Register
Page 43 of 44 FirstFirst ... 3341424344 LastLast
Results 421 to 430 of 439
  1. #421
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Tùy theo bút ngày đầu Thu

    Sáng nay trời sương mù lãng đãng trên bầu trời một màu xám lam như màu áo tràng của cô Hân. Không gian yên tĩnh quá, bọn chim chóc có lẽ vẫn còn sợ lạnh nên chưa muốn dậy tìm sâu buổi sớm.

    Cây tiêu cổ thụ với những chòm lá mỏng manh như tấm mành cũng bất động rũ xuống vì không hề có cơn gió nào thoảng qua. Chị Minh thầm nghĩ : à, lý thú thật. Chả bù với những khi trời gió lộng, những cành lá kia bị đánh tả tơi tứ phía thật tội nghiệp. Giờ đây cây cỏ được hưởng chút thanh bình như hiện tại cũng là điều tuyệt vời cần thưởng thức.

    Rồi ánh nắng ban mai cũng đã rọi lên ngọn của cây xoài với những chiếc lá giờ đã đổi ra màu xanh hoàn toàn chứ không còn là màu tím của lá tía tô nữa. Thiên nhiên đã chuẩn bị cho cái lạnh của mùa đông nên cho cây lá cứng cáp, trưởng thành.

    Chị nhìn ra dãy hàng rào xanh tươi bao quanh sân mà thấy rất hài lòng. Giờ đây những bụi honey suckle đỏ màu hoa lựu thỉnh thoảng nổi rực rỡ trong vài tuần, rồi bị thợ bào xuống ngay hàng thẳng lối nên chỉ còn thuần một hàng giậu như một vành đai xanh bao quanh lưng của cả khu nhà.

    Vòng đai này đã làm một lá chắn gió bão cho sân nhà chị Minh vì nhà chị ở chỗ cao nhất cửa hướng đông Nam và Tây Nam cùng hợp lại và hướng nam là góc chéo của sân vườn, có thể nhìn được đồi East Anaheim quét đến tận Disneyland hướng Tây mỗi buổi tối đều bắn pháo bông rực rỡ cả bầu trời.

    Vậy mà cả hơn năm nay pháo bông tắt lịm vì nơi giải trí nổi tiếng thế giới này đã đóng cửa vì đại dịch và chỉ mới mở lại chừng tháng nay. Nhưng chị Minh đã không còn quan trọng đến pháo bông gì nữa rồi. Chị bận theo dõi đến trận dịch bùng phát ở quê nhà...để rồi giật mình sực nhớ đến các em học trò đang theo học trên thành phố, biết sống chết lẽ nào nên chị đề nghị hội giúp đỡ. Chị có hơi ngại ngùng vì năm rồi, cô chủ Hội có tổ chức thi viết về Covid và nhờ chị Minh đọc và góp ý kiến về các giải thưởng.

    Chị Minh muốn ngoài các giải thưởng nhất nhì ba, đều cho các em tham dự cuộc thi mỗi em 1tr bằng khoảng 50 đô, thì bị gạt ngang nói là không dễ vì các em ở xa, khó về quê để nhận và không đáng cho các em lặn lội về quê chỉ vì số tiền cỏn con đó chỉ vì Hội cần có hình ảnh gởi sang làm bằng chứng. Cuối cùng rồi thì có ba em được giải nhất với ba xe gắn máy mới để có chân đi làm. Số còn lại thì chia ra các giải từ ba trăm đô đến một trăm đô. Tổng cộng cô chủ Hội đã bỏ tiền túi ra một số tiền khá lớn, nhưng cô chỉ nói với các em là do các mạnh thường quân tài trợ.

    Năm nay chị Minh thấy dân chúng quê nhà mới thật sự bị ảnh hưởng nặng nề và ngỏ ý muốn hỗ trợ các em. Nhưng cô chủ cứng ngắc và nguyên tắc quá, phải đưa tận tay và chụp hình xác nhận cho người bảo trợ biết dù người bảo trợ có là ai khác ngoài một người là cô chủ Hội, nếu cô đồng ý là xong.

    Nhưng sau này, chị Minh mới biết còn lý do tế nhị khác nên không muốn làm chỉ vì thiếu nhân lực và không muốn chuyển tiền thẳng qua trương mục mà thôi.
    Lần này, dịch bệnh đã phong tỏa hết tất cả, không ai có thể đi đâu được mà các em lại cần tiền đóng học phí và tiền nhà, vì học phần bổng chỉ là tượng trưng một phần cho tiền học, còn ăn ở thì gia đình và các em phải bù vào. Các em lên SG đều tìm cách đi làm thêm nhưng dịch bệnh đành bó tay thúc thủ. Chị Minh nói với cô chủ Hội là hãy du di, vì cứng nhắc quá sẽ không khả thi, giúp khi cần thiết nhất chứ qua dịch rồi sợ trễ tràng chăng. Hơn nữa, thủ tục là các em phải có mặt nhận tiền và có hình chụp gởi qua, là để cho người bảo trợ thấy. Còn bây giờ, lần này cũng chỉ có một người bảo trợ và người ấy đồng ý việc chuyển tài khoản cho các em nên đâu còn gì phải ngại nữa. Nhưng rồi người chuyên lo mọi thứ cho Hội bên VN cũng bị cách ly do tiếp xúc với F0 gì đó nên phải đình lại nửa tháng, sau đó còn phải đi phát gạo cứu đói nên việc phát tiền cho các em phải nhờ vào người khác. Cuối cùng cô chủ Hội đồng ý và tìm thêm người giúp chuyển tiền qua trương mục ngân hàng nêLann mọi việc cũng xong.

    Cô chủ Hội vì quá lu bu công việc giấy tờ và việc làm nên phán : Ai bảo trợ thì người đó phải duyệt xét và quyết định số tiền cho bao nhiêu thì Hội mới thông báo vì phần lớn mạnh thường quân, họ chỉ giúp một lần là quý lắm rồi chứ không ai có thời giờ thơ từ gì cả. Hơn nữa viết cho các em thì biết viết gì bây giờ?.

    Chị Minh lúc đầu cũng định làm như bên Mỹ này, gởi bằng nhau cho tất cả các em còn đi học, không phân biệt gì cả vì chị biết ai cũng nghèo. Chị thấy bên nhà giúp chỉ có 1 triệu rưỡi, khoảng 70 đô cho mỗi đơn gì đó mà đợi hoài không có khiến dân ta thán giăng cờ thay tiếng nói cho mọi người thấy.

    Chị nghĩ đây là số tiền chị có thể giúp tất cả các em mà không cần đơn từ gì cả. Nhưng cô chủ đề nghị để các em gởi sang và giới hạn tiền xin là 5 triệu mà thôi. Chị thấy đây cũng là điều nên vì có thể có em cần nhiều hơn vì kẹt ở SG thì 1tr 5 có là gì.
    Cuối cùng chị đành theo ý cô chủ Hội là tùy theo nhu cầu các em gởi xin và trình bày rõ ràng thì chỉ cho tối đa là 5 triệu mà thôi.

    Đợt một đã xong, thì một người khác cũng noi theo gương chị Minh mà muốn giúp đợt 2. Chị Minh rất vui mừng vì chị biết đợt một vừa rồi, các em chỉ xin trong số các em đang thiếu nợ tiền trọ, chứ không xin thêm cho những ngày tháng sau có lẽ các em dự định khi mở cửa sẽ đi làm thêm là ổn thỏa tất cả.

    Nhưng rồi cho dù mở cửa, vẫn có chỗ đóng tiếp và dù người có ùn ùn bỏ về quê, nhưng công việc vẫn chưa có lại và các em tiếp tục bế tắc. Vì vậy mà chị Minh rất mừng cho các em được tiếp tục giúp đỡ.
    Nhờ kinh nghiệm của đợt 1 mà lần này việc cứu xét thơ từ nhanh hơn nên mọi việc xảy ra trên dưới một tuần lễ. Thật là tuyệt vời và đó mới đúng là tinh thần làm việc của người Mỹ.

    Bên Mỹ mùa Covid, mọi người làm việc lương dưới 75 ngàn đô, đều được hai lần hỗ trợ mà không ai cần làm đơn gì cả. Chính phủ cứ coi hồ sơ thuế năm rồi, ai đủ tiêu chuẩn là gởi ngay vào bank nên mọi người đều có tiền rủng rỉnh. Chị Minh đủ tiêu chuẩn nhận hai ngàn đô tổng cộng cho năm đầu nên quyết định cho hết vì chị không cần số tiền thêm đó làm gì. Nói cách khác, hầu như ai lãnh tiền của chính phủ Mỹ mùa dịch này đều tuôn về giúp người nghèo hay thân nhân bên VN .

    Nhờ cho đi hết số tiền đó mà chị thấy vui trong lòng nên năm 2021, dù không còn nhận được tiền hỗ trợ nào, chị vẫn muốn giúp các em vì biết đây là năm khốn khó của cả nước VN vì phong tỏa và chết chóc nhiều nhất...
    Chị có thời giờ xem lại hình ảnh của các em học trò trong hội để thấy hoàn cảnh của từng em. Có em mồ côi cả cha mẹ, lý do đáng buồn là mẹ bị chết đuối. Chị Minh quyết định sẽ giúp cho các em học bơi và sẽ thực hiện điều này sau khi mọi việc ổn đình bình thường cho các em rồi tính tiếp.
    Chị thấy ở xứ sông rạch như mắc cửi mà con nít lẫn người lớn không biết bơi là điều thật vô lý. Lúc nhỏ chị được cha dạy bơi nên đã từng nhảy xuống sông cứu cho hai đứa nhỏ té cầu suýt chết đuối...

    Chị Minh sáng nay nhìn trời thu mây xám mà định viết lại tâm trạng mình. Nhưng rồi lại cũng không đâu vào đâu như thường lệ. Thôi thì đã gọi là tùy bút, tùy hứng và tùy suy nghĩ, dẫn đi đâu thì bàn tay gõ nhịp đến đó trên bàn phím vậy.

    Tạm ngưng nha các bạn. Chúc tất cả an vui ...

  2. #422
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Mùa dịch, chị Tâm và chị Thu bạn thân của chị, đã ngã bệnh C-19.

    Chị Tâm đã về nhà còn chị Thu vẫn nằm trong nhà thương với máy thở, nhưng đã đỡ hơn nhiều và chắc sẽ qua khỏi.

    M thấy nao núng cho những buổi gặp gỡ đông người nên không tham dự và hầu như chẳng đi đâu ngoài tiệm cây kiểng.

    M cũng không dự tiệc ở Lap vì muốn cho qua một quãng đời lận đận đầy đau khổ. M không đi vì không muốn sống lại những vết thương đã ngủ yên và m không muốn cho nó thức giấc.

    M tự cho mình đã đầu thai sang một kiếp đời khác rồi. Nhưng có lẽ vì không ăn cháo lú nên còn mang máng trong ký ức và quá hãi hùng với những hình ảnh đã nhạt nhòa nhưng quá thê thảm nên m đã nhất định không đi trên con đường máu nhuộm đó nữa.

    Vì m không thể nói ra, không thể giải thích nên đành để bị hiểu lầm như thế nào cũng mặc. M đã mang tiền ra để trả giá cho việc không về thăm lại lối xưa của m vì không đủ nội lực.

    Chẳng có gì và chẳng còn gì tồn tại dưới sức đẩy lùi của thời gian. Thật là mừng cho m trong trường hợp này, nhất là bây giờ m cũng có nơi ở an ổn và thoải mái về mọi thứ thì cảm tạ Trời Đất còn không hết nên không dám ra khơi để va đầu vào đá.

    M chỉ nói là vì lý do sức khỏe lái buổi tối nguy hiểm nên không đi đâu buổi tối. Thứ nhì là vì chỉ có một mình nên không muốn đi đâu ngoài đi tới gia đình mà thôi. Đến tuổi này rồi, m không chịu nổi những điều tổn thương tinh thần hay thể chất cho nên đưa tiền ra để làm chiếc gối êm bao bọc thân thể, chỉ là như vậy mà thôi. Câu nói lấy của che thân là đúng vô cùng...

    Giờ đây chỉ còn sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần qua ơn phước trời ban mà cảm tạ mà thôi.

    Mấy năm nay nhờ quỹ hưu gặp may mắn nên lấy đó làm an ủi và làm niềm vui, nhờ vậy m đã gời cho các cha và sơ để giúp người nghèo và giúp cho các em sv. Lần này m giúp kịp thời đúng lúc nhất nên các em đã vô cùng cảm kích và m thấy thật hãnh diện với chính mình đã làm gương cho Bát và chị Tâm noi theo và chị đã làm phước cho các em mồ cô hai tháng trước khi chị bị C-19. Có lẽ nhờ chị làm phước bố thí mà chị không bị nặng và được cứu kịp thời chăng.

    Năm nay cả nhà m đều chung tay làm phước nên có lẽ nhờ vậy mà vượt qua kiếp nạn này.
    Cũng nhờ cô Lục nhắc chị đi test nên chị mới đi, nếu không thì không biết hậu quả sẽ thê thảm cho cả nhà từ đây đến hết cuộc đời của nhau rồi.

    Cảm ơn các bạn ghé ngang, chúc an lành và may mắn nha các bạn...

  3. #423
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Chị Thu giờ đã hồi phục nên m như thoát một gánh lo trong lòng. Chị ở Mỹ kỳ, còn thân nhân ở rải rác trên các quốc gia Âu- Úc- Á. Cũng may thời buổi có internet, cell phone, facetime vv nên có sống ở hang cùng ngõ hẻm nào thật ra cũng như ngay bên cạnh nếu có cái điện thoại cầm tay và có mạng để kết nối.

    Ngày xưa chỉ cách nhau một quận, một tỉnh đã thấy xa vời vợi vì phương tiện truyền thông không có. Bây giờ thì hầu như ai cũng có phép thuật muốn kêu gọi ai thì đều được như ý tức thì.

    Nhưng dù sao đi nữa, khi bệnh hoạn, mà không có thân nhân ở gần cũng cảm thấy rất tủi thân, nên lúc đầu chị không muốn đi nhà thương, đến nỗi những người chị cho ở share nhà, phải gọi 911 nên chị mới được cấp cứu kịp thời và đã thoát nguy.

    Nhờ vậy mà sáng nay m cảm thấy an bình. Tuần rồi m đã nhờ người cắt tỉa cây kiểng khiến bà hx ngạc nhiên. M cũng không biết tại sao bỏ thói quen săn sóc sân trước hàng tuần đến nỗi cây kiểng có vẻ tự tung tự tác nên m phải mướn người cho đâu vào đó.

    Ngẫm nghĩ mãi mới biết lý do sâu xa là cái máy thu hình để trước cửa sổ nhà hàng xóm quá gần sân bên hông của m. Cho nên m không muốn bị vào máy thu là vậy, dù m luôn đội nón lá với quai nón che hết mặt. Nhưng cái ý nghĩ không có được sự riêng tư khi làm việc khiến m không tự nhiên và đã bó tay thật sự.

    Từ khi các máy thu hình thịnh hành, mà nhà m là có đầu tiên, đến mấy cái từ sân trước, sân hông đến ngoài giả sơn để thâu bọn coon . Trong khi hx chỉ mới gắn vài tháng nay, có lẽ vì họ đi làm nên không ai ở nhà và hay mua đồ online nên cần kiểm soát người lạ ra vào . M chưa hề mua đồ online vì không muốn đi trả mất công nên chỉ ghé tiệm, xem rõ ràng mới mua, vậy mà còn đổi trả lung tung đây.

    Hôm kia bà hx Ấn đối diện ghé qua xin rosemary và húng để uống trà. Bà vừa nghỉ hưu nên muốn rủ m đi bộ buổi sáng mà m không bao giờ rảnh, những giầy đi bộ m đều dùng làm vườn hết nên thật buồn cười. Bà White bên cạnh cũng hỏi xem chừng nào m rảnh giúp bà tập thể dục và đi bơi cho vui. Ngẫm nghĩ hai bà hx này đều giúp dân Mít mình nhiều vì họ đều làm móng tay và móng chân rất đẹp, sơn vẽ tùm lum coi cũng hay hay, vui mắt. Thậm chí trong mùa cúm Tàu, bà cũng nhờ cô thợ Mít ghé nhà làm móng chân cho bà trong khi dân mít hình như không có thói quen làm móng tay móng chân ở tiệm. Đây là sự khác biệt về văn hóa chăng ?

    Tán dóc chút cho vui. Giờ chắc m ghé tiệm kiểng mua đất bón cho cây kiểng và thăm bà chủ Thái một tí. Bà cũng ngoài bảy mươi nhưng còn rất mạnh khỏe nhờ sở thích cây kiểng của bà. M để ý bà rất lịch sự vì lần nào bà cũng đưa hóa đơn bằng hay tay .
    Á đông có cung cách lễ phép này nên m tự dưng thấy quý mến và gần gũi bà Thái này hơn.

    Ngày xưa VN ta có vẻ bảnh hơn nước Xiêm hay là Thái Lan, còn Nam Hàn, Singabo và các nước Á châu khác cũng mơ bằng VN. Lúc đó VN chỉ thua Nhật Bản và hãnh diện với thế giới như thế nào !

    Vậy mà giờ đây gần nửa thế kỷ với cuộc nam xâm lược của giang bắc, VN gần đây vô cùng vui mừng nhận viện trợ từ Cambot, mua vaccine Cuba, và luôn so sánh với Lào và Miến điện để hãnh diện vì hơn hai nước này ...Tuyệt vời thay !!!

    Ngày an lành, đêm an lành, tứ thời đều an lành nha các bạn....

  4. #424
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Ba thứ sức khỏe

    Thứ nhất là sức khỏe thể chất do bẩm sinh từ cha mẹ di truyền, do nuôi dưỡng, sau cùng là do bản thân sau khi đã lớn và có hiểu biết về việc săn sóc và giữ gìn tài sản quý giá nhất này.
    M có quen với người uống rượu và hút thuốc, cuối cùng họ đều để lại vợ con mới khoảng bốn mươi tuổi và con còn nhỏ dại. Chỉ riêng có người vì sợ chết sớm không hưởng tiền hưu quá nhiều nên quyết tâm cai thuốc và hoàn toàn thành công. Không ai thương mình bằng chính mình là vậy. Ngay cả khi họ miệng nói thương vợ con nhưng vẫn uống rượu, hút thuốc cho đến khi ung thư vào bệnh viện hút hết ngon thì mới chịu bỏ thuốc mà thôi.
    Đó là những người bình thường lao động cực nhọc nên sống ngày nào hay ngày nấy. Chứ nếu cho họ thấy được khi về già có tiền hưu thoải mái, đôi khi còn nhiều hơn tiền lương đi làm thì họ sẽ đầu tư vào sức khỏe vì thấy được ánh sáng huy hoàng ở cuối đường hầm cho tuổi già. Vì còn gì vui sướng cho bằng khi về già vừa có sức khỏe, vừa có tiền cho con cháu , cho từ thiện mà kho lẫm không bao giờ vơi...Sức khỏe thể chất và sức khỏe tài chánh phải đi đôi là người may mắn .

    Nhưng làm sao để được sức khỏe tinh thần như vậy ?
    Nếu ở Mỹ thì nên học tiếng Anh, và tìm hiểu về vấn đề tài chánh, chính trị và đầu tư cũng như coi đời sống chung quanh xảy ra điều gì mới mẻ. Thời buổi này không thể lấy lý do không biết vì mạng đầy dẫy và thông tin tràn lan nên nếu muốn học là có thể tự tìm hiểu lần mò leo mãi cũng qua được vách lười....
    Khi người ta biết được những vấn đề trên thì sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bước đi trong khiêm nhường vì thấy tiến bộ của kỹ thuật đã giúp con người mở mang tầm mắt, suy nghĩ và kiến thức rộng hơn về đời sống nên không còn giới hạn gì nữa.

    Vấn đề này mênh mông quá. M chỉ có thể nói tới đây vì khó viết gì thêm. Chỉ biết ở quê, nhiều người không biết nên nghe lời ngân hàng, cầm đất, cầm nhà lấy tiền mua xe cho oai, mà quên đi tiền đóng trả góp hàng tháng. Cuối cùng không tiền trả nợ bị nhà bank lấy nhà. Đó là vì không hiểu và bị xúi giục cũng như đua đòi nhất thời. VN có câu không nên vung tay quá trán, Mỹ cũng nói không nên xài quá số tiền kiếm được. Mỹ dù sao cũng có hệ thống an sinh xã hội để trích tiền dân đi làm cất vào quỹ để khi họ về hưu, phát trả lại cho họ. Còn ở Vn chỉ mong vào đất đai, nhà cửa và con cái . Nếu cha mẹ nghèo thì con cái cũng không thừa hưởng được gì trong khi bên Mỹ người già vẫn có thể sống một mình. Hôm kia m đi thăm bà nữ hoàng, 87 tuổi và nhất định ở mobile home một mình chứ không muốn về ở chung với con trai và con dâu . Bà nói là không muốn phiền con cháu.

    Nhưng m biết là vì bà nữ hoàng thương bà nhất, không muốn bị con cháu phiền bà mất tự do nên nhất định ở riêng nhà để mặc tình trồng cây theo ý thích, đi chợ hay đi bác sĩ chỉ cần gọi là có người đến chở free, đồ ăn chính phủ gởi đến nhà chất thùng thùng ngoài porch ăn cả mấy năm không hết và tiền già, tiền đi bác sĩ đều được chính phủ lo hết thì ở chung với con cái làm gì cho mất tự do.

    Bên Mỹ người ta cho người già được cuộc sống thoải mái, độc lập và riêng tư dù người đó chỉ là một người bình thường nhờ có chế độ giúp người già độc lập về tài chánh. Cho nên nếu anh nghèo mà ở Mỹ là yên tâm vì được lo mọi thứ. Có lần m nghe bà nữ hoàng nói cám ơn nước Mỹ vô cùng tận vì phục vụ bà hơn nữ hoàng Anh. Vì bà nữ hoàng Anh 95 tuổi mà vẫn phải làm chức nữ hoàng, đi tới đi lui hội họp và làm show rất mệt. Trong khi bà nữ hoàng VN ở Mỹ sống đời yên bình thoải mái, độc lập tự do sau khi chồng bà đã qua đời cũng mười mấy năm rồi.
    Khi ông chồng còn sống, tuy có ông bên cạnh, nhưng luôn làm bà đau khổ, ông vừa về hưu đã bệnh và bà đã cho một trái thận. Ông nói bà là Phật bà không bao lâu thì nghe nói ông đã về VN có người khác, rồi khi hết tiền, bệnh hoạn phải quay về Mỹ. Bà nữ hoàng vẫn lo cho ông đến khi ông qua đời. Vì cảm cái tấm lòng của bà nên m đã đi đám tang, đến nhà quàn mấy lần, để đọc kinh với bà dù lúc đó bà cũng không biết m là ai, vì bà là bạn của cha má m mà thôi.
    Hôm qua m ghé thăm bà, bà nói nếu bà có qua đời nhớ đọc kinh cho bà. M thấy bà nữ hoàng còn sống rất lâu vì bà không bị béo phì mà người nhỏ gọn và ngày ngày còn ra chăm sóc vườn tược, còn bận tâm cắt những nhánh hồng rải quanh sân cho chó hàng xóm không dám ghé đi bậy. Còn để ý đếm xem ổi, chanh chung quanh nhà bị sóc ăn mất mấy trái và thời giờ buồi tối bà đọc kinh cầu nguyện . Khi gặp m cả hai đều mang khẩu trang thì làm gì mà dễ lây C-19 để phải vào nhà thương như hai chị Tâm và Thu. C-19 vẫn còn mà hai chị đi ăn mừng sinh nhật,họp bạn lu bù , có lẽ vì bị cuồng chân và vì tưởng C-19 đã êm rồi. Ai ngờ vì quá ỷ y coi thường mà virus hỏi thăm sức khỏe. Vì hai chị còn trẻ nên vượt qua, chứ nếu người già thì khó thoát. Nhưng nói gì thì nói, cũng vì hai chị ở Mỹ, có thuốc nên mới hết chứ m cũng có hai người quen, còn trẻ hơn hai chị mà bị C-19 vật cũng qua đời, ca sĩ PN là một thí dụ...

    M lại tán nhảm lung tung rồi. Thôi kệ nó nghe bạn.

    An lành luôn luôn bạn nhé...

  5. #425
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Tạ Ơn
    Càng ngày mình càng thấm và biết ơn nước Mỹ thật nhiều. Quả thật m đã nhờ hệ thống tuyệt vời của nước Mỹ, mà bao người đến Mỹ đã đứng trên đôi vai của bao người đi trước để được sống trong một đất tuyệt vời và nhân bản.

    Lúc mới qua Mỹ ai nấy đều buồn và cô độc vì còn quá sốc với sự sụp đổ của miền Nam Tự Do và phải di tản sang một đất nước hoàn toàn xa lạ, cắt đứt hết mọi liên lạc với người thân, bạn bè ở VN trong một thời gian dài vì lúc đó không có điện thoại như bây giờ .

    Bên Mỹ cũng không có người VN nào ở gần bên, vì trừ trong trại tỵ nạn thì có nhiều người VN đợi làm giấy tờ và người bảo lãnh để xuất trại. Khi ra khỏi trại rồi thì mỗi người một nơi vì xứ Mỹ rộng mênh mông và to gấp vài chục lần nước VN. Riêng tiểu bang Cali cũng đã lớn hơn nước VN rồi còn gì.

    Nhưng cuối cùng rồi thì người VN cũng tìm cách quy tụ về Nam Cali là nơi có khí hậu ấm áp và vài chục năm sau đã biến những ruộng dâu strawberry và những vườn cam thành thủ đô người Việt tỵ nạn CS và giờ đây đã là nơi có tên gọi Little Saigon, có cả thị trưởng, nghị viên là người VN.

    Một quá trình rất dài nên những người qua sau có thể nói là " sẵn ổ đẻ" , nhưng buồn cười là người VN mình luôn cho rằng họ là " trâu chậm uống nước đục". Nghe thoạt đầu chói tai nhưng mình không cãi vì tục ngữ hay nói: ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Hoặc trâu chậm uống nước đục. Nhưng trong chuyện di tản có thể nói là bao nhiêu người đã " lội nước theo sau" để người lội trước dò đường biết nguy hiểm như thế nào để người đi sau được hưởng.

    Cho nên người tỵ nạn VN lúc đầu hoàn toàn có thể nói là lội nước để tìm đường bơi vào bờ chứ không thể nói là ăn cỗ đi trước. Những người qua càng về sau thì càng được hưởng cái ổ êm ái của người đi trước đã tha rơm về kết cho mà đẻ trứng nhưng họ không chịu suy nghĩ nên chỉ mở miệng ra là than trâu chậm uống nước đục là một câu rất bạc bẽo đối với công khó của những người tỵ nạn đầu tiên.

    Chỉ thí dụ như hiện tại những sở làm về dụng cụ y khoa hầu như mướn phần lớn là người VN. Chỉ vì những người đi trước là những công nhân chăm chỉ, cần cù và gương mẫu làm việc hết mình với đôi tay vô cùng khéo léo để có thể làm những công việc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và đôi mắt tinh anh của tuổi trẻ cho công việc được hoàn hảo.

    Cũng nhờ đợt người trẻ đầu tiên đó mà giờ đây các cơ sở sản xuất thiết bị y khoa đã chuộng người VN trên hết các sắc dân khác, kể cả người bản xứ vì họ nhìn ra được sự khéo léo của bàn tay người dân Việt.
    Những người bạn đồng nghiệp cũ của mình đã làm một công việc cho đến bây giờ và có người đã về hưu với quỹ tiền hưu đủ để họ thỉnh thoảng mở ra nhìn con số và thấy vui sướng. Đó là lời của người bạn cũ của m nói về số tiền 401k của bạn đó.

    Thời của m làm, vì quá xa lạ với Mỹ kỳ và cũng vì chưa từng làm việc gì trước đó chỉ vì ai nấy đều còn đi học ở VN rồi bất ngờ chạy giặc CS. Cho nên chẳng ai có khái niệm về quỹ 401k là gì. Rồi lúc đó, cũng vì tiếng Anh không rành, lại thêm bản tính người VN hay thủ tiền trong tay cho chắc ăn, nên khi sở cho người đến trình bày về chương trình 401k của hãng rồi đưa ra một cuốn tài liệu dầy cộm chữ nghĩa chuyên môn, ai nấy đều ngớ ra . Khi thấy các chuyên gia trình bày về số tiền có được cả triệu đô la nếu chịu tham gia và đầu tư đúng cách, chẳng ai nao núng vì lúc đó lương chỉ có 2 đô la một giờ, lại còn bao nhiêu thứ phải lo vì mới sang Mỹ nên làm gì mà có dư để bỏ vào quỹ 401k.

    M nghe kể có hai vợ chồng nọ, người vợ muốn bỏ vào quỹ hưu 401k, thì người chồng cản dữ dội, phần vì không tin nơi Mỹ họ giữ tiền của mình, một phần sợ người vợ giấu riêng cho sau này vì người chồng muốn vợ phải giao hết tiền làm được cho anh chồng giữ và kiểm soát tất cả mọi chi tiêu còn hơn CS nữa. Vì bên Mỹ này, trừ làm công việc lãnh tiền mặt ra, thì công nhân đều có giấy tờ đầy đủ, không giấu diếm gì được nên chỉ có thợ làm nail, tóc hay nhà hàng thì mới có thể giấu tiền riêng với chồng hay vợ mà thôi. Còn ngoài ra thì lương hướng đều rõ ràng trên giấy, nên phần lớn chồng theo kiểu VN thì đưa hết cho vợ giữ tiền, chỉ lọt một anh tuy còn trẻ, chỉ mới ngoài hai mươi lại giành giữ tài chánh và lại đa nghi không cho vợ để vào quỹ hưu trí. Cuối cùng người vợ cũng lén lên văn phòng để trích ra vài phần trăm để dành khiến anh chồng tức giận làm dữ. Khi người vợ đổi sở khác, nếu muốn lấy số tiền đó ra phải có người chồng ký tên chứng nhận chứ không được phép rút ra một mình. Người chồng lúc đó mới vui mừng và gom hết số tiền do vợ để dành đó và xài hết một mình rất đã tay...

    Người vợ quá uất ức nên nghĩ răng mình đã gặp một chế độ siêu CS với hình thức trá hình là hôn nhân nên cuối cùng người vợ thấy sống với chế độ quá bất công, bị bóc lột tận xương tủy nên đâm ra bất mãn. Cuối cùng vì quá lo sợ tương lai bần cùng nên cô ta đã lật đổ chế độ cai trị độc tài, ngu dân và giống như thời bạo chúa ngày xưa của người chồng đó. Người vợ đó đã phải làm lại từ đầu một lần nữa, đã phải vượt biên để thoát ách nô lệ và đã có tự do thật sự và từ từ đã nghiệm được những gì hay đẹp của nước Mỹ này. Hôn nhân không đúng đối tượng chỉ là một nhà tù còn hơn nhà tù CS và còn hơn sống với chế độ CS. Nhưng cũng ở xứ Mỹ này, cho người ta thoát ra mà không cần lý do gì cả nên cuối cùng hôn nhân như một công ty với hai cộng tác viên hợp lại để cho đời sống khá hơn là sống một mình. Cả hai phải tôn trọng hợp đồng và góp sức cho đời sống thịnh vượng , an vui với tiếng cười của con cái.

    Nước Mỹ cho người dân tự do thật sự nếu người dân chịu khó tận dụng thời gian và cơ hội để học hỏi và tiến đến độc lập tự do hoàn toàn. Lúc đó, con người ta mới thật sự biết bản chất của chính mình và hiểu được mình nhiều hơn thì mới thật sự giải thoát nhà tù của nhiều thứ vô hình áp đặt lên tư tưởng con người...

    Mùa lễ Tạ Ơn này, sau khi nhìn thấy được bao bất công ở chế độ độc tài và những nỗi kinh hoàng sợ hãi và chết chóc vì dịch bệnh gây ra trong hai năm. M bỗng thấy được được ở xứ Mỹ kỳ là một may mắn và là một ơn phước.
    May mắn do không biết vì đâu mà lại đến nơi đây quá bất ngờ. Thật ra nếu không bị giặc cướp đi tự do thì gia đình m cũng sẽ không ra khỏi Nam Việt làm gì .
    Còn bây giờ thì với phương tiện thông tin, mạng xã hội đầy dẫy thì ở nơi nào cũng gần nhau, chỉ có khác nhau về quyền con người và chế độ nào lo cho dân được độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự là đáng sống và đáng nói chứ không còn xa cách và mịt mù thông tin như ngày xưa nên sống chỗ nào, nước nào cũng không có gì là buồn nữa.

    Thông tin và sự hiểu biết của dân chúng là quan trọng nhất. Có hiểu biết người ta mới không còn nghi ngờ và bỏ qua quyền lợi của mình. Thí dụ như quyền lợi nơi sở làm. Thay vì không dám trích lương ra để bỏ vào quỹ hưu 401k và cho là đưa tiền cho Mỹ nó giữ , không an tâm . Nhưng nếu hiểu được 401k là quyền lợi của nhân viên và là may mắn của họ, vì không phải hãng nào cũng có 401k vì đó là nhờ chính phủ muốn dân có tiền khi về già nên mới lập ra . Rồi khi để tiền vào đó, luật cũng bảo vệ cho cả hai vợ chồng để không ai giấu ai được khi lãnh ra . Còn nếu tìm hiểu thêm hơn thì khi nghỉ làm, cũng có thể chuyển tiền đó sang quỹ hưu của hãng mới hoặc bỏ vào quỹ hưu cá nhân mà chính phủ cho phép mở là IRA...
    Nói tóm lại, chính phủ Mỹ đã làm bao nhiêu luật để bảo vệ cho công nhân, từ chống kỳ thị đến lương căn bản phải đồng đều. Những luật lệ về an toàn trong công việc, thực phẩm, đi lại, ăn nói... và khắp mọi nơi khiến cho bên Mỹ cái gì cũng có luật sư để giúp người dân trong mọi trường hợp. Còn riêng về quỹ hưu trí đặc biệt là 401k, chính phủ ra luật bắt các hãng phải mướn chuyên gia vào giải thích rõ ràng cho nhân viên hiểu rõ mọi thứ. Nhưng vì lúc đầu mới qua Mỹ, nhiều người Việt không quen và không rành tiếng Anh nên đã khư khư với văn hóa giữ tiền mặt hoặc vv nên đã lỡ đi cơ hội tuyệt vời lúc đầu.
    Giờ đây tuy lời cảm ơn đến nước Mỹ về vấn đề 401k này có vẻ đã trễ tràng cho các bạn ở sở cũ, tuy nhiên vẫn có bao nhiêu người VN còn trẻ hoặc vừa mới vào sở Mỹ và còn thắc mắc về quỹ hưu trí này, nếu đọc được những chia xẻ này thì hãy cứ an tâm và vui thêm vì bạn đang được may mắn hơn bao nhiêu người khác vì nếu các bạn chịu để ra một phần tiền lương và đầu tư đường dài, khi về hưu sẽ được một số tiền như các nhân viên tài chánh đã trình bày chứ không phải là khó tin đâu các bạn.
    Cũng có nhiều bạn không muốn để vào 401k vì thời đại của cryptocurrency, đôi khi thấy đầu tư tiền điện tử, số lời có thể lên đến mấy trăm phần trăm mà không muốn để vào 401k vì thấy mutual fund của 401k không lời nhiều như đầu tư vào đồng tiền điện tử. Nhưng bạn cứ có nhiều quỹ đầu tư đi thì đã sao, mà 401k lại được sở tặng thêm vài phần trăm thì quá tuyệt vời rồi.

    Hôm nay, mình dông dài một chút. Chỉ vì muốn ai đọc mình đều gặp nhiều may mắn và nếu là người đang có cơ hội làm hãng xưởng có 401k thì cứ bỏ vào maximum và đầu tư dài hạn là về hưu sẽ nhớ đến điều m nói hôm nay. Chỉ một bạn thôi cũng thành công rồi vậy.
    Ngày xưa bạn m không chịu bỏ vào 401k, nói là không đủ tiền chi tiêu nói chi đến để dành. M chỉ nói vài năm nữa, m sẽ có một số tiền nào đó còn bạn ấy sẽ là số zero. Rồi bẵng đi một thời gian dài, bạn đó bỗng nói với m là đã có ba bốn trăm ngàn đô trong quỹ 401k. Đến nay m đoán chắc là hơn triệu đô rồi.
    Đó là niềm vui của người dân ở Mỹ, nếu chịu khó đi làm, chịu dành dụm và nhất là biết chút luật lệ bên Mỹ sẽ hiểu và theo đó mà làm theo thì sẽ thành công thật sự dù bạn chỉ là một người dân bình thường.

    Mùa lễ Tạ Ơn năm này, m xin tạm nói vài điều trong muôn ngàn điều để Tạ Ơn nước Mỹ với bao nhiêu người đi trước để tạo ra nền tảng tốt đẹp cho dân chúng được hạnh phúc, độc lập và tự do thật sự. Chúc bạn nhiều ơn lành, may mắn và an vui ...

  6. #426
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662



    Quote Originally Posted by NganHa1 View Post
    .... Khi gặp m cả hai đều mang khẩu trang thì làm gì mà dễ lây C-19 để phải vào nhà thương như hai chị Tâm và Thu. C-19 vẫn còn mà hai chị đi ăn mừng sinh nhật,họp bạn lu bù , có lẽ vì bị cuồng chân và vì tưởng C-19 đã êm rồi. Ai ngờ vì quá ỷ y coi thường mà virus hỏi thăm sức khỏe. Vì hai chị còn trẻ nên vượt qua, chứ nếu người già thì khó thoát. Nhưng nói gì thì nói, cũng vì hai chị ở Mỹ, có thuốc nên mới hết chứ m cũng có hai người quen, còn trẻ hơn hai chị mà bị C-19 vật cũng qua đời, ca sĩ PN là một thí dụ...
    Chị Ngân Hà ơi.

    Hôm trước HX ghé phố gặp lúc chị post bài, đọc xong tính ghé vào viết ít chữ luôn mà bậy giờ mới vào thăm chị. Về việc đeo khẩu trang, H luôn khích lệ mọi người hãy cứ mang, nhưng khẩu trang không bảo vệ mình khỏi mắc nhiễm Covid đâu chị. Nhắc vậy để mọi người cẩn thận, tuân thủ chỉ dẫn của CDC, vì ít nhất cũng ngăn ngừa phần nào việc lây nhiễm tràn lan qua người khác, dù chỉ phần nào hay nhiều phần cũng bớt hoạ phải không chị. Lễ Tạ Ơn sắp tới, mùa gia đình quây quần bên bàn ăn mà dâng lời cảm tạ. Vào Phố thấy người quen vào ra post bài là an tâm, thành viên vắng Phố lâu ngày thì chỉ mong tất cả an vui, khoẻ mạnh. Chị Ngân Hà vui nhé!



    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  7. #427
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Cảm ơn HX đã ghé thăm hỏi. Đúng rồi Hương, dịch này cần đến 5,6 thứ mới mong tránh được phần nào. Chích ngừa, khẩu trang, vệ sinh tay chân, đứng xa xa và bớt tụ tập chỗ quá đông người nếu không cần thiết . Nói chung là cẩn thận đề phòng vì chưa có thuốc trị và đại dịch chưa qua vì ta vẫn phải nể sợ con virus chứ không thể ỷ y được.
    Mừng HX đã hồi phục và trở lại bình thường. Lúc Hương bị C-19 mình cũng lo và cầu nguyện cho H nhiều . Giờ đây thấy anh chị em bạn bè còn vui vẻ ra vào Phố là mừng lắm rồi nhất là các ace vắng mặt lâu ngày hay lâu năm thì càng mừng hơn nữa.

    Nói như vậy không có nghĩa là những người hay post thường xuyên như H hay TL , n 5, ôn quận... vv là không quan trọng đâu nha. Rất cần thiết là vì đã làm cho Phố sống động bớt buồn trong mùa dịch này. Giờ đây có trù thần DL trở về thêm ấm cúng bếp hồng...

    Vài dòng hồi âm cho Hương ngay nhé. Cảm ơn H thật nhiều với những đức tính đáng quý để mình học hỏi.

    Chúc Hương và các anh chị em của Phố mùa lễ an lành, nhiều may mắn nhé...

  8. #428
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
    Quote Originally Posted by Ngân Hà

    Mừng HX đã hồi phục và trở lại bình thường. Lúc Hương bị C-19 mình cũng lo và cầu nguyện cho H nhiều .Giờ đây thấy anh chị em bạn bè còn vui vẻ ra vào Phố là mừng lắm rồi nhất là các ace vắng mặt lâu ngày hay lâu năm thì càng mừng hơn nữa.

    Christmas Cactus:




    Chị Ngân Hà khoẻ không?
    Ghé nhà thăm chị mà cảm động khi biết chị Ngân Hà từng cầu nguyện cho H. Dính vào "nó" như đeo "án tử hình".
    Biết có Nhã Uyên, O Xanh, ACB quan tâm, nay biết chị lo lắng và cầu nguyện cho H ở thời điểm đó, trong lòng rất xúc động.


    Nhạc sĩ Phú Quang qua đời hôm qua, chị sẽ thế nào khi nhìn lại một Hà Nội Phố thời xa xưa trong nhạc của ông, nơi mà mọi người đã
    Theo Dấu Thời Gian cùng chị Ngân Hà ghé thăm những con phố ấy :




    Thành kính chia buồn cùng tang quyến.

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  9. #429
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Đã mấy năm qua rồi mà vẫn như mới hôm qua, Hà Nội, Phố Cổ và cảnh vật của Thăng Long xưa đã như một hình ảnh rất êm đềm thơ mộng mãi còn trong tâm tưởng để rồi chỉ một gợi nhớ cũng đủ làm cho mình bồi hồi mơ màng như trở về một giấc mộng đẹp...

    Cảm ơn Hương với bài hát của người nhạc sĩ tài hoa của Hà thành nói về Hà Nội, về những góc phố, những cây bàng thay lá đỏ phủ trời thu Hà Nội và hương hoa sữa mà nhạc sĩ Phú Quang chỉ cảm nhận được khi bắt đầu biết yêu vào năm mười tám tuổi. Những hình ảnh thơ mộng của Hồ Gươm , vẻ cổ kính của tháp Rùa và khuôn viên Quốc Tử Giám rất êm đềm với bóng mát rợp quanh.

    Ngày đó tôi đã tìm bia tiến sĩ để xem và không thể biết được bia nào ghi tên ông tổ 18 đời mà bên nội đứa cháu trai thường nhắc tới. Nhưng nhờ vậy mà đối với mình bia nào cũng như của người quen có liên hệ họ hàng, huống chi đã là người Việt thì đều là cùng chung dòng máu Lạc Hồng.

    Cuối cùng rồi chỉ có hai điều làm tôi thỉnh thoảng lại không quên Văn Miếu vì mỗi năm hai lần hoa Mộc nở để đưa tôi về bụi hoa Mộc sau hè Văn Miếu mà không biết có ai để ý thưởng thức mùi hương nhẹ nhàng mà thanh khiết. Mùi hương đó làm tôi luôn nghĩ tới Hương và anh Nam đã theo tôi tìm về Hà Nội, tìm cho tôi nhiều hình ảnh của hoa Mộc, cả đến bụi hoa bên đền của công chúa Mỵ Châu. Tôi nhớ đến những hình ảnh của anh Hải Việt và những kỷ niệm về mẹ anh ngày thơ ấu. Nhiều anh chị đã từ đất ngàn năm văn vật này được sanh ra rồi đành phải chia lìa, mang kỷ niệm vào miền mưa nắng hai mùa, trong lòng mãi vấn vương ngày xưa Hà Nội của tuổi ấu thơ...

    Thật ra dù là người miền nào, quốc gia nào cũng vậy, khi nói về một điểm chung như tình yêu quê hương, về kỷ niêm tuổi thơ , về tình yêu đầu đời, thì chúng ta đều có cùng chung cảm xúc như nhau vì tâm hồn cùng một thể.

    Xin được cảm ơn nhạc sĩ Phú Quang và trung tâm Thúy Nga đã thực hiện một chương trình nghệ thuật với những tác phẩm tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa, người con của phố Ngô Sĩ Liên, với một thời tuổi thơ rất đẹp đầy nhạc điệu của tiếng xe điện leng keng quanh thành phố, những cây bàng có trái ăn được và lá đỏ rợp trời thu Hà Nội...

    Riêng tôi, người được sanh ra từ cuối dòng Cửu Long một lần tìm về Hà thành , chỉ có duyên ở lại vài ngày nhưng niềm vấn vương còn mãi không nguôi. Hương hoa Mộc, vị bánh đậu Hải Dương, buổi hát nhạc dân tộc và phố Cổ với những đường nho nhỏ, cây cối cũng nho nhỏ êm đềm làm tôi nhớ đến một căn gác nào đó của bạn LXD với bài Tháng Hai Hoa Bưởi rất hay.

    Cuối cùng rồi tôi vẫn luôn bùi ngùi nhớ lại người chiến sĩ đã đạp xích lô đưa chúng tôi dạo phố Cổ và có nói về trận chiến Hoa Việt năm 79. Anh ấy nói bạn anh ấy đều tử trận hết, chỉ còn anh sống sót. Tự nhiên thấy mình nợ những chiến sĩ dù ở đâu đã ngã xuống bảo vệ tổ quốc khỏi ngoại xâm.
    Vài dòng thăm Hương và các anh, chị, bạn, Thùy Linh, Chiều, ST, chị AV, chị TK, Plat., MM, Phiulinh, HC, Dulan và các Sóc, anh 5, a. Khoa, a. Ngọc Hân, a. Hải Việt.... Mừng vì chúng ta vẫn còn quanh quẩn nơi đây với những tâm tình rất đẹp, những thăm hỏi chân thành và mong cho tất cả được an lành may mắn qua cơn đại dịch cứ kéo dài từng hồi có vẻ hơi quá lâu, quá quắt và quá đáng này...

    Giữ gìn sức khỏe các bạn nhé....

  10. #430



    Giáng Sinh San Jose (Photo của cô bạn Khoa gửi)

    Quote Originally Posted by NganHa1 View Post
    Đã mấy năm qua rồi mà vẫn như mới hôm qua, Hà Nội, Phố Cổ và cảnh vật của Thăng Long xưa đã như một hình ảnh rất êm đềm thơ mộng mãi còn trong tâm tưởng để rồi chỉ một gợi nhớ cũng đủ làm cho mình bồi hồi mơ màng như trở về một giấc mộng đẹp...

    Cảm ơn Hương với bài hát của người nhạc sĩ tài hoa của Hà thành nói về Hà Nội, về những góc phố, những cây bàng thay lá đỏ phủ trời thu Hà Nội và hương hoa sữa mà nhạc sĩ Phú Quang chỉ cảm nhận được khi bắt đầu biết yêu vào năm mười tám tuổi. Những hình ảnh thơ mộng của Hồ Gươm , vẻ cổ kính của tháp Rùa và khuôn viên Quốc Tử Giám rất êm đềm với bóng mát rợp quanh.

    Ngày đó tôi đã tìm bia tiến sĩ để xem và không thể biết được bia nào ghi tên ông tổ 18 đời mà bên nội đứa cháu trai thường nhắc tới. Nhưng nhờ vậy mà đối với mình bia nào cũng như của người quen có liên hệ họ hàng, huống chi đã là người Việt thì đều là cùng chung dòng máu Lạc Hồng.

    Cuối cùng rồi chỉ có hai điều làm tôi thỉnh thoảng lại không quên Văn Miếu vì mỗi năm hai lần hoa Mộc nở để đưa tôi về bụi hoa Mộc sau hè Văn Miếu mà không biết có ai để ý thưởng thức mùi hương nhẹ nhàng mà thanh khiết. Mùi hương đó làm tôi luôn nghĩ tới Hương và anh Nam đã theo tôi tìm về Hà Nội, tìm cho tôi nhiều hình ảnh của hoa Mộc, cả đến bụi hoa bên đền của công chúa Mỵ Châu. Tôi nhớ đến những hình ảnh của anh Hải Việt và những kỷ niệm về mẹ anh ngày thơ ấu. Nhiều anh chị đã từ đất ngàn năm văn vật này được sanh ra rồi đành phải chia lìa, mang kỷ niệm vào miền mưa nắng hai mùa, trong lòng mãi vấn vương ngày xưa Hà Nội của tuổi ấu thơ...

    Thật ra dù là người miền nào, quốc gia nào cũng vậy, khi nói về một điểm chung như tình yêu quê hương, về kỷ niêm tuổi thơ , về tình yêu đầu đời, thì chúng ta đều có cùng chung cảm xúc như nhau vì tâm hồn cùng một thể.

    Xin được cảm ơn nhạc sĩ Phú Quang và trung tâm Thúy Nga đã thực hiện một chương trình nghệ thuật với những tác phẩm tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa, người con của phố Ngô Sĩ Liên, với một thời tuổi thơ rất đẹp đầy nhạc điệu của tiếng xe điện leng keng quanh thành phố, những cây bàng có trái ăn được và lá đỏ rợp trời thu Hà Nội...

    Riêng tôi, người được sanh ra từ cuối dòng Cửu Long một lần tìm về Hà thành , chỉ có duyên ở lại vài ngày nhưng niềm vấn vương còn mãi không nguôi. Hương hoa Mộc, vị bánh đậu Hải Dương, buổi hát nhạc dân tộc và phố Cổ với những đường nho nhỏ, cây cối cũng nho nhỏ êm đềm làm tôi nhớ đến một căn gác nào đó của bạn LXD với bài Tháng Hai Hoa Bưởi rất hay.

    Cuối cùng rồi tôi vẫn luôn bùi ngùi nhớ lại người chiến sĩ đã đạp xích lô đưa chúng tôi dạo phố Cổ và có nói về trận chiến Hoa Việt năm 79. Anh ấy nói bạn anh ấy đều tử trận hết, chỉ còn anh sống sót. Tự nhiên thấy mình nợ những chiến sĩ dù ở đâu đã ngã xuống bảo vệ tổ quốc khỏi ngoại xâm.
    Vài dòng thăm Hương và các anh, chị, bạn, Thùy Linh, Chiều, ST, chị AV, chị TK, Plat., MM, Phiulinh, HC, Dulan và các Sóc, anh 5, a. Khoa, a. Ngọc Hân, a. Hải Việt.... Mừng vì chúng ta vẫn còn quanh quẩn nơi đây với những tâm tình rất đẹp, những thăm hỏi chân thành và mong cho tất cả được an lành may mắn qua cơn đại dịch cứ kéo dài từng hồi có vẻ hơi quá lâu, quá quắt và quá đáng này...

    Giữ gìn sức khỏe các bạn nhé....

 

 

Similar Threads

  1. trần gian một cõi ...
    By lạc việt in forum Thơ
    Replies: 0
    Last Post: 02-24-2015, 12:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 06-29-2014, 10:06 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-24-2014, 11:11 PM
  4. Theo Gió Thu Bay
    By Triển in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 21
    Last Post: 07-07-2012, 10:08 PM
  5. Không có thời gian
    By Võ Thanh Liêm in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 06-08-2012, 06:40 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:56 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh