddha tay chỉ lên trời , tay chỉ xuống đất với câu nói : Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn. Câu Hán Việt gây nhiều bàn thảo nhưng Thầy Tây Thiên giảng ý câu muốn nói " tâm tự tại, thảnh thơi là quan trọng nhất trên đời".

    Nếu không vì muốn được nhẹ nhàng, buông xả cho tâm hồn sau một năm khó nhọc với cuộc sống thì ai đâu tìm đến Tĩnh Lư làm gì để được chút tự tại. Mọi người nghe giải thích đều rất hân hoan thơ thới trong lòng.

    Tháng Tư qua đi thì đến tháng Năm, những người con Đức Bà ráo riết chăm sóc hoa để dâng những đóa hoa đẹp nhất cho Mẹ Hằng Cứu Giúp.
    Tĩnh Lư cũng mời được một vị giáo sĩ đến và cảm động vì chỉ được nghe giảng sách Huấn ca về đức hiếu : "Của dâng cho cha sẽ không bị rơi vào quên lãng, của dâng cho mẹ sẽ đền bù được những tội lỗi mà ta lỡ vấp phạm..."
    Mọi người nghe giảng và đều thấy vui mừng, nghiệm coi bản thân đã làm điều gì dâng cho cha mẹ vui lòng bấy lâu...


    Hai ngày lễ vô cùng ý nghĩa..
    ------------------

    Cuối tháng Sáu, cây cối như bắt đầu qua một cuộc vui nên dáng vẻ mệt mỏi bắt đầu xuất hiện. Những loại hoa từ đầu mùa xuân như stock, seneti, dephinium giờ đã tàn gần hết chỉ còn chờ kết hạt.
    Day lily cũng đang nở rộ vào cuối xuân và gardenia cũng bắt đầu gây trầm trồ trong suốt tháng Sáu giờ cũng đã tàn.

    Đầu tháng Bảy, hình như khu vườn xuân đã không còn . Vào đúng ngày lễ Độc Lập, chị Minh quyết định đi tiệm kiểng và mang về những hoa chịu nóng mà ngày xưa chị vẫn thấy ở quanh thánh thất.
    Tuy hoa đơn giản nhưng bền và chịu nắng nóng cùng thời tiết khắc nghiệt, gần giống như lantana.
    Cuối cùng rồi chị cũng đã mua ba bụi lantana vì sự chịu đựng bền bỉ của nó.
    Những hoa tự ra hoa, tự rụng sạch sẽ và không cần tưới nước vẫn sống tốt tươi hình như chưa ai qua được lantana, sứ, và vinca.
    Cho nên chị Minh giờ đây đã chọn ba loại này làm tiêu biểu cho nhan sắc mùa hè. Chị cũng vừa có thêm hai bụi Hoàng anh đỏ thẫm và hồng tươi. Hai loại này xanh lá hầu như quanh năm và cho hoa vào hè sang đông khác với clematis, rụng hết lá vào đông nên nhìn rất trơ trụi.

    Nói tóm lại, chị giờ đã có đủ cây kiểng cho bốn mùa để có thể điềm nhiên ở nhà mà không cần đi đâu hết. Mùa hè có hoa mùa hè, mùa thu có cúc và đỗ quyên, mùa đông có camelia, hoa đào, mai, trạng nguyên . Rồi lại đến mùa xuân với iris, hồng và tất cả muôn hoa...
    Cứ như vậy mà xoay dần. Hoa xuân vẫn trở lại nở tươi như xuân là bất tận. Chỉ riêng loài người thì vẫn trải qua bốn mùa rồi ra đi nhường chỗ cho các thế hệ khác.

    https://i.imgur.com/DHr7Iil.jpeg
    -----------

    Cả tuần lễ nay chị Minh buồn buồn nhưng không mấy ai hiểu thấu. Có lẽ chỉ có chị Phú là cảm thông vì chị Phú cũng đang héo sầu theo mấy cây hoa hồng lại sắp chết không hiểu lý do.

    Nước nhiều quá chăng ? Chị Phú nói có lẽ là thiếu nước vì bà chị ở nhà không dám tưới vì sợ bị đổ thừa như lần trước tưới úng gốc nên khi chị Phú đi chơi về thì cây khô ran không còn sinh khí gì cả.

    Còn cây bưởi trái bị nứt nên chị phải hái bỏ cả ba bao rác, nên chị buồn lắm mà không biết tại sao vì đây là cây bưởi mà chị luôn hãnh diện vì hoa trái ra đầy cành và có người dặn mua mão cả cây vào năm rồi.
    Vậy mà năm nay trái lại nứt nẻ và hư hết như vậy nên chị Phú nhìn cây bưởi vàng ngọc mà lòng buồn rười rượi.
    Khó khăn lắm chị Phú mới hé răng cho chị Minh biết làm chị Minh cũng thấy thần tượng sụp đổ trong lòng vì chị đã tôn chị Phú làm bậc thầy với cây bưởi đầy hoa và trái vào đầu xuân rồi. Chị Phú còn chỉ chị phải mua phân bò để dành sáu tháng cho bớt nồng rồi bón cho bưởi. Đó là bí mật nhưng chị Minh không làm vì chiếc xe đó không thể chở phân bò được trừ khi phải cho vào một bao nylon to và cột kín lại mới được.

    Chị nhớ lại chiếc Accord xưa đã giúp chị bao nhiêu việc chở đất, phân bón và cây cối mà giờ đây vì được phần thưởng là chiếc xe sang quá nên chị không dám để nó chở phân bò dùm. Cũng như khi chị nhìn bàn tay tháp bút của cháu gái thì cũng không nở làm mất cái đẹp khó kiếm của bàn tay đẹp được chừng nào hay chừng đó. Như bàn tay của chị Châu, là chị ruột của chị Minh quá đẹp nên hạp với nữ trang hơn là làm vườn. Rồi thời gian cũng xóa nhòa tất cả, bàn tay của chị Châu giờ cũng mất vẻ ngọc ngà của ngày xưa khiến chị Minh thấy cảm thương. Cái gì rồi cũng phai tàn. Nhưng những cây cối của chị và của chị Phú, có vẻ rất dễ trồng mà sao bỗng dưng lại đổ bệnh . Cũng may cây bưởi của chị Phú theo như mô tả không phải là triệu chứng của bệnh hoàng long, một căn bệnh không có thuốc trị nên bộ nông nghiệp nếu thấy nhà nào có cây bệnh hoàng long đều cho người tới đốn bỏ ngay.

    Chị Minh năm nào cũng phập phồng khi thấy các lá chanh, bưởi, cam quýt gọi chung là citrus đều bị quắn lá và bị loại gì hút nhựa lá non vừa ra. Chị lo sợ bệnh hoàng long và lên bác Gồ tìm hiểu thì biết đó là leave miner, loại bọ tên thợ mỏ lá, nhờ vậy chị mới thở phào như trút một tảng đá trong lòng.
    Chị nghe chị Phú than về bụi hoa hồng mới mua mà lại sắp chết rồi sực nhớ đên cây rose tree Doll nhà chị cũng đã từ giã tuần này. Có lẽ vì hoàn cảnh quá khắc nghiệt và có lẽ vì cây cũng đã quá già .

    Đất khô cằn, lại thiếu nước và bên dưới lại có nhiều bụi tranh giành nguồn nước ít ỏi, nên cuối cùng cây Doll chịu thua, bỏ cuộc khiến chị Minh cũng áy náy thật nhiều. Cây này khó tìm lắm cũng may chị Minh có hai cây nên giờ lo bảo dưỡng cây còn lại. Chị cũng đang nín thở chờ vài tuần xem cây Silver có qua khỏi cơn héo rũ hay không. Chị thấy có nước đầy đủ và cây có vẻ rất dễ trồng mà, sao lại như vậy.
    Nhưng có lẽ chúng chỉ dễ trồng khi được chôn bộ rễ xuống lòng đất, vì dù có tưới nước nhiều ít ra sao thì đất cũng chở che cho cây rất nhiều. Vì vậy mà chị Minh sau khi khám phá cây Silver không tươi thì mang trồng xuống đất liền, hàng ngày năn nỉ nó ráng vượt qua và sống. Chị thấy mỗi một loại kiểng cũng như người ta với mỗi tính cách riêng. Cây kiểng không biết nói nên chỉ trông vào kinh nghiệm của người bán hướng dẫn mà thôi. Còn người ta tuy biết nói, nhưng nhiều khi lời nói lại như thuốc bổ quá liều cũng thành độc dược.

    Chị Minh thấy hai bụi lantana chịu đựng quá giỏi hạn hán và đất cằn cỗi nên mua thêm ba bụi, chẳng ngờ một ngày quên tưới mà cả ba đều héo queo, khiến chị phải ngâm chúng vào thau nước mong cấp cứu và chúng cũng có vẻ hồi sinh.

    Mùa hè cái khó khăn nhất là tưới cho đủ nước những chậu cây kiểng vì dễ bị chết khô. Chị Minh nghĩ đến sẽ cho nước nhỏ giọt bên trên và lót nylon tạm dưới đáy chậu để giữ phần nào hơi ẩm xem sao.

    Ngoài vườn một vài nụ hồng sắp nở, cho chị thấy vui tuy rằng đợt này hồng không to như đợt đầu mùa dù chị đã bón phân vào hai tuần trước.
    Mùa hè chỉ có sứ là hớn hở hân hoan, như thầm bảo với các loại hoa mùa xuân là đến phiên tôi nhé.

    Và cứ như vậy, chị Minh theo từng mùa mà cảm nhận được thiên nhiên rất trọn vẹn...Nhất là trong mùa dịch đang hoành hành khắp thế giới và trên phần đất mẹ với bao người thân đang gồng mình chịu đựng đợi chờ thuốc ngừa và mong cơn dịch rồi cũng sẽ qua đi...

    -----------
    7-11-21 CN

    Sau khi cắt tỉa lại sân vườn xong, chỉ một tuần lễ sau là không khí đã thay đổi hẳn với sự tưng bừng nở rộ của hoa sứ. Chùm sứ King Rama với từng bông to gần bằng bàn tay chuyển từ đỏ sang cam rồi thành màu vàng gân tím dọc theo cánh. Chùm Gina hoa đỏ cánh vàng, nở đơm tròn như cái dĩa to vô cùng đẹp mắt trong khi Aztec Gold vàng tươi với mùi thơm dìu dịu nhưng cánh có phần mỏng manh hơn. Xa xa còn chùm Puu Kahea cánh dài màu hồng và sọc đỏ đã làm chị Minh vui từ đầu vì hoa nở sớm nhất, giờ đây lại có thêm một vòi hoa khác đang đơm.

    Chị Minh cũng bất ngờ vì hôm nay chùm Lani Red cũng vừa nở cánh hoa đầu tiên sau hai năm im lìm chờ đợi. Hoa tuy nhỏ, nhưng màu đỏ như nhung đã làm nổi bật giữa chùm là xanh và chị Minh biết hoa sẽ lâu tàn vì cánh rất dày , không những thế mà cây lại có đến hai chùm hoa. Cả bụi Gina cũng còn đơm thêm một chùm, sẵn sàng nở đến sang thu.

    Chị Minh thấy lòng đã sang mùa hoa sứ và nhớ lại bốn năm trước khi bắt đầu ghé tiệm bà Thái và có ý định sẽ tạo cho mình một vườn sứ giống như tiệm kiểng của bà. Giờ đây chị đã hoàn thành với những loại sứ đẹp và độc đáo nhất.

    Năm nay chị thấy GM và Siam Ruby chưa đơm nụ, dù chị đã bón phân vào tháng Ba như thường lệ. Có lẽ hoa nở đủ ba mùa rồi nên nghỉ mệt năm nay chăng. Dù sao thì chị vẫn có Penang Peach nở từ đầu tháng Năm đến giờ và tuần tự hoa sứ đỏ tươi và bạch tuyết từ nhà của mẹ chị mang về cũng đều nở sân trước. Sân hông có Charm hồng và Bạch Ngọc.

    Cuối cùng là Rose pink bên gazebo cũng đã cho thấy hình dáng ra sao nên chị Minh rất hài lòng.
    Chị cũng vừa tỉa rễ các giò lan và đã bón phân để chờ ra hoa vào mùa thu tới. Chị thu xếp cho lan ở trong gazebo và sẽ biến nơi này thành nơi tuyệt vời để thưởng thức.

    Giờ đây bọn Coon hết phá vì không còn hồ cá và nước để tìm tới cho nhu cầu ăn uống nữa nên chị thấy tạm yên tâm.
    Chị đã dọn lại hòn giả sơn và thấy tạm hài lòng với những bụi Jade, và elephant plant cùng những loại lô hội Nhật. Viền quanh gazebo là hàng cây Lưỡi kiếm cho sự tươm tất và xanh tươi . Chị thấy mọi thứ giờ đây sau thời gian dài mới tạm ổn định. Phải mất mười sáu năm để hiểu được cuộc đất quanh nhà ra sao, tình hình trước sau có những gì bất ngờ cho việc trồng trọt và những sở thích của mình. Cuối cùng rồi thì chị cũng phạm vào những sai lầm căn bản của những người chủ nhà mới khi vừa được ước mơ của mình. Đó là muốn thay đổi tất cả với chút tự mãn là giờ chị hoàn toàn tự do làm theo ý mình mà không cần hỏi ai, không quan tâm đến lý do tại sao người chủ cũ đã trồng những thứ như thế.

    Thí dụ như hàng giậu bằng loại cây cherry bush ở bồn sân trước mà chị đã đào bỏ và thay bằng những cây rose tree, và rồi vì bên dưới trồng hoa mùa nên phải lo thay đổi hoa luôn và cỏ dại luôn tấn công nên cuối cùng chị phải dời rose tree ra sau nhà và lại trồng hàng giậu BW cho xanh tươi quanh năm.

    Chị cũng nghe người khen petit butterfy bush nên chị đã trồng thử và thấy rất hợp với đất cát và không cần nhiều nước mà vẫn ra hoa rất đẹp . Cuối cùng chị thấy mùa hè nóng gắt mà sứ vẫn nhởn nhơ ra hoa lá xanh rờn, nên chị chọn trồng cho có bóng mát mùa hè, còn việc sứ rụng lá, trơ xương vào mùa đông thì chị đã có hàng BW xanh rì bao quanh như những chiếc hài . Nhờ vậy mà mùa đông sân nhà vẫn đẹp và thoáng, mùa hè thì lá sứ to rợp mát trong khi hoa nở rực rỡ chào đón mặt trời.

    Bài học của lịch sử đời chị là : khiêm nhường và học hỏi người đi trước, nên hỏi ý kiến chủ nhà cũ hoặc những người chung quanh. Nhất là đừng ỷ mình là chủ rồi vội phá bỏ thứ gì không theo ý để rồi phải trồng lại từ đầu vừa tốn kém vừa phải đợi thời gian cho cây lớn. Nên quan tâm đến ý kiến đối lập, vì khen vuốt đuôi thì dễ, mà nhìn ra khuyết điểm và dám nói mới là khó và đáng xem xét để học hỏi xem sao.


    Chị Minh mĩm cười với mình: bài học nào cũng phải trả giá mới chịu học và nhớ. Thôi thì có câu:
    Ai chiến thắng mà không từng thất bại.
    Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.

    Ngày an vui bạn nhé. Cảm ơn bạn đã ghé ngang .

    https://i.imgur.com/aG3Rz3G.jpeg
    -----------------
    7-13-21 T

    Hôm qua chị Minh mang bụi hồng đã bị vứt bỏ về nhà để cứu nó vì không nỡ để cây kiểng chết vì bất cứ lý do gì.
    Chị cắt tỉa hết những nhánh dài và chỉ chừa vài cành chừng hai gang tay, như khi người ta bán hồng bareroot vẫn tỉa ngắn như vậy.

    Khi mang về nhà, chị tưới nước ngập cả cây và thấy cây như người khát nước, uống ừng ực, cho bao nhiêu nước cũng biến mất nhanh chóng khiến chị ngạc nhiên và sau một hồi tưới, chị thấy đã đủ nên ngưng để qua đêm.

    Sáng nay chị bỏ bớt đất quanh gốc để cho vào chậu thì khám phá ra gốc rễ đều khô ran như chưa từng có được giọt nước nào cả.
    Ngạc nhiên quá nên chị thử tưới lần nữa và thấy nước cũng chảy qua gốc như gió thổi vào nhà trống.
    Chị bỗng nhớ lại hai bụi lavender cũng y như vậy và nhờ chị sáng ý cho vào cái bao giữ nước nên cây vẫn tốt tươi nhờ hút nước từ từ.

    Chị thấy cây có tính giống như người quá. Sau khi bị bỏ rơi cả hơn tuần lễ không nước tưới nên gốc đã khô ran và cây rút sự sống từ những cành lá nên cành lá đã héo queo và có vài cành đã chết khô.
    Nhưng bản năng sinh tồn của cây rất mạnh nên cây vẫn còn sự sống nếu biết cách chăm sóc đúng ý, có nghĩa là phải tưới từ từ cho cây hồi sinh chứ không thể cho rằng tưới đã nhiều là cây sẽ sống.

    Chị nhớ lại bụi hồng Peace, chị cũng mang về để cứu sống và đã trồng xuống đất nhưng cây vào mấy tuần đầu vẫn có triệu chứng thiếu nước dù đã tưới mỗi ngày. Cuối cùng chị phải đặc biệt tưới thêm thì giờ đây cây đã sống bình thường và cho hoa hai lần nở rồi.

    Như vậy thì chị phải để ý đến bụi hồng mới về này hơn vì còn trong chậu nên nước càng thoát nhanh và sẽ cháy gốc trở lại. Chị nghĩ đến hai bụi Silver, giờ đã cho xuống đất và có cảm tưởng cũng cùng nguyên nhân. Mong rằng đây là một bài học mới, một kinh nghiệm mới trong khi làm vườn của chị.

    Lần trước, chị đã ngâm cả pot lantana khô héo tưởng chết vào bồn nước qua đêm nên ba bụi mới tươi trở lại chứ không phải chỉ tưới qua loa.
    Lần này nếu không cắt xén bớt rễ, chị cũng không bao giờ ngờ được dù có tưới bao nhiêu nước thì gốc rễ vẫn khô ran, như người ta khi đã giận dỗi thì có nói bao lời năn nỉ cũng như nước đổ lá khoai, không thấm lại chút nào. Cho nên khám phá được cây cũng có tính này chị Minh bỗng thấy thú vị và thấy chúng sao rất giống tính người.

    Chị thấy chúng cần để yên và cung cấp cho nguồn nước bằng cách giữ nước lại dưới gốc, để cho nước từ từ thấm vào rễ . Chị ráng cứu sống bụi hồng đáng thương này, bị vứt bỏ vì không có hương thơm.

    Vậy còn người ta thì sao ?. Hương thơm của người ta là gì ?. Chị nghe vị sư vẫn hay giảng về giới hương, định hương và tuệ hương. Ba cây nhang tượng trưng cho ba bảo vật là giới định tuệ của già lam.

    Con người ta nếu giữ giới là ngũ giới thì sẽ tỏa hương đức hạnh, nếu chịu khó để mười phút định tâm sẽ sinh trí tuệ. Đó là cách tu mà vị sư giảng tu là chấn chỉnh bản thân, sửa đổi những gì không hoàn hảo và dù con người có lầm lỗi đến cỡ nào, chỉ cần ngay hiện tại chịu sửa đổi là bước đầu dẫn đến thành công.

    Chỉ cần kiên nhẫn hành trì rồi sẽ có ngày đến đó như kiến tha lâu đầy tổ, như người lữ hành chịu đếm bước đầu tiên với ánh nến làm bạn đồng hành. Như vậy thì bụi hoa hồng này lúc đầu cũng được mua về vì sắc đẹp của nó nhưng rồi sau đó chủ so sánh thấy hoa khác có đủ cả hai nên thà chọn hoa sắc khiêm nhường hơn một chút mà hương lan tỏa làm đẹp lòng người nên được người mang về thay thế.

    Chị Minh tự nghĩ hoa là cũng do thiên nhiên định sẵn sắc hương, nên chị không nỡ để môt sinh mạng dù là thảo mộc bị ruồng bỏ và kết án tử như thế.

    Chị Minh vừa cứu sống bụi hồng vừa nghiệm ra bài học thú vị và thực tế .


    https://i.imgur.com/QJiFTSM.jpeg
    Last edited by NganHa1; 07-13-2021 at 08:02 PM.

  2. #412
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười...


    Sau một cơn mưa bất ngờ vào nửa đêm cuối tháng Bảy, sáng dậy, cảnh vật vẫn còn chìm trong bầu trời xám xịt nhưng cây cối như xanh tươi hơn, màu xanh làm lòng người lắng xuống một chút, rồi nhìn lại tâm trạng âu lo của mình trong cơn đại dịch đang bùng phát dữ dội tại quê nhà...

    Năm rồi, cũng vào khoảng thời gian này, là lúc dịch còn gọi là Vũ Hán đang hoành hành tại Âu châu và Hoa Kỳ, khiến cho mọi người kinh hoảng và có cảm tưởng kẻ thù vô hình ở khắp mọi nơi, cho nên ngay cả khi đọc kinh vào buổi tối , cũng thận trọng tuân giữ khoảng cách, không dám nắm tay nhau cầu nguyện.

    Hai vợ chồng cậu em làm việc 7 ngày một tuần để giúp các bệnh nhân và cuối cùng quá mệt mỏi đã phải nhân ngày lễ Độc lập 4 tháng 7 , 2020 đã chở hai con về thăm gia đình. Nhìn hai đứa cháu đeo khẩu trang, đứng xa xa chào thay cho những vòng tay ôm vì không dám vượt qua quãng cách hai sãi tay , chị Minh than:

    - Lái xe 6 tiếng rồi về đứng xa xa ngó nhau thật đau lòng quá . Các cháu về tối qua, giờ mới sáng sớm ,đã tắm gội hết virus VH dọc đường rồi, chắc một cái ôm sẽ không sao đâu ...

    Cậu em thấu hiểu nên ra dấu cho hai con gái, chúng ùa tới ôm các cô cũng dang rộng đôi tay để được chuyền nhau những thân tình ấm áp cho qua cơn lo sợ mà lần đầu tiên trong cuộc đời người ta mới trãi nghiệm được hai chữ dãn cách ra sao. Thà không thấy mặt chứ gặp nhau mà chỉ đưa mắt nhìn nhau sao xốn xang trong lòng quá. Con người ta có nhu cầu thiết yếu là mà Mỹ gọi là touching và being touched hay là sự xúc chạm mà VN mình hay nôm na là " tay bắt, mặt mừng".

    VN mình xưa hay có thói quen nắm tay, cầm tay, quàng vai, ôm eo ếch ... cũng giống như bên Mỹ hay ôm choàng lấy nhau như nhu cầu của xúc giác trong mỗi người chúng ta ...

    Lần đó về thăm quê, một chị trong Thánh Thất đã ôm và hôn chị Minh làm chị ngạc nhiên vì thấy hình như người VN giờ đây có biểu hiện nồng nhiệt hơn xưa. Dù sao chị cũng rất vui và cảm động với sự biểu hiện thân tình đó nên nhớ đến bây giờ.

    Có lẽ trên mặt người ta có hai thứ sống động biểu lộ tâm tình con người nhiều nhất là ánh mắt và nụ cười.
    Con người ta dù ngày xưa có vì văn hóa cổ truyền, mà phải giữ lễ . Nhưng dù không biểu hiện nhiều bằng cử chỉ bên ngoài, người ta cũng bày tỏ qua ánh mắt tình cảm cho nhau. Cho nên sự xúc chạm bằng ánh mắt cũng quan trọng nên dân không được nhìn thẳng vua chúa, con cháu cũng không nên nhìn chằm chằm với người lớn tuổi hoặc vai vế hơn mình, trừ khi là bạn bè ngang hàng.

    Nụ cười là thứ người ta nhìn thấy đầu tiên khi gặp nhau, nhưng từ khi có đại dịch vì cần đeo khẩu trang nên không ai nhìn được nụ cười của người đối diện. Đó là thứ mà chị Minh cảm nhận được một sự thiếu thốn cái gì đó lúc đầu, dù chị vẫn mang khẩu trang. Nhưng khi gặp người quen, chị đứng xa, kéo khẩu trang mĩm cười rồi mới kéo lên chào hỏi . Chỉ một giây như thế, chị Minh mới cảm thấy yên tâm và không có cảm giác thất lễ...hoặc coi thường luật khẩu trang, hay không biết bảo vệ người đối diện...

    Chị tưởng chỉ có chị là khác người, nhưng lần Olympic kỳ này, vì Delta hoành hành và Nhật trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng mà vẫn tiếp tục tổ chức sau một năm đình trệ với bao nhiều tranh cãi. Đối với các vận động viên, đây là cơ hội vì nếu đợi thêm thì đã quá tuổi, hoặc gì điều gì ngoài ý muốn mà không còn hy vọng và cơ hội tranh tài...

    Với quy định phải đeo khẩu trang, ngay cả khi nhận huy chương dù đứng cách xa nhau, khiến cho những biểu lộ cảm xúc là thứ người xem mong muốn nhìn thấy nhất đã bị che mất khiến cho người thân không chụp được cảm xúc quý nhất và ý nghĩa nhất mà chính người thắng huy chương cũng như khán giả trên thế giới đều muốn nhìn thấy và mong muốn được thấy những cảm xúc vô giá ấy thì mới không thấy thiếu một cái gì vô cùng quan trọng. Nụ cười khi thắng giải, nụ cười khi nhận huy chương, giọt nước mắt khi nghe bản quốc ca của đất nước mình đại diện, tất cả chính là là linh hồn của Olmpic. Đó là giây phút quý giá nhất đời người : nụ cười rạng rỡ niềm hạnh phúc và giọt nước mắt đẹp nhất từ lòng yêu nước chắc chắn là món quà trọn vẹn nhất ...

    Sau khi đọc bài báo nói về việc mang mask khi nhận huy chương Olympic. Chị Minh mới thấy à thì ra mình cũng bình thường như mọi người. Ở đây chị Minh không bàn về việc lây nhiễm hay luật lệ gì mà chỉ nói đến tâm lý rất thật của mình, nó độc lập và không liên quan gì đến việc khác...

    Nhớ cười....

    Cảm ơn bạn đã ghé ngang. Chúc an lành bạn nhé...

  3. #413
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Bà Tám ở Tĩnh Lư

    Đại dịch làm cho Tĩnh Lư đông khách bất ngờ nên phải chia ra làm nhiều chương trình giúp người đủ mọi phương diện. Nói tóm lại ai có tài gì thì đóng góp cái đó, người lập nhóm tập thể dục, người dạy phong thủy, nhóm chia sẻ lời Chúa, Phật, nhóm thiền tập và nhóm trồng cây làm vườn. Riêng nhóm nấu ăn và lái xe đi chợ thì có cắt đặt rõ ràng.

    Trong nhóm có dì San là gia nhập tất cả trừ nấu ăn vì dì khá lớn tuổi. Dì xin gia nhập lớp thể dục rồi sau đó qua nhóm phong thủy, nhóm thiền tập. Cuối cùng dì sang nhóm pháp đàm để có thể chia sẻ tâm tình...

    Có những việc người ta tự cho là hay, là tốt và tưởng khi khoe ra sẽ được khen, nhưng không ngờ lại bị cho là lo chuyện bao đồng, nên bị hụt hẫng và rơi từ cao xuống ôm vết trầy xước trong lòng...

    Trong lớp phong thủy, dì cho rằng nhà bạn thân có thể vì bị đòn dông nhà đối diện đâm vào nên mới bị nhiều chuyện không vui và bệnh tâm thần. Khi dì kể xong, mọi người đề nghị dì đừng nghĩ rằng vì là bạn thân, vì muốn tốt cho bạn mà quấy rối bạn nhiều quá khiến bạn từ chối giúp đỡ rồi mang tiếng là bệnh tâm thần đó...Nhiều khi đòn giông là cái điện thoại cầm tay mà thôi. Muốn trị là để người bạn được yên, đừng quấy rầy thêm nữa...

    Trong lớp pháp đàm, dì than việc con nít bên này hỗn láo, bị cha tát tay liền gọi cảnh sát nên người cha đó bị vào tù một tháng.
    Mọi người góp ý nói con nít ở VN thường bị người lớn ỷ lớn hay ăn hiếp và đánh đập không được bảo vệ do dựa vào câu nói "thương cho roi cho vọt"... Chứ thật ra đứa trẻ nào cũng có nhân vị và phải được tôn trọng, nếu làm gì sai, người lớn muốn sửa dạy thì giải thích, nếu cần vẫn có thể đét mông mà Mỹ gọi là spank, mà không bị tù giam gì đâu. Còn như ỷ là cha mẹ, cứ nhè mặt mà tát, mà vả cho đã nư thì đúng là bạo hành kẻ yếu sức và yếu cơ hơn mình rồi. Chứ cha mẹ nếu thương con thật sự thì làm gì tát tai con đến nỗi vào tù...

    Nhiều khi chỉ nghe một chiều thì không hoàn toàn, vả lại ta đang ở một quốc gia với văn hóa khác thì phải theo luật của nước họ mà thôi.

    Dì nghe người ta góp ý như vậy thì im, rồi quay sang vấn đề khác cho là con cái sang bên này rồi không còn hiếu để như xưa, lừa cho cha mẹ ra khỏi nhà để lấy nhà khiến cha mẹ đau buồn mà sanh bệnh. Mọi người lại nói nếu cha mẹ vẫn có chỗ ở mới là mobile home đàng hoàng như người quen mà dì nói đến đó là quá may mắn rồi. Còn không thì được housing như dì San đang ở bấy lâu, thì cũng là nên vui mừng vì cha mẹ cũng được lắng bớt ba thứ là thân khẩu ý, còn con cái cũng được thoải mái một chút. Đôi khi con lấy chồng vợ rồi, khó mà để cho cha mẹ bên kia ở chung lâu dài lắm. Cho nên bên Mỹ này dù cha mẹ có ở riêng, nếu cần vẫn được chính phủ giúp nên không phải như bên VN mà nhất định phải ở chung với con cái.

    Có rất nhiều người thành đạt khi về già, thường thích chọn ở mobile home cho tiện lợi chứ không muốn ở chung với con cái, đâu phải ở mobile home là không tốt đâu...

    Dì San nghe xong thì có vẻ không vui, từ đó dì không muốn vào lớp phong thủy và pháp đàm nữa và gia nhập nhóm làm vườn, nhưng dì chỉ ngắm hoa và có lẽ cây cảnh đã làm cho dì lắng bớt phần nào những việc thị phi ngoài đời trước kia...

  4. #414
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Thư gởi chung cho các em học trò của Hội

    Các em thân mến,

    Cô sau khi đọc thư các em gởi qua, không nỡ trả lời qua loa nên phải để ra hai ngày và định viết thư dài cho từng em. Nhưng sau khi trả lời thơ các em gởi xin hỗ trợ, rồi những thư tiếp theo sau đó. Cô thấy không có đủ thời giời để viết chi tiết cho từng em.

    Giờ đây sau mấy lá thư dài cho các em, cô thấy không đủ thời giờ mà tiếng bây giờ gọi là "oải chè đậu", nên cô muốn viết chung cho các em để khỏi bỏ sót em nào là tốt nhất.

    Vì nói gì đi nữa, khi các em thơ qua, thì hay kể về chuyện đời sống hàng ngày của các em và gia đình, chuyện học hành và việc chọn ngành nghề sau khi được học bổng của Hội. Cô nghĩ các em chắc cũng mong muốn cô chú kể chuyện về đời sống bên này cho các em hiểu hơn về cô chú một chút. Cho nên cô viết thư này mong các em sẽ có chút giải trí trong mùa đại dịch này để quên đi phần nào lo âu trong lúc khó khăn chung trên toàn thế giới này.


    Đầu tiên do cơ duyên gì mà chúng ta quen biết và thư từ cho nhau ? Cô kể lại từ đầu nhé:

    Nếu không nhờ nỗ lực của các em cố gắng học hành và công chú Phong tìm kiếm các em để giới thiệu các em đến với cô chú trong Hội thì chúng ta đã không quen biết nhau.

    Nhưng nói cho cùng, thì nếu không có những cô chú với tấm lòng thương đến các em từ buổi đầu là năm 2008 đề nghị học bổng cho các em giỏi và hoàn cảnh khó khăn thì chương trình đã không thể bắt đầu đến bây giờ là mười ba năm rồi. Chính cô vẫn không thể tưởng tượng nổi điều này và luôn cúi đầu bái phục và ngưỡng mộ quý ân nhân của Hội. Những người cô chỉ có thể biết tên mà chưa hề được biết mặt . Cô luôn cô gắng noi theo tấm gương quãng đại và đầy tình nhân ái của các vị đó để thấy lòng vui hơn và thấy đời sống có ý nghĩa hơn.

    Các em có biết là cô chú lúc đó đã phải bàn thảo vì không biết có làm được lâu dài không, cuối cùng đành làm thử. Chỉ vì cô chú lo không đủ tài chánh để giúp các em những năm kế tiếp rồi các em đành phải dở dang tội nghiệp.

    Cô chú trong Hội biết vì các ân nhân và cô chú bên này vẫn còn đời sống hàng ngày với gia đình và bao nhiêu thử thách phải vượt qua, rồi họ cũng có thân nhân bên VN cần giúp đỡ và bao nhiêu là chuyện quyên góp khác từ nhà thờ, chùa và các hội từ thiện khác nữa chứ không phải chỉ có hội này.

    Cho nên việc hỗ trợ cho chương trình học bổng là một mơ ước của Hội để chấp cánh cho ước mơ đại học, ước mơ thoát nghèo và có một tương lai tốt đẹp hơn của các em học trò nghèo bên VN, nhất là ở các vùng sâu vùng xa ở quê hương mình.

    Do sự đồng lòng của mọi người ủng hộ chương trình học bổng nên cô Trưởng mới cố gắng thử làm chương trình này đến hôm nay.

    Năm 2016 cô chú có về thăm và gặp gỡ các em nên rất vui mừng với sự thành công của các em đã học xong, người làm thầy giáo, người làm việc tốt đẹp và có mức lương ổn định hơn ...Bên VN vẫn trọng việc học vì đó là phương tiện thoát nghèo , việc học cũng như vừa học nghề cho bản thân và vừa có thêm kiến thức để tự tin hơn cho cuộc sống sau này.

    Mùa hè năm rồi 2020, lúc bên Mỹ đang lên cơn sốt và lo lắng vì thấy cảnh bên Vũ Hán, bên Ý và các nhà dưỡng lão bên Mỹ như trung tâm ổ dịch, rồi đến những du thuyền bị chặn ngoài vịnh San Francisco vì có người nhiễm bệnh dịch trên những chiếc tàu khổng lồ, chứa cả mấy ngàn người trên đó khiến cho chương trình nghỉ hè của các cô chú cũng bị đình lại.

    Cô Trưởng hội, vì quan tâm đến các em nên đã làm một cuộc thi viết nhưng chủ yếu chỉ là đưa ra mười câu hỏi cho các em trả lời. Cô chú đã đọc thơ các em . Cô cùng hai cô chú khác được giao công việc dọc thơ và đề nghị kết quả. Sau khi bàn thảo xong về các giải thưởng, mọi người trong ban giám khảo đều đồng ý với chọn lựa chung.

    Qua cuộc thi đó, cô chú bên này có dịp tiếp xúc với các em thật sự qua những lá thư và tâm tình của các em gói ghém. Cô chú cũng đã hồi âm cho vài em và cũng rất áy náy vì không thể viết thư cho từng em như người trong nhà thư từ cho nhau, chỉ vì viết một lá thư thật sự tốn rất nhiều thời giờ.

    Cô Trưởng hội ngoài việc lo tất cả mọi việc sổ sách, lên chương trình cần thiết và thông báo cho các cô chú gần xa trong hội bằng email, nên vừa làm việc hành chánh vừa trả lời thư các em nên không xuể. Nói tóm lại là rất cực vì đây là một công việc tốn rất nhiều tâm huyết, thời giờ và một sự hy sinh rất lớn nếu không có tấm lòng nhân ái và tài điều hành thì sẽ không bao giờ có thể làm nổi dù chỉ một thời gian ngắn.

    Các vị ân nhân đã giúp Hội phần tài chánh cho đến ngày hôm nay, ai cũng bận công việc đi làm và gia đình, cho nên cô Trưởng hội cũng không dám mong gì hơn vì với hành động tích cực hỗ trợ các chương trình của hội là đã quá sức tưởng tượng và quá đủ rồi.

    Cô có may mắn ở cách cô Trưởng chừng nửa tiếng lái xe, nên thỉnh thoảng có gặp . Thấy cô Trưởng hay nhắc đến các em và quá áy náy về việc không thể trả lời thơ cho từng em khiến cô động lòng. Nhưng các em quá đông, mà sự quan tâm và muốn chia sẻ về đời sống bên đây cho các em rất khó và vô cùng tế nhị. Cho nên cô cũng đã suy nghĩ nhiều và hiểu cho cô Trưởng đã vì quá thương các em mà tự gánh thêm một trách nhiệm làm một điểm tựa tinh thần cho các em tâm sự.

    Những thơ các em gởi qua thì nhiều, mà thơ hồi âm thì không đủ thời giờ gởi hết ngoài những dòng ngắn ngủi kiểu xã giao. Cô Trưởng đã nhiều lần gợi ý nhờ cô giúp cho đến hôm nay cô quyết định cố gắng viết cho các em như một sợi dây thân ái nhân mùa đại dịch, dùng chút thời giờ rảnh rỗi ở nhà thư từ gới cho các em vui một tí.

    Cô lúc đầu sau khi trả lời thư riêng cho từng em bỗng cảm thấy rằng tại sao mình không trả lời chung về những điều thắc mắc của các em như một câu chuyện kể, như vậy sẽ dễ hơn và bớt rất nhiều thời giờ để lập đi lập lại những chuyện bên này của riêng cô. Còn những cô chú khác lại là những câu chuyện khác vì mỗi hoàn cảnh đều không giống nhau, do tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, nơi cư ngụ và thời gian sinh sống ở Hoa Kỳ hoặc các quốc gia trến thế giới ra sao. Cho nên chuyện bên này là một chuyện dài và riêng biệt của từng người. Nếu không kể, khó làm sao biết được.

    Như các em cũng đã nghe cô Sương bên Florida chia xẻ qua thơ của cô, nhờ vậy mà cô mới biết thêm về đời sống cá nhân như công việc, con cái và thấy được hình ảnh gia đình của cô ấy.

    Năm nay, dịch lại bùng phát dữ dội bên VN, noi gương cô Trưởng năm rồi tổ chức viết về Covid. Cô chú quyết định giúp cho các em đang cần hỗ trợ do hoàn cảnh các em và cha mẹ không còn đi làm được do lockdown, phong tỏa và cách ly và các em đã thư qua trình bày hoàn cảnh khó khăn.

    Cô chú đọc thơ rất thương và đã giúp cho tất cả các em đã gởi thư qua xin được hỗ trợ. Sau ba tuần cô lo lắng vì không biết làm sao để tiền đến các em. Vì các em cũng biết lệnh phong tỏa, nên không ai chuyển giao tiền kiểu thông thường mà Hội luôn làm là trao tận tay với hình ảnh các em nhận tiền đầy đủ. Đã vậy người trong hội bên VN lại bị cách ly hai tuần mà không dám nói cho bên này vì sợ bên đây lo, cho nên cuối cùng mới cho biết và Hội đã phải tìm đến thầy Long.

    Được thầy nhận lời cô vô cùng mừng rỡ và thở phào nhẹ nhõm. Thật là mừng vì nếu không có thầy giúp chuyển giao tiền thì cô và Hội cũng đành bó tay không dám nhờ ai khác trong hoàn cảnh đại dịch, nhà cách nhà, tỉnh cách tỉnh, người cách người và công nhân còn được công việc làm tại các hãng thì phải ăn tại chỗ, ở tại chỗ và làm tại chỗ...

    Nói thật với các em, cô thật sự nóng lòng và có lúc đã hối hận sao mình lại nhận công việc này làm gì.
    Cô Trưởng quá nhiều việc trong lúc này là lo quyên góp gạo, dầu xanh cho dân quê để cứu trợ khẩn cấp . Đối với cô đó là việc quan trọng hơn nên cô không dám hối thúc gì, sợ cô Trưởng thêm căng thẳng...

    Cuối cùng cô Trưởng cũng đã tìm được thầy Long và thầy đã chung tay làm tức thì nên các em mới được tiền nhanh chóng. Thầy Long đã phải ra ngân hàng để có giấy tờ chứng nhận đàng hoàng vì sợ nếu tự làm online, sẽ không có gì xác nhận minh bạch cho cô chú bên này.

    Ai cũng biết vấn đề tiền bạc luôn là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm, phải minh bạch nên đó là lý do Hội mới được lòng tin của bao ân nhân cho đến hôm nay. Cô chú trong Hội ghi nhận tấm lòng của thầy Long đã tiếp với chú Phong để chia bớt gánh trong mùa đại dịch này giúp các em một cách nhanh chóng.

    Riêng cô, lần về thăm quê năm 2016, cô đã có dịp hỏi và biết thầy dạy trung học và thêm phần đi từng nhà khuyên nhủ, khuyến khích các em đừng bỏ học vì đôi khi do mùa gặt, nhà nghèo các em không đủ tiền đóng học phí và phải phụ cha mẹ việc đồng áng vv... Cho nên khi nghe thầy nhận lời, cô thấy như trút đi được một gánh nặng rất lớn trong lòng.

    Khi email của em cuối cùng đã gởi qua xác nhận việc hỗ trợ, cô mới có tâm trạng mà viết thơ này cho các em đã gởi thơ qua, và tất cả các em trong hội nói chung.

    Tuy dông dài, nhưng là thư kể cho các em biết rõ hơn một chút. Nhất là trong mùa dịch này, có thể việc liên lạc qua thơ chuyện trò này sẽ làm các em vui hơn một phần nào và an ủi các em không may bị cách ly và ở ngay trong trung tâm dịch như em đã cho biết .

    Cô chú trong Hội luôn quan tâm và theo dõi các em, có đọc thư và rất trân trọng tâm tình của các em đối với cô chú bên hội và ở bên này.

    Thư đã dài, cô tạm ngưng và hẹn các em thư sau.

    Các em có thể viết thư sang và kể chuyện của các em và về những sở thích, ước mơ của các em nhé.

    Cô thay mặt các cô chú chúc an lành đến các em và gia đình. Nguyện cầu bình an và may mắn đến cho mọi người VN và cho toàn thế giới.

    Thân mến,

    ----------------
    Tiếp theo câu chuyện của Tĩnh Lư

    Chị Anh nhận thấy nhiều điều thú vị và thưởng thức trong thinh lặng. Chị là người hàng năm vẫn ghé về Tĩnh Lư để hưởng chút yên bình sau bao tháng ngày bận rộn công việc.

    Nhưng năm nay, vì đại dịch, chị ở lại Tĩnh Lư hơn một tháng và dù muốn dù không, chị cũng phải tiếp xúc với một số khách cũng lâm vào tình cảnh như chị.
    Nói là lâm vào tình cảnh, cho có vẻ lâm ly chứ thực ra ai cũng cho đây là dịp để được ở lại thêm vài tuần được yên tĩnh hơn là cuộc sống thường nhật với công việc và nhà cửa gia đình ở nhà.

    Nói cho cùng chỉ vì Tĩnh Lư có chút không gian yên tĩnh và xa trung tâm Gốc Mít một chút nên tránh được sự xô bồ khiến ai cũng thích ghé nghỉ ngơi.

    Hàng ngày mọi người vẫn chia nhau thành nhóm làm vườn, trồng rau củ, hoa quả. Nhóm nấu ăn và nhóm đi chợ . Những ai muốn hoàn toàn riêng tư mà tiếng chuyên môn gọi là nhập thất, cũng được tôn trọng và hoan nghênh. Những người này được một mình một cõi trong căn nhà phía Bắc, có sườn đồi thoai thoải và đối diện với nhà dân cư có chuồng nuôi ngựa và dê, nhưng không hiểu sao họ không bao giờ nghe tiếng ồn ào và mùi gia súc vì hình như những người dân Mỹ Kỳ rất kỹ lưỡng và vệ sinh rất cao.

    Nói là nhập thất nhưng họ chỉ là ít gặp người trong tĩnh lư, khi ăn họ cũng có người mang cơm tới, thường là chỉ một buổi trưa, và người ta luôn mang những mẩu bánh lạt và trái cây đến cho họ để phong khi họ cần thì có đỡ đói mà không phải xuống nhà bếp.

    Họ hình như có khoảng năm người. Họ chia ra ở trong năm phòng và thường đi thiền hành rất sớm quanh những con đường phía sau Tĩnh Lư, những con đường rất thanh bình và rất đẹp. Họ đi trong yên lặng tuyệt đối và theo đề nghị của Tĩnh Lư, họ cần mang theo điện thoại và có thể mang theo gậy vì đôi khi phải lên đèo xuống dốc nên có gậy vẫn là an toàn hơn. Quan trọng hơn hết là để phòng những con lang thỉnh thoảng đi dạo về thành phố và len lỏi vào những khu cây cối rậm rạp mà đoàn thiền hành và những người thích đi bộ thường đi...

    Vài người trẻ trong nhóm nhập thất chỉ mang theo điện thoại, chứ họ không quen đem gậy ...
    Người ở Tĩnh Lư đôi khi cũng thắc mắc không biết nhóm nhập thất làm gì cho hết một ngày. Có lẽ biết được điều đó chủ nhân Tĩnh Lư đã cho mọi người biết là họ thường là ngồi tĩnh tâm bốn thời, sáng ,trưa, chiều, tối . Tĩnh tâm bằng nhiều phương pháp, ngồi để ý hơi thở, hoặc tụng kinh tùy theo tôn giáo hoặc thiền đi hay suy gẫm và viết ra để có thể xem tư tưởng chính mình trên giấy...

    Ngoài ra họ cũng được một mảnh sân để có thể làm vườn như một cách thiền nếu họ muốn . Có một điều là trong thời gian nhập thất, họ không xem TV, điện thoại, hoặc lên mạng xem gì cả. Nếu có chuyện khẩn cấp từ nhà, thì Tĩnh Lư sẽ nhận điện thoại và thông báo cho họ. Vì vậy thời gian nhập thất họ được sống trong an tịnh thật sự dù có bao biến động ngoài đời.

    Việc mới xảy ra nhất là việc Mỹ Kỳ rút quân khỏi A phú Hãn và quân Taliban đã làm chủ đất nước một cách nhanh hơn dự định của thế giới...
    Last edited by NganHa1; 08-17-2021 at 02:09 PM.

  5. #415
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    SG ơi ...Kabul ơi ....

    Tuy Tĩnh Lư vì dịch nên cho mọi người ở lại thêm một thời gian. Nhưng có người xin ở lại đến khi hết dịch vì cứ tưởng chừng sáu tháng là mọi chuyện sẽ trở lại bình thường.
    Nhưng đã hơn một năm trôi qua rồi mà hết đợt dịch này đến đợt khác, hết nơi này đến nơi khác.
    Tuy một số người đã trở về, vẫn còn vài người muốn ở lại vì họ thích khí hậu nơi tiểu bang miền Tây này nên dự định sẽ ở luôn.
    Rồi chưa hết chuyện dịch thì xảy ra chuyện bên Kabul vừa gợi nhớ tình cảnh SG 46 năm về trước.
    Một người khách trẻ đã kể lại chuyện gia đình cậu ấy.

    Tôi quê SG, nghe ông bà kể lại là ra Nha Trang lập nghiệp, và đã sống một thời gian rất dài ở ngoài đó. Nhưng năm 75 vì quân từ miền Bắc vô nên phải bỏ chạy nên gia đình mình gọi là chạy giặc. Gia đình mình đã trải nghiệm việc chạy giặc này rất nhiều vì sống thật với chuyện này. Mình nghe ông bà nội, ba mẹ mình kể lại chứ lúc đó mình còn rất nhỏ không nhớ gì.

    Giờ đây Afghan sụp đổ và Taliban chiếm gần hết, chỉ còn đại sứ quán và thủ đô đang sắp mất nay mai. Nhưng TT Mỹ Kỳ vẫn cho rằng không giống chuyện SG, nên đã cho lính đến bảo vệ tòa đại sứ Mỹ Kỳ . Nhưng giờ đây quân Taliban đã tấn công ráo riết và sắp tới Kabul rồi.
    Bao nhiêu người Afghan bồng bế nhau chạy giặc và ra tới phi trường, khắp nơi đều hỗn loạn.
    Nhớ đến gia đình mình, ba mình đi lính nên chạy luôn vào SG. Ở nhà không ai biết ba ở đâu. Ông nội rất nhát nên lên xe hơi chạy, vì vẫn còn nhà ở SG.

    Bà nội mình nấu một nồi thịt kho, đi hai xe rồi bị cướp. Những tên trong tù phá ra, nên đón cướp dân, chúng có súng, chỉa vào ông nội và lột luôn đồng hồ. Chúng hỏi tiền thì mọi người đưa hết cho chúng cho xong. Bà nội đã chia cho các cô và giấu tiền lớn được một ít...
    Người dân không có nơi nào chạy thì ở tại chỗ chứ biết đi đâu. Riêng ông bà nội vì còn có thêm nhà ở SG nên mới tìm cách về SG. Nhưng thay vì chạy vào SG thì ra bến tàu, nhưng tàu chứ chạy ra chạy vô chứ không vô được.


    Rốt cuộc phải đành đi về . Khi ra xe đã bị cắt bình, cắt dây, nồi thịt kho cũng biến mất nên đành đứng đợi. ..
    Rút cuộc tàu cũng vô , người ta ùn ùn nhảy lên tàu, có người nhảy tàu và vì xà lan nổi trôi không cố định nên có người bì hụt té chìm chết ngắc luôn. Bà khoa học gia Dương làm cho Ngũ giác đài cũng đã từng kể đã nhảy tàu như thế nào, rất là phê các bạn ạ...
    Khi đang chạy thì người ngoài đó có nhắn, vô đó đi rồi cũng sẽ gặp chúng tôi sau ...

    Tàu chạy ra đảo Phú Quốc, trên đảo PQ vẫn còn trật tự đôi chút, nên những kẻ nào đã lợi dụng cơ hội hãm hiếp, cướp bóc đều bị bắn bỏ hết.

    Rồi mẹ mình đi máy bay vào SG tìm cha mình. Sau đó ra PQ đón cả nhà về SG.
    Ông nội lúc đó sợ quá vì là nhân viên sở Mỹ, chỉ là tài xế mà cũng sợ đến nổi đốt hết giấy tờ. Mẹ mình giấu mọi thứ trên máng xối. Nhờ vậy mà sau này mình mới qua được vì có giấy tờ chứng minh cha mình là quân nhân nên cả nhà mình mới sang Mỹ Kỳ được vào năm 95 đó...
    Sau đó thì mọi chuyện đau thương mới đổ ra cho gia đình mình là tiêu biểu cho bao gia đình miền Nam thời ấy. Dượng mình đang là sĩ quan, phải lái xe ôm, bị cướp xe và bị giết chết luôn. Người dượng khác là SQ DL, không muốn đi tập trung và đã dùng súng tự xử luôn . Cha mình cũng phải đi tập trung và đi mút chỉ vì bị gạt...

    Giờ đây, mình thấy hình ảnh của Afghan, liền nhớ lại lời ông bà mình kể, vì lúc đó mình còn quá nhỏ nên chẳng nhớ gì.
    Cho nên giờ đây nhìn máy bay đáp trên cao ốc thì nhớ lại hình ảnh xưa mà buồn cho dân Afghan, chắc giờ đây kinh hoàng khủng khiếp lắm...

    Cha mẹ mình dùng chữ chạy giặc là đúng. Vì dân tình đang yên ổn thì bị kẻ khác tràn vào cướp bóc. đang sống đề huề thì bỗng dưng mất tất cả và xuống địa ngục trong một sớm một chiều như dì và cô của mình đã mất hai người chồng thân yêu một cách tức tưởi, đau thương thì hỏi làm sao mà quên được nổi oán hận...Cho nên có ai kêu gọi quên đi làm họ tức lắm nên dù hiền thế nào như cô mình thì cũng lớn tiếng làm dữ...

    Cảnh chạy giặc và hỗn loạn như SG của Kabul hiện giờ khiến cho bao nhiêu người di tản như chạm vào một vết thương vô cùng đau đớn...
    Người bạn trẻ ngưng kể, mọi người cũng lặng thinh
    ....chỉ có thinh lặng mới chia sớt phần nào nổi khổ của nhau, của nạn nhân chiến tranh và cảm thương cho tình cảnh của người dân Afghan hiện tại...

    Tối hôm đó, mọi người không ăn chiều mà chỉ để tâm cầu nguyện...cho Kabul đang trong cơn hãi hùng, cho những vết thương đau ngày đó bỗng bừng sống dậy trong lòng mỗi người nơi Tĩnh Lư ...



    ------------------


    Phát Gạo khẩn cấp cho dân nghèo trong mùa dịch Covid

    Cuộc phát gạo năm nay diễn ra trong bầu không khi vô cùng căng thẳng vì nạn dịch Covid19 đang hoành hành. Hôm nay là ngày 15 tháng 8, nhà nước vừa ra lệnh cách ly thêm 1 tháng nữa vì có nhiều ổ dịch đang nổi lên ở nhiều nơi. Thậm chí có nhiều làng mạc trong danh sách chúng ta phát vừa được thông báo là có ổ dịch xuất hiện. Vì cứu đói đã đến mức khẩn cấp nên làng xã cho chúng ta giấy thông hành để đi đến từng hẻm để phát cho dân nghèo. Thường chúng ta phát tại trung tâm của xã nên mỗi lần phát cả mấy trăm người, bây giờ đến từng hẽm nên sẽ phải phát lâu hơn vì có rất nhiều con hẻm để đi. Và khi phát, chúng ta cũng phải hẹn giờ cho mọi người cách nhau 10 phút để đúng luật cách ly. Năm nay chúng ta đã để sẳn gạo và dầu xanh ra từng chổ rồi đứng tránh ra một bên và bà con bước đến tự bỏ phiếu lãnh gạo vào thùng rồi lấy dầu xanh và khiêng bịch gạo đi về để đúng luật cách ly. Rất may có nhóm thanh niên tình nguyện của xã cũng đến để đứng phụ khiêng và chở dùm những cụ già cần giúp đở về nhà.

    Năm nay chúng ta phát ra 20.6 tấn gạo cho 1030 gia đình trong 13 xã. Mỗi gia đình nhận được 20 ký gạo (44 lbs) và một chai dầu xanh. Dầu xanh ngày thường đã là hàng hiếm, ngay thời điểm này lại càng hiếm gắp trăm lần vì ai cũng cần 1 chai để phòng bệnh mà hầu như không kiếm được chổ nào còn để mua. Các cụ già nói nghe nói có dầu xanh mừng như trúng số. Năm nay staff của chúng ta rất cực khổ vì phải xã thân vào ổ dịch và đi tận cùng ngỏ hẽm để phát hết 1030 gia đình. Đây một sự hy sinh lớn vì bây giờ ít ai dám ra khỏi nhà lại là đang có lệnh cách ly nên lở đứng gần người bị bệnh là cũng bị đi cách ly 14 ngày liền. Ngoài ra đi từ huyện này qua huyện khác cũng phải bị bắt lấy test Covid mỗi 3 ngày một lần, mỗi lần tốn 300,000 đồng VN (about 15 US dollars). Vì phải ghé nhiều con hẽm nên tờ mờ 4 giờ sáng là staff chúng ta đã lên đường phát để đến điểm hẹn đúng 6 giờ sáng để phát, và tới 7 giờ tối mới xong hết một ngày.

    Mời các bạn bấm vào link dưới đây để xem hình phát gạo của 13 xã. Mỗi xã chúng ta đi từng con hẽm (neighborhood), và ở mỗi hẽm, việc đầu tiên chúng ta làm là sắp số gạo và dầu xanh ra để trước. Có nhiều hẽm trong 1 xã nên các bạn sẽ thấy có những hình gạo và dầu xanh bày ra được lập lại nhiều lần vì đó là hình đầu tiên của mỗi hẽm. Chúng ta đã yêu cầu staff quay 1 video phát gạo trong 1 hẽm cho các bạn xem. Chúng ta vẫn đang đi phát và tiếp tục bỏ hình khi phát xong mỗi xã. Xã nào xong link sẽ có màu xanh.
    Last edited by NganHa1; 08-18-2021 at 07:12 PM.

  6. #416
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,991

    Chào chị Ngân Hà, lâu lâu mới thấy chị vào, TL định đi ngủ mà vào thăm chị chút .
    Cảm ơn những bài viết của chị

    TL thấy sợ không dám coi tin tức cảnh loạn lạc ở Kabul nhất là khi lính Mỹ bị mất mạng.
    Dịch hoành hành đã khổ lâu rồi thấy người ta khổ vì chiến tranh chịu không nỗi

    đem vào con ong, ai làm gì làm nó lo hút mật, bay vèo vèo
    ~~~



  7. #417
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Cảm ơn TL đã vào thăm hỏi và viết bài đều . Sorry vì mình bận nên hồi âm hơi muộn nhé.
    ------------

    Hộ niệm

    Mỗi tối chị thường đọc kinh cầu nguyện với con .
    Chị cầu nguyện thành tiếng nên con chị đều nghe, đôi khi lời cầu nguyện dài hơn ba bài kinh nhật tụng . Chị nói với con đọc kinh buổi tối là truyền thống từ những ngày còn thơ ấu nên chị mong con chị sau này vẫn giữ để thấy được đây là một hình ảnh ấm cúng như mỗi ngày chị đều nắm tay con đọc kinh và nhớ đến ngày tháng êm đềm xưa. Cũng nhờ vậy mà chị bỗng hiểu được tại sao Đức Giê -su bẻ bánh và nói với môn đệ rằng " các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta ".

    Thường trước khi đọc kinh chị thường nói về vài điều gì đang xảy ra để con cùng hiệp ý cầu nguyện rồi sau khi xong ba bài kinh thì đến phần " xin xỏ" của chị. Có lần chị nghe một người kể chuyện một vị vua giàu có, hùng mạnh, khi vào nhà thờ lâm râm cầu nguyện, có người tò mò rình nghe rồi bỏ đi vì thấy vị vua cầu xin như kẻ ăn mày nên lấy đó làm chuyện cười châm biếm là ông vua quá nghèo...

    Chị rất thích câu chuyện khôi hài này và nó như một công án luôn ở trong đầu óc chị. Rồi đến một ngày, chị lắng nghe lời cầu xin cho bản thân và kinh ngạc: Xin cho con thêm lòng quảng đại để cho đi nhiều hơn. Như vậy là sao ?. Chị ăn mày gì nơi đây hay là tự biết bản thân mình đã trải qua bao năm tháng nhọc nhằn chống chọi mọi gió bão tứ phương nên nỗi cô độc và quạnh hiu chưa từng thấy...rồi chị cũng có lại những gì đã mất đi mà chị cho là nhờ ơn Trên ban cho , nên giờ đây phải cần lập công bồi đức ...Chị hay nghe nói : đức tin không có việc làm là đức tin chết, giờ đây chị mới ngộ ra nó có nghĩa là nếu ai chỉ nói Lạy Chúa, hay Nam mô Phật liên hồi, mà không chứng tỏ bằng sự hy sinh bản thân cho người khác, bằng thực hành lời Chúa Phật dạy thì đức tinh đó chẳng ý nghĩa gì cả...

    Chị nhớ đến hai chữ Bố thí và định nghĩa của nó mà thầy PH đã giảng. Thật ra nó bao gồm nhiều thứ mà bao nhiêu người đã cho đi chứ không riêng gì vật chất. Bao người quanh chị vẫn thường chia xẻ tài hoa, kiến thức và đời sống, cả đến những lời tâm tình, thăm hỏi hoặc ngay cả đến để giờ gấu ó nhau, cũng là cho đi thời gian quý báu viết kịch cho nhau vui rất người...

    Có khi nào yên lặng cũng là một sự cho đi hay là vì cạn kiệt năng lượng nên cần thu mình như con ốc nhỏ ?. Hay vì một vết thương nào đó mà cần tìm một góc vắng yên tĩnh chờ sự mầu nhiệm của phương thuốc thời gian chữa lành mà thôi. Thỉnh thoảng chị cũng thường ẩn mình vào một góc và yên lặng nghe tiếng thời gian. Có lẽ đó là lý do mà DL đã vắng bếp hồng mãi đến bây giờ vì bà nội của hai Sóc đã ra đi. Mùa đại dịch vừa qua, trong lớp chị có ba người đã mất trong cô quạnh cũng như hai người bà con ở VN mất vì Covid, họ chỉ ngoài năm mươi mà lần trước về họ trẻ trung, tươi đẹp biết bao. Vậy mà...

    Hàng xóm chị cũng có bốn người mất trong năm 2020, hai vợ chồng già kẻ trước người sau trong ba tháng, một người đầu xóm bị té ngã sơ sài nhưng vào nhà thương lại khám phá ra có bệnh khác và một người ung thư đến thời cuối...

    Giờ đây lại được tin mẹ HK mất. Chị cảm nhận được nỗi buồn của bạn với niềm đau mất mẹ, hiểu thấu sự mênh mông cô quạnh nhìn trăng giữa trời không mà nhớ đến mẹ đã về miền vĩnh cữu. Đứa con mất mẹ nào cũng có một khoảng không to lớn trong tâm hồn và phải cần một thời gian rất dài để nguôi ngoai thương nhớ . Có lần chị đọc bài nhớ mẹ của bạn Kh mà rơi nước mắt. Nỗi buồn khi được nói ra tiếng, viết thành lời, nhìn bằng dòng chữ , hát bằng những cung bậc nghẹn ngào thì buồn mới được giải vây để bay theo sương khói...

    Chị mỗi đêm đọc kinh đều mong cho tất cả đều bình thường như hiện tại là đủ rồi. Nhưng đêm qua chị lại được lời nhắn xin cầu nguyện , hộ niệm cho người thân đang hấp hối. Chị biết cho dù người mẹ đó có đến tuổi ngoài bát tuần, đã gọi là phước thọ, nhưng đó chỉ là nói an ủi chứ dù cho người thân có thọ bao lâu đi nữa, thì sự ra đi vẫn để lại một khoảng trống mênh mông trên đầu, như cây cổ thụ bỗng biến đâu rồi tàng lá mà bao năm phủ trùm bóng mát cho gia đình nương tựa tinh thần.

    Chị hiểu được cái cảm giác sâu thăm thẳm như một hố đen ngay trong lòng chị khi vừa mất mẹ. Những ngày tháng sau đó, là những giấc mơ thấy mẹ ở nơi nào cổ xưa. Chị vẫn nhớ ngày an táng mẹ, khi đoàn người trở về thì có một con bướm đen rất to bay theo tận vào trong thánh thất, cho nên dù không tin cũng phải tin có sự linh thiêng giữa người đã mất với người còn ở lại.

    Sau khi nhận lời nhắn xin hộ niệm, chị đã gọi cho một vị linh mục quen để nhờ cầu nguyện cho dù người hấp hối là Phật tử cũng mặc, miễn là có nhiều người cùng cầu nguyện là an tâm rồi.

    Sau khi cùng con cầu nguyện xong, chị thắp một nén nhang, thỉnh ba tiếng chuông trước bàn thờ cha mẹ mình và xem hết quyển Kinh Kệ chờ xong thời nhang, nhưng không thấy kinh cầu cho người hấp hối. Có lẽ theo thiền phái, hộ niệm là sự yên lặng quán chiếu. Còn bên Tịnh Độ chỉ niệm Phật Di Đà để cho người sắp ly trần nương theo hồng danh mà hướng cõi Tây Phương. Còn theo kinh CĐ, là bài kinh :

    Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ
    A Di Đà Phật độ chúng dân
    Quan Thế Âm lân mẫn ân cần
    Vớt lê thứ khổ trần đọa lạc
    Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát
    Bố từ bi tế bạt vong hồn...

    Rồi chị nhớ những lời kinh mà chị vẫn nghe các chị trong nhà thờ hay đọc lớn: Xin đưa linh hồn ... về chốn nghỉ ngơi, được an nghỉ trong vòng tay Mẹ nhân từ và xin an ủi, vỗ về những thân nhân đang trong cơn đau buồn vì mất mát lớn lao này.

    Chị nhớ lại hình ảnh của bà Diệu Tâm ngày đám cưới con trai bà hai mươi mấy năm về trước. Bà quả là một người sang trọng quý phái thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc nhưng bà rất bình dị. Giờ đây tất cả chỉ còn chung thân phận con người trước bờ sinh tử. Nhưng hương thơm đức hạnh và sự hiền thục của bà vẫn mãi còn truyền tụng với con cháu và những người quen biết bà xưa nay.

    Hôm nay, mình viết ra những dòng này để chia buồn với Hương và các bạn mồ côi như mình. Nhớ đến lời chị TK nói : anh 5 lớn ầm mà còn thân phụ để chăm sóc. Mình nhớ đến mẹ Chiều và mái tóc bạc phơ của bà mẹ TL lòng nao nao với lòng hiếu đễ của những người con chí hiếu. Hằng đêm mình vẫn cầu nguyện cho những cha mẹ già luôn mạnh khỏe bên con cháu và những người đã ra đi sẽ được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Kính chúc tất cả anh chị bạn bè được bình an và nhiều ơn phước.

  8. #418
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Chị Minh nhờ đọc anh Năm mà mừng vì nhờ anh mà chị biết về một chữ mà chị không biết viết ra sao. Đó là chữ " quất", không phải là quýt hay kim quất đâu nghe, vì trái quất hay tắc hay quýt thì chị đều biết nhưng " -uất một bụng no nê, -uất một cái là hết" có nghĩa là ních một bụng, đớp một cái nhanh gọn lẹ ngon ơ món gì đó... thì chị không biết viết nên chị nghe người ta nói mà viết không được. Thì ra nó là chữ " quất" mà có lẽ người miền Nam nói thành " qu-ứt nên chị lúc nào cũng nghĩ có lẽ là chữ "uất" phát âm theo kiểu người Nam. Vì vậy mà chị không dùng chữ này vì không rõ và không thấy ai viết ra sao. Đến khi thấy anh Năm dùng thì chị mới học được và rất mừng. Nay mới viết để cám ơn anh nhiều. Chắc anh ngạc nhiên lắm...

    Còn một chữ nữa là "giục" bỏ, quăng đi, vất đi, liệng bỏ, vứt đi ... chị cũng không biết viết ra sao vì nghe quen nhưng viết xuống lại không quen mặt chữ. Có lẽ hai chữ trên chỉ dùng trong văn nói nhưng khi cần viết thì chị lúng túng không biết viết ra sao cho đúng chính tả rồi không dám viết.

    Đó là hai chữ thuộc văn nói mà chị vẫn xài. Còn những chữ dùng sau này chị không quen dùng và không hiểu rõ nghĩa nên ngại nói và ngại viết.
    Thí dụ như " hàng xịn", "sang chảnh", "đi phượt"... là những chữ lạ và nghe không hay vì chữ "xịn" là hàng gì mà sao nghe giống như sình lầy, bùn sình đen đũi. Sau này chị truy tìm thì nghi là từ chữ phiên âm của Tàu là "xin- nghĩa là tân, mới mà ra?. Còn chữ " chảnh" thật là vô nghĩa và nhìn có cảm tưởng là gì đó không biết, còn chữ " phượt" thì quả là bó tay chấm còm. Còn những chữ mà chị đã quen dùng như " quận" bỗng thành "huyện" mà ai trong Nam cũng gọi là "quyện" ráo trọi, cho nên riết rồi chữ nghĩa cũng bị đối xử một cách ruồng rẫy để dẹp bỏ cho người quên đi cái cũ, như đường Minh Mạng chị tìm hoài không thấy. Khi chạy trên đường đó, chị thấy cây nhiều nhưng bụi bậm khiến chị nhận không ra con đường mà chị vẫn hay đi ngày xưa. Sau này mới biết đã thành Ngô Gia Tự... khiến chị thấy buồn và hụt hẫng như đánh mất điều gì, như nhìn người đẹp năm nao giờ đã thành bà già khắc khổ, cằn cỗi xác xơ và mang bị thay tên lạ hoắc.

    Có nhiều chữ bị phản ứng ngược do giọng Nam không thể bẻ miệng bẻ lưỡi như chữ " ủy" nghe buồn cười vì tất cả đều biến thành chữ "quỷ" ráo nạo !

    Vài dòng về mấy điều nhỏ nhặt, không đáng nói nhưng đối với kẻ hèn này lại là một thắc mắc về vài chữ không biết viết ra sao đến nay mới thấy anh Năm viết ra mà mừng. Niềm vui coi nhỏ mà lớn đối với chị Minh, kể cũng ngộ đó bạn ơi.
    Vậy đi nghe...Ngày vui bạn nhé

  9. #419
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Hai em Kh và L thân mến,

    Cô là cô H, hôm nay thay mặt cô chú bên này hồi âm cho hai em nhé. Chúc hai em và gia đình luôn an lành chờ qua cơn đại dịch này.
    Cảm ơn hai em đã thăm hỏi và nhận lời tiếp tay với các cô chú bên này. Lần về 2016, được gặp hai người thầy trẻ là hai em làm cô chú mừng và cảm động lắm. Mừng vì hai em là hoa trái đầu tiên trong chương trình học bổng của Hội đã thành tài và chọn con đường dạy học ở ngay tại quê mình.

    Thật ý nghĩa biết bao nhiều về con đường của các em đã chọn để làm gương và trao truyền kiến thức cho thế hệ tương lai nơi miền quê hương ở cuối trời biển mặn mà bản thân cô đã được sanh ra và sống những năm đầu đời có tên Giao Thạnh. Cái tên này lần đầu tiên cô lại được nghe ở lần về VN 2016 khi ghe thăm các trường học và thánh thất Thanh Long Điện là nơi cô đã có thật nhiều kỷ niệm vào những ngày rằm với áo đạo trắng tinh, những lá phướn phất phới giăng trước sân có những cây điệp mà cô vẫn bóc vỏ, lấy hột non để ăn.

    Lần đó có một thanh niên xin quá giang xe về và ngồi cạnh cô ở băng sau cùng. Cô hỏi thì ra đó là người thầy trẻ cũng là con của chú Mười , thầy Phong đi dạy ở Giao Thạnh...là bà con với cô.

    Nghe như vậy cô vừa cảm động vừa bàng hoàng. Hình ảnh của cô trong lớp học ngày xưa bên Thánh Thất lại ùa về. Nhưng giờ đây những ngôi trường ở quê đã không còn là một lớp học bé nhỏ với đủ mọi cấp lớp nữa mà đã thành hình là những ngôi trường đàng hoàng rồi...

    Cô đã từng học vỡ lòng với chú Tư mà cô vẫn thường nhắc bằng danh từ thân quen là Chú Tư Dần. Giờ đây chú là người lo chăm sóc Thánh Thất nên thật là một hình ảnh đáng quý biết bao nhiêu.

    Cô không quên được lúc đang học thì có một anh thính tai la lên : "Đầm già", thế là cả lớp túa nhau ra chui xuống tảng xê quanh trường. Cô thường chui xuống hầm chung với chị Chín là em út của chú Tư Dần. Đó là những ngày tháng đầu đời của cô để rồi cuối cùng là một lần tản cứ lên Thạnh Phú bằng trực thăng để rồi từ đó, mỗi bước một xa quê và lên Bến Tre Kiến Hòa rồi Saigon và cuối cùng là đến đất Hoa Kỳ này.
    Dù xa quê hương, nhưng cô vẫn nhớ trong lòng hàng mù u bên Thánh Thất nguy nga như chốn thần tiên ngày còn thơ ấu và một lớp học trong sân với các anh chị lớn hơn cô vài tuổi, có anh Phước mà lần về vừa qua tình cờ cô cũng có ghé qua nhà, nghe anh đàn một bản Nam Ai với cây đàn nguyệt .

    Cô vô cùng cảm động vì những người xưa cũ vẫn còn chọn trở về và ở lại nơi miền đất đã chịu nhiều tang thương vì bom đạn chiến tranh.

    Cô cũng không ngờ là trong buổi tang lễ của phụ thân cô vào tháng 2, 2008 ở Thánh Thất, BácTư Sáng, ban đồng nhi và ban lễ nhạc, trong đó có anh Phước là người đã ngồi đàn suốt đêm , dùng tiếng đàn nguyệt để an ủi người đạo hữu lúc nào cũng hướng lòng về quê cha đất tổ là phụ thân cô mà người quen vẫn gọi là Bác, Chú Năm. Hiện giờ mộ phần của cha má cô đã được an táng ở quê hương theo di nguyện để con cháu sau này có chỗ để tìm về thăm lại phần mộ cha mẹ ông bà nơi quê hương xa xôi với những tên gọi thân yêu mộc mạc là Cồn Hưu, Cồn Điệp, Cồn Rừng hay văn hoa hơn là Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh....

    Nếu lần về quê không gặp lại những hình ảnh thân yêu ở quê hương thời thơ ấu như Thánh Thất, như chú Tư Dần, Bác Tư Sáng, và anh Phước và sau đó là các em học trò của Hội trong đó có hai người đã thành tài là hai em Khuôn và Luận, có lẽ cô sẽ thấy mình hụt hẫng lắm... Cho nên cô cảm ơn tất cả mọi người vẫn còn trụ lại quê hương, vẫn còn với tình yêu quê hương nồng nàn thắm thiết luôn đập nhịp buồn vui, thổn thức với vận mệnh của quê nghèo trong mấy chục năm nay.

    Lần đó cô về, mong tìm ra nền nhà cũ ngày xưa mà không biết ở đâu, cô dự buổi phát gạo của Hội tặng và có chụp hình với những cụ già , một em thanh niên muốn cản lại nhưng cô đã nói : " Đây là nơi chị đã sanh ra, ngay tại chỗ này". Người thanh niên đó có vẻ khựng lại và để yên vì biết chỉ có người đi với tấm lòng thương nhớ nơi chôn nhau cắt rún mới mủi lòng khi được tiếp xúc với những cụ già nơi đó, được đặt bàn chân và được nắm một nắm đất gửi lên mộ song thân nơi quê cũ với ngập tràn kỷ niệm đẹp thời thanh bình mà má cô thường kể cho con cháu nghe...

    Lần đó cô đã được quỳ nơi Thánh Thất làm lễ cho cha cô sau ba thập niên xa cách, ngôi đền mà cô luôn tưởng tượng bằng những lời phát ra tận trái tim:

    Nếu có về tôi sẽ quỳ xuống đất
    Giữa bao người ngơ ngác hỏi vì sao
    Nếu có về tôi quỳ giữa nghẹn ngào
    Ôm mảnh đất xanh xao hình chữ S
    .....
    Rồi âm ba đó có lẽ cũng đã vang vọng để cô nghe những tiếng lòng đáp trả từ cô chủ Hội:

    Mai có về xin người chia chút nắng
    Trải dùm tôi trên bãi vắng Giao thôn ( Giao Thạnh)
    Đời khốn khó tình thương hình như lắng
    Áo sờn vai nên mộng khó trường tồn

    Mai có về xin người mang nét bút
    Vẽ dùm tôi màu nước đục An giang (*)
    Và đứng lại tìm dùm tôi vài phút
    Kỷ niệm xưa tôi lỡ mất bên đàng

    Mai có về xin người mang hy vọng
    Tưới dùm tôi thắm lại mộng ban đầu
    Từ thuở ấy niềm tin xa xôi lắm
    Tiếng kinh cầu rời rã giữa đêm thâu

    Mai có về xin người mang lời biển
    Tiếng thuỳ dương hoà với tiếng lòng tôi
    Chắc cũng đủ để một người xao xuyến
    Nhịp tình tang xoá sạch vết thương đời

    Mai có về xin người ra Cồn Lớn
    Hái dùm tôi quầy dừa nước còn măng
    Tôi thèm lắm, thèm một dòng nước mát
    Bởi vì đời nửa kiếp quá khô cằn

    Mai có về xin người vào làng Thạnh( Phong)
    Nhìn dùm tôi lá phướng có còn bay
    Ngôi chùa xưa chắc bây giờ đã lạnh
    Mười mấy năm dòng đời cứ miệt mài

    Mai có về xin người đừng làm khách
    Khoác vào mình phong cách một tha nhân
    Quê tôi đó chỉ nhà tranh mái vách
    Nên tình thương càng cần gấp vạn lần !!!!

    Mai có về xin người chia hơi ấm
    Cho trẻ nghèo lạc lõng ở trên đường
    Trời buổi tối đôi khi sương lạnh lắm
    Một vòng tay đủ bắt nhịp yêu thương

    (*) An giang trong bài thơ này là dòng sông An Cựu ở Huế

    Sáng hôm nay, cô hồi âm cho hai em bằng tâm tình của một người thân trong nhà, cùng được sanh ra nơi miền quê rất đẹp dù bị tàn phá bởi chiến tranh một thời gian rất dài và làm bao người chịu cảnh ly tán.

    Giờ đây chuyện cũ đã qua như cổ tích buồn, các em thuộc thế hệ đàn em, không còn nghe tiếng đạn bom trên đầu như thế hệ của những người đi trước, nên cô đã nhìn thấy vẻ mặt các em học sinh VN sau này thật thông minh, xinh đẹp làm cô rất hãnh diện trong đó có hình ảnh của hai người thầy trẻ tên Khuôn và Luận làm cô càng tin tưởng hơn vào thế hệ tương lai.

    Cô cảm hơn hai em đã đồng lòng chung tay với Hội trong những công việc giúp đỡ các em học trò gặp cảnh nghèo khó do ảnh hưởng của cơn đại dịch.
    Cô không còn mong ước gì lớn lao mà chỉ cần các em được học hết trung học, cũng là cho các em một chút tự tin về bản thân và có chút tuổi hoa niên bên mái trường, thầy bạn. Còn như em nào được cơ hội thi đậu vào đại học mà vì hoàn cảnh khó khăn thì Hội cũng muốn nâng đỡ bằng học bổng để các em đạt được mơ ước của cuộc đời.

    Có lần cô đọc một em sinh viên đã viết : Nhờ học bổng của Hội, mà em đã có được một thời thanh xuân tươi đẹp".
    Hai em Luận và Khuôn có cảm thấy điều đó không ? Vì hai em đã trải qua thời sinh viên dưới mái trường với học bổng đầu tiên của Hội. Đôi khi chính các em cũng cảm nhận điều đó mà không dám bày tỏ, vì nó có vẻ chỉ để dành riêng cho những tâm hồn lãng mạn, xa vời với thực tế quá phải không.
    Riêng cô, khi ủng hộ chương trình học bổng là do tự thâm tâm cô cũng luôn ao ước điều này cho riêng mình mà không được cho nên cô thấu hiểu và muốn các em khác được có điều mình luôn mơ ước khi xưa.
    Cô xa VN khi đang chờ thi vào đại học và rồi vì hoàn cảnh đã phải đi làm cho đến 13 năm sau mới có thể bước chân vào đại học toàn thơì gian thì tuổi cũng đã trễ tràng và không hề có bạn trang lứa. Cho nên trong suốt quãng thời gian 13 năm đầu, cô vừa đi làm 8 tiếng một ngày mà làm bên Mỹ là phải cật lực chứ không hề tà tà gì cả. Tối về hối hả đi học và tốn 10 mới xong cao đẳng là bằng hai năm để cuối cùng lên đại học bốn năm. Đó là ngôi trường Đại Học ở Nam Cali mà hiện giờ các sinh viên VN hay chọn để học. Cô đã từng cho các em đó trọ nhà và các em đó gồm từ Hà Nội, từ Quảng Trị và từ miền Nam. Tất cả đều từ gia đình giàu có chứ không phải như những em học trò nghèo khó ở quê mình. Những du học sinh này đều tìm cách ở lại Mỹ nên cô cũng buồn vì nhân tài đều thất thoát hết ra ngoại quốc.

    Rồi sau đó, nhìn lại 99% dân mình vẫn còn ở lại quê hương và xây dựng đất nước, trong đó có hai em và các em trong Hội đã thành tài từ 2008 đến giờ cũng gần trăm em chứ không ít. Cô chú nghĩ vậy và an ủi vì bản thân cô chú cũng đang ở nước ngoài . Mà nếu còn ở lại VN, chưa chắc gì cô đã có điều kiện giúp được cho ai đây ...

    Chữ nếu làm người ta bí lối, cùng đường không thoát nên cho cô ngưng nếu nhé...
    Cô viết dài và linh tinh quá, mong các em thông cảm . Cảm ơn các em đã đọc. Cô gởi hai em chút tâm tình xưa:

    Làm gì cho nước Việt Nam
    Quê hương ta đó muôn vàn nỗi đau...

    Giờ đây có thêm bàn tay của các em, hoa trái ngọt ngào từ những trái dừa tươi, những viên kẹo Tuyết Phụng Mỏ Cày (mà bạn Mỹ cô rất thích ăn), từ bóng mát của cây Nhãn trong sân Thánh Thất và từ dòng Rạch Miểu, Hàm Luông chảy ra cửa sông Cổ Chiên từ dòng Cửu Long để nhập vào biển lớn.
    Cô cảm ơn hai em, và xin đại diện cô chú trong Hội chúc sức khỏe đến các em và gia đình nhé.
    Thân ái

  10. #420
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Em Anh Thư thân mến,

    Cô đã đọc được thư con, từ lá thơ đầu trình bày hoàn cảnh để xin được phần học bổng của Hội đến hai lá thơ tiếp tục cho biết thêm về chí nguyện muốn theo đuổi ngành luật của con.

    Cô có chút ngạc nhiên vì sự chọn lựa ngành học của con, nhưng kèm sau đó là sự mừng vì thấy con đã biết mình muốn gì để theo đuổi ước mơ đó của con.
    Cô luôn khuyến khích các em học trò hãy dám mơ ước, như trong Hội đã có bốn em đang học Y, Dược và Nha. Giờ có thêm con học về Luật là hội gần như đã có đủ các ngành nghề rồi.

    Thật ra ngành học nào, công việc nào cũng liên quan mật thiết đến đời sống và chúng ta đều nhờ lẫn nhau để sinh tồn. Chúng ta cần và biết ơn người lao động, nông dân cung cấp thực phẩm, cần ngành y tế để chăm sóc sức khỏe , khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước và đưa con người đến những tinh cầu xa, khám phá bao điều mới lạ từ vũ trụ bao la đến đáy biển mênh mông, sâu thẳm.

    Chúng ta cũng cần đến những nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm thi ca, nhạc, họa cho chúng ta thưởng thức để thăng hoa tâm hồn và chúng ta cũng cần những triết gia để giúp nhân loại nâng cao thêm về những lãnh vực tinh thần.

    Mỗi con người chúng ta đều nợ xã hội, nợ lẫn nhau quá nhiều khi có mặt trên trái đất này. Cho nên khi đọc thơ con, thấy con cảm ơn cô chú trong Hội đã giúp cho con thoát khỏi mặc cảm tự ti vì nghèo khó mà đâm ra suy nghĩ nhiều.

    Cô thấy rất thương con và đó là lý do cô để thời giờ nghĩ về con và viết lá thơ này cho riêng con.

    Con muốn học luật để có thể thay đổi hoàn cảnh của bản thân và góp phần thay đổi xã hội, vì chúng ta dù ở bất cứ nơi nào cũng bị chi phối bởi luật lệ nơi đó. Có những luật lỗi thời và bất công nhưng cuối cùng cũng sẽ bị đào thải vì con người càng ngày càng có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài để học hỏi và thay đổi sớm hay muộn mà thôi. Như những chế độ vua chúa thời xưa, đến bây giờ đều đã không còn tồn tại, nếu có thì chỉ là hình thức như nghi lễ mà thôi, chứ không còn quyền sinh sát trên thần dân như thời phong kiến nữa.

    Người dân thế giới đã đổ xương máu để được quyền bình đẳng , trong đó quyền có cơ hội được học hành tới nơi tới chốn. Chắc em cũng thấy những đứa trẻ sinh ra đều giống nhau , chỉ vì sanh ra làm con nhà nghèo nên không cơ hội, không điều kiện mà bị thui chột. Những đứa bé đó bị sanh ra trong hoàn cảnh khó nghèo nên cha mẹ vô cùng chật vật, vất vả để lo cho con đến trường. Cô đã về thăm VN và đã nhìn thấy nhiều trẻ không được đi học, đã vậy mặt mày đỏ gay vì lén uống rượu nên mới mười ba mười bốn mà đã say xỉn. Hình ảnh đó ám ảnh cô nhiều lắm và cho đến bây giờ. Cô không trách em nhỏ đó, chỉ trách cha mẹ em có lẽ quá nghèo phải đi làm, trách xã hội không nâng đỡ những mầm non để thui chột và biến thành tệ nạn ngay trước mắt mà vẫn dửng dưng...

    Cô nghĩ đến hoàn cảnh của cô và các em cô. Nếu không có được cơ hội sang nơi này, với cơ chế giúp cho các trẻ em đều có quyền đi học miễn phí, và khi lên đại học, các em có thể theo đuổi mọi ngành nghề , thì làm gì giờ đây các em cô được thành tài mà không phải quá gian nan như các em học trò nghèo bên VN, nhất là ở các vùng quê xa xôi hẻo lánh như em Anh Thư mà cô đang viết cho em đây.

    Còn nói về mặc cảm tự ti vì nghèo của em, cô nhớ đến lúc cô mới vào làm lúc xưa. Cô thấy cô bạn Mỹ đồng nghiệp, hình như cũng có cái mặc cảm nghèo và thua kém một cô đồng nghiệp khác mới vào làm.

    Cô là người VN duy nhất trong nhóm đó và công việc của nhóm là áp dụng luật lệ để đi kiểm tra các cơ sở, xem họ có thi hành một cách công bằng cho tất cả mọi nhân viên trong sở làm của họ hay không. Đặc biệt chú ý đến các chủ hãng, những nhân viên cấp cao để xem họ có cố tình dành cho riêng họ nhiều quyền lợi hơn những nhân viên bình thường khác hay không.
    Cho nên công việc của cô không liên quan gì đến các đồng nghiệp cả, vì mạnh ai người nấy cứ theo luật làm làm cho đúng và chỉ làm bản tường trình với bà xếp mà thôi.

    Tuy vậy, cô để ý thấy cô bạn Mỹ của cô luôn e dè và để bị cô bạn mới vào điều khiển mà thay đổi cách cư xử với một đồng nghiệp khác. Đang thân tình như trong nhà, bỗng thành khó chịu, chỉ trích, bẳn gắt với người bạn đồng nghiệp nam đó, mà cô gọi là David.
    Cô thấy không khí căng thẳng quá nên có lần đã nói riêng với cô bạn Mỹ đó, cô tạm gọi là Karen về nhận xét của cô. Karen nói không dám chống lại Linda vì cô ấy là luật sư, con nhà giàu có và là dân du học từ những đại học nổi tiếng, sành điệu ăn uống vv...vv.

    Cô nói với Karen rằng: Nếu Linda thông minh, tài giỏi thì sao lại không tiếp tục ở lại văn phòng tư nhân, một mình một cõi với thân chủ nhà giàu mà phải vào đây làm chung với bọn mình. Những người thuộc giai cấp bình thường mà chọn một phát là đúng nghề, không phải đi loanh quanh như cô Linda cho phí giờ và tiền bạc vô ích. Đó là mình thông minh hơn cô Linda nhiều, không hề phí thời giờ như cô ấy . Có thể cô Linda vì mặc cảm ...giàu, thông minh ...mà mang quá khứ ra hù thiên hạ, bắt Karen đánh anh David dùm cho Linda cũng không chừng.

    Karen có vẻ giật mình với suy nghĩ và nhận xét này của cô nên hỏi cô phải làm sao khi Linda cứ nói xấu David hoài, cô nói là cứ im lặng không hùa theo, thì tự động mọi thứ sẽ qua.

    Nhờ vậy mà cô mới thấy người bạn đồng nghiệp Mỹ trắng, tóc vàng mắt xanh rất thông minh và tốt bụng tuy bề ngoài là vậy, mà trong tâm lý cũng có những mặc cảm tự ti nhà nghèo, như bất cứ ai đem hào nhoáng, gia cảnh hay bằng cấp ra hù dọa những người yếu bóng vía hơn mình.

    Rồi cô Linda có lẽ nhận thấy không còn điều khiển được cô Karen nên mới nhắm vào cô xem tại sao. Linda nói với cô đừng tin David nói, vì anh ta là luật sư, là chính trị gia. Cô có giật mình vì ngạc nhiên với những cáo buộc đó. Có lẽ vì cả hai đều là luật sư, đều học cùng trường luật và tiếp xúc nhiều với các chính trị gia, họ dùng chữ rất khéo để không bị vướng mắc cho qua ải và rất mơ hồ khó hiểu vì người dân trăm người mười ý nên họ không biết trả lời ra sao cho ai nấy hài lòng.

    Cô cũng đã không trả lời hay bàn cãi gì với cô Linda vì chữ nghĩa cô không giỏi cũng như cô không dám ra mặt bênh vực cho David. Sau đó David cũng không chịu nổi nên đã tự ý xin đổi đến văn phòng khác, vậy mà cô Linda vẫn không buông tha. Kể cũng lạ...

    Cô kể cho con nghe chuyện này để thấy rằng mặc cảm tự ti không riêng gì ai. Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ, sẽ thấy nhiều điều thú vị và cảm thông với người khác nhiều hơn. Cô Linda sau này cũng đã biết người biết ta và trở thành bạn với mọi người trong nhóm. Đôi khi đi ăn mừng lễ Độc lập của người Mễ ( Mexico), cô Linda cười nhạo cô chọn món gà thay vì những món đặc biệt của người Mễ, uống những thứ rượu của họ vì cô Linda là dân sành điệu. Nhưng cô biết nếu cô chọn những thứ có nhiều cheese hoặc lạ lạ để chứng tỏ mình cũng giống ai, để ra cái điều... là trên đường về sở làm, sẽ bị đau bụng ngay lập tức. Vì kinh nghiệm những lần ăn đồ Ý, gọi những món có cà chua, có cheese của họ rồi sau đó không yên với bao tử...

    Đó là những chuyện nho nhỏ bên này. Còn chuyện nữa mà cô muốn nói vì con chọn ngành luật nên cô thấy có thể tâm tình một chút. Bên Mỹ có nhiều em học xong trung học lại không chịu học tiếp trong khi VN thì em nào cũng mơ lên đại học để có tương lai, cho dù bằng đại học bên VN đối với dân nhà giàu bên đó vẫn không đặc biệt mà phải nhất định sang ngoại quốc như Mỹ, như Đức, Úc, Nhật để du học chỉ vì trường đại học VN cần cải thiện để nâng cao tiêu chuẩn cho kịp với trình độ của các nước tiên tiến.

    Dù sao đi nữa, thì đó là hạnh phúc của những người may mắn có nhiều tiền mới sang ngoại quốc du học. Còn những đứa học trò nghèo, mơ trung học còn chưa xong, và bước chân vào đại học VN vẫn là giấc mơ khó với tới thì Hội vẫn luôn chung giấc mơ đó với các em học trò ở quê mình và cả nước VN.

    Tại sao các em mơ được vào đại học?. Nó cho các em nghề nghiệp tương lai khá hơn là không có bằng cấp gì và phải làm lao động, làm nông , làm mướn làm thuê như cha mẹ các em.

    Thật ra vì VN không có luật giúp người ta trả lương tương xứng cho người lao động nên chủ muốn trả bao nhiều tùy ý. Trong khi bên này dù đi cắt cỏ, làm thuê, dọn dẹp nhà cửa hay giữ em nhỏ vv... đều phải trả lương đàng hoàng, không ai dám bóc lột ai.
    Tất cả là nhờ luật bảo vệ cho người lao động...

    Chính vì vậy mà tụi học trò bên này sau khi học xong trung học, muốn dọn ra ngoài và đi làm nhà hàng, rửa chén, bán buôn, làm công vv ... cũng đủ sống và khi ra đường ai cũng như ai, không hề biết đến hai chữ nghèo giàu, hay mặc cảm gì cả...

    Đôi khi người giàu họ còn xuề xòa và bình dị trong cách ăn mặc khiến không ai biết mình đang đứng bên các triệu phú, giám đốc hay chủ hãng lớn gì cả. Còn các dân cử thì rất khiêm nhường và phục vụ cho cử tri đã bầu cho mình chứ chằng ai dám ra oai hay tác quái như các quan tham ô thời phong kiến ngày xưa.

    Các hiệu trường ngồi xuống thắt giây giày cho các bé khi đứng chào các em bước vào trường mỗi sáng. Các học trò đã quen việc sắp hàng tuần tự chờ đến phiên chứ không có cảnh chen lấn. Đó là điều rất hay ở xứ này và nhiều quốc gia khác. Những điều nhỏ nhặt nhưng đã thành nề nếp làm cho đời sống ổn định và an vui. Tất cả đều đến từ luật lệ ban hành chứ không phải tự nhiên mà có. Cho nên khi tìm hiểu kỹ, thì nước Mỹ tự do nhưng có cả một rừng luật lệ bên trong để giúp con người sống hài hòa trật tự .

    Cô đã cùng với cô chú trong Hội xem xét nhu cầu hiện tại của con và quyết định sẽ giúp đỡ cho con. Cô mong con sẽ vui và thêm tự tin hăng hái với con đường học vấn của con. Cô biết thời buổi công nghệ tin học mới này, thế giới không còn cách biệt về không gian hay thời gian gì nữa, mà người ta hay gọi là thế giới phẳng. Con hay bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu về những điều muốn biết để bổ túc thêm cho sự học, cho kiến thức của mình.

    Cho nên dù cho nhà trường hiện giờ, có những giới hạn và cần thay đổi, cập nhật nhưng bản thân của các học sinh vẫn có thể tự mình học hỏi thêm về những điều hay đẹp của nước ngoài để sau này có thể từ từ thay đổi xã hội. Như việc học hành phải được miễn phí cho tất cả các em hết cấp trung học để các em có chút căn bản, như việc mở rộng cửa đại học cho tất cả các em vào học với sự trợ giúp tài chánh. Còn đời sống bên ngoài là tập những thói quen mới như trật tự, vệ sinh công cộng và trả lương tương xứng cho người lao động. Như vậy thì mọi người đều sẽ bớt đi mặc cảm nghèo cũng như mặc cảm giàu, vì sự chệnh lệch giai cấp cũng từ từ ngắn lại . Khi con người được mở mang dân trí, thì đất nước mới đi lên và phát triển.

    Cô nhờ kinh nghiệm bản thân, sở dĩ có chút tự tin là nhờ hoàn cảnh đưa đẩy được sống ở một quốc gia với những luật lệ nâng đỡ người dân đi học và bình đẳng trong công việc nên mong muốn các em học trò nước mình, ai cũng phải được học xong trung học, và những ai có ý chí cầu tiến, muốn học thêm thì đều có cơ hội đạt tới giấc mơ của mình.

    Cho nên cô thấy rõ, tất cả các trẻ em VN từ các vùng sâu dù nghèo thế nào, nếu có cơ hội vẫn là những nhân tài cho gia đình và xã hội. Cho nên sự tiến thân của các em phải là nhu cầu hàng đầu vì đó là điều cần thiết cho đất nước...

    Cô muốn viết nhiều, nhưng vì nhiều giới hạn về nơi chốn của cô và con, nên cô không tiện nói hết nhưng cô biết con hiểu và sẽ càng hiểu hơn sau này.

    Cô chúc con thành công, may mắn và nhất là an lành trong mùa dịch bệnh này.


    -------------------
    Trước khi sang trang mới....

    Sáng hôm nay mình dậy pha nước uống bỗng ngạc nhiên vì không thấy những ngón tay bị cứng khớp nữa. M ngạc nhiên muốn biết coi đã ăn uống gì lạ không thì kiểm điểm lại hôm qua coi đã ăn uống những gì. Sáng có ăn bún nước lèo của chị H nấu, có ăn miếng sụn và gân. Lâu lắm rồi m không mua thịt heo vì dao lụt quá, cưa thịt mỏi tay nên thôi nghỉ ăn. Cả thịt bò cũng không mua vì dao ...cùn là chuyện có thật !!!

    Trưa có ăn thịt bò do lần này Costco có bán làm shabu gì đó, m mua về xào đậu que, uống chia flax hòa vào 2 viên glucosamin, matcha, nghệ và cả ngày uống một pack nano, chiều lại còn thử miếng chả có gân và nấm hương do cô em tặng, ăn một trái chuối uống thuốc bổ nano và ăn mấy miếng bánh uống trà dược thảo, hình như có nhai 2 viên gummy thuốc bổ và đã có nhớ uống một viên D3 nữa.

    M đã làm ngoài vườn cả buổi sáng hôm qua, dời bụi topiary mận lá nhỏ, dời bụi dừa kentia, bứng 2 cây hồng dòn và táo tàu bỏ vào pot . M cũng dời bụi sứ vào thế cho kentia, dời bụi ngâu ra ngoài gần lối đi để có thể thưởng thức mùi hương.

    Nói tóm lại m đã hoạt động bình thường cả buổi sáng, vừa làm vừa có để ý đến lưng và tay vì bây giờ m chỉ mong nương nương cho tất cả đều khỏe là mừng rồi.

    Sáng nay m nhận ra mi mắt trái đã bình thường trở lại nên mừng. Như vậy là m đã hồi phục lại sự tự nhiên nhờ phương pháp thể dục mí mắt, nên giờ đây rất hạnh phúc.
    Nhất là lưng, tay, đã không còn thấy đau hay đùi bị mỏi nữa. Thật là được bình thường là hạnh phúc.
    Có lẽ nhờ thuốc bổ như khi m tẩm bổ cho cây cối, thấy chúng 2 tuần sau là xanh tươi, mượt mà thì con người cũng vậy, phải cần bồi bổ mới được.

    M cũng vui vì đã viết hai bài là 2 lá thơ cho hai em K và L cũng như lá thư cho em AT muốn học luật bên VN.
    M thấy cô lục muốn xài chữ mới nhưng cuối cùng sai hoàn toàn, cũng thấy thương cho cô nên mong cô sẽ học bài học là chỉ xài chữ mình hiểu rõ nghĩa, còn chữ nào mới mà muốn xài thì phải tra cho rõ mới được. Như chữ kết quả tạm thời, sơ khởi, mà cô dùng chữ lâm sàn, m hỏi lại, cô còn cười chế diễu cho là mình không biết. M kêu cô tra gú gồ thì cô mới vỡ lẽ. Đây là lần thứ nhì cô lục muốn chứng tỏ có thêm chữ mới văn hoa hơn để xài, nhưng lại sai nghĩa hoàn toàn. Mong cô sẽ để ý , cậu T cũng nói nhờ tiếng Việt giới hạn, nên giải thích cho bệnh nhân dễ hiểu hơn là nói văn hoa , giờ m mới biết là cậu muốn nói gì. Thà có chữ nào chắc ăn thì hẵng xài, còn như nghe nói mà không thấy mặt chữ rồi dùng đại cho ra vẻ với người là sai một ly đi một dặm. "Lên sàn "chứng khoán, lên "sân " giao dịch hay flatform, chứ không phải là lâm sàn, chỉ có lâm sàng có g, là nghĩa trong y khoa, clinical trial, sàng là giường, đồng sàng dị mộng. Chung giường mà khác giấc mơ, nghĩa là khác tính cách, tính tình, không chung chí hướng vv
    M không có ý chê cô lục hay những ai không biết nhiều ngữ vựng để xử dụng như các văn sĩ, thi sĩ vì văn chương là lãnh vực của họ, là khiếu trời cho và họ cũng phải học hỏi, nghiên cứu và đọc sách thật nhiều để có được vốn liếng ngôn ngữ dồi dào để nói và viết làm người nghe không nhàm. Nhờ họ linh động và có nhiều chữ dùng cho một nghĩa nên người đọc vừa vui tai, thích thú và học hỏi thêm.

    Đó là lý do tại sao m muốn học chữ Nho, vì nghe các sư giảng m tối mù nghĩa và phải đợi giải ra bằng chữ thuần Việt m mới hiểu. Cho nên m thấy m bị giới hạn và muốn tự do nên phải học chữ Nho, rồi từ đó phăng thêm chữ Hán gốc, phiên âm và nghĩa chữ Nho mà ông cha ta đã dùng trong kinh sách, đặc biệt là kinh Phật, vì Phật giáo phát triển hay đại thừa đã do Trung Hoa truyền sang nên kinh sách đều là chữ Tàu, hay chữ Hán Việt hoặc nôm na là chữ Nho. Chữ Hán Việt có âm rất hay và thanh tao cũng như văn hoa mà người nghe rất thích dù không hiểu nghĩa cũng vậy. M thấy đó là do tài của ông cha ta và có lẽ ngôn ngữ Việt Nam du dương hay sao đó. Vì cùng bài thơ chữ Hán thí dụ như Phong kiều dạ bạc mà âm Hán Việt nghe hay còn phát âm giọng quan thoại madarin vẫn không thể nào bằng.

    Tạm vậy nghe các bạn. Vài dòng chuyện đời thường không đầu đuôi gì cho vui...
    Last edited by NganHa1; 11-01-2021 at 09:12 AM.

 

 

Similar Threads

  1. trần gian một cõi ...
    By lạc việt in forum Thơ
    Replies: 0
    Last Post: 02-24-2015, 12:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 06-29-2014, 10:06 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-24-2014, 11:11 PM
  4. Theo Gió Thu Bay
    By Triển in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 21
    Last Post: 07-07-2012, 10:08 PM
  5. Không có thời gian
    By Võ Thanh Liêm in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 06-08-2012, 06:40 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:16 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh